Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đề tài sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy môn hóa học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.5 KB, 22 trang )

SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: MỞ ĐẦU 2
I- Lý do chọn đề tài 2
II- Mục đích - nhiệm vụ của đề tài. 3
III- Phương pháp nghiên cứu 3
IV - Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
Chương I: Cơ sở lý luận 4
Chương II: Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan để củng cố bài học. 5
Chương I: Các loại hợp chất vô cơ 5
I- Một số vấn đề chung 5
II- Các bài tập cụ thể ở các tiết học 5
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 17
Phần III: Kết luận chung 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
1
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
LỜI NÓI ĐẦU
Đối với nghề sư phạm, bên cạnh việc thiết yếu là người giáo viên phải nắm
chắc kiến thức chuyên môn thì phương pháp giảng dạy là một yếu tố vô cùng
quan trọng góp phần đem lại hiệu quả của quá trình dạy học. Do đó là giáo viên
em luôn cố gắng tìm hiểu những phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm
bộ môn có thể sử dụng linh hoạt, sáng tạo trong điều kiện và lớp học khác
nhau. Qua nghiên cứu các bài tập trắc nghiệm em thấy mình cần trau dồi, học
hỏi nhiều hơn nữa để có một năng lực chuyên môn, độc lập suy nghĩ tìm tòi
nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở tìm hiểu tài liệu, học hỏi thầy cô, bạn bè em đề


xuất một ý kiến của bản thân về việc củng cố bài học bằng các câu hỏi trắc
nghiệm. Các bài tập này em đã áp dụng trong giảng dạy học kỳ vừa qua.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên em viết đề tài nghiên cứu khoa học, bản thân
em chưa có nhiều kinh nghiệm, do đó không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong
được thầy cô và bạn bè giúp đỡ để đề tài thêm phong phú và góp ý kiến để em
có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Hoá học là môn học có vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát
triển nhân cách học sinh, theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Dạy và học bộ môn hoá học ở trường THCS nhằm tạo những cơ sở ban
đầu rất cơ bản về kiến thức hoá học để giúp học sinh tiếp tục học lên trung học
phổ thông và đại học. Đồng thời còn có khả năng giúp học sinh có một số kỹ
năng cơ bản và những phẩm chất của người lao động: tỉ mỉ, chính xác, nhanh
nhẹn, sáng tạo.
Xuất phát từ tình hình thực tế, nhiều học sinh tập bộ môn chưa chắc, còn
mang tính hời hợt do chưa nắm chắc trọng tâm kiến thức của bài, chưa chăm
học. Để gây hứng thú học tập cho học sinh giáo viên cần đổi mới phương pháp
dạy học cho phù hợp. Cần phối hợp nhiều phương pháp để học sinh dễ hiểu.
Để giúp học sinh học hoá học tốt hơn, dễ hơn bên cạnh việc học sinh
nghe thầy cô giảng thì việc củng cố kiến thức có vị trí quan trọng. Theo em sử
dụng câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài học giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu
hơn. Bởi vì câu hỏi trắc nghiệm thường không khó học sinh dễ dàng trả lời
một cách nhanh gọn, chính xác nên kiểm tra được nhiều học sinh trong thời
gian có hạn của tiết dạy.

