Một số kinh nghiệm dạy phân mơn Tập viết lớp 2.
Phần A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I.Cơ sở lí luận.
Chữ viết là những phát minh vó đại của con người. Từ khi ra đời chữ viết là
công cụ đắc lực trong việc ghi lại, truyền bá toàn bộ kho tri thức của nhân loại.
Chẳng những thế con người còn coi chữ viết như một người bạn thường xuyên gần
gũi, thân thiết với mình. Từ tình cảm ấy con người muốn chữ viết cũng phải đẹp,
đẹp cho chính nó và đẹp cho con người.
Ở Tiểu học, phân môn Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan
trọng đặc biệt, nhất là đối với trẻ lớp 1, lớp 2. Một trong những hạnh phúc lớn nhất
của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết, cả một thế
giới mới mở ra trước mắt các em. Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết của học sinh
Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi chữ viết của học sinh, đặc biệt là
học sinh đầu cấp Tiểu học đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập, rèn
luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kó luật
và khiếu thẩm mó. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “ Chữ viết cũng là một biểu
hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần
rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với chính mình cũng như với
thầy và bạn đọc bài vở của mình.”
II. Cơ sở thực tiễn.
Thực trạng của chữ viết hiện nay còn rất xấu và thiếu chính xác.Khi viết
chính tả chữ hoa của các em mới dừng ở mức độ gần giống với hình dáng theo mẫu
chữ quy đònh. Các em còn viết sai, viết quá chậm, hay có những học sinh học giỏi,
làm tính nhanh nhưng viết quá xấu, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng thì không thể
trở thành một học sinh giỏi toàn diện được.
Chất lượng chữ viết của học sinh Trường Tiểu học Quảng Thuận ngày càng
được nâng lên nhưng một số em chưa nắm bắt được kiến thức cơ bản về chữ viết và
kó thuật viết chữ. Nhiều em chữ viết chưa đẹp. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Đây chính là
việc nhìn nhận tầm quan trọng và ý nghóa của chữ viết đẹp. Vậy vấn đề đặt ra là
làm sao rèn chữ viết đúng, đẹp cho học sinh, chính là yêu cầu bức xúc của xã hội
nói chung, người giáo viên nói riêng. Với ý thức, lương tâm, trách nhiệm của người
giáo viên trẻ và đang dạy lớp 2, tôi nhận thấy Tập viết là một trong những phân
môn có tầm quan trọng đặc biệt. Việc rèn luyện kó năng viết chữ cho học sinh, nhất
là học sinh lớp 1, lớp 2, lại càng quan trọng hơn. Chính vì vậy tôi đã đi sâu tìm hiểu,
Giáo viên: Trần Thị Thanh Nga
1
Một số kinh nghiệm dạy phân mơn Tập viết lớp 2.
học hỏi và đưa ra một số biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp, mong các em trở
thành những con người phát triển toàn diện.
Phần B. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
• Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, phương pháp giảng dạy phân môn
Tập viết lớp 2.
• Căn cứ vào SGK, SGV lớp 2.
• Căn cứ vào các tạp chí Giáo dục Tiểu học, tạp chí Thế giới trong ta và các
tài liệu có liên quan.
• Dựa vào tình hình thực tế giảng dạy lớp 2B Trường Tiểu học Quảng Thuận
• Qua tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của một số giáo viên có kinh nghiệm rèn
chữ đẹp cho học sinh.
Phần C. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.
I.Thực trạng tình hình.
* Ban giám hiệu Trường Tiểu học Quảng Thuận đã thực sự quan tâm đến chữ
viết của học sinh và đồng thời tổ chức thường xuyên cuộc thi chữ viết đẹp hàng
tháng, hàng năm trong giáo viên và học sinh. Về cơ bản, các giáo viên chữ viết đạt
chuẩn theo mẫu. Tuy nhiên tỉ lệ giáo viên viết chữ đẹp chưa cao. Có những giáo
viên chữ còn viết theo thói quen của mình, phương pháp dạy chưa phù hợp.
