Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

phân tích chiến lược doanh nghiệp của công ty pt2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.69 KB, 33 trang )

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
Mục lục
Mục lục 1
1. Giới thiệu doanh nghiệp 5
1.1. Một số thông tin cơ bản 5
1.2. Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) 5
1.3.Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.3.1.Tầm nhìn chiến lược 5
1.3.2.Sứ mạng kinh doanh 6
1.4.Một số chỉ tiêu cơ bản 6
2. Phân tích môi trường bên ngoài của PT2000 7
2.1.Tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây 7
2.2. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành 7
2.3.Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô 7
2.3.1. Kinh tế 8
2.3.2. Kỹ thuật - công nghệ 9
2.3.3. Văn hóa - xã hội 10
2.3.4. Chính trị - pháp luật 10
2.4. Đánh giá cường độ cạnh tranh 11
2.4.1.Tồn tại các rào cản ra nhập ngành 11
2.4.2. Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng 11
2.4.3. Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng 12
2.4.4. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành 13
2.4.5. Đe doạ từ các sản phẩm thay thế 14
2.4.6. Đe dọa từ các gia nhập mới 16
Nhóm 01 Page 1
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
2.4.7. Đánh giá 16
2.5. Xây dựng mô thức EFAS 16
3. Phân tích môi trường bên trong 17
3.1. Sản phẩm chủ yếu 17


3.2. Thị trường 18
3.3. Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của doanh nghiệp 19
3.3.1. Hoạt động cơ bản 20
3.3.2. Hoạt động bổ trợ 21
Công ty quan tâm đầu tư xây dựng nguồn nhân lực năng động trong các lĩnh vực quản lý, điều
hành, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, nhà quản lý giỏi,
nhà thiết kế chuyên nghiệp. Công ty đã tuyển chọn hàng trăm sinh viên tốt nghiệp các trường Đại
học, Cao đẳng thuộc các ngành ngoại thương, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán, lao động tiền
lương, kỹ thuật may… Tuỳ từng nghiệp vụ chuyên môn, Công ty sắp xếp và cho đào tạo anh, chị em
này tại từng phòng, ban và các đơn vị trực tiếp sản xuất theo hướng tập trung, nâng cao kiến thức
từng người. Công ty còn tổ chức đào tạo công nhân công nghệ tại xưởng trường hoặc tại các tổ
chức dự phòng của xí nghiệp thành viên. Giáo án đào tạo là các tài liệu nước ngoài và các bài học
thực tế rút ra trong quá trình sản xuất công nghiệp. Công ty không đào tạo đại trà trên sản phẩm
mà chỉ đào tạo trên từng cụm bước công việc nhằm chuyên môn hoá cho công nhân vừa nhảy được
nhiều bước công việc, vừa để cân bằng dây chuyền công nghệ sản xuất 21
3.4. Xác định các năng lực cạnh tranh 21
3.5. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp 22
3.6.Thiết lập mô thức IFAS 22
3.7.Thiết lập mô thức TOWS (Định hướng chiến lược) 23
4. Chiến lược của doanh nghiệp 25
4.1. Chiến lược tăng cạnh tranh & Các chính sách triển khai 25
4.1.1. Chiến lược dẫn đầu về chi phí 25
4.1.2. Chiến lược khác biệt hóa 25
4.1.3. Chiến lược tập trung 25
Nhóm 01 Page 2
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
4.2. Chiến lược tăng trưởng & Các chính sách triển khai 26
4.2.1. Chiến lược chuyên môn hóa 26
4.2.2. Chiến lược đa dạng hóa 27
4.2.3. Chiến lược tích hợp 27

4.2.4. Chiến lược cường độ 27
4.2.5. Chiến lược liên minh, hợp tác ,M&A… 28
4.2.6. Chiến lược khác 29
5. Đánh giá tổ chức doanh nghiệp 29
5.1. Loại hình cấu trúc tổ chức 29
5.2. Phong cách lãnh đạo chiến lược 30
5.3.Một số nhận xét về văn hóa doanh nghiệp 31

Nhóm 01 Page 3
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
Lời mở đầu
Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức thông qua việc định dạng các
nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn
mong đợi của các bên liên quan.
Quản trị chiến lược là một tập hợp quyết định và hành động thể hiện thông qua kết quả
của việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược được thiết kế nhằm đạt được
các mục tiêu dài hạn của tổ chức.
Để tìm hiểu rõ hơn về quản trị chiến lược nhóm 01 xin trình bày cụ thể về đề tài thảo
luận: “Phân tích chiến lược doanh nghiệp của công ty PT2000”.
Với chiến lược kinh doanh sáng suốt của mình thì PT2000 đã trở thành một thương hiệu
thời trang hàng đầu của Việt Nam.
Nhóm 01 Page 4
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
1. Giới thiệu doanh nghiệp
1.1. Một số thông tin cơ bản
Tên đầy đủ DN : Công ty TNHH Phạm Tường 2000
Tên viết tắt DN : PT2000
Trụ sở : 153A-B Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Phường 6 - Quận 3 - Tp.HCM
Năm thành lập : 2000.
Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH.

Tel : 08.3930.7900
Website : http://www. pt2000fashion.com.vn.
Ngành kinh doanh của doanh nghiệp :
∗ Sản xuất quần áo thời trang may mặc: áo thun, quần jeans, áo sơ mi, …
∗ Sản xuất phụ kiện thời trang: dây lưng, ví, giầy, túi xách,…
∗ Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp.
∗ Đầu tư và kinh doanh tài chính.
∗ Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU)
PT 2000
1.3.Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1.Tầm nhìn chiến lược
Công ty TNHH Phạm Tường 2000 định hướng sẽ trở thành thương hiệu thời trang hàng
đầu Việt Nam và trở thành doanh nghiệp dệt may tiêu biểu của ngành dệt may thời trang
Việt Nam. Tạo dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng
kênh phân phối trong nước. Xây dựng nền tài chính lành mạnh.
Nhóm 01 Page 5
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
1.3.2.Sứ mạng kinh doanh
- PT2000 xác định nhiệm vụ chính là xây dựng công ty vững mạnh về mọi mặt, tạo thêm
nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tham gia tích cực các hoạt động xã hội góp
phần ổn định đời sống của người lao động, tạo sự gần gũi với cộng đồng. Để thương hiệu
có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như được người tiêu dùng tín nhiệm.
- Sản xuất các loại quần áo phục vụ cho các lứa tuổi từ thanh niên đến những đối tượng
công sở và những đối tượng có thu nhập trung bình và cao.
- Với lợi thế cạnh tranh về công nghệ là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh
của công ty, PT2000 sẽ luôn đưa ra những mẫu sản phẩm ngày một tốt hơn, phong phú
hơn và làm hài lòng hơn các đối tượng khách hàng của PT2000.
- PT2000 không chỉ quan tâm đến sự phát triển và khả năng sinh lợi của mình mà còn
đồng thời là mối quan tâm đến đội ngũ nhân viên, giúp nhân viên được đào tạo và tạo

