Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

một vài kinh nghiệm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động công đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.24 KB, 10 trang )

SKKN: “ Một vài kinh nghiệm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động công đoàn.”
GV: Phạm Thị Tường Lang
Trang 1
MỘT VÀI KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG CÔNG ĐOÀN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công đoàn trường học là một tổ chức chính trị đại diện cho độ ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên trong trường, có nhiệm vụ chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp chính đáng của người lao động trong trường học, đồng thời phối hợp
với chính quyền tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tối đa động lực
của CB-GV-NV nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Ngành giao
cho.
Trước yêu cầu đổi mới và phát triển của xã hội hiện nay, vai trò trách
nhiệm của CĐ ngày càng lớn. Từ trách nhiệm đối với tổ chức công đoàn và đoàn
viên, mỗi CBCĐ chúng ta chắc hẳn có nhiều suy nghĩ…
Nhiệm kỳ (2005-2008) của Công Đoàn trường TH Lê Thị Hồng Gấm là
nhiệm kỳ thứ 3 tôi được bầu làm chủ tịch Công Đoàn, tôi luôn trăn trở “Phải làm
thế nào tốt nhất vai trò của một chủ tịch Công Đoàn trong khả năng có thể” để
không phụ lòng tin yêu của mọi người. Chính vì lẽ đó, tôi xin được trao đổi vài
kinh nghiệm nho nhỏ mà chính bản thân tôi rút ra từ quá trình hoạt động công tác
Công Đoàn trong nhà trường.
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
- 4 chương trình hành động trong nghị quyết Đại hội Công đoàn giáo dục
thành phố Tam kỳ nhiệm kỳ (2007-2012)
- Nhiệm vụ năm học của Ngành.
- Các văn bản và ý kiến chỉ đạo của cấp trên về mối quan hệ phối hợp giữa
lãnh đạo chính quyền và tổ chức công đoàn trong trường học.
SKKN: “ Một vài kinh nghiệm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động công đoàn.”
GV: Phạm Thị Tường Lang
Trang 2
3. CƠ SỞ THỰC TIỄN:


- Với đặc thù của một trường tiểu học nằm trên trên địa bàn phường Hòa
Hương thành phố Tam Kỳ, đa số nhân dân sống bằng nghề nông và buôn gánh
bán bưng nên việc chăm lo cho con em học tập của đại đa số PHHS còn rất hạn
chế, do đó đã có tác động rất lớn đến các mặt hoạt động của nhà trường.
- Về tình hình đội ngũ, đoàn viên CĐ trong trường thì đội ngũ nữ quá
nhiều so với nam (chiếm 80%), đội ngũ trẻ thì quá mỏng.
- Cơ sở vật chất chỉ đáp ứng đủ ở giai đoạn I của một trường TH đạt
chuẩn quốc gia…
- Bản thân tôi, cán bộ công đoàn trường TH Lê Thị Hồng Gấm là một giáo
viên bình thường (không làm quản lí chuyên môn như hầu hết các cán bộ công
đoàn trường học đóng trên địa bàn) kiêm nhiệm công tác công đoàn nên việc chỉ
đạo hoạt động của công đoàn gặp không ít khó khăn.
Tuy nhiên, trong 3 nhiệm kỳ qua, CĐ trường TH Lê Thị Hồng Gấm đã tổ
chức thực hiện tốt nghị quyết Công đoàn Ngành, khẳng định được vị thế của
mình với đoàn viên trong toàn trường và với các Công đoàn trường bạn.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
4.1 Rèn luyện bản lĩnh của người cán bộ Công đoàn:
Bản lĩnh, theo nghĩa đơn giản là “ đức tính tự quyết định một cách độc lập
thái độ, hành động của mình, không vì áp lực bên ngoài mà thay đổi quan điểm”.
Như vậy, vận dụng vào cán bộ công đoàn đang công tác tại nhà trường, bản lĩnh
là luôn đứng vững trên lợi ích chung của nhà trường, của mọi cán bộ viên chức
và người lao động trong trường và của cả người học, không vì một can thiệp,
ngăn cản, thúc ép nào mà xa rời quyền dân chủ và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của người lao động.
SKKN: “ Một vài kinh nghiệm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động công đoàn.”
GV: Phạm Thị Tường Lang
Trang 3
Nhìn lại hoạt động công đoàn trong trường 3 nhiệm kỳ năm qua cũng thấy
rằng, sở dĩ cán bộ công đoàn trong nhà trường được cán bộ, viên chức và người
lao động tin cậy, tín nhiệm, ủng hộ và nghe theo, trước hết là vì chúng tôi đại

