Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và đặc biệt là các
doanh nghiệp thương mại nói riêng thì khâu bán hàng là cơ sở, tiền đề cho sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là lợi
nhuận nên việc xác định đúng đắn kết quả kinh doanh nói chung và kết quả bán
hàng nói riêng là rất quan trọng. Chính vì vậy mà bên cạnh các công tác quản lý
nói chung, thì việc tổ chức hợp lý công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả
bán hàng là rất cần thiết giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính
xác để đưa ra quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của mình. Với
nhiều phương thức bán hàng thì việc ghi nhận và xác định kết quả bán hàng phải
tuân thủ theo các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Tại doanh
nghiệp, kế toán bán hàng là công tác đòi hỏi mang tính cấp thiết và được quan
tâm chú trọng trong công tác kế toán.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam: VAS 02 “hàng tồn kho”; VAS 14 “doanh
thu và thu nhập khác”…đã quy định chung cho việc hạch toán doanh thu, xác
định giá vốn,…Bên cạnh đó, các chệ độ kế toán cũng thay đổi để dần từng bước
hoàn thiện với điều kiện thực tế (hiện nay ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp
theo quyết định 15/2006/QĐ/BTC). Tuy nhiên trong quá trình vận dụng các
chuẩn mực và chế độ kế toán vào tình hình thực tế của doanh nghiệp thường
xuyên gặp phải những vướng mắc và do đó việc hạch toán vẫn còn bất cập.
Chính vì vậy, việc thường xuyên tổ chức và hoan thiện công tác kế toán bán
hàng sao cho phù hợp với các quy định mà vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý
của doanh nghiệp là vấn đề quan tâm hàng đầu của những người làm công tác kế
toán tại các doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Minh Khôi em nhận thấy một
số vấn đề đặt ra trong công tác kế toán bán hàng tại công ty như: việc ghi nhận
và xác định doanh thu, phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
1
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
phòng nợ phải thu khó đòi, các tài khoản sử dụng, hệ thống sổ sách kế toán,…
còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện hành. Do
đó cần được nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán bán hàng tại công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng, vận dụng
lý luận đã được học tập tại trường kết hợp với thực tế thu nhận được trong quá
trình thực tập tại công ty TNHH Minh Khôi, tôi đã chọn đề tài “ kế toán bán
mặt hàng phụ tùng ô tô tại công ty TNHH Minh Khôi” làm đề tài nghiên cứu
và viết chuyên đề của mình.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề.
Qua quá trình thực tập và khảo sát điều tra, phỏng vấn tại công ty TNHH
Minh Khôi, tôi thấy có những khó khăn trong việc quản lý và tổ chức công tác kế
toán của công ty, đó là: tại sao trong năm qua tốc độ tăng trưởng doanh thu
không cao? Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bán hàng của doanh nghiệp là
gì? Tại sao kế toán chưa phản ánh chính xác và cung cấp các thông tin kịp thời
tình hình bán hàng thực tế của doanh nghiệp? Giải pháp đặt ra cho công tác kế
toán bán hàng tại công ty TNHH Minh Khôi là gì?… Để làm sáng tỏ 1 phần các
câu hỏi trên em chọn đề tài “Kế toán bán mặt hàng phụ tùng ô tô tại công ty
TNHH Minh Khôi” làm chuyên đề nghiên cứu của mình.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu.
- Về mặt lý luận: đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác
kế toán bán hàng, cụ thể là: làm rõ khái niệm về bán hàng, các phương thức bán
hàng, doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu, nêu 1 số lý thuyết về kế toán bán
hàng theo chuẩn mực kế toán và theo chế độ hiện hành, … từ đó làm cơ sở cho
nghiên cứu thực trạng tổ chức và thực hiện công tác kế toán bán hàng tại công ty
TNHH Minh Khôi.
- Về mặt thực tế: vận dụng các kiến thức đã học và các vấn đề lý luận đã nêu,
đề tài đi nghiên cứu thực trạng kế toán bán mặt hàng phụ tùng ô tô tại công ty TNHH
Minh Khôi. Đi vào xem xét và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán bán hàng
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
2
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
tại công ty trong giai đoạn hiện nay. Để làm rõ hơn về thực trạng tổ chức công tác kế
toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng đề tài đi khảo sát và tổng kết kết quả
khảo sát điều tra, phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia và nhân viên kế toán tại công
ty, từ đó phát hiện những vấn đề vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động kế toán bán
hàng tại doanh nghiệp làm cơ sở đưa ra các kiến nghị và một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hơn công tác kế toán bán hàng tại doanh nghiệp.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
Do giới hạn về thời gian và năng lực nên phạm vi nghiên cứu của đề tài,
nên nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Nội dung: Kế toán bán mặt hàng phụ tùng ô tô bao gồm nhiều nội dung
nhưng đề tài chỉ tập trung vào cụ thể các lý luận về kế toán bán hàng và thực tiễn
nghiệp vụ kế toán bán hàng phụ tùng ô tô tại công ty TNHH Minh Khôi, đề tài
không đi nghiên cứu về xác định kết quả kinh doanh.
- Thời gian: số liệu phục vụ cho đề tài là tháng 11 năm 2009
- Đối tượng nghiên cứu: kế toán bán mặt hàng phụ tùng ô tô
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung kế toán bán hàng trong DNTM.
1.5.1. Một số khái niệm cơ bản về kế toán bán hàng trong DNTM.
Hoạt động bán hàng bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhau, để quản lý
tốt công tác bán hàng chúng ta cần quản lý tốt các yếu tố liên quan đến doanh thu
bán hàng như: doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn,…
- Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
- Chiết khấu thương mại: là khoản khi doanh nghiệp bán hàng có giảm giá
niêm yết cho khách mua hàng khi mua với khối lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ của người bán dành cho người
mua khi hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
- Hàng bán bị trả lại: là khối lượng hàng bán đã được xác định là tiêu thụ
nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
3
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
- Chiết khấu thanh toán: là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua
do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn hợp đồng.
Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu và VAT theo phương pháp trực tiếp
- Doanh thu thuần: là khoản doanh thu thực tế thu được về bán hàng, là kết
quả của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh
thu, là cơ sở để xác định kế toán bán hàng.
1.5.2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại theo quy định
của chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Theo chuẩn mực kế toán số 14: “Doanh thu và thu nhập khác” ban
hành theo quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001. Quy định và
hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác.
Thời điểm ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi
giao dịch bán hàng đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phầm hoặc hàng hóa cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Xác định doanh thu:
- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản sẽ thu được
hoặc sẽ thu được.
- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được thỏa thuận giữa doanh nghiệp với
bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các
khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.
- Đối với các khoản hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì
doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
4
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
thu được trong tương lại giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ
lệ lãi suất hiện hành. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa
hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi
là giao dịch tạo ra doanh thu.
- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ
khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh
thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa
hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền
trả thêm hoặc thu thêm.
- Doanh thu được ghi nhận theo giá bán hàng hóa. Giá bán hàng hóa của
doanh nghiệp được xác định theo nguyên tắc phải đảm bảo bù đắp được giá vốn,
chi phí đã bỏ ra đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp có được khoản lợi nhuận
định mức.
Theo chuẩn mực kế toán số 02: “ Hàng tồn kho” được ban hành theo
quyết định 149/2001/QĐ – BTC, ngày 31/12/2001.
- Phương pháp tính theo giá đích danh: theo phương pháp này doanh
nghiệp phải biết được các đơn vị hàng hóa xuất bán thuộc những lần mua nào và
dùng những đơn giá của những lần mua đó để xác định giá vốn của hàng bán.
- Phương pháp bình quân gia quyền: giá trị của từng loại hàng hóa xuất
bán sẽ được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu
kỳ và giá trị từng loại hàng hóa được mua trong kỳ.
- Phương pháp nhập trước, xuất trước: theo phương pháp này hàng hóa
mua trước thì được xuất trước, do vậy giá bán của hàng hóa xuất bán sẽ được
tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.
- Phương pháp nhập sau, xuất trước: được áp dụng dựa trên giả định là
hàng hóa được mua sau thì được xuất trước. Theo phương pháp này thì giá trị
hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng.
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
5
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
1.5.3. Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại theo chế độ
kế toán hiện hành (Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006).
1.5.3.1. Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở DNTM kế toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên.
A. Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở DNTM kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong DNTM chủ yếu sử dụng các TK sau:
TK511: “ DT bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK này chỉ phản ánh DT của số hàng hóa, dịch vụ đã được coi là tiêu thụ
trong kỳ. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thì DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có
thuế. Còn đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu
thuế theo phương pháp trực tiếp thì DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá
thanh toán.
Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương pháp bán đúng giá
hưởng hoa hồng thì hạch toán vào DT bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa
hồng. Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì DN ghi nhận
DT bán hàng theo giá bán trả ngay, ghi nhận vào DT tài chính phần lãi tính trên
khoản phải trả nhưng trả chậm.
TK632: Giá vốn hàng bán
TK này được sử dụng để phản ánh trị giá thực tế của số hàng hóa đã được
xác định tiêu thụ.
TK156 : Hàng hóa
TK 157 : Hàng gửi bán …
a. Kế toán nghiệp vụ bán buôn hàng hóa
* Kế toán bán buôn qua kho.
- Đối với trường hợp bán buôn theo hình thức giao hàng trực tiếp.
Căn cứ vào hóa đơn GTGT do đơn vị lập, kế toán ghi nhận DT của hàng
bán vào bên có TK511, và phản ánh thuế GTGT đầu ra vào bên có TK333
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
6
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
(3331), nếu là thanh toán trả ngay thì căn cứ váo phiếu thu hoặc giấy báo có của
ngân hàng kế toán ghi tăng TK111,112. Nếu khách hàng nhận nợ thì ghi tăng TK
phải thu 131( chi tiết cho từng khách hàng).
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán vào bên
Nợ TK632 tương ứng ghi giảm hàng hóa vào bên Có TK156 theo giá trị hàng
hóa thực tế xuất kho.
Nếu hàng hóa có bao bì đi kèm tính giá riêng thì ghi giảm bao bì vào bên
Có TK153: Trị giá bao bì, phản ánh thuế GTGT đầu ra và ghi nhận khoản tiền
thu được.
- Đối với kế toán nghiệp vụ bán buôn theo hình thức gửi hàng.
Sử dụng TK 157: “ Hàng gửi đi bán”: phản ánh giá trị hàng hóa đã gửi
hoặc chuyển đến cho khách hàng.
Chỉ phản ánh vào TK này giá trị của hàng hóa đã gửi cho khách hàng, gửi
đại lý, ký gửi đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc
theo đơn đặt hàng, nhưng chưa xác định là đã bán (chưa được tính vào DT bán
hàng trong kỳ đối với số hàng gửi đi bán).
Căn cứ vào phiếu xuất kho, phản ánh trị giá thực tế của hàng gửi bán tăng
vào bên Nợ TK157, ghi giảm hàng hóa: Có TK 156 nhưng chưa được ghi nhận
DT. Nếu có bao bì đi kèm với hàng gửi bán tính giá riêng thì giá bao bì được
phản ánh vào bên Nợ TK 138(1388) theo giá xuất kho, tương ứng ghi giảm vào
TK 153(1532).
Nếu phát sinh chi phí trong quá tình gửi bán: chi phí này do DN chịu thì
hạch toán vào chi phí bán hàng (TK641) theo giá chưa thuế, còn nếu là do bên
mua chịu nhưng DN trả hộ thì hạch toán vào tài khoản phải thu khác
TK138(1388) theo tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Khi bên mua chấp nhận thanh toán, hàng gửi bán xác định là tiêu thụ:
+ Kế toán ghi nhận DT bán hàng vào bên có TK 511. Đồng thời kết
chuyển giá vốn của hàng gửi bán vào bên nợ TK 632: giá vốn hàng gửi bán đồng
thời ghi giảm hàng gửi bán vào bên có TK157.