môi trường sáng tạo khiến các nhân viên năng động hơn.
1.4.Một số chỉ tiêu cơ bản
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010
Doanh thu thuần (DTT) 365.274,00 411.499,00 493.739,06
Lợi nhuận sau thuế
(LNST)
12.032,00 13.554,00
16.257,00
Tổng tài sản (TTS) 219.164,00 246.899,00 296.127,00
Vốn đầu tư CSH 53.000 55.000 60.000
Tổng nguồn vốn CSH
(TNV)
60.149,00 65.763,00
72.463,00
Tỷ suất lợi nhuận: (%)
Tỷ suất LNST/TTS 5.5% 6.3% 6.8%
Tỷ suất LNST/DTT 3.3% 3.8% 4.1%
Tỷ suất LNST/TNV 20.0% 23.5% 27.8%
Nhóm 01 Page 6
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
Năm 2011, bằng sự nỗ lực của toàn thể CBCNV của công ty PT2000, với những bước
đột phá trong kinh doanh đã giúp công ty đứng vững trước cuộc suy thoái, tiếp tục khẳng
định vị thế, uy tín thương hiệu của mình trên thị trường cả nước. PT2000 đã vượt các chỉ
tiêu kế hoạch năm 2011 như sau:
- Tổng doanh thu đạt 493 tỉ đồng, đạt 110% kế hoạch năm và tăng 19% so với cùng kỳ
năm 2010
- Lợi nhuận trước thuế đạt 21,2 tỉ đồng, đạt 105% kế hoạch năm và tăng 23% so với cùng
kỳ năm 2010
- Cơ cấu thị trường tiêu thụ chính: Tp. Hồ Chí Minh (56,2%), Hà Nội (28,5%), các tỉnh

khác (15,3%)
Theo lãnh đạo công ty, có được kết quả này chính là nhờ PT2000 đã sử dụng thành công
quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng nhiều sáng kiến cải tiến, tăng năng suất, chất lượng sản
phẩm, giảm chi phí sản xuất.
2. Phân tích môi trường bên ngoài của PT2000
2.1.Tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu thuần (triệu
đồng)
365.274,00 411.499,00 493.739,06
Tăng trưởng DT thuần
(%)
5 12,65 17,22
Lợi nhuận sau thuế (triệu
đồng)
12.032,00 13.554,00 16.257,00
Tăng trưởng LNST(%) 10 12,65 19,94
2.2. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành
Qua số liệu thống kê trên bảng ta có thấy doanh thu qua các năm của PT2000 tăng dần.
Do vậy PT2000 đang trong giai đoạn tăng trưởng
2.3.Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô
Nhóm 01 Page 7
Nhân tố chính
trị
Nhân tố Kinh
tế
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
2.3.1. Kinh tế
Khi gia nhập WTO Việt Nam có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thu hút
đầu tư nước ngoài. Nhưng đổi lại Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế và

các hàng rào bảo hộ khác, minh bạch hoá chính sách. Và điều đó gây không ít khó khăn
cho các DN trong ngành may mặc. Khi Việt nam mở cửa thị trường bán lẻ cho các DN
nước ngoài thì sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng lớn. Đặc biệt là cơ chế giám sát hàng dệt
may của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may của VN và nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống
bán phá giá. Chính vì thế ngành dệt may VN ngày càng gặp khó khăn đối với thị trường
nước ngoài.
Thu nhập của người dân VN ngày càng cao, thu nhập bình quân đầu người cũng gia tăng,
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Với khoảng 87,84 triệu dân thị trường nội địa là một thị
trường có sức tiêu thụ hàng may mặc lớn, đầy tiềm năng mà các DN Việt Nam do mải
xuất khẩu đã lãng quên trong thời gian qua. Khi quyết định đầu tư nước ngoài doanh
nghiệp phải có quyết định đúng đắn nên đầu tư vào thị trường nước nào. Thị trường nào
sẽ tạo cơ hội và thị trường nào sẽ gây khó khăn cho ta. Khi đầu tư doanh nghiệp sẽ gặp
khó khăn về việc nghiên cứu khách hàng, xác định các thị trường tiềm năng, Và rất khó
để lấy được lòng tin của khách hàng.
Kinh tế nước ta phát triển không đồng đều do vậy thu nhập của người dân cũng khác
nhau dẫn đến sức mua sản phẩm của công ty cũng không cao với mọi khách hàng do sản
phẩm của PT2000 là sản phẩm có chất lượng cao. PT2000 phải đa dạng hoá sản phẩm để
có thể thu hút được mọi khách hàng. Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế do vậy
nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp và PT2000 cũng không nằm ngoài sự
ảnh hưởng của nó. Như chúng ta đã biết lạm phát tăng cao sẽ đẩy giá mọi mặt hàng lên,
khi đó mọi nguyên liệu đầu vào để sản xuất đều tăng dẫn đến các sản phẩm của doanh
nghiệp đều phải tăng theo, điều này sẽ khiến khách hàng e ngại khi mua sản phẩm của
công ty Để có thể giữ chân được khách hàng thì doanh nghiệp phải có những biện pháp
Nhóm 01 Page 8
Doanh nghiệp
Nhân tố công
nghệ
Nhân tố văn
hóa xã hội
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111

