Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

luận văn kế toán quản trị tổ chức kế toán quản trị tại tập đoàn kinh tế hoàng hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.66 KB, 92 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tổ chức kế toán quản trị tại tập đoàn kinh tế
Hoàng Hà” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, tài
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
ii
TÓM LƯỢC
Tại nhiều quốc gia, áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp không hề
mới, nhưng tại Việt Nam, kế toán quản trị chỉ thực sự được tìm hiểu vào đầu
những năm 90 và được nghiên cứu có hệ thống từ năm 1999.
Nếu như ở một số quốc gia như Canada, Mỹ, kế toán quản trị đã trở thành
một nghề với những tiêu chuẩn nghề nghiệp xác định (CMA), thì ở Việt Nam,
thuật ngữ “Kế toán quản trị” mới chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật Kế
toán ban hành vào ngày 17/06/2003.
Những năm gần đây, các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm rất nhiều về kế
toán quản trị để nâng cao chất lượng quản lý. Trong luận văn này, tác giả
muốn đề cập, trao đổi và góp phần làm sáng tỏ thêm về lý luận, thực tiễn việc
tổ chức kế toán quản trị tại tập đoàn kinh tế Hoàng Hà.
ABSTRACT
In many countries, application of management accounting in the enterprise is
not new, but in Vietnam, accounting management only really be understood
in the early 90's and studied systematically since 1999.
If in some countries such as Canada, USA, management accounting has
become a profession with professional standards define (CMA), then in
Vietnam, the term "Management Accounting" is written only officially
recognized in the Accounting Law issued on 17/06/2003.
In recent years, corporate managers are more interested in management
accounting to improve the quality of management. In this article, I want to
mention, exchange and contribute to clarify the theoretical and practical
organization of Economic group HOANG HA.


iii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo trường Đại Học Thương Mại, của đồng nghiệp, bạn bè
và người thân.
Trước hết, tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Viết
Tiến, người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, cùng các thầy cô
giáo trường Đại Học Thương Mại đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu
để giúp tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Tổng Giám đốc cùng toàn thể các
anh chị Phòng kế toán tài chính tập đoàn kinh tế Hoàng Hà đã giúp tôi trong
quá trình điều tra thu thập tài liệu, số liệu và cung cấp cho tôi những thông tin
hữu ích về vấn đề cần nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè đồng nghiệp tại tập đoàn kinh tế Hoàng Hà,
các thành viên lớp CH16A – KT và gia đình, đã động viên chia sẻ, giúp đỡ
nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô, kính chúc Ban lãnh
đạo và toàn thể các anh chị trong tập đoàn kinh tế Hoàng Hà sức khỏe, hạnh
phúc và chúc tập đoàn phát triển bền vững.
Tác giả luận văn
i
MỤC LỤC
M C L CỤ Ụ i
CH NG 1ƯƠ 1
T NG QUAN NGHIÊN C U Đ TÀIỔ Ứ Ề 1
1.1. Tính c p thi t c a đ tàiấ ế ủ ề 1
1.2. T ng quan các công trình nghiên c u liên quan đ n đ tài.ổ ứ ế ề 2
1.3. Xác l p và tuyên b v n đ nghiên c u c a đ tài.ậ ố ấ ề ứ ủ ề 3