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
7
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
+ Nếu lô hàng gửi bán có bao bì đi kèm tính giá riêng thì ghi giảm khoản
phải thu khác (Nợ TK 1388), ghi tăng thuế GTGT đầu ra, và số tiền thu được.
+Thu hồi chi phí trả hộ (nếu có), ghi giảm khoản phải thu khác.
* Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng.
- Trường hợp bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba:
Căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán của khách hàng, kế
toán ghi nhận DT, thuế GTGT đầu ra, số tiền thanh toán. Đồng thời căn cứ vào
hóa đơn GTGT (hoặc HĐ bán ra) do nhà cung cấp lập phản ánh gia vốn hàng
bán vào bên nợ TK632, số thuế GTGT đầu vào vào bên nợ TK133, căn cứ vào
phiếu chi kế toán ghi tăng vào bên có TK 111, 112 hoặc nếu chấp nhận nợ ghi có
TK 331( chi tiết theo từng nhà cung cấp). Nếu có bao bì đi kèm tính gia riêng thì
phản ánh số tiền thanh toán với khách hàng và số tiền phải trả nhà cung cấp đồng
thời phản ánh thuế GTGT đầu ra, đầu vào.
- Trường hợp bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng:
Khi doanh nghiệp mua hàng sau đó chuyển thẳng đi bán. Căn cứ vào hóa
đơn GTGT (hoặc HĐ bán hàng) do nhà cung cấp lập và phiếu gửi hàng đi bán kế
toán ghi tăng trị giá hàng gửi đi bán của hàng vận chuyển thẳng (TK157), tương
ứng phản ánh thuế GTGT đầu vào, số tiền phải thanh toán cho nhà cung cấp. Khi
hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ thì ghi nhận doanh thu đồng thời phản
ánh trị giá vốn hàng bán.
* Kế toán các trường hợp phát sinh trong quá trình bán buôn.
- Chiết khấu thanh toán: Khi phát sinh chiết khấu thanh toán do khách
hàng thanh toán tiền trước thời hạn, kế toán ghi nhận khoản chiết khấu thanh
toán vào bên nợ TK635, tương ứng ghi tăng số tiền nhận được và ghi giảm số
tiền phải thu của khách hàng.
- Chiết khấu thương mại (TK 5211) “ Chiết khấu thương mại”
TK này chỉ phản ánh khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng
trong kỳ. Khi phát sinh triết khấu thương mại giảm trừ cho khách hàng kế toán
ghi nợ TK5211: Số chiết khấu thương mại cho khách hàng chưa có thuế và ghi
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
8
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
giảm thuế GTGT đầu ra tính trên khoản triết khấu thương mại, tương ứng ghi
nhận tổng số tiền giảm trừ.
- Giảm giá hàng bán (TK 5213) “ Giảm giá hàng bán”
TK này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và
việc xử lý khoản giảm giá. Chỉ phản ánh vào TK này các khoản giảm trừ do việc
chấp nhận giảm giá sau khi đã bán hàng và phát hành hóa đơn. Kế toán ghi nhận
khoản giảm giá theo giá chưa thuế GTGT vào bên nợ TK 5213, số thuế đầu ra
tính trên khoản giảm giá, tương ứng giảm số tiền theo giá thanh toán.
- Hàng bán bị trả lại (5212): “ Hàng bán bị trả lại”
TK này để phản ánh giá trị của số hàng khách hàng trả lại. Bán buôn hàng
hóa có phát sinh hàng bán bị trả lại, căn cứ vào biên bản kiểm nhận hàng hóa, và
hóa đơn GTGT do bên trả lại hàng lập kế toán phản ánh DT hàng bán bị trả lại
(TK 5212), số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại tương ứng ghi giảm số tiền
theo giá thanh toán. Đơn vị chuyển hàng về nhập kho, ghi giảm giá vốn hàng bán
và tăng hàng hóa.
- Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại,
hàng bán bị trả lại để xác định doanh thu thuần.
- Kế toán hàng thừa, thiếu trong quá trình bán.
Hàng gửi bán phát sinh thiếu hàng hóa chưa xác định rõ nguyên nhân, kế
toán chỉ phản ánh DT theo số tiền bên mua chấp nhận thanh toán. Phản ánh số
hàng thiếu chưa xác định được nguyên nhân và tài khoản phai thu khác (TK138),
tương ứng ghi giảm hàng gửi bán TK157: Trị giá hàng thiếu.
Trường hợp phát sinh hàng thừa chưa xác định được nguyên nhân, kế toán
phản ánh trị giá số hàng thừa vào khoán phải trả khác (TK3381), tương tứng ghi
tăng hàng gửi bán TK 157: Trị giá hàng thừa.
b. Kế toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa.
Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng
hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất
tiêu dùng nội bộ.
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
9
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được bảng kê bán lẻ hàng hóa của mậu
dịch viên, kế toán xác định và ghi nhận DT của số hàng bán và số thuế GTGT
đầu ra của hàng hóa đã tiêu thụ.
Nếu số tiền mậu dịch viên nộp nhỏ hơn số ghi trên bảng kê bán lẻ hàng
hóa thì mậu dịch viên phải bồi thường, nếu mậu dịch viên chưa bồi thường ngay
thì phản ánh vào khoản phải thu khác( TK138): số tiền mậu dịch viên nộp thiếu.
Nếu số tiền mậu dịch viên nộp lớn hơn doanh số ghi trên bảng kê bán lẻ
hàng hóa thì khoản thừa sẽ được hạch toán vào thu nhập (TK711) của DN. Đồng
thời ghi nhận DT thì xác định giá vốn hàng hóa đã tiêu thụ.
c.Kế toán nghiệp vụ đại lý
Là phương thức hạch toán mà trong đó DNTM giao hàng cho cơ sở nhận
đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bàn hàng. Sau khi bán được hàng, cơ sở
đại lý được hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý. Số hàng chuyển giao
cho các cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của DN, đến khi cơ sở đại lý thanh
toán tiền bán hàng hoặc chấp nhận thanh toán thì nghiệp vụ bán hàng hoàn
thành.
