Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn sử dụng tài liệu địa lý địa phương trong giảng dạy môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.93 KB, 19 trang )

A.PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác
định trong nghị quyết TW 4 khóa VII ( tháng 1/ 1993), Nghị quyết
TW 2 khóa VIII (tháng 12/ 1996), được cụ thể hóa trong Luật
giáo dục đào tạo, đặc biệt trong chỉ thị số 15 ( tháng 4/ 1999),
điều 24:2 luật giáo dục ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,sáng tạocủa học
sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh.
Nhằm phục vụ thiết thực cho việc mở rộng kiến thức cho
học sinh qua môn địa lí địa phương lớp 9, đặc biệt là địa bàn
tỉnh Gia Lai, chính là địa bàn mà phần lớn sẽ phục vụ cho tỉnh
nhà, từ những vấn đề kinh tế xã hội và xã hội học liên quan đến
phát triển kinh tế cho khu vực và tiến đến nhận thức rõ phát triển
kinh tế tỉnh nàh phải thực sự chú ý đến những khía cạnh xã hội
mà trong đó truyền thống văn hóa, truyền thống sản xuất là yếu
tố không thể quên được của địa bàn đa dân tộc cùng sinh sống.
Đối với môn địa lý 9 ( địa lý địa phương) ở trương THCS
chú tọng nghiên cứu ( phần kinh tế xã hội) được cấu tạo theo
quan điểm địa lý rõ ràng hơn chương trình cũ ở chỗ chú trọng
đến việc học các nghành kinh tế chứ không chỉ học các vùng
kinh tế như trước đây. Nhà văn Nguyên Ngọc viết: “Không hiểu
rừng thì hầu như không hiểu gì về Tây Nguyên, con người tây
nguyên, văn hóa tây nguyên”.
Đó chính là lí do để tôi chọn đề tài : “ Sử dụng tài liệu địa
lý địa phương trong giảng dạy môn Địa lý ” ”.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
1/. Mục đích.


Tìm hiểu vấn đề kinh tế và xã hội ở tỉnh Gia Lai đối với
môn địa lý địa phương lớp 9 ở trường THCS
2./ Nhiệm vụ.
Khái quát vị trí địa lý và sự phân chia hành chính.
Những yếu tố liên quan đặc điểm tự nhiên và tà nguyên
thiên nhiên.
Những chính sách xã hội kinh tế nông thôn và giải pháp.
III/. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1/. Đối tượng.
Đề tài nghiên cứu tìm hiểu vấn đề kinh tế xã hội ở tỉnh Gia
Lai đối với môn địa lý địa phương lớp 9 ở trường THCS.
Giáo viên và học sinh lớp 9 trường THCS Hùng Vương.
2/. Phạm vi nghiên cứu:
Sử dụng những yếu tố liên quan thực trạng kinh tế xã hội
thông qua tiết dạy địa lý địa phương ở trên lớp- lớp 9- THCS
Hùng Vương.
3/. Các nguồn tài liệu:
Địa lý địa phương của thầy Lê Quang Sơn. Trương CĐSP-
Gia Lai.
Tâm lí học ( Phan Minh Hạc) nhà xuất bản giáo dục 1995.
Dự thảo báo cáo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai về
phương pháp phát triển từ 1996- 2000.
Công báo số 193-194 Ngày 1/3/2007.
B. PHẦN NỘI DUNG.
I/. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Lứa tuổi thiếu niên có vị trí quan trọng trong chu kì phát
triển tâm lý của trẻ,vì đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con
sang người lớn, nên có những biến đổi về mặt sinh lí ( như thời
kì tầm vóc lớn lên, chiều cao phát triển) và những thay đổi trong
điều kiện sống, đặc biệt là ở nhà trường.

Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của công dân
Việt Nam tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hóa,
khoa hoạc công nghệ, có kĩ năng nghề nghiệp, sức khỏe, có
niềm tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên, có năng lực tự học và
thói quen học suốt đời, có năng lực thực tiễn kinh tế- xã hội góp
phần có hiệu quả làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng văn minh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Việt Nam-xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển và đẩy mạnh nền
kinh tế- xã hội tỉnh nàh đi đôi với việc phát triển công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Qua những năm thực dạy ở trường THCS, được dự giờ và
trao đổi về phương pháp dạy học môn địa lí địa phương. Nhằm
mục đích nâng cao chất lượng dạy học ở những vùng sâu, xa,
trong mối quan hệ giáo dục phát triển kinh tế địa bàn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Qua cái nhìn tổng thể và giới thiệu một số nét thông qua
thực tiễn thấy được hiệu quả cao nhất của sản phẩm là bảo đảm
giá trị đẹp, bền, rẻ do vậy phân bố sản xuất phải chú ý đến các
yêu cầu trên.
Để đảm bảo truyền thống và kinh nghiệm sản xuất đặc thù
của dân tộc, phát huy thế mạnh các dân tộc, các truyền thống
sản xuất cơ cấu kinh tế vừa tạo mối liên hệ không gian kinh tế.Vì
trên địa bàn tỉnh nhà mỗi dân tộc đều có lối sống riêng nên việc
phát triển kinh tế và xã hội còn khó khăn. Do đó giáo viên phải
hướng dẫn và phân tích kĩ hơn để từng đối tượng học sinh tiếp
cận được cách bảo quản giá trị sản phẩm và nguồn tài nguyên
sẵn có.
III/. KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ SỰ PHÂN CHIA
HÀNH CHÍNH .

1/. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ.
Gia Lai là tỉnh thuộc vùng Tây nguyên, có tọa độ địa lý từ
12
0
58’20” đến 14
o
36’36” vĩ độ Bắc và từ 107
o
27’33” đến 108
o
54’40” kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh KonTum; phía Nam giáp tỉnh ĐắcLắc;
phía Đông giáp các tỉnh Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; phía
Tây giáp tỉnh Ratanakỉi của CamPuChia với chiều dài đường
biên giới là 90 Km.
Diện tích tự nhiên của Gia Lai 15495,71 km
2
, chiếm 4,7%
diện tích toàn quốc, đứng thứ 4 trong 61 tỉnh, thành phố sau Đắk
Lăk, Lai Châu, Nghệ An. Dân số là 1048000 người ( 2001) bằng
1,3% dân số Việt Nam.
Về mặt tự nhiên, với độ cao trung bình 700-800m nằm ở
phía Bắc Tây nguyên, và nơi giáp ranh giữa trường sơn đông và
trường sơn tây, Gia Lai được ví như nóc nhà của 3 nước trên
bán đảo Đông Dương. Gia Lai là đầu nguồn của nhiều hệ thống
sông đổ về vùng duyên hải Nam trung bộ và Cam Pu Chia, là
nơi có nhiều khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái rừng lá rộng
thường xanh, đặc biệt là hệ sinh thái rừng khô hạn ( rừng khộp),
là một trong những loại rừng độc đáo ở nước ta và Đông Nam
Á.

Về mặt nhân văn, Gia Lai là địa bàn cư trú lâu đời của dân
tộc JaRai, một dân tộc có nguồn gốc ở Nam Đông Dương, thuộc
ngữ hệ nam đảo nhưng đã dừng chân ở cao nguyên Gia Lai
Kon Tum cách đây hàng nghìn năm. Cùng sinh sống trên mảnh
đất này còn có người BaNa, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn -
KhơMe mà gốc là người chăm cổ, đã từng cư trú ở vùng ven
biển Quãng Ngãi, Bình Định.
Về mặt lịch sử, trên mảnh đất Gia Lai đã từng diễn ra cuộc
chiến tranh xâm lược các cuộc tranh chấp đất đai giữa các thế
lực chính trị, tôn giáo khá phức tạp. Giữa thế kỉ XVIII cùng với
nghĩa quân Tây Sơn, các dân tộc trong tỉnh đã đánh bại quân
xâm lượcXiêm mà dấu ấn để lại cho đến ngày nay. Gia Lai là
căn cứ cách mạng, nơi chuẩn bị lực lượng làm bàn đạp tấn công
xuống đồng bằng, từ đây có thể kiểm soát và khống chế toàn bộ
cao nguyên trung phần, án ngữ con đường xuyên Việt từ
KonTum xuống Buôn Mê Thuật, từ cao nguyên xuống ven biển
miền trung.
Về mặt kinh tế với các tuyến giao thông đường bộ mà quan
trọng nhất là quốc lộ 14 và các quốc lộ Đông - Tây như quốc lộ
19, 25, đường Hồ Chí Minh cũng như tuyến đường hàng không
nối Gia Lai với Đà Nẵng về thủ đô Hà Nội, nối Gia Lai với thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu
kinh tế, trao đổi hàng hóa giữa Gia Lai với các tỉnh tây nguyên
và các tỉnh duyên hải miền trung, các tỉnh đông bắc CămPuChia
và các khu vực khác trong cả nước.
Cụ thể: Khi giáo viên dạy bài 27 môn địa lý 8 giáo viên có
thể sử dụng tài liệu môn địa lý địa phương này( Phần vị trí địa lý)
để học sinh hiểu rõ hơn hoặc giáo viên dạy bài 28 và 29 địa lý 9.
2/.Sự phân chia hành chính.
Khi giáo viên dạy bài 41 và 42 môn địa lý 9 giáo viên lồng

