Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam qua các văn kiện đại hội đảng từ đại hội i đến đại hội xi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.5 KB, 93 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................ 4
3.1. Mục đích nghiên cứu:................................................................................. 4
3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 5
3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:.................................................................. 5
5. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn......................................................... 5
6. Kết cấu của đề tài: ......................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƢỜNG
ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ..................................................................... 7
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội. ..................................................................................... 7
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - lênin về chủ nghĩa xã hội ..................... 7
1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội. ................................................................................................................... 16
1. 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội. .................................................................................................... 21
1.2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
......................................................................................................................... 21
1.2.2 Nhận thức của Hồ Chí Minh về tính tất yếu khách quan của chủ nghĩa
xã hội. .............................................................................................................. 23
1.2.3 Quan điểm Hồ Chí Minh về bản chất và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội.
......................................................................................................................... 25
1.2.4 Về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .............................. 28


CHƢƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CON ĐƢỜNG ĐI LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM QUA CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI


CỦA ĐẢNG (TỪ ĐẠI HỘI I ĐẾN ĐẠI HỘI XI), VÀ Ý NGHĨA TRONG
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ................................. 33
2.1 Những quan điểm cơ bản về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam từ Đại hội thành lập Đảng đến Đại hội V. .............................................. 34
2.1.1 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng................................................................................................................. 34
2.1.2 Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) .................................... 35
2.1.3 Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960). ..................................... 38
2.1.4 Đại hội lần thứ IV của Đảng (1976) ....................................................... 40
2.1.5. Đại hôi V (1982).................................................................................... 42
2.2. Những quan điểm về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta qua
các kỳ đại hội: VI, VII, VIII, IX, X và XI. ...................................................... 46
2.2.1. Đại hội VI của Đảng (12/1986) bước ngoặt trong đổi mới tư duy của
Đảng về phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. ............................................ 46
2.2.2. Đại hội VII (6/1991) .............................................................................. 50
2.2.3 Đại hội VIII (6/1996) ............................................................................. 53
2.2.4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. (2001) ...................................... 56
2.2.5 Đại hội X của Đảng (2006) .................................................................... 63
2.2.6 Đại hôi XI (12/1/2011) ........................................................................... 72
2. 3 Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong
25 năm sau đổi mới. ........................................................................................ 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 88


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi xã hội lồi người có sự phân chia giai cấp, có áp bức và
bóc lột giai cấp, nhân loại ln theo đuổi một xã hội lý tưởng, khơng có áp
bức, bóc lột, mọi người đều bình đẳng, hạnh phúc, được giải phóng hồn tồn.

Trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, ý tưởng đó được thể hiện dưới
nhiều hình thức và mức độ, phương pháp khác nhau, song đều góp phần làm
phong phú thêm kho tàng tư tưởng Xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng thức tỉnh
nhiều cuộc đấu tranh của nhân loại vì một xã hội tiến bộ và tốt đẹp hơn.
Giữa thế kỷ thứ XIX Mác-Ăngghen với sự vận dụng chủ nghĩa duy
vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng trên cơ sở phân tích sâu sắc mâu
thuẫn cơ bản của xã hội loài nguời, đặc biệt là những mâu thuẫn trong xã hội
tư bản chủ nghĩa, hai ông đã sáng lập ra một học thuyết khoa học và cách
mạng đó là lý tưởng về chủ nghĩa xã hội khoa học.
Lý tưởng về một xã hội mà ở đó "sự phát triển tự do của một người là
điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" vẫn là ngọn cờ tư
tưởng của hàng triệu, triệu con người đang phấn đấu xây dựng một cuộc sống
cơng bằng, dân chủ, văn minh. Đó là một quy luật tất yếu, khách quan
Sự lựa chọn mục tiêu phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam
cũng khơng nằm ngồi sự tất yếu ấy. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là
mục tiêu bất biến mà nhân dân ta đã kiên trì phấn đấu hy sinh, theo đuổi suốt
hơn 80 năm qua duới sự lãnh đạo của Đảng. Bằng kinh nghiệm lịch sử của
mình, nhân dân ta đã thấm lới dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rằng '' nếu nước
được độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập
cũng chẳng có nghĩa lý gì"
Tuy nhiên q trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội khơng hề dơn giản,
con đường đi tới Chủ nghĩa xã hội không bằng phẳng, trơn tru, khơng ít khó
1


khăn và thậm trí mắc phải những sai lầm, thất bại, đặc biêt là sau khi mơ hình
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ và Đơng Âu sụp đổ thì một số phần tử phản động,
dao động trong và ngoài nước đã gióng lên luận điệu xuyên tạc, lạc lõng, yêu
cầu chúng ta phải từ bỏ sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa. Nhưng với
sự kiên định của mình, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt

Nam vững bước tiến lên trên con đường đã chọn. Và sự nghiệp đổi mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong suốt 25 năm qua đã khẳng định
được điều ấy.
Thành tựu 25 đổi mới là cơ sở thực tiến hết sức quý báu giúp Đảng ta
nhận thức đầy đủ hơn trong việc vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Viêt nam trong điều kiện mới, từ thực tiễn thì quan điểm của
Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
cũng ngày một rõ ràng và đầy đủ hơn, điều đó được thể hiện qua các kì đại
hội của Đảng. Xuất phát từ tình hình đó, tác giả đã chọn đề tài: "Con đƣờng
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua các văn kiện đại hội của Đảng
(Từ Đại hội I đến Đại hội XI)" để nghiên cứu quan niệm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nhăm nâng cao một bước
nhận thức lý luận và củng cố niềm tin và thắng lợi xây dựng Chủ nghĩa xã hội
ở nước ta.
2. Lịch sử nghiên cứu
Có thể khẳng định rằng những lý luận về chủ nghĩa xã hội, con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội, mơ hình xây dựng xây dựng chủ nghĩa xa hội nói
chung và ở Việt Nam nói riêng là những vấn đề lý luận to lớn, thu hút sự
quan tâm của nhiều người. Đặc biệt là sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở

