Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Giúp hs lớp 2 đặt câu trong phân môn luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.68 KB, 14 trang )

KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 2 LUYỆN TẬP ĐẶT CÂU
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
PHẦN THỨ NHẤT
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Phân môn Luyện từ và câu Lớp 2 là một phân môn quan trọng
trong môn học Tiếng Việt Lớp 2. Phân môn luyện từ và câu Lớp 2
cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt bằng
con đường quy nạp và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu ( nói,
viết), kỹ năng đọc cho học sinh tạo điều kiện cho học sinh học tập
tiếp theo và phát triển toàn diện .Vốn từ của học sinh càng giàu
bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn càng chính xác , sự
trình bày tư tưởng , tình cảm càng rõ ràng ,đặc sắc bấy nhiêu .Vì
vậy số lượng từ ,tính đa dạng , tính năng động của từ được xem là
điều kiện hàng đầu để phát triển ngôn ngữ . Mục đích yêu cầu của
phân môn Luyện từ và câu Lớp 2 là mở rộng vốn từ và cung cấp
cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ loại; rèn luyện cho học
sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu , bồi
dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu
và thích học Tiếng Việt.
Trong Phân môn Luyện từ và câu lớp 2 việc hướng dẫn học
sinh luyện tập đặt câu là hết sức quan trọng . Nó là cơ sở, là tiền đề
để học sinh vận dụng học tốt phân môn Tập làm văn và học tốt
môn Tiếng Việt ở các lớp học trên. Đối với học sinh lớp 2 thì việc
đặt câu là giúp học sinh lần lượt làm quen với các kiểu câu trần
1
thuật đơn cơ bản Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?, các bộ phận trả
lời câu hỏi (Ai?, Là gì ?, Khi nào ?, ở đâu ?, Như thế nào ?,Vì
sao ?, Để làm gì ?) và các dấu câu (chấm, chấm hỏi, chấm than,
chấm phẩy ). Nhưng trong thực tế giảng dạy thì việc hướng dẫn
học sinh luyện tập đặt câu không phải là chuyện dễ, không phải tất
cả các đối tượng HS đều thực hiện được điều đó. Trong những


năm trước được phân công giảng dạy lớp 4 tôi thấy học sinh làm
một bài văn mà cả bài chỉ có một số dấu chấm, dấu phẩy, câu cú
không rõ ràng. Tôi cũng đã hết sức cố gắng nhưng cũng chỉ khắc
phục được một ít đối với HS khá mà thôi. Năm nay tôi trực tiếp
giảng dạy Lớp 2 tôi mới phát hiện ra lỗi sai của HS Lớp 4 là bắt
nguồn từ Lớp 2 các em học dùng từ đặt câu còn yếu. Vì vậy, theo
tôi ngay từ lớp 2, việc giúp các em luyện tập đặt câu là một việc
làm hết sức quan trọng và cần thiết.
PHẦN THỨ HAI
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng:
1.Về học sinh
Qua thực tế giảng dạy tôi phát hiện ra khi đặt câu theo mẫu
câu Ai là gì ?, thì khoảng hơn một nửa số em đặt câu rất tốt nhưng
hầu hết các em rập khuôn hoàn toàn theo câu mẫu mà giáo viên
đưa ra.Cụ thể:
HS đặt: Bố em là công nhân.
2
Mẹ em là giáo viên.
Em là HS lớp Hai…
Thực ra những câu HS đặt như trên là hoàn toàn đúng, đúng cả
về nội dung, đúng cả về cấu trúc ngữ pháp. Nhưng nếu HS cứ đặt
câu theo mẫu như thế thì câu văn vô cùng khô khan, không có hình
ảnh và cảm xúc. Thực trạng này cũng trả lời cho câu hỏi vì sao mà
học sinh ở các lớp trên viết văn khô khan, cả bài văn chỉ có vài dấu
chấm dấu phẩy, câu từ không hợp lý, diễn đạt vụng về. Ngôn ngữ
của học sinh còn nghèo nàn, vốn Tiếng Việt của các em còn hạn
chế nên việc sử dụng từ để đặt câu còn kém.
- Ý thức học và tự học của các em còn hạn chế.
- Chưa hiểu rõ thế nào là câu , như mẫu câu Ai là gì ? Hoặc Ai làm