ghép cho học sinh thấy được sự phân chia hành chính tỉnh Gia
Lai năm 2000.
Tỉnh Gia Lai gồm : 1 Thành phố , 2 Thị Xã , 13 Huyện .
Các huyện,
thành phố
Số

Số
phườn
g,
thị
trấn
Diện tích
( Km
2
)
Dân số
TB năm
( người)
Mật độ
dân
số(người/
km
2
)
Toàn tỉnh 152 23 15495,75 989.670 64
TP.Pleiku 9 10 225,696 168.604 756
Huyện An Khê 4 4 199,121 62.680 131
Huyện Kbang 12 1 1.841,25 51.461 28
Huyện

MangYang
9 1 1.126,07 38.681 34
Huyện Đak Đoa 14 1 980,41 78.164 80
Huyện Chư
Păh
11 1 981,30 52.272 58
Huyện IaGrai 9 1 1.157,28 70.643 61
Huyện
ChưPrông
14 1 1.687,50 65.583 39
Huyện Chư Sê 15 1 1.350,98 112.895 84
Thị Xã Ayun Pa 18 367 75
Huyện Phú
Thiện
1 13922 70
Huyện Krông
Pa
13 1 1.623,63 57.199 35
Huyện Kon 10 1 1.441,88 30.398 21
Choro
Huyện Đức Cơ 9 1 717,20 38.422 54
Huyện Đắc Pơ 8 1 499,615 34 563 45
Huyện Ia Pa 9 1 870,88 41484 42
( Riêng Thị xã Azun Pa và huyện Phú Thiện mới chia tách năm
2007 nên một vài số liệu chưa cập nhật )
IV. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM TỰ
NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
1/. Địa hình:
Địa hình Gia Lai tương đối đa dạng, vừa có núi cao, các
cao nguyên lượn sóng, vừa có các dạng thung lũng giữa núi.

Địa hình cao ở phía Bắc và Đông, Bắc thấp dần phía Nam và
Tây Nam. Về mặt cấu trúc có thể chia thành ba khu vực địa
hình:
a) Địa hình núi thuộc Trường Sơn nam nằm trên một nền
đá cổ rộng lớn là khối Kom Tum với các dãy núi cao: Ngọc
Linh
b) Địa hình cao nguyên nổi bật nhất là cao nguyên Pleiku.
Đây là cao nguyên bazan trẻ lượn sóng với nhiều di tích miệng
núi lửa có độ cao trung bình 700 - 800m.
c) Địa hình thung lũng giữa núi gồm vũng trũng An Khê
và vũng trũng Cheo Reo - Phú Túc
Giáo viên - sử dụng lược đồ - học sinh - nhóm- sử dụng
lược đồ.
2/ Khí hậu:
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa á xích đạo. Do sự
chi phối của
địa hình, khí hậu toàn tỉnh vừa có những nét đặc trưng chung
của khí hậu toàn Tây Nguyên, lại vừa có nét đặc thù với hai
vùng riêng biệt: vùng phía Tây và vùng phía Đông và Đông Nam.
Hàng năm lãnh thổ Gia lai nhận được lượng bức xạ Mặt
Trời phong phú với tổng lượng bức xạ 130-135 kcal/cm
2
/năm và
cán cân bức xạ là 79 kcal/cm
2
/năm. Tổng nhiệt độ trong năm từ
8000-8600
0
C. Số giờ nắng trung bình năm đạt trên 2100 giờ.
Chế độ mưa có sự phân hóa theo mùa và theo vùng lãnh

