Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ĐÁNH GIÁ KIỄM SOÁT BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.9 KB, 20 trang )

ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT NGUỒN PHÁT THẢI
TRONG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
12CMT – NHÓM 6
STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC
1 Nguyễn Thị Hà My 1222120 Tổng hợp + tìm tài liệu
2 Phạm Hồng Lạc Thư 1222241 Tổng hợp + tìm tài liệu
3 Trương Thị Trà My 1222121 Tổng hợp + tìm tài liệu
4 Lê Minh Ngọc 1222 Tìm tài liệu
5 Nguyễn Thành Danh 1222 Tìm tài liệu
6 Trần Vũ Xuân Thủy 1222 Tìm tài liệu
7 Huỳnh Thị Minh Hào 1222047 Tìm tài liệu
8 Phạm Vũ Ngọc Đăng 1222 Tìm tài liệu
9 Phạm Ngọc Quỳnh Như 1222159 Tìm tài liệu
10 Ngô Đức Thông 1222 Tìm tài liệu
1
MỞ ĐẦU
Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu không còn là dự báo mà đã
trở thành mối đe dọa gây ra nhiều thảm họa và tai biến thiên nhiên trên toàn
thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia được dự báo là sẽ bị tác động
nghiêm trọng nhất do BĐKH và mực nước biển dâng. Việt Nam là nước đang
phát triển với mức thu nhập trung bình thấp, nên không thuộc nhóm các nước
phải cam kết cắt giảm khí nhà kính. Nhưng xét về lợi ích toàn cầu và quốc gia
lâu dài, chúng ta nên chủ động nghiên cứu chiến lược phát triển công nghiệp
xanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đạt 3 mục tiêu:
xóa đói giảm nghèo, giảm phát thải và chủ động ứng phó với BĐKH.
2
1.KHÁI NIỆM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH).
“Bi
ến đổi khí hậu (BĐKH) là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học
gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi


hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động
của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”
(Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH).
Theo đó, định nghĩa "Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống
khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong
tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo".
1.1. Nguyên nhân gây BĐKH
1.1.1. Tự nhiên.
Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng
của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa,
thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất.
• Với sự xuất hiện các Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống
trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi
nhiệt độ bề mặt trái đất (Nguồn: NASA).
• Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu
xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể là từ khi
tạo thành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ sáng của Mặt trời đã tăng
3
lên hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài như vậy thì sự thay
đổi cường độ sáng mặt trời là không ảnh hưởng đáng kể đến BĐKH.
• Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một
lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO
2
), hơi nước, bụi và tro vào bầu khí
quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm.
Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản
chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác
dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
• Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất - Trái đất quay quanh Mặt trời với một quỹ
đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,5 °. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay trái

đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính
đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói không ảnh hưởng lớn đến BĐKH.
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên
đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến
hiện nay.
1.1.2. Nhân tạo.
Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về
BĐKH thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con người.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng
ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than,
dầu, khí đốt), phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, vv và thay
đổi mục đích sử dụng đất (thay đổi albedo bề mặt đất) bao gồm thay đổi trong
nông nghiệp và nạn phá rừng. Ngoài ra còn một số hoạt động khác như đốt sinh
khối, sản phẩm sau thu hoạch. Qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các
chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái
đất.
Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính (KNK)
chủ yếu bao gồm: CO
2
, CH
4
, N
2
O, HFCs, PFCs và SF6.
• CO
2
phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí
nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO
2
cũng sinh ra từ các

hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
• CH
4
sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống
khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
4
• N
2
O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
• HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ozone (ODS) và HFC-23 là sản phẩm
phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
• PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
• SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động của con người do Ủy Ban Liên
Chính Phủ về BĐKH công bố đã cải thiện qua các năm như sau:
• Trong báo cáo của IPCC 1995: Thì cho rằng hoạt động con người chỉ đóng góp vào
50% nguyên nhân gây ra BĐKH
• Trong báo cáo của IPCC 2001: Sau khi các nhà nghiên cứu thực hiện các nghiên
cứu khoa học thì kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp vào 67%
nguyên nhân gây ra BĐKH
• Trong báo cáo của IPCC 2007: Một loạt các nghiên cứu được thực hiện, kết quả
chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp vào 90% nguyên nhân gây ra BĐKH
• Theo bản báo cáo bị rò rỉ của IPCC gần đây nhất kết luận rằng hoạt động con
người đóng góp vào 95% nguyên nhân gây ra BĐKH.
 Đối với các nước phát triển: thì ngành Nông nghiệp họ chiếm tỷ trọng khá nhỏ,
vì vậy phát thải KNK của các nước phát triển đối với ngành Nông nghiệp chỉ
chiếm 8% tổng phát thải KNK. Trong khi phát thải KNK từ hoạt động sản suất
năng lượng của các nước phát triển chiếm đến 36%, hoạt động giao thông chiếm
23 % tổng phát thải KNK.
 Việt Nam : Theo thông báo thứ 2 của Việt Nam với Công ước khung Liên Hiệp

Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) thì kết quả kiểm kê Khí Nhà Kính (KNK) năm
2000 của Việt Nam là khoảng 143 triệu tấn CO
2
tương đương/năm. Trong đó
Nông nghiệp chiếm 45%, năng lượng chiếm 35% tổng phát thải KNK của Việt
Nam. Vì Việt Nam là một đất nước có tỷ trọng sản xuất Nông Nghiệp cao nên
lượng phát thải KNK chiếm đến 45%.
5
2.CÁC NGUỒN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH.
2.1. Nguồn phát thải khí nhà kính từ ngành công nghiệp năng lượng:
Công nghiệp năng lượng là một trong những nguồn phát thải KNK lớn
nhất hiện nay. Lĩnh vực này thường đóng góp đến trên 90% lượng CO2 và 75%
lượng KNK khác phát thải ở các nước đang phát triển. 95% các khí phát thải từ
ngành năng lượng là CO2, còn lại là CH4 và NO với mức tương đương. Phát thải
trong lĩnh vực năng lượng chia thành 3 nhóm: phát thải do đốt cháy nhiên liệu
hóa thạch (trong các ngành công nghiệp năng lượng, hoạt động giao thông vận
tải ); Phát thải tức thời (tức là lượng khí, hơi thải ra từ các thiết bị nén do rò rỉ,
không mong muốn hoặc không thường xuyên từ quá trình khai thác, chế biến,
6
vận chuyển nhiên liệu ) và hoạt động thu hồi và lưu trữ các bon. Trong đó, phát
thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch đóng góp đến 70% tổng lượng phát thải, tiêu
biểu là từ các nhà máy điện và nhà máy lọc dầu.
Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu được tạo thành bởi quá
trình phân hủy kỵ khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây hơn 300 triệu
năm. Các nguyên liệu này chứa hàm lượng cacbon và hydrocacbon cao.
Việc đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khoảng 21,3 tỉ tấn carbon
dioxide hàng năm, nhưng người ta ước tính rằng các quá trình tự nhiên có thể
hấp thu phân nửa lượng khí thải trên, vì vậy hàm lượng cacbon dioxit sẽ tăng
10,65 tỉ tấn mỗi năm trong khí quyển (một tấn cacbon tương đương 3,7 tấn
cacbon đioxit) Cacbon đioxit là một trong những khí nhà kính làm tăng lực

phóng xạ và góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, làm cho nhiệt độ trung bình bề
mặt của Trái Đất tăng.
Trong lĩnh vực năng lượng, tại Việt Nam, KNK chủ yếu được phát thải từ
quá trình đốt nhiên liệu và phát thải tức thời trong khai thác, vận chuyển. Phát
thải do phát tán KNK chủ yếu do khai thác than, dầu, khí và rò rỉ khí. Trong đó,
KNK từ quá trình đốt nhiên liệu chiếm tỷ trọng khoảng 85 - 90%.