thích hợp để xử lý. Cơ sở hạ tầng nước ta còn yếu kém do vậy có ảnh hưởng rất lớn đến
doanh nghiệp. Việc vận chuyển hàng hoá đến khách hàng sẽ không được thuận tiện, cũng
như việc nhập hàng từ nhà cung ứng cũng vậy, hoặc là việc vận chuyển hàng hoá giữa
các chi nhánh với nhau cũng gặp khó khăn do giao thông không thuận tiện, đường xá
kém chất lượng, tắc đường,
Bên cạnh đó các yếu tố về tự nhiên cũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp,
mặc dù mức độ ảnh hưởng của nó không lớn như các doanh nghiệp sản xuất lương thực,
thực phẩm
Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên,các doanh nghiệp phải tính
đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo của bản
thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Các biện pháp thường được
doanh nghiệp sử dụng : dự phòng, san bằng, tiên đoán và các biện pháp khác.
Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến doanh nghiệp như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường
và vấn đề này thì các doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết.
Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách
thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến
động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng
yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể
nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội , né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi
phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh
nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn
biến thực tế của kì nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn.
2.3.2. Kỹ thuật - công nghệ
Trong những năm qua thị trường thiết bị và công nghệ VN phát triển khá mạnh. Tuy
nhiên DN ở VN tập trung chủ yếu vào công nghệ may nên thị trường cho ngành dệt còn
tương đối nhỏ. Tuy vậy với chiến lược phát triển và chủ động trong việc cung cấp nguyên
phụ liệu, có thể trong vài năm tới thị trường công nghệ và thiết bị ngành dệt sẽ thực sự
bùng nổ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia vào hoạt
động kinh doanh. Khi đó các DN VN cũng có cơ hội để mua được loại thiết bị phục vụ

cho quá trình đổi mới công nghệ. Như vậy PT2000 sẽ phải chịu rất nhiều ảnh hưởng từ
việc thay đổi của công nghệ dệt may. Chuyển giao công nghệ ngày càng phát triển mạnh,
điều này rất thuận lợi cho các doanh nghiệp vì sẽ được sử dụng những công nghệ tiên tiến
Nhóm 01 Page 9
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
hiên đại giúp giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đôi khi việc áp dụng các công
nghệ mới, tiên tiến, hiện đại lại gặp nhiều khó khăn do điều kiện nước ta có hạn, không
cho phép. Điều đó sẽ khiến doanh nghiệp không bắt kịp với các doanh nghiệp ngoài
nước.
Các nhân tố trên đều ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Khi công nghệ phát
triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản
phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực
cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
2.3.3. Văn hóa - xã hội
VN có khoảng 87,84 triệu dân, mỗi năm tăng lên khoảng 1 triệu dân, mật độ dân số ngày
càng cao, cơ cấu dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động lớn. Do đó VN là một
thị trường có nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ và cũng là thị trường tiêu thụ hàng
hoá đầy hứa hẹn đối với hàng dệt may. Điều này đã làm PT2000 chú trọng hơn đối với
thị trường trong nước với hệ thống phân phối khá rộng có mặt ở hầu hết khắp các địa
phương. Tốc độ đô thị hoá cùng với sự phát triển hạ tầng văn hoá xã hội, mở rộng mạng
lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền đã
làm cho diện mạo người dân và đời sống tinh thần của họ ngày càng phong phú, đa dạng
hơn. Mức sống văn hoá, trình độ hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hoá của người dân
các vùng đô thị hoá, nhìn trên tổng thể, được nâng lên. Điều đó sẽ khiến mọi người biết
đến việc sử dụng những sản phẩm tốt, có thương hiệu rõ ràng. Đó chính là điệu kiện
thuận lợi cho PT2000 phát triển sản phẩm của mình.
2.3.4. Chính trị - pháp luật
Kinh tế và chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một nước có nền kinh tế tốt, phát
triển mạnh thì chính trị cũng sẽ mạnh. Mặt khác nếu chính trị có sự bất ổn thì sẽ ảnh

hưởng rất lớn đến nền kinh tế của quốc gia đó.
Đối với Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định, các DN thuộc mọi thành phần
kinh tế có thể yên tâm làm ăn với nhiều nước trên thế giới, thông qua việc gia nhập tổ
chức WTO năm 2006. Vì ngành dệt may là ngành mang lại nhiều việc làm, là ngành mà
VN có lợi thế cạnh tranh, có nhiều tiềm năng xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho đất nước
nên chính phủ có nhiều khuyến khích phát triển đối với ngành này, hạn chế những rào
cản. Đây cũng là tác động tích cực đối với công ty PT2000.
Nhóm 01 Page 10
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
Khi PT2000 muốn đầu tư vào thị trường nước ngoài thì phải xem xét về tình hình chính
trị của nước đó. Không thể đầu tư vào một nước có nền chính trị bất ổn được.
Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của
các nhà đầu tư.Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh
không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để
đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự
báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.
2.4. Đánh giá cường độ cạnh tranh
2.4.1.Tồn tại các rào cản ra nhập ngành
Hiện có gần 140 thương hiệu thời trang ngoại có mặt tại Việt Nam, chiếm hơn 60% thị
trường (tính cả hàng thật lẫn hàng giả). Các thương hiệu này được phân thành 2 cấp độ:
tầm trung (với các thương hiệu châu Á như Giordano, Bossini…) và cao cấp (các thương
hiệu toàn cầu như Mango, D&G, Gucci,…). Trong khi đó, các thương hiệu nội địa chiếm
khoảng 40% thị trường còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay như: PT2000, Blue Exchange,
Vietthy, Foci, các thương hiệu của Thời trang Việt (Ninomaxx, N&M, Maxx Style), một
số dòng sản phẩm của Việt Tiến (T-up, Manhattan, Việt Long), An Phước…
Xét cho cùng thì nguy cơ cạnh tranh trong một sân chơi không bình đẳng của doanh
nghiệp dệt may thời hội nhập là có thật. Bởi hàng rào bảo vệ thị trường nội địa bằng thuế
thu nhập sẽ giảm xuống tới mức tối đa (thuế nhập khẩu hiện hành 40% với vải và 50%
với hàng may mặc, hàng rào này sẽ được giảm còn bình quân khoảng 15%).
2.4.2. Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng

Quyền lực của các nhà cung ứng là rất cao, do chúng ta phải nhập khẩu tới 60% - 80%
nguyên liệu từ nước ngoài.
Hiện nay, khó khăn và cũng là áp lực lớn nhất của ngành Dệt may là chưa tạo được
nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Nguyên liệu phục vụ cho ngành Dệt may được nhập
khẩu tới 90%. Do đó, tuy có kim ngạch XK cao nhưng tỷ lệ thu về lại thấp, chỉ ước
khoảng 35-38% tổng kim ngạch. Do đó, ngành Dệt may phải quy hoạch vùng nguyên
liệu, đặc biệt là trồng bông.
Mục tiêu chiến lược của ngành Dệt may đặt ra đến năm 2010 là phải đạt sản lượng
20.000 tấn bông xơ, năm 2015 đạt 40.000 tấn. Tuy nhiên hiện nay, diện tích trồng bông
tại Việt Nam không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (42%), vùng duyên hải
Nhóm 01 Page 11
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
miền Trung (33%), miền Bắc (20%) và Đông Nam bộ (5%). Theo thống kê cho thấy
trong niên vụ niên vụ 2007-2008 diện tích trồng bông trên cả nước là 7.446ha cho sản
lượng 2.709 tấn, đến niên vụ 2008-2009 diện tích trồng bông giảm mạnh còn dưới 3.000
ha. Ngành dệt may đã khuyến khích và quy hoạch tăng thêm diện tích trồng bông. Theo
kết hoạch niên vụ 2009-2010 ước đạt khoảng 10.000 nghìn tấn. Tuy vậy con số này vẫn
còn xa với mục tiêu 20.000 tấn ngành đã đặt ra.
Mặc dù ngành Dệt may đã có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu và có chính sách hỗ
trợ giá cho nông dân, nhưng vấn đề giá còn rất nan giải. Nếu giá thấp hơn so với các cây
trồng khác sẽ khó khuyến khích được nông dân tham gia trồng bông, và mục tiêu 1 tỷ mét
vải vào năm 2010 sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Và như vậy, thách thức tiếp
theo của ngành Dệt may là phải làm thế nào tạo được vùng nguyên liệu ổn định, không bị
phụ thuộc vào nước ngoài như hiện nay.
2.4.3. Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng
- Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng: ngành may mặc thời trang trong nước
đang được các khách hàng chú ý đến nhiều hơn trong những năm gần đây tuy nhiên chất
lượng chưa được như mong đợi của khách hàng, do đó các khách hàng có nhiều lợi thế
hơn như :
+ Vị thế mặc cả: khách hàng có thể so sánh giá của sản phẩm cùng loại để lựa chọn sản

phẩm phù hợp gây áp lực về giá.
+ Thông tin mà người mua có được.
+ Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa.
+ Tính nhạy cảm đối với giá.
+ Sự khác biệt hóa sản phẩm: sản phẩm có tạo được sự khác biệt với sản phẩm của công
ty khác sẽ tạo được sự quan tâm và yêu thích của khách hàng qua đó bán được nhiều
hàng hóa hơn.
+ Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế: các hàng hóa thay thế có sẵn có không? Khách
hàng có ưa thích hàng hóa thay thế không?
+ Động cơ của khách hàng: khách hàng mua sản phẩm vì cái gì? Mua để mặc hay để
tặng?
Nhóm 01 Page 12
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
2.4.4. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
Với những đặc điểm hấp dẫn của ngành, thị trường may mặc đang ngày càng trở nên
đông đúc hơn nhiều, ngày càng có nhiều công ty may mặc được thành lập và đi vào hoạt
động. Hiện nay trên thị trường may mặc thời trang, đối thủ cạnh tranh của PT2000 xuất
hiện khá nhiều điển hình như thương hiệu NINOMAX, Canifa Đây là nhãn hàng đã
được nhiều người biết đến trên thị trường thời trang may sẵn ở việt Nam.
- Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ thông tin về thị trường, ra quyết định theo
kinh nghiệm và theo cảm tính là chủ yếu.
- Chưa đẩy mạnh ứng dụng chiến lược marketing tổng thể hoặc marketing đa dạng sản
phẩm và đa thương hiệu.
- Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu (xét về tổng thể thì 90% các doanh
nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ). Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động
kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường đã dẫn đến tình trạng năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp giảm sút. Tình trạng các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh
với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết, đặc biệt là với các mặt hàng xuất khẩu
đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
- Tiềm lực về tài chính (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) hầu như rất hạn chế, vốn

đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng các doanh
nghiệp không có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh,
đầu tư vào đổi mới các thiết bị, công nghệ kinh doanh.
- Nhận thức về tầm quan trọng của kênh phân phối của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế.
Phần lớn các doanh nghiệp không xây dựng được mạng lưới phân phối trực tiếp ở nước
ngoài.
- Văn hóa doanh nghiệp, văn minh thương mại, hệ thống dịch vụ của các doanh nghiệp
Việt Nam còn thiếu và yếu.
- Việc tạo lập thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn bị xem nhẹ, chưa thực sự coi
thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp xây dựng được hệ thống
quản lý chất lượng còn ít.
- Khả năng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, điều đó phần nào
làm giảm bớt sức mạnh của cả cộng đồng doanh nghiệp.
Nhóm 01 Page 13
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
- Chi phí kinh doanh còn cao, năng lực và bộ máy quản lý điều hành chưa tất, cơ cấu tổ
chức và cơ chế quản lý của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đáp
ứng được yêu cầu đổi mới, công nghệ kinh doanh và khả năng tiếp cận đổi mới công
nghệ kinh doanh còn lạc hậu,
- Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chưa thực sự
việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các
sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%).
2.4.5. Đe doạ từ các sản phẩm thay thế
Với chiến lược kinh doanh về sản phẩm may sẵn thì chúng ta xác định sản phẩm thay thế
ở đây là sản phẩm may đo. Trước tiên, đây là hai loại sản phẩm cùng thoả mãn một nhu
cầu quan trọng của người tiêu dùng là “mặc”, nhưng sản phẩm may đo được coi là sản
phẩm thay thế của sản phẩm may sẵn vì nó có những đặc điểm khác biệt. Đối với sản
phẩm may đo, người làm ra trang phục phải trực tiếp đo các số đo từ người tiêu dùng sau
đó tự cắt may bằng tay sản phẩm. Loại sản phẩm này có những ưu điểm giúp cho những
người tiêu dùng nếu không thể hoặc không muốn sử dụng sản phẩm may sẵn thì vẫn có

