Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ảnh hưởng của lạm phát đối với đời sống Công nhân tại các KCX, KCN trên địa bàn tp.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.74 KB, 7 trang )


GV Hướng dẫn: Phạm Thị Lý
Nhóm 3 lớp 16K33
Tiểu luận Kinh Tế Chính Trị
Đại học Kinh Tế TP.HCM
ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng cua lạm Phát đối với đời sống người lao động tại các khu
chế xuất khu công nghiệp trên địa bàn thành phố
Đề tài KTCT nhóm 3 lớp 16K33 GV hướng dẫn: Phạm Thị Lý
I. Lạm phát và các khái niệm liên quan:
A. Định nghĩa lạm phát:
Trong kinh tế học( phạm vi quốc gia)
Lạm phátlà tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định
Trong một nền kinh tế( trong phạm vi thị trường tòan cầu)
Lạm phát là sự mất giá trị thị truong hay sự giảm sức mua của đồng tiền
B. Nguyên nhân lạm phát
 Cầu kéo
 Chi phí đẩy
 Và một số nguyên nhân khác: Sức ỳ nền kinh tế, Tiền tệ
Đối với nước VN, có thể nói hiện nay nguyên nhân lạm phát là do tác động tổ hợp của ba dạng thức lạm
phát : lạm phát tiền tệ( chủ yếu ), lạm phát chi phí đẩy , lạm phát cầu kéo.
Lạm phát cầu kéo: do đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân tăng, dẫn đến nhu cầu nguyên
nhiên vật liệu tăng, thiết bị công nghệ tăng, thu nhập người dân cũng như người thân từ nước ngoài gửi về tăng
làm cho thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu của người dân tăng, ngoài ra là do nhu cầu nhập khẩu lương thực thế
giới tăng. Nhu cầu tăng đột biến đẩy giá cả các mặt hang tăng nhanh.
Lạm phát chi phí đẩy: giá nguyên nhiên liệu: xăng dầu các sản phẩm hóa dầu, thép, phôi thép…( giá đầu
vào) trên thế giới tăng mạnh, trong điều kiện kinh tế nước ta phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu ( chiếm 90%
GDP) đồng thời thiên tai, mất mùa cũng khiến dẫn đến giá cả thị trường trong nước tăng
Lạm phát tiền tệ: trong năm 2007cung tiền ở Việt Nam tăng mạnh do vốn nước ngoài chảy vào tăng đột
bíên buộc ngân hàng nhà nứoc tung khối lượng lớn tiền để mua ngoại tệ  tăng lượng tiền trong lưu thông với
mức 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao , thêm vào đó là hệ quả của sự tăng tín dụng trong những năm trước
đó.


Nhưng trong khi đó so với các nuớc trong khu vực, như Thái Lan , Trung Quốc, cũng chịu sức ép tương tự
mà lạm phát chỉ ở mức 1 con số, còn ta dến hai chữ số => khác biệt đó là domức chênh lệch mức tăng cung tiền
và GDP quá lớn(2005-2007 cung tiền tăng 135%, GDP tăng 27% ) Mức chênh lệch đó là do cơ cấu kinh tế
chậm cải thiện, công nghiêp khai thác tài nguyên gia công chiếm tỉ trọng lớ, giá trị gia tăng sản xuất công
nghiệp thấp, đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước còn dàn trải, không đảm bảo tiến độ, không hiệu quả, nhiều
thất thoát…kéo dài , chậm khắc phục.Công tác dự báo dự kiến biện pháp, kế họach ứng phó những tác động tiêu
cực của kinh tế thế giới chưa được quan tâm đúng mức, tham mưu Đảng và Nhà Nước do chưa có kinh nghệim
nên còn lúng túng, thiếu linh hoạt trong ứng phó. Nói chung ngoài những yếu tố khách quan còn do yếu tố chủ
quan là từ cơ quan Nhà nước điều hành ổn định kinh tế vĩ mô thiếu hiệu quả.
Tuy nhiên nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam là vấn đề còn đang được tranh luận.
.
C. Các phương pháp đo lường mức lạm phát :
1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI-thường được dùng nhất): Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ tiêu thống kê
phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung của một số lượng cố định các loại hàng hoá dịch
vụ (được gọi là “rổ” hàng hoá) đã được chọn đại diện cho tiêu dùng, phục vụ đời sống bình thường của
người dân, qua thời gian.
| Ảnh hưởng của lạm phát đối với đời sống Công nhân tại các KCX, KCN trên địa bàn tp.HCM 2
Đề tài KTCT nhóm 3 lớp 16K33 GV hướng dẫn: Phạm Thị Lý
Công thức tổng quát như sau (Công thức Laspeyres, được áp dụng ở Việt Nam):








