A - ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU.
Như chúng ta đã biết Tập làm văn là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng
trong môn Ngữ văn. Nó thể hiện được sự đánh giá kết quả học tập thông qua hệ
thống các bài tập tạo lập văn bản cũng như thực hành sử dụng Tiếng Việt. Môn Tập
làm văn rèn cho học sinh sự diễn đạt phong phú, hình ảnh và mạch lạc; biết nhìn
nhận các vấn đề của cuộc sống một cách toàn diện và có chiều sâu. Nó là sản phẩm
cuối cùng của sự kết hợp tri thức 3 phân môn : Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn;
đạt đến đích của giáo dục là rèn cho học sinh có những kiến thức và kĩ năng cơ bản
trong cách làm văn, giúp cho học sinh có thể thể hiện được sự sáng tạo, tư tưởng
trong bài văn của mình.
Trong chương trình Ngữ văn THCS, song song với việc tìm hiểu các văn bản tự
sự, trữ tình, miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong giờ Đọc - hiểu văn bản, các em sẽ
được học cách tạo lập các kiểu văn bản này trong giờ Tập làm văn. Với quan điểm
chú trọng tới việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng thực hành tao lập văn bản nói và viết
tiếng Việt, phân môn Tập làm văn đã xây dựng nội dung theo cấu trúc lặp lại và
nâng cao ở các lớp khác nhau cho hầu hết các kiểu văn bản. Đối với văn nghị luận
được chia làm hai loại là Nghị luận xã hội và Nghị luận văn chương. Riêng Nghị
luận xã hội khi học làm văn thì sẽ song song được học các văn bản nghị luận tương
ứng. Còn nghị luận văn chương thì không được sắp xếp như vậy ( do yêu cầu của
môn đọc - hiểu không phù hợp ). Trong 2 kiểu nghị luận văn chương thì Nghị luận
về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) được học trước, có vai trò tạo tiền đề cho
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - được đánh giá là khó hơn - ngay sau đó.
Tuy các em đã được học những kiến thức cơ bản về văn nghị luận nói chung và
bước đầu đã biết nêu cảm nghĩ về tác phẩm văn học thông qua kiểu văn biểu cảm,
nhưng có thể nói, khi làm bài Nghi luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ), học
sinh phải vận dụng tổng hợp rất nhiều kĩ năng, đòi hỏi một tư duy ở mức độ cao hơn
hẳn các kiểu làm văn đã học trước đó. Vì thế, có thể xem Nghị luận về tác phẩm
truyện là thể loại khó, vì nó yêu cầu thể hiện những nhận xét, đánh giá của bản thân
1
trước một tác phẩm văn học. Những nhận xét, đánh giá đó phải được thể hiện một
cách sáng tỏ, có lý, có sức thuyết phục không chỉ thông qua con đường của lí trí mà
còn phải bằng con đường cảm xúc. Muốn viết văn đúng đã khó, viết hay còn gian
nan hơn nhiều. Nó đòi hỏi một sự nỗ lực rèn rũa của bản thân cá nhân người viết
trong một thời gian dài và đặc biệt- không thể thiếu đươc, đó là sự hướng dẫn, định
hướng, “bày cách” của người giáo viên.
Bất kỳ một người giáo viên dạy văn nào cũng nhận thức được rằng : Dạy tác
phẩm văn chương ( đọc - hiểu ) giúp các em hiểu hết những giá trị sâu sắc của tác
phẩm, những vấn đề mà tác phẩm đặt ra, những nghệ thuật mà tác phẩm đạt tới…là
rất khó. Thế nhưng, dạy cho các em biết nhận xét, đánh giá, biết bình luận và thể
hiện quan điểm riêng của mình một cách thuyết phục về các giá trị đó còn khó khăn
hơn nhiều. Cũng như những thầy ( cô ) giáo khác, tôi luôn cố gắng hướng dẫn HS
biết cách làm văn theo đúng nghĩa của từ này. Trong sự cố gắng của bản thân, tôi
nghiệm ra rằng, cái khó nhất của người dạy văn chính là làm cách nào để các em
biết cách làm văn. Tôi luôn tự đặt cho mình, trước một kiểu bài phải dạy cho các em
biết cách làm đúng. Trước hết phải đúng đã, rồi phấn đấu bước đầu dạy cho các em
biết cách làm hay.
Vì những lí do đã trình bày ở trên cũng như do thời gian, khả năng của bản thân
có hạn, tôi chỉ xin trình bày một số kinh nghiệm nhỏ về vấn đề : Rèn một số kĩ
năng cơ bản khi làm bài Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cho
HS lớp 9.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thực trạng.
Nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) là một trong hai dạng
của Nghị luận văn chương. Nếu các em có kĩ năng làm tốt ở kiểu bài này sẽ là tiền
đề cho các em làm tốt kiểu bài ( có thể nói ) là cao hơn, khó hơn là Nghị luận về một
đoạn thơ, bài thơ. Tuy nhiên khi hướng dẫn HS thực hiện kiểu bài này vẫn còn gặp
một số vấn đề sau :
2
Về phía người dạy : Trong 3 phân môn của môn Ngữ văn thì giáo viên thường
có tâm lí ngại day Tập làm văn nhất. Thực tế, đây là phân môn khó, đòi hỏi vốn tri
thức và kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy nhiều giáo viên còn lúng túng về phương
pháp, chưa coi trọng đúng mức việc rèn kĩ năng cho học sinh …dẫn đến giáo viên
thường dạy qua loa, nặng về lý thuyết. Trong khi đó, bài văn nghị luận về tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích) cùng với Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là hai kiểu bài
chủ đạo ( tự luận vận dụng cao ), chiếm một dung lượng thời gian lớn cũng như
thang điểm cao trong các kì thi cuối kì, cuối năm, thi vào cấp 3 cũng như tuyển vào
các trường chuyên của tỉnh.
Về phía người học : nhiều năm dạy lớp 9, tôi nhận thấy rằng, khi làm kiểu bài
này, học sinh thường mắc một số lỗi cơ bản như sau:
Một là, diễn đạt tràn lan, bài văn thiếu luận điểm, luận điểm chưa phù hợp. Có
HS trong cả phần thân bài chỉ viết có một đoạn và không tìm thấy một luận điểm
nào.