-Bản thân giáo viên được tham dự chuyên đề kinh nghiệm rèn chữ đẹp cho
học sinh của đồng nghiệp để học hỏi và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm. Được trang
bò bộ chữ dạy Tập viết
-Hàng tuần, học sinh đều có thêm những tiết học để rèn luyện thêm về chữ
viết.Nội dung các bài Tập viết rõ ràng, phù hợp và cụ thể.
-Tuy nhiên do đòa bàn trường tôi là khu vực nông thôn, trình độ dân trí còn
thấp, ngoài việc học tập ở nhà các em còn phải làm nón, ít có thời gian học bài và
luyện thêm chữ.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em, họ còn giao phó
cho nhà trường.
Sau đây là một số kết quả điều tra đầu năm của tôi tại lớp 2B Trường Tiểu
học Quảng Thuận: Tổng số học sinh: 33 em , nữ 17em, khuyết tật 1 em. Trong đó có
15%số HS chữ viết mới dừng ở mức độ gần giống với mẫu chữ quy đònh, trình bày
sạch sẽ, rõ ràng. Khoảng 40% số HS viết khá rõ ràng nhưng chưa đều nét, nối nét
chưa đúng. 45% số học sinh còn lại viết chậm, không đúng quy trình, thiếu thẩm mó,
không biết đâu là điểm nhấn của dòng chữ để tạo độ mềm mại, đẹp. Thậm chí một
số em còn thao tác ngược hoàn toàn với quy trình viết (như em Hảo, Anh Tú)
Giáo viên: Trần Thị Thanh Nga
2
Một số kinh nghiệm dạy phân mơn Tập viết lớp 2.
-Về giáo viên, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, bước đầu có phần lúng
túng. Với những mặt ưu và hạn chế của lớp 2B, đầu năm học kó năng viết của học
sinh như vậy nên bản thân mạnh dạn đưa ra một số giải pháp dạy Tập viết lớp 2 như
sau.
II.Một số giải pháp.
Phân môn Tập viết lớp 2 có mục tiêu:
* Rèn kó năng viết chữ cho học sinh.
- Viết các chữ hoa theo đúng quy đònh về: + Hình dáng
+ Kích cỡ( cở vừa và cở nhỏ)
+ Thao tác viết( đưa bút theo đúng quy trình viết)
- Biết nối các chữ hoa với chữ thường trong tiếng.
* Kết hợp dạy kó thuật viết chữ với rèn chính tả, mở rộng vốn từ, phát triển tư
duy
- Góp phần rèn luyện những phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mó, ý thức
tự
trọng và tôn trọng người khác.
- Để đạt được mục tiêu trên thì việc rèn chữ cho các em viết phải thật cẩn
thận, đúng và đẹp là điều mà tôi đã suy nghó rất nhiều. Sau đây là một số suy nghó
và việc mà tôi đã làm:
1. Những điều kiện chuẩn bò cho việc dạy học Tập viết.
*Tập viết là phân môn thực hành. Tính chất thực hành thể hiện ở hoạt động
của giáo viên và trọng tâm là hoạt động của học sinh. Do vậy hoạt động của giáo
viên và học sinh có đạt được kết quả cao hay không phụ thuộc nhiều vào điều kiện
ban đầu về cơ sở vật chất.
-Phòng học ở trường đã đảm bảo yêu cầu cơ bản: nh sáng theo tiêu chuẩn học
đường, có bảng chống loá có dòng kẻ, bàn ghế đúng kích cở tiêu chuẩn đối với học
sinh lớp 2.