diện và bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của cán bộ, viên chức
và người lao động trong trường, tức là có bản lĩnh vững vàng. Đó là vinh dự lớn,
là sự động viên, cổ vũ to lớn về mặt tinh thần; dù về mặt quyền lợi vật chất thì
cán bộ công đoàn thời gian qua có phần thua thiệt hơn nhiều so với nhiều cán bộ
khác trong trường. Mới đây, trong phần thảo luận và trao đổi về cán bộ công
đoàn cơ sở và cán bộ công đoàn bộ phận tại một Hội nghị Ban chấp hành Công
đoàn trường mở rộng về vai trò, vị trí trách nhiệm và quyền lợi của đội ngũ cán
bộ công đoàn , đã rút ra một kết luận: “nếu chỉ vì lợi ích vật chất và lợi ích riêng
tư thì không thể trở thành cán bộ công đoàn được”. Cái kết luận nghe có vẻ
“không hợp” lắm với môi trường kinh tế thị trường nhưng lại phù hợp và hiện
thực mà cán bộ công đoàn trường học đã và đang phấn đấu và hoạt động, lấy
việc chăm lo lợi ích cho cán bộ, viên chức và người lao động làm đầu.
4.2 Rèn luyện Phương pháp công tác của cán bộ công đoàn:
Phương pháp công tác của cán bộ công đoàn từ lâu đã được các nhà kinh
điển Công đoàn thế giới đúc kết thành nguyên tắc hoạt động Công đoàn là liên
hệ với quần chúng và giáo dục, thuyết phục quần chúng. Nhưng liên hệ và giáo
dục, thuyết phục như thế nào là cả một vần đề. Nhân đây tôi cũng xin được trình
bày vài phương pháp mình đã thực hiện và nhận ra khi soi rọi lại bản thân mình
trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- “Cán bộ công đoàn phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và cùng bàn
với công nhân”.
Là người sớm tham gia hoạt động trong phong trào công nhân, dày công
nghiên cứu về phong trào công nhân, Bác Hồ đã cụ thể hóa phương pháp trên
vào thực tiễn hoạt động công đoàn nước ta bằng phương châm dễ nhớ, dễ làm:
SKKN: “ Một vài kinh nghiệm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động công đoàn.”
GV: Phạm Thị Tường Lang
Trang 4
“Cán bộ công đoàn phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và cùng bàn với công
nhân”. Mỗi việc làm phải vì lợi ích của người lao động: “Mục đích của công
đoàn là phải cải thiện dần đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn

hóa của giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân lao động nói chung” (Bài nói
chuyện của Bác ở trường cán bộ công đoàn, 19/01/1957). “Công nhân sản xuất
tốt hay xấu, có đoàn kết hăng hái sản xuất hay không; đó là những tiêu chuẩn để
biết cán bộ công đoàn có tốt hay không”.
- “Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai
nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi
viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc”
Lời căn dặn ân cần của Bác với cán bộ dân vận cũng là với cán bộ công
đoàn: “Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe,
chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh
lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc” (Dân vận báo sự thật, 15-10-1949), “
Mỗi khi ra một chỉ thị, nghị quyết đều phải ví lợi ích chung của quần chúng, tìm
hiểu trình độ tiếp thu của quần chúng để biết kết quả thực tế mà uốn nắn, sửa
chữa… Công đoàn các cấp cần cải tiến lề lối làm việc, cần đi sát quần chúng,
tăng cường đôn đốc kiểm tra, cần bớt giấy tờ từng đống và hội họp lu bù. Cán bộ
công đoàn cấp trên cần thường xuyên đi đến cơ sở để giúp họ một cách thiết thực
hơn”(nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo Tổng liên đoàn lao động Việt Nam,
18 – 7 - 1969).
* Ví dụ: Cùng với các đoàn viên CĐ luyện tập tiết mục văn nghệ dự thi do
CĐ Ngành tổ chức, viết bài và biên tập để ra mắt tập san “ Vườn Ươm” của
trường hàng năm, làm đồ dùng dạy học, thiết kế giáo án điện tử…
Thấm nhuần lời dạy và chỉ bảo ân ần của Người, là một cán bộ công đoàn cơ sở
tôi đã nghiêm túc quán triệt và thực hiện được phương pháp cơ bản trên của hoạt
động công đoàn, nên tổ chức công đoàn ngày càng tập hợp được sự ủng hộ của
SKKN: “ Một vài kinh nghiệm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động công đoàn.”
GV: Phạm Thị Tường Lang
Trang 5
toàn thể đoàn viên CĐ trong nhà trường thực sự là chỗ dựa vững chắc, tin cậy
của Chi bộ Đảng và chính quyền, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của
ngành giao cho.