Hai là các em chưa biết trình bày nhận xét, đánh giá, hầu như sa vào kể lại
truyện, hoặc tóm tắt các sự việc chính. Một số em đã biết chọn lọc và phân tích dẫn
chứng, lập tức lại chuyển sang phân tích một luận điểm khác mà không biết tổng
hợp, khái quát sau mỗi luận điểm ( Thao tác tổng hợp )
Ba là, học sinh chưa biết nhận xét đánh giá về yếu tố nghệ thuật, viết bài văn
nghị luận chưa hoàn chỉnh
Bốn là, việc diễn đạt của phần lớn học sinh còn yếu. Ngôn ngữ quá nôm na, đưa
cả ngôn ngữ nói vào ngôn ngữ viết. Lối diễn đạt lan man, luẩn quẩn làm cho giáo
viên chấm bài khá vất vả không biết cho điểm thành phần như thế nào cho phù hợp.
Đó là chưa kể đến các lỗi liên kết câu, đoạn, lỗi dùng từ đặt câu, lỗi chính tả…cũng
là nỗi vất vả không nhỏ của giáo viên dạy văn. Bởi việc chấm bài không chỉ chỉ ra
lỗi mà còn giúp các em sửa lỗi để viết tốt hơn ở những lần sau.
2. Kết quả của thực trạng
Thống kê kết quả bài viết Tập làm văn số 6 của học sinh lớp 9 trong năm học
2006 - 2007, 2007 - 2008 như sau :
3
Năm
học
Khối số
bài
kiểm
tra
Điểm
0 - < 2
Điểm
2- < 5
Điểm
5- < 6,5
Điểm
6,5 - < 8
Điểm
8- < 10
Điểm> TB
2006-
2007
9 72 TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% TS TL%
0 0 32 44% 31 43% 9 13% 0 0 38 53%
2007-
2008
9 71 0 0 28 39,4 31 43,7 8 11,3 4 5,6 43 60,6
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN .
1. Hướng dẫn học sinh nắm vững cốt truyện, các giá trị cơ bản và đặc sắc về nội
dung và nghệ thuật.
2. Hướng dẫn học sinh nắm vững bản chất kiểu bài và cách làm bài.
3.Hướng dẫn học sinh cách làm từng dạng đề cụ thể.
4. Rèn cho học sinh kĩ năng thiết lập và triển khai luận điểm.
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Hướng dẫn học sinh nắm vững cốt truyện, các giá trị cơ bản, đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật.
Có một thực tế là, học sinh khi bắt tay vào làm văn nghị luận - tức là đánh giá,
nhận xét về tác phẩm nghệ thuật mà chưa hề nắm vững cốt truyện, không nhớ truyện
có những sự việc gì, diễn biến tâm lý của nhân vật ra sao, đâu là yếu tố nghệ thuật
làm nên giá trị của truyện…Cho nên tôi cho rằng dạy các em làm văn nghị luận về
tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) thì trước hết là phải hướng dẫn các em nắm vững
cốt truyện, sau đó là phải hiểu tường tận tác phẩm ( đoạn trích ) mình đang nghị
luận. Điều này phải nhờ vào thời gian, cách tổ chức học tập giờ Đọc - hiểu văn bản.
Giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu thấu đáo các nội dung của văn bản,
cụ thể là : biết tóm tắt truyện, nắm vững tình huống truyện, tính cách, phẩm chất của
nhân vật chính, giá trị nội dung mà truyện hướng đến người đọc, những thành công
về nghệ thuật…Để đạt được tất cả các nội dung trên, trong khoảng 1-2 tiết học thì
4
cần hai yếu tố: một là giáo viên phải nhuần nhuyễn kiến thức, chuẩn bị bài thật chu
đáo. Hai là học sinh phải đọc văn bản thật kĩ ở nhà, soạn bài chu đáo, có thái độ học
tập tích cực. Muốn đạt điều này, giáo viên cần phải yêu cầu cao, buộc học sinh phải
chuẩn bị bài ở nhà thật tốt . Chẳng hạn, để học sinh có thói quen tóm tắt truyện và
rèn kĩ năng tóm tắt truyện thì trong giờ Đọc - hiểu văn bản, việc tóm tăt văn bản
xem như là một yêu cầu bắt buộc, giáo viên có thể yêu cầu bất kì một em nào tóm tắt
văn bản. Có thể khuyến khích bằng cách cho điểm và cũng nên phạt thông qua con
điểm. Như vậy, học sinh buộc phải đọc kĩ văn bản ở nhà, tránh soạn bài đối phó
bằng cách chép tài liệu hưóng dẫn. Trường hợp kĩ năng tóm tắt của học sinh quá yếu
thì giáo viên phải hướng dẫn chu đáo thao tác này ( Thậm chí cần thiết phải cho học
sinh ghi những sự việc chính của truyện ). Chỉ có nắm vững nội dung cốt truyện thì
mới nhận xét, đánh giá được nó. Đây là tiền đề để làm tốt kiểu bài nghị luận truyện,
nếu giáo viên lơ là ở khâu này thì dù các em có nắm vững cách làm kiểu bài thì đầu
óc vẫn rỗng tuếch không thể viết “ thành văn” được.
2.Hướng dẫn học sinh nắm vững bản chất của kiểu bài và cách làm bài.
2.1 Hướng dẫn học sinh nắm vững bản chất của kiểu bài.
SGK Ngữ văn 9 chỉ dành 2 tiết để vừa hướng dẫn học sinh về lí thuyết kiểu bài
vừa hướng dẫn cách làm bài. Vì vậy, đa số bài làm văn nghị luận truyện đầu tiên các
em thường mắc lỗi kể lại truyện. Để tránh lỗi này, thì giờ dạy lí thuyết phải hết sức
chú trọng, thiết lập hệ thống câu hỏi để khai thác mẫu khoa học và phải đạt đến đích
là học sinh biết thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) chứ
không phải kể lại truyện; nắm được những yêu cầu cơ bản khi nghị luận truyện.
Trong tiết 118, SGK hưóng dẫn học sinh tìm hiểu về nghị luận truyện ( Tập
trung vào nghị luận về nhân vật văn học ), để giúp học sinh hiểu được khái niệm
kiểu bài này có thể thiết lập hệ thống câu hỏi tìm hiểu mẫu theo định hướng như
sau :
? Đối tượng nghị luận của văn bản là ai ?
? Bài viết có phải chỉ kể lại những suy nghĩ, cử chỉ, lời nói, việc làm của anh thanh
niên không? người viết còn nêu những nhận xét đánh giá như thế nào về anh?
5
? Tìm những câu nhận xét, đánh giá về anh thanh niên để phân biệt với cách kể chuyện về
anh?
? Có phải người viết nhận xét đánh giá tất cả những vẻ đẹp của anh theo diễn biến
câu truyện không? Người viết đã chia thành mấy luận điểm?