- Đồ dùng học tập được giáo viên và phụ huynh chuẩn bò đầy đủ, có chất lượng và
đồng bộ toàn lớp
* Chuẩn bò tư thế tập viết
Để giúp các em viết được những nét chữ đúng mẫu, đẹp tơi đã hướng dẫn
cả lớp tư thế ngồi viết: “Con phải ngồi tư thế ngay ngắn, lưng thẳng, khơng được
tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25 – 30 cm”. Tư
thế ngồi viết khơng nay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi nghiêng
vẹo sẽ kéo theo chữ viết khơng thẳng, bị lệch dòng. Khơng những thế còn có hại
cho sức khoẻ: sẽ bị cận nếu chúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng, phổi vị ảnh
Giáo viên: Trần Thị Thanh Nga
3
Một số kinh nghiệm dạy phân môn Tập viết lớp 2.
hưởng nếu ngồi viết không ngay ngắn. Trước mỗi giờ viết bài, đặc biệt là giờ
học Tập viết tôi thường yêu cầu các em nhắc lại tư thế ngồi viết. Dần dần, các em
sẽ có thói quen ngồi đúng tư thế.
Một việc hết sức quan trọng giúp cho việc viết chữ đẹp là cách cầm bút và
cách đặt vở trên bàn. Điều này các em được tôi hướng dẫn kỹ càng: “Khi viết, các
con cần cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay
phải, Đầu ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón giữa phía bên trái, phía bên phải của
đầu bút tựa vào đầu đốt giữa ngón tay giữa”. Tôi cũng lưu ý các em cầm bút vừa
phải. Vì nếu cầm bút sát ngòi hoặc quá xa ngòi bút thì việc điều khiển bút khi viết
sẽ khó khăn, làm cho chữ xấu mà mực dễ bị giây ra tay, ra vở.
Ngoài ra tôi còn hướng dẫn thêm cho học sinh về cách để vở, xê dịch vở
khi viết, cụ thể là: + Khi viết chữ đứng tôi hướng dẫn các em để vở ngay ngắn
trước mặt
+ Nếu tập viết chữ nghiêng(tự chọn) tôi hướng dẫn các em để vở
hơi nghiêng, sao cho mép vở ở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một gốc
khoảng 15 độ Những yếu tố tưởng chừng không quan trọng nhưng thực chất đã
góp phần tích cực vào việc rèn chữ cho học sinh.
2.Sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy Tập viết
Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ,
nó hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh. Những đồ dùng
này nhằm mục đích là giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, có ý
thức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trình dạy viết
chữ theo hướng “Đổi mới phương pháp dạy học”. Đồ dùng trực quan có thể sử
dụng trong quá trình dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học.
- Mẫu chữ trong khung chữ phóng to theo bảng mẫu chữ hiện hành treo trên
lớp. Bảng mẫu chữ cần cố định thường xuyên để giáo viên có thể chủ động sử
dụng khi cần thiết không chỉ trong giờ Tập viết mà ngay trong cả những môn học
khác khi có học sinh viết chưa đúng mẫu chữ.
- Bộ mẫu chữ in theo quy định cho giáo viên.
- Bảng lớp: Trong qua trình dạy tôi dùng bảng lớp để minh hoạ, hướng dẫn
về kĩ thuật viết chữ, trình bày bài, giúp học sinh nắm vững kiến thức và thực hành
luyện tập đạt kết quả tốt.
- Bảng con: công cụ thực hành luyện tập một cách tích cực và có hiệu quả
đối với từng học sinh, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học của GV.
Học sinh dùng bảng con để tập viết bằng phấn nhằm cũng cố về chữ viết( hình
dạng, cấu tạo nét, quy trình viết), luyện thao tác viết và rút kinh nghiệm kịp thời
trong quá trình luyện viết Nhờ quan sát chữ viết trên bảng con, tôi nắm bắt
Giáo viên: Trần Thị Thanh Nga
4
Một số kinh nghiệm dạy phân môn Tập viết lớp 2.
được những ưu điểm hay hạn chế của HS để kịp thời biểu dương hay uốn nắn
trong quá trình dạy học
3. Rèn kĩ năng viết cho học sinh
a) Xác định vị trí các đường kẻ trong vở Tập viết, toạ độ của các nét
chữ cái trong khung chữ mẫu.
