Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

SKKN Một vài dạng bài tập giúp học sinh viết tốt đoạn văn ở môn ngữ văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.73 KB, 24 trang )



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO TP PLEIKU








TÊN ĐỀ TÀI




MỘT VÀI DẠNG BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH VIẾT TỐT
ĐOẠN VĂN TRONG MÔN NGỮ VĂN 9




MÃ SKKN:2VA


Họ và tên người viết :VÕ THỊ HƯƠNG
Chuyên môn: Ngữ văn
Đơn vò :Trường THCS Trần Phú-Pleiku-Gia Lai








NĂMHỌC : 2009 - 2010


A.MỞ ĐẦU

I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm học 2005 - 2006 là năm cuối thực hiện chương trình thay sách bậc
trung học cơ sở .Nội dung chương trình được biện soạn theo mạch liên kết , kết
hợp Văn -Tập làm văn -Tiếng Việt . Mỗi phân môn sẽ vừa đảm bảo nội dung
yêu cầu cụ thể của mình vừa phải có yếu tố đồng qui ,bổ trợ cho nhau nhằm
đạt tới mục tiêu chung là tổ chức dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng
tạo.Trước yêu cầu đổi mới hết sức cấp thiết như hiện nay, đặc biệt những năm
gần đây các cấp, ban ngành của Giáo dục và Đào tạo đã mở các lớp tập huấn ,
bồi dưỡng giáo viên thông qua các chuyên đề,các lần thao giảng cụm với
những thông tư hướng dẫn mang tính đònh hướng, có ý nghóa thiết thực.Hơn ai
hết người giáo viên dạy Ngữ văn phải luôn tìm tòi, học hỏi, phải luôn không
ngừng trau dồi kiến thức, nắm bắt kòp thời phương pháp dạy học bộ môn của
mình theo hướng tích cực và tích hợp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo
trong quá trình tiếp cảm văn học của mỗi học sinh. Hơn thế nữa môn Văn học
còn có một vò thế vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng và hình thành nhân
cách cao đẹp cho HS, giúp các em cảm nhận được những tư tưởng tình cảm
trong sáng, đẹp đẽ nhất của con người .Từ đó giúp các em biết sống tốt, sống
đẹp, sống có ích. Ngoài ra học văn còn mở mang tâm hồn trí tuệ cho HS , giúp
các em phát triển toàn diện về nhân cách.Để đạt được điều đó, bất kì người
GV nào cũng mong HS lónh hội được kiến thức thông qua những bài giảng của
mình, từ đó cảm nhận được cái hay, cái đẹp để làm hành trang bước vào đời

với đôi chân vững chắc.Vì thế hàng ngày, hàng giờ bên trang giáo án ,GV luôn
suy nghó chọn phương pháp nào dễ hiểu ,dễ cảm nhất đểâ truyền thụ kiến thức
cho HS.Mà hiện nay chương trình thay sách Ngữ văn mới THCS chú trọng đến
bốn kó năng “Nghe, đọc, nói ,viết” cho HS.
Nhưng thực tế trong giảng dạy môn Ngữ văn các lớp, tôi nhận thấy HS còn
rất hạn chế khi viết đoạn văn, đặc biệt là HS lớp 8,9. Phần lớn các em không
có hứng thú làm dạng bài tập này mà đây lại là dạng bài tập rèn kó năng viết
cho HS. Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn bài viết:“Một vài dạng bài tập giúp
HS viết tốt đoạn văn sau khi học bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản” - Ngữ
văn lớp 8. Đây không phải là minh hoạ cụ thể của tiết dạy mà bài viết này
tôi chỉ đưa một số dạng bài tập giúp học sinh có kó năng viết tốt đoạn văn,
phát hiện ra những lỗi thường mắc trong khi viết đoạn văn mà thôi. Rất mong
cùng các đồng nghiệp trao đổi để giúp HS học tốt hơn.


II.THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU :
1.Thực trạng:
Nhiều năm gần đây, nhà trường đã chú trọng đến việc nâng cao trình độ viết
văn cho HS .Có cố gắng nhiều nhưng hiệu quả vẫn chưa theo như ý.Là GV trực
tiếp giảng dạy tôi nhận thấy tình trạng HS viết đoạn văn một cách qua loa,
không có kết quả hầu hết ở các khối lớp .Thực tế cho thấy trong những tiết học
các em chỉ thích làm bài tập ở dạng trắc nghiệm , điền khuyết , còn viết đoạn
văn ngắn sau những tiết học Văn, Tiếng Việt , ví dụ như: “Viết đoạn văn ngắn
nêu cảm nghó của em về nhân vật Lão Hạc trong văn bản Lão Hạc của nhà
văn Nam Cao” hay dạng “Viết đoạn văn ngắn nêu hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm Vũ trung tuỳ bút trong đó có sử dụng một câu ghép.”,và dạng: “Viết một
đoạn văn khoảng 10-12 câu, theo cách lập luận diễn dòch, phân tích lòng yêu
nghề, say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao của anh thanh niên trong
tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thanh Long” … thì hầu như các em không
có hứng thú khi làm bài. Nhiều em chỉ đơn thuần là kể lại tên tác giả tác phẩm