1.4. Đ i t ng, m c tiêu nghiên c u c a đ tàiố ượ ụ ứ ủ ề 3
1.41. Đ i t ng nghiên c u c a đ tài: ố ượ ứ ủ ề 4
1.4.2 M c tiêu nghiên c u c a đ tàiụ ứ ủ ề 4
1.5. Các câu h i đ t ra trong quá trình nghiên c uỏ ặ ứ 4
1.6. Ph m vi nghiên c u c a đ tàiạ ứ ủ ề 4
1.7. K t c u lu n vănế ấ ậ 5
CH NG 2ƯƠ 6
LÝ LU N CHUNG V T CH C K TOÁN QU N TR TRONG DOANH NGHI PẬ Ề Ổ Ứ Ế Ả Ị Ệ 6
2.1 Khái ni n và đ c đi m c a k toán qu n trệ ặ ể ủ ế ả ị 6
2.1.1 Khái ni m, m c tiêu và nhi m v c a k toán qu n trệ ụ ệ ụ ủ ế ả ị 6
2.1.1.1 Khái ni m k toán qu n trệ ế ả ị 6
2.1.1.2 M c tiêu c a k toán qu n trụ ủ ế ả ị 7
2.1.1.3. Nhi m v c a k toán qu n tr .ệ ụ ủ ế ả ị 8
2.1.2 Đ i t ng và v trí c a k toán qu n tr trong h th ng qu n tr doanh nghi pố ượ ị ủ ế ả ị ệ ố ả ị ệ 8
2.1.2.1 Đ i t ng c a k toán qu n trố ượ ủ ế ả ị 8
2.1.2.2 Vai trò c a k toán qu n tr trong h th ng qu n tr c a doanh nghi pủ ế ả ị ệ ố ả ị ủ ệ 11
2.1.3 So sánh gi k toán qu n tr và k toán tài chínhữ ế ả ị ế 12
2.1.3.1 M i liên h gi a k toán qu n tr và k toán tài chínhố ệ ữ ế ả ị ế 12
ii
2.1.3.2 S khác nhau gi a k toán qu n tr và k toán tài chínhự ữ ế ả ị ế 13
2.1.4 Yêu c u và k thu t nghi p v c b n c a kê toán qu n trầ ỹ ậ ệ ụ ơ ả ủ ả ị 15
2.1.4.1 Các yêu c u v thông tin k toán qu n trầ ề ế ả ị 15
2.1.4.2 K thu t và nghi p v c b n c a k toán qu n tr :ỹ ậ ệ ụ ơ ả ủ ế ả ị 16
2.2. Nguyên t c t ch c k toán qu n tr trong doanh nghi pắ ổ ứ ế ả ị ệ 17
2.3. N i dung t ch c k toán qu n tr trong doanh nghi pộ ổ ứ ế ả ị ệ 18
2.3.1. T ch c b máy k toán qu n tr theo mô hình thích h pổ ứ ộ ế ả ị ợ 18
2.3.2 T ch c k toán qu n tr trong doanh nghi p theo ch c năng.ổ ứ ế ả ị ệ ứ 20
2.3.2.1 T ch c thu nh n thông tin: ổ ứ ậ 20
2.3.2.2. T ch c phân tích thông tin:ổ ứ 22
2.3.3. T ch c KTQT trong doanh nghi p theo các khâu công vi c c a chu trình k toán.ổ ứ ệ ệ ủ ế 23

2.3.3.1 T ch c v n d ng ch ng t k toán và ghi chép ban đ uổ ứ ậ ụ ứ ừ ế ầ 23
2.3.3.2. T ch c h th ng tài kho n k toánổ ứ ệ ố ả ế 23
2.3.3.3. T ch c s k toán ph c v k toán qu n trổ ứ ổ ế ụ ụ ế ả ị 24
2.3.4.1. K toán qu n tr chi phí và giá thành s n ph mế ả ị ả ẩ 27
2.3.4.2. K toán qu n tr bán hàng và k t qu kinh doanhế ả ị ế ả 29
2.3.4.3 Phân tích m i quan h gi a chi phí, kh i l ng và l i nhu nố ệ ữ ố ượ ợ ậ 31
2.3.4.4. L a ch n thông tin thích h p cho vi c ra quy t đ nhự ọ ợ ệ ế ị 32
2.3.4.5. L p d toán ngân sách s n xu t, kinh doanhậ ự ả ấ 33
2.3.4.6. K toán qu n tr m t s kho n m c khácế ả ị ộ ố ả ụ 34
CH NG 3ƯƠ 36
PH NG PHÁP NGHIÊN C U VÀ TH C TR NG T CH C K TOÁN QU N TR T I T P ĐOÀNƯƠ Ứ Ự Ạ Ổ Ứ Ế Ả Ị Ạ Ậ
KINH T HOÀNG HÀẾ 37
3.1. Ph ng pháp nghiên c u:ươ ứ 37
3.2. T ng quan v t p đoàn kinh t Hoàng Hàổ ề ậ ế 37
3.2.1 Quá trình hình thành và phát tri n c a t p đoàn kinh t Hoàng Hàể ủ ậ ế 37
iii
3.2.2. Ch c năng, nhi m v c a t p đoànứ ệ ụ ủ ậ 38
3.2.2.1 Ch c năng c a t p đoànứ ủ ậ 38
3.2.2.2 Nhi m v c a t p đoànệ ụ ủ ậ 39
3.2.3 T ch c b máy qu n lý t i t p đoànổ ứ ộ ả ạ ậ 39
3.2.4. Đ c đi m t ch c công tác k toán c a t p đoàn kinh t Hoàng Hà ặ ể ổ ứ ế ủ ậ ế 41
3.2.5. Thu n l i, khó khăn và chi n l c phát tri n c a t p đoàn.ậ ợ ế ượ ể ủ ậ 44
3.3 Th c tr ng t ch c k toán qu n tr t i t p đoàn kinh t Hoàng Hàự ạ ổ ứ ế ả ị ạ ậ ế 46
3.3.1 Th c tr ng t ch c b máy k toán qu n trự ạ ổ ứ ộ ế ả ị 46
3.3.2 Th c tr ng t ch c KTQT t i t p đoàn kinh t Hoàng Hà theo các khâu công vi c c a chuự ạ ổ ứ ạ ậ ế ệ ủ
trình k toánế 46
3.3.2.1 Th c tr ng t ch c h th ng ch ng t k toán và ghi chép ban đ uự ạ ổ ứ ệ ố ứ ừ ế ầ 46
3.3.2.2 Th c tr ng t ch c tài kho n, s k toán và h th ng báo cáo k toán qu n trự ạ ổ ứ ả ổ ế ệ ố ế ả ị 47
3.3.3 Th c tr ng t ch c KTQT theo n i dung đ i t ng k toán t i t p đoàn kinh t Hoàng Hàự ạ ổ ứ ộ ố ượ ế ạ ậ ế . 48
3.3.3.1 K toán qu n tr chi phí và tính giá thành s n ph mế ả ị ả ẩ 49

