Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Độ tin tưởng của báo cáo soát xét trong kiểm toán tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.07 KB, 4 trang )

Bài đọc S1-4
Báo cáo soát xét, tin tưởng đến đâu?
Trong Số báo 113, Đầu tư Chứng khoán (ĐTCK) có đăng bài viết
''Soát xét báo cáo tài chính bán niên: có như không?''. Sau khi báo phát hành,
tòa soạn đã nhận được phản hồi của một số nhà đầu tư liên quan đến chất
lượng của các bản BCTC soát xét bán niên. ĐTCK đã trao đổi với ông Bùi
Văn Mai, Tổng thư ký Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, đâu là sự khác nhau căn bản giữa công việc kiểm toán và
coong việc soát xét báo cáo tài chính?
Xét về mặt quản lý nhà nước, tại nhiều nước việc soát xét BCTC quý
6 tháng là không bắt buộc mà chỉ bắt buộc kiểm toán báo cáo tài chính năm
(báo cáo pháp lý chính thức để quyết toán thuế với ngân sách nhà nước, lãi
để chia cổ tức). Việc thực hiện soát xét BCTC chỉ thực hiện xuất phát từ nhu
cầu của người sử dụng.
Tại Việt Nam không phải đến bây giờ khi dự thảo thông tư thay thế
Thông tư 38/2007/TT-BTC mới đề cập đến vấn đề này mà một số DN đã
làm từ trước do thấy cần thiết. Nhận thấy các công ty cần làm nên tới đây
Nhà nước có quy định bắt buộc.
So với kiểm toán, việc thực hiện soát xét nhẹ nhàng hơn. Kiểm toán là
dịch vụ mà kiểm toán viên phải ra một BCKT trong đó phải xác nhận đảm
bảo những nội dung số liệu trong BCTC là trung thực và hợp lý. Nếu không
sẽ phải đưa ra các điểm ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán…Kết
1/2
luận trong BCKT chỉ là một số từ ngữ rất ngắn gọn nhưng nó đảm bảo và
chịu trách nhiệm cao trước công chúng, trước xã hội. Nhưng đối với báo cáo
soát xét thì chỉ đưa là kết luận đảm bảo ở mức độ vừa phải. Để làm kiểm
toán, thủ tục rất phức tạp và mất rất nhiều thời gian. Vào thời điểm kết thúc
năm, kiểm toán viên phải tham gia công việc kiểm kê, kiến nghị các vấn đề
đền bù, xử lý, đối chiếu công nợ, lãi, lỗ phải kết luận rõ ràng…Do đó trách
nhiệm trước xã hội của KTV trong bản báo cáo kiểm toán là rất cao. Soát xét


thì không cần như thế mà chỉ là kiểm tra giữa kỳ. Cách kiểm kê đơn giản,
nhanh gọn hơn. Ví dụ hàng tồn kho chỉ kiểm kê đột xuất một số mặt hàng.
Công nợ chỉ đối chiếu khi có nghi vấn….
Như vậy NĐT có thể tin tưởng báo cáo soát xét đến đâu thưa ông?
Công việc soát xét sẽ giúp CTCK đưa ra báo cáo tài chính đã được
soát xét kèm theo báo cáo kết quả soát xét của kiểm toán viên soát xét. Mức
độ đảm bảo của báo cáo kết quả soát xét chỉ ở mức độ vừa phải. Bản thân
công việc soát xét không làm tất cả những thủ tục của kiểm toán. Phạm vi,
thủ tục, cơ sở của việc đưa ra ý kiến trong báo cáo soát xét cũng hẹp hơn báo
cáo kiểm toán.
Tôi cho rằng NĐT hoàn toàn có thể tin tưởng vào báo cáo tài chính đã
có báo cáo kết quả soát xét đi cùng với kết luật rằng “trên cơ sở soát xét,
CTKT không thấy có sự kiện nào để cho rằng báo cáo tài chính kèm theo là
không phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu phù hợp
với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan”. Báo
cáo kết quả soát xét với ý kiến như trên là không khẳng định hoàn toàn
nhưng cũng nói với mọi người rằng không có gì sai xót lớn cả. Nếu KTV
phát hiện ra sai xót lớn thì cũng nêu rõ trong báo cáo kết quả soát xét để chỉ
2/2
cho người đọc biết rõ. Cho dù thế nào thì BCTC có soát xét vẫn tốt hơn
BCTC không có soát xét.
Có thể nói lần đầu tiên có nhiều DN soát xét như kết thúc quý II vừa
qua. Ông rút ra những vấn đề gì từ câu chuyện này?
Thứ nhất việc soát xét BCTC bán niên là cần thiết vì thông qua soát
xét, kiểm toán viên đã giúp DN chấn chỉnh công việc kế toán trong 6 tháng
đầu năm. Nếu có gì sai sẽ xử lý ngay, và không bị sai lại trong 6 tháng cuối
năm. Thứ hai là NĐT có thể yên tâm với những báo cáo soát xét mà có ý
kiến kiểm toán viên là không có sai sót lớn, kết quả kinh doanh của 6 tháng
được coi là hợp lý.
Thông qua đợt soát xét BCTC bán niên vừa qua tôi cho rằng về phía