? Đọc lại mỗi luận điểm và nhận xét cách lập luận của tác giả? Sức thuyết phục của
luận điểm là nhờ yếu tố nào?
…
Từ hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nắm vững bản chất kiẻu bài, nghĩa là không
chỉ viết lại cái đã có sẵn mà phải tư duy đánh giá ( khen, chê ) của bản thân người
viết. Và khen hay chê cũng phải có lý, có tính thuyết phục, nghĩa là phải có luận cứ,
phải lập luận,phải sắp xếp khoa học và toàn diện, lại phải trình bày bằng cảm xúc, sự
đồng cảm
của người viết với nhân vật , với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm…
2.2 Hướng dẫn học sinh cách làm bài.
* Tìm hiểu đề, tìm ý.
Trước khi bắt tay vào làm một đề văn, việc xác định yêu cầu của đề bài là tối
quan trọng. Các bài văn mẫu dùng để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiểu bài và
hướng dẫn cách làm bài đều chủ yếu tập trung phân tích ( hoặc suy nghĩ, cảm nhận )
về một nhân vật văn học. Tuy nhiên đề cho kiểu bài này lại tương đối phong phú và
đa dạng, Có thể nhóm lại các dạng chính như sau :
- Nghị luân về toàn bộ tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
- Nghị luận về nhân vật văn học.
- Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
- Nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học.
- Nghị luận về một chi tiết, một yếu tố nghệ thuật.
- Nghị luận riêng về các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm …
Do sự đa dạng của đề bài, giáo viên luôn phải hướng dẫn HS xác định cụ thể yêu
cầu, phạm vi, tính chất của đề bài để từ đó có hướng làm bài phù hợp. Đặc biệt học
sinh phải quan tâm đến các từ lệnh của đề. Nếu đề yêu cầu phân tích thì lần lượt
6
phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật để làm rõ vấn đề; đề yêu cầu suy nghĩ thì
phải có thêm những nhận xét đánh giá riêng của người viết; hoặc đề yêu cầu cảm
nhận thì phải thể hiện rõ những tình cảm, thái độ, cảm xúc của người viết đối với
vấn đề nghị luận; nếu là đề mở thì đương nhiên không chỉ dừng lại ở phân tích mà
phải có cả suy nghĩ, cảm nhận của người viết. Các từ lệnh chỉ có tính chất định
hướng cho sắc thái riêng của bài viết, còn về cơ bản không thể bỏ qua thao tác phân
tích, đánh giá. Vì chúng đều có dạng chung: Nghị luận về một tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích ).
Có thể nói rằng, trước một đề văn, việc hỏi để học sinh xác đinh rõ yêu cầu đề
bài định hướng tìm ý là cần thiết.
VD : Đề văn : Cảm nhận về tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh
qua trích đoạn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
? Xác định thể loại, phạm vi của đề bài bằng cách gạch chân các từ ngữ quan trọng?
? Với yêu cầu cảm nhận, em có địng hướng gì khi làm bài?
- Phân tích rồi nêu cảm nhận.
- Phân tích lồng cảm nhận.
? Tình cha con được bộc lộ rõ qua nhân vật nào? Nếu chỉ phân tích mình nhân vật
ông Sáu hoặc bé Thu thì có thể hiện rõ tình cha con sâu đậm trong tác phẩm không?
? Tình cảm của bé Thu dành cho cha em như thế nào? được biểu hiện qua mấy giai
đoạn? Mỗi giai đoạn, chi tiết, cử chỉ, hành động nào thể hiện sâu sắc tình cảm đó?
Chi tiết nào em cho là cảm động nhất?
? Tình cảm của Ông Sáu dành cho con ra sao? Qua những sự việc gì? sự việc nào
thể hiên tình cảm sâu đậm và gợi xúc động sâu sắc trong lòng người đọc?
Việc học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi trên là giáo viên đã giúp các em tìm
được hướng đi cho bài làm, tìm được ý cơ bản cho bài viết ( cơ sở để hình thành hệ
thống luận điểm cho bài văn ).
*. Lập dàn bài.
Thông qua bài tập hướng dẫn học sinh nắm chắc các yêu cầu chung khi triển
khai các phần của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) :
7
- MB : Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và bước đầu nêu ý kiến đánh giá sơ
bộ về vấn đề nghị luận.
- TB : Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ; có phân
tích chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- KB : Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn
trích )
( Phần này sẽ trình bày cụ thể, kết hợp ở phần sau )
* Viết bài.
- Mở bài : Cần hướng dẫn cho học sinh biết cách mở bài. Trước hết luôn đảm bảo
hai ý cơ bản cần có ở phần mở bài là giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và
bước đầu nêu vấn đề nghị luận.Trong ý thứ nhất, học sinh cần linh hoạt lựa chọn
những thông tin cần dẫn về tác giả, tác phẩm sao cho gần gũi và có ý nghĩa nhất với
vấn đề đang nghị luận, tránh quá dài dòng theo khuôn mẫu. Chẳng hạn khi nghị luận
về nhân vật Ông Hai
( Làng, Kim Lân ), nên giới thiệu Kim Lân là nhà văn gắn bó và am hiểu sâu sắc
cuộc
sống nông thôn, hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ người nông dân.
Khi nghi luận về tác phẩm Chiếc lược ngà thì luôn phải đặt vào thời điểm ra đời của
tác phẩm
( năm 1966 ), cách chọn và khai thác đề tài…Về ý thứ hai của phần mở bài, tức là
nêu vấn đề nghị luận - cũng chính là luận điểm bao quát của cả bài - thì phải căn cứ
vào đề bài. Nếu đề cho sẵn một nhận xét thì cần trích dẫn lời nhận xét đó làm vấn
đề nghị luận . Nếu đề bài chưa có yêu cầu cụ thể, học sinh cần xác định rõ vấn đề
nghị luận bám sát yêu cầu đề bài. Chẳng hạn đề bài yêu cầu phân tích nhân vật Ông
Hai ( Làng, Kim Lân ) thì vấn đề nghị luân chính là nét tính cách nổi bật của nhân
vật Ông Hai…
Sau khi học sinh đã biết làm đúng yêu cầu của phần mở bài, giáo viên nên gợi
mở cho các em các cách vào đề hay, gây ấn tượng, tạo cảm xúc cho người đọc. Có
rất nhiều cách mở bài như :
8
- Đi từ vai trò, vị trí của nhà văn trong nền văn học dẫn đến vấn đề nghị luận ( Tất
nhiên để tránh sáo rỗng thì cách này chỉ phù hợp với các nhà văn lớn như Nguyễn
Du, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu…)
- Đi từ ấn tượng cảm xúc của người đọc về tác phẩm đến vấn đề nghị luân ( Phù
hợp hơn cho dạng đề cảm nhận )
- Đi từ đề tài chung đến vấn đề nghị luận.