thổ rất sâu sắc với lượng mưa trung bình năm từ 1400-2200m.
Mùa mưa thường xuyên bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng
10 hoặc tháng 11.
Nhìn chung, khí hậu có nhiều thuận lợi cho việc sản xuất
nông nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày,
chăn nuôi bò và phát triển tổng hợp Nông- Lâm nghiệp. Tuy
nhiên, do lượng mưa phân bố không đều, tương phản giữa hai
mùa quá lớn nên xảy ra lũ lụt về mùa mưa và hạn hán vào mùa
khô. Điều đó gây ra nhiều khó khăn cho đời sống sản xuất, đòi
hỏi phải có những biện pháp thích hợp để đảm bảo sự phát triển
kinh tế, ổn định đời sống.
3/ Thủy văn:
Gia Lai có nhiều sông suối và đặc điểm chung của Tây
Nguyên. Các sông suối nằm trên địa phận của tỉnh là phần
thượng lưu của những con sông nên thường ngắn, dốc, thủy
chế thất thường. Gia Lai có hai hệ thống sông chính và chảy
theo hai hướng : đổ ra biển đông (sông Ba) và đổ vào sông Mê
Công (sông Sê san).
Sông suối ở Gia Lai có ý nghĩa quan trọng đối với việc
cân bằng sinh thái, xây dựng thủy điện không chỉ riêng cho tỉnh
mà còn cả khu vực tây nguyên, và các tỉnh ven biển miền Trung.
Ngoài ra còn có giá trị lớn đối với việc phát triển kinh tế- xã hội.
Tuy nhiên sự phân hóa của các yếu tố khí hậu thủy chế cũng
không đều theo thời gian và không gian nên thường xảy ra lũ lụt
trong mùa mưa và thiếu nước trầm trọng vào mùa khô, ảnh
hưởng tới sản xuất và đời sống.
Bên cạnh hệ thống sông suối , Gia Lai còn có hệ thống
hồ nước chứa (cả hồ tự nhiên và nhân tạo) phục vụ cho nhu cầu
sản xuất, sinh hoạt và nghĩ ngơi, du lịch.
4/ Thổ nhưỡng:

Nhìn chung các loại đất của Gia Lai thuộc hai hệ chính là
hệ feralit ở vùng đồi núi và hệ phù sa ở các vùng trũng. Cụ thể
hơn có thể chia thành các nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất phù sa sông suối tập trung chủ yếu ven giải
phù sa sông ba ở huyện Ayunpa.
- Nhóm đất xám bạc màu phân bố chủ yếu ở khu vực phía
nam huyện
Chư prông, ở các thềm phù sa cổ hoặc thềm đá thuộc huyện
Ayunpa.
- Nhóm đất đen tập trung chủ yếu đông nam cao nguyên
Pleiku, rất thích hợp với cây ngô, các loại đậu
- Nhóm đất feralit đỏ vàng chiếm 66% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh, tập trung chủ yếu trên cao nguyên Pleiku.
Cơ cấu sử dụng đất ở Gia Lai
Đất nông nghiệp.
Đất lâm nghiệp có rừng.
Đất chuyên dùng.
Đất ở.
Đất chưa sử dụng.
5/ Tài nguyên sinh vật:
Gia Lai là tỉnh có tài nguyên rừng tương đối phong phú
và đa dạng. Tính đến năm 2001 cả tỉnh có 754.3 nghìn ha rừng,
bao gồm 728.4 nghìn ha rừng tự nhiên và 25.9 nghìn ha rừng
trồng. Về mặt tự nhiên rừng Gia Lai đứng thứ hai toàn quốc sau
tỉnh Đăk Lăk (1.021,2 nghìn ha). Hiện nay Gialai đã tiến hành
khoanh vùng bảo vệ khu rừng nhiệt đới Kon Ha Nừng với hai
bảo tồn tư nhiên là Kon Cha Răng( diện tích 16 nghìn ha) và
Kon ka Kinh(20 nghìn ha). Trong các khu này còn nhiều vạt rừng
nguyên sinh quý giá, những khu rừng thông thuần chủng và khu
bảo tồn thiên nhiên tiêu biểu của kiểu rừng rậm nhiệt đới thường