==




=
=
=

0
1
0
00
1
0
1
0
*
i
t
i
n
i
i
ii
n
i
i
t
i
n
i
t
p

p
W
qp
qp
I

Trong đó:
0→t
I
chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo t so với kỳ gốc 0;
t
i
p
:
giá mặt hàng i kỳ báo cáo t;
0
i
p
là giá mặt hàng i kỳ gốc;
0
i
W
: quyền số cố định năm 2005.
2. Chỉ số giảm phát theo GDP
D. Phân loại lạm phát
Căn cư vào tỉ lệ lạm phát có thể chia lạm phát làm ba loại
1. Lạm phát vừa phải( lạm phát một con số)
Khi giá cả tăng chậm, dưới 10% năm
Đồng tiền ổn định
2. Lạm phát phi mã ( lạm phát 2,3 con số)

Khi giá cả tăng 20%, 30%,200% năm
Dồng tiền mất giá nhanh chóng
3. Siêu lạm phát (lạm phát từ 4 con số trở lên)
Khi tỉ lệ tăng giá lớn hơn 1000% năm
Đồng tiền mất giá nghiêm trọng
Việt Nam chúng ta đang ở mất độ phi mã
E. Tác động của lạm phát
1. Đối với lạm phát một con số thì lạm phát là “ dầu bôi trơn” cho nền kinh tế” lạm phát kích cầu, kích
thích tiêu dùng và kích thích đầu tư, giải quyết đựoc công ăn việc làm
| Ảnh hưởng của lạm phát đối với đời sống Công nhân tại các KCX, KCN trên địa bàn tp.HCM 3
Đề tài KTCT nhóm 3 lớp 16K33 GV hướng dẫn: Phạm Thị Lý
2. Đối với lạm phát 2,3 con số: thì nó sẽ anh hưởng tiêu cựcc đến nền kinh tế trước mắt nó làm giá các
mặt hàng tăng làm ảnh hưởng đến đời sống của những người làm công ăn lương, những hộ nghèo, những
người dân đươc nhận lương từ ngân sach nhà nước do thu nhập không thay đổi kịp với tốc độ thay đổi giá.Ở
VN tốc độ giá lương thực thực phẩm đã tăng lên tới 10,17% sau 2 tháng đầu năm 2008.Lạm phát có thể làm
xóa thành quả công cuộc xóa đói giảm nghèo cua các nước đang phát triển trong nhiều năm qua , trong đó
có cả VN.Lạm phát cao làm mất ổn định XH do dời sống của người dân không được đảm bảo.năm 2007 tỉ lệ
lạm phát ở mức tăng 12,6% mà tổng sản phẩm quốc nội chỉ tăng ở mức 8,5% , làm suy giảm tốc độ tăng
trưởng đe dọa đến quá trinh phát triển lâu dài của đất nước. Các mối quan hệ cân bằng trong nền kinh tế
cũng đang bị anh hưởng đặc biệt đối với kinh tế đối ngoại. Vn thâm hụt thương mại qua các năm đạt mức
báo động như 12 tỉ USD( 12% GDP) vào năm 2007 dự kiến sẽ tăng đến 17 tỉ USD vào 2008. Ngân hàng
nhà nước phải đưa ra 30.000 tỉ VN đồng mà mục tiêu giảm tỉ lệ lạm phát chưa đạt được, mà lượng cung tiền
lại tăng lên gây mất ổn định và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Hiện tại cccác tác động tiêu cực của lạm phát
vẫn còn nằn tronng tầm kiểm soát, VN vẫn còn là địa điểm thu hút vốn đầu tư quốc tế đặc biệt là sau khi gia
nhập WTO, nếu không giảm được mức lạm phát cao thì khi những bất ổn kinh tế vĩ mô xảy ra do thất bại
trong điều hành sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đánh giá của thế giới đối với kinh tế VN

