Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Đề tài phương án thâm nhập thị trường nhật bản của sản phẩm bưởi da xanh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.91 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI: PHƯƠNG ÁN
THÂM NHẬP
THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA
SẢN PHẨM
BƯỞI DA XANH - BẾN TRE
GVHD: TS. Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kinh doanh thương mại – CH K23
SVTH:
Phạm Thị Linh Thanh
Hứa Thị Hồng Thắm
Trịnh Xuân Trinh
Trần Thị Ngọc Tú
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
MỤC LỤC
VN nói chung là quốc gia có lợi thế cao nông nghiệp và vai trò của ngành này ngày
càng gia tăng. Trong đó, Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với điều
kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn trái. Những ngành kinh tế
chủ lực của tỉnh bao gồm cây ăn trái, thủy sản, lúa, dừa và chế biến nông nghiệp, ngoài ra
ngành chăn nuôi cũng đang phát triển tốt. Tỉnh Bến Tre đang có những chính sách nhằm
phát triển kinh tế dựa trên những lợi thế của mình là nông nghiệp thông qua đa dạng hóa các
sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm chế biến từ nông nghiệp; đồng thời tạo ra nhiều việc làm
cho người dân, hỗ trợ phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Bưởi Da Xanh đang nổi bật lên với giá trị tiêu dùng và giá trị kinh tế cao, được thị
trường yêu thích. Tỉnh Bến Tre đang rất quan tâm phát triển cây trồng này với nhiều chương
trình hỗ trợ, đặc biệt là dự án 4000 ha Bưởi Da Xanh. Bưởi Da Xanh là một trong 12 sản
phẩm cây ăn trái chủ lực của Nam Bộ theo quy hoạch chiến lược của Bộ Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn, được trồng chủ yếu các tỉnh miền Tây Nam Bộ, trong đó Bến Tre có
diện tích canh tác Bưởi Da Xanh lớn nhất nước. Giá Bưởi Da Xanh trong những năm gần


đây tăng cao, với năng suất khoảng 11 tấn/ha mang lại thu nhập rất tốt cho người nông dân
và các tác nhân khác trong chuỗi; đồng thời có đóng góp không nhỏ vào kinh tế xã hội tỉnh
Bến Tre, điều này đã thúc đẩy nhiều người nông dân chuyển đổi các loại cây trồng khác
sang Bưởi Da Xanh.
Hơn 10 năm đứng vững trên thị trường trái cây cho thấy chật lượng Bưởi Da Xanh
Bến Tre đủ khả năng cạnh tranh với các loại trái cây trong nước và cả nước ngoài. Tuy
nhiên, để thành công trong bước hội nhập, Bưởi Da Xanh còn phải đói diện với nhiều thách
thức. Đối với nước ngoài, Bưởi Da Xanh đã xuất khẩu đến được một số thị trường như Đức,
Canada, Hà Lan, Nga, Hong Kong, Trung Quốc…Bước đầu chinh phục được một số thị
trường khó tính như thị trường Nhật, Pháp. Tuy nhiên số lượng vẫn còn hạn chế, tại tỉnh Bến
Tre Bưởi Da Xanh thị xã Bến Tre được cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh ngoài
thông qua trung gian là các bạn hàng, hợp tác xã Bưởi Da Xanh cũng có nhiều đơn đặt hàng
nhưng chưa đủ khả năng đáp ứng. Nhìn chung thị trường còn hạn hẹp trong tỉnh vf các tỉnh
2
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
và các tỉnh lân cận thông qua trung gian là các bạn hàng. Hiện tại chưa đủ khả năng đáp ứng
lượng cầu cho thị trường trong nước, hiện tượng cung chưa đủ cầu.
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhâp thế giới, năng lực cạnh tranh của sản phẩm là
một trong những yếu tố cần thiết để tồn tại và mở rộng thị trường. Chúng ta cần tận dụng lợi
thế về chất lượng, về khí hậu, đất đai, nguồn nước, lao động, mùa vụ thu hoạch để phát triển
ngành sản xuất bưởi, hơn thế nữa là việc đưa Bưởi Da Xanh của Việt Nam nói chung và
Bưởi Da Xanh Bến Tre nói riêng ra thị trường thế giới. Đưa Bưởi Da Xanh trở thành một
thương hiệu mạnh của Quốc gia trên thị trường khu vực và thê giới. Với mục tiêu đó nhóm
quyết định lựa chọn đề tài “Phương án đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm Bưởi Da Xanh
sang thị trường Nhật Bản”
3
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH BẾN TRE VÀ SẢN PHẨM BƯỞI DA XANH
1.1. Giới thiệu về tỉnh Bến Tre

Bến Tre là tỉnh đồng bằng nắm cuối nguồn sông Cửu Long, phía Đông giáp Biển
Đông với chiều dài bờ biển là 65km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây giáp tỉnh Trà
Vinh, phía Tây Nam giáp tỉnh Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh là thị xã Bến Tre, cách Thành
phố Hồ Chí Minh khoảng 87km về phía tây. Bốn sông lớn là sông Tiền, Sông Ba Lai, sông
Hàm Luông và sông Cổ Chiên chia địa hình Bến Tre thành ba daircuf lao lớn là cù lao An
Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Nhìn trên abnr đồ, tỉnh Bến Tre giống như hình rẻ quạt cso
đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lướn giống như nan quạt xòe rộng ra về phía
Biển Đông.
Về vị trí địa lý thì Bến Tre có điểm cực Nam ở vĩ độ 9
o
48’ bắc, điểm cực Bắc nằm
trên vĩ độ 10
o
20’ bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106
o
48’ Đông và điểm cực Tây nằm
trên kinh độ 105
o
57’ Đông. Diện tích tự nhiên của Bến Tre là 2.357 km
2
, dân số năm 2012 là
1258,5 ngàn người. Bến Tre bao gồm các đơn vị hành chính: thị xã Bến Tre và 7 huyện: Chợ
Lách, Mỏ Cày, Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri và Thạnh Phú.
Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 5 đến thang 10, mua khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong
năm từ 26 – 27
o
C. Lượng mưa trung bình từ 1.250 – 1.500 mm.
Do vị trí đại lý và quá trình hình thành, đất đai ở Bến Tre được chia thành 4 loại năm
trong 4 vùng khác nhau: đất phù sa, đất phèn, đất cát và đất mặn.