3.3.3.5 V d toán ngân sách.ề ự 52
3.3.3.6 K toán qu n tr m t s kho n m c khácế ả ị ộ ố ả ụ 54
CH NG 4ƯƠ 56
CÁC K T LU N VÀ GI I PHÁP HOÀN THI N T CH C K TOÁN QU N TR T I T P ĐOÀN KINHẾ Ậ Ả Ệ Ổ Ứ Ế Ả Ị Ạ Ậ
T HOÀNG HÀẾ 56
4.1 Các k t lu n đánh giá th c tr ng t ch c k toán qu n tr t i t p đoàn kinh t Hoàng Hà.ế ậ ự ạ ổ ứ ế ả ị ạ ậ ế 57
4.1.1 u đi mƯ ể 57
4.1.2 H n ch và nguyên nhânạ ế 57
4.2 Quan đi m v hoàn thi n t ch c k toán qu n tr t i t p đoàn kinh t Hoàng Hà.ể ề ệ ổ ứ ế ả ị ạ ậ ế 60
4.2.1 S c n thi t hoàn thi n t ch c k toán qu n tr t i t p đoàn kinh t Hoàng Hàự ầ ế ệ ổ ứ ế ả ị ạ ậ ế 60
4.2.2 Yêu c u c a vi c hoàn thi n t ch c k toán qu n tr t i t p đoàn kinh t Hoàng Hà.ầ ủ ệ ệ ổ ứ ế ả ị ạ ậ ế 61
4.3 Các gi i pháp hoàn thi n t ch c k toán qu n tr t i t p đoàn kinh t Hoàng Hàả ệ ổ ứ ế ả ị ạ ậ ế 62
4.3.1 Gi i pháp th nh t, hoàn thi n t ch c b máy KTQT và ng i làm KTQT t i t p đoànả ứ ấ ệ ổ ứ ộ ườ ạ ậ 62
iv
4.3.2 Gi i pháp th hai, Hoàn thi n t ch c v n d ng h th ng ch ng t s d ng trong k toánả ứ ệ ổ ứ ậ ụ ệ ố ứ ừ ử ụ ế
qu n trả ị 63
4.3.3 Gi i pháp th ba, T ch c h th ng tài kho n k toán qu n trả ứ ổ ứ ệ ố ả ế ả ị 65
4.3.4 Gi i pháp th t , T ch c báo cáo k toán qu n trả ứ ư ổ ứ ế ả ị 66
4.3.5 Gi i pháp th năm, Hoàn thi n t ch c th c hi n KTQT m t s n i dung ch y uả ứ ệ ổ ứ ự ệ ộ ố ộ ủ ế 69
4.3.5.1 T ch c k toán qu n tr chi phíổ ứ ế ả ị 69
4.3.5.2 K toán qu n tr giá thành s n ph m.ế ả ị ả ẩ 69
4.3.5.3 T ch c k toán qu n tr tài s n c đ nhổ ứ ế ả ị ả ố ị 70
4.3.5.4 T ch c k toán qu n tr hàng t n khoổ ứ ế ả ị ồ 70
4.4 Ki n ngh đi u ki n th c hi n t ch c k toán qu n tr t i t p đoàn kinh t Hoàng Hà:ế ị ề ệ ự ệ ổ ứ ế ả ị ạ ậ ế 70
4.4.1 Đi u ki n v phía Nhà n c:ề ệ ề ướ 71
4.4.2 V phía t p đoàn kinh t Hoàng Hàề ậ ế 74
4.5 Nh ng h n ch c a lu n văn và h ng phát tri n nghiên c uữ ạ ế ủ ậ ướ ể ứ 75
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 77
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG BIỂU TRANG
1. Bảng số 3.3: Bảng phân chia chi phí của KTQT và KTTC 65
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
SƠ ĐỒ , HÌNH VẼ TRANG
1. Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức doanh nghiệp kiểu cổ điển 9
2. Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức doanh nghiệp kiểu ABC 9
3. Sơ đồ 2.3: Quá trình chi phí 9
4. Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy tập đoàn 40
5. Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán của tập đoàn kinh tế
HH
42
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KTQT: Kế toán quản trị
KTTC: Kế toán tài chính
KH: Kế hoạch
TSCĐ: Tài sản cố định
XDCB: Xây dựng cơ bản
BHXH: Bảo hiểm xã hội
CPSX: Chi phí sản xuất
CPCĐ: Chi phí cố định
CPBĐ: Chi phí biến đổi
SXKD: Sản xuất kinh doanh
DN: Doanh nghiệp
NVL : Nguyên vật liệu
NC: Nhân công
SXC : Sản xuất chung
BTC: Bộ tài chính
QLDN: Quản lý doanh nghiệp