- Đi từ hình tương chung đến vấn đề cụ thể…
Có thể cho các em tham khảo một số mở bài khác nhau để các em học tập. Các
mở bài này được lấy trong tài liệu tham khảo hoặc bài làm của học sinh giỏi các
khoá trước mà giáo viên tích luỹ được.
- Thân bài.
Cần giúp học sinh biết cách thiết lập hệ thông luận điểm, cách triển khai từng
luận điểm, trong đó chú trọng kĩ năng diễn đat, lập luận; kĩ năng sắp xếp và liên kết
đoạn.
( Yêu cầu này sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau )
- Kết bài.
Đây là phần nhận định, đánh giá chung của người viết về vấn đề nghị luận, tức
là khái quát những nội dung chính và nghệ thuật tiêu biểu mà phần mở bài và thân
bài đã nêu ra và phân tích. Tuy nhiên sự khái quát này không phải là sự lặp lại y
nguyên mà phải là sự tổng hợp có chiều sâu, nâng cao thêm một bước, có sự liên hệ
đến hiện tại, đến quá khứ, đến tương lai ( nếu thấy cần thiết ), đến bản thân người
viết; hoặc có sự liên hệ đến những tác phẩm cùng chủ đề của cùng tác giả hoặc của
tác giả khác - chỉ ra nét riêng và mới. Ngoài ra kết bài nên có những suy nghĩ, ấn
tượng, cảm nhận riêng của người viết để tạo một dư âm lắng sâu trong lòng người
đọc.
*. Đọc lại bài viết và sửa chữa.
Đây là khâu không kém phần quan trọng nhưng học sinh thường bỏ qua vì các
em chưa biết phân bố thời gian. Thông thường khi làm bài kiểm tra, các em làm đến
phút cuối thậm chí hết giờ mà bài vẫn chưa xong nên không còn thời gian mà đọc lại
9
và sửa chữa nữa. Lâu dần kĩ năng này bị xem nhẹ, thậm chí bỏ qua. Vì thế cần phải
rèn cho các em thói quen làm việc này bằng cách, yêu cầu các em chia thời gian cho
từng ý; buộc các em phải ngừng làm bài khi còn 3-5 phút để đọc bài ( Chỉ yêu cầu
trong các bài kiểm tra định kì - mục đích là rèn thói quen ) .
3. Hướng dẫn học sinh cách làm từng dạng bài cụ thể.
3.1. Nghị luận về toàn bộ tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
Đây là kiểu đề tổng hợp, thường được yêu cầu nghị luận dưới dạng câu hỏi: phân
tích (cảm nhận, suy nghĩ) về tác phẩm (đoạn trích) của tác giả …?
Với đề bài yêu cầu chung như vậy , cần phải làm rõ các ý theo trình tự sau :
- Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời, vị trí tác phẩm (đoạn trích), khái quát giá trị nội
dung + nghệ thuật (mở bài)
- Phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật cơ bản, đặc sắc, thông qua :
+ Phân tích chủ đề truyện qua việc phân tích nhân vật.
+ Phân tích tình huống truyện, cách xây dựng nhân vật, nhận xét về ngôn ngữ và
cách xây dựng nhân vật
- Khái quát lại những giá trị lớn, liên hệ với những tác phẩm khác cùng chủ đề, chỉ
ra điểm mới của tác phẩm.
Ví dụ : Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân:
- Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ; khái quát những giá trị cơ
bản về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng ( Mở bài )
- Giới thiệu tình huống truyện ( hai tình huống ), tập trung vào tình huống gay
cấn có ý nghĩa thử thách tình cảm của nhân vật: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu
theo giặc
- Tập trung phân tích diễn biến tâm trạng Ông Hai để khẳng định : tình yêu làng
quê hoà quyện trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân
được thể hiện chân thực, sâu sắc.
- Phân tích những thành công về mặt nghệ thuật : Cách chọn và khai thác đề tài ,
cách xây dựng và miêu tả tâm lý nhân vật, ngôn ngữ, cách tạo tình huống…
10
- Khái quát chung, chỉ ra nét mới có sự thay đổi về chất trong việc diễn tả tình cảm
của người nông dân. Điều đó chỉ xuất phát từ sự am hiểu, gắn bó thiết tha của người
viết đối với người lao động.
Học sinh cần căn cứ vào tác phẩm ( đoạn trích ) cụ thể để có những phân tích
tiêu biểu, có thể mỗi tác phẩm có những đặc sắc riêng. Chẳng hạn, nếu phân tích
Làng phải chú ý đến tình huống thì phân tích Lặng lẽ Sa Pa lại quan tâm đến chất
trữ tình - yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn của truyện…
Khi phân tích tác phẩm ( hoặc đoạn trích ) thì phải phân tích một cách toàn diện
tất cả các giá trị nổi bật, những vấn đề đặt ra của tác phẩm. Để làm sáng tỏ được tất
cả các vấn đề trên trong một thời gian có hạn thì việc sắp xếp, chọn lựa các ý phải
linh hoạt và khoa học, nếu không sẽ sa vào phân tích nhân vật hoặc rơi vào tình
trạng “Đầu voi đuôi chuột”.
3.2. Nghị luận về một nhân vật văn học.
Đây là dạng đề phổ biến nhất.Trong tác phẩm tự sự, nhà văn “nói” qua nhân
vật. Nhân vật chính là nơi mang trở nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác
phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn. Bởi thế,
phân tích nhân vật trở thành con đường quan trọng để đi đến những giá trị của tác
phẩm và nhận ra “ tấm lòng” của nhà văn. Việc phân tích nhân vật thành một đề
riêng hay nghị luận về một vấn đề nào đó có liên quan đến tác phẩm thì phải thông
qua nhân vật chính của tác phẩm đó.
Để chỉ ra những nét tính cách, phẩm chất tiêu biểu của nhân vật, cần quan tâm
đến lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ, hành động, hoàn cảnh sống, công
việc của nhân vật. Tất nhiên, không phải nhân vật nào cũng phải phân tích tất cả các
khía cạnh này, nhất là ở chương trình THCS , yêu cầu việc làm bài của các em còn
mức độ đơn giản và tác phẩm chọn dạy còn ở mức độ giản đơn. Tuy nhiên học sinh
phải sắc sảo trong việc chọn lựa và tập trung vào những phương diện cốt yếu nào để
toát lên những nết tiêu biểu nhất của nhân vật.