-Trước tiên, tôi hướng dẫn học sinh nhớ các đường kẻ trong bảng con và
trong vở Tập viết( đường kẻ ngang, đường kẻ dọc). Khi xác định toạ độ trên
khung chữ cần dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và các ô vuông làm định
hướng. Đây là một trong những điều kiện chuẩn bị để dạy viết chữ thành một quy
trình. Quy trình đúng được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành trình ngòi
bút đi qua toạ độ các chữ
b)Giúp học sinh củng cố, nhớ lại và nắm chắc các nét cơ bản:
Với một số kinh nghiệm bản thân cùng với sự trao đổi, học hỏi đồng
nghiệp, tôi nhận thấy: nếu học sinh viết các nét cơ bản không đúng, không đẹp thì
việc viết xấu, viết sai là điều không tránh khỏi. Vì vậy tôi sẽ củng cố lại cho các
em cách viết các nét cơ bản. Chú ý điểm đặt bút , dừng bút, kĩ thuật lia bút, rê
bút.
Chẳng hạn với nét khuyến xuôi, nét khuyết ngược, học sinh không rèn viết
ngay từ đầu thì dễ viết lệch, xấu sẽ dẫn đến những chữ được tạo bởi 2 nét đó như:
h, k, g, y cũng không được đẹp và đây cũng là 2 nét khó mà học sinh thường
lúng túng khi viết.
Chú ý: nét khuyết phải tròn, thon đều, không to quá, cũng không nhỏ quá
hoặc không bị vuông đầu và đặc biệt điểm gặp nhau của hai nét phải ở đường kẻ
2 từ dưới lên (với nét khuyết xuôi), đường kẻ 1 (với nét khuyết ngược).
Không chỉ vậy, muốn học sinh viết đẹp thì với những chữ khó viết, tôi
thường cho các em luyện viết lên bảng nhiều, đến khi nào học sinh viết tương đối
đồng đều thì lúc đó mới viết vào vở. Những học sinh nào viết bảng xấu, chậm, tôi
thường xuống tận nơi cầm tay uốn nắn các em viết đúng.
c) Phân loại chữ cái theo nhóm:
Để thuận tiện cho công việc giảng dạy và cho học sinh dễ dàng hơn trong
Tập viết, tôi đã phân loại chữ cái theo các nhóm sau:
- Nhóm 1 gồm các chữ: U, Ư, X, Y, N, M (kiểu 2)
- Nhóm 2 gồm các chữ: A, Ă, Â, M, N
- Nhóm 3 gồm các chữ: P, R, B, D, Đ
- Nhóm 4 gồm các chữ: I, K, H, V
- Nhóm 5 gồm các chữ: C, E, Ê, G, L, S, T
- Nhóm 6 gồm các chữ: O, Ô, Ơ, A(kiểu 2), Q, Q(kiểu 2)
Giáo viên: Trần Thị Thanh Nga
5
Một số kinh nghiệm dạy phân môn Tập viết lớp 2.
Việc chia nhóm như vậy sẽ giúp học sinh so sánh được cách viết các chữ,
tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau. Từ đó, học sinh nắm chắc được cách
viết và các em sẽ viết được chuẩn hơn, đẹp hơn. Vì vậy, tôi cũng cho các em
luyện thêm cách viết theo nhóm trong các tiết thực hành vào buổi chiều
d)Hướng dẫn viết nối nét:
Khi học sinh đã viết các con chữ đúng mẫu, thì việc hướng dẫn nối chữ
cũng rất quan trọng. Học sinh biết cách nối chữ thì bài viết mới rõ ràng đều và
đẹp được hơn nữa mới đảm bảo được tốc độ viết ở những lớp trên.
Tôi hướng dẫn kỹ học sinh cách điều tiết điểm DB của chữ đứng trước sao
cho hợp lý. Ví dụ chữ “uê”. Cần điều tiết điểm bắt đầu của chữ ê đi sau thấp
xuống một chút và kéo dài, nét kết thúc của chữ cái đứng trước lên cao một chút.
Viết sát quá hoặc xa quá đều không được.