và nhìn vào ghi nhớ ghi lại nội dung chứ không biết mình đã trình bày đoạn
văn theo nội dung nào, là đoạn diễn dòch hay qui nạp đâu là câu chủ đề. Lại
có em viết đoạn văn ở dạng một bài văn thu nhỏ gồm mở bài, thân bài , kết
bài. Dù các em đã được học bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản ở đầu
chương trình lớp 8 (Tiết 10). Thông qua những tiết dạy có dạng bài tập này
tôi quan sát , tìm hiểu thấy hơn nữa lớp HS làm không tốt mặc dù GV
nhắc nhở các em tập trung làm bài nhiều lần.
2.Kết quả của thực trạng trên:
Từ những thực trạng trên dẫn đến kết quả của bài làm của học sinh không
cao.Sau đây là bảng thống kê điểm viết đoạn văn của học sinh lớp 9
3
,9
4
tôi dạy:
Lớp


số
Giỏi

% Khá

% Trung

bình
% Yếu

% Kém

%

9
3
40 2 5 6 15 20 50 12 30 0 0 %
9
4
39 3 7.7 6 15.4

20 51,3

10 25.6

0 0 %
Từ thực tế đó trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đưa ra
một số dạng bài tập về viết đoạn văn để giúp HS viết tốt dạng bài tập này trong
những tiết học Văn - Tiếng Việt.
III.NGUYÊN NHÂN:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến HS làm không tốt dạng bài tập viết đoạn
văn, nhưng nguyên nhân chủ yếu là:
- HS chưa nắm được rõ ràng về khái niệm đoạn văn,về câu chủ đề.
- Chưa nắm được các cách trình bày nội dung đoạn văn.

- HS chưa biết cách viết đoạn văn (Phải đảm bảo đủ ba phần :mở đoạn, thân
đoạn kết đoạn)
- Chưa đònh hình cụ thể diện mạo một đoạn văn.
- Chưa phân biệt đoạn văn với bài văn.
- Vốn từ nghèo vì hay lệ thuộc vào đoạn văn mẫu trong sách tham khảo.
- Chưa chú ý quan sát sự vật xung quanh,trí tưởng tượng kém ,chưa có thói
quen tư duy.

B. NỘI DUNG THỰC HIỆN

I.Cơ sở lí luận:
Rèn kó năng viết đoạn văn là phát huy năng lực và tư duy của HS . Hiện nay
có nhiều cách hiểu khác nhau về đoạn văn.Đoạn văn được dùng với ý nghóa chỉ
sự phân đoạn nội dung, phân đoạn ý của văn bản. Biểu hiện cụ thể của quan
điểm này là bộc lộ ở những câu hỏi của GV đặt ra đối với HS, kiểu như: Bài
văn này được chia làm mấy đoạn ? Nội dung mỗi đoạn?… Như vậy ở mỗi đoạn
phải có sự hoàn chỉnh nhất đònh nào đó về mặt ý nghóa, mặt nội dung. Không có
sự hoàn chỉnh ấy, không thể coi là đoạn văn. Ngoài ra còn có cách hiểu về
đoạn văn như là sự phân đoạn hoàn toàn mang tính hình thức.Cách hiểu này
kiểu như: Muốn có đoạn văn ta phải chấm xuống dòng; mỗi chỗ xuống dòng sẽ
cho ta một đoạn văn … Nếu quan niệm đoạn văn như vậy thì bất chấp nội dung
như thế nào, khi cần thiết chỉ cần chấm xuống dòng là có một đoạn văn. Như
vậy để có cách hiểu thỏa đáng hơn cả là nên coi đoạn văn vừa là sự phân loại
nội dung vừa là sự phân loại hình thức.
II.Thuận lợi và khó khăn khi khi áp dụng phương pháp:
a.Thuận lợi:
- Thông qua hướng dẫn HS cụ thể thế nào là đoạn văn , các cách trình bày nội
dung mỗi đoạn và đoạn văn nào có câu chủ đề, đoạn văn nào không có câu chủ
đề.Các em đã biết dựng đoạn văn theo các kiểu kết cấu và viết theo kết cấu đó
- Biết dựng câu chủ đề và viết theo câu chủ đề.
- Dựng được đoạn văn mạch lạc về nội dung, rõ ràng về kết cấu.
b.Khó khăn:
- Chất lượng HS không đồng đều, trong hai lớp tôi dạy (9
3
,9
4
)số lượng HS yếu
chiếm từ 8 ->10 em , học sinh dân tộc ít người từ 5->8 em trên só số 39 -> 40
nên các em này khả năng dùng từ , đặt câu, viết đoạn có nhiều hạn chế.
- Thời gian một tiết dạy trên lớp không kòp để các em đầu tư viết đoạn văn ,

sau khi cho bài tập đến khi sửa bài chỉ có HS giỏi hoặc HS có năng khiếu viết
văn mới làm xong (nhiều khi chưa xong) còn HS khá , trung bình thì chưa xong.