thể thoả mãn nhu cầu của mình. Chúng ta có thể nêu ra một số các ưu điểm nổi bật như:
- Phù hợp với nhiều vóc dáng và số đo.
- Có thể thay đổi mẫu mã, màu sắc, chi tiết theo ý khách hàng.
- Khách hàng được đảm bảo về chất liệu, đường may của sản phẩm.
- Khách hàng có thể được tư vấn, hỗ trợ thiết kế sản phẩm phù hợp.
Những ưu điểm của sản phẩm may đo phản ánh nhược điểm của sản phẩm may sẵn, do
đó thị phần của sản phẩm may sẵn không phải là 100% mà phải san sẻ với sản phẩm may
đo. Loại sản phẩm này đến với người tiêu dùng qua hai cách chính:
- Nếu đến từ các cửa hàng may có quy mô nhỏ, thường chỉ có 1 hay 2 người làm may,
sản phẩm thường may theo các mẫu có sẵn, chất lượng và kiểu dáng trung bình. Tất
nhiên khách hàng cũng là những người có chi phí không cao, nhu cầu không khắt khe, và
không thường xuyên. Họ sử dụng sản phẩm may đo và may sẵn song song.
- Nếu đến từ các nhà cung cấp có tên tuổi, thương hiệu thì sản phẩm có chất lương cao,
mẫu mã kiểu dáng độc đáo nhưng giá thành rất đắt. Những khách hàng ưa chuộng loại
sản phẩm này thưòng có yêu cầu cao, không ngại giá thành nhưng sản phẩm đến với họ
phải hoàn hảo. Trên thực tế Việt Nam thì lượng khách hàng này không nhiều.
Nhóm 01 Page 14
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
Nếu các sản phẩm may sẵn hướng tới các tầng lớp tiêu dùng từ thấp đến cao, với mức giá
tương ứng từ rẻ đến rất đắt, chủng loại rất đa dạng phong phú đáp ứng nhiều độ tuổi thì
sản phẩm may đo thường hướng tới các trang phục công sở và trang phục cao cấp để tăng
sức cạnh tranh. Bên cạnh những ưu điểm mà sản phẩm may đo có được thì nó còn có
những nhược điểm dễ nhận thấy như:
- Thời gian từ lúc khách hàng đặt may sản phẩm đến lúc có đựơc sản phẩm trong tay
thường rất lâu (khoảng 1tuần trở lên).
- Khi nhận sản phấm lại thì xác suất của việc không hài lòng và phải sửa chữa lại là rất
lớn.
- Những nơi hoạt động của quá trình may đo thường diễn ra tại cửa hàng (quy mô nhỏ
hoặc lớn), đôi khi không thể đáp ứng được đủ nhu cầu của khách hàng hoặc không quảng
bá được hình ảnh của mình đến người tiêu dùng.

Những hạn chế này khiến cho khách hàng đến với sản phẩm may đo không nhiều và
không thường xuyên. Thị phần của sản phẩm may đo thường bó hạn trong một số nhóm
đối tượng như giới công chức, những người làm việc liên quan đến công chúng, một số
nhỏ những đối tượng không có cỡ phù hợp với sản phẩm may sẵn. Nhưng quan trọng
nhất là những khách hàng của may đo vẫn sử dụng một tỷ lệ nhất định sản phẩm may sẵn.
Thực tế thì sản phẩm may đo đã xuất hiện từ rất lâu và chiếm lĩnh thị trường trong một
thời gian dài,chỉ đến khi sự xuất hiện các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã ảnh
hưởng mạnh mẽ đến ngành dệt may. Kết quả là sự phát triển ngày càng rộng lớn và đa
dạng của các sản phẩm may sẵn. Không chỉ là các sản phẩm may sẵn với giá thành trung
bình, kiểu dáng đa dạng mà ngày nay không ít những nhãn hàng may sẵn với thương hiệu
cao cấp, kiểu dáng độc đáo đã xuất hiện và đáp ứng được nhu cầu của giới khách hàng
thượng lưu.
Với những phân tích sơ qua như trên chúng ta thấy rằng sản phẩm may đo đúng là sản
phẩm thay thế của sản phẩm may sẵn nhưng áp lực mà nó gây ra cho sản phẩm may sẵn
là không quá lớn. Sản phẩm may đo tồn tại cùng với sản phẩm may sẵn và cũng có những
lượng khách hàng riêng cho mình nhưng điều đó không gây ra những cản trở mạnh mẽ
đến việc xâm nhập và tấn công thị trường tiêu dùng của sản phẩm may sẵn.
Trên đây là những phân tích chung nhất về một áp lực cạnh tranh của sản phẩm may sẵn,
có thể là chưa đầy đủ chi tiết nhưng là những vấn đề cần thiết phải đề cập đến khi nói đến
các sản phẩm thay thế.
Nhóm 01 Page 15
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
2.4.6. Đe dọa từ các gia nhập mới
Hàng Trung Quốc mẫu mã, kích cỡ, chất liệu phong phú, hơn nữa giới kinh doanh đều
biết, cứ định kỳ tháng 7, tháng 8 hàng năm, các công ty chuyên xuất khẩu hàng may mặc,
các nhà sản xuất thời trang của họ đều “sale off” hàng thời trang xuân hè với mức 50 –
70%. Hàng may mặc nội địa còn nhiều điểm yếu. Về sản phẩm, cái được màu sắc, kiểu
dáng thì thiếu size, cái có đủ size thì chất liệu không phù hợp… Phần lớn các nhà sản
xuất trong nước đều chạy theo thị trường, hàng sản xuất đại trà, na ná nhau thì rất nhiều,
hàng mới lạ thì rất hiếm.