- Tầm quan trọng của viết dấu thanh:
Dấu thanh không được viết to quá, bé quá và phải viết đúng vị trí. Thực tế
trong những năm dạy Tiếng Việt lớp 2 tôi thấy học sinh thường mắc tình trạng
các dấu thanh viết cao quá, ảnh hưởng lớn đến chất lượng chữ viết. Tôi luôn nhắc
học sinh dấu viết vừa phải và gần chữ nhưng không được dính vào chữ.
Và đặc biệt lưu tâm đến những em hay viết dấu sai vị trí thường gọi lên
bảng viết nhiều lần để các bạn nhận xét
* Với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh đầu cấp, thường hiếu động, thiếu
kiên trì nên nhiều em không tự giác khi viết bài. Các em muốn viết thật nhanh
chóng cho hết bài để chơi. Để khắc phục điều này, tôi có quy định với học sinh:
viết từng dòng theo hiệu lệnh của cô. Nhờ vậy, tránh được tình trạng viết nhanh,
viết ẩu trong quá trình viết của học sinh. Đặc biệt, với những em viết đẹp, có
nhiều cố gắng thì tôi sẽ cho điểm động viên, tuyên dương trước lớp để các em
khác nhìn vào noi theo.
* Với học sinh, việc củng cố bài của giáo viên cũng góp phần rất quan trọng
để tạo hứng thú cho học sinh, Giáo viên có tiến hành theo cách sau để thu hút học
sinh đến với các giờ Tập viết tiếp theo:
- Cho học sinh nhận xét bài viết của bạn và bài viết của chính mình để các
em nhận ra những điểm được và chưa được để sửa chữa.
- Cho học sinh luyện viết lại những chữ chưa đạt yêu cầu.
- Tổ chức một số trò chơi để tánh căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh: Thi
viết chữ đẹp, Thi viết nhanh
- Sau khi học sinh viết xong bài, giáo viên cần chấm điểm ngay một số vở,
sửa lỗi sai cho học sinh: tuyên dương những bài viết tốt.
Giáo viên: Trần Thị Thanh Nga
6
Một số kinh nghiệm dạy phân mơn Tập viết lớp 2.
* Với những bài viết chưa đẹp, viết ẩu thì ngồi việc kèm thêm ở lớp, tơi
còn trực tiếp gặp gỡ phụ huynh của em đó trao đổi và cùng ra hướng giải quyết
hay thống nhất cách dạy nhằm giúp học sinh tiến bộ hơn.
Với việc làm này cùng với sự chỉ bảo của giáo viên ở trên lớp mà những em
viết xấu, viết ẩu ở lớp tơi hiện nay cũng tiến bộ nhiều.
4. Nắm chắc quy trình dạy phân môn Tập viết.
Trong q trình dạy, tơi nắm chắc quy trình và khi thực hiện quy trình dạy
học,tôi tập trung đổi mới phương pháp dạy học ở 2 hoạt động có tính chất đònh hình
biểu tượng về chữ viết, đó là: Hoạt động hướng dẫn viết chữ cái hoa và hoạt động
viết ứng dụng. Ở hai hoạt động này, tôi tạo mọi điều kiện cho học sinh chủ động
tiếp nhận kiến thức( tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ), chăm chỉ, tự giác luyện tập và
rút kinh nghiệm về kó thuật viết chũ theo hướng dẫn của giáo viên. Cụ thể:
Khi hướng dẫn học sinh viết chữ cái hoa, tôi không giảng giải, thuyết trình
đơn điệu mà cần gợi ý học sinh quan sát chữ mẫu( trực quan) trên bảng, trong SGK
để nhận biết, so sánh, VD: tên gọi chữ cái viết hoa này là gì? Chữ cái hoa được
viết bởi mấy nét? Phần nét nào giống với nét ở chữ cái hoa đã học, phần nào
khác? Việc viết mẫu của giáo viên trên lớp có tác dụng trực quan rất cụ thể và
sinh động, giúp học sinh hình dung rõ quy trình để làm theo cho đúng. Do vậy, tôi
viết chậm, kết hợp hướng dẫn về kó thuật viết chữ. Sau đó cho học sinh thực hành
luyện viết nhiều lần trên bảng lớp, bảng con để rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh.