Đất phù sa: chiếm 26,9% diện tích toàn tỉnh (khoảng 66.471 ha), nằm trong các
huyện vùng ngọt phía Tấy như Chợ Lách, Châu Thành, bắc Giồng Chôm và Bắc Mở Cày.
Đất phù sa ở Bến Tre có thành phần cơ giới chu yếu là đất sét (50 – 60%), thường chua ở
tầng mặt, càng về phía biển tầng đất sâu càng có phẩn ứng trung tính hơn. Nhóm đất phù sa
ở Bến Tre có độ phì vào loại thấp, nguồn đạm tốt, nhưng nguồn dự trữ lân không đủ.
Đất phèn: chiếm 6,74% diện tích toàn tỉnh (khoảng 15.127 ha), phân bó rải rác trên
toàn tỉnh từ vùng ngọt, vùng lợ đến vùng mặn. Một số nơi ở vùng lợ và vùng mặn như Ba
4
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, sự xâm nhập mặn vào đất phèn trong mùa khô làm cho đất vừa
mặn vừa phèn, làm cho cây trồng khó sinh truognwr. Đất phèn ở Bến Tre thường có 2 dạng
chủ yếu: dạng có hữu cơ xen kẽ trong các tầng đất thường xuất hiện ở các khu vực thấp,
trũng ven sông lớn hay kênh rạch chằng chịt, dạng có ít hữu co thườn gặp ở các khu vực hơi
cao nơi có nhiều giồng cát.
Đất cát: chiếm 6,4 diện tích toàn tỉnh (khoảng 14.248 ha). Đây là loại đát hình thành
bởi tác động của dòng sông và sóng biển trong suốt quá trình lấn biển của vùng ửa sông.
Trong thành phần hóa học của đất cát có tỷ lệ sát khá cao so với các loại đất khác, ở những
nơi không có cây che phủ đất rất dễ bị thoát nước và tầng mặt thường rất khô. Đất cát
gioongd rất ít chất hữu cơ và nghèo dinh dưỡng, độ phì thấp, thiếu đạm nghiêm trọng.
Nhóm đất mặn: bao gồm các loại:
- Đất mặn ít, mặn từng thời kỳ: 37.630 ha.
- Đất mặn trung bình, mặn từng thời kỳ: 25.568 ha.
- Đất mặn nhiều, mặn từng thời kỳ: 14.297 ha.
- Đất mặn nhiều thường xuyên dưới rừng ngập mặn: 19.243 ha.
Chiếm diện tích lớn nhất so với các nhóm đất khác ở Bến Tre, nhóm đất mặn hình
thành chủ yếu từ trầm tích hỗn hợp sông - biển trong quá trình lấn biển, do đó mang dấu ấn
sâu sắc của tác động biển trong thành phần và tính chất của mỗi loại đất.
Các loại đất mặn ít và trung bình thường xuyên phân bố ở địa hình trung bình từ 0,8 đến 1,2
m cách xa biển và sông lớn. Loại đất này được canh tác khá lâu đời, mùa khô kiệt bị bỏ
trống, chế độ bốc hơi rất mạnh, nên đất đã bị kết vón ở độ sâu từ 80 – 100 cm (Ba Tri,

Thạnh Phú ).
Loại đất mặn nhiều, mặn từng thời kỳ thường phân bố ở địa hình thấp hơn, khi triều
cường nước tràn lên, khiến tầng đất mặt có độ mặn cao rất khó rửa nhanh vào đầu mùa mưa.
Ở tầng đất sâu 50 – 80 cm thường có lớp cát xám xanh của bãi thủy triều, có chứa mica và
nhiều mảnh vỡ vôi gốc biển.
Loại đất mặn nhiều thường xuyên dưới rừng ngập mặn, phân bố thành dải dọc ven
biển Bến Tre, dưới các thảm rừng sú, vẹt, mắm mà ngày nay đã bị tàn phá nhiều, bị ngập
5
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
thường xuyên do triều, đất thường có độ mặn rất cao, lầy thụt, không thuận lợi cho các loại
cây trồng nông nghiệp.
Chiếm diện tích 96.739 ha (tỉ lệ 43,11% diện tích toàn tỉnh) phân bố hầu hết ở các
huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Tùy theo mức độ và thời gian nhiễm mặn,
nhóm đất mặn ở Bến Tre được chia thành 4 loại:chiếm diện tích 15.127 ha (tỷ lệ 6,74% diện
tích toàn tỉnh) phân bố rải rác trên toàn Bến Tre, từ vùng ngọt, vùng lợ đến vùng mặn. Căn
cứ vào sự xuất hiện tầng phèn (tầng Jarosite) và tầng sinh phèn (tầng Pyrite), cũng như độ
sâu xuất hiện của các tầng này, nhóm đất phèn ở Bến Tre được chia làm 2 nhóm phụ.: chiếm
diện tích 66.471 ha (26,9% diện tích toàn tỉnh) phân bố tập trung ở các huyện vùng ngọt phía
tây (Chợ Lách, Châu Thành, bắc Giồng Trôm và bắc Mỏ Cày).
Tổng diện tích đất tự nhiên của Bến Tre khoảng 2.357 km
2
, trong đó đất dùng cho sản
xuất nông nghiệp là 136.795 ha (chiếm 58%). Trên diện tích đất nông nghiệp có 51.405 ha
trồng cây hàng năm và 85.390 ha trồng cây lâu năm, còn lại là diện tích đất lâm nghiệp
(6.421 ha), đất nuôi trồng thủy sản (36.294 ha), đất làm muối…
Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 6000 km,
tạo thuận lợi cho giao thông thỉu, tọa ra nguồn thỉu sản phong phú, nước tưới cho cây trồng,
tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông đường bộ cũng như việc cấp nước vào
mùa khô, khi thủy triều Biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch.
Với những điều kiện tự nhiên như vậy nên Bến Tre có những lợi thế về nông nghiệp

từ cây lúa đến các loại cây ăn trái, đặc biệt là cây dừa, mía, bưởi…nuôi trồng và đanh bắt
thủy hải sản kết hợp với phát triển du lịch.
Nông nghiệp tỉnh Bến Tre trong những năm qua đã phá triển khá nhanh, tốc đột tăng
trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hằng năm là trên 5%, trong đso ngành chăn
nuôi chiếm tỉ trọng khoảng 40%, ngành trồng trọt chiếm khoảng 60% và đang có xu hướng
giảm do sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi góp phần trong tăng trưởng về
giá trị của ngành chăn nuôi.
Trong cơ cấu ngành trồng trọt thì tỉ trọng cây ăn trái chiếm cao nhất (khoảng 51,3%),
đứng thứ 2 là cây lương thực (khoảng 24,2%), cây công nghiệp chiếm 14,4%. Diện tích cây
ăn trái tăng nhanh và đạt trên 41.000 ha (năm 2012). Cơ cấu cây ăn trái được phát triển theo
6
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
hướng đa dạng hóa sản phẩm, trong đó chú ý tăng tỉ trọng các cây thuộc nhóm có múi (bưởi,
cam, quýt…), ổn định tỉ trọng các cây đặc sản, tập trung đẩy mạnh diện tích trồng các loại
cây ăn trái có giá trị cao….
1.2. Giới thiệu về Bưởi Da Xanh Bến Tre
Nguồn gốc cây Bưởi Da Xanh
Giống Bưởi Da Xanh có nguồn gốc tại huyện Mỏ Cày trước năm 1975, được trồng ở
Mỹ Thạnh An, vì chất lượng vượt trội so với các giống bưởi khác nên được gìn giữ và nhân
rộng và tiếng thơm Bưởi Da Xanh Mỹ Thạnh An lần đầu được biết đến sau hội thi trái ngon
năm 1996. Tuy nhiên, mãi đến năm 2000 trên thị trường mới biết nhiều đến giống Bưởi Da
Xanh này. Hiện nay, cây bưởi đang được phát triển mạnh ở khu vực ĐBSCL và nổi trội là ở
tỉnh Bến Tre.
Đặc điểm sinh học của cây Bưởi Da Xanh
Cây bưởi có tên khoa học là (Citrus maxima (Burm.) Merr.), thuộc chỉ Citrus, nhóm
cam quýt, họ Rutaceae, là loại cây được trồng lâu đời và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam
Việt Nam.
Bưởi là loại trái cây có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và y học. Trong 100g phần ăn
được của quả bưởi chứa 59 calo năng lượng; nhiều chất khoáng như: Ca, P, Fe và nhiều loại
vitamin như: vitamin A, vitamin B1, vitamin B2 và vitamin C. Bưởi giúp dễ tiêu hóa và lưu