2.4.7. Đánh giá
Dựa vào tất cả những gì vừa phân tích ở trên thì có thể khẳng định ngành dệt may Việt
Nam là ngành có cường độ cạnh tranh mạnh.
2.5. Xây dựng mô thức EFAS
Các nhân tố chiến lược Độ
quan
trọng
Xếp
loại
Tổng
điểm
quan
trọng
Chú giải
Các cơ hội:
• Việt Nam là thành viên của
WTO.
• Chiến lược phát triển nghành
may mặc Việt Nam.
• Xu hướng tiêu dùng hàng
thời trang ở Việt Nam.
• Thị trường nội địa tiềm năng.
• Nguồn nhân công giá rẻ.
• Sản phẩm chất lượng cao.
• Hệ thống phân phối chuyên
nghiệp.
0.05
0.05
0.025
0.1

0.025
0.2
0.05
3
3
4
3
2
4
4
0.15
0.15
0.1
0.3
0.05
0.8
0.2
Cơ hội mở rộng thị
trường.
Mở rộng quy mô.
Tăng sản lượng.
Phát triển thị trường.
Thuê nhân công.
Uy tín, danh tiếng.
Vị thế tốt.
Nhóm 01 Page 16
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
Các đe doạ:
• Áp lực cạnh tranh toàn cầu.
• Tăng trưởng dệt may Trung

Quốc.
• Cường độ cạnh tranh mạnh
trong nghành.
• Tác động của nền kinh tế thế
giới.
• Sự dịch chuyển của nguồn
nhân lực tay nghề cao và chi
phí nhân công cao.
0.1
0.2
0.1
0.05
0.05
3
4
3
3
3
0.3
0.8
0.3
0.15
0.15
Tầm ảnh hưởng toàn
cầu.
Tầm ảnh hưởng toàn
cầu.
Vị thế tốt.
Tốc độ tăng trưởng.
Yếu tố con người.

Tổng 1.0 3.45
Tổng điểm 3.45 chứng tỏ PT2000 phản ứng khá tốt với môi trường bên ngoài, thể hiện
được năng lực thực sự của doanh nghiệp.
3. Phân tích môi trường bên trong
3.1. Sản phẩm chủ yếu
Các sản phẩm chủ yếu là áo thun, jeans, áo sơ mi, dây nịt, giày, ví… dành cho nam, nữ
mang phong cách trẻ trung, năng động, hiện đại và mạnh mẽ.
Nhóm 01 Page 17
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
3.2. Thị trường
Để đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn PT2000 có hệ thống cửa hàng rộng khắp trên cả
nước. Đặc biệt, mật độ xuất hiện các cửa hàng bán lẻ của PT2000 tại riêng khu vực
Tp.HCM hiện nay, cho thấy sự mở rộng thị phần để chiếm lĩnh thị trường
Tại Tp.HCM
Địa chỉ 1: 153A-B Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Phường 6 - Quận 3 - Tp.HCM
Địa chỉ 2: 137A Hai Bà Trưng - Phường 6 - Quận 3 - Tp.HCM
Địa chỉ 3: 249A Nguyễn Trãi - Phường 2 - Quận 5 - Tp.HCM
Địa chỉ 4: 112 Cao Thắng - Phường 4 - Quận 3 - Tp.HCM
Địa chỉ 5: 603 Cách Mạng Tháng 8 - Phường 15 - Quận 10 - Tp.HCM
Địa chỉ 6: 35-37 Lê Văn Sỹ - Phường 13 - Quận Phú Nhuận - Tp.HCM
Địa chỉ 7: 767 Hậu Giang - Phường 11 - Quận 6 - Tp.HCM
Địa chỉ 8: 877 Quang Trung - Phường 14 - Quận Gò Vấp - Tp.HCM
Địa chỉ 9: 44-46 Quang Trung - Phường 10 - Quận Gò Vấp - Tp.HCM
Địa chỉ 10: 12/1 Quang Trung - Phường 11 - Quận Gò Vấp - Tp.HCM
Địa chỉ 11: 233 Võ Văn Ngân - Phường Linh Chiểu - Quận Thủ Đức - Tp.HCM
Địa chỉ 12: 191 Lê Đại Hành - Phường 13 - Quận11 - Tp. HCM
Tại Bình Dương
Địa chỉ: 187 Yersin – Phường Hiệp Thành – Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương
Tại Đồng Nai
Địa chỉ: 208C Phạm Văn Thuận - Phường Thống Nhất - Tp.Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Tại Khánh Hòa
Địa chỉ: 55 Lý Thánh Tôn – Phường Lộc Thọ - Tp.Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa
Tại Đà Nẵng
Nhóm 01 Page 18
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
Địa chỉ: 144 Phan Chu Chinh - Quận Hải Châu - Tp.Đà Nẵng
Tại Đăk Lăk
Địa chỉ: 64 Quang Trung – Phường Tân Tiến - Tp.Buôn Mê Thuột – Tỉnh Đăk Lăk
Tại Thừa Thiên Huế
Địa chỉ: 69 Hùng Vương – Phường An Cựu - Tp.Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế
Tại Nghệ An
Địa chỉ: 145 Đặng Thái Thân – Phường Quang Trung - Tp.Vinh – Tỉnh Nghệ An
Tại Hà Nội
Địa chỉ 1: 41 Hàng Bài - Quận Hoàn Kiếm - Tp.Hà Nội
Địa chỉ 2: 14 Nguyễn Phong Sắc - Quận Cầu Giấy - Tp.Hà Nội
Địa chỉ 3: 119 Chùa Bộc - Quận Đống Đa - Tp.Hà Nội
3.3. Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của doanh nghiệp
Nhóm 01 Page 19
Cơ sở hạ tầng của tổ chức
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển kỹ năng/ công nghệ
Quản trị thu mua
Hậu cần
nhập
Sản
xuất
Hậu cần
xuất
Marketi
ng và