7
Theo các nguyên tắc môi trường ở Hoa Kỳ được phê chuẩn năm 2005, các
nhà máy phát điện sử dụng than cần phải cắt giảm lượng phát thải đến 70% vào
năm 2018.
Có rất nhiều ‘cơ hội dễ hái’ để cải thiện hiệu suất năng lượng theo các
cách chi phí hiệu quả theo các ý kiến của chuyên gia. Hiệu suất năng lượng có
thể cải thiện được bằng quá trình chuyển giao công nghệ, xây dựng năng lực và
đầu tư. Đồng thời còn có tiềm năng lớn để mở rộng sản xuất năng lượng tái tạo,
đặc biệt là từ gió và điện mặt trời.
Quy hoạch một nền kinh tế chủ yếu là đô thị và phát thải ít các-bon hiện
nay sẽ có khả năng có được những ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế,
trong khi vẫn đem lại nhiều lợi ích khác như giảm thiểu ô nhiễm đô thị: giao
thông công cộng giúp cải thiện chất lượng không khí đô thị và giảm bớt các bệnh
hô hấp. Chuyển giao công nghệ bao gồm việc đưa vào áp dụng và phát triển các
công nghệ phát thải thấp khí nhà kính cũng có thể tạo ra các lợi ích trước mắt
đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp, kể cả các lợi ích xã hội.
Hầu hết việc chuyển giao công nghệ sẽ được tiến hành trong ngành công
nghiệp chế tạo sản phẩm và cần phải có các định mức và có thể dự báo các dòng
lợi nhuận trước khi có thể dự kiến các khoản đầu tư lớn. Các doanh nghiệp cần
có các cách cải tiến để cải thiện hiệu suất năng lượng, tiến hành kiểm toán năng
lượng và thực hiện các tiêu chuẩn quản lý năng lượng (mới được đề xuất). Các
doanh nghiệp này cần có cơ hội sử dụng vốn cũng như có thể được khuyến
khích để áp dụng các công nghệ mới bằng các tiêu chuẩn (tựnguyện) cải tiến và

được giám sát hợp lý và kiểm toán môi trường. Chính phủ Việt Nam cần có quy
định, xây dựng năng lực và tạo ra các biện pháp kích thích để làm cho việc
chuyển giao công nghệ này được diễn ra.
Thuế là cách áp dụng một chiều để thực hiện chi phí xã hội một cách rõ
ràng hay nói cách khác là chi phí ô nhiễm. Mục đích này làm cho giá nhiên liệu
tăng cao để làm giảm nhu cầu sử dụng tức giảm lượng chất gây ô nhiễm và đồng
thời tăng quỹ để phục hồi môi trường.
8
Bảng PLC.4.Tiềm năng và chi phí giảm nhẹ KNK trong lĩnh vực năng lượng.
2.2. Nguồn phát thải khí nhà kính từ quy trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm
(IPPU) :
Phát thải từ lĩnh vực IPPU phát sinh trong các quy trình xử lý công nghiệp;
việc sử dụng KNK trong các sản phẩm và sử dụng các bon trong các nhiên liệu
hóa thạch không nhằm mục đích sản xuất năng lượng. Trong đó, nguồn phát
thải chính là các quy trình công nghiệp xử lý nguyên liệu về mặt hóa học hoặc
9
vật lý. Trong suốt các quy trình này, nhiều loại KNK được tạo ra bao gồm: CO2,
CH4, N2O, HFCs và PFCs. Lĩnh vực IPPU đóng góp khoảng 7% lượng khí thải tạo
ra từ các nước phụ lục I (UNFCCC, 2008) và xấp xỉ 6% ở các nước không thuộc
phụ lục I (UNFCCC, 2005).
Các loại hình sản xuất công nghiệp chính thường sinh khí thải trong lĩnh
vực này là: sản xuất xi măng; sản xuất vôi; sản xuất amoni; sản xuất carbide và
sản xuất sắt, thép.
Giảm phát thải khí nhà kính hướng tới tăng trưởng xanh trong công
nghiệp có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Việc chuyển đổi dần từ nền công nghiệp
truyền thống sử dụng năng lượng hóa thạch là chủ yếu sang nền công nghiệp
cácbon thấp và phát triển công nghiệp xanh là bước tiến mới quan trọng của
nhân loại. Do đó, sẽ ngăn ngừa được BĐKH toàn cầu và mực nước biển dâng. Về
lợi ích quốc gia, việc phát triển công nghiệp xanh sẽ giúp tiết kiệm đầu vào năng
lượng, nguyên liệu, tăng hiệu suất sử dụng, giảm nhập khẩu nhiên liệu, đồng