2


Liên Xơ và Đơng Âu sụp đổ thì đã có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau, trái
ngược nhau xoay quanh vấn đề này.
Như trả lời cho câu hỏi “Chủ nghĩa xã hội là gì ? xây dựng chủ nghĩa
xẫ hội như thế nào? ” Nhóm tác giả Trung Quốc (Chu Thượng Văn, Chu
Cẩm Úy, Trần Tích Hỷ) đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản, quan

trọng hàng đầu, đưa ra quan niệm về chủ nghĩa xã hội của Đặng Tiểu Bình, sau
đó các tác giả trình bày một số suy nghĩ sâu sắc về bản chất của chủ nghĩa xã
hội, về vấn đề giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất và coi đây là nội dung
quan trọng hàng đầu của bản chất của chủ nghĩa xã hội. Xóa bỏ bóc lột, xóa bỏ
phân hóa hai cực, cuối cùng tiến tới cùng giàu; giữ vững và hồn thiện, phát triển
chế độ cơng hữu và phân phối theo lao động. Các tác giả còn cho rằng kinh tế kế
hoạch không phải là đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Ở Việt Nam trong những năm qua đã có rất nhiều cuộc hội thảo, nhiều
bài phát biểu của các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, nhiều bài viết trên
sách, báo, tạp chí chuyên ngành bàn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (đặc biệt là trước và sau Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng, sau khi công cuộc đổi mới đất nước thực hiện được
25 năm và 20 năm thực hiện cương lĩnh 1991) như: Đồng chí Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu tại trường Đảng cao cấp Ni-cô-lô-pết –
Cu Ba đã đề cập tới vấn đề “chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội – nhìn từ thực tiến Việt Nam”. Trong bài phát biểu này đồng chí Tổng
bí thư đã tập trung trả lời các câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt
Nam lựa chọn con đường xẫ hội chủ nghĩa ? Làm cách nào và bằng cách nào
để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ? Thực tiễn công
cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong 25 năm qua có ý
nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì ?

3


Hay đề cập đến vấn đề “Từ thực tiễn đổi mới đến nhận thức lý luận mới
về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (1986 - 2011)” GS.TS Hồng Chí Bảo đã đưa
ra các tác động cảu tình hình thế giới và trong nước tới công cuộc đổi mới,
thời cơ, thách thức và những quan điểm chủ yếu của quá trình đổi mới tư duy
lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2011.
Trong cuốn “Những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm và PGS.TS Đỗ
Thị Thạch đã khái quát lại những vấn đề cơ bản trong nhận thức về chủ nghĩa
xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong 25 năm đổi mới và 20
năm thực hiện cương lĩnh 1991; bước đầu dự báo những xu hướng, triển vọng
của chủ nghĩa xã hội Việt Nam trong vài thập niên tiếp theo và đưa ra những
giải pháp góp phần nhận thức đúng về chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam nhằm tạo lập sự thống nhất về nhận thức trong Đảng trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Như vậy trong các bài viết, bài báo, các công trình khoa học nói trên đã
tập trung phân tích những quan điểm của Đảng về Chủ nghĩa xã hội về thời kì
quá độ, con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ ở Việt Nam,
song để hướng vào việc hệ thống hoá quan điểm của Đảng ta về Chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội qua các văn kiện đại hội của Đảng
thì chưa đề cập đến.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Tổng kết, khái quát lại những vấn đề cơ bản trong quan điểm của
Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
qua các văn kiện Đại hội của Đảng từ Đại hội I đến Đại hội XI.

4


- Chỉ ra ý nghĩa của những nội dung đó nhằm nâng cao nhận thức lý
luận và củng cố niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu quan điểm của Đảng ta về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.

3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Từ Đại hội lần thứ I đến Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
- Luận văn dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa MácLênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội.
- Luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp so sánh, hệ thống, lơgíc và lịch sử,
phân tích và tổng hợp lý thuyết từ các văn kiện đại hội.
Kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài trên các
sách, báo, tạp chí ở Việt Nam.
5. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn.
- Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí minh,
đề tài nghiên cứu một cách hệ thống nhất những quan điểm cơ bản của Đảng
ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội qua các kỳ đại hội từ Đại hội I đến
Đại hội XI.
- Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu giúp cho việc học tập, giảng
dạy lý luận về chủ nghĩa xã hội cho sinh viên chuyên ngành chủ nghĩa xã hội
khoa học hoặc giáo dục chính trị
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm có 2 chương, 5 tiết.
5


Chƣơng 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội
1.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội
1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội

Chƣơng 2: Quan điểm của Đảng ta về con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam qua các văn kiện Đại hội của Đảng (Từ Đại hội I đến Đại hội
XI)- và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở nƣớc ta hiện nay.
2.1 Quan điểm của Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam từ Đại hội I đến Đại hội V.
2.2 Quan điểm của Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam từ Đại hội VI đến Đại hội XI
2.3. Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
trong 25 năm sau đổi mới.

