Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn thể bị động trong tiếng anh _the passive voice

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.26 KB, 17 trang )

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay,Tiếng
Anh là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với sự thành công của bất kỳ
một ai. Việc học Tiếng Anh đã trở nên ngày càng cần thiết và hữu dụng trong
mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh của cuộc sống. Có thể nói rằng Tiếng Anh là “chìa
khoá vàng” để mở ra những cơ hội thành công trong công việc.
Trong quá trình học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng, chúng ta
thấy rằng việc nắm vững ngữ pháp của một ngôn ngữ có tầm quan trọng lớn đối
với người học. Nắm vững được ngữ pháp của ngôn ngữ đó, hiểu được bản chất
và sử dụng nó một cách thành thạo sẽ giúp cho người học có một tầm nhìn khái
quát và có hệ thống về ngôn ngữ ấy. Đối với Tiếng Anh cũng vậy, nó không nằm
ngoài quy luật trên.
Người học phải hiểu được cách viết câu A thế này là đúng, thế kia là sai.
Hay câu B viết ở dạng bị động sẽ hay hơn ở dạng chủ động hoặc ngược lại,
mặc dù ý nghĩa của chúng vẫn giống nhau.
Ví dụ:
- Someone has stolen my bike.
(Ai đó đã lấy cắp xe đạp của tôi)
- My bike has been stolen.
(Xe đạp của tôi đã bị lấy cắp)
Như vậy vẫn với cùng một ý nghĩa song ở hai câu trên cách diễn đạt lại
hoàn toàn khác nhau nhằm để nhấn mạnh tới chủ thể trong câu. Chính vì vậy
người học phải nắm vững ngữ pháp để sử dụng trong từng trường hợp cụ thể,
đáp ứng được cách diễn đạt, phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng của
ngôn ngữ và điều này đã thôi thúc tôi chọn đề tài Thể bị động trong Tiếng
Anh.(The passive voice)
Thể bị động trong Tiếng Anh là một phần ngữ pháp hay và khá quan trọng
trong các kỳ thi TNTHPT, CĐ và ĐH. Trong phạm vi của đề tài này tôi mạnh dạn
đưa ra một vài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi với hy vọng sẽ góp phần
vào việc phục vụ cho các em học sinh thi TNTHPT, CĐ và ĐH đạt kết quả cao


hơn.
II. Phạm vi nghiên cứu:
-Đề tài nghiên cứu của lớp 12 - Trường THPT Phù ninh-Phú thọ.
III. Đối tượng nghiên cứu:
-Học sinh lớp 12 -Trường THPT Phù ninh.
IV. Mục đích nghiên cứu:
-Nâng cao kiến thức cho học sinh về phần Thể bị động trong Tiếng Anh.
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
I. Khái niệm về câu chủ động, câu bị động:
1. Câu chủ động: (Active sentences)
- Là câu mà chủ ngữ thực hiện hành động ở trong câu.
Ví dụ:
- Farmers grow rice here.
(Nông dân trồng lúa ở đây)
- The zoo keepers feed the lions three times a day.
(Người trông coi vườn thú cho sư tử ăn ba lần một ngày)
Trong hai ví dụ trên, chủ ngữ “farmers” thực hiện hành động “grow”, còn chủ
ngữ
“ The zoo keepers” thực hiện hành động “ feed”.
2. Câu bị động: (Passive sentences)
- Là câu mà chủ ngữ chịu sự tác động hoặc tiếp nhận hành động trong câu.
Ví dụ:
- Rice is grown here.
(Lúa được trồng ở đây)
- The lions are fed three times a day.
(Sư tử được cho ăn ba lần một ngày)
Ơ hai ví dụ này, chủ ngữ “Rice” tiếp nhận hành động “grown”, còn chủ ngữ
“ The lions” tiếp nhận hành động “fed”.
II. Cách dùng của thể bị động: (Use of the passive)
Thể bị động được dùng trong các trường hợp sau:

1. Khi không cần thiết phải đề cập tới người thực hiện hành động vì chúng ta đã
biết rất rõ đó là ai.
Ví dụ:
- The streets are swept everyday.
(Đường phố được quét dọn hàng ngày)
- The rubbish hasn’t been collected.
(Rác thải vẫn chưa được thu dọn)
- Your hand will be X- rayed.
(Tay của bạn sẽ được chụp X quang)
2. Khi chúng ta không biết, hoặc biết không chính xác, hoặc đã quên người thực
hiện hành động.
Ví dụ:
- You’ll be met at the station.
(Bạn sẽ được đón tại nhà ga)
- The President was assassinated.
(Vị tổng thống đã bị ám sát)
3. Khi chủ ngữ trong câu chủ động là các từ không xác định, còn mơ hồ.
(people, someone, somebody )
Ví dụ:
- They are supposed to be living in New York. (People suppose that they
are living )
(Người ta cho rằng họ đang sống ở New York)
- This sort of advertisement is seen everywhere. (One can see this
sort )
(Ta có thể thấy mẩu quảng cáo này ở mọi nơi)
4. Khi ta quan tâm tới hành động được thực hiện hơn là người thực hiện hành
động đó.
Ví dụ:
- The house next door has been bought (by a Mr Jones)
(Ngôi nhà bên cạnh đã được ông Jones nào đó mua rồi)

- A new public library is being built (by our local council)
(Một thư viện mới đang được xây dựng)
5.Khi ta muốn tránh một câu nói không logic về mặt ngữ pháp, và tránh sự thay
đổi về chủ ngữ.
Ví dụ: - Thay vì nói: When he arrived home a detective arrested him.
(Khi anh ta về nhà một viên mật thám đã bắt anh ta)
- Ta nói: When he arrived home he was arrested (by a detective)
6. Khi người nói muốn đưa ra lý do về mặt tâm lý (muốn từ bỏ trách nhiệm trước
những lời thông báo khó chấp nhận, hoặc có thể biết người thực hiện hành
động nhưng không muốn nêu tên )
Ví dụ:
- Employer: Your salary will be reduced.
(Lương của anh sẽ bị giảm)
- This letter has been opened.
(Lá thư này đã bị bóc)
(Thay vì nói câu: You’ve opened this letter.)
7. Thể bị động dùng trong cấu trúc: Have + object + done
(Mang tính chất nhờ ai đó làm gì, hoặc diễn tả những điều không mong muốn
xảy ra đối với ai)
Ví dụ:
- I have my hair cut.
(Tôi đi cắt tóc)
- I will have my roof repaired.
(Tôi sẽ nhờ người sửa cái mái nhà)
- He has had all his money stolen.
(Anh ta đã bị mất hết tiền)
III. Cấu tạo của thể bị động: (Form of the passive voice)
- Thể bị động được thành lập với động từ “ To be” cộng với quá khứ phân từ
của động từ chính.
Be + done

Lưu ý: + To be: được chia theo thì / thể tương ứng với thì / thể của động từ
chính trong câu chủ động.
+ Done: là dạng tổng quát của quá khứ phân từ. (past participle)
* Quá khứ phân từ gồm có hai loại:
- Đối với động từ có quy tắc: Thành lập bằng cách thêm “
_ed” vào sau động từ. Verb-ed
(Xem phần: Thêm _ed vào sau động từ ở thì quá khứ
thường)
- Đối với động từ bất quy tắc: Ta lấy động từ ở cột số 2 trong
bảng động từ bất quy tắc.
* Ví dụ: - cook - cooked - cooked
- open - opened - opened
- meet - met -met
- see - saw - seen
Ví dụ:
- We keep the butter here. → The butter is kept here.
(Chúng tôi giữ bơ ở đây)
- They broke the window. → The window was broken.
(Họ đã làm vỡ cửa sổ)
- They are repairing the bridge. → The bridge is being repaired.
(Họ đang sửa chữa chiếc cầu)
IV. Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động:
- Xác định được ba thành phần cơ bản: S,V,O trong câu chủ động.
- Xác định thì, thể của động từ chính trong câu chủ động.
- Chuyển tân ngữ của câu chủ động xuống làm chủ ngữ cho câu bị động.
- Động từ To be được chia theo thì, thể tương ứng với thì, thể của động từ
chính trong câu chủ động.
- Động từ chính trong câu chủ động khi chuyển sang bị động phải ở dạng quá
khứ phân từ.
-Chuyển chủ ngữ của câu chủ động xuống làm tân ngữ cho câu bị động và phải