* Kế toán ở đơn vị giao đại lý
- Khi giao hàng cho cơ sở nhận đại lý: Nếu xuất kho để giao đại lý, thì căn
cứ vào phiếu xuất kho ghi tăng hàng gửi bán và giảm hàng hóa. Nếu mua giao
thẳng cho cơ sở nhận đại lý thì ghi tăng hàng gửi bán trên TK 157, phản ánh thuế
GTGT đầu vào, và ghi giảm tiền.
- Nếu phát sinh các tài khoản chi phí trong quá trình gửi bán đại lí: DN
chịu thì phản ánh vào chi phí bán hàng (TK 6421), còn nếu DN chi hộ cho cơ sở
nhận đại lý thì phản ánh vào khoản thu khác (TK138): số tiền đã chi theo giá
thanh toán (đã bao gồm cả thuế GTGT).
- Căn cứ vào bảng thanh toán hàng bán đại lý do cơ sở nhận đại lý lập và
gửi tới, kế toán phản ánh doanh thu: ghi tăng TK 511 theo giá bán chưa có thuế
GTGT, tăng TK 333 (3331), ghi tăng TK thu của khách hàng 131 (chi tiết theo
từng khách hàng). Đồng thời căn cứ vào hóa đơn GTGT của dịch vụ hoa hồng
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
10
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
đại lý do bên đại lý giao, kế toán ghi nhận hoa hồng đại lý phải trả: khi tăng cho
TK 6421, ghi tăng TK 133 - số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hoa hồng
đại lý, ghi giảm cho TK131. Khi nhận được tiền do bên đại lý chuyển trả, căn cứ
vào chứng từ thanh toán ghi trên các TK tiền (111, 112), giảm TK 131. Đồng
thời xác định giá vốn hàng gửi đại lý đã được tiêu thụ và ghi tăng giá vốn hàng
bán, giảm hàng gửi bán.
* Kế toán ở đơn vị nhận đại lý.
- Khi nhận hàng hóa do cơ sở đại lý chuyển đến, căn cứ vào biên bản giao
nhận để ghi: Nợ TK 003: Trị giá hàng hóa nhận đại lý (theo giá bán đã có thuế
GTGT).
- Khi bán được hàng hóa, căn cứ vào hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng,
bảng kê bán lẻ…kế toán ghi tăng tài khoản tiền, ghi tăng trên tài khoản 331- số
tiền phải trả bên giao đại lý. Cuối tháng kế toán lập bảng kê thanh toán hàng bán
đại lý gửi bên giao đại lý cho số tiền hoa hồng với bên giao đại lý, kế toán lập
hóa đơn GTGT gửi bên giao đại lý cho số tiền hoa hồng được nhận theo hợp
đồng, căn cứ vào đó ghi tăng TK511 – hoa hồng được hưởng, ghi tăng TK333 –
thuế GTGT đầu ra của hoa hồng đại lý, ghi giảm TK phải trả bên giao đại lý 331.
Đồng thời ghi giảm TK003 – giá trị hàng hóa nhận đại lý đã tiêu thụ. Khi thanh
toán tiền với bên giao đại lý, ghi giảm TK331 – số tiền phải trả bên giao đại lý,
giảm TK tiền 111, 112.
d. Kế toán các trường hợp xuất khác được coi là bán:
* Kế toán bán hàng trả góp:
Khi hạch toán DT được ghi nhận theo giá trả ngay, thuế GTGT tính theo
giá trả ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả ngay và giá bán trả góp được hạch
toán vào doanh thu nhận trước (TK3387), đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán,
phần lãi trả góp của từng kỳ ghi vào DT hoạt động tài chính.
* Trường hợp xuất hàng hóa để trả lương cán bộ công nhân viên.
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Hạch toán như tiêu thụ hàng hóa ra bên ngoài nhưng ghi nhận theo doanh
thu bán hàng nội bộ. Ghi giảm TK334, ghi tăng TK511 và TK333, đồng thời ghi
nhận giá vốn hàng bán.
* Đổi hàng hóa để lấy hàng hóa khác.
- Nếu hàng hóa xuất ra để đổi lấy hàng hóa cùng bản chất thì kế toán vẫn
lập hóa đơn đổi hàng nhưng không ghi nhận doanh thu.
- Nếu xuất hàng hóa để đổi lấy hàng khác bản chất, thì kế toán vẫn phải
ghi nhận doanh thu, giá vốn và thuế GTGT. Trường hợp nhận hàng trước rồi mới
trả hàng sau thì hàng hóa được coi là mua chịu. Ngược lại coi là bán chịu.
* Xuất hàng hóa tiêu dùng nội bộ.
Không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh: biếu, tặng, thưởng…
Kế toán lập hóa đơn GTGT ghi theo giá vốn, ghi tăng TK chi phí tương ứng
TK6421, 6422 hay giảm quỹ TK 431, ghi nhận doanh thu theo giá bán của hàng
hóa và ghi tăng thuế GTGT đầu ra trên TK 333. Đồng thời phản ánh giá vốn của
hàng hóa xuất kho tiêu dùng nội bộ, ghi tăng TK632, giảm TK 156.
* Xuất hàng phục vụ mục đích khuyến mại: …
B. Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở DNTM kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Việc ghi nhận doanh thu, giá vốn hàng bán trong đơn vị nôp thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp tương tự đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, chỉ khác ở chỗ khi hạch toán, doanh thu được ghi nhận
theo tổng giá thanh toán (đã bao gồm thuế GTGT) và chi phí bán hàng phát sinh
được ghi nhận theo giá đã có thuế, các khoản giảm trừ cũng ghi theo giá thanh
toán. Cuối kỳ kế toán tính số thuế GTGT phải nộp và ghi tăng trên TK333, ghi
giảm trên TK 511…
1.5.3.2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở DNTM kế toán hàng tồn kho theo phương
pháp kiểm kê định kỳ.