6


CHƢƠNG 1:
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƢ TƢỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƢỜNG
ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin về chủ nghĩa xã hội và con
đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội.
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - lênin về chủ nghĩa xã hội
C.Mác và Ănghen khi luận giải bàn về cách mạng vô sản, cách mạng
cộng sản đã dự báo những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. Không đặt
ra nhiệm vụ phải xác định đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, tuy nhiên ở những
bối cảnh khác nhau, V.I.Lênin đã nêu lên nhiều quan điểm dự báo mà chúng
ta có thể coi đó là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội – từ thành quả của cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới thắng lợi.
Tổng hợp những quan điểm của C.Mác, PH.Ănghen, V.I.Lênin có thể
thấy được những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được thể hiện như sau:
1. Cơ sở vật chất của Chủ nghĩa xã hội là nền đại cơng nghiệp cơ khí.
Các nhà kinh điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng mỗi

một phương thức sản xuất đều có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng – công cụ
thủ công đặc trưng cho cơ sở vật chất kỹ thuật của các xã hội tiền tư bản. Nền
đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản . Mác Ăngghen cho rằng chủ nghĩa xã hội là xã hội phát triển cao hơn chủ nghĩa tư
bản, vì vậy cơ sở vật chât kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội phải là nền đại công
nghiệp cơ khí có khả năng mở rộng sản xuất một cách vô thời hạn
Mác - Ăngghen và Lênin đánh giá rất cao vai trị của nền đại cơng nghiệp
cơ khí đối với chủ nghĩa xã hội. Lênin khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là sản
phẩm của nền đại công nghiệp cơ khí, chính vì thế, nếu khơng có kỹ thuật của tư
7


bản chủ nghĩa quy mô lớn được xây dựng trên cơ sở những phát minh mới nhất
của khoa học hiện đại thì khơng thể nói đến chủ nghĩa xã hội được
Lênin cũng đánh giá cao những thành tựu của chủ nghĩa tư bản trong
lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là những thành tựu cơng nghiệp ở Đức và Mỹ.
Ơng nhắc nhở mọi người phải chủ động học tập, tiếp thu, lấy những cái tốt
của nước ngoài như: trật tự đường sắt phổ với kỹ thuật và cách tổ chức của
các tờ rớt Mỹ
2.Chủ nghiã xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế
độ công hữu
Mác – Ăngghen quan niệm rằng mọi cuộc cách mạng xã hội nhằm lật
đổ chế độ cũ thiết lập chế độ xã hội mới bao giờ cũng phải “đưa vấn đề sở
hữu lên hàng đầu, coi đó là vấn đề cơ bản của phong trào, khơng kể nó đã
phát triển đến thế nào” [23; 646]
Chủ nghĩa xã hội là sự xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa,
xây dựng chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất. Mác - Ăngghen đã phân
tích mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa lực lượng sản
xuất mang tính xã hội hóa cao với chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất; luận chứng tất yếu xã hội phải trực tiếp chiếm hữu tư liệu sản xuất. Vì
vậy xóa bỏ chế độ tư hữu và xây dựng chế độ công hữu là tiêu chí đầu tiên

của chủ nghĩa xã hội. Mục đích của chủ nghĩa cộng sản khơng phải là xóa bỏ
hồn tồn mọi thứ sở hữu; chủ nghĩa xã hội khơng tước bỏ quyền chiếm hữu
sản phẩm xã hội của những người lao động mà chỉ tước bỏ quyền dùng sự
chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác. Rõ ràng là đặc trưng của
chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung mà là xóa
bỏ chế độ sở hữu tư sản.
Theo hai ơng xóa bỏ tư hữu tư bản vì nó là nguồn gốc đẻ ra mọi áp bức,
bóc lột, bất bình đẳng.
8


Các ơng cũng chỉ ngay rằng, muốn xóa bỏ chế độ tư hữu đó trong hiện
thực thì giai cấp vơ sản phải có những hành động thực tế, hành động cộng sản
chủ nghĩa và đó sẽ là “một q trình rất khó khăn và lâu dài trong hiện thực”,
chứ khơng phải một hành động nhất thời trong chốc lát, một q trình chỉ có
thể thực hiện được bằng việc giải phóng lao động
Quan niệm về thủ tiêu chế độ sở hữu tư sản, thiết lập chế độ sở hữu
công cộng về tư liệu sản xuất ở Mác - Ăngghen đã đạt đến trình độ hồn thiện
trong “Tun ngơn của Đảng cộng sản”(1848) khi các ơng coi đó là một dặc
trưng của chủ nghĩa xã hội. Các ông đã chỉ rõ rằng sở hữu tập thể thuộc tất cả
mọi thành viên trong xã hội thì đó khơng phải là một sở hữu cá nhân chuyển
thành sở hữu xã hội. Chỉ có tính chất xã hội sử hữu là thay đổi thơi, sở hữu
mất tính chất giai cấp của nó
Quan điểm này cịn được làm sáng tỏ thêm khi cụ thể hóa những quan
niệm của mình về chủ nghĩa xã hội trong bộ “Tư bản” (1867)
Kế thừa những tư tưởng trên, LêNin nhận thấy rõ tầm quan trọng của
việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Mặc dù không gọi việc xóa bỏ
chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, song Lênin
cũng cho rằng chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa là nguồn gôc gây ra mọi đau
khổ của quần chúng nhân dân lao động. Vì vậy để giải phóng người lao động

cần phải xóa bỏ chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa .
Xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất là việc làm
cần thiết và coi đó là mục tiêu đấu tranh của giai cấp vô sản là biến mọi tư
liệu sản xuất trở thành sở hữu xã hội. Chỉ có chấm dứt nạn tư bản bóc lột nhân
dân lao động, tưc là xóa bỏ chế độ tư hữu về cơng cụ lao động, trao tất cả các
công xưởng, nhà máy và hầm mỏ cho tồn xã hội thì người lao động mới
được hưởng sản phẩm lao động do tập thể làm ra.