Khi hướng dẫn HS viết ứng dụng, tôi gợi ý để HS nêu cách hiểu cụm từ ứng
dụng, trước khi chốt lại ý đúng; hướng dẫn học HS quan sát chữ mẫu để nhận xét về
cách viết, ghi nhớ những điểm cần thiết. Nếu có những trường hợp nối chữ khó, tôi
gợi ý cho HS chủ động tìm ra cách viết hợp lí, hình thành kó năng viết chữ liền
mạch.
* Cách hướng dẫn học sinh tập viết chữ cái hoa B trong giờ Tập viết.
Trước hết để tiến hành tốt giờ dạy, tôi cần chuẩn bò đồ dùng dạy học và bảng
lớp như sau:
- Mẫu chữ cái viết hoa B đặt trong khung chữ( NXB Giáo dục ấn hành)
- Bảng phụ viết sẵn chữ mẫu cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: bạn(dòng1), Bạn bè sum
họp(dòng2)
Hoạt động hướng dẫn viết chữ cái hoa được tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ mẫu B
- GV giới thiệu khung chữ và cấu tạo nét trên bìa chữ mẫu:
Giáo viên: Trần Thị Thanh Nga
7
Một số kinh nghiệm dạy phân mơn Tập viết lớp 2.
Ví dụ: Chữ cái hoa B nằm trong khung chữ: cao 2,5 đơn vò ( 6 đường kẻ ngang),
rộng 2,5 đơn vò( 6 đường kẻ dọc)
Chữ cái hoa B được viết bởi 2 nét: nét1-móc ngược trái, nét 2 là nét kết hợp của 2
nét cơ bản: cong trên và cong phải nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ
- GV dùng que chỉ chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:
Ví dụ:
Nét 1: Điểm đặt bút từ đường kẻ ngang 6, viết nét móc ngược trái, điểm dừng
bút trên đường kẻ ngang 2
Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, lia bút trên đường kẻ ngang 5 viết tiếp nét
cong có vòng xoắn nhỏ ở khoảng giữa thân chữ; điểm dừng bút cao hơn đường kẻ
ngang 2 một chút.
Chú ý: Nét cong cần lượn đều và cân, nữa cong dưới vòng sang bên phải rộng hơn
nữa cong trên.
- GV viết mẫu chữ cái hoa B cở vừa (5 dòng kẻ li) trên bảng lớp; kết hợp nói
vắn tắt về cách viết ( hoặc so sánh cách viết chữ cái hoa đã học để thấy rõ nét
giống nhau, nét khác nhau).
Ví dụ: Đặt bút trên dòng kẻ ngang 6, viết nét thứ nhất( móc ngược); lia bút lên dòng
kẻ ngang 5 viết tiếp nét thứ hai( cong trên và cong phải liền nhau, tạo vòng xoắn
nhỏ giữa thân chữ).
Bước 2: Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con
HS tập viết chữ cái hoa B 2-3 lượt; sau mỗi lượt viết, GV nhận xét, uốn nắn
( có thể nhắc lại cách viết) và khen ngợi HS viết đúng hình dạng chữ mẫu.
Kó năng viết chữ cái hoa ở học sinh được hình thành từng bước, qua nhiều lần luyện
tập. Trong những lần tập viết ban đầu, có thể học sinh còn lúng túng trong việc điều
khiển nét bút. Điều quan trọng là tôi giúp các em ghi nhớ được biểu tượng về chữ
cái hoa, viết đúng hình dạng chữ mẫu( không sai quy trình và biến dạng nét chữ) để
dần tiến tới viết đẹp.
Phần III. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.Kết luận.
