Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học vật lý có thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.91 KB, 11 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
Hoà chung với sự phát triển công nghệ thông tin trên toàn cầu.đất nước ta
hiện nay cần phải có con người lao động mới, năng động , sáng tạo. Để đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đi cùng với sự phát triển của đất nước, giáo
dục cần đòi hỏi phải đổi mới, cả về nội dung, hình thức, phương pháp, để phù
hợp với từng đối tượng học sinh. Trong đó ngành Vật lý là cơ sở của nhiều
ngành kỹ thuật, sự phát triển của khoa học vật lý gắn bó chặt chẽ với sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật, vì vậy những hiểu biết và nhận thức vật lý có giá trị rất
lớn trong đời sống và sản xuất cũng như trong công cuộc CNH - HĐH đất nước.
Môn vật lý một trong những bộ môn khoa học thực nghiệm và tính toán,
yêu cầu rất khó đối với học sinh bậc THCS. Vậy nhiệm vụ trọng tâm của công
tác dạy và học hiện nay là tích cực hoá hoạt động của học sinh trong quá trình
học tập.Vì thế người ta dạy biết phát huy sự tìm tòi, chủ động sáng tạo của học
sinh trong mỗi giờ học là góp phần thiết thực việc đổi mới phương pháp dạy học
trong su thế hiện nay.
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.thực trạng
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn vật lý ở THCS tôi nhận
thấy trong quá trình học tập, các em còn gặp những khó khăn và hạn chế sau:
- Mỗi giờ học vật lý các em phải thường xuyên hoạt động nhóm trong đó
phòng học thí nghiệm chưa đáp ứng với việcdạy và học nên chỉ có một số em
làm việc, còn lại chưa phát huy được tính tự chủ, thậm chí chưa hoạt động.
- Trong quá trình tiến hành thao tác thí nghiệm các em còn nhiều hạn chế,
chưa tích cực, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động để tìm ra kiến thức mới.
- Học sinh chỉ biết tiếp thu kiến thức trong SGK một cách hời hợt không
chịu tư duy độc lập chưa có sáng tạo.
2.Kết quả của thực trạng
1
Lớp Số HS Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %


6A 34 0 .0% 4 11,7% 12 35,4% 18 52.9%

Việc nắm kiến thức của học sinh không phải là quá trình tự phát mà đó là
quá trình có mục đích rõ rệt. Nếu có kế hoạch, có cách tổ chức chặt chẽ, hợp lí
thường xuyên trong mỗi giờ học sẽ phát huy được tính chủ động sáng tạo của
các em. Từ đó các em sẽ nắm kiến thức một cách sâu sắc hơn, kết quả học tập
ngày sẽ được nâng lên hơn nữa, đáp ứng với su thế hiện nay.
Vậy cần phải đưa các biện pháp gì? và áp dụng các biện pháp đó như thế
nào? Điều đó làm tôi băn khoăn suy nghĩ
Từ những lý do nêu trên tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm tòi và
áp dụng một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của
học sinh trong giờ học vật lý có thí nghiệm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Các giải pháp thực hiện
Để nâng cao kết quả dạy học vật lí THCS chúng ta phải thực hiện tích cực
phương pháp đổi mới dạy hoc, xác định đó là một nhu cầu cần thiết của giáo
viên để đạt được mục tiêu giáo dục. Trong giai đoạn hiện nay cần thiết phải sử
dụng các phương pháp dạy học với quan điểm " lấy học sinh làm trung tâm" phù
hợp với sự phát triển tâm lí, năng lực nhận thức của các em, tạo điều kiện cho
các em bộc lộ và sáng tạo.
Phải tạo được tính tích cực của người học, sự nỗ lực tự nguyện về mặt trí
tuệ với nghị lực trong quá trình tiếp thu tri thức cho bản thân, tích cực tìm tòi
sáng tạo trên nguyên tắc " giáo viên giúp học sinh khám phá trên cơ sở tự giác
và được tự do". Cụ thể là hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu trên cơ sở tự giác,
được tạo khả năng và điều kiện chủ động trong hoạt động đó. Để đạt được yêu
cầu trên, trước mắt chúng ta phải phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh và môn vật lí là môn học có nhiều thuận lợi hơn các môn học khác.
2
Do đó để một giờ dạy vật lí có thí nghiệm ở trường THCS đạt hiệu quả
cao, tôi quan tâm đến hai vấn đề cơ bản:

- Một là: Xác định tiến trình hoạt động dạy học cụ thể( tiến trình hoạt
động)
- Hai là: Tổ chức các tình huống học tập ( định hướng các hoạt động học
tập của học sinh).
2.Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.1 Xác định tiến trình hoạt động cụ thể.
Việc xác định phương pháp dạy học cụ thể đối với mỗi tiết học vật lí là
quan trọng. Để đạt được mục đích của bài, đòi hỏi học sinh thu nhận tái tạo theo
cái có sẵn hay đòi hỏi học sinh phải tham gia tìm tòi, phát hiện giải quyết vấn đề.
Là tiết dạy thực nghiệm nên cần phải hiểu rõ nội dung của phương pháp
này. Phải đòi hỏi học sinh tham gia tìm tòi, suy luận, phát hiện, học sinh phải
được trực tiếp tham gia làm thí nghiệm, qua đó giải quyết các vấn đề mà giáo
viên đặt ra. Muốn vậy cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết dạy là gì? làm thế
nào để giác ngộ vấn đề. Đinh hướng nhiệm vụ nhận thức học sinh, kiến thức cần
thiết của học sinh.
2.2 Tổ chức các tình huống học tập.
Đây là một vấn đề then chốt trong giờ vật lí có thí nghiệm. Yêu cầu học
sinh phải thao tác, tư duy, suy luận để giải quyết các vấn đề mà giáo viên nêu
ra.
Do vậy để tiết học có hiệu quả cao, phát huy tối đa tính tự giác, tích cực,
chủ động sáng tạo của học sinh cần tiến hành các bước sau:
Trước tiên chúng ta phải xác định phương tiện quan trọng nhất để định
hướng hoạt động nhận thức của học sinh là " câu hỏi". Câu hỏi đưa ra phải đảm
bảo tính chính xác nội dung khoa học, diễn đạt chính xác điều định hỏi. Câu hỏi
phải vừa sức học sinh. Câu hỏi phải mang tính phát hiện, phải xây dựng hệ
thống câu hỏi hợp lí, logic theo nguyên tắc từ khái quát đến cụ thể, từ khó đến
dễ.
3
Phát huy óc sáng tạo, tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, không gò ép
học sinh vào khuôn phép cứng nhắc. Giáo viên cần tránh thái độ yêu cầu học