1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH –
HĐH nhằm xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam
XHCN. Nền kinh tế Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới với nhiều cơ
hội và thách thức. Nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, đa
hình thức sở hữu làm cho tình hình cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt hơn.
Các doanh nghiệp muốn thắng thế trong cạnh tranh và đạt được mục tiêu của
mình thì phải tiến hành nghiên cứu thị trường để sản phẩm sản xuất ra có đủ
chất lượng với giá cả hợp lý.
Trước bối cảnh kể trên, trách nhiệm của các nhà quản trị doanh nghiệp là rất
nặng nề. Các nhà quản trị phải điều hành hoạt động sản xuất- kinh doanh của
doanh nghiệp sao cho thật hiệu quả, tiết kiệm, tạo được ưu thế cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường. Muốn vậy, các nhà quản trị phải cần rất nhiều
thông tin về tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp để phục vụ cho
công tác quản lý.
Kế toán quản trị với chức năng cung cấp các thông tin quá khứ, hiện tại và
đặc biệt là các thông tin tương lai cho các nhà quản lý sẽ là công cụ hỗ trợ tốt
cho nhà quản trị trong việc điều hành doanh nghiệp. Thế nhưng hiện nay tại
Việt Nam, kế toán quản trị vẫn còn là vấn đề chưa được chú trọng đúng mức
tại các doanh nghiệp, và tập đoàn kinh tế Hoàng Hà cũng không phải là ngoại
lệ. Chính vì vậy việc nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị ở tập đoàn kinh tế
Hoàng Hà là hết sức cần thiết.
2
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Vấn đề kế toán quản trị được các tác giả Việt Nam bắt đầu nghiên cứu từ đầu
những năm 1990 đến nay. Một số công trình đã nghiên cứu cụ thể:
Bài báo của Đỗ Lương Trường (2008) trên trang web: về

“Lịch sử tiến hóa của KTQT” đã chỉ rõ: Qua quá trình phát triển gần 30 năm,
KTQT tại Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở khâu lập kế hoạch và quản trị chi phí
chưa tạo ra giá trị tăng them cho doanh nghiệp. KTQT vẫn bị hiểu sai từ nội
dung đến cách thức xây dựng khiến cho nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi
nghiên cứu để áp dụng.
Luận văn thạc sỹ của Phạm Thị Hồng Hạnh (2008) – Trường Đại học Thương
mại về “Hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí, giá thành trong các DN khai thác
than thuộc tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam” đã đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán, trình tự tiến hành KTQT, phân loại
chi phí, hệ thống chứng từ phục vụ kế toán quản trị, hệ thống tài khoản, sổ chi
tiết, hệ thống báo cáo KTQT ….
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hải Hà (2005) – Trường Đại học Thương
Mại về “Hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí sản xuất kinh doanh và giá
thành sản phẩm dịch vụ vận tải tại các DN vận tải ô tô hành khách ở Việt
Nam” đã đánh giá hiện trạng, đưa ra các nguyên tắc cơ bản và các biện
pháp để hoàn thiện công tác KTQT chi phí giá thành tại các DN vận tải ô
tô hành khách ở Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ của Đào Thị Minh Tâm (2007) – Cao đằng lương thực thực
phẩm Đà Nẵng về “KTQT chi phí và ứng dụng của nó trong các doanh nghiệp
chế biến thủy sản VN” đã chỉ rõ KTQT được coi là một trong những công cụ
quản lý hữu hiệu trong điều kiện nền kinh tế thị trường có cạnh tranh bởi tính
linh hoạt hữu ích và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị
3
nội bộ DN. Với các DN chế biến thủy sản VN, việc ứng dụng KTQT chi phí
trong hoạt động quản lý vẫn còn là vấn đề mới mẻ, chưa được triển khai một
cách đồng bộ và khoa học, ở một mức độ nhất định các doanh nghiệp đã vận
dụng một số nội dung trong công tác lập dự toán, tính giá và kiểm soát chi phí
nhưng chưa khai thác và phát huy hết ưu thế của loại công cụ quản lý khoa
học này. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, vận dụng vào điều kiện thực tế các
DN, tác giả nêu lên những ứng dụng cơ bản của KTQT chi phí trong DN chế