Qua dảng dạy hoá 9, tôi nhận thấy việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan để củng cố với bài học là rất hiệu quả.
3
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
II- MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
1- Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố bài học, giúp học sinh
nắm chắc kiến thức cơ bản để nâng cao chất lượng dạy - học hoá học.
2- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học
+ Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, các sách tham khảo.
+ Nghiên cứu và thống kê các câu hỏi trắc nghiệm trong từng bài của
phần các loại hợp chất vô cơ hoá 9.
+ Áp dụng thực nghiệm tại các lớp mình giảng dạy nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học hoá học.
III - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu:
+ Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp nghiên cứu
lý thuyết, phương pháp nghiên cứu nguồn tài liệu.
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp thống kê toán
học trong khoa học giáo dục, phương pháp thực nghiệm sư phạm.
IV - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về câu hỏi trắc nghiệm sử dụng để củng cố bài học nhằm học
sinh dễ nhớ, nắm được kiến thức cơ bản của các bài học trong chương I, các
loại hợp chất vô cơ.
4
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
Nghị quyết 04 ban chấp hành trung ương khoá VII đã chỉ rõ. Đổi mới
phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học bậc học. áp dụng những phương
pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh có năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực giải quyết vấn đề.
Bên cạnh việc học tập tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua các
phương pháp dạy học đàm thoại, thuyết trình,thí nghiệm trực quan. Việc kiểm
tra một cách có tổ chức các kết quả học tập của học sinh là một điều kiện
không thể thiếu để cải tiến công tác dạy và học nhằm đánh giá, phát hiện lệch
lạc và điều chỉnh cho phù hợp. Qua việc kiểm tra kiến thức bằng hình thức trắc
nghiệm sẽ làm sáng tỏ tình trạng kiến thức của học sinh một cách nhanh hơn,
xác định trình độ của học sinh đạt tới mức nào của mục đích tiết dạy, đồng
thời chỉ ra cho học sinh thấy họ đã tiếp thu những điều vừa học như thế nào,
hiểu rõ những gì, còn hổng kiến thức nào cần bổ sung. Dựa trên cơ sở đánh giá
đó, các em học sinh có thể tự hiểu mình cần phải làm gì, học bài như thế nào
để bổ sung nâng cao kiến thức.
Hơn nữa, bản thân người dạy cũng phải xác định được mức độ hiểu biết,
nắm kiến thức của học sinh để những tiết dạy tiếp theo có hình thức dạy học
sao cho phù hợp hơn, đạt kết quả cao hơn.
5
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
CHƯƠNG II
SỬ DỤNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
ĐỂ CỦNG CỐ BÀI HỌC
CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ LỚP 9
I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN.
Bài tập trắc nghiệm khách quan là loại bài tập khi làm bài, học sinh chỉ
phải chọn một câu trả lời trong số các câu trả lời đã được cung cấp. Do không

phải viết câu trả lời nên thời gian dành cho việc đọc, suy nghĩ và chọn chỉ từ 1-2
phút. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố sẽ có ưu điểm:
+ Khái quát được nội dung chính của bài học.
+ Số lượng câu hỏi học sinh trả lời được nhiều
+ Kiểm tra được nhiều học sinh trong thời gian ngắn.
+ Gây được sự hào hứng và thúc đẩy học sinh tích cực học tập hơn.
+ Rèn luyện khả năng phán đoán tính độc lập suy nghĩ và tự tin trong giải
quyết vấn đề.
Tuy nhiên củng cố bằng câu hỏi trắc nghiệm cũng có nhược điểm.
- Trắc nghiệm bản thân nó có tính may rủi ngẫu nhiên vì vậy kết quả trắc
nghiệm chưa phản ánh được thực chất trình độ nhận thức của học sinh.
Một số dạng bài tập trắc nghiệm khách quan.
+ Câu điền khuyết.
+ Câu ghép đôi
+ Bài tập đúng, sai
+ Bài tập nhiều lựa chọn.
II- CÁC BÀI TẬP CỤ THỂ Ở CÁC TIẾT HỌC.
Trước khi ra câu hỏi trắc nghiệm giáo viên phải xác định trọng tâm kiến
thức của bài học, bài học liên quan đến những gì đã học ở bài trước. Những
vấn đề gì cần thiết cho bài sau để định ra câu hỏi cho phù hợp và có tác dụng
tích cực đối với việc nắm bắt kiến thức của học sinh.
6
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
Sau đây là các bài tập cụ thể trong các bài học "phần các loại hợp chất
vô cơ".
Tiết 2: Bài 1: Tính chất hoá học của ôxit. Khái quát về sự phân loại oxit.
Giới thiệu về các tính chất hoá học của oxit; học sinh phải viết được
phương trình phản ứng khi cho các oxit tác dụng với một số chất khác. H
2