gì ? mẫu câu còn lẫn lộn
Ví dụ :
Môn học em yêu thích là môn Tiếng Việt .
Chị em giúp đỡ nhau.
2. Về giáo viên
- Chưa chú trọng khâu hướng dẫn đặt câu cho học sinh .
- HS đặt câu chưa chính xác , hoặc chưa hay giáo viên không chú ý
sửa ngay , giáo viên chỉ chú trọng sửa cách đặt câu đúng cho học
sinh ,chứ không chú trọng đến sửa cách đặt câu hay cho học sinh .
- Trau dồi vốn từ tiếng Việt còn hạn chế.
3
Sau khi dạy xong phần Luyện tập đặt câu theo mẫu Ai là gì ? tôi
tiến hành khảo sát và cho kết quả như sau:
II. Khảo sát
Tổng
số
Đặt câu đúng mẫu ,đầy
đủ nội dung ,có hình
ảnh và cảm xúc.
Đặt câu đúng
mẫu ,đầy đủ
nội dung .
đặt câu chưa
đúng mẫu .
22
em

9 em

9 em


4em

III. Biện pháp rèn đặt câu trong phân môn luyện từ và câu cho
học sinh lớp 2
Việc HS đã biết đặt câu theo mẫu như đã đưa ra ở phần thực
trạng là hoàn toàn chính xác. Nhưng nếu như HS chỉ đặt câu dừng
lại ở mức độ đó thì vô tình dẫn các em vào một tình trạng máy
móc, rập khuôn. Câu văn mà các em đặt rất khô khan, sáo rỗng,
không có cảm xúc. Luyện tập đặt câu là giúp các em nắm vững cấu
trúc câu để vận dụng vào giao tiếp (nói và viết). Nhưng nói viết
như thế nào để người nghe hiểu được cảm xúc và tâm trạng của
mình mới là việc khó. Bởi vậy ngay từ lớp 2 GV phải chú trọng
rèn luyện kĩ năng đặt câu cho HS để trau dồi vốn tiếng Việt cho
các em ngay từ đầu .Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đưa ra một
số kinh nghiệm nhỏ về hướng dẫn HS lớp 2 đặt câu theo mẫu Ai là
4
gì và Ai làm gì ? mà nếu như GV dạy tốt đặt câu theo mẫu này thì
chắc chắn HS sẽ đặt câu tốt với các mẫu câu còn lại.
1.Luyện tập đặt câu theo mẫu:
Sau mấy tuần dạy HS luyện tập đặt câu theo mẫu Ai là gì ? tôi
thấy hiệu quả chưa cao, hầu hết các em đã biết đặt câu theo mẫu
nhưng câu văn của các em chưa có hình ảnh, còn khô khan. Bởi
vậy khi dạy đến tuần 13 với mẫu câu Ai làm gì? tôi đã thực hiện
như sau :
Với bài tập 3 (trang 108):Chọn và sắp xếp các từ ở ba nhóm sau
thành câu:
1 2 3
em, chị em, quét dọn, giặt, nhà cửa, sách
vở,