Sau một thời gian trực tiếp giảng dạy với tất cả sự tâm huyết của mình bản
thân tơi đã nắm chắc nội dung phân mơn Tập viết, tự tìm tòi, tự học, tự đúc rút
kinh nghiệm thơng qua giảng dạy và chun đề nên đã dần khắc phục được tồn
tại chủ yếu trong giảng dạy Tập viết lớp 2. Kết quả cụ thể như sau:
Về giáo viên: Tơi nắm chắc kĩ thuật viết các chữ cái hoa và câu ứng dụng.
tôi đã thành thạo trong việc sử dụng các biện pháp luyện chữ cho học sinh. Và
Giáo viên: Trần Thị Thanh Nga
8
Một số kinh nghiệm dạy phân môn Tập viết lớp 2.
do nắm được vai trò quan trọng của môn Tập viết nên những việc làm trên đã
được tôi tiến hành một cách thường xuyên trong các giờ Tập viết.
- Về học sinh:Nếu so với đầu năm, nhiều em còn viết ẩu, viết xấu, thậm chí
còn lệch dòng kẻ, sai cỡ chữ thì chữ viết của học sinh lớp tôi tương đối đều, bài
viết sạch đẹp: tốc độ viết của học sinh đã nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của
học sinh cũng nâng lên.
Cụ thể là:
- Chữ viết của các em tương đối đều, thẳng hàng, đúng mẫu chữ quy định
và đạt được tốc độ yêu cầu đối với học sinh lớp 2 theo từng giai đoạn. Vở viết của
học sinh sạch và đẹp, không nhàu nát, bài viết cẩn thận. Trong đó, 34% số học
sinh em viết chữ đúng chuẩn, đạt tốc độ, đẹp, sạch.(như Hà Trang, Bảo Ngọc,
Liên, Chi, Hoàng Dương, Hà Lan ). 56% số học sinh viết chữ gần đúng chuẩn,
đã có ý thức rèn chữ, giữ vở, một số em thời gian đầu còn bị điểm thấp, chữ xếp
loại B những cuối năm đã đạt chữ loại A( Kiều Nhi, Thuỳ Trang). Số học sinh
còn lại viết còn chậm, chưa đều nét, chữ chưa đẹp.
- Lớp đạt lớp Vở sạch chữ đẹp. Loại A
: 29 em (90,6%)
Loại B : 3em (9,4%)
2. Bài học kinh nghiệm:
Để dảng dạy môn Tập viết 2 có chất lượng bản thân tôi tự rút ra những bài
học sau:
- Đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu thương con trẻ.
Trong mỗi giờ dạy, người giáo viên phải tạo được sự say mê cho bản thân mình
cũng như hứng thú cho học sinh.
- Thường xuyên rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn đẹp (vì tư duy của trẻ
chủ yếu là trực quan và rất thích bắt chước theo cô giáo).
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học một cách cẩn thận, có chọn lọc và sáng tạo.
- Luôn tạo hứng thú cho các em trong các giờ học bằng nhiều hình thức
như: sưu tầm tranh ảnh, chữ mẫu đẹp để phục vụ bài học.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc luyện chữ ở nhà của học sinh
- Tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ
trong việc “Rèn chữ - Giữ vở”.
Trên đây là một số suy nghĩ và những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong
việc rèn chữ cho học sinh lớp 2.Tôi tin rằng, nếu mỗi giáo viên luôn có ý thức rèn
luyện và tận tâm dạy bảo thì chắc chắn các em sẽ có những bài viết đẹp, đứng
quy trình, sạch sẽ. Sau này, các em sẽ trở thành những con người có tính cẩn
thận, kiên trì, làm việc có khoa học, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của
đất nước.
Giáo viên: Trần Thị Thanh Nga
9
Một số kinh nghiệm dạy phân môn Tập viết lớp 2.
Tôi rất mong có sự bổ sung, góp ý kiến của Ban giám hiệu và các đồng chí
giáo viên trong hội đồng sư phạm nhằm giúp đỡ tôi có phương pháp dạy học môn
Tập viết tốt hơn, giúp học sinh viết chữ đẹp hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Thuận, ngày 20 tháng 4 năm 2009
Người viết
Trần Thị Thanh Nga
Giáo viên: Trần Thị Thanh Nga
10