O,
dung dịch axit, dung dịch bazơ -> từ đó phân loại oxit.
Bài tập 1:
Khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D đứng trước phương án
chọn đúng trong các câu sau:
Câu 1: Oxit axit là những oxit tác dụng được với.
A- Dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
B- Nước tạo thành axit
C- Oxit bazơ tạo thành muối
D- Tất cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Oxit bazơ là những oxit tác dụng được với
A- Dung dịch axit tạo thành muối và nước
B- Oxit axit tạo thành muối và nước
C- Nước tạo thành dung dịch bazơ
D- Tất cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Khi phân tích một oxit của sắt thấy oxi chiếm 30% khối lượng , oxit đó
là:
A- FeO; B- Fe
3
O4 C- Fe
2
O
3
D-Cả 3 oxit trên
Câu 4: Có những chất sau:
H
2
O, NaOH, Co
2
, Na

2
O các cặp chất có thể phản ứng với nhau là:
A- 2 B- 3 C- 4 D- 5
Bài tập 2: Điền CTHH chất thích hợp vào ô trống.
………….+HCl -> CuCl
2
+ H
2
O
SO3 +…………-> BaSO
4
+ H
2
O
…………….+ H
2
O -> KOH
7
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
Tiết 4: Một số oxit quan trọng (tiết 2).
Bài 2: Lưu huỳnh đioxit
Giới thiệu tính chất hoá học của SO
2
, cách điều chế khí SO
2
trong PTN
Bài tập 1: Khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D đứng trước
phương án chọn đúng trong các câu sau.
1- Khi cho SO

2
vào nước ta thu được
A- Dung dịch SO
2
.
B- Dung dịch H
2
SO
4
C- Dung dịch H
2
SO
3
D- SO
2
không tan trong nước
2- Khi SO
2
được tạo thành từ cặp chất.
A- K
2
SO
3
+ H
2
SO
4
B - Na
2
SO

4
+ BaCl
2
C- K
2
SO
3
+ BaCl
2
D- H
2
SO
4
+ BaCl
2
Bài tập 2: Điền từ "có" hoặc "không" vào các ô trống trong bảng sau:
Tác dụng với H
2
O Tác dụng với natri
droxit NaOH
Tác dụng với khí
oxit, có xúc tác
SO
2
CO
2
Bài tập 3: Cho 1,12 l khí SO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng vừa đủ
với dung dịch NaOH 0,1M. Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là:
A- 1,2 lít B- 1 lít C- 1,12 lít D- 2 lít.
Tiết 3: Bài 2:

Một số oxit quan trọng (tiết 1)
Canxi oxit (CaO)
Học sinh hiểu Canxioxit là 1oxit bazơ, nắm được phản ứng phân huỷ
CaCo
3
là cơ sở để sản xuất vôi nắm được nguyên tắc của sản xuất hoá học .
8
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
Bài tập 1: Khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D đứng trước
phương án chọn đúng.
1- Can xi oxit có thể tác dụng với các chất nào sau đây:
A- H
2
O, CO
2
, HCl, H
2
SO
4
C- H
2
O , HCl, Na
2
SO
4
, CO
2
B- CO
2

, HCl, NaOH, H
2
O D- CO
2
, HCl, NaCl, H
2
O
2- Để làm không khí CO
2
cần dẫn khí này qua.
A- H
2
SO
4
, B- NaOH rắn C- CaO D- KOH rắn
Bài tập 2:
Chọn nửa phương trình hoá học ở cột (II) để ghép với nửa phương trình
hoá học ở cột (I) cho phù hợp.
Cột I Cột II
a- CaO + HCl … > (1) CaO + CO
2
b- CaCO
3
…… > (2) Na
2
SO
3
+ H
2
O

c- SO
2
+ NaOH … > (3) CaCl
2
+ H
2
O
Tiết 5: Bài 3: Tính chất hoá học của axit
Kiến thức trọng tâm của bài là tính chất hoá học của axit. Học sinh viết
được các PTHH giải bài tập.
Bài tập 1: Đúng ghi (đ), sai ghi (s) vào ô thích hợp.
a- 2Mg + 2HCl -> 2 MgCl + H
2

b- Mg + 2HCl -> MgCl
2
+ H
2

c- CuO + 2HCl -> CuCl
2
+ H
2
O 
d- CaO + 2HCl -> CaCl + H
2
O 
e- NaOH + HCl -> NaOH + H
2
O 

g- H
2
SO
4
+ Cu (OH)
2
-> CuSO
4
+ 2H
2
O 
Bài tập 2: Những chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch axit H
2
SO
4
loãng.
A- Cu B- Al C- HCl D- Co
2
Bài tập 3: Dung dịch axit HCl có thể tác dụng được với chất nào sau đây.
A- Na
2
CO
3
C- NaOH
9
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
B- Fe D- Cả A, B, C đều đúng
Bài tập 4: Có thể dùng một chất nào sau đây để nhận biết các lọ dung dịch
không dán nhãn, không màu, NaCl, Ba(OH)