xanh mang tính chấtt nguyên sơ, ít chịu tác động bởi con người.
Hệ động vật cũng phong phú đa dạng và quý hiếm nhất là quần
thể vượn đen với số lượng lớn.
6/ Khoáng sản:
Trên địa bàn Gia Lai hiện nay có nhiều loại khoáng sản
quý trong đó quan trọng nhất là bôxit, niken, côban, vàng
(khoáng sản kim loại): Các loại đá quý, vật liệu xây dụng
(khoáng sản phi kim loại).
Ngoài ra Gia Lai còn có các loại đá quý như rubi, ngọc
opan ở khu vực Biển Hồ vùng trũng Cheo Reo.
V. NHỮNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.
Khi dạy bài 42 trang 148 địa lý 9, giáo viên lồng ghép để
học sinh hiểu được dân cư và lao động tỉnh nhà.
1/ Động lực tăng dân số:
Gia Lai được tái lập từ tỉnh Gia Lai - Kom Tum từ ngày
12/8/1991. Lúc đó dân số trung bình của cả tỉnh là 693.7 nghìn
người. Đến năm 2001 dân số đã tăng lên 1048 nghin người,
bình quân mỗi năm tăng thêm 35 nghìn người, tương đương với
dân của huyện Đức Cơ, Mang Yang hiện nay.
2/ Kết cấu dân số:
a) Kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính:
Học sinh xem bảng: Kết cấu dân số theo nhóm tuổi ở Gia
Lai.
Nhóm tuổi Số dân ( người ) % so với tổng số
dân
Tổng số
0 - 14 tuổi
15 - 59 tuổi
Từ 60 tuổi trở lên
989.070

422.158
508.689
58.223
100.00
42,68
51,43
5,89
b) Kết cấu dân số theo lao động:
Theo số liệu thống kê, số lao động của tỉnh Gia Lai đang
làm việc trong các nghành kinh tế quốc dân năm 2000 là 499.9
nghìn người, chiếm 97.2% tổng số lao động trong độ tuổi có nhu
cầu việc làm. Số người không có việc làm là 13.1 nghìn người
(2.8%).
Về cơ cấu lao động phân theo các nghành kinh tế, khu
vực I( nông lâm- ngư nghiệp) chiếm ưu thế 77% số lao động
đang làm việc. Trong khi đó khu vực II( công nghiệp-xây dựng)
chỉ chiếm 6% và khu vực III( dịch vụ) chiếm 17%
c) Kết cấu dân số theo dân tộc:
Học sinh quan sát sơ đồ cơ cấu dân tộc tỉnh Gia lai

Kinh
JaRai
Bana
Dân tộc khác.
3) Phân bố dân cư:
Dân cư trong tỉnh phân bố không đồng đều theo lãnh thổ.
Thành phố Pleiku có mức độ tập trung dân cư cao nhất 756
người /km
2
, gấp 11.8 lần mật độ trung bình toàn tỉnh và gấp tới

36 lần mật độ của huyện Kon chro. Trong số các huyện An Khê
có mật độ dân số cao hơn cả ( 131.1 người/km
2
) vì là huyện
được thành lập sớm nhất. Nằm xa trung tâm tỉnh và là nơi cư trú
của phần lớn các dân tộc ít người có mật độ dân số thưa thớt
như Kon chro(21.1 người /km
2
), Kbang 28.4 người /km
2
. Các
huyện còn lại (Ayunpa, Chư sê, Đăk Đoa, Ia Grai, Đức Cơ, Chư
Păh) có mật độ dân số trung bình. Tỉ lệ dân thành thị còn tương
đối thấp, mặc dù đã có sự chuyễn biến rõ rệt trong thập kỉ vừa
qua. Năm 1990 tỉ lệ dân thành thị 19.7% năm 2000 tăng lên
25.2%.

4/ Giáo dục:
Gia Lai là một tỉnh miền núi, sự nghiệp giáo dục đào tạo
phải đối mặt với hàng loạt khó khăn. Tuy nhiên trong những năm
qua nghành giáo dục đã có những bước phát triển mạnh cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu, nhất là công tác phổ cập giáo dục tiểu
học chống mù chữ.

VI. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP.
1/ Nhận định chung nền kinh tế Gia Lai:
Nền kinh tế của Gia Lai đi lên từ điểm xuất phát thấp và
gặp rất nhiều khó khăn của một tỉnh miền núi biên giới thuộc cao
nguyên trung phần. Vì vậy, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông - lâm
nghiệp. Tỉ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ còn thấp .