Linh, cậu bé xếp, rửa bát đũa, quần
áo.
Ai làm gì?
M:Em quét dọn nhà cửa.
Sau khi đưa câu mẫu ra, tôi cho HS nhận xét và rút ra kết luận với
hệ thống câu hỏi sau:
H : Câu mẫu trên thuộc mẫu câu nào?
HS trả lời : Mẫu câu Ai làm gì?
5
H : Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là những từ thuộc nhóm
nào?
HS trả lời : Những từ thuộc nhóm 1.
H : Bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì ? là những từ thuộc
nhóm
nào?
HS trả lời : Những từ thuộc nhóm 2 và nhóm 3.
Sau khi HS trả lời tốt các câu hỏi trên tôi cho các em trực tiếp
vận dụng sắp xếp các từ ở 3 nhóm trên để tạo thành câu.
Ví dụ: Em giặt quần áo.
Chị em quét dọn nhà cửa.
Linh xếp sách vở.
Cậu bé rửa bát đũa.
Như vậy với những từ ở trên HS dễ dàng ghép mỗi từ ở mỗi
nhóm để tạo thành các câu có nghĩa.
Tôi tiếp tục cho các em nhắc thành thạo bằng miệng các câu
trên nhất là HS trung bình và yếu để các em định hình và làm quen
với cách đặt câu. Tôi hỏi tiếp:
- Vậy các em thấy đầu câu được viết như thế nào ? Cuối câu có
dấu gì ?
HS dễ dàng trả lời và nhận ra một quy tắc là đầu câu bao giờ cũng

phải viết hoa và cuối câu bao giờ cũng có dấu chấm.
6
Bằng hệ thống câu hỏi hợp lý tôi tiếp tục khai thác giúp các em
đặt được nhiều câu với những từ đã cho sẵn ở trên . Cụ thể như
một từ ở nhóm 1 có thể ghép được với nhiều từ ở nhóm 2 và nhóm
3 để tạo thành câu mới mang một nội dung khác như:
Em xếp sách vở.
Em rửa bát đũa.
Em xếp quần áo.
Chị em giặt quần áo.
Chị em rửa bát đũa.
Chị em xếp quần áo.
Chị em xếp sách vở
Vậy là, chỉ với 3 nhóm 12 từ, bằng cách khai thác hợp lý tôi
đã giúp các em đặt được rất nhiều câu có nội dung hết sức phong
phú.Tiết học tăng buổi tôi cho các em tiếp tục đặt câu dựa vào nội
dung bài tập trên và các em đã đặt được rất nhiều câu, ví dụ như:
Em cho gà ăn. Em đang học bài. Mẹ em đang cắt cỏ Như vậy, từ
những kiến thức có sẵn trong sách tôi đã giúp các em vượt xa ra
ngoài thực tế và thực tế ở đây lại hết sức sát thực và gần gũi với
các em . Sau khi học sinh nắm chắc mẫu câu Ai làm gì ? tôi đưa ra
một số câu khác .
Ví dụ :
Mẹ em là giáo viên .
7
Bạn Hùng là học sinh lớp 2 A.
Dũng là học sinh giỏi .
- Tôi hỏi câu cô vừa nêu có phải mẫu câu ta vừa học không ? Sau
đó tôi tiếp tục khắc sâu kiến thức về mẫu câu Ai là gì ?
Ví dụ :

Trường em là trường tiểu học Hưng Lam .
Cô giáo là mẹ của em ở trường .
Anh em là một người thợ giỏi .
Để học sinh không lẫn lộn giữa hai mẫu câu này tôi hỏi để học
sinh nắm chắc và khắc sâu hơn .
H : Hai mẫu câu Ai làm gì và Ai là gì Khác nhau chỗ nào ?
HS trả lời : Câu Ai làm gì là nêu hoạt động của người và
vật
Câu Ai là gì dùng để giới thiệu ,nhận xét .
Từ đó cho học sinh nhận biết rằng Mẫu câu Ai làm gì làm nêu
hoạt động của người và vật . Ai là gì dùng để giới thiệu ,nhận xét .
2.Luyện tập đặt câu có cảm xúc, hình ảnh.
Câu văn có hình ảnh là câu văn mà ngoài hai bộ phận chính làm
nòng cốt còn có thêm một số bộ phận phụ đi kèm mà lên lớp trên
còn có khái niệm là bổ ngữ và định ngữ. Mục đích hướng cho HS
đặt câu có hình ảnh và cảm xúc là bước đầu giúp các em cảm nhận
được lời nói của mình đối với người nghe, nhất là khi HS học đáp
8
lời chia vui, đáp lời khen ngợi, đáp lời đồng ý trong phân môn
Tập làm văn các em thường hay sử dụng. Bước đầu giúp các em
chuyển ngôn bản nói thành ngôn bản viết để tả ngắn về biển, tả
ngắn về trường em…thành một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu sắp xếp
hợp lý, có hình ảnh và cảm xúc.
Quay lại ví dụ ở trên sau khi luyện tập đặt câu theo mẫu tương
đối thành thạo tôi tiếp tục khai thác thêm các em trong buổi chiều
tăng buổi ngày hôm đó, cụ thể tôi hỏi HS:
Từ câu: Em quét dọn nhà cửa. Ai hãy thêm một số từ nữa để câu
văn này hay hơn ? Các em sôi nổi trình bày ý kiến của mình như:
Em quét dọn nhà cửa rất sạch sẽ.
Em quét dọn nhà cửa rất gọn gàng.

