MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nói đến vẻ đẹp thiên nhiên, không thể không nhắc đến hoa. Hoa là sự
chắt lọc kỳ diệu nhất những tinh túy mà thế giới cỏ cây ban tặng cho con
người. Mỗi loài hoa ẩn chứa một vẻ đẹp, một sức quyến rũ riêng mà qua đó
con người có thể gửi gắm tâm hồn mình.
Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thư thái thoải mái khi thưởng
thức mà nó còn đem lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất hoa. So với các
lĩnh vực nông nghiệp khác, hoa cây cảnh là một ngành kinh tế còn non trẻ
nhưng những năm qua đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ nhờ giá trị mà nó đem
lại, giá trị sản lượng hoa cây cảnh toàn thế giới năm 2010 đạt hơn 100 tỷ USD.
Hoa thược dược có nguồn gốc từ Mêxico. Hiện nay đã được trồng phổ
biến nhiều nước trên thế giới: Hoa Kỳ, Anh, Australia, Mexico, Tây Ban Nha,
… Đặc biệt được chọn làm quốc hoa của Mexico
Thược dược cũng được người dân Việt Nam ưa chuộng và trồng khá
phổ biến ở một số vùng chuyên canh trồng hoa. Tuy nhiên các giống thược
dược trồng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các giống hoa cũ, sử dụng với
mục đích cắt cành là chính, hoa thược dược trồng chậu gần như chưa có,
trong khi đó nhu cầu chơi hoa chậu đang có xu thế tăng cao. Hoa thược dược
lùn sử dụng trong trồng chậu mới được đưa vào sử dung, tuy nhiên vẫn chưa
có những nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật nhân giống.
Phú Thọ là một tỉnh trung du, có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó phát triển cây hoa thược dược trồng
chậu có rất nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, giống hoa thược dược lùn hiện nay
chủ yếu là nhập từ nơi khác về, đôi khi người dân không chủ động về nguồn
giống. Do vậy việc nghiên cứu sản xuất hom giống nhằm hạ giá thành sản
xuất, chủ động cung ứng giống cho thị trường là rất cần thiết. Xuất phát từ
1
thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện
quy trình nhân giống vô tính hoa thược dược lùn bằng phương pháp giâm
cành tại Việt Trì - Phú Thọ”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Hoàn thiện quy trình nhân giống vô tính giống hoa thược dược trồng
chậu TDL - 03 phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng Phú Thọ.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là dẫn liệu khoa học cho các nghiên cứu
tiếp theo về phương pháp nhân giống hoa thược dược lùn TDL-03.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần hoàn thiện quy trình trồng hoa thược dược lùn trong điều
kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo
có giá trị cho cán bộ khoa học kỹ thuật, cho người sản xuất kinh doanh hoa
cây cảnh, cho giáo viên, sinh viên, học viên cao học trong học tập, nghiên cứu
về hoa cây cảnh nói chung và hoa thược dược lùn nói riêng.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm sinh trưởng hoa thược dược lùn
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại
Thược dược (danh pháp khoa học: Dahlia) là tên gọi của một chi cây
lâu năm thân củ rậm rạp, nở hoa về mùa hè và mùa thu, có nguồn gốc
ở Mexico.
Phân loại:
Tên thường gọi: Thược dược
Tên khác: Thổ thược dược, Đại lệ cúc
Tên khoa học: Dahlia pinnata Cav.
Bộ: Asterales
Họ: Cúc – Asteraceae
Chi: Dahlia
Giống thược dược hiện có 5 nhóm:
- Thược dược xương rồng (Dahlia Caetus) cánh hoa nhọn và cuốn .
- Thược dược cánh dẹt.
- Thược dược lai Dahlia Hybisty
- Thược dược tổ ong (Dahlia Ponyron)
- Thược dược lùn nhiều màu và sặc sỡ, chịu đựng thời tiết bất thuận,
sinh trưởng, phát triển mạnh.
Thược dược ở Việt Nam có hai giống hoa đơn và hoa kép. Giống hoa
đơn có một vòng cánh, màu sắc đẹp. Giống hoa kép có nhiều hình dáng và
màu sắc.
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng
Cây thược dược ở nước ta có hai giống hoa đơn và hoa kép. Giống hoa
đơn, còn mang tính chất của tổ tiên chỉ có một vòng cánh, màu sắc cũng đẹp,
3
song từ lâu ít thấy. Giống hoa kép rất đẹp, nhiều hình dáng và màu sắc. Có
giống cánh rối, cánh hoa như bị xé nhỏ, có giống cánh hoa xếp như tổ ong. Có
giống màu tím, màu đỏ cờ, đỏ tươi, màu nhung, tiết dê, huyết dụ, màu da
cam, màu gạch cua, cánh sen thẫm, cánh sen nhạt, trắng sữa, trắng trong, vàng
đậm, vàng hoàng yến.
Hoa nở rực rỡ song rất tiếc là không có mùi thơm. Đặc điểm riêng biệt
là lá mọc đối, có rễ củ phình to chứa chất dự trữ. Rễ ăn ngang nên đòi hỏi đất
tốt, sâu, pH trung tính. Cũng như đã số các cây họ cúc, thược dược cũng đòi
hỏi điều kiện nhiệt độ thấp và ánh sáng ngày ngắn để ra hoa, nên thời vụ chủ
yếu là vụ Đông xuân. Thược dược cho hoa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Muốn cho hoa nở đúng tết, người ta thường trồng cây con vào đâu tháng 10
âm lịch rồi dựa vào các giống mà tiến hành bấm ngọn
Cây thân thảo cao 0,8 - 1m, có củ. Lá kép không lông, lá chét hình
trứng, có khi là lá đơn, mặt trên màu lục, mặt dưới màu nhạt. Hoa đầu to và
có cuống dài, bao chung gồm hai hàng lá bắc, hàng trong to và mỏng, hàng
ngoài nhỏ và dày. Quả không có mào lông hoặc chỉ có những vẩy nhỏ.