sinh trả lời câu hỏi phải sắp xếp ngay theo thứ tự đã học, nếu không đạt được
yêu cầu trên sẽ cho học sinh khác nhận xét sắp xếp.
- Để hoạt động dạy học được trôi chảy, giáo viên cần phải dành thời gian
thích đáng cho việc kiểm tra dụng cụ và đặc biệt là phải làm thử các thí nghiệm
một cách thành thạo bằng tất cả các dụng cụ có sẵn cấp cho học sinh trong tiết
học. Điều đó nhằm hiệu chỉnh những sai lệch có thể sảy ra, sơ bộ sẽ biết trước
kết quả học sinh sẽ đạt được trong quá trình làm thí nghiệm , như vậy thời gian
thực hành các thí nghiệm sẽ được rút ngắn, giáo viên phải hăng say sáng chế các
dụng cụ thí nghiệm nhằm minh hoạ, chứng minh cần thiết, khuyến khích được
học sinh mày mò tìm cách minh hoạ nội dung đã học ở nhà, phát triển được cái ý
chọn lọc nảy sinh.
Cách tổ chức học tập:
Nhiệm vụ của quá trình giảng dạy không phải chỉ giới hạn ở việc hình
thành các kiến thức, kỹ năng, kỹa xảo có tính chất tái tạo, đơn thuần cần phải
làm sao cho trong khi dạy học phát triển ở học sinh được năng lực áp dụng kiến
thức một cách linh hoạt, thực hiện những nhiệm vụ có tính nghiên cứu, tìm tòi,
thiết kế. Muốn vậy trong tiết học cần hình thành những nội dung sau:
a. Đặt vấn đề hay nêu giả thuyết.
Từ những kiến thức đã có và căn cứ nhiệm vụ của bài học cần giải quyết
nảy sinh nhu cầu cái còn chưa biết. Vấn đề chứa đựng câu hỏi nhưng đó là câu
hỏi về những cái chưa biết , câu trả lời của nó là một cái mới phải tìm tòi, sáng
tạo mới xây dựng được, chứ không phải nhớ lại những cái gì đã có.
b. Trước khi tiến hành thí nghiệm: Thì mỗi lớp giáo viên phải chia nhóm
học tập cố định khoảng 7 - 8 em trong một nhóm. Đối tượng của mỗi nhóm phải
có giỏi, khá, trung bình, yếu. Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng để khi thảo
luận nhóm đưa ra ý kiến thì mỗi học sinh đều có hứng thú trong học tập và tiếp
thu được theo khả năng của mình.
4
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm để tìm tòi, hay quan sát diễn biến
của hiện tượng giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm học sinh ghi

lại kết quả thí nghiệm. Từ các số liệu quan sát, ghi chép được ở thí nghiệm, sử
dụng thao tác tư duy, các suy luận lôgic, thảo luận nhóm thông qua các câu hỏi
là giáo viên đặt ra để vạch ra cái nét bản chất. Sau đó các em học sinh các nhóm
trình bày ý kiến, các học sinh khác hoạc các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Lúc
này người thầy đóng vai trò là trọng tài, tự các em tranh luận đã phát hiện ra
chân lý, cái đích mà chúng ta đang hướng tới.
- Đánh giá kết quả học tập của từng nhóm, của từng học sinh bằng cách
dựa và tinh thần thái độ của các em cho điểm theo từng nhóm. Công bố điểm
cho từng nhóm trước lớp, tuyên dương những học sinh hoạc những nhóm học
sinh hoạt động kết quả cao. Phê bình những nhóm làm việc chưa được tích cực
và những cá nhân còn dựa dẫm, chưa tự mình hoạt động để tìm ra kiến thức mới.
Tránh tình trạng nhận xét chung chung. Biện pháp này tạo ra không khí làm việc
của các em rất tích cực, thi đua lẫn nhau giữa các nhóm.
- Phải tăng cường thời gian luyện tập độc lập của học sinh trên lớp, điều
này giúp học sinh hoàn thiện những tri thức mới và biết vận dụng những tri thức
đó giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Coi trọng các bài tập, các câu hỏi có nội
dung thực tế gắn với đời sống để giúp học sinh vận dụng kiến thức giải quyết
những nhiệm vụ hàng ngày. Đây cũng là quá trình giúp giáo viên tiếp nhận
thông tin được từ phía học sinh để có sự điều chỉnh bổ sung kiến thức còn thiếu,
uốn nắn những sai lầm học sinh còn mắc phải. Giáo viên cũng phải vận dụng hệ
thống câu hỏi, bài tập phù hợp với từng đối tượng, có như vậy mới giúp học sinh
vận dụng tối đa tính độc lập của học sinh trong học tập.
Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động học tập đối với các tiết dạy cần phải kết
hợp lồng ghép các nội dung trên một cách hợp lý theo một trình tự nhất định bởi
hệ thống các câu hỏi nêu vấn đề mà giáo viên đã chuẩn bị thì mới phát huy được
những chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ vật lí có thí nghiệm.
Dưới đây là một bài soạn của 1 tiết vật lí có thí nghiệm:
5
Bài 23: THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ:
I- MỤC TIÊU: Học sinh:

1. Biết đo nhiệt độ có thể bằng nhiệt kế y tế.
2. Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu
diễn sự thay đổi này.
3. Có thái độ trung thực, tỷ mỷ, cẩn thận và chính xác trong việc tiến
hành thí nghiệm và báo cáo kết quả.
II) CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị cho nhóm học sinh.
- 1 nhiệt kế y tế.
- 1 nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc nhiệt kế dầu).
- Một đồng hồ.
- Bông y tế.
Chuẩn bị của mỗi học sinh:
- Chép mẫu báo cáo ở SGK vào một tờ giấy khổ vở học sinh.
- Chép 5 cầu từ C
1
→ C
5
của dụng cụ trong mục I.
- Chép 4 câu từ C
6
→ C
9
của dụng cụ trong mục II của bài 23 để điền vào
chỗ trống khi thực hành.
III) TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP:
1. Để chuẩn bị cho bài thực hành cần yêu cầu học sinh.
- Chép mẫu báo cáo.
- Ghi 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế.
+ Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế.
+ Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế.

+ Phạm vi đo của nhiệt kế.
+ Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế.
+ Nhiệt độ được ghi màu đỏ.
- Ghi 4 đặc điểm của nhiệt kế dầu:
+ Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế.
+ Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế.
+ Phạm vi đo của nhiệt kế.
+ Độ chia NN của nhiệt kế.
(Học sinh trả lời được các câu hỏi này từ bài học nhiệt kế - nhiệt giải).
6
2. Tiến hành:
Giáo viên kiểm tra mẫu báo cáo của học sinh đã chuẩn bị ở nhà trước.
Nhắc nhở học sinh về thái độ cần có trong giờ thực hành nhất là thái độ
trung thực và cẩn thận.
Mặc dù nhiệt kế y tế học sinh đã được biết nhưng cách sử dụng nhiệt kế
và cách đọc kết quả còn nhiều lúng túng, còn có nhiều học sinh chưa biết sử
dụng. Giáo viên giới thiệu cách dùng nhiệt kế như sau:
- Kiểm tra xem mục thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu chưa, nếu còn trên
ống quản thì cầm vào phần thân nhiệt kế, vẩy mạnh cho thuỷ ngân tụt hết xuống
bầu.
(Chú ý không để nhiệt kế va đập vào vật khác và văng ra ngoài, cần cầm
chặt nhiệt kế).
- Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
- Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp
cánh tay lại để giữ nhiệt kế (hoặc cũng có thể đo bằng cách kẹp khuỷu tay lại).
Chú ý khi đo cần cho bầu nhiệt kế tiếp xúc trực tiếp và chặt với da.
- Giữ nhiệt kế trong tình trạng đó từ 4-5 phút rồi lấy nhiệt kế ra để đọc.
Cần chú ý cách đọc nhiệt độ của nhiệt kế cho chính xác.
Phát dụng cụ thí nghiệm cho tất cả các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành
thí nghiệm. Ghi kết quả vào báo cáo thí nghiệm.