Em quét dọn nhà cửa gọn gàng và sạch sẽ.
Em rất thích quét dọn nhà cửa.
Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ làm bố mẹ rất vui lòng.
Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ làm sao !
Hoặc với câu: Chị em xếp quần áo. Tôi cũng gợi ý tương tự và
giúp HS đặt được một số câu như :
Chị em xếp quần áo đẹp quá!

Ôi ! Chị em xếp quần áo mới đẹp làm sao!
9
Với cách khai thác như trên tôi đã giúp HS đặt được vô số câu
được chuyển thể từ những câu theo mẫu. Rõ ràng những câu văn
mà các em vừa hình thành đều mang đậm hình ảnh và giàu cảm
xúc. Trong thực tế giảng dạy không phải bất kỳ HS nào cũng biết
đặt câu như thế mà chủ yếu chỉ dừng lại ở HS khá giỏi. Nhưng GV
cũng phải khai thác đến mức tối đa tiềm năng sẵn có ở các em và
nếu như GV khai thác một cách khéo léo, kiên trì thì tôi tin chắc
rằng dần dần HS trung bình và yếu cũng sẽ đặt được những câu
như trên rất tốt bởi vì GV chỉ chuyển thể từ ngôn bản viết sang
ngôn bản nói mà ngôn bản nói thì trong thực tế các em thường
xuyên sử dụng. Vì vậy, việc chuyển từ ngôn bản nói sang ngôn
bản viết đối với các em hết sức dễ dàng .
3. Thêm một số câu hỏi phụ vào mẫu câu.
Sau khi HS đã đặt câu thành thạo với hai dạng trên tôi vận dụng
liên tục vào trong các giờ học Luyện từ và câu khi có bài tập đặt
câu và thực tế thì các em đặt câu rất tốt. Tôi tiếp tục tìm thêm một
phương án nữa giúp HS đặt câu hay hơn và câu văn có ý nghĩa cụ
thể hơn. Đó là bước sang học kì II HS tiếp tục làm quen với việc
đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ? Vì sao ? ở đâu ? Như thế nào ? Để
làm gì ? . Dựa vào sự hiểu biết của các em về cách đặt và trả lời

các câu hỏi này tôi áp dụng gợi ý thêm cho các em bằng cách thêm
một số câu hỏi phụ vào các câu mà các em đã đặt được như các
câu ở trên . Cụ thể trong câu:
" Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ ." Tôi hỏi các em:
10
H : Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ để làm gì ?
HS trả lời : Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ để mang lại niềm
vui cho
bố mẹ.
H : Vì sao em quét dọn nhà cửa sạch sẽ ?
HS trả lời : Vì yêu thương bố mẹ, luôn muốn làm cho bố mẹ
vui lòng nên em quét dọn nhà cửa rất sạch sẽ.
Hoặc trong câu: Chị em xếp sách vở. Tôi gợi ý:
H : Chị em xếp sách vở khi nào ?
HS trả lời : Buổi chiều (Sáng nay), chị ở nhà xếp lại sách vở
cho gọn gàng ngăn nắp.
Và với câu: Linh rửa bát đũa. Tôi gợi ý tiếp:
H : Linh rửa bát đũa ở đâu ?
HS trả lời : Ngoài giếng , Linh đang ngồi rửa bát đũa.
Ngoài sân, Linh đang ngồi rửa bát đũa.
Như vậy, với việc có thể thêm một số câu hỏi phụ vào một số
câu đã đặt sẵn tôi đã giúp các em hình thành được một số câu mới
có cảm xúc, giàu hình ảnh và rất cụ thể,cụ thể về thời gian, về
không gian, về mục đích… Các em đã biết đặt câu rất tốt. Bằng sự
động viên khen ngợi kịp thời các em đã học tập rất sôi nổi và hào
hứng. Ai cũng muốn xung phong đặt được những câu hay để cô
giáo khen . Đến nay đã sang tuần 35 ôn tập kiến thức về đặt câu
11
cho học sinh tôi gợi ý và nhắc lại theo các bước trên các em làm
rất tốt quả như sau :