1.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất hoa trồng chậu ở Việt Nam
Những năm giữa thập kỷ 1990 đánh dấu một sự khởi đầu mới của
ngành hàng ho – cây cảnh ở Việt Nam. Sản xuất hoa và cây cảnh bùng nổ
trước tiên xung quanh các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố
Hồ Chí Minh và dần lan rộng ra các tỷnh khác. Ở Lâm Đồng, sản xuất mở
rộng, gia tăng hàng chục lần quy mô chỉ trong vài năm do nhu cầu gia tăng
của thị trường tiêu dùng. Trình độ sản xuất cũng không ngừng được đổi mới,
cải thiện nhờ sự bùng nổ ứng dụng giống mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật sản
xuất tiên tiến
Bước vào thế kỷ 21, người tiêu thụ trên thế giới đã có những đòi hỏi mới
về chất lượng cuộc sống. Vì yêu cầu ăn ngon, sống đẹp ngày càng được xem
trọng cho nên hoa – cây cảnh đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong
4
mọi sinh hoạt như sinh nhật đám cưới, trang trí nhà cửa, các ngày kỉ niệm…
Chính vì vậy mà nhu cầu về hoa tăng rất nhanh và có thị trường rất lớn.
Ngày nay, thược dược được trồng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới
như: Mexico, Tây Ban Nha, Pháp, Anh… Thược dược được gọi là chichipatli
ở Mêxicô, nước xuất xứ của nó. Là cây được dân Aztec tôn sùng, thược dược
được trồng tràn lan trong các khu vườn của họ và có mặt trong các nghi lễ tôn
giáo. Những bó thược dược được tặng để thể hiện lòng biết ơn.
Thược dược là một trong những loại hoa được chọn trồng khá phổ biến
ở nước ta. Hoa có nhiều giống: giống lùn, giống trung, giống cao và cũng có
nhiều màu sắc khác nhau: vàng lợt, vàng chanh, tím sậm, nâu sậm, tím đốm
trắng, đỏ…. Hiện nay, Viện Nghiên cứu Rau quả đã nghiên cứu tuyển chọn
một số giống hoa thược dược phù hợp cho việc trồng chậu.
Hầu hết tất cả các giống thược dược trồng chậu nghiên cứu đều có khả
năng sinh trưởng, phát triển tốt, trong đó 2 giống TDL - 03 và TDL - 05 phát
triển tốt nhất và hoàn toàn phù hợp với điều kiện trồng ở các tỷnh Vùng đồng
bằng Sông Hồng, hoa có màu sắc đẹp được thị trường ưa chuộng và người sản
xuất chấp nhận.
Hoa thược dược được trồng ở nhiều cùng trồng hoa trên cả nước như:
Hưng Yên, Lục Ngạn - Bắc Giang, Đông Hà - Quảng Trị, thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Lạt… Tuy nhiên, diện tích trồng thược dược còn nhỏ, chưa đáp ứng
đủ nhu cầu thị trường. Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, năm 2011, diện tích
trồng hoa, cây cảnh là 2.009ha, trong đó có 68,9% diện tích (1.350ha trên 42
vùng tập trung, diện tích 20ha/vùng) tại 18 xã của 5 quận, huyện: Từ Liêm,
Mê Linh, Tây Hồ, Đan Phượng, Thường Tín. Còn lại hoa được trồng phân tán
tại các xã, phường, sản xuất nhỏ lẻ, một số diện tích mới chuyển từ cây trồng
kém hiệu quả sang trồng hoa. Các chủng loại hoa, cây cảnh chính của Hà Nội
là hoa hồng 770ha, chiếm 38,3%; cúc 450ha, chiếm 22,4%; đào 288,2ha,
chiếm 14%; đồng tiền 179,5ha, chiếm 8,9%; quất 184,7ha, chiếm 8,2%; lily,
5
lan 14,4ha, chiếm 0,7%; Các chủng loại hoa khác như thược dược, lay ơn,
cẩm chướng… có 67,3ha, chiếm 3,3% diện tích. Trung bình hằng năm sản
xuất hoa, cây cảnh đã cung ứng cho thị trường 1.000 - 1.100 triệu cành hoa,
khoảng 1 triệu chậu hoa và 1,2 triệu cây cảnh các loại.
Trong những năm gần đây nhu cầu đời sống ngày càng cao, bên cạnh
phát triển hoa theo truyền thống, một hướng trồng hoa mới ngày càng được
nhiều người tiêu dùng quan tâm là trồng hoa chậu. Trước đây, trồng hoa chậu
chỉ phát triển hạn hẹp trong phạm vi gia đình, số lượng nhỏ để đáp ứng nhu
cầu giải trí tô đẹp cho ngôi nhà. Hiện nay, trồng hoa chậu đã vượt ra khỏ
không gian gia đình để phát triển thành ngành kinh doanh mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Đứng trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều giống hoa mới
phục vụ cho ngành sản xuất hoa chậu đã được nhập nội đáp ứng đòi hỏi của
khách hàng. Hiện nay có rât nhiều loại hoa thích hợp cho trồng chậu:
- Hoa Kiết tường (Lisianthus): phù hợp hoa sử dụng cắt cành hoặc hoa
trồng chậu… Hoa kiết tường có nhiều loại: cánh đơn, cánh kép màu sắc đa
dạng, phong phú: màu đồng nhất như tím, hồng, trắng, vàng hoặc pha trộn
nhiều màu. Khi hoa tàn có thể cắt ngang để tái sinh chồi mới.
- Hoa Băng xê (Viola): với sự phát triển của ngành lai tạo hiện nay thị
trường hoa rất đa dạng màu sắc, trồng hoa chậu có thể trồng một màu hoặc
phối trộn nhiều màu trong một chậu để tăng thêm vẻ đẹp.
- Hoa Mồng gà (Celosia argentea): Đáp ứng nhu cầu hoa chậu, hiện nay,
các nhà tạo giống tạo ra những giống hoa Mồng gà phù hợp với trồng trong
chậu. Hoa Mồng gà màu sắc đa dạng: vàng, đỏ, hồng, cam làm đẹp cho ngôi
nhà của bạn, cho đường phố.