* Sử dụng dụng cụ nhiệt kế dầu để theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời
gian trong quá trình đun nước.
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và chức năng của từng dụng cụ.
- Lắp dụng cụ như hình 23.1 SGK - Trang 73.
- Giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm.
+ Lắp dụng cụ.
+ Ghi nhiệt độ của nước trước khi đun.
+ Đốt đèn cồn để đun nước.
7
Cứ sau 1 phút ghi lại nhiệt độ của nước vào bảng theo dõi nhiệt độ, tới
phút thứ 10 thì tắt đèn cồn. Dùng đồng hồ bấm để theo dõi:
+ Vẽ đồ thị như hình 23.2.
- Vẽ 2 trục vuông góc: Trục nằm ngang ghi giá trị thời gian theo phút,
trục thẳng đứng ghi giá trị của nhiệt độ theo
0
C.
- Nối các điểm xác định nhiệt độ ứng với thời gian đun, ta được đường
biểu thị sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đang được đun nóng.
Phát dụng cụ thí nghiệm cho nhóm học sinh, khi tiến hành thí nghiệm cần
phân công trong nhóm như sau:
- Một học sinh theo dõi thời gian cho chính xác (giáo viên hướng dẫn
cách sử dụng đồng hồ bấm phút).
- Một học sinh theo dõi nhiệt độ.
- Học sinh khác ghi kết quả vào bảng báo cáo.
Yêu cầu các nhóm học sinh lắp dụng cụ, tiến hành quan sát và đọc kết
quả. Giáo viên hướng dẫn theo dõi từng nhóm.
Yêu cầu nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
Khi đã có kết quả thì tự mỗi cá nhân học sinh phải viết vào báo cáo và vẽ
đồ thị.
Nếu còn thời gian thì giáo viên thu báo cáo, thiếu thời gian thì cho học

sinh về nhà báo cáo và nộp vào buổi sau.
C- KẾT LUẬN:
Trong thời gian làm đề tài này, tôi đã áp dụng và dạy cho cả khối 6 trường
THCS Phúc Thịnh -Ngọc lặc. Kết quả là những tiết học sau học sinh không còn bỡ
ngỡ nữa, thậm chí các em còn đề ra phương án thí nghiệm phù hợp đơn giản hơn.
Việc học tập của học sinh phụ thuộc vào cách thức tổ chức giờ học của
giáo viên, phương pháp tổ chức giờ học linh hoạt, khoa học sẽ đem lại kết quả
học tập cao.
Giáo viên nói ít, giảng giải ít, học sinh được làm việc nhiều, một cách tích
cực, sôi nổi. Qua tiết dạy môn vật lí có thí nghiệm thì giáo viên tưởng chừng
nhàn đi rất nhiều so với những giờ học lí thuyết khác. Nhưng thực chất để có
những giờ học có thí nghiệm đạt kết quả cao người giáo viên phải vất vả hơn
8
nhiều. Từ khâu thiết kế bài giảng đến khâu chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, có
những dụng cụ có sẵn và có những dụng cụ giáo viên phải tự tìm kiếm.
Trong một thời gian ngắn cùng với công việc giảng dạy, tự học, tự bồi
dưỡng tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình sau khi vận dụng các biện
pháp nêu trên vào quá trình soạn giảng các giờ vật lí có thí nghiệm ở lớp 6. Tôi
thấy đa số học sinh đều hiểu bài và đã vận dụng được lí thuyết để giải thích được
các hiện tượng ngoài thực tế có liên quan đến nội dung bài học và làm hầu hết
các bài tập trong sách giáo khoa.
Khi các em được trực tiếp nghiên cứu làm thí nghiệm thì các em rất hứng
thú học tập bộ môn này.
Sau khi phối hợp sử dụng các biện pháp trên trong quá trình giảng dạy kết
quả khảo sát chất lượng thông qua bài kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm,
kết quả đạt được cụ thể như sau :
Lớp Số HS
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
6A 34 4 11.7% 10 29.7% 17 50% 3 8.7%

Tôi mong rằng đề tài này sẽ giúp cho bản thân tôi cùng các bạn đồng
nghiệp có thêm một số biện pháp giúp cho học sinh tự lực nắm vững kiến thức
vật lí. Tuy nhiên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót rất mong các bạn
đồng nghiệp đóng góp ý kiến.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Phúc Thịnh, ngày 01 tháng 05 năm 2010
Người thực
Bùi Thị Chân
9
10
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
II. NỘI DUNG 2
1. Cơ sở lý luận 3
2. Thực chất của vấn đề nghiên cứu 4
3. Biện pháp thực hiện 4
III. KẾT QUẢ 13
IV. KẾT LUẬN 14
11

×