III.Những dạng bài tập giúp cho HS rèn kó năng viết đoạn văn:
Để làm tốt dạng bài tập này, trước hết GV phải cho HS hiểu rõ “Đoạn văn là
gì ? Có mấy cách trình bày nội dung đoạn văn ? Đó là những cách nào? Câu
chủ đề là gì ?
* Khái niệm đoạn văn:
Đoạn văn là đơn vò cơ sở của văn bản, trực tiếp đứng trên câu, diễn đạt một
nội dung nhất đònh (Nội dung locgic hay nội dung biểu cảm), được mở đầu bằng
chữ lùi đầu dòng ,viêùt hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.
Có các cách trình bày nội dung đoạn văn:
Những đoạn văn có kết cấu phổ biến như: Đoạn diễn dòch, đoạn quy nạp,
đoạn tổng phân hợp, đoạn móc xích, đoạn song hành. Nhưng bên cạnh đó còn
có đoạn văn mang kết cấu so sánh, nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả thiết,
hỗn hợp
*Cụ thể như sau:
a.Đoạn diễn dòch (Có câu chủ đề)
Đoạn diễn dòch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghóa khái quát đứng
ở đầu đoạn , các câu còn lại triển khai ý tưởng của chủ đề, mang ý nghóa minh
hoạ, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích ,
chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét , đánh giá và bộc
lộ cảm nhận của người viết .
Đoạn văn mẫu :
Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước(1).Chân bước đi trên đất
Bắc mà lòng vẫn phương về Nam , nhớ đồng bào trong cảnh lầm than, có lẽ nhớ
cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé
Trung Quốc, nhớ người đồng chí đưa tiễn bên sông (2). Nhớ lúc tỉnh và cả trong
lúc mơ (3).
Mô hình đoạn văn:

Câu 1 mang ý khái quát , câu 2,3 triển khai ý khái quát ở câu đầu.
b.Đoạn quy nạp (Có câu chủ đề)
Đoạn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm
hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn văn .Các câu trên được trình bày bằng
thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét , đánh giá chung.
Đoạn văn mẫu:
Chính Hữu khép lại bài thơ Đồng chí bằng một hình tượng thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo(1).

Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt chiến só ta
có một phát hiện thú vò : Đầu súng trăng treo(3). Câu thơ như một tiếng reo vui
hồn nhiên mà chứa đựng nhiều ý nghóa(4).Trong sự tương phản giữa súng và
trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi (5). Súng tượng trưng cho
tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6). Trăng tượng trưng cho
cuộc sống thanh bình yên vui(7).Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng
đôi trong lòch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào
hoa muôn thû (8) .Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bỗng đã hoà
quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời(9).
Mô hình đoạn văn:
Từ câu 1->8 triển khai phân tích hình tượng thơ ở đoạn cuối bài thơ Đồng chí,
từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối - câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn:
đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp.
c.Đoạn tổng phân hợp (Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn )
Đoạn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dòch với quy nạp. Câu mở
đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai ý khái quát , câu kết
đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng.Những câu khai
triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận,
nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận đònh đối với chủ đề, tổng

hợp lại, khẳng đònh thêm giá trò của vấn đề.
Đoạn văn mẫu:
Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người (1). Hiện nay trên khắp đất nước ta
đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghóa đối với thương binh, liệt só , những bà
mẹViệt Nam anh hùng, những gia đình có công với cách mạng (2). Đảng và
Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính
sách(3).Thương binh được học nghề, được cấp vốn làm ăn, các gia đình có
người liệt só , các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghóa, được các
cơ quan đoàn thể phụng dưỡng (4). Rồi những cuộc hành quân về chiến trường
xưa tìm hài cốt của đồng đội , những nghóa trang liệt só với đài tổ quốc ghi công
sừng sững uy nghiêm luôn nhắc nhở mọi người , mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt
só đã hi sinh anh dũng vì độc lập tự do (5. Không thể nào kể hết những việc
làm thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta(6). Đạo lí này là nền
tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp (7).
Mô hình đoạn văn: Câu đầu (Tổng )
Năm câu tiếp (Phân)
Câu cuối (Hợp)
Đây là đoạn văn tổng phân hợp .

d.Đoạn so sánh:
d.1.Đoạn so sánh tương đồng:
Đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng: so sánh với một
tác giả, một đoạn thơ, một đoạn văn có nội dung tương tự nội dung đang nói
đến.
Đoạn văn mẫu:
Ngày trước tổ tiên ta có câu:“Có công mài sắt có ngày nên kim”(1).Cụ
Nguyễn Bá Học, một Nho só đầu thế kỉ XX cũng viết : “Đường đi không khó vì
ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”(2). Sau này, vào đầu
những năm 40 giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới Thạch, nhà thơ Hồ Chí
Minh cũng đề cập tới tính kiên nhẫn ,chấp nhận gian lao qua bài thơ “Nghe