thông máu góp phần hỗ trợ sức khỏe con người. Cây bưởi dễ trồng, ít bị bệnh, tuổi thọ cao
và có giá trị kinh tế.
Cây Bưởi Da Xanh có đặc tính sinh trưởng khá, dạng tán hình tròn, phiến lá phủ một
phần lên đáy cánh lá, bìa lá có răng cưa tròn và rõ, ít lông tơ, màu lá xanh đậm. Cây có khả
năng cho trái từ 2 đến 3 năm sau khi trồng nếu được chăm sóc tốt (đối với cây chiết cành và
cây ghép). Thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 7 – 8 tháng. Năng suất có thể
trên 100 trái/cây/năm (cây khoảng 14 năm tuổi), năng suất tương đối ổn định.
Trái Bưởi Da Xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,2 – 2,5 kg/trái; vỏ có màu
xanh đến xanh hơi vàng khi chín, dễ lột và vỏ khá mỏng (14 – 18 mm); tép bưởi màu hồng
đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi; có nhiều hạt bên trong, nước quả khá ngon, vị ngọt
không chua (độ brix: 9,5 – 12%); mùi thơm; không hạt.
7
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
Yêu cầu sinh thái
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất để cây bưởi sinh trưởng và phát triển từ 23 - 29oC.
- Ánh sáng: Cường độ ánh sáng thích hợp là tương đương nắng sáng lúc 9 giờ.
- Nước: Cây bưởi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng cũng không
chịu ngập úng. Trong mùa nắng và những ngày khô hạn trong mùa mưa, cần phải tưới nước
để duy trì sự phát triển nhanh của cây. Độ mặn trong nước tưới không quá 0,2% (2g/lít
nước).
- Đất trồng: Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung
bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH nước từ 5,5- 7, có hàm lượng hữu cơ cao
> 3%, ít bị nhiễm mặn, mực thủy cấp dưới 0,8 m.
So sánh Bưởi Da Xanh với một số giống bưởi khác ở Bến Tre:
Bưởi Lông Hồng: còn được gọi là bưởi Lông Cổ Cò, có nguồn gốc ở huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang. Trước đây nhà vườn ở xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè thường chở Bưởi đến
bán ở chợ Cổ Cò dọc Quốc lộ 1 nên dần thành quen. Mặc dù không được nổi tiếng như bưởi
Năm Roi và chất lượng không được ngon như Bưởi Da Xanh nhưng năng suất cao, dễ trồng
lại ít sâu bệnh tấn công. Hiện nay giống bưởi này được trồng phổ biến ở các tỉnh Tiền Giang,
Vĩnh Long, Bến Tre. Giống bưởi này có một lớp lông nhung ở đọt non, lá non và trái non, sẽ

tự mất dần khi cành, lá và trái phát triển.
Cây bưởi Lông Hồng có khả năng sinh trưởng khá mạnh, tán hình tròn, phiến lá hình
elip, màu xanh đậm, trên bề mặt lá có lớp lông tơ mịn. Cây sẽ cho trái từ 2,5 đến 3,5 năm
sau khi trồng, mùa thu hoạch rải rác quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 8 đến
tháng 12 hàng năm. Thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch 7 – 7,5 tháng, năng suất cao,
cây 7 năm tuổi có thể cho 100 trái hoặc hơn.
Trái bưởi Lông Hồng có trọng lượng trung bình 0,9 – 1,5 kg, trái có hình giống trái
lê, cân đối, vỏ màu xanh lẫn vết hoe vàng, nhìn kỹ có lớp lông mịn và dễ lột. Ruột bưởi có
múi/tép màu hồng, có nhiều hạt bên trong, một số dòng không có hạt, về điểm này cần lưu ý
để tránh nhầm lẫn với Bưởi Da Xanh. Khi ép tỉ lệ nước cho khá cao (hơn 40%), vị ngọt chua
hài hòa, hơi đắng (điểm này khác với bưởi Năm Roi và Bưởi Da Xanh).
8
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
Bưởi Năm Roi:có nguồn gốc xã Long Truyền, Châu Thành A, Cần Thơ. Tuy nhiên
có người cho rằng bưởi Năm Roi đã đươck trồng tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, Vĩnh
Long từ năm 1925. Trước đây, giống bưởi này rất nổi tiếng, có thể xem như đặc sản của
vùng ĐBSCL. Hiện nay giống bưởi này đã được trồng rộng rãi ở các tỉnh Vĩnh Long, Tiền
Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang.
Cây bưởi Năm Roi sinh trưởng khá, atsn hình tròn, phiến lá hình trứng và cánh lá
hình quả tim, mặt treenc ủa lá có màu xanh đậm. Cây có thể cho trái sau 2 – 2,5 năm sau khi
trồng nếu được chăm sóc tốt, thời gian ra hoa đến khi thu hoạch là 7 – 7,5 tháng. Năng suất
khá cao, cây 10 năm tuổi có thể cho 100 trái. Mùa thu hoạch quanh năm, tập trung nhiều thất
từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau, trùng với dịp tết Nguyên Đán, vì giống này có dạng trái đẹp,
màu sắc vàng tươi nên dễ bán vào dịp lễ tết để chưng mam ngũ quả.
Trái bưởi Năm Roi có trọng lượng từ 0,8 – 1,8 kg, dạng trái hình trái lê, vỏ màu xanh
vàng đến vàng tươi khi chín, dễ lột. Thịt bưởi có màu vàng nhạt, không có hoặc ít hạt, trong
các con tép bó chặt, dễ tách khỏi vách múi và nhiều nước, nước ép có vị ngọt chua, mùi
thơm, không có vị đắng.
2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BƯỞI
2.1. Thị trường bưởi VN và Bến Tre

Bưởi được trồng khá phổ biến ở VN từ Bắc tới Nam, trong đó Tây Nam Bộ là vùng
có diện tích và sản lượng lớn nhất. Trên thế giới bưởi được trồng chủ yếu ở vùng Đông Nam
Á và Trung Quốc, hai quốc gia có sản lượng và cung bưởi (bưởi đơn – pomelo) cao nhất là
9
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
Trung Quốc và VN, tuy nhiên chất lượng bưởi Trung Quốc không bằng VN và chỉ có thể thu
hoạch vào vụ mùa chính từ tháng 9 đến tháng 12, còn bưởi VN có thể cho thu hoạch quanh
năm, đặc biệt là vùng phía Nam.
Bưởi VN khá đa dạng về chủng loại và mẫu mã như da xanh, Năm Roi, Lông Cổ Cò,
Tân Triều, Thanh Trà, Diễn, Đoan Hùng Trong đó Bưởi Da Xanh được đánh giá là ngon
và bắt mắt nhất. Hiện này, Bưởi Da Xanh có mức giá cao nhất so với các loại bưởi khác, do
vậy nông dân các tỉnh đang gia tăng diện tích Bưởi Da Xanh, đặc biệt là Bến Tre với dự án
4000 ha (Bảng 1). Trước đây, Bưởi Da Xanh được trồng chủ yếu ở Bến Tre và các tỉnh lân
cận như Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, tuy nhiên hiện nay nhiều tỉnh miền Đông Nam
Bộ và thậm chí các tỉnh Nam Trung Bộ đang gia tăng diện tích Bưởi Da Xanh.
Phân khúc thị trường tiêu thụ Bưởi Da Xanh nội địa hiện nay chủ yếu là các đối
tượng người tiêu dùng có thu nhập khá trở lên, đặc biệt là các vùng thành thị như TP.HCM
và Hà Nội. Kênh phân phối chủ yếu là các cửa hàng bán lẻ trái cây cao cấp. Kênh siêu thị,
đại siêu thị và hệ thống của hàng tiện ích thường không ổn định.
2.2. Phân tích thị trường bưởi quốc tế
10
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
Thị trường thế giới
Bưởi là một loại trái cây khá phổ biến trên thế giới và sản lượng sản xuất khá lớn.
Theo số liệu của tổ chức FAO, sản lượng bưởi (bao gồm bưởi đơn và bưởi chùm) toàn thế
giới năm 2011 là hơn 7.893 ngàn tấn, và tăng đều qua các năm. Các quốc gia có sản lượng
bưởi lớn nhất là Trung Quốc hơn 3.610 ngàn tấn chiếm 50% sản lượng, kế đó là Mỹ, Nam
Phi, Mexico và Thái Lan; VN đứng thứ 22 thế giới về xuất khẩu bưởi với hơn 26 ngàn tấn
năm 2011. (Bảng 2).
Giá trị xuất khẩu bưởi thế giới năm 2011 là hơn 894 triệu USD, trong đó các quốc gia