- Cúc lá nho (Digitalis purpurea): Hoa trồng trong chậu nở đều, tròn như
một bó hoa, những bông hoa nhỏ xếp trên 1 bề mặt trải trên mặt lá. Màu sắc
6
hoa thường pha lẫn nhiều màu như: trắng, tím, hồng, cam trắng, hồng nhị
vàng, đỏ nhị nâu…
- Hoa Anh thảo (Cyclamen persicum): Đây là giống hoa mới nhập nội,
được thị trường tiêu thụ nhiều, màu sắc hoa phong phú, hoa trồng trong chậu
nhiều màu hoặc có thể trộn lẫn nhiều màu. Thời gian từ khi ươm hạt đến khi
bông ra hoa kéo dài từ 7-8 tháng.
- Hoa Mai địa thảo (Impatiens walleriana): có khả năng nhân giống
bằng ngọn, thời gian sinh trưởng của cây tuỳ theo chủng loại, màu sắc phong
phú: Đỏ trắng, hồng đậm, hồng nhạt, cam…
- Hoa Dạ yên thảo (Petunia): Có 2 loại thân đứng và thân bò. Tuỳ theo
sở thích, cách trưng bày chọn lựa cho phù hợp với không gian cần trang trí.
Ngoài ra còn một số giống hoa khác như Verbena, Dừa cạn
(Catharanthus rosea), Cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla) hay Hoa Phong
lữ thảo (Petaragonium).
Trong điều kiện ô nhiễm môi trường hiện nay do quá trình đô thị hóa,
diện tích cây xanh mất dần…, để tạo không gian xanh cho môi trường sống,
trồng hoa chậu sẽ là ngành sản xuất sẽ chiếm lĩnh thị trường ngày một nhiều.
1.3. Các phương pháp nhân giống vô tính hoa cây cảnh
Có một số loài cây hoa do hạn chế bởi một số điều kiện không thể gieo
hạt được mà chỉ có thể áp dụng phương pháp nhân giống vô tính. Ví dụ một
số loài do nhị và nhụy thoái hóa không thể ra quả, một số loài cây tuy nở hoa
nhưng do điều kiện khu vực, hạt không thể thành thục, dùng biện pháp gieo
hạt phải chờ thời gian quá lâu, không thể đạt được yêu cầu mọc nhanh; một số
loài hoa quý khi gieo hạt có thể làm thoái hóa chất lượng. Lúc đó phải dùng
phương pháp nhân gióng vô tính để làm tăng số lượng cây hoa.
Nhân giống vô tính là biện pháp chủ yếu trong trồng trọt vì biện pháp
này sẽ tạo ra sự đồng đều về hình thái, giữ được đặc trưng đặc tính của cây
mẹ, năng suất chất lượng cao và ổn định, hệ số nhân giống cao. Để giâm hom
7
đạt kết quả tốt cần phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu của cơ sở kỹ thuật giâm hom.
Theo Hartmen và Kester (1988) cho biết có 3 nguồn nhân tố chính ảnh hưởng
tới kết quả giâm hom: Vật liệu dùng để giâm, kỹ thuật xử lý hom giâm và môi
trường giâm.
Nhân giống vô tính cây trồng là phương pháp tạo cây con từ các cơ
quan, bộ phận dinh dưỡng của cây như cành, thân, rễ, lá, củ Ðây là hình
thức nhân giống phổ biến ở nhiều loại cây trồng. Có hai hình thức nhân giống
vô tính: Nhân giống vô tính tự nhiên và nhân giống vô tính nhân tạo
1.3.1. Nhân giống vô tính tự nhiên
Là hình thức nhân giống mà con người lợi dụng khả năng sinh sản dinh
dưỡng của cây trồng, lợi dụng khả năng phân chia các cơ quan dinh dưỡng
của cây trồng để hình thành một cá thể mới có khả năng sống độc lập với cây
mẹ và mang các tính trạng của cây mẹ.
* Phương pháp tách cây
Phương pháp này đơn giản, giữ được đặc tính ưu việt của cây mẹ, bộ rễ
phát triển, dễ sống và mọc nhanh. Phương pháp này thích hợp với các loài cây
bụi và cây có rễ chùm.
Thời gian tách cây tùy theo từng loài hoa: Hoa nở mùa xuân tách vào mùa
thu (tháng 10 - 11) hoa nở vào mùa thu tách cây vào mùa xuân (tháng 3 - 4).
Có hai phương pháp tách cây:
- Đào cây lên, bỏ đất để lộ rễ, cắt rời các bộ phận rễ cây con từ cây mẹ,
làm như vậy không ảnh hưởng đến cây mẹ, bảo vệ được sự hoàn chỉnh của bộ
rễ.
- Không đào hết cây mẹ lên mà chỉ đào bên cạnh rồi cắt lấy cây con
đem trồng.
* Phương pháp chiết cành
Nhân giống bằng chiết cành là phương pháp lấy cành cây uốn cong
xuống đất hoặc dung đất bùn bao lại. Sau khi ra rễ mới tiến hành cắt thành
8
một cây độc lập. Phương pháp này thường dùng cho cây hoa giâm cành khó
ra rễ. Do trong quá trình ra rễ, cành chiết nhận được dinh dưỡng từ cây mẹ
nên tỷ lệ sống cao.
Chiết cành thường có mấy phương pháp sau:
- Chiết nén một cành: Chọn một cành sát đất uốn cong vùi vào đất, để
ngọn cành lộ ra ngoài đất chỗ vùi cắt một vết thương, không lâu chỗ vết
thương sẽ mọc rễ cây mới
- Chiết nén nhiều cành: Cắt thành vết thương các cành định chiết rồi lấp
đất cao lên, phủ kín các vết thương, sau 20 – 30 ngày các cành sẽ mọc rễ và
thành cây ngày các cành sẽ mọc rễ và thành cây
- Chiết nén cành liên tục: Những cây hoa có cành dài như hoa kim
ngân, có thể dùng cách này. Làm thế này ta sẽ có nhiều cây mới cùng một lúc
- Chiết cành cao: Phương pháp này ta thường gọi là chiết cành. Những
cây có cành cứng thô khó nén xuống đất thì ta dùng phương pháp chiết cành.
Trước hết chọn vị trí dễ ra rễ, cắt thành vòng vỏ, bọc bùn và rêu thành túi
Polyethylen, bưộc kín hai đầu, thường xuyên tưới nước, để giữ ẩm, sau khi ra rễ
cắt tách cây ra trồng. Cây ngọc lan, cây trà, đỗ quyên ta thường dùng cách này.