đứng sau giới từ “ by” (nếu cần)
Mô hình:
Active: S + V + O
Passive: S + be + done (+ by + O)
Ví dụ:
- He writes a letter.
A letter is written by him.
- They bought this house last year.
This house was bought by them last year.
V. Thể bị động của các thì tương ứng:
1.Thì hiện tại thường:
am / is / are + done
Ví dụ:
- They are told to be there until 8 o’clock.
(Người ta bảo chúng phải ở đó đến 8 giờ)
- That work is done by machines.
(Công việc đó được làm bằng máy)
2.Thì hiện tại tiếp diễn:
am / is / are + being + done
Ví dụ:
- The meal is being prepared at the moment.
(Bây giờ bữa ăn đang được chuẩn bị)
- That house is being built this summer.
(Ngôi nhà đó đang được xây dựng vào dịp hè này)
3.Thì hiện tại hoàn thành:
have / has been + done
Ví dụ:
- The work has been finished.
(Công việc đã được làm xong)
- All my clothes have been taken away.

(Tất cả quần áo của tôi đã bị mang đi)
4.Thì quá khứ thường:
was / were + done
Ví dụ:
- He was taken to the zoo last Sunday.
(Chủ Nhật tuần trước anh ta được đưa đi chơi vườn thú)
- They were given flowers on their birthdays
(Họ được tặng hoa vào dịp sinh nhật)
5.Thì quá khứ tiếp diễn:
was / were + being + done
Ví dụ:
- The party was being prepared at 8 pm last night.
(Bữa tiệc đang được chuẩn bị vào lúc 8 giờ tối hôm qua)
- That work was being done when I came.
(Khi tôi đến người ta đang làm công việc đó)
6. Thì quá khứ hoàn thành:
had been + done
Ví dụ:
- The door had been locked before he left.
(Cửa đã được khoá trước khi anh ta đi)
- The picture had been taken away when the police arrived.
(Khi cảnh sát tới thì bức tranh đã được mang đi)
7. Thì tương lai thường:
will / shall be + done
Ví dụ:
- The house will be cleaned this week.
(Ngôi nhà sẽ được quét dọn tuần này)
- The meeting will be held in Hanoi next week.
(Cuộc họp sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tuần sau)
8. Động từ khuyết thiếu:

can / could
may / might / must
ought to / have to be + done
would (have been)
used to etc
Ví dụ:
- Something must be done to stop this.
(Chúng ta phải làm gì đó để ngăn chặn điều này)
- That work could have been finished last night.
(Đáng ra công việc đó phải được làm xong tối hôm qua)
9. Nguyên mẫu hiện tại:
to do → to be done
Ví dụ:
- This money has to be kept in the safe.
(Tiền này phải được giữ ở trong két)
10. Nguyên mẫu hoàn thành:
to have done → to have been done
Ví dụ:
- He was supposed to have been captured in the war.
(Người ta cho rằng anh ta đã bị bắt trong chiến tranh)
11. Hiện tại phân từ / Danh động từ:
doing → being done
Ví dụ:
- I remember being taken to the zoo when I was a child.
(Tôi nhớ khi còn nhỏ tôi được đưa đi chơi vườn thú)
12. Phân từ hoàn thành:
having done → having been done
Ví dụ:
- They enjoyed having been taken to the beach.
(Họ thích được đưa tới bãi biển)

- I rememberd having been told to study hard for my exams.
(Tôi nhớ đã được thầy bảo phải học chăm chỉ để thi)
VI. Một số cấu trúc và chú ý đặc biệt khác đối với thể bị động:
1. Các động từ diễn tả ý thích, mong muốn
Love, like, want, wish, + object + infinitive.
→ Thành lập thể bị động với động từ nguyên mẫu.
Ví dụ:
- He wants someone to take photographs.
→ He wants photographs to be taken.
(Anh ta muốn được chụp ảnh)
2. Các động từ: advise, beg, recommend, order, urge + O
d
+ infinitive + O
→ Ta có thể thành lập thể bị động theo hai cách:
+ Chuyển động từ chính sang thể bị động.
+ Dùng mệnh đề “ that should + nguyên thể bị động.”
Ví dụ:
- He urged the council to reduce the rates.
→ The council was urged to reduce the rates.
→ He urged that the rates should be reduced.
3. Các động từ: agree, be axious, arrange, be determined, determine, decide,
demand + infinitive + O
→ Thành lập thể bị động với “ that should ”
Ví dụ:
- He decided to sell the house.
→ He decided that the house should be sold.
(Anh ta quyết định bán ngôi nhà)
4. Danh động từ:
a. Các động từ: advise, insist, propose, recommend, suggest + Verbing + O
→ Thành lập thể bị động với “ that should ”