DN, CTKT, nhà nước cần có sự chuẩn bị chu đáo hơn thì năm sau mới có
thể phát huy được kết quả của công tác soát xét. Xét về mặt quản lý, Nhà
nước cần sớm ban hành văn bản quy định thực hiện soát xét để cho các bên
thực hiện có sự chuẩn bị. Văn bản này cần hướng dẫn kỹ càng hơn và ban
hành ngay trong năm nay để mọi đối tượng hiểu và có thời gian chuẩn bị.
Phía DN cần ký hợp đồng kiểm toán sớm hơn, trong hợp đồng phải nói rõ
ràng là có thực hiện soát xét 6 tháng. Thậm chí có thể ký hợp đồng từ 2 đến
3 năm (ĐHĐCĐ cũng có thể quyết định vấn đề này). Phòng tài chính của các
DN niêm yết cũng cần có sự chuẩn bị số liệu cho việc thực hiện soát xét bán
niên vào thời gian phù hợp.
Nhiều DN thực hiện soát xét BCTC bán niên nhưng khi công bố lại
bỏ qua báo cáo soát xét của CTKT và ý kiến kiểm toán viên. Ông suy nghĩ gì
về điều này?
3/2
Thực ra đây là một sự tùy tiện cần được chấn chỉnh ngay nhằm khắc
phục tâm lý “tốt đẹp phô ra, xấu xa che lại”. Do chưa có quy định nên hiện
DN vẫn hành xử như vậy. Các Sở GDCK cần nâng cao nhận thức và hiểu
biết về soát xét BCTC và yêu cầu DN niêm yết bổ sung hồ sơ nếu thiếu; kiên
quyết không nhận những báo cáo tài chính chỉ ghi là đã soát xét không có
báo cáo kết quả soát xét đi cùng.
NĐT phải yêu cầu DN niêm yết đăng kèm BCTC toàn bộ báo cáo kết
quả soát xét, hoặc tối thiểu phải là phần ý kiến kiểm toán viên, tên công ty
kiểm toán bởi đó là trách nhiệm của DN niêm yết và là quyền lợi của NĐT.
Một số cơ quan báo chí cũng nên đăng đầy đủ BCTC cùng báo cáo kết quả
soát xét của CTCK để thể hiện trách nhiệm xã hội với NĐT. Nếu báo cáo tài
chính chỉ nói là đã soát xét, đã kiểm toán mà không kèm theo các báo cáo
trước thì coi như là chưa thực hiện soát xét, kiểm toán. Tại nhiều nước báo
cáo tài chính kiểm toán còn đăng cả mức phí thực hiện kiểm toán để NĐT
giám sát xem với mức phí đó thì chất lượng bản báo cáo kiểm toán có đảm
bảo hay không?

Xin cám ơn ông!
(Theo VACPA)
4/2

×