Thời gian chiết cành thường vào mùa xuân, khi trời ấm áp, hoa rụng, nhựa cây
bắt đầu chảy, những cây hoa thường xanh thì chiết vào các tháng có mưa phùn.
* Phương pháp giâm hom
Nhân giống theo phương pháp giâm cành là một phương pháp nhân
giống phổ biến được nhiều bà con áp dụng rộng rãi đối với nhiều loại cây
trồng trong sản xuất. Nhân giống bằng phương pháp này có ưu điểm là hệ số
nhân giống cao, dễ áp dụng trong sản xuất, người trồng có thể chủ động được
nguồn giống chất lượng, mà còn có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây
so với nhân giống từ hạt, nuôi cấy mô tế bào.
Đối với thực vật nói chung, để duy trì nòi giống của mình chúng đều
phải thông qua cơ quan sinh sản, hoặc chúng có khả năng tái sinh từ bộ phận
9
của các cơ quan sinh dưỡng như lá, chồi rễ, thân Nếu đưa các bộ phận của
chúng vào môi trường thích hợp nó sẽ phát triển thành rễ, mầm và hình thành
cây con. Khi mô tế bào thực vật bậc cao bị thương thì vách tế bào sẽ hóa bần
làm cho tế bào sống tách rời nhau. Các tế bào sống còn lại phân chia nhiều lần
song song với mặt cắt để hàn kín vết thương. Loại mô đó gọi là mô sẹo
(callus). Haber Landt (1921) cho rằng, khi tế bào nhu mô hình thành mô sẹo
thì các tế bào bị thương hình thành một loại vật chất xâm nhập vào các tế bào
mô vĩnh cửu chưa bị thương xung quanh, gây sựn kích thích phân sinh, chât
đó gọi là thương kích tố (Wuond - hormones). Thường kích tố nếu phát sinh ở
miệng vết thương có libe thì có một chất gọi là thương kích tố libe
(Leptohormone). Nói một cách khác, những tế bào ở bề mặt vết cắt vốn đã
ngừng phân chia, nhưng do bị tổn thương gây kích thích nên bắt đầu phân
chia trở lại, cùng với sự biến đổi của các tế bào tượng tầng và các tế bào nhu
mô ở cạnh, mô sẹo được hình thành. Sự hình thành mô sẹo ở các cành non
thường mạnh hơn cành già. Mô sẹo lúc đầu là một khối tế bào nhu mô ( vách
mỏng) sau đó phân hóa thành mô dẫn, tượng tầng và hình thành điểm sinh
trưởng, từ điểm sinh trưởng phát triển rễ bất định (Hoàng Minh Tấn, 2006).
Phương pháp giâm hòm có: Giâm cành, giâm lá, giâm chồi và giâm rễ.
Trong đó giâm cành tốc độ sinh sản nhanh hơn, hiệu quả tốt hơn cả.
- Giâm lá: Chọn lá, cắt vát gân lá cắm cuống lá vào đất ẩm phần cắt
phủ cát lên, hai bên lá đặt hai tấm kính làm cho lá dính vào cát sau một thời
gian bỏ kính ra.
- Giâm cành: Đất dùng để giâm cành thường là đất cát. Giâm cành phải
chọn cành khoẻ của năm hiện tại, lấy phần ngọn cành hoặc phần giữa để làm
cành giâm. Cành giâm của cây thân cỏ có độ dài là 12 - 14 cm, cây thân gỗ có
độ dài 10 - 20 cm là vừa Độ sâu cắm vào đất là 1/2 - 1/8 cành. Lúc cắm cắt
hai đầu cành cắm, ở giữa để lại 3 - 4 chồi, chồi đoạn cuối là rễ mọc.
10
- Giâm rễ: Ta thường chọn những rễ dài 6 - 9 cm, độ lớn trung bình gần
với thân cây để cắm. Lúc cắm xuống đất cần chú ý: Đầu nhỏ cắm xuống dưới,
đầu lớn lên trên, chờ khi đoạn rễ mọc rễ mới, thêm một ít đất.
* Phương pháp ghép cành
Phương pháp ghép cành là lấy mô từ một phần cây (cành hoặc chồi, gọi
là cành ghép) nối ghép vào một cây khác (gọi là gốc ghép). Cành ghép phải
chọn ở cây tốt. Gốc ghép thường là cây mọc dại hoặc cây mọc từ hạt. Bộ rễ
của chúng phát triển, sinh trưởng khỏe để sau khi ghép cây sinh trưởng mạnh.
Có 4 phương pháp ghép: Ghép cành, ghép bằng, ghép chồi, ghép dựa
1.3.2. Nhân giống vố tính nhân tạo
Là hình thức nhân giống vô tính có sự tác động của các biện pháp cơ
học, hoá học, công nghệ sinh học để điều khiển sự phát sinh các cơ quan bộ
phận của cây như rễ, chồi, lá hình thành một cây hoàn chỉnh hoàn toàn có khả
năng sống độc lập với cây mẹ. Cây được tạo nên từ phương thức nhân giống
này mang hoàn toàn đặc tính di truyền như cây mẹ (Vũ Văn Sáng, 2000).
Người ta phân chia làm hai loại :
- Nhân giống vô tính được thực hiện trong điều kiện tự nhiên (in vivo),
với hình thức này, cây giống tạo ra có kích thước lớn (Macro propagation).
- Nhân giống vô tính được thực hiện trong phòng thí nghiệm (in vitro),
với hình thức này cây giống có kích thước nhỏ (Micro propagation).
1.4. Tình hình nghiên cứu về nhân giống hoa thược dược
Theo Viện nghiên cứu Rau quả có hai hình thức nhân giống hoa thược
dược lùn là nhân giống vô tính và nhân giống hữu tính.
1.4.1. Nhân giống bằng hạt
Chỉ áp dụng với thược dược hoa đơn. Ưu điểm của hình thức này
là: Nhân giống nhanh, số lượng nhiều, hệ số nhân giống cao, có thể tạo giống
mới từ phương pháp nhân giống này bằng khi lai tạo. Tuy nhiên nó cũng bộc
lộ những nhược điểm như: Do thụ phấn tự do trong tự nhiên nên dễ lẫn giống,
11
cây con không đồng đều, năng suất thấp, hạt hoa thường nhỏ, không hoàn
chỉnh nên tỷ lệ nảy mầm thấp.