II. Thực trạng đời sống công nhân trong thời kỳ lạm
phát cao hiện nay:
A. Tình hình doanh nghiệp :

 Tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái cộng thêm giá cả chi phí đầu vào tăng vọt,các đơn đặ hàng giảm
sút,các hợp đồng cũ bị hoãn lại,ép giá…gây ko ít khó khăn cho doanh nghiệp
 Bản thân DN vừa và nhỏ vốn hẻo, lại thêm những hạn chế do chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất
cao, nên cơ hội tiếp cận càng khó hơn. Với mức lãi suất 21% hiện nay, nhiều DN khó làm việc hiệu
quả để đảm bảo trả nợ và lãi ngân hàng. Trong khi tất cả các chi phí tăng cao, và tăng nhanh, lợi
nhuận làm ra khó để đảm bảo DN có lãi.Khi lạm phát tăng, hệ quả tất yếu là tiêu dùng sẽ bị hạn chế,
thu hẹp, cầu giảm, nên khả năng sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống cũng giảm dưới
tác động của sức mua.
 Các ngân hàng xiết chặt cho vay với các doanh nghiệp, lãi suất tăng, làm cho chi phí sản suất ra
thành phẩm tăng lên
B. Thực trạng đời sống công nhân:
1.Đặc điểm công nhân: phần lớn là lao đông nhập cư trình độ học vấn thấp, tập trung chủ
yếu trong các ngành may mặc,chế biến chiếm 70% lao động trong các khu công nghiệp . Kết quả
điều tra dân số mới đây do Viện Kinh tế TP.HCM và Trung tâm Dân số phát triển toàn Pháp thực hiện cho
thấy hiện TP.HCM có khoảng 1,84 triệu người đến từ các tỉnh, TP trong cả nước, chiếm trên 30% dân số
TP.
2.Thu nhập thấp và chi phí sinh hoạt tăng:
Theo điều tra nhỏ của nhóm tại một số công ty trên địa bạn thành phố thì thu nhập trung bình của công
nhân vảo khoảng 2 triệu đồng một người, một tháng, trừ đi các khoảng chi phí như nhà trọ(khoảng 336000
đ/người/tháng), ăn uống(641.667 đ/người/tháng), đi lại (160.000 đ/người/tháng), sinh hoạt tinh thần
(225.000 đ/người/tháng), các chi phí khác như y tế, điện thoại, …(267.368 đ/người/tháng), thì còn lại tiết
| Ảnh hưởng của lạm phát đối với đời sống Công nhân tại các KCX, KCN trên địa bàn tp.HCM 4
Đề tài KTCT nhóm 3 lớp 16K33 GV hướng dẫn: Phạm Thị Lý
kiệm khoảng 205.000 cho bản than và một phần cho gia đình 267.368. Không chỉ vậy theo thống kê thì có
gần 20% số CN được điều tra còn không có tích lũy.
Ngày 1/10 vừa rồi nhà nước ta đã quyết định tăng trợ cấp đối với các dối tượng có thu nhập thấp như
cũng chỉ gói gọn trong các đối tượng chính sách, các công nhân viên trong bộ máy nhà nước. Mức trợ cấp
tăng them khoảng 15% cũng chỉ bù đắp phần nào mức trượt giá khi mà lạm phát 8 tháng đầu năm đã lên tới
22,14%. Rõ ràng là các đối tượng khác và đặc biệt là công nhân trong các doanh nghiệp tư nhân, các xí
nghiệp liên doanh với nước ngoài thì vẫn chưa có thay đổi gì đáng kể. Lực lượng đông đảo nhất và chịu