thời giảm gánh nặng nhập siêu cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm mới góp phần
xóa đói giảm nghèo và bảo đảm môi trường bền vững cho con cháu mai sau.
2.3. Nguồn phát thải khí nhà kính từ hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và sử
dung đất (AFOLU):
Các nguồn chủ yếu gây phát thải bao gồm phát thải CH4 và N2O từ chăn
nuôi, trồng lúa nước, đất canh tác nông nghiệp, hoạt động đốt trong sản xuất
nông nghiệp; Phát thải/hấp thụ CO2 trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thay đổi
sử dụng đất. Nói chung, lĩnh vực AFOLU đóng góp khoảng 30% lượng phát thải
KNK toàn cầu, chủ yếu là do CO2 phát thải từ những thay đổi trong sử dụng đất
(phần lớn là do phá rừng nhiệt đới) và CH4, N2O từ trồng trọt và chăn nuôi gia
súc.
Theo kết quả kiểm kê KNK năm 1994, lượng KNK phát thải trong lĩnh vực
nông nghiệp là 52,45 triệu tấn CO2 tương đương, chiếm 50,50% tổng lượng KNK
phát thải của cả nước; trong lĩnh vực lâm nghiệp, thay đổi sử dụng đất là 19,38
triệu tấn CO2 tương đương, chiếm 18,70% tổng lượng KNK phát thải của cả
nước. Đến năm 2005, lượng KNK phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp là 80,58
triệu tấn CO2 tương đương, chiếm 49,37% tổng lượng KNK phát thải của cả
nước (trong đó, phát thải từ trồng lúa chiếm 44,49%; từ đất nông nghiệp
32,22%; từ lên men tiêu hóa 11,54%, còn lại là từ quản lý phân bón, đốt phụ
10
phẩm nông nghiệp và đốt đồng cỏ); trong lĩnh vực lâm nghiệp, thay đổi sử dụng
đất hấp thụ 36,67 triệu tấn CO2 tương đương.
Nhằm cải thiện môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới một
nền nông nghiệp carbon thấp, thân thiện với môi trường, Bộ NN-PTNT đã xây
dựng Đề án “Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn”. Đề án
đặt mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam giảm 20% lượng phát thải khí nhà kính.
Trong đó, ngành trồng trọt giảm được 9,46 triệu tấn CO2, chăn nuôi giảm 6,3
triệu tấn CO2, thủy sản giảm được 3 triệu tấn CO2 và ngành nghề nông thôn
giảm được 4,78 triệu tấn CO2.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, hiện trên cả nước đã có trên 500 nghìn công