11
Ví dụ : Nghi luận về nhân vật anh thanh niên phải chú ý đến hoàn cảnh sống
và làm việc của anh, những suy nghĩ, việc làm mà anh thể hiện. Nghị luận về nhân
vật tôi
(Cố hương, Lỗ Tấn ) lại phải chú ý đến những rung động, suy nghĩ khi tôi về cố
hương…
Khi nghị luận về nhân vật, cũng cần quan tâm đến vai trò của tình huống
truyện. Tình huống gắn chặt cùng cốt truyện, thường hiện lên rõ rệt ở các bước
ngoặt cuộc đời nhân vật. Chính tình huống gay cấn đã giúp Ông Hai bộc lộ một
cách chân thực, thử thách tình yêu làng yêu nước của ông. Hay qua tình huống éo le
mà ta cảm nhận thấm thía tình cha con sâu đậm của hai cha con ông Sáu và bé
Thu…
Từ những điều đã bàn ở trên, có thể định hướng cách làm bài nghị luận về một
nhân vật văn học như sau :
- Nhận xét về cuộc đời, số phận nhân vật ( nếu có )
- Chỉ ra nét nổi bật trong tính cách , phẩm chất của nhân vật.
- Tính cách, phẩm chất đó được thể hiện qua tình huống, hành động, cử chỉ, lời nói
…nào?
Phẩm chất đó còn được bộc lộ qua những yếu tố bên ngoài nhân vật ra sao
( Thời đại, cách nhìn, cách đánh giá từ các nhân vật khác…)
- Yếu tố nghệ thuật nào góp phần thể hiện rõ tính cách, phẩm chất nhân vật
3.3. Nghị luận về một vấn đề liên quan đến tác phẩm văn học ( Dạng đề tổng
hợp )
Đây là dạng đề khó, yêu cầu khả năng nắm bắt, tư duy và khái quát cao. Đềlại
tương
đối đa dạng, đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc sống. Các dạng đề này thường là từ
một nhân vật khái quát về cả một lớp người cùng thời đại; từ một hoặc hai tác phẩm
(đoan trích ) khái quát lên phong cách sáng tác, tài năng nghệ thuật hoặc vấn đề xã
hôi có liên quan… Đề loại này thường ra cho đối tượng học sinh giỏi. Mặc dù vậy,
giáo viên cũng nên cho học sinh làm quen và hướng dẫn cho các em hướng làm bài.
12
Ví dụ : Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ dưới xã hội cũ qua nhân vật Vũ
Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Với đề bài trên có thể định hướng cho học sinh cách làm bài :
Cách 1: Phân tích nhân vật Vũ Nương, sau đó nêu suy nghĩ về người phụ nữ trong
xã hội cũ.
Cách 2: Nêu suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, sau đó chứng
minh qua nhân vật Vũ Nương.
Cách 3: Phân tích nhân vật Vũ Nương xen lẫn với những nhận định, đánh giá về
thân phận người phụ nữ.
3.4. Nghị luận về một yếu tố, một chi tiết nghệ thuật.
Đây là kiểu bài nghị luận ngắn, với thang điểm trung bình ( Khoảng 2-3 điểm/
10 ). Tuy nhiên kiểu bài này đòi hỏi những nhận định khá sâu sắc, với khả năng
phân tích đánh giá cao mà không phải học sinh nào cũng làm tốt bài. Tuy chỉ là một
yếu tố hay chi tiết nghệ thuật nhưng hiểu hết được giá trị của nó phải đặt trong toàn
bộ văn bản, được soi sáng bởi các giá trị của tác phẩm. Trong tiết đọc - hiểu, do
dung lượng thời gian có hạn, giáo viên cũng chỉ hưóng dẫn những vấn đề cơ bản,
trọng tâm, có tính chất định hướng, nêu vấn đề. Vì vậy, làm kiểu đề này hoàn toàn
dựa vào năng lực cảm thụ của học sinh, đòi hỏi người làm bài phải hết sức nhạy cảm
và sâu sắc. Tuy nhiên nếu định hướng cho các em phương pháp làm bài thì chắc
chắn sẽ có kết quả tôt.
Trong chương trình Ngữ văn 9, tính cả kì I và kì II thì số lượng tác phẩm tự sự
hoặc đoạn trích tương đối nhiều, tương ứng với nó cũng có rất nhiều các chi tiết, yếu
tố nghệ thuật đặc sắc. Có thể kể đến :
- Yếu tố kì ảo cuối Chuyện người con gái Nam Xương; cái chết của nàngVũ
Nương .
- Nhiều yếu tố trong các trích đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Lời hịch của vua Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí.
- Chi tiết chiếc lược ngà.
- Tiêu đề Lặng lẽ Sa Pa; tiêu đề Những ngôi sao xa xôi…
13
- Hình ảnh con đường cuối truyện Cố Hương của Lỗ Tấn…
Các đề trên nên kết hợp hướng dẫn các em làm ngay sau khi học tác phẩm
( đoạn trích ), trong các tiết tự chọn, các tiết học buổi 2 để các em có hiểu biêt sâu
sắc về tác phẩm, đồng thời rèn cho các em kĩ năng tư duy, kĩ năng diễn đạt và trình
bày. Có thể định hướng cách làm dạng này như sau :
Bước 1 : Giới thiệu ngắn gọn xuất xứ, nội dung chi tiết, yếu tố.
Bước 2 : Phân tích các tầng ý nghĩa chi tiết đặt trong ý nghĩa văn bản.
Bước 3 : Suy nghĩ, cảm nhận của người viết về chi tiết, yếu tố ấy ( Nếu đề yêu
cầu suy nghĩ hay cảm nhận).
Cần hướng dẫn các em biết cách đặt câu hỏi để tìm ra ý nghĩa chi tiế chẳng hạn
chi tiết ấy xuất hiện khi nào? có ý nghĩa gì đối với nhân vật? Có ý nghĩa gì đối với
giá trị tác phẩm? có ý nghĩa gì đối với mọi người ?
Ví dụ : Phân tích ý nghĩa hình ảnh con đường cuối truyện Cố hương của Lỗ Tấn.
- Hướng làm :
+ Trên đường rời quê hương trên một chiếc thuyền, nhân vật tôi nghĩ về niềm
hi vọng và so sánh hi vọng với con đường : Tôi nghĩ bụng : Đã gọi là hi vọng thì
không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt
đất ; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường
thôi.