1.4.2. Giâm cành
Các giống hoa thược dược kép nhân giống bằng chồi mầm hoặc chồi
ngọn, chồi nách. Khoảng tháng 4 - 5 khi cây thượt dược không cho hoa nữa
thì cắt bỏ thân, chừa lại 20 - 30cm, đánh cây cả bầu, cất vào chỗ râm mát
hoặc đủ đất bó thành từng bó, cất vào trong nhà. Đầu tháng 8 đem củ trồng,
nếu mất đoạn gốc cây, tự củ không thể phát chồi mầm được chăm sóc tốt,
sau 15 - 20 ngày từ các đốt thân mọc lên các chồi mầm. Cứ 12 - 15 ngày lấy
chồi mầm một lần đem giâm. Nếu đất ở nơi cao ráo, để nguyên cả cây, mùa hè
cần có các cây cao để che râm. Tháng 7 - 8 cây phát chồi mầm, tách lấy nhiều
chồi có 4 - 6 lá.
Giâm vào khay cát hay nền cát tưới ẩm và che nắng 6 - 7 ngày chồi
mầm ra rễ. Chọn cây có rễ "răng cá”, tức là rễ mới ra còn trắng sữa đem
trồng, cây sẽ khỏe mau hồi và lên tốt.
Cũng như đã số các cây họ cúc, thược dược cũng đòi hỏi điều kiện
nhiệt độ thấp và ánh sáng ngày ngắn để ra hoa, nên thời vụ chủ yếu là vụ
Đông xuân. Thược dược cho hoa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Muộn cho
hoa nở đúng tết, người ta thường trồng cây con vào đầu tháng 10 âm lịch rồi
dựa vào các giống mà căn ngày bấm ngọn.
Phương pháp nhân giống thược dược bằng cành đơn giản, dễ làm,
không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, bà con nông dân có thể tự sản xuất được cây
giống có chất lượng mà vẫn giữ được những đặc tính di truyền tốt của giống
gốc. Qui trình gồm các bước [8]:
- Chuẩn bị vườn cây mẹ: Nếu cần trồng từ 15-20 ha hoa thược dược
cần có 1 ha vườn giống cây mẹ đảm bảo chất lượng, sạch sâu bệnh. Ngoài
tiêu chuẩn của vườn sản xuất hoa, việc bố trí lựa chọn vườn cây mẹ phải
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như cao ráo, kín gió, gần đường để thuận tiện
12
cho việc vận chuyển, bảo quản mầm con và nếu có điều kiện nên làm nhà
che bằng nilon để tránh mưa to, gió lớn, nắng nóng… Những mầm cây mẹ
được chọn là những giống nhập nội, từ nuôi cấy mô tế bào hoặc từ các mầm
ngoài vườn sản xuất ra rễ nhiều, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh được trồng
với khoảng cách 15 x 15cm (mật độ 400.000 cây/ha). Sau trồng từ 12 đến 15
ngày tiến hành bấm ngọn lần 1 để cây ra nhiều nhánh và 20 ngày sau lại bấm
ngọn lần 2. Sau 2 lần bấm ngọn từ 1 cây mẹ ban đầu sẽ cho ta từ 9 đến 15
ngọn có thể cắt đem giâm. Lần bấm ngọn này cũng có tác dụng tạo tán, tạo
mầm cho cây. Sau đó cứ 15-20 ngày lại thu được 1 lứa mầm. Như vậy, từ 1
cây có thể cho tới 50-70 mầm. Với mức độ bấm ngọn và cắt mầm như vậy
trong 1 vụ từ 4-6 tháng, 1ha cây mẹ có thể cung cấp từ 6-8 triệu chồi giâm đủ
trồng từ 15-20 ha.
- Chuẩn bị nhà giâm cành: Nếu có điều kiện thì sử dụng các nhà giâm
cố định bằng nhà kính, nhà lưới với các thiết bị điều tiết ánh sáng, gió, nhiệt
độ, độ ẩm là tốt nhất. Ngoài ra bà con có thể tự thiết kế nhà giâm cành đơn
giản bằng các vật liệu rẻ tiền như các thanh tre uốn thành hình vòng cung có
độ vòm dài từ 2,2-2,5m, cao từ 1,8-2m có che phủ bằng 2 lớp nilon có tác
dụng hạn chế cường độ ánh sáng và làm giảm nhiệt độ, hạn chế mưa gió và
giữ ẩm bên trong. Chọn những cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá
non, có sức sống khỏe với chiều dài từ 6-8cm, có từ 3-4 lá xanh tốt, không bị
sâu bệnh để đem giâm. Cành to, lá nhiều thì giâm thưa (3 x 3cm = 1.000
cành/m
2
); cành nhỏ, ít lá giâm dày hơn (2,5 x 2,5cm = 1.500 cành/m
2
); mùa
thu giâm dày hơn mùa hè.
- Xử lý cành giâm: Cắt cành giâm vào buổi sáng, đem xử lý và giâm
ngay để tránh mất nước, cây héo sẽ ảnh hưởng đến ra rễ. Sử dụng các chất
kích thích sinh trưởng như IAA, IBA hoặc NAA pha loãng nồng độ từ 25 đến
50ppm, nhúng gốc cành vào dung dịch trong 10-15 giây để kích thích cây
nhanh ra rễ.
13
- Giâm cành: Cắm gốc cành sâu 1,5 - 2cm trên nền luống hoặc trong
các khay nhựa chuyên dụng có chứa cát sạch. Có thể giâm bằng 2 cách: giâm
khô (cắm gốc cành vào cát sạch rồi tưới nước) hoặc giâm ướt (tưới đẫm nước
cho cát ẩm rồi giâm cành). Thời gian cho cành giâm ra rễ khoảng từ 10-15
ngày tùy theo thời tiết (mùa nóng và mùa lạnh mất từ 15-20 ngày, những
tháng mát mẻ chỉ mất từ 7-10 ngày) do đó cần căn cứ thời vụ trồng sản xuất
để bố trí giâm cành cho thích hợp. Thường xuyên tưới đủ nước bằng cách
phun sương cho cành giâm nhanh ra rễ (những ngày đầu phun 3-4 lần/ngày,
những ngày sau phun giảm dần nhưng vẫn đảm bảo cho lá luôn xanh tươi).