tiếng giã gạo”, trong đó có câu :“Gian nan rèn luyện mới thành công “(3). Câu
thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp , ý chí của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châm
ngôn rèn luyện cho mỗi chúng ta(4).
Mô hình đoạn văn:
Câu 1,2 có nội dung tương đương với nội dung câu thơ của Hồ Chí Minh (câu
4). Đây là đoạn văn mở bài của đề bài giải thích câu thơ trong bài “Nghe tiếng
giã gạo” của Hồ Chí Minh , có kết cấu so sánh tương đồng.
d.2.So sánh tương phản:
Đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung ý tưởng:những hình ảnh
thơ văn, phong cách tác giả ,hiện thực cuộc sống tương phản nhau.
Đoạn văn mẫu: Đoạn văn so sánh tương phản, nội dung nói về việc học hành.
Trong cuộc sống không thiếu những người cho rằng cần học tập để trở thành
kẻ có tài, có tri thức hơn người khác mà không hề nghó tới việc rèn luyện đạo
đức,lễ nghóa vốn là giá trò cao quý nhất trong các giá trò của loài
người(1).Những người ý luôn hợm mình, không chút khiêm tốn, đôi khi trở
thành vô lễ, có hại cho xã hội (2). Đối với những người ấy, chúng ta cần giúp
họ hiểu rõ lời dạy của cố nhân: “Tiên học lễ, Hậu học văn”(3).
Mô hình đoạn văn:
Ý tưởng của đoạn văn là nói về quan niệm của việc học: học để làm người.
Câu 1,2 nêu nội dung trái ngược với ý tưởng, câu 3 nêu ý tưởng. Nội dung tương
phản với ý tưởng bao giờ cũng được đề cập trước, sau đó dẫn đến nội dung
chính của ý tưởng. Đây là đoạn văn mở bài, giải thích câu nói của Khổng Tử:
“Tiên học lễ, Hậu học văn”.
đ.Đoạn nhân quả:
đ.1.Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau.

Đoạn văn có kết cấu hai phần , phần trước trình bày nguyên nhân, phần sau
trình bày kết quả của sự việc , hiện tượng, vấn đề
Đoạn văn mẫu: Đoạn văn nhân quả, nội dung nói về lòng biết ơn của con đối
với cha mẹ trong một bài ca dao:

Núi Thái Sơn là cao duy nhất, đồ sộ nhất, vững trãi nhất ở Trung Quốc,cũng
như tình cảm cha mạnh mẽ, vững chắc (1).Chính người đã dạy dỗ hướng cho
chúng ta về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào cuộc đời (2).Và
thông qua hình tượng nước trong nguồn, dòng nước tinh khiết nhất, mát lành
nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn, ta cảm nhận rõ được tình yêu của mẹ mới
thật ngọt ngào, vô tận và trong sáng biết bao (3).Từ những hình ảnh cụ thể nhất
mà ta có thể thấy được ý nghóa trừu tượng về công cha nghóa mẹ(4). Công ơn
đó, ân nghóa đó to lớn sâu nặng ; chính vì vậy mà chỉ có những hình tượng to
lớn bất diệt của thiên nhiên kì vó mới sánh bằng (5). Vì thế mà người xưa mới
khuyên nhủ chúng ta phải làm tròn chữ hiếu, để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc,
cay đắng mà cha mẹ đã trải qua vì ta (6).
Mô hình đoạn văn:
Ý tưởng của đoạn văn là giải thích ý nghóa câu ca dao,từ câu 1->5 đã giải
thích nghóa đen, nghóa bóng của hình ảnh trong câu ca dao, nêu nguyên nhân.
Câu 6 là kết luận về lời khuyên, nêu kết quả.
đ.2.Chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau
Đoạn văn có kết cấu hai phần .Phần đầu nêu kết quả, phần sau nêu nguyên
nhân.
Đoạn văn mẫu: Đoạn văn nhân quả, nội dung nói về lòng hiếu nghóa của Kiều
trong lúc lưu lạc.
Chính trong hoàn cảnh lưu lạc nơi đất khách quê người của Kiều ta mới thấy
hết được tấm lòng chí hiếu của người con gái ấy (1).Nàng biết sẽ còn bao cơn
“cát dập sóng vùi” nhưng nàng chỉ lo canh cánh cho cha mẹ thiếu người đỡ đần
phụng sự vì hai em còn “sân hoè đôi chút thơ ngây”(2).Bốn câu mà dùng đến
bốn điển tích “người tựa cửa”, “quạt nồng ấp lạnh”, “sân lai”, “gốc tử”(3).
Nguyễn Du đã làm cho nỗi nhớ của Kiều đậm phần trang trọng , thiết tha và có
chiều sâu nhưng cũng không kém phần trung thực (4).
Mô hình đoạn văn :
Câu 1 nêu kết quả, ba câu còn lại nêu nguyên nhân.
e.Đoạn vấn đáp:

Là đoạn văn có kết cấu hai phần , phần đầu nêu câu hỏi, phần sau trả lời câu
hỏi .Nội dung hỏi đáp chính là chủ đề của đoạn văn.Trong kiểu kết cấu này ,
phần sau có thể để người đọc tự trả lời.