biến thủy sản VN như: Phân loại chi phí theo yêu cầu quản trị, lập dự toán chi
phí, tính giá và phân tích thông tin chi phí …. Nhằm kịp thời xử lý và cung
cấp thông tin cho việc ra quyết định của các nhà quản trị, hỗ trợ việc nâng cao
hiệu quả hoạt động quản lý tại các doanh nghiệp.
Trong các công trình nghiên cứu đã công bố, các tác giả đã hệ thống các nội
dung cơ bản của kế toán quản trị và đề xuất phương hướng ứng dụng kế toán
quản trị vào các doanh nghiệp cụ thể theo phạm vi nghiên cứu của đề tài. Mặc
dù vậy, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu về tổ chức kế toán quản trị
áp dụng vào tập đoàn kinh tế Hoàng Hà.
1.3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Từ việc hệ thống hóa và phát triển các lý luận chung về kế toán và tổ chức kế
toán quản trị trong doanh nghiệp nói chung và tổ chức kế toán quản trị tại tập
đoàn kinh tế tại tập đoàn kinh tế Hoàng Hà nói riêng. Luận văn phân tích,
đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị tại tập đoàn kinh tế Hoàng Hà. Từ
đó, xây dựng mô hình kế toán quản trị trong tập đoàn kinh tế Hoàng Hà theo
hướng tổ chức một hệ thống kế toán quản trị hợp lý, có thể cung cấp thông tin
hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp làm cơ sở đưa ra các quyết định
kinh doanh đúng đắn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
1.4. Đối tượng, mục tiêu nghiên cứu của đề tài
4
1.41. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Tổ chức kế toán quản trị trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp, cụ thể là
tổ chức kế toán quản trị tại tập đoàn kinh tế Hoàng Hà.
1.4.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Phân tích hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức
kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng của tổ chức kế toán quản trị tại tập đoàn
kinh tế Hoàng Hà. Chỉ rõ ưu điểm, hạn chế của việc tổ chức kế toán quản trị
tại tập đoàn kinh tế Hoàng Hà.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại tập

đoàn kinh tế Hoàng Hà.
1.5. Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu
- Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp dựa trên những cơ sở lý luận nào?
- Vai trò của kế toán quản trị trong việc quản lý ở doanh nghiệp?
- Đã có những công trình nào nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị tại doanh nghiệp?
- Thực trạng tổ chức kế toán quản trị ở tập đoàn kinh tế Hoàng Hà hiện nay?
Có những ưu điểm và hạn chế gì?
- Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại tập
đoàn kinh tế Hoàng Hà?
1.6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do tổ chức kế toán quản trị là vấn đề lớn và khá phức tạp nên luận văn đi sâu
nghiên cứu những vấn đề cơ bản của tổ chức kế toán quản trị tại tập đoàn kinh
tế Hoàng Hà.
Các số liệu, tài liệu minh chứng do tập đoàn kinh tế Hoàng Hà cung cấp.
5
1.7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần tóm lược, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Lý luận chung về tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng tổ chức kế toán quản trị tại
tập đoàn kinh tế Hoàng Hà.
Chương 4: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại
tập đoàn kinh tế Hoàng Hà.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Trong chương 1, luận văn đã phân tích, khẳng định tính cấp thiết của đề tài,
tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, xác lập và tuyên bố
vấn đề nghiên cứu của đề tài. Đối tượng, mục tiêu, phạm vi của đề tài.
6
CHƯƠNG 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Khái niện và đặc điểm của kế toán quản trị
2.1.1 Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị
2.1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp, có chức
năng thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin thỏa mãn nhu cầu của các nhà
quản trị doanh nghiệp, là những người mà các quyết định và hành động của
họ có liên quan trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Đến nay, có nhiều khái niệm khác nhau về kế toán quản trị. Cụ thể:
Theo Luật kế toán của Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “Việc
thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu
quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”
(Luật kế toán, khoản 3, điều 4)
Theo hiệp hội quốc gia Mỹ - National Association of Accountants (NAA) –
văn kiện số 1A tháng 3/1981: “Kế toán quản trị là quá trình cung cấp thông tin
cho nhà quản lý doanh nghiệp trong việc lập và thực hiện kế hoạch, trong việc
kiểm soát, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình kế toán quản
trị bao gồm các công việc xác định, cân, đo, đong, đếm, thu thập tích lũy,
phân tích, chuẩn bị thông tin, giải thích và cung cấp thông tin cho nhà quản lý
để các nhà quản lý xử lý các thông tin này theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp”.
7
Theo từ điển thuật ngữ kế toán Mỹ: “Kế toán quản trị là lĩnh vực kế toán có
liên quan đến việc định lượng các thông tin kinh tế và hỗ trợ những nhà quản
trị trong việc đưa ra cá quyết định tài chính, đặc biệt trong việc hoạch định kế
hoạch và quản lý giá thành”.
Theo các GS.TS. Jack.L.Smith, Rober M.Keith và William. L.Sephens ( Đại
học South Florida): “Kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp cho
các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm soát”.
GS.TS Ronald.W.Hilton ( Đại học Cornell – Mỹ): “Kế toán quản trị là một bộ