thiệt hại nặng nề là công nhân trong ngành may mặc và da giày, hiện chiếm hơn 60% tổng lực lượng LĐ
trong các KCX, KCN trên địa bàn HCM. Mức phúc lợi và đặc biệt là lương, thưởng trong các ngành này rất
thấp và hầu như ít thay đổi trong mấy tháng gần đây, khi mà lạm phát đã tăng rất nhanh. Theo ước đoán thì
mức thu nhập thức tế của CN trong các ngành này đã giảm gần 30%. Như vậy nếu không có các biện pháp
hỗ trợ kịp thời thì tình trạng bỏ việc, nghỉ làm như một số vụ trong thời gian vừa qua là không tránh khỏi.
3.Đồng lương không đủ để tái sản xuất sức Lao động:
o Tái sản xuất sức lao động cho bản thân:
Mấy tháng gần đây, nhất là khoảng giữa tháng ba đến đầu tháng năm 2008, khi mà giá cả các mặt hang
lương thực thực phẩm tăng vọt, có nhiều mặt hang tăng giá gần gấp đôi so với năm ngoái. Một bữa cơm bình
dân cho công nhân trước kia giá chỉ có 5000 đ giờ đây đá lên 7000 đ, thậm chí có nơi lên đến 10000 đ. Nhiều
công nhân không thể mua nổi một miếng thịt hay cá cho bữa ăn thường ngày. Chất lượng bữa ăn và dinh
dưỡng sụt giảm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe làm việc của Công nhân.Nhu cầu dinh dưỡng của một
người lao động bình thường ở độ tuổi từ 18 đến 60 khoảng từ 2200kCal đến 3200kCal và hơn 60g protein
hấp thụ được. Giả sử bữa ăn chỉ gồm cơm và thịt thì mỗi ngày họ phải ăn 500g thịt heo và 500g gạo, theo vật
giá bây giờ thì để có được nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu như vậy người lao động phải mất hơn 25000đ/ngày.
Nhưng theo bảng điều tra của nhóm thì với tiền ăn chỉ vọn vẹn 600000đ/tháng hay 20000đ/ngày thì việc đảm
bảo đủ dinh dưỡng cho bữa ăn là gần nhu không thể. Nhưng vậy thì sức khỏe cũng như sức sản xuất chắc
chắn bị ảnh hưởng không nhỏ.
Một khi mà nhu cầu tối thiểu về ăn uống cũng không đảm bảo thì tất yếu các chi phí về y tế, nghỉ ngơi
lấy lại sức khỏe hầu như bị cắt giảm tối đa có thể.
Do áp lực về giá cả, cuộc sống thường ngày nên nhiêu công nhân phải làm tăng ca để có thể kiếm đủ tiền
để bù đắp cho phần trược giá cho lạm phát. Việc ăn uống thiếu chất cộng thêm tình trạng tăng ca liên tục thì
sức khỏe người lao động càng giảm sút nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài đến sức sản xuất sau này.
o Tái sản xuất sức lao động cho xã hội:
Đa số nhưng công nhân mà nhóm được phóng vấn đều là lao động chính của gia đình họ, nhưng với đồng
lương ọc ẹp đảm bảo đời sống cho họ thì khó nói là họ có thể phụ giúp gia đình cũng như chăm sóc tốt cho
con cái cả họ, lực lượng lao động tương lai của xã hội. Theo bảng điều tra thì có hơn 40% số người được hỏi
không có khả năng phụ giúp cho gia đình, việc đảm bảo cuộc sống cho con cái họ là rất khó khăn.
Lương kỹ sư mới ra trường tròm trèm 1 triệu (60 đô-la), lương nhân viên nhà nước 800 ngàn (50 đô-la).
Với nạn kẹt xe ở Sài-Gòn đi làm mỗi ngày tốn khoảng 1 lít xăng 17 ngàn (trên dưới 1 đô-la), mỗi tháng cũng