Đoạn văn mẫu: Cứ đọc kó mà xem, sẽ thấy cái xót xa thấm đậm quay cuồng
trong câu hỏi cuối :“Những người muôn năm cũ”, những người ấy là những tâm
hồn đẹp thanh cao bên câu đối đỏ của ông đồ, hay những ông đồ trên đường
phố Hà Nội xưa(1)? Tôi nghó là cả hai (2). Thắc mắc của tác giả rất có lí và
chính vì có lí nên nó rất tàn nhẫn và đau lòng (3). Những cái đẹp cao quý sâu
kín , cái đẹp của hồn người Hà Nội , cái đẹp của hồn Việt Nam cứ ngày càng
mai một , càng bò cuộc sống với những quy tắc rất thực tế lấn át, chà đạp và xô
đẩy sang lề đường để rồi biến mất như ông đồ già kia và có lẽ mãi mãi không
còn nếu như không có những Vũ Đình Liên đáng khâm phục(4).“Hồn ở đâu bây
giờ “(5)? Câu hỏi ấy là tiếng chuông cảnh tỉnh người đọc ở mọi thế hệ mọi thời
đại , thức dậy những gì sâu xa đã bò lãng quên , chôn vùi dưới cuộc sống ồn ào
náo nhiệt (6). Làm sao để tìm lại cái hồn thanh cao cho mỗi con người Việt
Nam, để khôi phục lại cái hồn cho cả dân tộc, đó là điều nhà thơ Vũ Đình Liên
muốn nhắn gửi chúng ta (7).
Mô hình đoạn văn:
Ý tưởng của đoạn văn là giải thích và bình về hai câu thơ.Phần nêu câu hỏi là
câu 1,5; phần trả lời là câu 2,3,4,6,7.
h.Đoạn đòn bẩy:
Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy là đoạn văn mở đầu nêu một nhận đònh , dẫn
một câu chuyện hoặc những đoạn thơ văn có nội dung gần giống hoặc trái với ý
tưởng (chủ đề của đoạn) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâu sắc ý
tưởng đề ra.
Đoạn văn mẫu: Trong Truyện Kiều có hai câu thơ tả cảnh mùa xuân rất đẹp:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa(1).
Thơ cổ Trung Hoa cũng có hai câu thơ tả cảnh đầy ấn tượng :

Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa (2).
Tác giả Trung Quốc chỉ nói “Lê chi sổ điểm hoa” (trên cành lê chỉ mấy bông
hoa ) (3). Số hoa lê ít ỏi như bò chìm đi trong sắc cỏ ngút ngàn (4). Những bông
lê yếu ớt bên lề đường như không thể đối chọi với cả một không gian trời đất
bao la rộng lớn (5). Nhưng những bông hoa trong thơ Nguyễn Du là hoàn toàn
khác : “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa “(6). Nếu như bức tranh xuân ấy
lấy phông nền là màu xanh của cỏ thì những bông hoa lê là một nét chấm phá
vô cùng sinh động và tài tình (7). Sắc trắng của bông hoa lê - cái sắc trắng
chưa từng xuất hiện trong câu thơ cổ Trung Hoa - nổi bật trên nền xanh tạo ra
sự thanh khiết trong sáng vô cùng (8). Tuy chỉ là một vài chấm nhỏ trên bức

tranh nhưng lại là điểm nhấn toả sáng và nổi bật trên bức tranh toàn cảnh (9).
Những bông hoa “trắng điểm“ thể hiện sự tài tình gợi tả gợi cảm trong lời thơ
(10). Cành hoa lê như một cô thiếu nữ đang e ấp dòu dàng (11). Câu thơ cũng
thê ûhiện bản lónh hội hoạ của Nguyễn Du (12). Hai sắc màu xanh và trắng hoà
quyện với nhau trong bức tranh xuân vừa đẹp vừa dào dạt sức sống đầy sắc
xuân , xuân hương và xuân tình (13)
Mô hình đoạn văn :
Câu 3,4,5 phân tích câu thơ cổ Trung Quốc làm điểm tựa để năm câu
6,7,8,9,10 làm rõ chủ đề đoạn.
k.Nêu giả thuyết :
Đoạn văn nêu giả thuyết là đoạn văn có kết cấu :mở đoạn nêu giả thiết để từ
đó đến chủ đề đoạn.
Đoạn văn mẫu: Giáo sư Phan Trọng Lân không sai khi nói : “Cái bóng trong
Chuyện người con gái Nam Xương đã quyết đònh số phận con người”, đây phải
chăng là nét vô lí , li kì vẫn có trong truyện cổ tích truyền kì (1). Không chỉ
dừng lại ở đó,“cái bóng” còn là tượng trưng cho oan trái khổ đau, cho hạnh
phúc biết bao người phụ nữ dưới xã hội đương thời (2). Nỗi oan của họ rồi
cũng chỉ là những cái bóng mờ ảo, không bao giờ được sáng tỏ(3). Hủ tục