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
12
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Các trường hợp hạch toán kế toán bán hàng giống với trường hợp DNTM
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, chỉ khác nhau
ở bút toán xác định giá vốn.
- Đầu kỳ kinh doanh, kế toán kết chuyển giá vốn thực tế của hàng tồn kho,
tồn quầy, tồn gửi bán chưa tiêu thụ vào bên Nợ TK611.
- Trong kỳ kinh doanh, các nghiệp vụ liên quan đến tăng hàng hóa được
phản ánh bên Nợ TK611 “mua hàng”.
- Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho, kế toán phản ánh hàng
tồn kho thực tế, ghi tăng trên TK 156, 157 ghi giảm trên TK611 đồng thời xác
định và kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ: ghi tăng
trên TK 632, giảm trên TK611.
1.5.3.3. Sổ kế toán.
a. Theo hình thức nhật ký chung
Kế toán sử dụng các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ nhật ký chung: sổ phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh theo trật tự thời gian phát sinh của chúng.
- Sổ nhật ký bán hàng, sổ nhật ký thu tiền, …
- Sổ cái: TK 511, TK 632, TK 641, …
- Sổ chi tiết để theo dõi: TK 511, TK 632, …
b. Hình thức nhật ký chứng từ:
- Bảng kê số 5: tập hợp CPBH, CPQLDN.
- Bảng kê số 6: bảng kê chi phí trả trước và phải trả
- Bảng kê số 10: hàng gửi bán
- Bảng kê 11: phải thu của khách hàng
- Sổ nhật ký chứng từ số 8
- Sổ cái tài khoản và các sổ chi tiết có liên quan…
c. Hình thức chứng từ ghi sổ:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: ghi theo trật tự thời gian các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh đã lập chứng từ ghi sổ
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
13
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Sổ cái TK 511, TK 632
- Sổ chi tiết: TK 511, TK 632
d. Hình thức nhật ký – sổ cái
e. Hình thức kế toán trên máy tính.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG PHỤ TÙNG Ô TÔ
TẠI CÔNG TY TNHH MINH KHÔI
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề.
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp quan sát: là phương pháp theo dõi và quan sát về đối tượng
mà mình nghiên cứu. Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành
quan sát trình tự hạch toán, luân chuyển chứng từ của các nhân viên kế toán và
xem xét hệ thống các sổ kế toán trên máy vi tính, sổ chứng từ, các hóa đơn,…
- Phương pháp điều tra: là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên
một diện rộng nhằm phát hiện các quy luật, trình độ phát triển, những đặc điểm về
mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. Thiết lập phiếu điều
tra với hệ thống câu hỏi bằng văn bản, câu hỏi có các phương án trả lời, người được
hỏi chọn câu trả lời theo quan niệm và nhận thức của mình. Phương pháp này được
sử dụng trong bài nhằm thu thập các thông tin liên quan đến trình tự hạch toán, chứng
từ, hệ thống sổ kế toán ,….của công ty.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn là phương pháp nói chuyện trực tiếp
hoặc gián tiếp giữa người phỏng vấn với đối tượng cần biết ý kiến. Phương pháp này
được sử dụng phỏng vấn trực tiếp các cán bộ kế toán trong công ty để có được các ý
kiến nhận xét trực diện.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
14
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận, các số liệu khác nhau
về một chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử
thời gian, để hiểu chúng một cách đầy đủ toàn diện.
Sau quá trình quan sát, điều tra phỏng vấn trực tiếp nhân viên kế toán tại công
ty sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp để phân tích các dữ liệu thu thập được. Các dữ
liệu thu thập được bao gồm các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan đến nghiệp vụ kế
toán bán hàng như: phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, hóa đơn bấn hàng, phiếu thu, các
bảng kê bán lẻ hàng hóa,….
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán
bán mặt hàng phụ tùng ô tô tại công ty TNHH Minh Khôi.
2.2.1. Tổng quan tình hình kế toán bán hàng trong các DNTM hiện nay.
Trong DNTM thì bán hàng là nghiệp vụ chủ yếu, vì vậy kế toán bán hàng giữ
vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến công tác kế toán và hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nói chung. Nhìn chung các DNTM hiện nay hầu hết đã có bộ phận
kế toán riêng biệt. Việc sử dụng các chứng từ trong công tác kế toán bán hàng cũng
sát với quy định chung của nhà nước và phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh
doanh, sổ sách kế toán tương đối đầy đủ và chặt chẽ. Các báo cáo về tính hình bán
hàng, báo cáo xuất – nhập – tồn hàng hóa cũng được đáp ứng đầy đủ. Cùng với sự
xuất hiện của các loại phần mềm kế toán tiện ích thì công việc kế toán trở nên đơn
giản và nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên cần phải hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại 1 số các doanh
nghiệp. Có 1 số doanh nghiệp vẫn sử dụng tài khoản kế toán chưa chính xác, chưa
đầy đủ, hạch toán các nghiệp cụ phát sinh chưa đúng,….dẫn tới việc xác định kết quả
kinh doanh còn chưa chính xác. Công tác kế toán còn chưa có tính chuyên môn hóa,
kế toán bán hàng chưa thực hiện đúng chức năng của nó.
2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán mặt hàng phụ tùng ô tô tại
công ty TNHH Minh Khôi.
* Nhân tố vĩ mô:
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
15
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Cùng với sự gia nhập của nền kinh tế toàn cầu là sự phát triển lớn mạnh của
các phương thức bán hàng, các phương thức và hình thức bàn hàng ngày càng đa
dạng và phong phú, như: bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thương mại điện tử,
…. Với nhiều hình thức thanh toán khác nhau. Từ đo dẫn đến sự nảy sinh các nghiệp
vụ kinh tế mới và mức độ ngày càng phức tạp hơn, điều này làm ảnh hưởng đến việc
hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình bán hàng. Ban đầu có thể là khó
khăn cho công tác tổng hợp, dễ nảy sinh trường hợp thiếu thừa hàng hóa,… không kê
khai đủ.