mất hơn 300 ngàn tiền xăng; ăn trưa bèo nhất cũng là 12 ngàn đồng mỗi ngày; tiền nhà 5000 mỗi ngày; tổng
cộng di chuyển, ăn trưa, ở là 700 ngàn mỗi tháng, còn bao nhiêu cho cơm chiều, quần áo, tiêu xài, bệnh hoạn
v.v… không biết làm sao xoay sỡ được. Vì thế nên dân chúng thường nói phải 3.5 triệu mới là mức lương tối
thiểu tạm đủ sống trong giai đoạn hiện tại.Với các gia đình Việt Nam sau miếng ăn, việc học của con cái là
quan trọng nhất – và nhiều cha mẹ đã từng nhịn ăn nhịn mặc cho con cái cắp sách đến trường. Để có một nền
giáo dục đàng hoàng theo thời giá, trường mẫu giáo hạng tốt là 2.5 triệu mỗi tháng; học trường công đến lớp
9, 10 muốn khá, phải trả khoảng 1 triệu hàng tháng đi học thêm; đại học là 3 triệu một năm chưa tính tiền
sách vỡ. Cứ so sánh các khoảng học phí đó với mức lương 3-6 triệu của một cặp vợ chồng công nhân thì mới
hiểu hy vọng – hay tuyệt vọng – cho tương lai con cái sau này!
| Ảnh hưởng của lạm phát đối với đời sống Công nhân tại các KCX, KCN trên địa bàn tp.HCM 5
Đề tài KTCT nhóm 3 lớp 16K33 GV hướng dẫn: Phạm Thị Lý
4.Chênh lệch quá xa về khoảng cách giàu nghèo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình
hình lạm phát và đời sống công nhân:
Sự chi tiêu mát tay quá trớn của một bộ phận dân cư khá giả cũng góp phần đẩy nhanh mức lạm phát ở
Việt Nam, trong khi công nhân phải chật vật chạy cơm từng bữa thì có một số người sẵn sàng bỏ ra cả triệu
đô la để sắm xe hơi, máy bay.
5.Vấn đề BHXH cho Công nhân, Lao động trong các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh:
“Tính đến 30/8/2008, số tiền nợ BHXH, BHYT của các đơn vị là 2.797 tỷ đồng, cả nợ phát sinh trong
tháng, trong năm và nợ trên một năm (bao gồm cả nợ xấu).”
“Tại TP HCM - nơi tập trung số lượng DN và NLĐ lớn nhất nước cũng là điển hình về tình trạng nhiều
chủ DN chây ỳ đóng BHXH cho NLĐ. Theo thống kê ngày 17/9/2008 của Phòng kiểm tra thuộc cơ quan
BHXH thành phố, hiện có 74 DN đang nợ BHXH với tổng số tiền hơn 57 tỷ đồng. Có thể điểm mặt một số
DN nợ lớn như: Cty TNHH giày Anjin (nợ hơn 6,2 tỷ đồng), Cty CP may Sài Gòn 2 (nợ hơn 6,2 tỷ đồng), Cty
TNHH AMW Việt Nam (nợ 2,74 tỷ đồng), Cty TNHH may Dục Quân (nợ gần 2,3 tỷ đồng), Cty TNHH IIshin
Womo (nợ gần 1,8 tỷ đồng), Cty TNHH Ga Eun Vina (nợ hơn 1,7 tỷ đồng), Cty TNHH Global cybersoft Việt
Nam (nợ hơn 1,3 tỷ đồng).”
Theo báo điện tử Diễn đàn Doanh Nghiệp
BHXH là nguồn dự trữ quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của CN cũng như của gia đình họ như chi phí
kiểm tra sức khỏe định kì, nguồn vốn giúp đỡ cho gia đình khó khăn, đây là nguồn hỗ trợ thiết thực được
pháp luật qui định thông qua hệ thống bảo hiểm xã hội. Việc nợ bảo BHXH của các doanh nghiệp cũng như

việc các công ty Bảo hiểm còn nhiều bất cập cũng góp phần đẩy công nhân vào tình cảnh khó khăn. Đáng lẽ
họ sẽ nhận được một số tiền nào đó khi không thể tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp nữa nhờ vào số tiền họ
đáng lí được nhận, thay vào đó họ rời khỏi công ty không một đồng bỗi thường vì chủ doanh nghiệp đã không
chịu đóng bảo hiểm cho họ.
Hệ thống BHXH ở Việt Nam còn thiếu và yếu, một mặt là do trình độ tổ chức quản lí của các cơ quan Nhà
nước còn yếu, một mặt là do ý thức mua và sử dụng bảo hiểm của đại bộ phận dân cư nhất là trong Công
nhân. Trong thời buổi lạm phát tăng cao tất yếu sẽ dẫn đến thất nghiệp và giảm thu nhập, nếu không có một
nguồn dự trữ để bù vào tình trạng xấu nhất ấy, thì sẽ đẩy nhiều người mà đại bộ phận là công nhân vào tình
trạng khốn cùng.
III. Các giải pháp hỗ trợ:
A. Các tác động ở tầm vĩ mô và doanh nghiệp:
Cách tốt nhất để giúp người lao động là có hệ thống chính sách, biện pháp để nền kinh tế ổn định, chuyển
hướng phát triển. Được như vậy, sản xuất sẽ gia tăng, tạo ra nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người lao
động. Với những chính sách riêng lẻ, cụ thể để giúp DN khả năng thực thi rất khó.
Với DN, bản thân họ phải tự vươn lên, chấn chỉnh hoạt động để có thể trụ lại, phát triển tốt hơn. Hai là, về
phần Nhà nước cũng cần chính sách, nhất là các chính sách trọn gói đồng bộ tạo sự chuyển biến tốt hơn để
giảm lạm phát, giảm lãi suất, tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn, từ đó ổn định kinh tế. Ba là, đã đến lúc cần
phân loại DN để có chính sách hỗ trợ phù hợp, đặc biệt với các DN gặp nhiều khó khăn, cần có hỗ trợ bằng
chính sách an sinh khác cho người lao động.Trách nhiệm của DN đối với người lao động trong hoàn cảnh này
như thế nào? Bản thân DN cũng không có trách nhiệm và không thể làm được gì nhiều cho người dân. Thị
trường sẽ tự điều chỉnh. Vai trò của nhà nước là tạo ra các yếu tố về chính sách và sử dụng để tạo thêm nhiều
việc làm, trao thêm nhiều cơ hội cho người lao động. Nghĩa là, tìm lối ra cho người lao động gắn với việc mở
rộng đường cho DN dân doanh.Đương nhiên việc này cần phải có thời gian, không thể làm nhanh, làm gấp
| Ảnh hưởng của lạm phát đối với đời sống Công nhân tại các KCX, KCN trên địa bàn tp.HCM 6
Đề tài KTCT nhóm 3 lớp 16K33 GV hướng dẫn: Phạm Thị Lý
được, nhất là trong bối cảnh lạm phát khốc liệt này. Phải chịu và tự chấp nhận, chỉ cần xác định trước - sau,
nhanh chậm.
B. Các chi phí bù lạm phát và phúc lợi đối với người thu nhập thấp:
Chính phủ ta đã ban hành quyết định tăng trợ cấp và lương cho một số đối tượng có thu nhập thấp, nhưng
chỉ gói gọn trong các đối tượng làm công ăn lương và hưởng chính sách. Còn đối với đại đa số Công Nhân