2
, H
2
SO
4
A- Phenol phtalein C- Quì tím
B- Dung dịch NaOH D- Dung dịch BaCl
2
Tiết 6: Bài 4: Một số axit quan trọng (tiết 1).
Học sinh nắm được tính chất hoá học của , tính chất vật lý của axit
clohidric, axit sunfuric loãng.
Bài tập 1: Tìm cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các sơ đồ
phản ứng sau:
a- Axit sunfuric loãng + oxitbazơ ………… > +………………….
b- Axit sunfuric loãng + kim loại mạnh …………-> + ……………
c- Axit clohidric + bazơ …………………-> +……………… …….
Bài tập 2:
Cho ag hỗn hợp gồm CaS và FeO tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch
HCl 0,5M. Giá trị của a là:
A- 1,4g B- 1,6g C- 2,6g D- 3,6g
Bài tập 3;
Để tác dụng hết 40g Ca cần Vml dung dịch HCl. Nếu để tác dụng hết với
Vml dung dịch HCl đó thì khối lượng MgO cần lấy là:
A- 36g B - 38g C- 40 g D- 42g.
Tiết 7: Một số axit quan trọng (tiếp).
Bài 4: Kiến thức trọng tâm là tính chất hoá học của H
2
SO
4
đặc nóng. Biết

cách nhận biết axit sunfuric và các muối sunphát.
Bài tập 1:
Đúng ghi (đ), sai ghi (s) vào cuối các câu sau:
a- Axit H
2
SO
4
đặc chỉ phản ứng với kim loại đứng trước hiđrô trong dãy
hoạt động hoá học của kim loại.
10
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
b- Axit H
2
SO
4
đặc phản ứng với cả kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt
động hoá học của kim loại.
c- Axit H
2
SO
4
đặc nóng phản ứng với tất cả các kim loại .
d- Axit H
2
SO
4
đặc phản ứng với kim loại không giải phóng hiđrô.
Bài tập 2:
Cho a gam kim loại đồng tác dụng hết với axít H

2
SO
4
đặc, nóng thu được
V lít ( đktc), ô xi hoá toàn bộ lượng khí sinh ra bằng O
2
( giả sử hiệu suất là
100%) rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với nước được 200g dd H
2
SO
4
19,6%. Giá trị của a là :
A : 36 g B : 39 g C: 32 g D: 38,4g
Tiết 8 :Bài 5 - Luyện tập:
Tính chất hoá học của oxit và axit. Học sinh biết các tính chất hoá học của
oxit bazơ và oxit axit và quan hệ giữa hai loại oxit tính chất hoá học của axit.
Đây là bài luyện tập học tập ônlại các kiến thức đã học nêu phần kiến
thức cần nhớ, giáo viên cho các câu hỏi trắc nghiệm .
Câu 1: Có các oxit sau: Cao; Co
2
; SO
2
; Na
2
O; CuO; CO… Hãy cho biết
các oxit nào có thuộc tính sau:
a- Tác dụng với kiềm …
b- tác dụng với axit………
c- Không tác dụng với cả kiềm và axit….
d- Tác dụng với nước.

Câu 2: Có các oxit: CaO; CO
2
; SO
2
; CuO; H
2
O. Hãy cho biết các oxit nào
có thể điều chế bằng phản ứng hoá học sau:
a- Phản ứng hoá hợp…….
b- Phản ứng phân huỷ…….
Câu 3: Cho 4 g hỗn hợp Mg; MgO tác dụng hoàn toàn với 200ml dung
dịch axitsunfuric 2 M. Thể tích khí thu được là 2,24lít ( đktc). hãy chọn câu trả
lời đúng .
a- Chất khí thu được là khí sunfuzơ.
11
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
b- Chất khí thu được là khí hiđro.
c- Chất khí thu được là khí cacbonic.
d- Chất khí thu được là cacbon monôxit.
Bài tập nâng cao
Cho 100ml dung dịch H
2
SO
4
tác dụng với 100ml dung dịch NaOH 1m. Để
trung hoà dung dịch thu được sau phản ứng cần thêm 100ml dung dịch KOH
0,1M. Tính nồng độ C
M
của dung dịch H