Cắt bỏ những lá vàng, lá già, phun bổ sung phân bón lá khi cành đã hồi phục
và ra rễ cho cây sinh trưởng tốt. Sau 12-15 ngày kể từ khi giâm, mỗi cây cho
3-5 rễ dài 2-3cm, lá ổn định là có thể bấng đem trồng ra vườn sản xuất được
14
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoa Thược Dược lùn TDL-03: Có khả năng sinh trưởng, phát triển
tốt, tỷ lệ sống cao > 90%, thời gian từ trồng đến ra hoa 80-90 ngày, chiều cao
cây từ 30-32 cm, đường kính tán từ 28-30 cm, phù hợp với trồng trong chậu,
khả năng nhiễm sâu bệnh hại ở mức thấp, hoa có màu đỏ, thời gian sử dụng
hoa chậu từ 20-25 ngày.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013
- Địa điểm: Nhà lưới, Trung tâm thực nghiệm Trường Đại học Hùng
Vương
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng vị trí chồi mầm đến khả năng nhân giống của
hoa thược dược lùn trồng chậu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích ra rễ đến khả năng
ra rễ của chồi thược dược
- Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng tái sinh của cành giâm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi chồi đến khả năng tái sinh của cành giâm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ che sáng đến khả năng tái sinh
của cành giâm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đế khả năng tái sinh
của cành giâm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cắm hom đến kả năng tái sinh của
cành giâm.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
15
2.4.1.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng vị trí chồi mầm đến khả năng
nhân giống của hoa thược dược lùn trồng chậu
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) với 4
công thức và 3 lần nhắc lại.
CT1: Chồi mầm trên thân chính (Đ/C)
CT2: Chồi mầm trên cành cấp 1
CT3: Chồi mầm trên cành cấp 2
CT4: Chồi mầm trên cành cấp 3
2.4.1.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích ra rễ
đến khả năng ra rễ của chồi thược dược
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) với 4
công thức và 3 lần nhắc lại.
CT1: Nhúng trong nước lã (Đ/C)
CT2: Thuốc kích thích MĐ901
CT3: Thuốc kích thích Bimix super roots
CT4: Thuốc kích thích Dana 08
2.4.1.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng tái
sinh của cành giâm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) với 4
công thức và 3 lần nhắc lại.
CT1: Đất phù sa (Đ/C)
CT2: Cát sạch
CT3: Cát : Đất phù sa (1:1)
CT4: Cát : Đất phù sa : Trấu hun (1:1:1)
2.4.1.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi chồi đến khả năng tái
sinh của cành giâm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) với 5
công thức và 3 lần nhắc lại.
16
CT1: Chồi có 1 lá thật
CT2: Chồi có 2 lá thật(Đ/C)
CT3: Chồi có 3 lá thật
CT4: Chồi có 4 lá thật
CT5: Chồi có 5 lá thật
2.4.1.5. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ che sáng đến khả
năng tái sinh của cành giâm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) với 5
công thức và 3 lần nhắc lại.
CT1: Không che (Đ/C)
CT2: Che 80%
CT3: Che 60%
CT4: Che 40%
CT5: Che 20%
2.4.1.6. Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đế khả
năng tái sinh của cành giâm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) với 4
công thức và 3 lần nhắc lại.
CT1: Giâm vào tháng 8
CT2: Giâm vào tháng 9 (ĐC)
CT3: Giâm vào tháng 10
CT4: Giâm vào tháng 11
2.4.1.7. Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cắm hom đến kả
năng tái sinh của cành giâm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) với 4
công thức và 3 lần nhắc lại.
CT1: 3 x 3cm
CT2: 2,5 x 2,5cm (ĐC)
CT3: 2 x 2cm
CT4: 1,5 x 1,5cm
17
2.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu thí nghiệm được sử lý theo chương trình sử lý thống kê
IRRISTART 5.0.
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ ra mô sẹo : Theo dõi sau khi giâm cành 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày.
Tỷ lệ ra mô sẹo (%) =
Tổng số hom ra mô sẹo
x 100
Tổng số hom theo dõi
- Tỷ lệ cây ra rễ: Theo dõi sau khi giâm cành 5 ngày một lần
Tỷ lệ ra rễ (%) =
Tổng số hom ra rễ
x 100
Tổng số hom theo dõi
- Tỷ lệ sống: Đếm số hom sống trên toàn ô (thời điểm lấy mẫu: Sau khi
cắm hom 10 ngày), 5 ngày theo dõi một lần.
Tỷ lệ sống (%) =
Tổng số hom sống
x 100
Tổng số hom theo dõi
- Chiều cao cây: Tại mỗi ô lấy 5 điểm ngẫu nhiên theo phương đường
chéo. Tại mỗi điểm chọn 2 cây để quan sát. Đo từ vết cắt hom đến đỉnh sinh
trưởng. Tính trị số trung bình.