9


Cùng với việc xóa bỏ chế độ tư hữu của bọn địa chủ và tư sản là việc
thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Các ông coi đó là mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội, là kết quả hợp quy luật của sự phát triển xã hội. Vì thế
khơng phải ngẫu nhiên mà Lênin đã giải thích chủ nghĩa xã hội là chế độ
cơng hữu về tư liệu sản xuất “Từ chủ nghĩa tư bản, nhân loại chỉ có thể tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội nghĩa là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất và
chế độ phân phối sản phẩm theo lao động của mỗi người” [15; 220]
Tóm lại thủ tiêu chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, đồng thời thiết lập chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất là một trong những đặc trưng cơ bản, thậm trí
là cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội.
3. Chủ nghĩa xã hội điều tiết một cách có kế hoạch nền sản xuất xã hội
và nền sản xuất hàng hóa về cơ bản sẽ trở nên thừa
Mác - Ăngghen và Lênin đều khẳng định chế độ tư bản chủ nghĩa là
nguyên nhân dẫn tới tình trạng vơ chính phủ, tự do, cạnh tranh, cá lớn nuốt cá
bé, để khắc phục tình trạng đó cần phải thủ tiêu chế độ tư hữu tư bản chủ
nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tu liệu sản xuất và sẽ tạo ra khả năng điều
khiển xã hội theo một kế hoạch chung và việc điều tiết nền sản xuất theo một
kế hoạch là một trong những đặc trưng cơ bản, là mục tiêu và thực chất của
chủ nghĩa xã hội

Quan niệm coi việc xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản thiết lập chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở để phát triển nền sản xuất có kế hoạch. Trong
các tác phẩm của mình Ănghen đã coi việc giải phóng tư liệu sản xuất khỏi
những siềng xích mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trói buộc nó
là “điều kiện tiên quyết duy nhất, để bảo đảm cho lực lượng sản xuất phát
triển liên tục với tốc độ ngày càng nhanh và trên thực tế, cho chính ngay sản
xuất tăng lên vơ hạn” do đó “việc xã hội chiến hữu tu liệu sản xuất không
những gạt bỏ được những xiềng xích nhân tạo hiện tại đang trói buộc sản xuất
10


mà cịn xóa bỏ được sự lãng phí và sự phá hoại trực tiếp những lưc lượng sản
xuất và sản phẩm” [25; 329]. Khi tư liệu sản xuất đã được xã hội hóa thì nền
sản xuất khơng có kế hoạch của xã hội xã hội chủ nghĩa sắp đến và tình trạng
vơ chính phủ của sản xuất xã hội sẽ được thay thế bằng một sự điều tiết sản
xuất theo kế hoạch của xã hội.
Kế thừa những tư tưởng đó Lênin cho rằng một trong những đặc trưng cơ
bản cảu khái niệm khoa học về chủ nghĩa xã hội là sự điều tiết nền sản xuất
xã hội theo kế hoạch. Mục đích của chủ nghĩa xã hội là chuyển ruộng đất,
cơng xưởng và nói chung, hết thảy mọi tư liệu sản xuất vào tay toàn xã hội và
thay thế nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng một nền sản xuất tiến hành theo
một kế hoạch chung, nhằm phục vụ lợi ích của hết thảy mọi thành viên trong
xã hội. Dưới chủ nghĩa tư bản, các tờ rớt cũng có thể tổ chức một cách có kế
hoạch nền sản xuất xã hội là chưa đủ cái khác giữa chủ nghĩa xã hội với các
tờ rớt trong chủ nghĩa tư bản là ở chỗ chủ nghĩa xã hội dựa vào toàn thể xã
hội để tổ chức một cách có kế hoạch nền sản xuất xã hội. Điều đó bao hàm cả
tính kế hoạch lẫn người điều khiển kế hoạch, và như vậy khi xã hội tự mình
nắm lấy tồn bộ tư liệu sản xuất để đem dùng chung cho toàn thể xã hội theo
một kế hoạch thống nhất, thì khơng những tình trạng con người bị nơ dịch bởi
tư liệu sản xuất của chính họ bị xóa bỏ và tình trạng vơ chính phủ trong nền

sản xuất xã hội được thay thế bằng sự tổ chức có kế hoạch, có ý thức mà cả
nền sản xuất hàng hóa cũng sẽ bị thủ tiêu và sự thống trị của hàng hóa đối với
người sản xuất cũng sẽ bị thủ tiêu.
4. Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới
Trong nhiều tác phẩm của mình Mác - Ăngghen đã luận giải rằng một
khi xã hội đã lấy toàn bộ tư liệu sản xuất để sử dụng chung cho toàn thể xã
hội theo một kế hoạc thống nhất, nhằm cùng nhau khai thác lực lượng sản

11


xuất vì lợi ích chung của mọi thành viên trong xã hội thì việc quản lý các
ngành sản xuất khơng thể là công việc của tất cả các thành viên trong xã hội.
Kế thừa những quan điểm đó Lênin cịn nêu rõ nguyên nhân chủ nghĩa
xã hội tạo ra năng xuất lao động cao hơn so với chủ nghĩa tư bản ngồi cơ sở
vật chất là nền đại cơng nghiệp hiện đại, cịn do những yếu tố vốn có của chủ
nghĩa xã hội, đó là cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới. Nhưng
muốn có được cách tổ chức, quản lý cần phải học tập và tiếp thu những tiến
bộ mới nhất của chủ nghĩa tư bản .
Cả Mác - Ăngghen và Lênin đều khẳng định kỷ luật của chế độ nô lệ và
phong kiến là kỷ luật roi vọt, kỷ luật của chủ nghĩa tư bản là kỷ luật đói, kỷ
luật của chủ nghĩa xã hội là kỷ luật tự giác. Theo các ông, kiểu tổ chức lao
động xã hội của chủ nghĩa xã hội sở dĩ cao hơn so với kiểu tổ chức lao động
xã hội của chủ nghĩa tư bản là vì nó dựa vào và sẽ ngày càng dựa vào dựa vào
một kỷ luật tự giác, tự nguyện của chính ngay những người lao động. Song để
có được cách tổ chức lao động mới cần thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm sốt
tồn dân, nếu khơng làm được việc đó thì khơng thể nào nói đến điều kiện vật
chất thứ hai đẻ bảo đảm việc thiết lập chủ nghĩa xã hội là nâng cao năng suất
lao động.
5. Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động