2
SO
4
ban đầu .
Tiết 11: Bài 7 : Tính chất hoá học của bazơ:
Học sinh biết tính chất hoá học của bazơ và viết được phương trình hoá
học tương ứng với mỗi tính chất.
Bài 1: Đúng ghi ( Đ) , sai ghi (S) vào các câu sau:
a- Bazơ được chia làm hai loại là bazơ tan và bazơ không tan .
b- Các bazơ còn được gọi mà kiềm.
c- Chỉ những bazơ không tan mới gọi là kiềm.
d- Chỉ những bazơ tan mới gọi là kiềm.
e- Bazơ là hợp chất, phân tử gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một
hay nhiều nhóm hiđroxit.
Bài tập 2: Khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D đầu câu chọn
đúng .
a- Sản phẩm của phản ứng phân huỷ Cu(OH)
2
bởi nhiệt là :
A- CuO và H
2
.
B- Cu, H
2
O và O
2
.
C- Cu, O
2
và H

2
.
D- CuO và H
2
O.
2- Khi trộn lẫn dung dịch x chứa 1 mol HCl vào dung dịch y chứa 1,5mol
NaOH được dung dịch Z, quỳ tím chuyển màu gì khi cho dung dịch Z.
a- Màu hồng c- Không màu
b- Màu xanh d- Màu tím.
12
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
3- Một bình hở miệng đựng dung dịch Ca(OH)
2
để lâu ngày trong không
khí ( lượng nước bay hơi có thể bỏ qua) thì khối lượng bình thay đổi như thế
nào?
a- Không thay đổi c- Giảm đi
b- Tăng lên d- Tăng lên rồi giảm đi.
Tiết 12: Bài 8 :Một số bazơ quan trọng Natrihiđrôxit ( NaOH).
Học sinh nắm được tính chất vật lý, tính chất hoá học của Natrihiđrôxit ,
cách sản xuất ứng dụng của bazơ này.
Bài tập 1: Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ phản ứng sau:
a- NaOH + ……………… -> Na
2
SO
4
+ H
2
O.

b- NaOH + ……………… -> Na
2
CO
3
+ H
2
O.
c- NaOH + ……………… -> Na
2
SO
4
+ Cu (OH)
2

d- NaOH + ……………… -> Na Cl + H
2
O
e- Na
2
SO
4
+ ……………… -> Na Cl + BaSO
4

Bài tập 2:
Nối các nửa câu ở các cột A với các số thứ tự 1,2,3,4 chỉ các bazơ và cột
B với các chữ a, b, c, d, e chỉ tính chất sao cho thích hợp .
Cột A Cột B
1- NaOH
2- Cu(OH)

2
3- Fe(OH)
3
4- Al ( OH)
3
a- Là một bazơ không tan
b- Có thể bị nhiệt phân tạo ra AL
2
O
3
c- Là ba zơ không tan có màu xanh
d- Là ba zơ kiềm
e- Có thể bị nhiệt phân tạo ra Fe
2
O
3
Thứ tự ghép nối : 1…… ;2 …………… ; 3…………….; 4…………
Bài tập 3: Một dung dịch chứa 1g NaOH trong 100ml dung dịch nồng độ
mol nào sau đây là của dung dịch ?
A: 0,5 ; B: 0,01 C: 0,15 D: 0.2 E: 0,25.
Bài tập 4: Để trung hoà dung dịch chứa 0,1mol NaOH và 0,15 mol
Ba(OH)
2
cần bao nhiêu lít dung dịch hỗn hợp chứa HCl 0,1M và H
2
SO
4
0,05M?
13
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy

môn hóa học lớp 9
A: 1 lít B: 2 lít C: 3 lít D: 4 lít
Tiết 13: Bài 8: Một số bazơ quan trọng ( tiếp)
Canxihiđroxit
Kiến thức trọng tâm là tính chất hoá học của canxihiđroxit, biết thang PH.
Cách sản xuất Ca( OH)
2
và ứng dụng của nó.
Bài tập 1:
Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ phản ứng sau:
Ca(OH)
2
+ ………………-> CaSO
4
+ H
2
O
Ca(OH)
2
+ ………………-> Ca CO
3
↓+ H
2
O
Ca(OH)
2
+ ………………-> Ba SO
3
↓ + H
2