người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thì vẫn chưa có dấu hiệu nào đáng kể. Đã có một số doanh nghiệp áp dụng
một số biện pháp tích cực như tăng tiền phụ cấp, bữa trưa miễn phí cho công nhân. Nhưng đa phần là do phải
đối mặt với đình công và bỏ việc của công nhân. Các giải pháp này đa phần mang tính đối phó, một mặt là do
tình hình khó khăn kinh doanh của các công ty trong tình trạng kinh tế toàn cầu đang suy thoái hiện nay, một
phần là cho các chủ doanh nghiệp chưa ý thức đầy đủ trách nhiệ của mình đối với việc đảm bảo đời sống và
phúc lợi cho công nhân.
Cần phải xây dựng một hệ thống các biện pháp đồng bộ để tăng phúc lợi và đảm bảo thu nhập cho công
nhân trong thời ký này cũng như lâu dài về sau. Một số biện pháp và nhóm đưa ra là:
1. Tạo các quĩ phúc lợi ngay trong các công ty. Quĩ này là nguồn trợ cấp trực tiếp và kịp thời với biến động
của giá cả, nhằm giải quyết khó khăn trước mắt cho CN. Hình thức quỹ này là trích một phần từ lợi nhuận
hằng tháng của công ty.
2. Vận động các nguỗn hỗ trợ, hoạt động xã hội cho CN: hình thức là hỗ trợ nhà trọ, các hoạt động Văn hóa,
Văn nghệ đảm bảo đời sống tinh thần cho CN.
3. Tác động vĩ mô từ phía nhà nước: Hỗ trợ thuế suất đối với các doanh nghiệp có nhìu hoạt động thiết thực
tăng cường phúc lợi CN.
4. Các hoạt động truyền thong báo chí: cần nêu gương kịp thời những đơn vị, công ty có những biện pháp
thiết thực, mục đích là góp phần quảng bá nêu gương những doanh nghiệp tích cực. Đồng thời cũng phải
thong tin kịp thời về tình hình đời sống CN để có biện pháp hỗ trợ chấn chỉnh kịp thời.
C. Giải quyết vấn đề BHXH cho CN:
Để thực hiện điều này cần phải có một tổ chức công đoàn vững mạnh (thực trạng hiện nay các tổ chức
này tỏ ra không hiệu quả),có hệ thống cơ sở rõ ràng dựa trên hê thống pháp luật.
- Ng đứng đầu phải có vị trí trong công ty
- Tổ chức hoạt động phải độc lập
- Có chi phí hoạt động thường xuyên thông qua nguồn hỗ trợ của công ty
- Các hoạt động phải nhằm lợi ích của CN và người lao động
- Lên tiếng cùng CN trong các vấn đề lien quan tới công việc .
| Ảnh hưởng của lạm phát đối với đời sống Công nhân tại các KCX, KCN trên địa bàn tp.HCM 7

×