phận của hệ thống thông tin quản trị trong các tổ chức mà nhà quản trị dựa
vào đó để hoạch định và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức đó”.
Các khái niệm trên, tuy khác nhau về cách trình bầy nhưng đều có những vấn
đề chung thể hiện bản chất của kế toán quản trị, đó là:
- Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ
thống kế toán doanh nghiệp và là công cụ quan trọng không thể thiếu được
trong công tác quản lý nội bộ doanh nghiệp.
- Người sử dụng thông tin do kế toán quản trị cung cấp là các nhà quản trị
trong doanh nghiệp.
- Thông tin của kế toán quản trị là nguồn thông tin chủ yếu giúp cho nhà
quản trị doanh nghiệp thực hiện các chức năng quản trị: Lập kế hoạch, tổ
chức điều hành thực hiện kế hoạch và ra quyết định.
2.1.1.2 Mục tiêu của kế toán quản trị
• Cung cấp thông tin cho các nhà quản lý.
• Trợ giúp nhà quản lý trong việc việc điều hành và kiểm soát.
• Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức.
• Đo lường hiệu quả hoạt động.
8
2.1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán quản trị.
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán
quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.
- Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán.
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo
kế toán quản trị.
- Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra
quyết định của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
2.1.2 Đối tượng và vị trí của kế toán quản trị trong hệ thống quản trị
doanh nghiệp
2.1.2.1 Đối tượng của kế toán quản trị
Kế toán quản trị phản ánh đối tượng của kế toán nói chung: KTQT là một bộ

phận của kế toán nên đối tượng của nó cũng là đối tượng của kế toán nói
chung. Đối tượng nhận thông tin KTQT là ban lãnh đạo doanh nghiệp và
những người tham gia quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, các đối tượng đó được KTQT phản ánh dưới dạng chi tiết
theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Nếu KTTC phản ánh tài sản, nguồn vốn
và kết quả của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát thì KTQT phản ánh chi tiết
sự tổng quát đó. Cụ thể:
- Phản ánh chi tiết các yếu tố sản xuất kinh doanh như: Vật tư, tài sản cố định,
lao động tiền lương (chi tiết từng đối tượng cụ thể cả về số lượng, đơn giá, giá
trị, các chỉ tiêu khác)
- Phản ánh tính toán, phân bổ chi phí, giá thành (giá phí) chi tiết từng loại tài
sản (Tài sản cố định, sản phẩm dở dang, thành phẩm…)
- Ph¶n ánh chi tiết công nợ phải trả, phải thu, các khoản thanh toán khác của
doanh nghiệp.
9
- Phản ánh chi tiết doanh thu và kết quả từng hoạt động, bộ phận, địa điểm,
sản phẩm mặt hàng kinh doanh… của doanh nghiệp dưới dạng chi tiết.
- KTQT phản ánh mô tả hoạt động của doanh nghiệp.
+ Mô hình tổ chức doanh nghiệp kiểu cổ điển được khái quát như sau:
Nguồn lực
Tiêu dùng Trung tâm
chi phí
Được chế tạo
Sản phẩm
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức doanh nghiệp kiểu cổ điển
+ Mô hình tổ chức doanh nghiệp kiểu xác định giá trị trên cơ sở hoạt động
(còn gọi là mô hình ABC) được khái quát như sau:
Nguồn lực
Bộ phận
( Trung tâm chi phí)