Các quy định liên quan đến các chế độ chuẩn mực kế toán thì thay đổi không
phù hợp: chế độ kế toán thì ban hành năm 2006, các chuẩn mực kế toán thì ban hành
từ năm 2001,…các chính sách về thuế và các mẫu biểu thuế cũng thay đổi liên tục,
khó khăn trong công tác cập nhật các mẫu chung để phù hợp với thực tế.
* Nhân tố vi mô .
Đây là nhóm nhân tố tồn tại bên trong mỗi doanh nghiệp, nó ảnh hưởng rất
nhiều đến công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng.
Kế toán trưởng trong công ty là Phó giám đốc cho nên nhiều lúc hoạt động
kế toán có tính chủ quan, nhiều khi không đúng với quy định của chuẩn mực và
chế độ kế toán. Phụ tùng ô tô có rất nhiều loại với nhiều kích cỡ khác nhau và
đòi hỏi phải chi tiết trong quá trình kế toán bán hàng, vì vậy công tác kế toán bán
hàng trong công ty phải cẩn thận, chi tiết cho từng loại hàng hóa
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh và các điều kiên của công ty mà công
ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khâu trừ. Là doanh nghiệp
thương mại nên tổ chức bộ máy kế toán của công ty khá đơn giản.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
16
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Công ty có 1 kế toán bán hàng chuyên quản lý các nghiệp vụ phát sinh
trong quá trình bán hàng nên có tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên công ty không có
kế toán ngân hàng trong khi công ty thực hiện các khoản giao dịch với ngân hàng
rất nhiều nên kế toán bán hàng phải đảm đương cả công việc của kế toán ngân
hàng, vì vậy rất dễ dẫn đến sai sót.
Nhân lực kế toán trong công ty còn non trẻ, ít kinh nghiệm thực tế vì vậy
thực hiện công việc còn chưa chuyên nghiệp và nhạy bén.
2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập
2.3.1. Kết quả điều tra trắc nghiệm.
Quá trình điều tra trắc nghiêm được thực hiện tại công ty TNHH Minh
Khôi. Phát ra 5 phiếu và thu về 5 phiếu. Tất cả các phiếu đều hợp lệ.
Đối tượng điều tra là : giám đốc, phó giám đốc kiêm kế toán trưởng và 3
nhân viên phòng kế toán của công ty. Các câu hỏi đều xoay quanh nội dung công
tác kế toán bán hàng tại công ty.
Ta có bảng tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm như sau:
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm.
STT Nội dung
Số
phiếu
Tỷ lệ
(%)
1 Phương pháp kế toán hàng tồn kho tại công ty
phương pháp kê khai thường xuyên 5/5 100
phương pháp kiểm kê định kỳ 0/5 0
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
Kế toán tổng hợp
Kế
toán
bán
hàng
Kế
toán
kho
Kế
toán
công
nợ
17
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
2 Phương pháp tính giá hàng tồn kho
tính theo giá đích danh 0/5 0
tính giá bình quân gia quyền 5/5 100
phương pháp nhập trước - xuất trước 0/5 0
phương pháp nhập sau - xuất trước 0/5 0
3 Phương thức bán hàng tại công ty
bán buôn 5/5 100
bán lẻ 5/5 100
bán đại lý 5/5 100
4 Các phương thức thanh toán tại công ty
trả ngay 5/5 100
trả chậm 5/5 100
5 Các chính sách mà công ty áp dụng trong bán hàng
chiết khấu thương mại 5/5 100
chiết khấu thanh toán 5/5 100
giảm giá hàng bán 0/5 0
6
Công ty lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và phải
thu khó đòi 0/5 0
7 Công ty có sử dụng phần mềm kế toán chuyên nghiệp 5/5 100
8
Kế toán bán hàng có cung cấp các thông tin kịp thời và
đầy đủ cho các nhà quản lý 5/5 80
9
Các thông tin cung cấp từ hệ thống kế toán bán hàng
có thực sự hiệu quả 5/5 80
10
Quy trình kế toán bán hàng có thực sự tuân thủ theo
các chế độ và chuẩn mực kế toán 5/5 60
2.3.2. Kết quả phỏng vấn.
Qua quá trình phỏng vấn 3 cán bộ kế toán tại công ty TNHH Minh Khôi
thu được 1 số nhận xét sau:
Hầu hết các cán bộ kế toán đều cho rằng các mặt hàng phụ tùng ô tô là rất
đa dạng, bao gồm các phụ tùng của các loại xe Huyndai từ xe tải, xe thể thao, …
đến các loại xe chuyên dụng với nhiều kích thước khác nhau vì vậy gây khó khăn
cho kế toán trong công tác kiểm kê xuất nhập tồn hàng hóa và tính giá hàng tồn
kho. Vì hàng hóa là nhập khẩu từ Hàn Quốc nên công ty khó chủ động về giá cả
các mặt hàng.
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
18
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Quy trình kế toán đã tuân thủ theo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán, bộ
phận kế toán bán hàng thường xuyên cung cấp các thông tin kịp thời và chính
xác cho các cán bộ quản lý.
Vì công ty nhập khẩu và bán buôn là chủ yếu nên các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh đều được phản ánh rất cụ thể, ít xảy ra thiếu xót. Tuy nhiên các hình
thức thanh toán áp dụng trong kế toán bán hàng còn hạn chế, các mặt hàng ô tô
và phụ tùng ô tô thường có giá cả ccao, vì vậy công ty nên áp dụng hình thức
thanh toán trả góp để khuyến khích các khách hàng cá nhân tiêu dùng mặt hàng,
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
2.4. Thực trạng kế toán bán hàng tại công ty TNHH Minh Khôi.
2.4.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Xuất phát từ các quy định chung của kế toán và dựa vào điều kiện thực tế
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách kế toán được áp dụng tại công
ty như sau:
- Hình thức kế toán: ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung, sử dụng phần
mềm kế toán máy Misa.