Nguyên tắc phân phối theo lao động tức là việc phân phối tư liệu sinh
hoạt cho mỗi người sản xuất, “sẽ do thời gian lao động của người đó quyết
định”, bởi vì thời gian lao động là cái để do phần tham gia của cá nhân người sản
xuất vào lao động chung và do đó, cả cái phần tham dự của anh ta vào bộ phận
có thể sử dụng cho tiêu dùng cá nhân trong tồn bộ sản phẩm. Nhưng phương
thức phân phối đó sẽ thay đổi tùy theo bản thân loại cơ cấu sản xuất xã hội và
tùy theo trình độ phát triển lịch sử tương ứng của những người sản xuất.

12


Giải thích quan điểm của Mác - Ăngghen về phân phối dưới hủ nghĩa xã
hội, Lênin khẳng định, trong giai đoạn thấp của xã hội cộng sản chủ nghĩa,
tức là trong chủ nghĩa xã hội, tư liệu sản xuất không cịn là của riêng cá nhân
nữa mà thuộc về tồn xã hội. Vì vậy mỗi thành viên trong xã hội khi đã hồn
thành một phần lao động nào đó của lao động xã hội tất yếu, thì được xã hội
cấp cho một giấy chứng nhận số lượng lao động của mình đã làm. Với giấy
chứng nhận ấy người đó sẽ được lĩnh trong kho công cộng chứa vật phẩm tiêu
dùng, mỗi một số lượng sản phẩm thích ứng. Vì vậy sau khi đã khấu trừ số
lượng lao động góp vào quỹ chung của xã hội, thì mỗi cơng nhân sẽ lĩnh được
của xã hội một phần bằng phần mình đẫ cống hiến cho xã hội, phân phối như
vậy gọi là phân phối theo lao động.
Như vậy phân phối theo động là cách thức phân phối trong giai đoạn
thấp của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Cách thức này hợp với chủ nghĩa xã hội
vì, thứ nhất trong chủ nghĩa xã hội của cải làm ra chưa đạt đến mức thật dồi
dào, lao động còn là nghĩa vụ, là phương tiện để sinh sống chứ chưa trở thành
nhu cầu bậc nhất của đời sống nhu dưới chủ nghĩa cộng sản.
Thứ hai Chủ nghĩa xã hội ra đời và phát triển chưa phải là dựa trên
những cơ sở riêng của bản thân nó mà là thốt thai từ xã hội cũ, cho nên vẫn
còn những dấu vết của xã hội cũ.

Thứ ba: Dưới chủ nghĩa xã hội vẫn còn những người trốn tránh lao
động, muốn làm ít hưởng nhiều, tránh việc nặng tìm việc nhẹ. Vì thế Lênin
cho rằng xã hội phải kiểm tra, kiểm soát nghiêm mức độ lao động và tiêu
dùng của từng người.
6. Chủ nghĩa xã hội khi đã xây dựng xong, Chủ nghĩa cộng sản được
thực hiện thì xã hội sẽ khơng cịn giai cấp.
C.Mác coi chủ nghĩa xã hội là giai đoạn quá độ tất yếu để đi đến xóa bỏ
những sự khác biệt giai cấp nói chung, đây là mục tiêu cần đạt tới chủ nghĩa xã hội .
13


Mác - Ăngghen luôn tin rằng chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất
đã được thiết lập thì cùng với nhà nước mọi sự khác biệt giai cấp, mọi đối kháng
giai cấp sẽ khơng cịn nữa và chế độ người bóc lột người cũng bị xóa bỏ.
Tiếp thu tư tưởng của Mác – Ăngghen, Lênin khẳng định mục đích của
chúng ta là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, một chế độ sẽ xóa bỏ hiện tượng
loài người chia thành giai cấp.
Lênin chỉ rõ sự ra đời của các giai cấp bắt nguồn từ chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất. Nói cách khác, chế độ tư hữu là nguyên nhân của sự phân chia
xã hội thành các giai cấp và áp bức giai cấp. Vì vậy việc thủ tiêu chế độ tư
hữu sẽ thủ tiêu tình trạng phân chia xã hội thành giai cấp.
Lênin nhận thấy xóa bỏ giai cấp là q trình khó khăn, phức tạp, khơng
thể ngay một lúc mà xóa bỏ được. Người ta khơng thể giải quyết nhiệm vụ đó
bằng cách cải tạo lại toàn bộ nền kinh tế xã hội, bằng cách chuyển từ nền kinh
tế hàng hóa nhỏ cá nhân, riêng lẻ, sang nền kinh tê tập thể lớn.
7. Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức, bóc lột
tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.
Xuất phát từ quan niệm cho rằng, giai cấp vô sản ở tất cả các nước
đều chung một mục đích – xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, cơng
bằng và bình đẳng, một xã hội khơng có áp bức, bóc lột, đều cùng chung

một lợi ích và cùng đứng trước cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản
trên phạm vi toàn thế giới.
Ănghen coi thắng lợi của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản là dấu
hiệu giải phóng tất cả các dân tộc bị áp bức và khẳng định: không một dân tộc
nào có thể trở thành tự do trong khi cịn tiếp tục áp bức những dân tộc khác.
Xóa bỏ nạn người bóc lột người thì “nạn dân tộc này áp bức dân tộc khác”
mới cỏ thể được xóa bỏ, nhưng muốn vậy thì phải gắn liền với vấn đề giải
phóng dân tộc.
14


