Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.3 KB, 15 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phần mở đầu
Đảng và nhà nước ta đã quyết tâm xây dựng một nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Nhưng để giữ cho nền kinh tế nước ta
không đi chệch khỏi định hướng đã chọn thì thành phần kinh tế Nhà nước
phải trở thành một công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, phải
giữ vai trò là nòng cột củ nền kinh tế. Trong nhiều năm ddi vào hoạt
động, các Doanh nghiệp Nhà nước đã đóng góp một phần to lớn vào GDP
và tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, tạo ra những hệ quả quan
trọng về kinh tế, chính trị, xã hội cho đất nước.
Phải nói rằng kể từ sau khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, vị trí
của Việt Nam trên trường quốc tế đã có một bước tiến vượt bậc, đưa Vịêt
Nam thoát khỏi nghèo đói và trở thành một trong những quốc gia có đà
tăng trưởng nhanh và ổn định trên thế giới, đời sống của nhân dân được
cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trước sự phát triển ngày càng nhanh chóng và
năng động của những thành phần kinh tế khác thì các Doanh nghiệp Nà
nước lại ngày càng bộc lộ những mặt hạn chế, yếu kém là giảm uy tín,
năng suất, hiệu quả của thành phần kinh tế Nhà nước.
Cho đến nay, năm 2005 sắp xếp xong hơn 3500 doanh nghiệp Nhà
nước lớn nhỏ còn lại, Nhà nước đã bán hành hàng hoạt văn bản pháp luật
quy định và hướng dẫn cá Bộ, ngàn, doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.
Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt
Nam hiện nay
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I:Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước ở việt nam
I. Các khái niệm.
- Công ty cổ phần: theo điều 51 chương IV luật doanh nghiệp được
quốc hội thông qua ngày 12/6/1999:


Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:
+ Vốn điều lệ ddươc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần. Người mua và sở hữu cổ phần gọi là cổ đông…có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác…
+ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công
chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Cổ phần hoá: là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có
một chủ sở hữu thành công ty cổ phần, tức là doanh nghiệp có nhiều chủ
sở hữu.
- Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: là qúa trình chuyển đổi
doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó nhà nước có thể
vẫn giữ tư cách là một cổ đông, tức là nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu
một bộ phần tài sản của doanh nghiệp.
II. Cơ sở lý luận .
1. Quan điểm về thành phần kinh tế Nhà nước.
Theo quan niệm trước đây, doanh nghiệp nhà nước có nghĩa là phải
thuần tuý thuộc sở hữu nhà nước. Quan điểm này không cho phép công
nhân những chủ thể kinh tế đa sỏ hữu có sự tham gia của nhà nước, hay
nói cách khác là không nhận sự tồn tại của công ty cổ phần có vốn góp
của nhà nước. Điều này tạo nên 1 nghịch lý là trong nền kinh tế quốc dân
có sự hoà hợp của các thành phần kinh tế, nhưng lại không thể có sự hoà
hợp của các thành phần kinh tế trong một chủ thể kinh tế nhất định ( Ví
dụ một doanh nghiệp).
Về thành phần kinh tế đã được thể chế hoá trong luụât doanh
nghiệp nhà nước năm 2003: Doanh nghiệp nhà nước là ttổ chức kinh tế
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn gốp chi

phối, đước tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn. Thành phần kinh tế nhà nước không còn chỉ
gói gọn ở 2 hình thức là HTX và doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Trong đó sở hữu nhà nước chiếm đa số cũng được xếp vào thành phần
kinh tế nhà nước.Cổ phần hóa là sự lựa chọn tất yếu để chuyển đổi các
doanh nghiệp nhà nước.
2. Vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam.
Là công cụ để nhà nước tham gia điều tiết nhiều hoạt động kinh tế,
xây dựng các công trình công cộng …phải đóng vai trò lực lượng nòng
cốt của nền kinh tế, là công cụ mạnh mẽ để nhà nước điều tiết, quản lý vĩ
mô nền kinh tế, đảm bảo đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước được thể hiện ở khả năng
kiểm soát, tính chi phối và không chế của nó đối với nền kinh tế. Trong
khả năng định hướng cơ cấu lại và phát triển nền kinh tế quốc dân là một
trong những biểu hiện của vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước,
không thể trở thành chủ đạo nếu doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh
doanh không hiệu quả, gây thất thoát và lãng phí cho xã hội.
Mặt tiêu cực: Doanh nghiệp nhà nước thường có hiệu quả thấp, trở
thành nguy cơ là suy yếu tiềm lực kinh tế nhà nước. Để nâng cao sức
mạnh và tính hiệu của cho kinh tế nhà nước cần sắp xếp, đổi mới bộ phần
quan trọng nhất là doanh nghiệp nhà nước, tách riêng quyền sở hữu và
quyền quan lý sử dụng thông qua các hình thức và biện pháp thích hợp
như xây dựng tập đoàn kinh tế, tư nhân hoá, đặc biệt là cổ phần
hóa(CPH).
3. Tính tất yếu của việc CPH doanh nghiệp nhà nước.
Công ty cổ phần phải là tất yếu khách quan do quá trình phát triển
của lực lượng, quá trình tích tụ và tập trung tư bản dưới tác động của
cạnh tranh trong nền kimh tế thị trường, cần phải xây dựng một hệ thống
doanh nghiệp nhà nước nòng cốt vừa và lớn có đủ sức mạnh kinh tế cần