- Số lá: Tại mỗi ô lấy 5 điểm ngẫu nhiên theo phương đường chéo. Tại
mỗi điểm chọn 2 cây để quan sát. Đếm trực tiếp số lá trên thân. Tính trị số
trung bình
- Đường kính thân: Tại mỗi ô lấy 5 điểm ngẫu nhiên theo phương
đường chéo. Tại mỗi điểm chọn 2 cây để quan sát. Dùng thước pamel đo
đường kính thân. Tính giá trị trung bình
- Tỷ lệ cây xuất vườn :
Tỷ lệ xuất vườn (%) =
Tổng số hom xuất vườn
x 100
Tổng số hom theo dõi
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
18
3.1. Ảnh hưởng vị trí chồi mầm đến khả năng nhân giống của hoa thược
dược lùn TDL-03 vụ thu đông năm 2012
3.1.1. Ảnh hưởng vị trí chồi mầm đến tỷ lệ ra rễ, tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống
giống hoa thược dược lùn TDL-03
Khả năng nảy mầm là một trong những yếu tố rất quan trọng, nó đánh
giá chất lượng xuất vườn cũng như khả năng sinh trưởng phát triển của hom
giống trong giai đoạn sau này. Qua nghiên cứu thí nghiệm, kết quả về tỷ lệ ra
rễ và nảy mầm của các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Ảnh hưởng vị trí chồi mầm đến tỷ lệ ra rễ, tỷ lệ nảy mầm
tỷ lệ sống giống hoa thược dược lùn TDL-03
Công thức Tỷ lệ ra mô sẹo (%) Tỷ lệ ra rễ (%) Tỷ lệ sống (%)
1 (ĐC) 92,22 91,11 90,00
2 84,44 84,44 84,44
3 83,33 80,00 71,11
4 83,33 75,56 50,00
Qua bảng 3.1 cho thấy:
- Hom giâm sau khi được cắt và giâm vào môi trường thuận lợi, ở nơi
vết cắt phía gốc hom xuất hiện một đám tế bào mới (do các tế bào phân chia)
xếp lộn xộn mà người ta gọi đó là mô sẹo. Sau một thời gian nhất định thì từ
mô sẹo này rễ được xuất hiện. Tỷ lệ ra mô sẹo ở các công thức đều thấp hơn
công thức đối chứng. Thấp nhất là công thức 3 và công thức 4 (đạt 83,33%).
- Sau khi mô sẹo được hình thành thì rễ dần dần xuất hiện, đầu tiên một
hoặc hai chóp rễ nhú ra khỏi mô sẹo phát triển dài ra 1 – 2 cm. Sau đó nhiều
rễ khác phát triển tùy theo thời vụ, loại hom khác nhau mà rễ được hình thành
sớm hay muộn. Tỷ lệ ra rễ ở các công thức tham gia thí nghiệm vị trí chồi
khác nhau đều thấp hơn đối chứng tử 6,67 - 15,55 %. Trong đó thấp nhất là
công thức 4 (đạt 75,56 %).
19
- Tỷ lệ sống của hom là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến kết quả
giâm cành. Hom hoa thược dược lùn TDL-03 sau khi được tách khỏi cây mẹ
để giâm nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: Điều kiện ngoại cảnh
(nhiệt độ, ẩm độ), đặc tính của giống, vào loại hom giâm Tỷ lệ sống là một
chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của hom giống. Qua bảng số liệu ta
thấy, tỷ lệ sống của các công thức tham gia thí nghiệm biến động từ 50,00 –
90,00%. Trong đó các công thức tham gia thí nghiệm đều có tỷ lệ sống thấp
hơn công thức đối chứng, thấp nhất là công thức 4 đạt 50,00%.
3.1.2. Ảnh hưởng vị trí chồi mầm đến tỷ lệ xuất vườn và một số chỉ tiêu
xuất vườn giống hoa thược dược lùn TDL-03
Tỷ lệ xuất vườn là một chỉ tiêu quan trọng được người nông dân quan
tâm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế. Qua theo dõi ảnh hưởng của
vị trí chồi mầm đến một số chỉ tiêu xuất vườn và tỷ lệ xuất vườn ở các công
thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.2:
Bảng 3.2: Ảnh hưởng vị trí chồi mầm đến tỷ lệ xuất vườn và một số chỉ
tiêu xuất vườn giống hoa thược dược lùn TDL-03
Công
thức
Tỷ lệ xuất
vườn (%)
Chiều dài
hom (cm)
Số lá/
hom (lá)
Đường
kính hom
(cm)
Thời gian
xuất vườn
(ngày)
1 (ĐC) 84,44 8,47 8,00 0,52 24
2 74,44 7,53 6,00 0,53 30
3 68,89 7,57 5,33 0,43 35
4 37,78 7,00 4,67 0,45 35
LSD
0,05
13,43 1,47
CV% 4,7 4,2
Qua bảng 3.2 cho thấy: Tỷ lệ xuất vườn của các công thức tham gia thí
nghiệm biến động từ 37,78 - 84,44%. Trong đó công thức 3 và công thức 4 có
tỷ lệ xuất vườn thấp hơn hẳn công thức đối chứng, trong đó thấp nhất là công
thức 4 (37,78%). Công thức 2 tương đương và không có sự sai khác so với
công thức đối chứng.
20
- Chiều dài hom là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hom.
Các công thức thí nghiệm đều có chiều dài hom thấp hơn đối chứng. Trong đó
thấp nhất là 4 (7,00cm) và thấp hơn hẳn so với công thức đối chứng ở mức tin
cậy 95%. Hai công thức còn lại tương đương và không có sự sai khác so với
đối chứng. Tuy nhiên chiều dài hom trung bình theo dõi lại thấp hơn chiều dài
hom đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
Như vật có thể thấy: Vị trí chồi ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ cũng
như tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của hom giâm. Trong đó sử dụng chồi mầm
trên thân chính để giâm hom cho hiệu quả cao nhất so với các vị trí còn lại.
Tiếp theo là chồi mầm trên cành cấp 1.
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích ra rễ đến khả năng
ra rễ của chồi thược dược
3.2.1 Ảnh hưởng của loại thuốc kích thích ra rễ đến tỷ lệ ra mô sẹo
Sự hình thành và hoạt động của mô sẹo trong cành giâm là giai đoạn tái
sinh đầu tiên của cây, nó có vai trò quyết định tới sự sinh trưởng, phát triển
của cành giâm.
Sau khi cắm hom từ vết cắt của hom hình thành lên lớp mô sẹo và từ
mô sẹo phía dưới của hom sẽ hình thành nên bộ rễ của cành giâm. Sự hình
thành mô sẹo, sự ra rễ của phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khí hậu, kỹ thuật,
biện pháp chăm sóc
Qua theo dõi tỷ lệ ra mô sẹo ở các công thức thí nghiệm chúng tôi thu
được kết quả thể hiện ở bảng 3.3:
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của các loại thuốc kích thích ra rễ đến tỷ lệ ra mô
sẹo giống thược lùn TDL-03 vụ thu đông năm 2012
(Đơn vị: %)
Công thức
Sau giâm … (ngày)
3 5 7
1 (ĐC) 0,00 33,33 66,67
2 6,67 63,33 96,67
21
3 3,33 63,33 86,67
4 0,00 60,00 76,67
LSD
0,05
10,87
CV% 7,1
Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy :
- 3 ngày sau khi cắm hom tỷ lệ ra mô sẹo ở các công thức tham gia thí
nghiệm có sự chênh lệch biến động từ 0% - 6,67%. Trong đó cao nhất là công
thức 2 (6,67%) và thấp nhất là công thức đối chứng và công thức 4 (0%).