xuất khẩu hàng đầu thế giới là Mỹ, Hà Lan, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc; VN đứng
thứ 21 thế giới về xuất khẩu bưởi (Bảng 3).
Giá trị nhập khẩu bưởi thế giới năm 2011 là hơn 1.023 triệu USD và gia tăng đều qua
các năm kể từ 2006 tới 2011. Các quốc gia nhập khẩu nhiều nhất là Hà Lan, Nhật, Nga,
Pháp và Đức (Bảng 4). Trong đó, đáng chú ý là Hà Lan, quốc gia này vừa là quốc gia xuất
11
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
khẩu lớn thứ hai, nhưng đồng thời cũng là quốc giá nhập khẩu lớn nhất thế giới. Điều đó thể
hiện phần lớn sản lượng bưởi nhập khẩu của Hà Lan nhằm mục đích xuất khẩu.
Thị trường Nhật
Nhật với dân số hơn 127 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội đạt 5.459 ngàn tỷ USD
năm 2010, là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Hơn nữa, Nhật có điều kiện tự nhiên không
thuận lợi để canh tác các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là trái cây. Trái cây tại Nhật có giá
khá cao, người tiêu dùng rất ưa chuộng các sản phẩm tự nhiên như trái cây, tuy nhiên yêu
cầu của thị trường Nhật về mẫu mã, phẩm cấp và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là rất
cao. Theo số liệu của FAO, Nhật là một trong những quốc gia nhập khẩu bưởi lớn nhất thế
giới và đạt mức cao nhất là vào năm 2004 với khối lượng nhập khẩu lên tới hơn 288 ngàn
tấn chiếm hơn 28% tổng sản lượng nhập khẩu bưởi. Hàng năm, Nhật nhập khẩu hơn 174
ngàn tấn bưởi, nguồn nhập khẩu chính là từ Mỹ với hơn 124 ngàn tấn, chiếm hơn 71% tổng
khối lượng nhập khẩu; thứ hai là từ Nam Phi với hơn 25%, từ Isreal 2% và Switzeland là
1,3%. Thời gian gần đây, Việt Nam đã nhận được một số đơn hàng nhập khẩu Bưởi Da
Xanh từ Nhật Bản, nhận thấy đây là một cơ hội tốt mà chúng ta cần tận dụng để đưa sản
phẩm Bưởi Da Xanh của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và thị trường Nhật Bản
nói riêng.
3. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NHẬT
3.1. Sơ lược về nước nhật :
Về điều kiện tự nhiên, Nhật Bản là một quần đảo trên 3000 đảo phía ngoài lục địa
châu Á, Diện tích la: 377.834km²
Dân số 126,8 triệu người
Thủ đô: Tokyo

Các thành phố chính: Osaka, Nagôya, Sappôrô, Kôbe
Tôn giáo chủ yếu đạo Phật.
Đất nước này nằm ở phía Đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển
Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam.
12
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.với 4 mùa rõ rệt, Nhật Bản tự hàolà một
đảo quốc với thiên nhiên tuyệt đẹp được đánh giá là 1 trong 10nước đẹp nhất thế giới. Mùa
xuân vào tháng 4 với hoaSakura, nở rộ làm ngây ngất lòng người, mùa thu với bức tranh đổi
màu của lá –Momiji, mùa đông với thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa lâu năm,
Nhật Bản ngày càng thu hút nhiều du học sinh đến học tập và làm việc.
Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido, Honshu, Shikoku
và Kyushu. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa. Nhật Bản là quốc gia có
dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người, bao gồm thủ đô Tokyo và
một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh
sống.
Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồngđỏ,
kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập
khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì
quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúagạo, nên khoảng một nửa số lương
thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Tuy là một quốc gia rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng mà Nhật Bản luôn
là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nhệ và đứng thứ 2 thế giới về tổng sản
phẩm nội địa và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng,
xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành
viên của tổ chức liên hợp quốc .
3.2. Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 21/9/1973
- Sau năm 1975, hai bên trao đổi Đại sứ quán;
- Năm 1992, Nhật Bản mở lại viện trợ cho Việt Nam. Từ đó đến nay, các mối quan hệ kinh

tế, chính trị, giao lưu văn hoá… được mở rộng; sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước từng
bước được tăng lên.
Về chính trị:
Hàng năm, hai nước đều có các cuộc gặp cấp cao. Lãnh đạo Nhật Bản thăm Việt
Nam: có các Thủ tướng: Murayama (8/1994), Hashimoto (1/1997), Obuchi (12/1998),
13
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
Koizumi (4/2002). Tháng 10/2004,Thủ tướng Koizumi dự Hội nghị Cấp cao ASEM 5 tại Hà
Nội, Thủ tướng Abe thăm Việt Nam dự Cấp cao APEC (11/2006). Hoàng tử Nhật Bản
Akishino thăm Việt Nam (6/1999), Hoàng Thái tử Nhật Bản Naruhito (2/2009).
Lãnh đạo Việt Nam thăm Nhật Bản: Tổng Bí thư Đỗ Mười (năm 1995), Tổng Bí thư
Nông Đức Mạnh (10/2002), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (4/1993), Thủ tướng Phan Văn Khải
thăm chính thức năm 1999 và sau đó thăm làm việc 2001, 4/2003, 12/2003, 6/2004 và ghé
thăm tháng 7/2005. Tháng 10/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhật
Bản; thăm và làm việc 5/2009, 11/2009. Tháng 11/2007, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ
Việt-Nhật, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Nhật Bản cấp Nhà nước. Tháng 3/2008,
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Nhật Bản. Tháng 9/2008, Uỷ viên
Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm
nghị sỹ hữu nghị Việt-Nhật Hồ Đức Việt thăm Nhật Bản, tham dự "Tuần lễ Việt Nam 2008
tại Nhật Bản". Tháng 4/2009, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Nhật Bản.
Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí xây dựng quan hệ Việt Nam - Nhật
Bản theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Trong chuyến thăm Việt Nam
tháng 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung “Vươn tới tầm cao
mới của quan hệ đối tác bền vững”. Tháng 10/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm
chính thức Nhật Bản mở ra một giai đoạn mới “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và
phồn vinh ở Châu Á”. Tiếp đó, trong chuyến thăm Nhật Bản cấp Nhà nước 11/2007, Chủ
tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Yasuo Fukuda ký Tuyên bố chung “Làm sâu sắc
hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác
chiến lược”. Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản 4/2009, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
và Thủ tướng Aso Taro nhất trí ra "Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam

- Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á".
- Hai bên đã trao đổi Tuỳ viên quân sự, mở Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ
Chí Minh; Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka (3/1997) và Fukuoka (tháng 4/2009).
Tháng 5/2007, hai bên thành lập Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật do hai Bộ trưởng Ngoại giao
làm đồng Chủ tịch, đến nay đã họp 3 phiên (5/2007 và 1/2010 tại Tokyo; 7/2008 tại Hà Nội).
14
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
- Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào
khu vực và thế giới (APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OEDC giúp Việt Nam về kỹ
thuật ); Hai bên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế quan trọng, trong đó có Liên Hợp
Quốc (LHQ).
3. Quan hệ kinh tế:
Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
- Mậu dịch: Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Những mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là thuỷ sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, than đá, đồ
gỗ… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; vải các loại; linh kiện ôtô; nguyên liệu dệt,
da…
Kim ngạch mậu dịch Việt Nam - Nhật Bản
(Đơn vị: tỷ USD)

Xuất sang Nhật
Nhập từ Nhật
Cán cân mậu dịch
Tổng kim ngạch
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Website Bộ Ngoại giao Nhật Bản)
- Về thương mại: Quý I/2010, kim ngạch thương mại hai nước đạt 3,52 tỷ USD. Năm 2008,
đạt 16,78 tỷ USD (vượt mục tiêu đạt 15 tỷ vào năm 2010 nêu trong Tuyên bố chung Việt-
Nhật (10/2006); năm 2009 giảm xuống mức 13,76 tỷ USD do chịu tác động của khủng
hoảng kinh tế thế giới (Số liệu: Tổng cục Hải quan Việt Nam).

- Về Đầu tư trực tiếp FDI Nhật Bản vào Việt Nam, tính đến 20/4/2010, Nhật Bản có 1.211
dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 19,34 tỷ USD,
đứng thứ 3/84 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, sau Đài Loan, Hàn Quốc.
Riêng năm 2010, tính đến ngày 20/5/2010, có 34 dự án mới với tổng số vốn 1,1 tỷ USD,
đứng thứ 3 sau Hà Lan, Hàn Quốc trong số 36 quốc gia (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ
KH&ĐT).
15
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
- Từ tháng 6/2008, hai bên đã bắt đầu thực hiện giai đoạn III Sáng kiến chung Việt - Nhật
nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, hỗ trợ thúc
đẩy tam giác phát triển và hành lang Đông - Tây cũng như hợp tác trong GMS, nghiên cứu
giúp giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
- Viện trợ phát triển chính thức ODA: Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.
Từ năm 1992 đến nay, Nhật Bản đã cam kết khoảng 16 tỷ USD ODA cho Việt Nam, trong
đó tài khóa 2009 (khoản vay Yên) đạt 145,613 tỷ Yên cao nhất từ trước đến nay, tỷ lệ giải
ngân: 13,8%.
Hai nước đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) ngày 25/12/2008, có
hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật-ASEAN, VJEPA tạo
khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Hai bên lập Diễn đàn trao đổi thông tin về quy chế kinh tế thị trường tại Việt Nam, đã họp
lần đầu tiên nhân cuộc họp Uỷ ban Hợp tác Việt-Nhật lần thứ 3 tại Tokyo (1/2010).
Viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam
Đơn vị: Tỷ Yên
Năm
Khoản vay Yên
Viện trợ không hoàn lại
Hợp tác kỹ thuật
(Nguồn: Website Bộ Ngoại giao Nhật Bản)
Các Hiệp định đã ký giữa hai nước:
Các Hiệp định vay ODA hàng năm (từ 1992)

Hiệp định Hàng không (5/1994)
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (9/1995)
Hiệp định hợp tác kỹ thuật (10/1998)
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (12/2004)
Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ (8/2006)
Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật VJEPA (25/12/2008).
Một số thoả thuận khác:
Biên bản về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật (10/1996).
16
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
Sáng kiến chung Việt - Nhật về cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam (11/2003),
giai đoạn hai (7/2006), giai đoạn 3 (6/2008).
Tuyên bố chung giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao “vươn tới tầm cao mới của mối quan
hệ đối tác bền vững” 7/2004.
Tuyên bố chung về hợp tác IT Việt Nam-Nhật Bản (6/2004).
Thoả thuận hợp tác giữa Học viện quan hệ quốc tế Việt Nam và Viện nghiên cứu các
vấn đề quốc tế Nhật Bản (2/2005).
Tuyên bố chung hợp tác du lịch giữa Tổng cục Du lịch và Bộ Lãnh thổ, Hạ tầng và
Vận tải Nhật Bản 4/2005.
Tuyên bố chung giữa hai Thủ tướng Việt Nam-Nhật Bản “hướng tới quan hệ đối tác
chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” 10/2006.
Bản ghi nhớ về việc thành lập Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản (5/2007).
Tuyên bố chung làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản và Chương trình
hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược được ký nhân chuyến thăm Nhật Bản của Chủ
tịch nước Nguyễn Minh Triết (11/2007).
Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
ký kết giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Kinh tế-Thương mại-Công
nghiệp Nhật Bản (METI) (12/2008) .
Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Aso Taro "Về quan
hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á" (4/2009).

3.3. Tình hình nhập khẩu trái cây tại Nhật :
Thị trường rau củ quả tươi của Nhật trước đây chủ yếu do các nhà cung cấp nội địa
cung cấp, với số lượng sản phẩm nhập khẩu có giới hạn. Tuy nhiên, do tính cạnh tranh của
mặt hàng nội địa giảm, ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, và việc mở
cửa thị trường nhập khẩu, Nhật hiện đang gia tăng sản lượng nhập khẩu để đảm bảo cung
ứng đủ nhu cầu nội địa. Việc tự cung các mặt hàng thực phẩm của Nhật còn rất thấp, tỷ lệ
dựa trên mức năng lượng cung cấp chỉ chiếm khoảng 39% vào năm 2012. Theo bộ Nông
nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp của Nhật (MAFF), tổng lượng cung dựa trên giá trị năng
17
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
lượng theo đầu người trong một ngày vào năm 2012 cho rau củ là 73kcal (nguồn cung nội
địa: 55kcal) và cho quả là 63kcal (nguồn cung nội địa: 21kcal).
Trận động đất và sóng thần vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 gây nên thiếu hụt trong
nguồn cung rau củ quả ở khu vực Đông Bắc, lại nảy sinh thêm những vấn đề liên quan đến
an toàn vệ sinh thực phẩm và nguy cơ nhiễm xạ đối với rau củ quả nội địa, nên nhu cầu cho
sản phẩm nhập khẩu tăng cao. Mặc dù sau đó, năng suất thu hoạch ở vùng Đông Bắc có tăng
lên đáng kể do những cố gắng khôi phục của chính phủ, nhưng giá thành sản phẩm lại cao và
những e ngại dành cho sản phẩm rau củ quả được trồng ở vùng Đông Bắc vẫn tồn tại.
Thêm vào đó, giá của các sản phẩm nội địa vẫn cao hơn rất nhiều so với sản phẩm nhập
khẩu, do hiệu quả trồng trọt thấp hơn các nước khác: sản xuất trên các vùng nhỏ lẻ, giá nhân
công cao. Nhu cầu của người Nhật dành cho các sản phẩm nhập khẩu vẫn cao, song song đó
vẫn có nhiều khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm nội địa. Người tiêu dùng
Nhật vẫn cho rằng sản phẩm nội địa an toàn và có chất lượng cao hơn sản phẩm nhập khẩu.
Qua đó có thể thấy được những sản phẩm có chất lượng, tươi ngon và an toàn vẫn có chỗ
đứng vững vàng trong thị trường Nhật.
Tổng giá trị rau củ tươi nhập khẩu vào Nhật bản trong năm 2012 là 98,1 tỷ yên, tăng
11% so với năm trước. Sản phẩm chính là hành, bí đỏ, cà rốt, tỏi tây, bông cải xanh và cây
ngưu bàng – những sản phẩm có thể trồng được ở Nhật. Trung Quốc và Hoa Kỳ là những
nước xuất khẩu rau củ nhiều nhất đến Nhật, chiếm khoảng 50% lượng rau củ nhập khẩu vào
Nhật.