trình khí sinh học sản xuất ra khoảng 450 triệu m3 khí gas/năm, tiềm năng sẽ
giảm khoảng 22,6 triệu tấn CO2 và tiết kiệm khoảng 1.200 tỷ đồng chất
đốt/năm. Theo Th.S Nguyễn Quỳnh Hoa, Cục chăn nuôi, với gần 100 triệu tấn
chất thải chăn nuôi thải ra mỗi năm nhưng việc xử lý nguồn chất thải này đến
nay còn quá khiêm tốn.
Theo các dự báo trong ngành lâm nghiệp và ‘thay đổi sử dụng đất’, mức
hấp thụ CO2 sẽvượt mức phát thải CO2. Gia tăng sản xuất lúa nước và chăn nuôi
11
gia súc đang góp phần đáng kể vào phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, những cải
thiện về quản lý nước và các phương thức làm đất lúa nước, cũng như sử dụng
phân bón hiệu quả hơn là có thể giúp cắtgiảm chi phí nông nghiệp trong khi đó
lại giảm thiểu phát thải khí mê-tan và NO2. Có thể cắt giảm phát thải khí mê-tan
bằng cách điều chỉnh thức ăn gia súc và sản xuất và thu khí sinh học từ chất thải
gia súc. Các hành động giảm thiểu đó có thể có các đồng lợi ích đáng kể vềan
ninh lương thực, giảm đói nghèo, cũng như cải thiện bình đẳng giới. Điều này sẽ
đòi hỏi phải có các khoản đầu tư đáng kể của nhà nước cho việc xây dựng năng
lực, phát triển thể chế, khuyến nông và tài trợ cho nông nghiệp, để nam và nữ
nông dân có thể thực hiện việc chuyển dịch sang các phương thức nông nghiệp
bền vững.
Việt Nam đã mở rộng độ che phủ rừng nhưng chất lượng đa dạng sinh
học đang bị suy giảm ở một vài khu vực và rủi ro cháy rừng cũng tăng lên khi hạn
hán gia tăng do biến đổi khí hậu. Các cơ hội cô lập các-bon nhiều hơn cũng sẽ
tăng bảo tồn đa dạng sinh học và giảm đói nghèo thông qua các kế hoạch sử
dụng đất thích hợp. Các dải rừng ngập mặn dọc theo bờ biển có tầm quan trọng
đặc biệt, giúp bảo vệ đê điều và giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì đa dạng
sinh học biển và và các nguồn lực sinh kế.
Cắt giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD) có thể mang lại
nguồn tài trợ(mới, bổ sung) để bảo tồn và bảo vệ rừng theo thoả thuận mới của
Công ước Khí hậu. Việt Nam đang được cộng đồng quốc tế hỗ trợ chuẩn bị thực
hiện các cơ chế tài trợ mới theo REDD. Sự thành công sẽ tuỳ thuộc vào sự cam

kết liên tục và đầy đủ của Việt Nam trong việc xây dựng năng lực ở các cấp khác
nhau và đảm bảo sao cho các nguồn tài trợ này mang lại lợi ích cho người dân
địa phương, những người đạt được các mức cắt giảm thực tế.
Trong khi đổi mới công nghệ và tăng các dòng tài trợ cho các ngành như
lâm nghiệp là quan trọng, những hoạt động này cũng có thể làm xói mòn hơn là
cải thiện địa vị xã hội của phụ nữ. Do vậy, điều có ý nghĩa quan trọng là đưa
phân tích giới vào trong các chiến lược phát triển và chuyển giao công nghệ.
Phân tích giới còn có ý nghĩa quan trọng khi triển khai các chiến dịch thay đổi
hành vi liên quanđến phát thải khí nhà kính – như nâng cao nhận thức về vết
chân các-bon của các sản phẩm tiêu dùng.
12
13
2.4. Nguồn phát thải khí nhà kính từ chất thải rắn:
Các loại KNK có thể phát sinh trong lĩnh vực chất thải bao gồm: CO2,
CH4 và N2O. Các nguồn phát sinh KNK chính trong lĩnh vực chất thải được ghi
nhận là: chôn lấp chất thải rắn; xử lý sinh học chất thải rắn; thiêu hủy và đốt mở
chất thải; xử lý và xả nước thải. Thông thường, CH4 phát thải từ các bãi chôn lấp
chất thải rắn (SWDS) chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng lượng KNK của lĩnh vực
này. CH4 trong xả và xử lý nước thải cũng đóng một vai trò tương đối quan
trọng. Bên cạnh đó, xả thải, xử lý chất thải rắn và nước thải cũng đồng thời tạo
ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi không metan (NMVOCs), NOx, CO và NH3.
NOx chủ yếu sinh ra khi đốt chất thải, còn NH3 sinh ra trong quá trình compost.
NOx và NH3 có thể gián tiếp tạo ra N2O. Tuy nhiên, lượng N2O này chiếm một tỷ
lệ nhỏ, không đáng kể.
Tại Việt Nam, những năm gần đây, mỗi năm có khoảng trên 15 triệu tấn
chất thải rắn được thải ra từ các nguồn khác nhau, trong đó trên 80% là từ các
khu đô thị, còn lại là chất thải công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có một phần trong đó
được thu gom và xử lý với mức trên 70% ở khu vực đô thị và khoảng 20% ở khu
14
vực nông thôn. Phát thải chủ yếu bao gồm: Phát thải CH4 từ các bãi chôn lấp