- 5 ngày sau cắm hom tỷ lệ ra mô sẹo ở các công thức xử lý thuốc kích
thích ra rễ có tỷ lệ tăng rõ rệt so với 3 ngày sau khi cắm hom biến động từ
33,33 % - 63,33%. Trong đó cao nhất là công thức 2 và công thức 3 đều là
63,33% , thấp nhất là công thức đối chứng (33,33%).
- 7 ngày sau khi cắm hom tỷ lệ ra mô sẹo ở các công thức biến động từ
66,67% - 96,67 % . Trong đó thấp nhất là công thức đối chứng (66,67%) và
cao nhất là công thứ 2 (cao hơn đối chứng 30%), tiếp đến là công thức 3 (cao
hơn đối chứng 20%) cao hơn hẳn so với đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Ảnh hưởng của loại thuốc kích thích ra rễ đến tỷ lệ ra mô sẹo giống
thược lùn TĐL-03 được thể hiện ở hình 3.1:
22
Hình 3.1: Biểu đồ ảnh hưởng của các loại thuốc kích thích ra rễđến tỷ lệ
ra mô sẹo giốngthược dược lùn TDL-03 vụ thu đông năm 2012
3.2.2 Ảnh hưởng của loại thuốc kich thích ra rễ đến tỷ lệ ra rễ giống thược
lùn TDL-03 vụ thu đông năm 2012
Qua theo dõi ảnh hưởng của các loại thuốc kích thích ra rễ đến tỷ lệ ra
rễ giống hoa thược dược lùn TDL-03, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở
bảng 3.4:
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của loại thuốc kích thích ra rễ đến tỷ lệ ra rễ
giống thược dược lùn TDL-03 vụ thu đông năm 2012
(Đơn vị: %)
Công thức
Sau khi cắm hom …( ngày)
5 10 15 20
1(ĐC) 0,00 6,67 31,11 64,44
2 4,44 20,00 61,11 100,00
3 1,11 12,22 42,22 78,89
4 0,00 7,78 36,67 74,44
LSD
0,05
5,62
CV% 3,8
Qua bảng số liệu 3.4 cho thấy :
23
- Sau cắm hom 5 ngày, công thức 2 và công thức 3 đã xuất hiện rễ.
Trong đó cao nhất là công thức 2 (4,44%). Công thức 1 và công thức 4 chưa
xuất hiện rễ.
- 10 ngày sau cắm hom ở tất cả các công thức tham gia thí nghiệm đều
đã ra rễ biến động từ 6,67% - 20%. Trong đó thấp nhất là công thức đối chứng
là 6,67% , tiếp theo công thức 4 là 7,78% (cao hơn công thức đối chứng
1,11%), cao nhất công thức 2 là 20% (cao hơn công thức đối chứng 13,33%).
- 15 ngày sau cắm hom tỷ lệ ra rễ ở các công thức xử lý thuốc kích
thích ra rễ có tỷ lệ ra rễ tăng mạnh so với 7 ngày sau cắm hom và có sự chênh
lệch so với công thức đối chứng.
- 20 ngày sau cắm hom tỷ lệ sống ở công thức biến động từ 64,44 –
100% Trong đó cao nhất công thức 2 là 100% (cao hơn đối chứng 35,56%),
tiếp đến công thức 3 (cao hơn đối chứng 14,45 %), công thức 4 (cao hơn đối
chứng 10%) ở mức tin cậy 95%.
Ảnh hưởng của các loại thuốc kích thích ra rễ đến tỷ lệ ra ra rễ giống
thược dược lùn TDL-03 được thể hiện trong hình 3.2:
Hình 3.2: Biểu đồ ảnh hưởng của các loại thuốc kích thích ra rễ đến tỷ lệ
ra ra rễ giống thược dược lùn TDL-03 vụ thu đông năm 2012
3.2.3 Ảnh hưởng của các thuốc kích thích ra rễ đến sinh trưởng bộ rễ
24
Qua theo dõi sinh trưởng bộ rễ ở các công thức thí nghiệm chúng tôi
thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.5:
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của các loại thuốc kích thích ra rễ đến sinh trưởng
bộ rễ giống thược lùn TDL-03 vụ thu đông năm 2012
Công thức Số rễ (rễ/hom) Chiều dài rễ (cm)
1 (ĐC) 10,17 7,56
2 18,73 12,46
3 12,80 10,43
4 11,57 8,21
LSD
0,05
2,34 1,7
CV% 9,3 9,4
Qua bảng 3.5 cho thấy :
- Về số rễ trên cây: Sau 30 ngày cắm hom số rễ trên cây của các công
thức thí nghiệm đều cao hơn hẳn so với công thức đối chứng biến động từ
10,17 đến 18,73 rễ/cây. Trong đó công thức 2 đạt số rễ cao nhất 18,73 ( cao
hơn đối chứng 8,56 rễ/cây) ở độ tin cậy 95%.
- Về chiều dài rễ: Sau 30 ngày cắm hom chiều dài rễ của các công thức
tham gia thí nghiệm đều cao hơn so với công thức đối chứng, Trong đó Chiều
dài rễ cao nhất ở công thức 2 (dài hơn đối chứng 4,9cm), kế tiếp là công thức
3 (dài hơn đối chứng 2,87cm) ở độ tin cậy 95% .
3.2.4. Ảnh hưởng của các thuốc kích thích ra rễ đến tỷ lệ xuất vườn giống
hoa thược dược lùn TDL-03 vụ thu đông năm 2012
Đối với việc nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm, tỉ lệ sống sẽ
là tiền đề cho số lượng cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn.
Qua theo dõi ảnh hưởng của các loại thuốc kích thích ra rễ đến một số
chỉ tiêu xuất vườn chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.6:
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của các thuốc kích thích ra rễ đến tỷ lệ xuất vườn
giống hoa thược dược lùn TDL-03
Công Tỷ lệ xuất Chiều dài Số la Đường Thời gian
25