Tổng giá trị trái cây tươi nhập khẩu vào Nhật Bản trong năm 2012 là 1,685,573 tấn,
trị giá 162 tỷ yên, giảm khoảng 6% về giá trị và sản lượng so với năm trước. Những sản
phẩm nhập khẩu chính là chuối, bưởi, thơm, cam, kiwi và chanh. Mặc dù những loại trái cây
này vẫn trồng được ở Nhật, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. 90% thơm và
chuối nhập khẩu vào Nhật là từ Philipines, 95% kiwi nhập từ New Zealand, trên 96% bưởi
nhập từ Hoa Kỳ và Nam Mỹ, và 90% cam nhập từ Hoa Kỳ và Úc. Có thể thấy, chỉ có một
vài nước chiếm ưu thế trong việc nhập khẩu trái cây vào Nhật tính đến thời điểm hiện nay.
3.4. Những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của các nhà nhập khẩu Nhật
18
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
Chính phủ Nhật Bản cấm các nhà nhập khẩu nhập khẩu các loại trái cây, rau củ vẫn
còn dính đất, hoặc có dấu hiệu của sâu, bệnh.
Theo thủ tục kiểm dịch được chỉ định của Luật Bảo vệ thực vật, các loại rau tươi và trái cây
được kiểm tra bởi Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và (MAFF) Trạm Bảo vệ thực vật thủy sản.
Điều này bao gồm cả việc kiểm tra vệ sinh dịch tễ để dò ra các loại sâu bệnh, thực vật có
hại,dư lượng hóa chất
Ngày 29 tháng năm 2006, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (MHLW) đã giới thiệu một
hệ thống danh sách cho hóa chất nông nghiệp được tìm thấy trong các loại thực phẩm. Danh
sách này cấm phân phối các loại thực phẩm có chứa hóa chất nông nghiệp trên một mức độ
giới hạn dư lượng tối đa (MRLs). Hóa chất nông nghiệp bao gồm thuốc trừ sâu, chất phụ gia
thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.
Hệ thống này được dựa trên luật vào một phần Sửa đổi Luật vệ sinh thực phẩm (Luật
số 55 năm 2003), trong đó yêu cầu MHLW áp dụng các biện pháp này trong vòng ba năm
sau khi công bố Luật vệ sinh thực phẩm sửa đổi (30 tháng năm 2003).
3.5. Thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của người Nhật:
Đòi hỏi cao về chất lượng: Sống trong môi trường có mức sống cao nên người tiêu
dùng. Nhật Bản đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ tin cậy và an
toàn của trái cây,
Đối với người tiêu dùng Nhật, giá cả là một tín hiệu của chất lượng. Họ sẵn sàng trả
giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt ví dụ như những sản phẩm có

hương vị hấp dẫn và tươi mới còn những sản phẩm chất lượng thấp thì dù rẻ người Nhật
cũng không mua. Yêu cầu về chất lượng còn bao gồm các dịch vụ hậu mãi như bảo hành,
thời gian khắc phục lỗi của sản phẩm Một đặc điểm của người Nhật Bản là coi trọng các
tiêu chuẩn Nhật Bản, tiêu biểu là tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS) và tiêu chuẩn công
nghiệp Nhật Bản (JIS). Chúng được coi trọng hơn cả các tiêu chuẩn quốc tế.
Nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày: Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu
cầu hàng chất lượng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tốt mà
còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý. Những năm 80, người Nhật sẵn sàng bỏ nhiều tiền để
mua những hàng hóa cao cấp có nhãn mác nổi tiếng, nhưng từ sau khi nền "kinh tế bong
19
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
bóng" sụp đổ năm 1991, nhu cầu hàng hóa rẻ hơn đã tăng lên. Tuy nhiên, người tiêu dùng
Nhật Bản vẫn có thể trả tiền cho những sản phẩm sáng tạo, chất lượng tốt mang tính thời
thượng hay loại hàng được gọi là "hàng xịn". Tâm lý này cho đến nay vẫn không thay đổi
nhiều lắm. Các bà nội trợ Nhật Bản vẫn đi chợ hàng ngày, họ là lực lượng quan trọng ảnh
hưởng đến thị hiếu tiêu dùng, họ hay để ý đến biến động giá và các mẫu mã mới. Người
Nhật sẽ trả tiền để mua các hàng hóa có nhãn hiệu nổi tiếng, có chất lượng cao và thể hiện
địa vị. Khách hàng có xu hướng ngày càng quan tâm đến việc mua các nhãn hàng hóa có
chất lượng và giá trị.
Quan tâm đến môi trường sinh thái: Gần đây, mối quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm
môi trường ngày càng cao đã nâng cao ý thức sinh thái và bảo vệ môi trường của người tiêu
dùng. Các cửa hàng và doanh nghiệp đang loại bỏ việc đóng gói quá dáng, các vỏ sản phẩm
được thu hồi và tái chế, các sản phẩm dùng 1 lần ngày càng ít được ưa chuộng.
3.6. Môi trường cạnh tranh :
Bưởi hiện giờ Nhật nhập chủ yếu từ Hoa Kỳ (số liệu năm 2010), Thổ Nhĩ Kỳ cũng
bắt đầu giới thiệu sản phẩm bưởi của họ vào Nhật
Đối với các sản phẩm rau củ quả, Hoa Kỳ vẫn là người dẫn đầu thị trường truyền
thống. Hoa Kỳ là một trong những nhà xuất khẩu chính sang thị trường Nhật Bản của các
sản phẩm rau củ quả tươi. Trung Quốc và một số nước châu Á, Nam Á cũng trở thành nguồn
cung cấp chính, tăng trưởng cả về mặt sản lượng lẫn chủng loại rau củ quả nhập khẩu vào thị