phong kiến hay nói đúng hơn là xã hội phong kiến đen tối đã vùi dập , phá đi
biết bao tâm hồn , bao nhân cách đẹp, đẩy họ đến đường cùng không có lối
thoát (4).Để rồi chính những người phụ nữ ấy trở thành “cái bóng” của chính
mình , của gia đình , của xã hội (5). Chi tiết “cái bóng” được tác giả dùng để
phản ánh số phận, cuộc đời người phụ nữ đầy bất công ngang trái nhưng cũng
như bao nhà văn khác ông vẫn dành một khoảng trống cho tiếng lòng của chính
nhân vật được cất lên, được soi sáng bởi tâm hồn người đọc (5).“Cái bóng”
được đề cao như một hình tượng đẹp của văn học, là viên ngọc soi sáng nhân
cách con người (6). Bạn đọc căm phẫn cái xã hội phong kiến bao nhiêu thì lại
càng mở lòng yêu thương đồng cảm với Vũ Nương bấy nhiêu(7).“Cái bóng” là
sản phẩm tuyệt vời từ tài năng sáng tạo của Nguyễn Dữ góp phần nâng câu
chuyện lên một tầm cao mới : chân thực hơn và yêu thương hơn(8).
Mô hình đoạn văn:
Đoạn văn có câu thứ nhất nêu giả thuyết về chi tiết “cái bóng”, các câu còn
lại khẳng đònh giá trò của chi tiết đó.
l.Móc xích:
Đoạn văn có mô hình kết cấu móc xích là đoạn văn mà ý các câu gối đầu lên
nhau đan xen nhau và được thể hiện cu ïthể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ ở
câu trước trong câu sau.

Đoạn văn mẫu: Muốn làm nhà thì phải có gỗ (1).Muốn có gỗ thì phải trồng
cây gây rừng(2) Trồng cây gây rừng thì phải coi trọng chăm sóc, bảo vệ để có
nhiều cây xanh bóng mát (3).Nhiều cây xanh bóng mát thì cảnh quan thiên
nhiên đẹp , đất nước có hoa thơm cỏ ngọt bốn mùa, có nhiều lâm sản để xuất
khẩu (4) . Nước sẽ mạnh, dân sẽ giàu , môi trường sống được bảo vệ (5).
Mô hình đoạn văn:
Các ý gối nhau để thể hiện chủ đề về môi trường sống , các từ ngữ được lặp
lại: gỗ, trồng cây gây rừng, cây xanh bóng mát .
g.Song hành (Đoạn văn không có câu chủ đề.)
Đây là đoạn có các câu triển khai những nội dung song song với nhau, không

nội dung nà bao chùm lên nội dung nào. Loại đoạn văn này không có phần mở
và kết thúc. Các câu trong đoạn văn đều thuộc phần triển khai, mỗi câu nêu
một khía cạnh của chủ đề đoạn văn đang ở dạng hàm ẩn.
Đoạn văn mẫu: Trong tập Ngục trung nhật kí, có những bài phát hoạ sơ sài mà
chân thực và đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vò như một bức tranh cổ điển .Có
những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ
vàng .Cũng có bài làm cho người đọc nghó tới những bức tranh sơn mài thâm
trầm , rộn ròp.
Câu chủ đề là:
a.Về nội dung : giữ nhiệm vụ chủ hướng, là ý cơ bản của cả đoạn.
b.Về hình thức: thường đủ chủ ngữ và vò ngữ.
c.Về vò trí : thường đứng đầu đoạn văn.
d.Về dung lượng : yêu cầu ngắn gọn, có độ dài không lớn so với các câu
trong đoạn văn.
1.BÀI TẬP NHẬN DIỆN VỀ CÂU CHỦ ĐỀ:
(?)Ba đoạn văn sau có câu chủ đề đứng ở những vò trí khác nhau .Em cho biết
đâu là câu chủ đề của đoạn?
a.Tất cả những đau thương ấy là vì đâu? Thuý Kiều và Nguyễn Du là vì số
mệnh. Nhưng số mệnh ở đây lại hiện ra dưới hình thức những con người. Bọn
người ấy khá đông . Đày đoạ Kiều không phải chỉ có một người như trường hợp
Thạch Sanh .Đày đoạ Kiều là cả một xã hội.
b.Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một cuộc đời đấu tranh vô cùng gay go
và gian khổ. Đấu tranh để không bò ngã gục trước số phận khắc nghiệt và tàn
bạo. Đấu tranh để chống lại lưới bẫy của kẻ thù, những thành kiến lỗi thời của
xã hội. Đấu tranh với bên ngoài, đấu tranh với cả bản thân trước những ảnh
hưởng tiêu cực của Nho giáo để gia nhập vào hàng ngũ của nhân dân cách
mạng và trở thành nghệ só của nhân dân.Nguyễn Đình Chiểu đã đấu tranh

không chỉ để giữ mình mà để khẳng đònh vò trí chiến đấu của bản thân mình
trong cuộc đời với tư cách người cần dân , người trí thức, người nghệ só.