Bán
hàng
Dịch vụ
Các hoạt động
phụ trợ
Các hoạt động cơ bản
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
3.3.1. Hoạt động cơ bản
- Hậu cần nhập
PT2000 cũng sẽ gặp không ít những khó khăn và thách thức, do nguyên vật liệu phục vụ
cho sản xuất của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Do đó, công ty có thể sẽ gặp
phải rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường, dẫn đến
việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào.Yếu tố tác động mạnh nhất tới rủi ro về thị trường
chính là sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Sự thay đổi này buộc công ty phải có
những nghiên cứu kịp thời để thay đổi sản phẩm, tìm hiểu, thâm nhập thị trường mới,
phải đối mặt với những khó khăn mới trên thị trường, với các đối thủ cạnh tranh.
- Hậu sản xuất
Sản phẩm được phân bố rộng khắp cả nước với hệ thống chuỗi các cửa hàng từ bắc vào
nam. Ở các cửa hàng, không gian được trang trí hiện đại và sang trọng tạo cảm giác thoải
mái, thu hút. Doanh thu năm 2008 đạt 365.274,00 triệu đồng ; năm 2009 đạt 411.499,00
triệu đồng ; năm 2011 đạt 493.739.06 triệu đồng. Mật độ xuất hiện các cửa hàng bán lẻ
của PT2000 tại riêng khu vực Tp.HCM hiện nay cho thấy sự mở rộng thị phần để chiếm
lĩnh thị trường. Hệ thống PT2000 có hơn 20 cửa hàng tại Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,
Huế Một điểm chung ở hệ thống này là không gian rộng, hệ thống đèn rực rỡ, đội ngũ
nhân viên trẻ trung năng động. Cách bài trí ở mỗi cửa hàng có đôi chút khác nhau, nhưng
nhìn chung, vẫn rất gọn gàng và sang trọng. Các cửa hàng của PT2000 đều tọa lạc tại
những vị trí đẹp, đắc địa, điều này dễ dàng cho việc tham quan mua sắm của các bạn trẻ.
- Marketing và bán hàng
Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước vì PT2000 nhận thức được rằng thị trường nội địa
đầy tiềm năng. Với tiêu chí “định hướng một gu thẩm mĩ riêng với chất lượng và giá cả

ổn định”, thương hiệu PT2000 đã chiếm được nhiều tình cảm của các bạn trẻ năng động .
Sản phẩm áo sơ mi đa dạng hóa chủng loại mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, cũng như kích
cỡ và giá cả…đáp ứng nhu cầu tâm lý tiêu dùng của nhiều tập khách hàng khác nhau.
Hoạt động xúc tiến thương mại khá thành công với các chiến lược quảng cáo trên các tạp
chí thời trang, băng dôn, website Đối tượng khách hàng của PT2000 là giới trẻ do đó
các sản phẩm chủ yếu là áo thun, jeans, áo sơ mi, dây nịt, giày, ví… mang phong cách trẻ
trung, năng động, hiện đại và mạnh mẽ.
PT2000 đang thực hiện các phương thức quảng cáo, khuyến mại theo từng thời điểm
thích hợp. Thời gian tới, Công ty sẽ lựa chọn một Công ty chuyên nghiệp hoạt động trong
Nhóm 01 Page 20
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
lĩnh vực quảng cáo, truyền thông để thực hiện các kế hoạch quảng cáo truyền thông và
khuyến mãi mang tính chuyên nghiệp, phù hợp với hướng phát triển của Công ty.
3.3.2. Hoạt động bổ trợ.
Công ty quan tâm đầu tư xây dựng nguồn nhân lực năng động trong các lĩnh vực quản lý,
điều hành, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo đội ngũ công nhân lành
nghề, nhà quản lý giỏi, nhà thiết kế chuyên nghiệp. Công ty đã tuyển chọn hàng
trăm sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng thuộc các ngành ngoại
thương, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán, lao động tiền lương, kỹ thuật
may… Tuỳ từng nghiệp vụ chuyên môn, Công ty sắp xếp và cho đào tạo anh, chị
em này tại từng phòng, ban và các đơn vị trực tiếp sản xuất theo hướng tập trung,
nâng cao kiến thức từng người. Công ty còn tổ chức đào tạo công nhân công nghệ
tại xưởng trường hoặc tại các tổ chức dự phòng của xí nghiệp thành viên. Giáo án
đào tạo là các tài liệu nước ngoài và các bài học thực tế rút ra trong quá trình sản
xuất công nghiệp. Công ty không đào tạo đại trà trên sản phẩm mà chỉ đào tạo trên
từng cụm bước công việc nhằm chuyên môn hoá cho công nhân vừa nhảy được
nhiều bước công việc, vừa để cân bằng dây chuyền công nghệ sản xuất.
3.4. Xác định các năng lực cạnh tranh
- Mẫu mã đa dạng, năng động, khỏe khoắn, hợp thời trang. Điểm mạnh của PT2000 là sự
kết hợp tinh tế giữa màu sắc, chất liệu, kiểu dáng với xu thế hiện đại của thời trang thế

giới
- Sản phẩm chất lượng cao. Tất cả các sản phẩm đều may trên chất liệu vải tốt nhất, giúp
bạn không chỉ đẹp mà còn tạo cảm giác thoải mái dễ chịu khi mặc.
- Chuỗi cửa hàng rộng khắp các tỉnh thành. Hệ thống PT2000 có hơn 20 cửa hàng tại
Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế và không ngừng mở rộng.
- Không gian mua sắm hiện đại, sang trọng. Một điểm chung ở hệ thống này là không
gian rộng, hệ thống đèn rực rỡ, đội ngũ nhân viên trẻ trung năng động. Cách bài trí ở mỗi
cửa hàng có đôi chút khác nhau, nhưng nhìn chung, vẫn rất gọn gàng và sang trọng. Các
cửa hàng của PT2000 đều tọa lạc tại những vị trí đẹp, đắc địa, điều này dễ dàng cho việc
tham quan mua sắm của các bạn trẻ.
Nhóm 01 Page 21
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
- Giá cả hợp lí, giao động 100.000 đồng - 400.000 đồng. Với tiêu chí “định hướng một gu
thẩm mĩ riêng với chất lượng và giá cả ổn định”, thương hiệu PT2000 đã chiếm được
nhiều tình cảm của các bạn trẻ năng động.
3.5. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
PT2000 là một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu Việt Nam dành cho giới trẻ.
Trước đây, nhiều bạn trẻ có tâm lí e ngại, không thích chọn lựa những sản phẩm may mặc
trong nước vì sự nghèo nàn về mẫu mã, chất liệu và chất lượng khiến chúng khó cạnh
tranh với các mặt hàng ngoại nhập. Tuy nhiên, sự ra đời của nhãn hiệu thời trang PT2000
đã góp phần làm thay đổi suy nghĩ đấy.
Với tiêu chí “định hướng một gu thẩm mĩ riêng với chất lượng và giá cả ổn định”, thương
hiệu PT2000 đã chiếm được nhiều tình cảm của các bạn trẻ năng động. PT2000 có kế
hoạch xây dựng thương hiệu lâu dài bằng chất lượng sản phẩm và khai thác lượng khách
hàng tiềm năng dồi dào của mình. Các bạn trẻ có nhiều sự lựa chọn về mẫu mã đa dạng,
năng động, khỏe khoắn và hợp thời trang. Điểm mạnh của PT2000 là sự kết hợp tinh tế
giữa màu sắc, chất liệu, kiểu dáng với xu thế hiện đại của thời trang thế giới. Tất cả các
sản phẩm đều may trên chất liệu vải tốt nhất, giúp bạn không chỉ đẹp mà còn tạo cảm
giác thoải mái dễ chịu khi mặc. Là sản phẩm chất lượng cao nhưng giá cả rất hợp lý, dao
động 100.000 đồng - 400.000 đồng, chiếm được nhiều cảm tình của các bạn trẻ.