trường Nhật Bản.
Trung Quốc được đánh giá là nhà cung cấp rau củ quả giá rẻ nhất vào thị trường Nhật
Bản – khiến những nhà cung cấp ở các nước khác khó lòng cạnh tranh được. Tuy nhiên,
cũng có nhiều trường hợp sản phẩm Trung Quốc bị cấm nhập khẩu vào Nhật Bản do chứa
chất hóa học nhiều hơn mức quy định.
Sản phẩm của Việt Nam sẽ phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh rất mạnh như
Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc… Các nhà cung cấp đến từ những quốc gia này cũng đang tận
dụng lợi thế thời vụ bằng cách cung cấp những loại sản phẩm tương tự nhau nhưng với mức
giá cạnh tranh hơn.
4. PHÂN TÍCH SWOT SẢN PHẨM BƯỞI DA XANH BẾN TRE
20
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
4.1. Điểm mạnh
• Với ưu thế điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn nước, đất đai màu mỡ, Bến Tre từ lâu nổi
tiếng về việc trồng bưởi, những vườn bưởi, sản xuất và cung cấp nhiều loại bưởi ngon
được thị trường trong nước ưa chuộng ( nhất là bưởi năm roi , Bưởi Da Xanh,…)
• Nhà vườn có kinh nghiệm trồng cây ăn trái lâu năm, nhà vườn ngày càng nhận thức
được tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất. Nhằm nâng cao
chất lượng, sản lượng và giảm được chi phí đầu tư.
• Có sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật từ chính quyền địa phương và các ban, ngành có liên quan.
• Bưởi là loại cây ăn quả khó trồng , quả có giá cao, dễ bảo quản và tiêu thụ , là loại cây
trồng có tuổi thọ cao, chu kỳ khai thác kinh doanh kéo dài hàng chục năm.Vì vậy , đây
là địa điểm tốt trong việc trồng , kinh doanh và sản xuất bưởi.
• Bưởi Da Xanh có chất lượng ngon rất được người tiêu dùng ưa chọn, ngoài ra Bưởi Da
Xanh còn có tác dụng chữa bệnh, giá cả Bưởi Da Xanh ổn định tương đối cao.
4.2. Điểm yếu
• Đa số nhà vườn sản xuất mang tính tự phát, theo phong trào. Điều này sẽ làm cho sản
xuất manh mún, nhỏ lẻ, khó kiểm soát. Vì vậy, dẫn đến lượng hàng tiêu thụ lúc thừa, lúc
thiếu.
• Người sản xuất thiếu thông tin thị trường

• Nguồn cây giống được nhân để phục vụ chương trình phát triển Bưởi Da Xanh của tỉnh
chủ yếu vẫn là cây chiết cành từ nhiều nguồn cây giống khác nhau. Bên cạnh có một số
vườn trồng từ cây tháp trên gốc bưởi, gốc cam mật… Hiện nay, các nhà khoa học, các
nhà quản lý và nhà vườn trồng Bưởi Da Xanh chưa thống nhất về quy trình nhân giống
để tạo ra thế hệ cho sản phẩm đồng nhất về chất lượng và mẫu mã nhằm đáp ứng thị
trường hiện nay. Trên cùng một cây cho trái nhưng cho nhiều dạng trái, chất lượng
không đồng nhất, do bị lai với các cây có múi khác.
• Nguồn cung cấp bưởi cho doanh nghiệp với công nghệ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế
biến,bảo quản lạc hậu chủ yếu dựa trên kinh nghiệm là chính. Kết quả chất lượng bưởi
không đồng nhất, chưa đáp ứng được tieu chuẩn khắt khe của thị trường Nhật.
• Tỷ lệ hao hụt trong khâu thu hoạch và bảo quản lớn dẫn tới giá thành trái cây cao.
• Việc xuất khẩu bưởi không ổn định do chưa có nguồn hàng cung cấp thường xuyên, chủ
yếu theo mùa vụ tự nhiên .
21
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
• Doanh nghiệp còn hạn chế về trình độ, nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu rau quả tươi,
thiếu thông tin về thị trường và giá cả, phương thức thanh toán chưa phù hợp với thông
lệ quốc tế.
• Thiếu đội ngũ có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu : tìm hiểu và xâm nhập thị
trường , cũng như cơ chế pháp lý và các rào cản kỹ thuật xâm nhập thị trường nước
ngoài, đặc biệt là thị trường khó tính như Nhật Bản.
• Trong khi doanh nghiệp chưa tìm được giải pháp bảo quản bưởi tốt, hạn chế khả năng
đưa bưởi tươi vào thị trường Nhật. Làm tăng chi phí vận chuyển , bảo hiểm hàng khi vận
chuyển.
4.3. Cơ hội
• Việt Nam là thành viên của WTO, lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thu được từ hội nhập là
thị trường xuất khẩu thuận lợi cho Việt Nam mở rộng.
• Nhu cầu thị trường về bưởi tươi và các chế biến từ bưởi tăng cao trong những năm gần
đây cả trong và ngòai nước do những đặc tính và công dụng tốt của trái bưởi lên sức
khỏe con người (giảm choresterol, tăng vitamin C, chống sơ vữa thành mạch máu…)

• Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, định hướng phát triển;
các ngành, các cấp phối hợp tốt công tác quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất Bưởi Da
Xanh. Chương trình thành lập chuỗi giá trị cho mặt hàng rau quả của Việt Nam từ nay
đến năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng sẽ tăng cường các mối quan
hệ hợp tác trong hệ thống, và có sự phân công rõ ràng từ khâu sản xuất đến lưu thông.
• Được sự hỗ trợ tư vấn kỹ thuật từ Bệnh viện cây trồng của dự án Jica đặt trên địa bàn
tỉnh.
• Tại tỉnh có dự án CIDA (hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ).
• Liên kết sản xuất tiêu thụ trái cây (bao gồm Bến Tre) mang tên GAP miền Tây sẽ tạo ra
trung tâm sản xuất, cung cấp giống cây ăn trái cho các tỉnh trong khu vực và cho cả
nước; đồng thời phát triển sản xuất, thương mại (bởi nằm trong vùng có cả sân bay, cảng
sông, có Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam).
4.4. Thách thức
• Tình hình dịch hại cây trồng ngày càng diễn biến phức tạp (sâu đục trái…). Chi phí đầu
vào tăng cao như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
• Ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến sinh trưởng và phát triển Bưởi Da Xanh, những thay
đổi bất thường của thời tiết khiến quá trình chăm sóc Bưởi Da Xanh gặp nhiều khó khăn
22
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
• Bưởi Da Xanh đã xuất khẩu sang nhiều nước, nhưng chi phí rất cao do không thể xuất
bằng đường chính ngạch, muốn xuất khẩu qua thị trường Châu Âu, Mỹ bắt buộc phải
“quá cảnh” một nước khác có tiêu chuẩn xuất hàng trái cây vào các thị trường này, ngoài
việc phải “đội” nhãn mác của họ, thì chi phí cũng bị đội lên cao nên sức mua Bưởi Da
Xanh giảm 300 USD/tấn
• Việc mở rộng các khu công nghiệp ở vùng nông thôn đang đe doạ “lấn” đất trồng bưởi
tại đây
• Chương trình thành lập chuỗi giá trị rất quan trọng, nhưng việc thực thi sẽ gặp rất nhiều
khó khăn, trong đó là khâu liên kết giữa doanh nghiệp/thương lái thành hiệp hội lớn có
sự trao đổi thông tin nhiều chiều tới các mấu chốt khác.
• Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm bưởi của các quốc gia khác khi thâm nhập thị trường