- Chế độ kế toán áp dụng: theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam (VNĐ)
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho: bình quân gia quyền.
2.4.2. Thực trạng quy trình kế toán bán hàng tại công ty TNHH Minh Khôi.
* Kế toán bán buôn hàng hóa.
Sau khi có thông tin về đơn đặt hàng, kế toán kiểm tra và xem xét các
thông tin có được từ khách hàng, dựa trên yêu cầu, kế toán viết phiếu xuất kho
và chuyển đến bộ phận kho. Thủ kho xuất hàng, ghi vào cột thực xuất kho và ký
vào phiếu xuất kho, sau đó phiếu xuất kho được chuyển đến bộ phận kế toán bán
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
19
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
hàng, kế toán lấy số liệu trên phiếu xuất kho để lập hóa đơn GTGT cho khách
hàng: Liên 1 : để lưu; Liên 2: giao cho khách hàng; Liên 3: luân chuyển nội bộ
- Ngày 2/11 xuất bán lô hàng phụ tùng ô tô Huyndai cho công ty Cổ phần
phát triển Hùng Cường.: (HĐ GTGT số 0029715 ).
Bảng 3.1.Mẫu hóa đơn GTGT
Liên 1: Lưu
Ngày 02 tháng 11 năm 2009
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Minh Khôi
Địa chỉ: 361 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà nội
Số tài khoản:
Điện thoại: MS: 1930200283
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị mua: Công ty Cổ phần phát triển Hùng Cường
Địa chỉ: KM09 – Quốc lộ 3 – thị trấn Đông Anh – Hà nội
Hình thức thanh toán: tiền mặt
STT Tên hàng hóa,
dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng Đơn
giá
Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1*2
Phụ tùng ô tô
Huyndai các loại
Theo bảng kê danh
mục hàng hóa
62.000.000
Tổng tiền hàng: 62.000.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 6.200.000
Tổng cộng tiền thanh toán 68.200.000
Số tiền viết bằng chữ: Sáu tám triệu hai trăm đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
20
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Mẫu số: 01GTKT – 2LL
PA/2009B
0029715
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 11.30.24, kế toán định khoản và nhập vào
phần mềm, máy sẽ tự động ghi vào sổ Nhật ký chung với giá xuất kho dựa trên
bảng tính giá hàng tồn kho.
Bảng 3.2. Phiếu xuất kho
Công ty TNHH Minh Khôi
361 Hoàng Quốc Việt – Cầu giấy – HN
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 2 tháng 11 năm 2009
Số: 11.30.24
Họ và tên người nhận: Trần Văn Đông
Công ty Cổ phần phát triển Hùng Cường
Địa chỉ: KM09 – Quốc lộ 3 – thị trấn Đông Anh – Hà nội
Lý do xuất: bán hàng
Xuất tại : 361 Hoàng Quốc Việt – Cầu giấy – HN
STT
Mã
hàng
Tên hàng hóa,
dịch vụ
Đơn vị
tính
Mã
kho
Số lượng
Yêu cầu Thực xuất
1 A101 Két nước Chiếc 156 6 6
2 A202C Đĩa côn Chiếc 156 16 16
3 A176 Bi tê Chiếc 156 21 21
4 A243B Bộ chia điện Chiếc 156 6 6
5 A242B Láp ngoài Chiếc 156 12 12
6 A135A Giảm sóc sau Chiếc 156 16 16
7 A236C Bơm trợ lực lái Chiếc 156 5 5
8 A089B Rotuyn lái ngoài Chiếc 156 26 26
9 A117 Đèn gương … Chiếc 156 30 30
Ngày 02 tháng 11 năm 2009
Người lập biểu Người nhận Thủ kho
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
- Ngày 11/11 xuất bán lô phụ tùng ô tô các loại cho Salon auto Thành
Nam, trị giá xuất kho 85.640.000 theo hóa đơn bán hàng số 02.78
Bảng 3.3. Hóa đơn bán hàng
Công ty TNHH Minh Khôi
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
21
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
361 Hoàng Quốc Việt – Cầu giấy – HN – Tel: (04) 35563190
HÓA ĐƠN BÁN HÀNG
Tên khách hàng: Salon auto Thành Nam Ngày 11/11/2009
Địa chỉ: 63 Lê Văn Lương - P. Trung Hòa - Q. Cầu giấy – HN Số 02.78
Mã số thuế: Loại tiền: VNĐ
Mã hàng Diễn giải Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
A089B Rotuyn lái ngoài Chiếc 36 95.000 3.420.000
A202C Đĩa côn Chiếc 16 375.000 6.000.000
A176 Bi tê Chiếc 25 120.000 3.000.000
A243B Bộ chia điện Chiếc 14 900.000 12.600.000
A101 Két nước Chiếc 8 950.000 7.600.000
A242B Láp ngoài Chiếc 10 755.000 7.550.000
A135A Giảm sóc sau Chiếc 22 205.000 4.510.000
A236C Bơm trợ lực lái Chiếc 12 1.120.000 13.440.000
A118 Đèn hậu Chiếc 38 320.000 12.160.000
A117 Gương ngoài… Chiếc 20 250.000 5.000.000
A119 Đèn pha Chiếc 20 516.000 10.320.000
Tổng cộng tiền hàng 85.600.000
Thuế GTGT 10% 8.560.000
Chiết khấu thanh toán 1% 941.600
Tổng cộng tiền hàng đã trừ chiết khấu 84.744.000
Tổng cộng tiền thanh toán 84.744.000
Số tiền bằng chữ: Tám mươi bốn triệu bảy trăm bốn bốn nghìn đồng chẵn
Người mua hàng Kế toán Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 11.30.28 và bảng tính giá hàng tồn kho, kế
toán phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 : 77.200.000
Có TK 156 : 77.200.000
Nhận được giấy báo có số 4083 của ngân hàng, chiết khấu thanh toán 1%,
kế toán xác định doanh thu số hàng bán:
Nợ TK 112 : 84.744.000
Nợ TK 635: 941.600
Có TK 511: 85.600.000
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
22
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Có TK 3331: 8.560.000
- Ngày 28/11, công ty Sunrise Auto mua lô hàng trị giá 87.200.000, theo hóa đơn
bán hàng số 02.84, phiếu xuất kho số 11.31.40, chiết khấu thương mại được
hưởng 5%. Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 02.84, kế toán định khoản và nhập
vào phần mềm:
Nợ TK 131 : 87.200.000
Có TK 511: 87.200.000
Ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết thanh toán chiết khấu thương mại:
Nợ TK 5211: 4.360.000
Có TK 131: 4.360.000
Ghi vào sổ nhật ký chung phần thuế GTGT đầu ra:
Nợ TK 131: 8.284.000
Có TK 3331: 8.284.000
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 11.31.40 và dựa vào bảng tính giá hàng tồn kho,
kế toán phản ánh giá vốn hàng, ghi vào sổ nhật ký chung và chi tiết hàng hóa:
Nợ TK 632: 72.400.000
Có TK 156: 72.400.000
* Kế toán bán lẻ hàng hóa.