Phương pháp của cán bộ công đoàn trong nhà trường không chỉ là cách
làm, mà là thái độ ứng xử
Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phổ cập, trong đó có hệ thống
tổ chức công đoàn, tạo thuận lợi cho việc thông tin hai chiều nhanh chóng nhưng
chắc chắn không thể thay thế được cảm nhận trực tiếp, những ánh mắt, cảm xúc
trực tiếp bằng lời nói và rung động của nhịp tim của cán bộ công đoàn với đoàn
viên, viên chức và người lao động. Dù khoa học công nghệ phát triển đến đâu
cũng không thể thay thế cho phương pháp cơ bản của hoạt động công đoàn, là
liên hệ với quần chúng, là giáo dục, thuyết phục, là không ngừng nâng cao đời
sống và trình độ mọi
mặt cho đoàn viên, viên chức và người lao động đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế .
- Thuyết phục không chỉ với viên chức và người lao động, mà cả với
cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp trong trường.
Thuyết phục là coi trọng thương lượng; mà thương lượng phải là chủ yếu,
đấu tranh chỉ cần thiết khi thuyết phục không thành. Như vậy, trong thương
lượng có đấu tranh. Trong đấu tranh có thương lượng. Phương pháp của cán bộ
công đoàn trong nhà trường không chỉ là cách làm, mà là thái độ ứng xử đối với
viên chức và người lao động, có tôn trọng người lao động thì mới có cách ứng xử
dân chủ, bình đẳng với họ. Đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý của chính quyền
trong nhà trường cũng phải tôn trọng trong đối xử với tư cách họ vừa là người
lãnh đạo, quản lý, điều hành nhà trường, vừa là người đoàn viên trong tổ chức
công đoàn. Quá trình thuyết phục cũng như đấu tranh, trong phương pháp công
tác của cán bộ công đoàn phải luôn nhất quán về quan điểm, lấy xây dựng tổ
SKKN: “ Một vài kinh nghiệm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động công đoàn.”
GV: Phạm Thị Tường Lang
Trang 6
chức, xây dựng tình đồng chí, đồng nghiệp làm cơ bản và nền tảng để ngăn chặn
và kịp thời chống lại những biểu hiện hẹp hòi, tiêu cực. Khi giải quyết mọi vấn
đề phải xem xét khách quan và toàn diện trên quan điểm của giai cấp công nhân,

phải luôn xử lý các vấn đề, sự cố (nếu có) đều xem sự việc từ to làm thành bé và
bé thành nhỏ và tiến tới không. Đó là phương pháp đúng mà có phương pháp
công tác hiệu quả và thiết thực thì mọi việc đều thắng lợi.
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Từ năm 1999(bắt đầu tham gia trong Ban chấp hành Công Đoàn nhà
trường) đến nay Công Đoàn trường đều đạt danh hiệu Công Đoàn Vững mạnh,
trong đó có 6 năm đạt Công Đoàn Vững mạnh xuất sắc. Trường được Bộ
GD&ĐT công nhận trường TH đạt chuẩn quốc gia năm 2004, năm học 2006-
2007 dược Bộ tặng bằng khen.
- Đời sống tinh thần cũng như vật chất của đoàn viên được nâng lên đang
kể, tổ chức được 2 đợt tham quan các tỉnh phía Bắc và thị xã Đông Hưng (Trung
Quốc), 2 đợt tham quan các tỉnh phía Nam và rất nhiều đợt tham quan nội tỉnh và
các tỉnh lân cận.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đoàn viên cũng ngày càng được
nâng cao, trường TH Lê Thị Hồng Gấm là trường đầu tiên có tỉ lệ giáo viên trên
chuẩn cao nhất trong toàn thành phố (năm 2004 : 76%)
- Quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên được đảm bảo.
6. KẾT LUẬN:
Chúng ta đang hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi mạnh dạn đề đạt đôi nét về kinh nghiệm
hoạt động công tác của cán bộ công đoàn trong nhà trường, mong được sự trao
đổi chân thành và góp ý của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để giúp tôi
SKKN: “ Một vài kinh nghiệm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động công đoàn.”
GV: Phạm Thị Tường Lang
Trang 7
tiếp thu, hoàn thiện hơn về lý luận và thực tiễn trong công tác công đoàn trường
học, góp phần cho công tác công tác công đoàn không ngừng phát triển nhanh
chóng và giữ vững danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc./.

SKKN: “ Một vài kinh nghiệm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động công đoàn.”

GV: Phạm Thị Tường Lang
Trang 8
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2007-2008
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường TH Lê Thị Hồng Gấm.
1. Tên đề tài: “Một vài kinh nghiệm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động công đoàn”
2. Họ và tên tác giả: Phạm Thị Tường Lang.
3. Chức vụ: Chủ tịch Công Đoàn. Tổ: 5
4. Nhận xét của chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm:


b) Hạn chế:


5. Đánh giá xếp loại:
SKKN: “ Một vài kinh nghiệm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động công đoàn.”
GV: Phạm Thị Tường Lang
Trang 9
Sau khi thẩm định đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường TH Lê Thị Hồng
Gấm thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định Chủ Tịch HĐKH
( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên )



II.Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Thành Phố Tam Kỳ
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT

thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định Chủ Tịch HĐKH
( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên )



III.Đánh giá xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam.
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định Chủ Tịch HĐKH
( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên )


SKKN: “ Một vài kinh nghiệm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động công đoàn.”
GV: Phạm Thị Tường Lang
Trang 10

×