c.“Vang bóng một thời” vẻ lại cái “đẹp xưa” cuả thời phong kiến suy tàn.
Thời có những ông Nghè, ông Tú chơi lan , chơi cúc,thú vui điền viên. Họ uống
rượu “thạch lan hương” và ngâm thơ Đường. Họ nhấm nháp chén trà sớm mai
với tất cả nghi lễ thiêng liêng; Họ đánh bạc bằng thơ và hát ả đào trên sông
Hương.
2. BÀI TẬP VIẾT CÂU CHỦ ĐỀ VÀO TRƯỚC HOẶC SAU ĐOẠN VĂN:
(?)Viết câu chủ đề vào trước hay sau đoạn văn cho phù hợp và cho biết cách
trình bày nội dung cuả đoạn văn.
a.)Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng
xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhòp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có
trường học, nhà gửi xe, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của hợp tác xã, nhà
mới của xã viên.
->Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách . Làng
xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhòp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có
trường học, nhà gửi xe, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của hợp tác xã, nhà
mới của xã viên. Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần
ngày càng tiến bộ.(Đoạn văn qui nạp)
b.)Những con sít lông tím, mỏ hồng, kêu vang như tiếng kèn đồng. Những con
bói cá, mỏ dài lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi len lỏi giữa các bụi
ven hồ.
->Chim chóc đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lông tím, mỏ hồng ,
kêu vang như tiếng kèn đồng. Những con bói cá, mỏ dài lông sặc sỡ. Những con
cuốc đen trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven hồ (Đoạn diễn dòch)
c.)Cũng như đồi mồi ở những nơi khác, đồi mồi Hà Tiên giá trò nhất ở cái mai.
Ở đây, có những con nặng tới tới bảy , tám chục kilôgam vảy.Vảy đồi mồi
được dùng vào nhiều việc, nhất là những đồ mó nghệ: từ cán dao,giọng kính,
hộp thuốc lá cho đến bình cắm hoa, trâm lược, quạt, giá soi gương… Tất cả đều
là những mặt hàng xuất khẩu có giá trò. Đồi mồi đã làm cho Hà Tiên trở
thành một trong những mảnh đất quý của Tổ quốc ta.
-> Hà Tiên có rất nhiều hải sản quý, nhưng đắc biệt là đồi mồi. Cũng như

đồi mồi ở những nơi khác, đồi mồi Hà Tiên giá trò nhất ở cái mai. Ở đây, có
những con nặng tới tới bảy ,tám chục kilôgam vảy.Vảy đồi mồi được dùng vào
nhiều việc, nhất là những đồ mó nghệ: từ cán dao, giọng kính, hộp thuốc lá cho
đến bình cắm hoa, trâm lược, quạt, giá soi gương… Tất cả đều là những mặt

hàng xuất khẩu có giá trò. Đồi mồi đã làm cho Hà Tiên trở thành một trong
những mảnh đất quý của Tổ quốc ta. (Đoạn tổng phân hợp)
3.LUYỆN DỰNG ĐOẠN VĂN KHÔNG CÓ CÂU CHỦ ĐỀ:
a.)Đoạn song hành:
(?)Đoạn văn nào trong hai đoạn văn sau là đoạn song hành?Dựa vào đâu em
biết.
a.1)Ở đất Cà Mau nhiều nhất là đước.Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối
cùng , thẳng tuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng
dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Sông rạch quanh co
trong đước. Đước kín bờ sông, kín đồng, kín bãi. Nhà nọ sang nhà kia phải đi
trên cầu bằng thân cây đước.
a.2)Chú thỏ có cái mũi đo đỏ lúc nào cũng ươn ướt luôn hít hít thở thở. Bộ ria
mọc hai bên mép cũng trắng như cước. Đôi mắt đỏ hồng tròn xoe như hai hòn
bi, trông rất hiền . Hai tai thỏ to như hai cái lá doi lúc nào cũng vểnh lên.
->Đoạn ( a.1 ) có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn. Đây là đoạn diễn dòch giải
thích .
Đoạn ( a.2 ) không có câu chủ đề , các ý đẳng lập với nhau ,không ý nào
bao trùm ý nào .Đây là đoạn song hành.
( ? )Hãy giải thích vì sao lại gọi đoạn văn dưới đây là đoạn song hành .
a.3)Ca dao là bầu sửa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ.Ca dao là hình thức trò
chuyện tâm tình của những chàng trai, cô gái (hát ví ,hát xoạn, hát ghẹo).Ca
dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức tổ tiên và anh linh của những người
đã khuất (bài ca lễ hội). Ca dao là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng
hân hoan của những người sản xuất (hò ,lí).
->Đoạn văn có kết cấu song hành vì các câu ngang bậc nhau về ý.

(?)Từ những câu khởi đầu dưới đây, em hãy tiếp tục triển khai thành đoạn văn
có kết cấu song hành
a.4)Câu: Hàng ngày Bác dùng bữa rất đạm bạc thường khi chỉ có cháo bẹ và
rau măng.
a.5)Trong cái xã hội bon chen, bọn người giàu sang trở nên hợm hỉnh ,lố lăng ,
chúng chúc nhau sống lâu trăm tuổi để kéo dài cuộc sống xấu xa ích kỉ.
a.6)Ca dao,dân ca của chúng ta nói nhiều đến con cò.
Cách triển khai như sau:
* Hàng ngày Bác dùng bữa rất đạm bạc thường khi chỉ có cháo bẹ và rau
măng.Còn giường nằm chỉ là những tấm ván hay cành cây ghép lại.Chỗ làm
việc là bàn đá chông chênh đặt cạnh bờ suối. Phương tiện làm việc quý nhất chỉ
là chiếc máy nhữ đã cũ.