Sau khi bước vào công cuộc đổi mới nhất là trong thập niên 90
của thế kỉ XX nền kinh tế bước đầu đã có sự chuyển biến rõ nét
và đạt được những kết quả nhất định.
Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh( GDP)
Các
nghành
1991 1996 1999 2000
Tỉ
đồng
% Tỉ
đồng
% Tỉ
đồng
% Tỉ
đồng
%
Nông,
lâm,
ngư
nghiệp
362,0 71,01 756,4 55,58 1.587,7 58,82 1.678,1 57,76
Công
nghiệp,
xây
dựng.
26,2 5,15 244,2 17,94 549,5 20,36 519,7 17,89
Dịch vụ
121,5 23,84 360,3 26,48 561,9 20,82 707,4 24,35
GDP
509,7 100.00 1.360,9 100.00 2.699,1 100.00 2.905,2 100.00

2/ Thực trạng và giải pháp:
a) Thực trạng:
Qua nhiều năm thực dạy môn địa lý lớp 9 tôi nhận thấy
học sinh hiểu được những vấn đề chung của đất nước, mặt
khác học sinh học địa lý địa phương đạt kết quả chưa cao vì:
-Tài liệu môn địa lý địa phương chưa được mở rộng
hoặc có tài liệu thì giáo viên cũng chỉ cung cấp kiến thức cơ bản,
chưa đi sâu hết từng phần cụ thể. Đối với một tiết học địa lý địa
phương ở lớp 9 đòi hỏi kiến thức quá nhiều, bên cạnh đó học
sinh không có tài liệu tham khảo trước nên giáo viên làm việc
trên bảng hầu như nhiều hơn học sinh.
- Chưa thường xuyên cập nhật thông tin số liệu về địa
phương nên dẫn đến việc giảng dạy đối với học sinh còn khó
khăn.
b) Giải pháp.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn địa lý nói chung và
địa lý địa
Phương nói riêng phải kết hợp các phương tiện dạy học khác
nhau không được “dạy chay”. Cần tổ chức học sinh sưu tầm tư
liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.
Phải thường xuyên liên hệ với thực tiễn của địa phương,
của cộng đồng.
Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình kinh tế và
xã hội Việt Nam, của địa phương.
Điều quan trọng là bằng những việc vận dụng các
phương pháp và cách tiếp cận phù hợp để khai thác các nội
dung sách giáo khoa đem lại cho
Học sinh sự hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, xã hội và con
người Việt Nam, qua đó truyền cho các em tình yêu quê hương
đất nước, yêu môn địa lý địa phương.

3/ Kết quả thực nghiệm:
Với bài dạy địa lý địa phương tôi tiến hành dạy hai tiết ở
lớp 9A và 9B( năm học 2007-2008 ) bằng phương pháp dạy
khác nhau.
Lớp 9A: thực nghiệm dạy theo phương pháp cung cấp
tài liệu địa lý địa phương học sinh tham khảo.
Lớp 9B: thực nghiệm dạy học sinh không có tài liệu

Lớp

số
Xếp loại điểm số
Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
9A 37 10 27 17 46 10 27
9B 34 6 17.6 13 38.2 12 35.3 1 2.9 2 5.9
C. KẾT LUẬN.
Đề tài: “ “ Sử dụng tài liệu địa lý địa phương trong
giảng dạy môn Địa lý ” góp phần làm cho học sinh có những
kiến thức về địa lý địa phương, cơ bản và cần thiết.
Qua quá trình thực nghiệm giảng dạy ở trường THCS
Hùng Vương với việc dạy cụ thể trên lớp và kiến thức đánh giá
kết quả học tập của học sinh qua hai lớp 9A và 9B tôi nhận thấy
học sinh sử dụng nguồn tài liệu địa lý địa phương đạt kết quả
khả quan. Đó cũng là động lực thúc đẩy mỗi giáo viên giảm bớt
sự hoạt động trên lớp đồng thời giúp học sinh khi học bài luôn
phát huy kết tiềm năng của mình và phát huy tính sáng tạo trong

quá trình học tập.
Qua cái nhìn tổng thể và giới thiệu một số nét khái quát về
địa lý địa phương tỉnh nhà, mong rằng tất cả các thầy cô giáo và
những ai quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế tỉnh nhà sẽ xem
xét và ghi nhận được đôi điều bổ ích. Đây chỉ là bước đầu do
vậy số liệu mới còn thiếu, mong các cấp quý trên quan tâm bổ
sung những số liệu mới vào môn địa lý địa phương.
Tôi rất mong nhận được ý kiến phê bình, đóng góp của các
thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và tất cả các bạn đọc.
IaGrai, ngày 18 tháng 2 năm
2008.
Người viết
Nguyễn Thị Hà
Thanh

PHẦN PHỤ LỤC
BỘ BẢN ĐỒ TỈNH VÀ CÁC HUYỆN THỊ
TRÍCH TỪ CÔNG BÁO SỐ 193 -194.
Của Văn phòng chính phủ xuất bản ngày 1/3/2007
( Một số xã mới tách năm 2006 chư được thể hiện trên bản
đồ )

×