Ví dụ:
- He suggested buying some sweets.
→ He suggested that some sweets should be bought.
(Anh ta gợi ý mua vài cái kẹo)
b. It / they + need + Verbing = It / they + need + to be done.
(Cả hai đều mang nghĩa bị động)
Ví dụ:
- This house needs cleaning everyday.
→ This house needs to be cleaned everyday.
(Ngôi nhà này cần được quét dọn hàng ngày)
c. Những cấu trúc khác với danh động từ → Thành lập thể bị động với danh
động từ.
Ví dụ:
- I remember them taking me to the zoo.
→ I remember being taken to the zoo.
(Tôi nhớ đã được họ đưa đi chơi vườn thú)
5. Một số lưu ý khác:
a. Những động từ có hai tân ngữ (tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp) có thể
có hai dạng bị động.
Ví dụ:
- She gave me a book yesterday.
O
i
O
d
→ I was given a book yesterday.
→ A book was given to me yesterday.
(Hôm qua tôi được tặng một cuốn sách)
b. Khi tác nhân là người hoặc vật (thực hiện hành động trong câu) mà được đề
cập trong câu bị động thì nó phải đứng sau “ by”.

Ví dụ:
- Dufy painted this picture.
→ This picture was painted by Dufy.
(Bức tranh này do Dufy vẽ)
• Nhưng khi chúng ta đề cập đến chất liệu thì ta lại phải dùng giới từ “ with”.
Ví dụ:
- Smoke filled the room.
→ The room was filled with smoke.
(Căn phòng dày đặc khói)
- Paint covered the lock.
→ The lock was covered with paint.
(Khoá dính đầy sơn)
- Snow covers the mountain.
→ The mountain is covered with snow.
(Tuyết bao phủ đầy núi)
c. Khi động từ có giới từ đi kèm thì giới từ vẫn giữ nguyên trong câu bị động.
Ví dụ:
- We must write to him.
→ He must be written to.
(Chúng ta cần phải viết thư cho anh ta)
- They threw away the old newspapers.
→ The old newspapers were thrown away.
(Họ ném bỏ những tờ báo cũ)
d. Những câu nói có dạng:
People say / think / believe / know that he is
→ Thành lập thể bị động theo hai cách:
+ It is said / thought / believed / known that he is
+ He is said / thought / believed / known to be
(Các động từ trên khi ở quá khứ cũng tương tự như vậy)
e. Các động từ nguyên thể theo sau các động từ bị động thường ở dạng

nguyên thể có “ to”
Ví dụ:
- We saw them go out.
→ They were seen to go out.
(Người ta nhìn thấy họ đi ra ngoài)
- He made us work.
→ We were made to work.
(Anh ta bắt chúng tôi làm việc)
Tuy nhiên: Với động từ “ let” thì lại không có “to”.
Ví dụ:
- They let us go.
→ We were let go.
(Chúng tôi được đi)
f. Những động từ không có tân ngữ đi kèm (nội động từ) → Không có thể bị
động.
Ví dụ:
- He cried loudly.
(Anh ta khóc rất to)

Không có dạng bị động.
- She smiles brightly.
(Cô ta cười rạng rỡ)
g. Trong câu bị động:
• Trạng từ chỉ nơi chốn thường đứng trước “ by + agent”
Ví dụ:
- The book was put on the shelf by Hoa.
(Hoa để cuốn sách trên giá)
• Trạng từ chỉ thời gian đứng sau “ by + agent”
Ví dụ:
- Mary was visited by Tom yesterday.