Bên cạnh đó, PT2000 còn xây dựng chuỗi các cửa hàng rộng khắp các tỉnh thành từ Bắc
vào Nam, sản phẩm phân bố rộng khắp trên cả nước. Tại các cửa hàng, khách hàng luôn
cảm thấy thoải mái, thu hút bởi không gian mua sắm hiện đại và sang trọng.
3.6.Thiết lập mô thức IFAS
Nhân tố bên trong Độ quan
trọng
Xếp
loại
Số điểm
quan trọng
Giải thích
Điểm mạnh
Thương hiệu mạnh 0.15 4 0.6 Doanh
nghiệp lâu
năm
Cơ cấu tài chính 0.15 4 0.6 Nguồn tài
chính lớn
từ các nhà
Nhóm 01 Page 22
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
đầu tư
Đội ngũ công nhân có tay nghề 0.1 3 0.3 Chú trọng
đào tạo
người lao
động
Hệ thống nhà xưởng trang thiết bị hiện
đại
0.05 3 0.15 Thiết bị
nhập
ngoại

Quy mô sản xuất lớn 0.05 3 0.15
Điểm yếu
Thị trường tiêu thụ trong nước 0.05 2 0.1 Chưa
được đầu
tư hợp lý
Thụ động về nguồn nguyên liệu 0.1 3 0.3
Giá bán còn khá cao so với thu nhập
bình quân đầu người
0.15 3 0.45
Vẫn phải nhập máy móc thiết bị 0.1 3 0.3
Hệ thống phân phối 0.1 2 0.2 Tập trung
ở các cửa
hàng,
TTTM.
Tổng 1.00 3.15
Như vậy, công ty có điểm số quan trọng =3.15( khá tốt). Tuy nhiên, công ty cần đưa ra
các chiến lược để phát triển thêm những điểm mạnh của mình và khắc phục những điểm
yếu còn tồn tại.
3.7.Thiết lập mô thức TOWS (Định hướng chiến lược)
Nhóm 01 Page 23
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
MÔ THỨC TOWS CỦA CÔNG TY PT2000

Điểm mạnh
S1: Nhân lực có tay
nghề
S2: Quy mô sản xuất
lớn
S3: Sản phẩm có uy tín
S4: Ưu đãi của Vinatex

S5: Hệ thống phân phối
rộng
Điểm yếu
W1: Máy móc thiến bị
nhập khẩu
W2: Thiết kế sản phẩm
hạn chế
W3: Chính sách R&D
chưa hiệu quả
W4: Nguyên vật liệu
phải nhập khẩu
Cơ hội
O1: Chính sách mở cửa nền
kinh tế của nhà nước
O2: Các nhân tố kinh tế vĩ mô
O3: Chiến lược phát triển
ngành dệt may Việt Nam
O4: Thị trường Việt Nam
O5: Lợi thế nguồn nhân lực
Chiến lược SO
S1, S2 & O1, O2, O3:
Phát triển thị trường
Chiến lược WO
W2, W3 & O1, O5: Phát
triển sản phẩm
Nhóm 01 Page 24
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Lớp: 1208SMGM0111
Thách thức
T1: Áp lực cạnh tranh toàn
cầu

T2: Tăng trưởng dệt may
Trung Quốc
T3: Sự phát triển nhanh chóng
của công nghệp
T4: Tác động của nền kinh tế
thế giới
T5: Sự dịch chuyển của nguồn
nhân lực tay nghề cao & chi
phí nhân công cao
Chiến lược ST
S1, S3 & T1, T4: Tập
trung vào chi phí thấp
Chiến lược WT
W1, W3 & T1: Liên
minh, liên kết
4. Chiến lược của doanh nghiệp
4.1. Chiến lược tăng cạnh tranh & Các chính sách triển khai
4.1.1. Chiến lược dẫn đầu về chi phí
Tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất. Đổi mới công nghệ có ý nghĩa then chốt.
Chính nhờ thiết bị mới, công nghệ mới công ty mới có thể tạo ra những sản phẩm đạt yêu
cầu thâm nhập vào thị trường mới, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần đổi mới cơ sở hạ tầng
tại công ty.
4.1.2. Chiến lược khác biệt hóa
Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ thống theo tiêu
chuẩn ISO 9002 & trách nhiệm xã hội SA8000, đạo đức trong kinh doanh theo tiêu chuẩn
WRAP.
4.1.3. Chiến lược tập trung
Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, đây là cơ sở cho chiến lược thâm nhập thị
trường nước ngoài bằng thương hiệu của chính mình. Công ty luôn phải củng cố mối
quan hệ khách hàng cũ, mở rộng quan hệ giao dịch với khách hàng mới ở các thị trường

khác nhau.
Nhóm 01 Page 25

×