chất thải rắn được thu gom; từ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt;
phát thải N2O từ bùn cống nước thải sinh hoạt; phát thải CO2và N2O từ quá
trình đốt chất thải. Nhìn chung, phát thải từ lĩnh vực chất thải chỉ chiếm tỷ lệ
nhỏ (2.5 - 5.3%) trong cơ cấu tổng phát thải quốc gia.
Theo Hiệp hội chất thải rắn quốc tế (ISWA), ba yếu tố cơ bản để xây dựng
một chiến lược quản lý chất thải rắn toàn diện nhằm giảm lượng khí nhà kính
phát sinh là:
• Thiết lập hệ thống quản lý chất thải tổng hợp tập trung vào giảm thiểu lượng chất
thải phát sinh, tái chế nhằm giảm tiêu hao về nguyên liệu và năng lượng tiêu
thụ.
• Sử dụng các công nghệ xử lý với đặc điểm tiêu hao năng lượng ít và tái sử dụng
các vật liệu còn dư thừa của quá trình xử lý.
• Tái tạo năng lượng từ quá trình xử lý chất thải, thu gom khí thải từ quá trình chôn
lấp để sử dụng cho các mục đích như sản xuất điện hoặc phục vụ các hệ thống
tạo nhiệt hay làm mát. Đây sẽ là một nguồn thay thế cho việc sử dụng năng
lượng hoá thạch.
Do đó, nhằm cắt giảm lượng khí nhà kính phát sinh của quá trình quản lý
chất thải một cách hiệu quả và hợp lý cần xem xét các vấn đề quan trọng như
công nghệ xử lý, cơ chế sản xuất sạch hơn, cơ chế chính sách, kiểm toán khí nhà
kính.
3. CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ.
Nhằm tạo một khung pháp lý để triển khai hoạt động thích ứng biến đổi
khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Chiến lược dự đoán “tới năm 2100,
Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển, văn minh, thịnh vượng, với một
nền kinh tế carbon thấp, ứng phó thành công với biến đổi khí hậu và đóng vai
trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới.” Mục tiêu cơ bản của Chiến lược
là tăng cường năng lực ứng phó của con người cũng như các hệ thống tự nhiên
trước tình trạng biến đổi khí hậu; phát triển một nền kinh tế các bon thấp để
bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống; đảm bảo an ninh quốc gia và phát
triển bền vững trong bối cảnh khí hậu toàn cầu biến đổi; và hợp tác hiệu quả với

cộng đồng quốc tế để bảo vệ hệ khí hậu toàn cầu.
15
• Chiến lược tăng trưởng xanh: sẽ đưa ra các chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính
tự nguyện của Việt Nam và giúp cải tạo các mô hình phát triển hiện nay hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững Điều này đã được nêu trong dự thảo mục tiêu
tới năm 2020, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm phát thải khí
nhà kính, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường để hướng tới sự phát triển xanh và bền vững. Dự thảo Chiến lược
tăng trưởng xanh đề ra 3 hướng hành động chiến lược:
+ Các lộ trình phát triển các bon thấp.
+ Sản xuất xanh
+ Khôi phục tài nguyên thiên nhiên và khuyến khích lối sống xanh.
Hiện Chính phủ Việt Nam đang xây dựng Chương trình REDD+ với sự hỗ
trợ của các dự án quốc tế, gồm cả Chương trình REDD của Liên Hợp Quốc về sự
sẵn sàng hành động cho REDD+.
• Thích ứng với BĐKH (CCA): Thích ứng là một khái niệm rất rộng, và khi áp dụng
vào lĩnh vực BĐKH nó được dùng trong rất nhiều trường hợp.Sự thích ứng với
khí hậu là một quá trình qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của
khí hậu đến sức khoẻ và đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi
trường khí hậu mang lại.
Thuật ngữ thích ứng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động, hoặc phản ứng
tích cực, hoặc có phòng bị trước, được đưa ra với ý nghĩa là giảm thiểu và cải
thiện những hậu quả có hại của BĐKH.
Các biện pháp: Chấp nhận tổn thất, Chia sẽ tổn thất, Làm thay đổi nguy
cơ, Ngăn ngừa các tác động, Thay đổi cách sử dụng, Thay đổi, chuyển địa điểm,
Nghiên cứu khoa học, công nghệ, Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi
hành vi.
• Giảm nhẹ rủi ro thảm họa (DRR):
+ Rà soát, xây dựng các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng trong
vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với điều kiện gia tăng thiên tai do biến