Nhật như: Hoa Kì, Nam Phi…
• Những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng đối với sản phẩm khi xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản.
5. CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT CỦA SẢN PHẨM BƯỞI
DA XANH BẾN TRE
5.1. Chiến lược sản phẩm
Để đẩy mạnh xuất khẩu, ở khâu đầu tiên chúng ta cần có sản phẩm đảm bảo về cả mất
chất và mặt lượng:
Nâng cao sản lượng: khuyến khích mở rộng diện tích trồng Bưởi Da Xanh, quy hoạch
lại diện tích Bưởi Da Xanh hiện có, áp dụng khoa học công nghệ, biên pháp canh tác tiên
tiến để nâng cao sản lượng bưởi.
Đảm bảo chất lượng: thực hiện quy hoạch vùng trồng trọt để thứ nhất tiện cho việc
chăm sóc, áp dụng khoa học công nghệ, áp dụng các bộ tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap
trong quy trình sản xuất, thứ hai là để đảm được chất lượng bưởi do không bị lai tạp với các
giống khác.
Giới trẻ Nhật ko thích những loại trái cây phải mất nhiều thời gian để gọt vỏ hay bỏ
hột  bên cạnh xuất khẩu Bưởi Da Xanh theo dạng trái cây tươi nguyên trái, có thể cung
cấp cho các nhà máy sản xuất nước ép để chế biến nước ép bưởi tươi?
Do khách hàng thay đổi thói quen ăn trái cây, họ thích mua một hộp gồm nhiều loại
trái cây với màu sắc đẹp mắt và được cắt gọt sẵn để có thể dùng ngay, nên các siêu thị Nhật
23
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
tăng bán trái cây chế biến sẵn như vậy  nếu bán nguyên trái sẽ khó tiếp cận khách hàng 
cần sơ chế, cắt gọt, đóng gói để đưa vào siêu thị  bước đầu chưa đủ lực để thực hiện thì
bán cho nhà phân phối tại Nhật để họ sơ chế, nhưng làm vậy sẽ ko tạo dựng được thương
hiệu  bên cạnh việc bán cho nhà phân phối, có thể bán nguyên trái với thương hiệu trái cây
Việt Nam
5.2. Chiến lược giá
Qua những yếu tố trên cùng với việc chịu sức cạnh tranh lớn từ các đối thủ mạnh như
Hoa Kì, Nam Phi, Trung Quốc… kết hợp với những thế mạnh và thế yếu nên chiến lược giá

định giá thâm nhập thị trường được áp dụng là một xu hướng tất yếu của doanh nghiệp.
Chiến lược này nhằm làm gia tăng nhu cầu đối với Bưởi Da Xanh.
5.3. Chiến lược phân phối
Kênh phân phối và nhà nhập khẩu rất đa dạng, khác nhau theo tính chất của sản phẩm
và người tiêu dùng cuối cùng muốn nhắm tới. Những kênh phân phối điển hình sẽ bắt đầu
với nhà sản xuất/ trồng trọt  nhà đóng gói/ nhà xuất khẩu  nhà nhập khẩu rau củ quả 
công ty thương mại. Theo đó, các sản phẩm nông sản sẽ được phân phối đến cả thị trường
bán sỉ, các công ty chế biến thực phẩm, nhà bán lẻ và/hoặc nhà hàng.
Lựa chọn phân phối khác có thể không thông qua nhà bán sỉ mà đến trực tiếp với các
nhà bán lẻ, đặc biệt là các chuỗi siêu thị lớn, các công ty chế biến thực phẩm và chuỗi nhà
hàng.
5.4. Chiến lược xúc tiến
Do đặc thù thị trường và do Việt Nam mới bước đầu đưa sản phẩm Bưởi Da Xanh
sang thị trường Nhật nên trong chính sách xúc tiến cần thực hiện một cách có trình tự để
từng bước có thểm xâm nhập một cách sâu rộng và bền vững bằng chiến lược Marketing
đẩy.
• Bước 1:
- Khách hàng mục tiêu: các nhà nhập khẩu
- Mục tiêu của doanh nghiệp: ký hợp đồng xuất khẩu
- Công cụ : Marketing trực tiếp.
24
QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU CAO HỌC K23
- Nội dung thông điệp: truyền đạt thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp để cho
thấy tiềm năng phát triển của sản phẩm.
- Đề xuất thực hiện: hồ sơ sản phẩm, VIDEO quy trình sản xuất sản phẩm.
• Bước 2:
- Khách hàng mục tiêu: người tiêu dung cuối cùng.
- Mục tiêu của doanh nghiệp: cung cấp thông tin để thuyết phục khách hàng.
- Công cụ: quảng cáo; quan hệ công chúng.
- Nội dung thông điệp: ích lợi của sản phẩm đối với sức khỏe.

- Đề xuất thực hiện: thiết kế quảng cáo; đưa ra chương trình khuyến mãi, tham gia
các hội chợ triển lãm…
- Người tiêu dùng luôn là mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp.
- Mục tiêu quảng cáo : thuyết phục khách hàng tin và sử dụng.
- Phương tiện truyền thống: tivi, radio, báo và tạp chí.
- Quan hệ công chúng: Doanh nghiệp sẽ tập trung vào quan hệ đối ngoại để xây
dựng được hình ành tốt đẹp , tăng cường uy tín cũng như củng cố mối quan hệ
khắng khít với nhà nhập khẩu nói riêng, người tiêu dung nói chung. Do khả năng
còn hạn chế, trước mắt doanh nghiệp sẽ tích cực đăng ký tham gia vào các sự kiện
hội chợ, triển lãm, trưng bày cùng lãnh vực.
KẾT LUẬN
Chuỗi giá trị Bưởi Da Xanh Bến Tre có lợi thế tuyệt đối lớn so với những giống bưởi
khác và vùng khác trong và ngoài nước. Bưởi Da Xanh có hiệu quả kinh tế cao và đóng góp
nhiều cho kinh tế. Năm 2012, Bưởi Da Xanh có sản lượng năm 38.650 tấn, tạo ra doanh thu
cho người nông dân là hơn 1 ngàn tỷ đồng, và tổng doanh thu cho toàn bộ chuỗi giá trị là
hơn 2.152 tỷ đồng và tạo ra hơn 2.080 tỷ đồng giá trị gia tăng cho xã hội; mang lại hơn 927
tỷ đồng thu nhập cho nông dân và 1.639 tỷ đồng thu nhập cho toàn bộ các tác nhân trong
chuỗi giá trị. Thu nhập nông dân trung bình là 86 triệu đồng/năm/hộ hay tương đương với
hơn 276 triệu đồng ha/năm, là mức thu nhập khá cao đối với ngành nông nghiệp nói chung.
Tuy nhiên, với xu hướng chuỗi giá trị Bưởi Da Xanh vẫn còn những vấn đề trước mắt
và tiềm ẩn những khó khăn trong tương lai. Vì vậy, để ngành Bưởi Da Xanh phát triển bền
vững và đối phó với các vấn đề hiện tại, khó khăn trong tương lai tác giả kiến nghị tỉnh Bến
Tre và các tổ chức, cá nhân có liên quan cần quan tâm nghiên cứu xử lý vấn đề trước mắt
như sâu bệnh, bảo tồn giống Bưởi Da Xanh chất lượng tốt, mở rộng các mô hình liên kết và
mô hình tổ hợp tác trong sản xuất Bưởi Da Xanh theo tiêu chuẩn Việt GAP và Global GAP
25

×