O
Ca(OH)
2
+ ………………-> ClSO
3
↓ + H
2
O
Bài tập 2: Khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D đầu câu chọn
đúng .
a- Dung dịch Ca (OH)
2
phản ứng được với chất nào sau đây:
A- Dung dịch NaOH C- Dung dịch NaCl
B- Chất khí CO
2
D- Chất khí CO.
2- Hoà tan 4,6g Na vàoH
2
O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl
1M cần để phản ứng hết với dung dịch X là :
A: 100ml B: 200ml C: 300 ml D: 400ml
3- Để khử chua đất nông nghiệp, người ta sử dụng hoá chất :
A- CaO B- Ca (OH)
2
dạng bột
C- Dung dịch Ca (OH)
2
D; Dung dịch NaOH
Tiết 14: Bài 9: Tính chất hoá học của muối

Học sinh nắm được các tính chất hoá học của muối, điều kiện cần thiết để
phản ứng trao đổi xảy ra , dự đón và viết được phương trình hoá học .
Bài tập 1:
Cho các chất CaCO
3
; HCl; NaOH ; CuCl
2
; CaCl
2
; K
2
SO
4
. Có bao nhiêu
cặp chất có thể phản ứng với nhau ?
A: 2 B: 4 C: 3 D: 5
14
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
Bài tập 2: Muối đồng (II) sunfat ( CuSO
4
) có thể phản ứng với các chất
nào sau đây?
A- CO
2
; NaOH ; H
2
SO
4
; Fe C- H

2
SO
4
; AgNO
3
; Ca(OH)
2
; Al
B- NaOH; BaCl; Fe; H
2
SO
4
D- NaOH; BaCl
2
; Fe; Al.
Bài tập 3: Chọn nửa phương trình hoá học ở cột ( II) để ghép với nửa
phương trình hoá học ở cột (I) cho phù hợp.
Cột I Cột II
1- Na
2
SO
4
+ BaCl
2
……… >
2- Na
2
CO
3
+ HCl……… >

3- NaOH + CuSO
4
……… >
4- Fe + AgNO
3
…………->
a- NaCl + CO
2
+ H
2
O
b- Ag + Fe ( NO
3
)
2
c- BaSO
4
+ NaCl
d- Cu (OH)
2
+ Na
2
SO
4
Bài tập 4: Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ phản ứng sau:
a- BaCl
2
+ …………… > BaSO
4
↓ + ……….

b- Fe Cl
2
+……….……-> Fe ( OH)
2
↓ + ……….
c- …………+ ……… > NaCl + CO
2
+ H
2
O.
d- AgNO
3
+ ……… > AgCl↓ + ………………
Tiết 15: Bài 10: Một số muối quan trọng.
Kiến thức trọng tâm là các tính chất vật lý và hoá học của natri clorua,
Kalintrat, cách khai thác muối NaCl. Học sinh viết được các PTHH.
Bài tập 1: Có các muối sau: NaCl, MgSO
4
, Pb(NO
3
)
2
, KNO
3
, CaCO
3
.
Muối nào trong số các muối trên.
A- Làm nguyên liệu sản xuất vôi, sản xuất xi măng.
B- Rất độc đối với người và động vật…

C- Được sản xuất nhiều ở vùng bờ biển nước ta.
D- Muối nào có thể dùng làm thuốc chống táo bón…
E- Muối nào được dùng làm thuốc nổ đen….
Bài tập 2:
15
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
Có các dung dịch muối không màu: NaCl, MgCl
2
, KNO
3
, Na
2
SO
4
. Các
thuốc thử để phân biệt các muối là:
A- Quì tím , NaOH, AgNO
3
C- Phenolphtalein, NaOH, BaCl
2

B- BaCl
2
, NaOH và AgNO
3
D- BaCl
2
, NaOH, quì tím.
Bài tập 3:

Độ tan của NaOH ở 100
0
C là 40g ở nhiệt độ này dung dịch bão hoà NaCl.
Khí thoát ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)
2
dư thu được 50g
kết tủa. Tỉ lệ mol của 2 muối trong hỗn hợp đầu là:
A- 1:1 B- 1: 2 C- 2: 1 D- 1: 3
Tiết 16: Bài 11: Phân bón hoá học
Học sinh biết được vai trò của các nguyên tố hoá học đối với thực vật,
phân biệt được phân bón đơn phân bón kép và công thức hoá học của chúng.
Biết thế nào là phân bón vi lượng.
Bài tập 1: Khoanh tròn vào 1 trong các chữ A, B, C, D đầu câu chọn đúng.
1- Khi bón cùng 1kg NH
4
Cl và NH
4
NO
3
, lượng N do NH
4
Cl cung cấp cho
cây trồng so với NH
4
NO
3
là:
A- Nhiều hơn C- Bằng nhau
B- ít hơn D- Chưa xác định được
2- Phân bón kép là:

A- Phân bón dành cho cây 2 lá mầm
B- Phân bón dành cho cây 1 lá mầm
C- Phân bón chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng.
D- Phân bón chứa một nguyên tố dinh dưỡng .
Bài tập 2: Chọn công thức hoá học ở cột II ghép với tên phân bón hoá học
ở cột I cho phù hợp.
Cột I Cột II
a- Urê 1- NH
4
NO
3
b- Phân đạm amonisunfat 2- KNO
3
c- Phân đạm amoninitrat 3- (NH
2
)
2
CO
16
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
d- Phân đạm kalinitrat 4- (NH
4
)
2
SO
4
5- Ca (NO
3
)

2
Tiết 17: Bài 12: Mối quan hệ giữa các chất vô cơ
Học sinh biết được mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. Viết được
các PTHH minh hoạ cho mối quan hệ hợp chất vô cơ.
Bài tập 1:
Cho các chất: Ca, Ca(OH)
2
, CaCO
3
, CaO. Dãy biến đổi nào sau đây có thể
thực hiện được?
A- Ca -> CaCO
3
-> Ca(OH)
2
-> CaO
B- Ca -> CaO -> Ca(OH)
2
-> CaCO
3
C- CaCO
3
-> Ca -> CaO -> Ca(OH)
2
D- CaCO
3
-> Ca(OH)
2
-> Ca -> CaO
Bài tập 2: Cho sơ đồ biến hoá:

x
z y
x, y, z phù hợp với dãy nào sau đây?
A- Na, Na
2
O, NaOH C- CuO, Cu, CuCl
2
B- Ca, CaCO
3
, Ca(OH)
2
D- A, C đều đúng .
Bài tập 3: Khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D đứng trước phương
án chọn đúng.
Cho các dung dịch của các chất: NaOH, HCl, Na
2
CO
3
và các chất CO
2
,
H
2
O. Số lượng cặp chất có thể phản ứng với nhau từng đôi một là
A- 3 B- 4 C- 5 D- 6
17
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
CHƯƠNG III : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1- Mục đích: Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của

việc sử dụng bài tập trắc nghiệm để củng cố bài học ở lớp 9 trường THCS.
2- Quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm.
- Do có một số hạn chế về thời gian, thời điểm và điều kiện cho phép em
chỉ tiến hành thực nghiệm ở các lớp mình trực tiếp giảng dạy gồm lớp 9 (C, D,
E, G) trường THCS Liên Hà. Thời gian từ tuần 1 đến tuần 9 năm học 2006-
2007.
- Em tìm hiểu đối tượng thực nghiệm chia học sinh làm 2 nhóm tương đối
đều nhau.
Nhóm: 9 (D,E) làm thực nghiệm ; 9 (C,G) làm đối chứng.
- Đối với nhóm thực nghiệm: ở các bài học phần củng cố cho học sinh
làm bài tập trắc nghiệm, giáo viên chuẩn bị trước câu hỏi trắc nghiệm in ra
phiếu học tập phát cho học sinh. Hoặc ghi sẵn bài tập ra bảng phụ để học sinh
trả lời.
- Đối với nhóm đối chứng: Phần củng cố thực hiện bình thường học sinh
nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài bằng câu hỏi tự luận, làm bài tập sách giáo
khoa, thỉnh thoảng cũng có bài cho thêm câu hỏi trắc nghiệm.
- Để đánh giá kết quả áp dụng em tiến hành kiểm tra thông qua bài kiểm
tra 1 tiết.
Đề kiểm tra ra chung cho cả 2 nhóm
3- Kết quả thực nghiệm.
- Lớp 9 D, E làm bài kiểm tra 1 tiết nhiều điểm cao hơn, phần trắc nghiệm
khách quan của bài kiểm tra học sinh đa số làm tốt, phần tự luậnsinh cũng làm
tốt hơn so với lớp 9 (C, G).
Kết quả.
Lớp SS
Điểm
0, 1, 2
Điểm
3, 4
Điểm dưới