đổi khí hậu; củng cố, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai trọng điểm,
cấp bách.
+Phát huy phương châm “4 tại chỗ” đồng thời với củng cố và tăng cường
năng lực cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn chuyên nghiệp, làm nòng cốt cho việc
16
chỉ đạo phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn để
chủ động ứng phó khi có tình huống cấp bách xảy ra.
+ Nghiên cứu và triển khai các giải pháp cụ thể để phòng chống hiệu quả
thiên tai, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi; duy trì và vận hành có hiệu quả lâu
dài.
+ Nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc,
bảo đảm khai thác hiệu quả các loại rừng để duy trì và nâng cao khả năng phòng
chống thiên tai, chống sa mạc hóa, xâm thực, suy thoái đất; tăng cường bảo vệ,
quản lý và phát triển rừng ngập mặn, các hệ sinh thái đất ngập nước; phấn đấu
đến năm 2020 nâng tỷ lệ đất có rừng lên 45%.
• Sản xuất sạch hơn: Năm 1999, Việt Nam đã thông qua Chiến lược quốc gia về sản
xuất sạch hơn trong lĩnh vực công nghiệp tới 2020. Chiến lược đặt mục tiêu tới
năm 2015, 25% cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng quy trình sản xuất sạch
hơn và tiết kiệm từ 5-8% mức tiêu thụ năng lượng. Tới năm 2020, 50% cơ sở sản
xuất công nghiệp sẽ áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn và tiết kiệm từ 8-13%
mức tiêu thụ năng lượng
+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, xăng, dầu…).
+ Tìm những nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
+ Ứng dụng công nghệ mới.
+ Cải tạo, nâng cấp hạ tầng.
• Sử dụng năng lượng hiệu quả: Việt Nam đã bắt đầu triển khai Chương trình quốc
gia về sử dụng năng lượng hiệu quả trong hai giai đoạn, 2006-2010 và 2011-
2015. Mục tiêu của Chương trình là nhằm tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm
mức tiêu thụ năng lượng từ 5-8% đến năm 2015. Năm 2010, Việt Nam thông
qua Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong kế hoạch phát triển

năng lượng của Bộ Công Thương, năng lượng tái tạo và năng lượng carbon thấp
được đưa vào danh sách ưu tiên
+ Tiết kiệm điện
+ Tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm các ngành công nghiệp sử dụng nhiều
năng lượng; tăng cường, khuyến khích các ngành sử dụng năng lượng thấp
+ Xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo động lực
sử dụng hiệu quả năng lượng trong các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong giao
thông vận tải, phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp; rà soát và thải loại
dần các công nghệ kém hiệu quả, tiêu hao nhiều năng lượng, gây phát thải khí
nhà kính.
17
+ Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ, thiết bị, sản phẩm
tiêu dùng sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng năng lượng phi hóa thạch, phát
thải thấp, đặc biệt trong các ngành giao thông, đô thị, công nghiệp,nông nghiệp.
+Nghiên cứu xây dựng hệ thống định giá năng lượng phù hợp nhằm sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và khuyến khích phát triển năng lượng mới,
năng lượng tái tạo.
• Cắt giảm phát thải khí nhà kính : Tìm những nguồn năng lượng mới, năng lượng
tái tạo, Phát triển thị trường xây dựng xanh, Hạn chế về khí thải.
• Nông nghiệp: Thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, sử dụng nước, phân
bón, thức ăn chăn nuôi phù hợp, quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi, phát
triển sử dụng khí sinh học làm nhiên liệu, hạn chế và loại bỏ dần các máy nông
nghiệp lạc hậu tiêu thụ nhiều năng lượng. Thúc đẩy phát triển sản xuất nông
nghiệp xanh, ít phát thải, đảm bảo phát triển bền vững, an ninh lương thực quốc
gia và góp phần xóa đói giảm nghèo
• Tăng cường vai trò chủ đạo của nhà Nước trong ứng phó với BĐKH: Điều chỉnh,
lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
Hoàn thiện và tăng cường thể chế.
• Các dự án triển khai có sự hỗ trợ từ các đối tác phát triển quốc tế: Bao gồm
Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu do Cơ quan phát triển quốc tế