thiết nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được coi là một bước quá độ
cần thiết từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sang phương thức xã
hội chủ nghĩa.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
III. Cơ sở thực tiễn.
- Thứ nhất, các doanh nghiệp nhà nước có số lượng khá lớn, quản
lý không được tốt, chủ yếu theo kiểu hành chính với nhiều cấp trung gian.
Tính chủ động hoạt động kinh doanh bị cò bó bởi nhiều quy chế phát sinh
từ quyền sở hữu của nhà nước.
- Thứ hai, nhà nước phải thường xuyên sử dụng ngân sách để đầu
tư phát triển cũng như trợ cấp, bù lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước. đây
là gánh nặng lớn cho ngân sách.
- Thứ ba, vốn của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là vốn vay
ngân hàng đã gây một áp lực lớn nên hệ thống các ngân hàng, làm giảm
cơ hội được tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp thuộc những thành
phần kinh tế khác.
- Thứ tư, Công ty cổ phần thực hiện chế độ đa sở hữu. Ngược lại
các doanh nghiệp nhà nước thực hiện chế độ một sở hữu(sở hữu nhà
nước) thường bị hạn chế trong đầu tư và cạnh tranh. Đó là ưu điểm của
công ty cổ phần so với doanh nghiệp nhà nước.
- Thứ năm, kinh nghiệm ở thế giới cho thấy ở các nước có tỷ trọng
thành phần kinh tế nhà nước lớn thi tốc độ tăng trưởng không cao. Sự
thành công trong công tác cổ phần hoá ở Trung Quốc cho thấy tốc độ
tăng trưởng kinh tế tỷ lệ nhuận với tốc độ cổ phần hoá.
Chương II Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước.
I. Mục tiêu.

Mục tiêu của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ
phần (gọi tắt là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước).
Một là: Góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh
nghiệp nhà nước; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu,
trong đó có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quản lý năng động cho doanh nghiệp nhà nước để sử dụng có hiệu quả
vốn, tài sản của nhà nước và của doanh nghịêp.
Hai là: Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: các tổ chức kinh
tế, các tổ chức xã hội trong nước và ngòai nước để đầu tư đổi mới công
nghệ, phát triển doanh nghiệp.
Ba là: Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của
các cổ đông; tăng cườg sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp;
bao đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người
lao động.
II. Yêu cầu của cổ phần hoá.
- Cổ phần hoá phải đảm bảo tăng thêm sức mạnh của khu vực
doanh nghiệp nhà nước biểu hiện là: huy động được các nguồn vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp cổ phần hoá mà nhà
nước giữ tỷ lệ cổ phần khống chế; tạo điều kiện để tổ chức lại một cách
có hệ thống doanh nghiệp nhà nước nhằm phát huy vai trò trong nền kinh
tế thị trường.
- Kết hợp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với việc sắp xếp
doanh nghiệp nhà nước trên cùng một địa bàn hoạt động, cùng ngành
nghề kinh doanh, từng bước xoá bỏ ranh giới giữa địa phương và trung
ương trong công tác quản lý.
- Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước gắn với việc củng cố, phát
triển các công ty và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước để từng bước
hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh làm mũi nhọn trong những

ngành kinh tế quan trọng, qua đó giữ vững vai trò định hướng, khống chế
trong nền kinh tế nước ta.
- Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước phải làm tăng động lực, phát
huy sức sáng tạo của công nhân và cán bộ quản lý, tạo điều kiện để người
lao động phát huy được vai trò làm chủ trong doanh nghiệp.
III. Các hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở VN
Cổ phần hoá chỉ là một trong số nhiều biên pháp đổi mới doanh
nghiệp Nhà nước. Trong đó, tuỳ theo ngành nghề kinh doanh, loại hình
doanh nghiệp Nhà nước hiện có và những mục đích khác nhau của nhà
nước và doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức cổ phần hoá phù hợp. Đảng
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và nhà nước đã xác định 4 hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp. Mỗi hình
thức có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
- Giữ nguyên giá trị vốn của nhà nước hiện có tại doanh nghiệp,
phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp: nếu mục
đích là mở rộng kinh doanh.
- Bán một phần giá trị thuộc vốn của nhà nước hiện có tại doanh
nghiệp: nếu xuất phát từ mục đích thay đổi phương thức quản lý trong
doanh nghiệp nhưng vẫn muốn chi phối hoạt động của doanh nghiệp (cần
nắm giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt).
- Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá:
nếu mục đích là giảm quy mô doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích
các bộ phận có khả năng tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh
của mình thành lập công ty cổ phần.
- Bán toàn bộ giá trị thuộc vốn của nhà nước hiện có tại doanh
nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần: nếu mục đích là thu hồi vốn để
đầu tư vào hoạt động khác thiết yếu hơn.
Chương III. Tiến trình cổ phần hoá DNNN - Những thành
tựu đạt được.

Quá trình cổ phần hoá ở nước ta đã tiến hành được 12 năm. Tính
cho đến tháng 7/2004, cả nước đã cổ phần hoá xong gần 2000 doanh
nghiệp nhà nước. Theo các số liệu thống kê trong báo cáo hoạt động của
các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 1 năm, có thời gian 90% số
doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá làm ăn có hiệu quả hơn trước
xét tổng thể trên các mặt doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước,
tích luỹ vốn. Cụ thể là: lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng bình quân
hơn 2 lần, cổ tức bình quần đạt 11 – 12% trên tháng, vốn của doanh
nghiệp tăng gần 2,5 lần so với trước khi cổ phần hoá (bao gồm cả tích luỹ
từ lợi nhuận và thu hút thêm vốn đầu tư bên ngoài).
Tính đến nay, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã và
đang thực hiện qua các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn thí điểm.
+ Giai đoạn mở rộng thí điểm.
6

×