+ Chứng kiến những sa sút của quê hương, nhân vật tôi hi vọng những đổi thay
cho quê hương nghèo. Con đường không phải tự nhiên mà có mà do con người làm
ra, do nhiều người làm ra. Tuy ban đầu có thể gặp khó khăn, trông gai, thử thách
nhưng chắc chắn sẽ thành công ( Người ta đi mãi thì thành đường thôi ). So sánh hi
vọng như con đường để khẳng định nếu cố gắng, hi vọng sẽ trở thành sự thực.
+ Từ một hình ảnh thực, tác giả khái quát lên một quy luật : Không phải mọi thứ
đều tự nhiên sinh ra mà phải do bàn tay con người tạo nên. Con đường còn có nghĩa
là con đường đời, con đường tự do hạnh phúc, no ấm, đủ đầy ; con đường mới cho
quê hương không còn những hủ tục, cách bức, ti tiện, đói nghèo. Đó là con đường
tốt đẹp do nhiều người chung tay tạo nên.
14
+ Đây cũng là một mơ ước và hi vọng hết sức trách nhiệm, thể hiện tình cảm sâu
nặng của nhân vật tôi đối với quê hương ( cũng là của tác giả Lỗ Tấn )
+ Hình ảnh con đường góp phần làm cho giá trị câu truyện thêm sâu săc và giàu tính nhân
đạo.
+ Con đường đã trở thành lẽ sống, mục tiêu phấn đấu cho đến tận hôm nay của
người dân Trung Quốc nói riêng và cho tất cả mọi người nói chung…
Tóm lại, đề nghị luận văn học nói chung, nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc
đoạn trích) nói riêng vốn rất đa dạng, xoay quanh nhân vật, chủ đề, tình huống, nghệ
thuật…Trên đây mới chỉ điểm qua một vài dạng tiêu biểu mà học sinh thường xuyên
phải làm. Những định hướng làm bài trên đây cũng mới mang tính gợi mở các ý nên
làm, không phải là công thức bắt buộc. Hơn nữa, viết văn không bao giờ là bắt
buộc theo công thức, cần tôn trọng những sáng tạo của các em miễn là có lý. Vì thế
rất cần một sự linh hoạt của thầy, cô giáo để đánh giá đúng công sức của học trò,
tránh để các em có những thiệt thòi không đáng có.
4. Rèn kĩ năng thiết lập và triển khai luận điểm.
4. 1. Rèn kĩ năng thiết lập luận điểm.
Có thể xem, trong một bài văn nghị luận , hệ thống luận điểm được chia thành
hai loại: Luận điểm thành phần và luận điểm tổng quát. Luận điểm tổng quát bao
gồm luận điểm xuất phát ( Mở bài ) và luận điểm khái quát ở phần kết bài. Luận
điểm thành phần là các khía cạnh, các vấn đề được triển khai để làm sáng tỏ luận
điểm tổng quát.Việc hướng dẫn học sinh xác lập hệ thống luận điểm phải hình thành
từ ngay bước tìm ý. Cắn cứ vào đề bài cụ thể, xác định hướng làm của đề ( Theo
phần đã trình bày phía trước ) để xác định hệ thống luận điểm của bài ( hay ta vẫn
thường gọi là dàn ý đại cương). Cần hướng dẫn cho HS đặt câu
hỏi để tìm luận điểm. Chẳng hạn Vấn đề nghị luận của đề bài là gì ? Căn cứ vào từ
ngữ nào của đề bài giúp em xác định được luận điểm cơ bản của bài viết? ( Tìm luận
điểm xuất phát ). Có thể đặt câu hỏi để tìm luận điểm thành phần, như Để làm sáng
tỏ vấn đề đó cần triển khai thành mấy ý? Nên sắp xếp các ý đó theo trình tự nào?
Căn cứ vào hướng làm của từng dạng đề để xác định hệ thống luận điểm.
15
Ví dụ : Phân tích nhân vật ông Hai ( Làng, Kim Lân ) ( dạng đề phân tích nhân vật )
- Luận điểm xuất phát chính là nét tính cách nổi bật của ông Hai : Tình yêu làng quê
hoà quện trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến.
- Luận điểm thành phần chính là những diễn biến tâm lý của ông Hai ở nơi tản cư :
+ Nỗi nhớ làng quê da diết khi phải xa làng đi tản cư.
+ Nỗi đau đớn, dằn vặt, khổ tâm khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
+ Cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt trước khi có quyết định rứt khoát “Làng theo Tây
rồi thì phải thù.
+ Niềm hạnh phúc vô bờ của ông Hai khi nghe tin cải chính.
+ Những đặc sắc nghệ thuật khi xây dựng nhân vật.
- Luận điểm tổng quát là khái quát và nâng cao vấn đề đã trình bày ở hai phần trên:
Vẻ đẹp trong tình yêu làng yêu nước của ông Hai là điểm mới có sự thay đổi về chất
, tiêu biểu cho vẻ đẹp người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Việc xây dựng hệ thống luận điểm phải căn cứ vào từng tác phẩm cụ thể. Không
thể máy móc áp đặt cho mọi tác phẩm ( đoạn trích ). Chẳng hạn, khi phân tích nhân
vật anh thanh niên ( Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long ) thì luận điểm không thể
dựa trên diễn biến tâm trạng như nhân vật ông Hai mà phải dựa vào những suy nghĩ,
việc làm, thái độ…của anh thanh thanh niên để khái quát lên những nét tính cách
phẩm chất tiêu biểu, không nhất thiết phải theo thứ tự kể của tác giả trong truyện.
4.2. Rèn kĩ năng triển khai luận điểm.
Có thể nói, biết cách xây dựng luận điểm mới được “bộ khung” của một bài
văn, giống bộ khung của một cơ thể sống. Muốn bài văn trở thành một cơ thể hoàn
chỉnh, sống động và linh hoạt thì việc triển khai luận điểm là vô cùng quan trọng.