Nhật Bản (JICA) và Cơ quan phát triển Pháp khởi xướng, nhằm triển khai hiệu
quả và thông suốt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về ứng phó với biến đổi khí
hậu
+ Chương trình giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu (do Đan Mạch
tài trợ)
+ Một loạt các sáng kiến trợ giúp kỹ thuật khác về Giảm nhẹ rủi ro thiên
tai và Thích ứng với biến đổi khí hậu.
+Sản xuất sạch hơn và Sử dụng năng lượng hiệu quả do Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc, Quỹ môi trường toàn cầu, Ngân hàng Thế giới, Cơ quan
phát triển quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển châu Á và các cơ quan, tổ
chức khác hỗ trợ; Quỹ đầu tư khí hậu (Ngân hàng Thế giới phối hợp với Tổ chức
Tài chính Quốc tế và Ngân hàng Phát triển châu Á); và một số dự án phi chính
phủ ở cấp địa phương khác.
4.KẾT LUẬN.
Tác động của BĐKH trong những năm qua không loại trừ quốc gia nào, dù
cho nước đó không góp nhiều vào nguyên nhân gây nên BĐKH. Riêng ở nước ta,
18
trong những năm gần đây hạn hán, mưa lũ, sụt lở đất, lũ quét xảy ra dồn dập,
nhất là năm 2007, đã gây thiệt hại rất nặng nề về người và của cải. Rồi đây chắc
rằng hậu quả của BĐKH sẽ còn lớn hơn, nặng nề hơn mà chúng ta khó có thể
lường trước được. Nhưng điều có thể dự báo trước đối với nước ta là mưa sẽ
nhiều hơn, lũ lụt, xói mòn, sụt lở đất, lũ quét, cháy rừng, hạn hán sẽ xảy ra
thường xuyên hơn (do rừng bị tàn phá quá nhiều), bão cũng sẽ mạnh hơn.
Chúng ta đã và đang cố gắng để thực hiện những biện pháp làm giảm nhẹ ảnh
hưởng của các loại thiên tai, cả bằng khoa học kỹ thuật và các biện pháp xã hội.
Để mọi việc được thuận lợi, cần sớm làm tốt công tác truyền thông, nhằm
nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về tác động của BĐKH toàn cầu
và tại địa phương dựa trên cơ sở vì lợi ích cộng đồng, vì công việc chỉ thành công
khi được đa số nhân dân thực hiện, một cách tự giác, có hiểu biết và có trách
nhiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Công Minh (2007), Khí hậu và Khí tượng Đại cương, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
/>3727.html
19
/>775
/>%20No%20luc%20va%20Hy%20vong.pdf
/>e/031209_Final_UN-VN_CC_position_paper_-_VN.pdf
/>h_Green_Industry_Development_in_VietnamVN_final.pdf
/>1/nfriend/3742582/Default.aspx
/>ucquanly/linh+vuc+khoa+hoc+cong+nghe/cong+nghe+xanh-
loi+giai+cho+bai+toan+bao+ve+moi+truong+va+kinh+te
20

×