Công ty thực hiện bán lẻ tại 2 cửa hàng trực thuộc và giới thiệu sản phẩm
của công ty. Nhân viên bán hàng sử dụng thẻ quầy hàng để theo dõi tình hình
nhập – xuất – tồn của các loại hàng hóa.
- Ngày 15/11, mậu dịch viên tại cửa hàng Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm, lập
bảng kê bán lẻ nộp cho kế toán (Phụ lục bảng 3.4), kế toán lập phiếu thu, xác
định doanh thu và số thuế GTGT phải nộp cho Nhà nước. Kế toán định khoản,
nhập vào phần mềm, máy sẽ tự động ghi vào sổ nhật ký thu tiền, sổ quỹ tiền mặt:
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
23
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Bảng 3.4. Bảng kê bán lẻ
Công ty TNHH Minh Khôi
361 Hoàng Quốc Việt – Cầu giấy – HN – Tel: (04) 35563190
BẢNG KÊ BÁN LẺ
Tại cửa hàng: Auto Chương Dương
Địa chỉ: số 8 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên – HN
Mã hàng Diễn giải Đơn vị
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A135A Giảm sóc sau Chiếc 25 250.000 6.250.000
A119 Đèn pha Chiếc 12 685.000 8.220.000
A118 Đèn hậu Chiếc 28 368.000 10.304.000
A117 Gương ngoài… Chiếc 28 325.000 9.100.000
A236C Bơm trợ lực lái Chiếc 7 1.200.000 8.400.000
A311 Má phanh trước Chiếc 45 240.000 10.800.000
A313 Bi mayơ sau ngoài Chiếc 32 65.000 2.080.000
Tổng cộng 55.154.000
Nhân viên bán hàng Kế toán Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Căn cứ vào bảng kê bán lẻ để biết số hàng hóa đã bán và dựa vào bảng
tính giá hàng tồn kho để xác định giá vốn hàng bán và ghi vào sổ nhật ký chung
và sổ chi tiết hàng hóa:
Nợ TK 632 : 30.800.000
Có TK 156: 30.800.000
Ngày 20/11 mậu dịch viên tại công ty lập bảng kê bán lẻ nộp cho kế toán, cụ thể:
Phản ánh doanh thu số hàng bán:
Nợ TK 111: 5.803.050
Nợ TK 131: 1.934.350
Có TK 511: 7.034.000
Có TK 3331: 703.400
Phản ánh giá vốn:
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
24
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Nợ TK 632: 5.420.000
Có TK 156 : 5.420.000
* Kế toán bán đại lý:
Khi hợp đồng đại lý được ký kết, công ty sẽ xuất kho hàng hóa theo yêu
cầu của bên đại lý. Cuối tháng nhân viên kiểm kê hàng của công ty sẽ đến các
đơn vị nhận đại lý để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn hàng hóa của công ty
tại các đại lý, dựa vào bảng xuất nhập tồn hàng hóa, kế toán lập bảng kê bán
hàng và tổng hợp bán hàng trong tháng, ghi nhận doanh thu, giá vốn và hoa hồng
cho bên đại lý .
- Ngày 9/11 xuất kho lô hàng trị giá xuất kho 6.500.000 cho cơ sở đại lý
Auto Minh Châu theo phiếu xuất kho số 11.31.45, kế toán nhập dữ liệu vào máy,
máy sẽ tự động ghi vào sổ nhật ký chung và sổ chi tiết hàng hóa:
Nợ TK 157: 6.500.000
Có TK 156: 6.500.000
- Ngày 2/12 kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp hàng bán trong tháng 11, kế
toán viết phiếu thu tiền cho bên nhận đại lý và ghi nhận việc thanh toán tiền.
Ghi nhận doanh thu và hoa hồng bán vào sổ nhật ký thu tiền:
Nợ TK111: 3.440.000
Nợ TK 6421: 860.000
Có TK 511: 4.300.000
Dựa vào bảng xuất nhập tồn hàng hóa và bảng tính giá hàng tồn kho, kế
toán phản ánh giá vốn hàng bán.
Nợ TK 632: 2.840.000
Có TK 157: 2.840.000
Công ty sử dụng phần mềm kế toán Misa nên kế toán chỉ dựa trên các
chứng từ và nhập vào phần mềm trên máy tính, máy sẽ tự động lưu vào các sổ
như nêu ở trên, và sẽ được chuyển vào sổ cái các TK511 (Bảng 3.5), TK156
(Bảng 3.6), TK632 (Bảng 3.7), sổ nhật ký chung (Bảng 3.8), sổ chi tiết bán hàng
theo khách hàng, sổ chi tiết vật tư hàng hóa.
Hoàng Thị Thanh Huyền – 12N Khoa Kế toán – Kiểm toán
25