Tiếp thu tư tưởng của Mác – Ăngghen, Lênin khẳng định áp bức, bóc
lột là tai họa lơn đối với người lao động. Sự thay thế của các xã hội trước chủ
nghĩa xã hội chẳng qua chỉ là sự thay thế của các hình thức áp bức bóc lột đối
với người lao động. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có khả năng giải phóng con
người khỏi các hình thức áp bức bóc lột đó.
Ngay từ những năm trước cách mạng tháng 10, Lênin đã khẳng định
mục đích của chủ nghĩa xã hội khơng chỉ là xóa bỏ tình trạng nhân loại phân
chia thành những quốc gia nhỏ và xóa bỏ mọi trạng thái biệt lập giữa các dân
tộc, không chỉ làm cho các dân tộc gần gũi nhau mà còn nhằm thực hiện việc
hợp nhất các dân tộc lại. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con
người và tạo điều kiện cho con người phát triển tồn diện.
Tư tưởng vì con người và giải phóng nhân loại, tư tưởng cho rằng “xã
hội không thể nào giải phóng được cho mình nếu khơng giải phong cho mỗi
cá nhân riêng biệt”[26;406] đã được coi là cái cốt lõi trong học thuyết của
Mác - Ăngghen về xã hội, là điểm xuất phát trong cách đặt vấn đề xây dựng
một chế độ xã hội mới cơng bằng, khơng có áp bức, bóc lột, mọi người đều
bình đẳng, đều có quyền tham gia lao động và hoạt động sản xuất.
8. Chủ nghĩa xã hội thực hiện sự bình đẳng xã hội
Ngay từ đầu khi quan niệm chủ nghĩa xã hội là một xã hội mới tốt đẹp,

Mác - Ăngghen đã xuất phát từ ước mơ bao đời về một xã hội cơng bằng, về
việc xóa bỏ chế độ người bóc lột người đã từng tồn tại trong xã hội loài người
nhiều thế kỷ, ước mơ về tổ chức một xã hội kiểu mới, trong đó mọi người
đều bình đẳng, đều có quyền tham gia lao động sản xuất, đều có hạnh phúc.
Các ông nhận thấy niềm hy vọng mà quần chúng nhân dân lao động đặt
vào tự do, bình đẳng, bác ái do cuộc cách mạng tư sản đem lại đã không thực
hiện mà bị thay thế bằng một hệ thống bóc lột mới – Tư bản chủ nghĩa. Cho
nên việc tạo ra sự bình đẳng giữa người với người là nền tảng, là cơ sở của
15


chế độ xã hội mới. Và coi đó là “ một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của
chủ nghĩa cộng sản ”. Nhưng trong chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của chủ
nghĩa cộng sản, xã hội còn mang nhiều dấu vết của chế độ cũ thì chưa thể có
được một sự bình đẳng hồn tồn.
Năm 1902 Lênin khẳng định cuộc cách mạng của giai cấp vơ sản sẽ
hồn tồn xóa bỏ sự phân chia xã hội thành giai cấp và do đó sẽ xóa bỏ mọi
sự bất bình đẳng xã hội và bất bình đẳng chính trị do sự phân chia đó gây ra.
Nói cách khác, cơ sở của mọi sự bất bình đẳng xã hội và bất bình đẳng chính
trị là do sự phân chia giai cấp gây ra. Để xóa bỏ mọi bất bình đẳng xã hội và
bất bình đẳng chính trị cần xóa bỏ sự phân chia xã hội thành giai cấp và chỉ có
chủ nghĩa xã hội mới giải quyết được vấn đề đó. Tuy nhiên dưới chủ nghĩa xã
hội, bình đẳng khơng có nghĩa là ngang nhau về mọi phương diên mà phải ln
hiểu rằng đó là sự bình đăng xã hội, bình đẳng về địa vị xã hội của con người.
1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con đƣờng đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Nói về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin đã
chỉ rõ, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vừa có tính phổ biến vừa mang nét
đặc thù, các dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội khơng hồn tồn giống nhau mà
mang theo đặc điểm của dân tộc mình.

Ngay trong Lời tựa cho bản tiêng Đức Tuyên Ngôn Của Đảng cộng sản
xuất bản năm 1872, Mác - Ăngghen đã nêu “…Chính ngay “Tun ngơn” cũng
đã giải thích rõ ràng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, việc áp dụng những ngun
lý đó phải tùy theo hồn cảnh lịch sử đương thời, và do đấy, không nên quá câu
nệ vào những biện pháp cách mạng nêu ra ở cuối chương II ” [24; 128]
Kế thừa tư tưởng đó Lênin cũng nêu luận điểm có giá trị lớn về mặt
phương pháp luận về quan hệ giữa tính phổ biến và tính chất đặc thù của con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên chủ nghĩa xã
16


hội, đó là điều khơng tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ
nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa
đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ,
vào loại hình nàu hay loại hình khác của chun chính vơ sản, vào nhịp độ
này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác
nhau của đời sống xã hội ” [14;160]
Những phác thảo ban đầu về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội khác về
chất so với các xã hội trước đó, chủ nghĩa Mác - Lênin cũng bước đầu nêu ra
một số cách thức, biện pháp để đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ nhất, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra cơ sở kinh
tế, chính trị, xã hội, và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội.
Khi khẳng định sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp
vô sản là tất yếu, Mác - Ăngghen cũng khẳng định tính tất yếu của cuộc cách
mạng cộng sản, cách mạng công nhân, cách mạng vô sản, thực chất là cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng này được tiến hành qua hai bước:
Bước thứ nhất, giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, giành lấy
dân chủ.
Bước thứ hai, giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để
từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung

những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô
sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng
những lực lượng sản xuất.
Lênin từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga đã nêu lên
hàng loạt những biện pháp để xây dựng đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã
hội, tinh thần trong chế độ xã hội chủ nghĩa
Hai là, xác định rõ thực chất, nội dung, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, các hình thưc quá độ phù hợp với từng quốc gia.
17