Tổng
số
Đặt câu đúng mẫu ,đầy
đủ nội dung ,có hình
ảnh và cảm xúc.
Đặt câu đúng
mẫu ,đầy đủ
nội dung .
đặt câu chưa
đúng mẫu .
22
em

14 em

8 em

0 em
PHẦN THỨ BA
C. KẾT LUẬN
I. Kết quả đạt được:
Qua kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy chất lượng môn luyện từ
và câu
đã được nâng lên rõ rệt số học sinh vốn thụ động , chưa tích cực
làm
việc giảm hẳn các em có phần hăng hái hơn , hào hứng hơn trong
giờ
học. Phấn khởi nhất đối với tôi là học sinh có học lực trung bình và
khá
giỏi đặt được câu có nội dung phong phú . Còn những em yếu các

em đã
mạnh dạn giơ tay xin trình bày kết quả nói lên quan điểm của mình
, các
em đã biết đặt câu đúng theo mẫu và có đầy đủ nội dung . Chính
điều đó
12
đã thôi thúc tôi tiếp tục suy nghĩ đầu tư bài soạn để mỗi giờ lên lớp
đem
lại hiệu quả hơn củng là góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp
giáo
dục của nhà trường và xã hội .
II. Bài học kinh nghiệm
Để luyện tập đặt câu có hiệu quả , thật sự có chất lượng và
phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo
viên cần lưu ý:
- Phải có sự đầu tư nghiên cứu, phân tích sư phạm bài dạy chu đáo,
xác định đầy đủ mục tiêu cần đạt về kiến thức và kỹ năng ở từng
bài tập đối với từng đối tượng học sinh.
- Cần hướng dẫn HS đọc kĩ, nắm được yêu cầu của đề bài . Đặt
câu như thế nào? Đặt câu theo mẫu nào ? Đặt câu nhằm mục đích
gì?
- Cần hướng dẫn HS khá giỏi làm mẫu tốt trước khi cho cả lớp
thực hành đặt câu, biết cách gợi mở để kích thích HS sáng tạo khi
đặt câu.
-Tổ chức cho HS thực hành đặt câu thông qua hoạt động nhóm để
các em có cơ hội thể hiện mình, có cơ hội rèn kĩ năng giao tiếp.
13
Đây cũng là cơ hội để các em phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo trong học tập .
- Cần chữa ngay những lỗi của học sinh cũng như động viên kịp

thời những HS đặt được những câu văn hay, đầy đủ ý và có hình
ảnh.
- Luôn luôn tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng trong các tiết học
để HS tự tin, học tập có hiệu quả hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm hướng dẫn HS luyện tập đặt câu
mà trong một năm dạy lớp 2 tôi đúc rút được và áp dụng giảng dạy
khá hiệu quả.Tôi mạnh dạn trình bày lên kính mong Hội đồng
khoa học trường, Hội đồng khoa học ngành góp ý để tôi đúc rút
kinh nghiệm và giảng dạy tốt hơn.
Hưng Lam, ngày 9 tháng 5 năm
2011
Người viết:
Trần Thị
Huyền

14

×