TB
Điểm
5, 6
Điểm
7, 8
Điểm
9, 10
Điểm
trên TB
9D 38 0 6 6 12 12 8 32
18
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
9E 35 0 5 5 14 10 6 30
9C 39 2 7 9 20 8 2 30
9G 35 2 5 7 19 8 1 28
Tổng số học sinh nhóm thực nghiệm:
Điểm dưới TB: 11 -> 15,2%
Điểm trên TB: 62 -> 84,8%
=> Học sinh đạt nhiều điểm khá - giỏi.
Tổng số học sinh nhóm đối chứng: 74 học sinh
Điểm dưới TB: 16 -> 21,6%
Điểm trên TB: 58 -> 78,4%
=> Học sinh đạt điểm khá, giỏi ít. Điểm TB và yếu kém nhiều.
Qua kết quả trên ta thấy các lớp dạy thường xuyên sử dụng bài tập trắc
nghiệm khách quan để củng cố bài học thì học sinh nắm bài tốt hơn, nắm bắt
kiến thức bài học nhanh, khắc sâu hơn. Khả năng tư duy của học sinh được
nâng cao rõ rệt, chất lượng giáo dục đạt kết quả cao hơn.
19
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy

môn hóa học lớp 9
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG
Đây là một đề tài nghiên cứu về các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan
sử dụng trong phần củng cố bài học. Với thời gian ngắn, số lượng bài tập sử
dụng chưa được nhiều , song đề tài này đã giúp em có một ý thức tìm tòi, học
hỏi. Đúc rút kinh nghiệm, một cách làm việc khoa học để phục vụ công tác
giảng dạy ngày càng tốt hơn.
Sau một thời gian trực tiếp giảng dạy môn hoá em nhận thấy rằng: Để dạy
tốt hơn môn hoá học, học sinh yêu thích, hứng thú học tập bên cạnh việc thiết
yếu là người giáo viên phải nắm vững kiến thức chuyên môn thì người giáo viên
phải có sự nhiệt tình tâm huyết với nghề luôn tìm hướng đổi mới hình thức dạy
học sao cho phù hợp với bài dạy, với đối tượng học sinh. Sử dụng các bài tập
trắc nghiệm khách quan nhiều hướng đổi mới hiện nay.
Học sinh được làm quen dần các dạng baì tập trắc nghiệm khách quan
sau này học sinh sẽ có kỹ năng làm bài tập dạng này tốt hơn .
Lời kết: Với thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu chưa
đổi, chỉ dẫn của các thầy cô giáo để em bổ sung và hoàn thiện đề tài này, giúp
cho em có thêm kinh nghiệm giảng dạy tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh , một lớp kế cận mới có tri thức, năng động và
sáng tạo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người viết
Đỗ Thị Ngọc Tuyển
20
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa hóa học lớp 9: Bộ Giáo dục - Đào tạo
- Sách giáo viên hoá học lớp 9: Lê Xuân Trọng (chủ biên)
- Sách bài tập trắc nghiệm hoá học 9: PGS- TS Nguyễn Xuân Trường

- Thiết kế bài soạn hoá học 9:
Đặng Thị Oanh (chủ biên) - Trần Trung Ninh
Đặng Xuân Thư - Nguyễn Phú Tuấn.
- Phát triển phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn hoá học.
NXB giáo dục
- Lý luận dạy học hoá học: Sách đại học sư phạm
21
SKKN: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy
môn hóa học lớp 9
22

×