(Hôm qua Tom thăm Mary)
h. Câu ở thể mệnh lệnh → đổi sang thể bị động bằng cách dùng “ Let”.
Ví dụ:
- Do your work at once.
→ Let your work be done at once.
(Hãy làm công việc đó ngay đi)
i. Câu chủ động có cấu trúc:
It is + adj + to do something
→ Ta đổi động từ nguyên mẫu sang bị động và thêm chữ “for” vào trước chủ
ngữ thật.
Ví dụ:
- It is necessary to write this lesson.
→ It is necessary for this lesson to be written.
PHẦN III: ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN GIẢNG DẠY
Thể bị động trong Tiếng Anh có vai trò và tầm quan trọng trong cấu tạo
của một đề thi TNTHPT. Dường như đối với bất kỳ một đề thi TNTHPT nào
cũng đều có một hoặc vài bài tập có liên quan tơí thể bị động. Chính vì điều này
mà trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi và đúc rút ra những
điều tương đối bổ ích, có hệ thống về thể bị động, nhằm mục đích truyền thụ
cho các em học sinh những kiến thức cơ bản về nó. Mục đích cuối cùng trong
việc giảng dạy của tôi và việc học tập của các em học sinh đó là hiệu qủa sử
dụng ngôn ngữ nói chung và việc áp dụng vào làm các bài tập có liên quan tới
kiến thức của phần này nói riêng.
Sau một quá trình thực nghiệm và theo dõi, kết quả thu được tương đối
khả quan, hầu hết các em học sinh đã hiểu được thế nào là câu bị động, cấu
tạo, cách dùng của nó và cách biến đổi câu từ chủ động sang bị động và ngược
lại.
Ví dụ:
- People speak English every where in the world.
Ta có thể nói:

→ English is spoken everywhere in the world.
(Tiếng Anh được nói trên khắp thế giới)
- The teacher made us work hard for the exam.
→ We were made to work hard for the exam.
(Thầy giáo yêu cầu chúng tôi học tập chăm chỉ để thi)
Như vậy vẫn cùng ý nghĩa nhưng ta có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác
nhau. Điều này sẽ giúp cho các em học sinh có khả năng diễn đạt tốt, lôi cuốn
được người nghe, người đọc.
Qua nội dung sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi với chủ đề Thể bị
động trong Tiếng Anh (The passive voice). Tôi đã trình bày và truyền thụ cho
các em học sinh một lượng kiến thức cơ bản, giúp các em đạt được kết quả cao
hơn trong kỳ thi TNTHPT nói chung và trong việc thi vào các trường CĐ, ĐH nói
riêng.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Thông qua một số phần kiến thức cơ bản về thể bị động trong Tiếng Anh
mà tôi đã trình bày ở trên cộng với kinh nghiệm giảng dạy trong nghề với mục
đích nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tôi đã vận dụng một cách sáng tạo
những kinh nghiệm của mình và đạt kết quả khá tốt. Mặt khác tôi cũng nhận
thấy rằng trong việc dạy ngoại ngữ nói chung và việc dạy Tiếng Anh nói riêng,
người giáo viên cần trình bày và giảng giải bất kỳ một vấn đề nào phải xúc tích
và dễ hiểu thông qua các ví dụ cụ thể và sinh động, tránh “phức tạp hoá” vấn đề
làm cho các em học sinh rất thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức.
Trên đây chỉ là một vài ý kiến nhỏ của tôi về sáng kiến kinh nghiệm với đề
tài Thể bị động trong Tiếng Anh (The passive voice). Tôi rất mong nhận được
sự đóng góp và cộng tác của các đồng nghiệp để việc giảng dạy Tiếng Anh của
chúng ta sẽ đạt được những kết quả như chúng ta mong muốn.
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A practical English Grammar. - A.J. Thomson.
- A.V. Martinet.
2. Longman English Grammar. - L.G. Alexander.

3. Giúp ôn luyện Tiếng Anh 12. - Phan Hữu Lễ.
- Nguyễn Mạnh Bùi Nghĩa.
4. Văn phạm Tiếng Anh thực hành. -Trần Văn Điền.
Phù ninh, ngày 10 tháng 01 năm 2009.
Người thực hiện đề tài
Nguyễn Đức Lợi

×