Định nghĩa kinh điển về thời kỳ quá độ được Mác nêu lên trong tác
phẩm Phê phán cương lĩnh Goota rằng: “Giưã xã hội tư bản chủ nghĩa và xã
hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã
hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước
của thời kỳ ấy khơng thể là cái gì khác hơn là nền chun chính cách mạng
của giai cấp vô sản” [ 24;47]. Như vậy thời kỳ quá độ theo Mác là:
Xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, về mọi mặt còn mang
dấu vết của xã hội cũ
Là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia
Cơng cụ thực hiện sự cải biến đó là nhà nước, đó là nền chun chun
chính của giai cấp vô sản
Là thời kỳ sinh đẻ lâu dài và đau đớn
Cụ thể hóa và làm phong phú thêm quan điểm của Mác, Lênin đã đưa
ra một định nghĩa về thời kỳ quá độ: “…Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận
dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành
phần, những bộ phận, những mảnh của cải của chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa
xã hội không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có” [17;362]. Tiếp sau đó
Lênin lại nói rõ thêm: “Về lý luận, khơng thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định. Thời kỳ

đó khơng thể khơng bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết
cấu kinh tế - xã hội ấy. Trong thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải
một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng
sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh
bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh nhưng
vẫn còn rất non yếu” [ 20;309-310].
Căn cứ vào những luận điểm về phạm trù thời kỳ quá độ của C.Mác nêu
trong “Phê phán cương lĩnh Gôta”, Lênin đã phân chia quá trình hình thành và
phát triển của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thành ba giai đoạn:
18


Giai đoạn 1. “Những cơn đau đẻ kéo dài”;
Giai đoạn 2. “Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa “
Giai đoạn 3. “Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa.”[ 16;223]
Lênin cho rằng “những cơn đau đẻ kéo dài” chính là thời kỳ quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy thời kỳ q độ có vị trí độc
lập tương đối, không nằm trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Nhận
thức rõ như vậy mới xác định được phạm vi của nó từ đâu đến đâu. Do tính
chất lâu dài của thời kỳ quá độ, Lênin còn phân chia thời kỳ quá độ thành
những bước quá độ nhỏ hơn với mục đích bắc những chiếc cầu nhỏ để đi lên
chủ nghĩa xã hội .
Việc thực hiện Chính sách kinh tế mới NEP trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước Nga là một mẫu mực trong viêc xác định đặc điểm,
nội dung, nhiệm vụ và giải pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước Nga. Hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp cơ khi hóa, điện khí hóa, hợp tác
hóa, sử dụng chun gia tư sản…thể hiện sự vận dụng và pháp triển sáng tạo
lý luận mácxít của Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ba là, không ngừng mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với việc xây
dựng và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Dân chủ về chính trị được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin
coi là tiền đề, điều kiện mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa. Từ quan điểm của
C.Mác và Ănghen về bước thứ nhất của cách mạng vô sản là giai cấp công
nhân biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ. Việc mở rộng dân
chủ có thể bằng các hình thức dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ gián tiếp gắn
với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa là liên minh giữa giai
cấp công nhân với các tầng lớp lao động khác trên cơ sở liên minh công –
nông dưới sự lãnh cộng sản.đạo của Đảng
19


C.Mác, PH.Ănghen và Lênin đều thống nhất về tầm quan trọng của liên
minh công – nông, với tư cách là ngun tắc cao nhất của chun chính vơ
sản. Lênin viết “chun chính vơ sản là một hình thức đặc biệt của liên minh
giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với
động đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản” [19;452]. Và trước sự
liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật, không
một thế lực đen tối nào đứng vững được.
Năm là, đi lên chủ nghĩa xã hội cần kế thừa những giá trị quý báu trong
thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
Từ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết
Mác, trong đó có quan điểm phủ định biện chứng, Lênin đã nêu hàng loạt
luận điểm có giá trị và kế thừa những thành tựu trong văn hóa tư sản, kế thừa
những giá trị quý báu mà nhân loại đã có được trong thời kỳ phát triển Tư bản
chủ nghĩa. Lênin đã đưa ra cơng thức:
“Chính quyền xơ viết + trật tự đường sắt phổ + kỹ thuật và cách tổ chức
các tờ rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ etc.etc. ++ = ∑ = Chủ nghĩa
xã hội ” [ 17;684]
Sáu là, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản – nhân tố quyết định thành

công con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Mác - Ăngghen đã phân tích về mối quan hệ giữa những người vơ sản
với những người cộng sản, chỉ rõ vai trò lãnh đạo của những người cộng sản
đối với cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Phát triển tư tưởng đó, Lênin đã
ln khẳng định vai trị lãnh đạo của Đảng cộng sản là nhân tố quyết định
thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội “Chỉ có Đảng cộng sản, nếu nó thực sự là đội tiên
phong của giai cấp cách mạng, nếu nó bao gồm những đại biểu ưu tú nhất của
giai cấp đó, nếu nó bao gồm tất cả những chiến sĩ cộng sản hồn tồn có ý
20