Hoạt
động
Sản phẩm
cuối cùng
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức doanh nghiệp kiểu ABC
- Kế toán quản trị phản ánh qúa trình chi phí trong hoạt động của doanh
nghiệp: Hoạt động của doanh nghiệp dẫn đến xuất hiện một mạng lưới chu
chuyển các luồng chi phí, các chi phí này có thể được khái quát như sau :
Chi phí
phát sinh
Tập hợp trực tiếp
Lựa chọn
Chi phÝ gi¸n tiÕp
Chi phí gián tiếp
Chi phÝ trùc tiÕp
Tổ chức lại sản xuất để
có thể tập hợp trực tiếp
Không phân bổ cho
các đối tượng tập hợp
Phân bổ cho các đối tượng tập
hợp theo tiên chuẩn phù hợp
10
Sơ đồ 2.3: Quá trình chi phí
Để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của mình doanh nghiệp phải tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là phải tổ chức huy động và tiêu dùng các
nguồn lực (Vốn, tài sản , nhân lực….)để sản xuất ra sản phẩm dịch vụ kinh
doanh hàng hóa KTQT dựa trên cách thức huy động và tiêu dùng (sử dụng)
các nguồn lực mà phản ánh và mô tả chúng để thực hiện mục đích của mình.
Việc tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực ở mỗi doanh nghiệp có thể
có những đặc điểm rất khác nhau, điều đó chi phối bởi mô hình tổ chức bộ

máy hoạt động và quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do
vậy KTQT gắn liền với tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp.
Xét về huy động và sử dụng các nguồn lực KTQT gắn liền với việc phản ánh,
mô tả chi phí, diễn biến chi phí trong quá trình sử dụng các nơi tiêu dùng các
chi phí đó (bộ phận /trung tâm) và sự kết tinh chi phí thành kết quả các hoạt
động (giá thành sản phẩm dịch vụ).
KTQT phản ánh quá trình chi phí trong hoạt động của các doanh nghiệp, nên
đối tượng chủ yếu của KTQT là quá trình chi phí của doanh nghiệp, tuy nhiên
tùy vào điều kiện cụ thể và đặc điểm các khoản mục chi phí phát sinh để lựa
chọn phương pháp bộ phận đồng nhất cho phù hợp.
- Nguyên tắc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị: Việc tổ chức hệ
thống thông tin KTQT không bắt buộc tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kế
toán và có thể thực hiện theo quy định nội bộ của doanh nghiệp, nhằm
tạo lập hệ thống thông tin quản lý thích hợp theo yêu cầu quản lý cụ thể
của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp được toàn quyền quyết định việc
vận dụng các chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, vận dụng và
11
chi tiết hoá các tài khoản kế toán, thiết kế các mẫu báo cáo KTQT cần thiết
phục vụ cho KTQT của đơn vị.
2.1.2.2 Vai trò của kế toán quản trị trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp
Khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cho thấy, vai trò của kế
toán quản trị trong hệ thống quản trị doanh nghiệp thể hiện dưới hai mô hình sau:
Với những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hệ thống quản lý chủ yếu
dựa trên nền tảng chuyên môn hoá từng bộ phận hoạt động sản xuất kinh
doanh, từng hoạt động quản lý, thì nội dung kế toán quản trị được xây dựng
theo hướng cung cấp thông tin định lượng về tình hình kinh tế tài chính theo
từng bộ phận chuyên môn hoá để phục vụ cho việc hoạch định, tổ chức thực
hiện, kiểm tra và ra quyết định của nhà quản lý ở từng cấp quản trị.
Nội dung mô hình kế toán quản trị này thường gồm những lý luận và nghiệp
vụ kỹ thuật cơ bản sau:

• Phân loại, kiểm soát, đánh giá chi phí theo từng phạm vi chuyên môn,
hoặ cấp bậc quản trị.
• Xác định, kiểm soát, đánh giá giá thành sản phẩm, chủ yếu là giá thành
trong từng quá trình sản xuất.
• Dự toán ngân sách hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm theo từng
bộ phận và đánh giá trách nhiệm quản lý ở từng cấp bậc quản trị.
• Thu thập, phân tích dữ liệu, từ đó thiết lập thông tin thích hợp, phục vụ
cho việc xây dựng giá bán, phương án kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
theo từng bộ phận, cấp bậc quản trị.
12
• Phân tích, dự báo chỉ số tài chính ở từng bộ phận hoạt động.
Với những doanh nghiệp có hệ thống quản lý chủ yếu dự trên nền tảng từng
quá trình hoạt động (được hiểu là bao gồm tất cả các công đoạn, bộ phận như
nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất, dịch vụ, thiết kế, tiến trình sản
xuất, sản phẩm, marketing, phân phối, dịch vụ sau phân phối hoặc bao gồm
một nhóm công đoạn, bộ phận gắn kết nhau trong quá trình sản xuất, kinh
doanh), thì nội dung kế toán quản trị được xây dựng theo hướng cung cấp
thông tin định lượng về tình hình kinh tế tài chính theo từng quá trình hoạt
động để phục vụ cho việc hoạch định, tổ chức, phối hợp thực hiên, đánh giá
hiệu quả của từng nhóm thực hiện quá trình hoạt động (những người có
chuyên môn khác nhau cùng thực hiện một quá trình kinh doanh). Cụ thể là:
• Phân loại, kiểm soát, đánh giá chi phí theo từng quá trình hoạt động.
• Dự toán ngân sách của từng quá trình hoạt động và đánh giá hiệu quả
của từng nhóm thực hiện quá trình.
• Thu thập, phân tích dữ liệu để xây dựng thông tin thích hợp, phục vụ
cho việc lựa chọn từng quá trình hoạt động và phối hợp thực hiện của
nhóm thực hiện quá trình.
• Phân tích, dự báo các chỉ số tài chính của từng quá trình hoạt động.
2.1.3 So sánh giữ kế toán quản trị và kế toán tài chính
2.1.3.1 Mối liên hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

- Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều
nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm
đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn.
- Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số
liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ
13
gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết.
- Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý.
2.1.3.2 Sự khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
a. Mục đích
- Kế toán quản trị có mục đích: Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh. - Kế toán tài chính: Cung cấp thông tin phục vụ
cho việc lập các báo cáo tài chính.
b. Đối tượng phục vụ:
- Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán quản trị là: Các nhà quản lý doanh
nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc)
- Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán tài chính là: Các nhà quản lý doanh
nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (Nhà đầu tư, ngân hàng, cơ
quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê)
c. Đặc điểm của thông tin:
- Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu,
thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít
chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động,
có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc đánh giá và
xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá
trị và hình thái hiện vật. Ví dụ: Kế toán vật tư ngoài việc theo dõi giá trị của
vật tư còn phải theo dõi số lượng vật tư.
- Kế toán tài chính phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ đòi hỏi có tính
khách quan và có thể kiểm tra được. Thông tin chỉ được theo dõi dưới hình
thái giá trị.

14
d. Nguyên tắc cung cấp thông tin:
- Kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền
quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp.
- Kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và
được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính
thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người
có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và
kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt
là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc
công bố những số liệu mang tính bắt buộc.
e. Phạm vi của thông tin:
- Phạm vi thông tin của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng
bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan.
- Phạm vi thông tin của kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính
trên quy mô toàn doanh nghiệp.
f. Kỳ báo cáo:
- Kế toán quản trị có kỳ lập báo cáo nhiều hơn: Quý, năm, tháng, tuần, ngày. -
Kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm
g. Quan hệ với các môn khoa học khác:
Kế toán tài chính ít có mối quan hệ với các môn khoa học khác. Do thông tin
kế toán quản trị được cung cấp để phục vụ cho chức năng quản lý, nên ngoài
việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán tài chính thì kế toán quản
trị còn phải kết hợp và sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như:
Kinh tế học, thống kê kinh tế, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quản trị đầu tư
để tổng hợp phân tích và xử lý thông tin.
15
h. Tính bắt buộc theo luật định:
- Kế toán quản trị không có tính bắt buộc.
- Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định. Kế toán tài chính có tính

bắt buộc theo luật định có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở
mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không
hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận (tham khảo
thêm về luật kế toán vừa ban hành).
2.1.4 Yêu cầu và kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản của kê toán quản trị
2.1.4.1 Các yêu cầu về thông tin kế toán quản trị
Các thông tin kế toán cung cấp ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của nhà
quản trị do đó để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán mang lại hiệu quả tốt
nhất thì cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tính trung thực của thông tin kế toán.
Các thông tin về mối quan hệ giữa khối lượng, chi phí và lợi nhuận luôn là
những thông tin đòi hỏi tính trung thực rất cao. Nó đảm bảo quyết định quản
trị không bị chệch hướng, giúp nhà quản trị có thể lựa chọn dây truyền sản
xuất, định giá sản phẩm, xác định chiến lược tiêu thụ sản phẩm, xác định trình
độ năng lực sản xuất…
- Tính phù hợp hiệu quả của thông tin kế toán.
Yêu cầu này đòi hỏi các thông tin mà KTQT thu thập và xử lý phải liên quan
đến mục tiêu và kế hoạch doanh nghiệp đặt ra. Thông tin kế toán thích hợp
với quyết định ngắn hạn gồm:
+ Thông tin về chi phí, thu nhập: Đây là thông tin rất quan trọng đối với việc
ra quyết định. Tuy nhiên, trong doanh nghiệp có rất nhiều loại có loại phù hợp
với việc ra quyết định, nhưng có loại không phù hợp với ra quyết định. Thông

×