Nó đòi hỏi nhiều vào trí tuệ, thái độ học tập và một phần năng khiếu của người viết
văn. Muốn làm rõ luận điểm thì phải có luận cứ ( lí lẽ, dẫn chứng ) tiêu biểu, nghĩa
là phải đầy đủ, chặt chẽ, chính xác có tình có lý. Có luận cứ rồi thì phải lập luận, tức
là sắp xếp, trình bày luận cứ trở thành căn cứ vững chắc làm sáng tỏ luận điểm, có
sức thuyết phục người đọc, người nghe. Có được sự thuyết phục này không giản đơn
16
là sự phân tích khô khan lạnh lùng mà xuất phát từ sự thấu hiểu tác phẩm, sự thông
cảm, đồng cảm đối với nhân vật…
Để đạt được các yêu cầu trên đối với học sinh THCS quả không dễ dàng gì. Cần
phải hướng dẫn các em từng thao tác, kĩ năng nhỏ. Mỗi kĩ năng, thao tác cần có mẫu
minh hoạ để các em học tập theo mâu. Mẫu phải đa dạng để các em không máy móc
theo mẫu, lại phải gợi mở để các em hình dung tưởng tượng tư duy đa dạng không
dập khuôn theo những điều có sẵn. Trước hết, cần tập cho học sinh triển khai 1 luận
điểm cụ thể. Chẳng hạn, với luận điểm Nỗi đau đớn, dằn vặt của ông Hai khi nghe
tin làng Chợ Dầu theo giặc, đầu tiên cho HS tìm chọn dẫn chứng. Dẫn chứng cho
luận điểm này rất nhiều, khi nghe tin- trên đường trở về- về đến nhà… Nếu chọn quá
tham sẽ mất nhiều thời gian. Vì vậy, nên gợi ý cho các em chọn ít nhưng tiêu biểu,
có ở tất cả các chặng. Cụ thể là : Khi nghe tin dữ cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt
tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được, giọng lạc hẳn đi…Trên
đường về trái hẳn với sự háo hứng khi đi ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về nhà ông
nằm vật ra giường, nước mắt cứ giàn ra… Dẫn chứng cho bài Nghị luận truyện
không nhất thiết phải dẫn trực tiếp mà có thể dẫn gián tiếp như những suy ngẫm của
ông Hai về những người làng Chợ Dầu, không khí căng thẳng của gia đình ông Hai.
Nỗi sợ hãi của ông khi nghe tiếng mụ chủ nhà, của mọi người nói chuyện…Tìm
được dẫn chứng rồi phải dùng lí lẽ để dẫn dắt, liên kết, phân tích đồng thời đánh giá
chỉ ra ý nghĩa của các dẫn chứng để chúng làm sáng tỏ luận điểm. Trong hành văn,
sự kết hợp của dẫn chứng phải hết sức linh hoạt, nhuần nhuyễn, tránh sự liệt kê tạo
nên việc tóm tắt truyện. Mỗi dẫn chứng đưa ra cần có sự kết hợp phân tích, nhận xét.
Chẳng hạn với dẫn chứng cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân rõ ràng
phải phân tích chỉ ra cảm giác bàng hoàng, sững sờ khi đột ngột nghe tin dữ, điều
mà một người luôn kiêu hãnh về cái làng Chợ Dầu của mình thì ngay đến cả trong
mơ ông cũng không giám tin. Sự dẫn dắt của người viết có khi là một lời bình giá,
có khi chỉ là một sự liệt kê, nhưng có khi mượn lời văn bản thay cho hành văn của
mình vừa làm dẫn chứng vừa nằm trong sự phân tích của người viết. Chẳng hạn :
Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã, không khí trong gia
17
đình lặng đi, nặng nề. Ông không giám đi đâu, không giám lên tiếng, “cứ nghe
thoáng tiếng Tây, việt gian…là ông lủi ra một góc nhà, nín thít”.
Khi hướng dẫn cho học sinh triển khai luận điểm cần giúp các em biết tổng hợp
sau một luận điểm lớn.
Ví dụ: Khi triển khai luận điểm: Tình cảm xúc động của bé Thu giây phút nhận
cha, sau khi phân tích các dẫn chứng, cần phải tổng hợp, khái quát lại vấn đề bằng
những nhận xét, đánh giá của người viết (tiểu kết). Chẳng hạn : Tình yêu và nỗi
mong nhớ người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng ra thật mãnh liệt, hối
hả, cuống quýt có xen lẫn cả sự tủi hổ ân hận làm cho người đọc vô cùng xúc động,
nhân vật người kể chuyện cảm
thấy như có ai bóp nghẹt trái tim mình. (Đây chỉ là một gợi ý).
* Rèn kĩ năng tư duy theo chiều sâu : Tập cho HS biết suy ngẫm, bình giá các
chi tiết nghệ thuật để bài làm của các em sâu sắc, mang nét riêng của người viết. Chi
tiết được bình phải là chi tiết giàu sức gợi, có ý nghĩa làm nên giá trị của tác phẩm.
Chẳng hạn : chi tiết Ông Sáu cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố
công như người thợ bạc …gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét Yêu nhớ tặng Thu con
của ba, Có thể bình : Đây là chi tiết thể hiện tất cả tình yêu và nỗi mong nhớ của
người cha dành cho con. Tình yêu con đã biến người chiến sĩ ngoài chiến trường
quanh năm đối mặt với bom đạn kẻ thù trở thành một nghệ nhân sáng tạo một tác
phẩm nghệ thuật duy nhất trong cuộc đời. Tác phẩm ấy trở thành vô giá bởi nó là
sản phẩm của tình yêu con vô bờ của người cha.
Để tập cho học sinh biết bình giá chi tiết, ngay từ tiết đọc- hiểu, giáo viên nên
lưu ý tập cho các em kĩ năng này.
* Rèn kĩ năng liên hệ, mở rộng.
Khi triển khai luận điểm, giáo viên cũng cần hướng dẫn các em kĩ năng liên hệ,
đối chiếu, mở rông, nâng cao ( Thường ở luận điểm khái quát của bài ). Có thể liên
hệ với cuộc đời và phong cách sáng tác của chính tác giả, với hoàn cảnh ra đời của
tác phẩm; hoặc với các tác phẩm khác cùng chủ đề. Nếu là đoạn trích thì phải đặt
trong mối quan hệ với toàn bộ tác phẩm. Luôn có sự nhìn nhận vấn đề trong từng
18
giai đoạn của lịch sử, trong sự liên hề với nhiều người hoặc với bản thân người
viết…
* Rèn kĩ năng chuyển đoạn và liên kết đoạn.
Cần rèn cho HS thói quen chuyển đoạn sau mỗi ý và mỗi luận điểm. Giữa các đoạn
cần có sự liên kết.Việc liên kết phải đảm bảo nối ý của đoạn trước với đoạn sau để
văn bản là một khối liền mạch thông suốt. Tập cho các em dùng các từ nối có tác
dụng liên kết như : nếu…thì; bên cạnh đó…còn; không những…mà còn; tóm lại…
Ví dụ : Cùng với tình cảm mãnh liệt của bé Thu dành cho cha thì ông Sáu cũng
là người cha dành cho con những tình cảm vô cùng sâu đậm.
Tuy nhiên cũng phải lưu ý là, việc liên kết không phải có một cách duy nhất là
dùng từ nối
,mà còn dựa vào ý tứ câu văn, đoạn văn. Nếu bài văn chỉ liên kết bằng các quan
hệ từ cũng
chưa phải là bài văn hay, thâm chí sẽ bị "cứng" . Học sinh cần linh hoạt khi làm bài.