thức và trung thành, có học vấn và được tơi luyện bằng kinh nghiệm đấu tranh
cách mạng bền bỉ, nếu nó biết gắn liền với tồn bộ cuộc sống của giai cấp
mình và thơng qua giai cấp gắn liền với tất cả quần chúng đó tin tưởng hồn
tồn vào mình, chỉ có một đảng như vậy mới có thể được lãnh đạo giai cấp vô
sản trong cuộc đấu tranh cuối cùng, kiên quyết, thẳng tay nhất chống lại tất cả
mọi thế lực của chủ nghĩa tư bản ” [21; 227 ]
1. 2 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới ở thế kỷ XX. Đại hội VII
của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1991 ghi nhận: “ Cùng với chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam của
Đảng ta”. Thực tiến và thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta hơn 80
năm qua và sau gần 25 năm đổi mới. Đại hội XI của Đảng ta vẫn tiếp tục
khẳng định “ tư tưởng vĩ đại của người, cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, mãi
mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng
Việt Nam, là tài sản tin thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta,
dẫn dắt chúng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, là ngọn cờ tập hợp và
đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc...” [13,13]

Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và đặc biệt là
tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vừa có ý nghĩa cơ bản, cấp bách
vừa là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của Đảng.
1.2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ lý luận hình thái kinh tế - xã
hội, trong đó phương thức sản xuất là nền tảng.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin, vận dụng sáng tạo và đưa ra nhiều kiến giải mới phù hợp với Việt
21


Nam. Người khẳng định và trò quyết định của sức sản xuât đối với sự phát
triển của xã hội cũng như đối với sự chuyển biến từ xã hội nọ sang xã hội kia.
Trên cơ sở nền tảng kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ thống các
giá trị đặc thù mang tính nhân bản thấm sâu vào các quan hệ xã hội. Người đã
khẳng định, trong lịch sử lồi người có 5 hình thức quan hệ sản xuất chính, và
nhấn mạnh “khơng phải quốc gia dân tộc nào cũng đều trải qua các bước phát
triển tuần tự như vậy”. Người sớm đến với tư tưởng quá độ tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ đặc điểm lịch sử truyền thống
dân tộc: nước ta không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ, mang đậm dấu ấn
phong kiến phương đông, mâu thuẫn giai cấp không gay gắt, quyết liệt, kéo
dài, như ở phương Tây, do đó hình thành quốc gia dân tộc từ sớm; ngay từ
buổi đầu dựng nước, chúng ta liên tục phải đấu tranh chống ngoại xâm, hình
thành chủ nghĩa u nước truyền thống; là nước nơng nghiệp, lấy đất và nước
làm nền tảng với chế độ cơng điền hình thành cộng đồng bền chặt. Tất cả điều
này là giá trị cơ bản của tinh thần và tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
Tinh thần yêu nước, yêu thương đùng bọc trong hoạn nạn đấu tranh, cố kết
cộng đồng quốc gia dân tộc.

Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ truyền thống văn hóa lâu đời,
bản sắc riêng. Đó là nền văn hóa lấy nhân nghĩa làm gốc, trừ độc, trừ tham,
trọng đạo lý; nền văn hóa mang tính dân chủ; có tính chất khoan dung; một
dân tộc trọng hiền tài, hiếu học. Hồ Chí Minh đã quan niệm Chủ nghĩa xã hội
là thống nhất với văn hóa, chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn so
với chủ nghĩa tư bản về mặt văn hóa và giải phóng con người.
Hồ Chí Minh cịn tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ tư duy triết học phương
Đơng: Coi trọng hịa đồng, đạo đức nhân nghĩa.

22


Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ yêu cầu thực tiến của cách
mạng Việt Nam và xu hướng phát triển của thời đại.
Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ thứ XX đặt ra yêu câu khách quan là
tìm một ý thức hệ mới đủ sức vạch ra đường lối và phương pháp cách mạng
đúng đắn đem lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam
địi hỏi có một giai cấp tiên tiến đại diện cho phương thức sản xuất mới, có hệ
tư tưởng độc lập, có ý thức tổ chức và trở thành giai cấp tự giác đứng lên làm
cách mạng. Hồ Chí Minh đã nhận thấy phong trào yêu nước Việt Nam đang
rơi vào khủng hoảng về đường lối, vì vậy cách mạng giải phóng dân tộc chưa
thành cơng được.
Trong khi đó thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga đã mở ra con
đường hiện thực giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, đó là thực tiễn đã mở
ra cho cách mạng Việt Nam.
Nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Hồ Chí Minh là kết quả tác động tổng
hợp của các nhân tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế; kinh tế,
chính trị, đạo đức, văn hóa. Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm cách tiếp
cận về chủ nghĩa xã hội, đóng góp vào sự phát triển lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin.

1.2.2 Nhận thức của Hồ Chí Minh về tính tất yếu khách quan của
chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng và quấn triệt quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –
Lênin, Hồ Chí Minh quan niệm lịch sử xã hội loài người là một quá trình tự
nhiên của sự thay thế lần lượt các phương thức sản xuất. Quy luật phổ quát,
tiến hóa chung này là một tất yếu thép được quyết định bởi sự vận động
không ngừng của lực lượng sản xuất xã hội. Học thuyết mác xít về hình thái
kinh tế - xã hội được Hồ Chí Minh diễn dải một cách giản lược, hết sức dễ
hiểu. Theo Hồ Chí Minh: cách sản xuất và sức sản xuất phát triển và biến đổi
23


×