* Rèn kĩ năng diễn đạt .
Học sinh làm bài thông thường theo thói quen, việc sửa lỗi được thực hiện chậm
. Lỗi diễn đạt, trình bày là một trong các lỗi phổ biến nhất là đối với HS trung bình
đến kém. Với đối tượng này, tốt nhất yêu cầu các em tập viết câu ngắn. Trong
trường hợp học sinh diễn đạt vòng vèo, không rõ nghĩa phải yêu cầu học sinh sửa lại
ngay và sửa lại cho bằng được. Học sinh dùng từ sai nghĩa cần phải chỉ ra cụ thể
bằng bút đỏ, chọn một số từ để cả lớp cùng sửa. Làm được điều này là phải dựa vào
tiết luyện tập, tiết trả bài, các tiết tự chọn và buổi 2. Thông thường trong tiết trả bài
tôi thường chọn 1-2 đoạn văn mắc lỗi diễn đat phổ biến và yêu cầu cả lớp cùng đưa
ra phương án sửa. Nếu có điều kiện tôi yêu cầu học sinh sửa một đoạn trong bài vừa
kiểm tra vào giấy 15p và tôi chấm chữa cụ thể, cho vào các con điểm kiểm tra
thường xuyên.
Đối với học sinh khá, giỏi phải chỉ rõ các lỗi và cũng yêu cầu các em phải có ý
thức sửa lỗi. Cần tập cho các em có cách diễn đạt hình ảnh, cảm xúc bằng lối so
sánh, tưởng tượng; biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự vào bài văn nghi
luận thông qua việc uốn nắn sửa lỗi và học tập mẫu. Giao thêm bài tập về nhà và
19
phải chấm chữa bài thật cụ thể. Khuyến khích sự diễn đạt trong sáng cuốn hút vào
ngay từng câu văn ( Đánh dấu) trong bài làm của các em, để các em có sự động viên
khuyến khích , phát huy ưu điểm của mình.
C. KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
1. Kết luận.
Dạy làm văn là một trong các hoạt động nằm trong thể thống nhất của môn Ngữ
văn. Dạy các em biết làm văn nghị luận là dạy cho các em cách nghĩ trước một vấn
đề và dạy các em cách trình bày ý nghĩ đó. Người làm văn đòi hỏi sự thông minh,
nhạy cảm và sáng taọ. Làm văn không bao giờ là khuôn mẫu, nếu theo khuôn mẫu
chỉ dẫn đến sáo mòn, trống rỗng. Trước khi cầm bút người viết cần phải hiểu, phải
cảm điều mình đang viết. Viết bằng sự rung động say sưa để truyền tình yêu ấy đến
với người đọc. Vì thế khi hướng dẫn các em làm văn chủ yếu tập trung rèn cho các
em những kĩ năng cơ bản, những định hướng về phương pháp làm bài. Cần tránh
những sao chép khuôn mẫu, không phát huy được tính sáng tạo của chủ thể người
học. Nhưng cũng không phải buông xuôi lơi là để các em làm bài cảm tính. Bởi dù
sao, văn nghị luận ( như đã trình bày ) là một loại văn khó, vừa đòi hỏi tri thức về
tác phẩm, những hiểu biết về cuộc sống xã hội, vừa đòi hỏi kĩ năng trình bày, lại yêu
cầu về cảm xúc. Với yêu cầu như vậy, cần có sự giúp đỡ thực sự hiệu quả từ phía
các thầy, cô giáo. Hơn nữa, cùng với quan điểm đổi mới cách kiểm tra đánh giá hiện
nay người ra đề quan tâm nhiều hơn với dạng đề mở. Rèn cho các em các kĩ năng
cần thiết tức là trang bị cho các em một tâm thế tự tin có thể làm tốt bất cứ một đề
văn nào. Điều này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với dạng Nghị luận về một
tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) mà còn có ý nghĩa cho tất cả các kiểu bài làm
văn khác.
Sau một vài năm vân dụng kinh nghiệm đã trình bày ở trên vào việc rèn cho các
em kĩ năng làm văn Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ), tôi thấy chất
lượng làm bài của các em trong hai năm gần đây đã tiến bộ rõ rệt
2. Kết quả đạt được.
20
Năm
học
Tổng
số HS
Tên bài
kt
Điểm
0 - <2
Điểm
2 - <5
Điểm
5<6,5
Điểm
6,5- <8
Điểm
8 - 10
Điểm
> TB
2008-
2009
100 Bài
viết số
6
SL TL
%
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
0 0 30 30% 45 45% 23 23% 2 2% 70 70%
100 KT
cuối kì
0 0 25 25% 55 55% 17 17% 3 3 75 75%
2009-
2010
68 Bài
viết số
6
0 0 13 19% 26 38% 20 29% 9 14% 55 80%
( Ghi Chú : Các năm học trên đây đều thống kê từ toàn bộ học sinh của trường
THCS Phuc Thịnh và chất lượng học sinh của các năm tương đối đồng đều.)
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
1. Giáo viên cần phải đầu tư đúng mức cho mỗi bài dạy. Cần huy động hết những
kiến thức cần có, thiết kế giáo án khoa học, rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy để có
kết quả
tốt hơn ở lớp sau, bài sau.
2. Người dạy phải chăm học hỏi để tích luỹ tri thức và kinh nghiệm, luôn là chỗ
dựa tin tưởng của học trò trước môĩ đề văn mà các em còn lúng túng.
3. Muốn hướng dẫn các em làm tốt thì giáo viên phải trực tiếp viết đoạn văn, bài
văn để hiểu những khó khăn mà các em gặp phải, cùng các em tìm cách khắc phục.
4. Phải yêu cầu học sinh trước một đề văn phải xác định đúng yêu cầu của đề, xác
định hướng làm bài, huy động kiến thức cần thiết rồi mới bắt tay vào việc lập dàn
bài ; chú trọng rèn kĩ năng thiết lập và triển khai luận điểm khi làm văn nghị
luận.
5. Phải động viên, khuyến khích kịp thời trước mỗi sáng tạo của học trò và uốn
nắn ngay và triệt để khi các em mắc lỗi.
Những điều suy nghĩ của tôi trên đây chắc chắn còn nhiều điểm hạn chế và
không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự góp ý, phê bình của các cấp lãnh đạo và các
thầy, cô giáo đồng nghiệp.
Phúc Thịnh, ngày 31/3/2011
21
Giáo viên
Hoàng Văn Minh
22