* Trong cái xã hội bon chen, bọn người giàu sang trở nên hợm hỉnh ,lố lăng ,
chúng chúc nhau sống lâu trăm tuổi để kéo dài cuộc sống xấu xa ích kỉ.Chúng
chúc nhau thăng quan tiến chức bằng con đường mua quan bán tước,đè đầu cưỡi
cổ nhân dân.Chúng chúc nhau làm giàu để hốt của trên mồ hôi nước mắt của
người dân khốn khổ.Chúng chúc nhau sinh con đẻ cái đầy đàn ,đầy lũ để đục
khoét nhiều hơn, để ăn tiền nhiều hơn.
*Ca dao, dân ca của chúng ta nói nhiều đến con cò.Ca dao, dân ca của chúng ta
còn nói nhiều đến cả con bống. Rồi con trâu, con lợn, con gà.Và lại cả những
cái tôm, cái tép, con kiến , con ong … nữa.
b.Đoạn móc xích:
(?)Vì sao những đoạn văn dưới đây lại được gọi là đoạn có kết cấu móc xích.
b.1) Muốn xây dựng chủ nghóa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia
sản xuất tốt thì phải có kỉ tluật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kỉ thuật thì phải có
văn hoá. Vậy việc bổ túc văn hoá là vô cùng cần thiết (Hồ Chí Minh)

->Đoạn văn trên được gọi là đoạn có kết cấu móc xích vì ý các câu gối đầu
lên nhau, đan xen nhau và được thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ

ở câu trước trong câu sau.Trong đoạn văn này các từ ngữ được lặp lại tạo nên
sự móc nối ý giữa các câu là : tăng gia sản xuất - kỉ thuật - văn hoá.
b.2)Bây giờ muốn mang lại lợi ích cho đồng bào các dân tộc thì phải nâng cao
đời sống của đồng bào. Muốn nâng cao đời sống của đồng bào, không phải cứ
nói mà ra cơm gạo. Cơm gạo không phải từ trên trời rơi xuống. Muốn có cơm
gạo thì mỗi người phải làm cái gì ? Muốn ấm no thì phải làm cái gì ? Phải làm
thế nào ? Phải tăng gia sản xuất. (Hồ Chí Minh)

->Đoạn văn trên là đoạn văn có kết cấu móc xích được xây dựng theo mối quan
hệ điều kiện - kết quả nối tiếp nhau giữa các câu .
b.3)Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà hiểu có đúng là thơ Nguyễn
Trãi . Đúng là thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng không dễ mà hiểu đúng. Lại có khi
chữ hiểu đúng , câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. Không hiểu vì không
biết chắc bài thơ đã được viết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều nổi chìm của
Nguyễn Trãi. Cùng một bài thơ nếu viết năm 1420 thì một ý nghóa, nếu viết
năm 1430 thì ý nghóa lại khác hẳn. (Theo Hoài Thanh)

-> Đoạn văn trên là đoạn văn có kết cấu móc xích được xây dựng theo mối
quan suy luận.
4.BÀI TẬP LUYỆN CHUYỂN ĐỔI ĐOẠN:
a.)Chuyển đổi nội dung:

(?)Từ đoạn văn không có câu chủ đề dưới đây, em hãy viết thành đoạn văn có
câu chủ đề dứng ở đầu đoạn.
a.1)Thương chồng ốm đau mà bò dánh đạp, cùm kẹp, chò Dậu lấy thân mình che
chở cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chò như
đứt từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một suất sưu của chồng. Đến khi
bò giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhòn đói , chò vẫn nghó đến chồng ,
đến cái Tỉu , thằng Dần, cái Tí.
Có thể thêm một số câu sau vào đầu đoạn.

->Chò Dậu là một người phụ nữ rất mực yêu thương chồng con.
->Là người thương yêu chồng con ,chò Dậu đã quên hết bản thân mình.
->Yêu thương chồng con hết mực là đức tính q báu của chò Dậu.
Thương chồng ốm đau mà bò dánh đạp, cùm kẹp, chò Dậu lấy thân mình che chở
cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chò như đứt
từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một suất sưu của chồng. Đến khi bò
giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhòn đói , chò vẫn nghó đến chồng , đến
cái Tỉu , thằng Dần, cái Tí.
(?)Từ câu gợi ý sau đây, em hãy triển khai thành đoạn văn theo hai kiểu câu
chủ đề nằm ở đầu đoạn và câu chủ đề nằm ở cuối đoạn: “ Trong thơ Bác ,trăng
luôn luôn được trìu mến”
*Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn: Trong thơ Bác, trăng luôn luôn được trìu
mến.Trăng là ánh sánh, là thái bình, là hạnh phúc mơ ước của con người, là
niềm an ủi và cũng là tượng trưng cho tình chung thuỷ , lòng trung thành và hứa
hẹn. Ánh trăng làm cho cái đẹp vẫn trở nên êm đềm, sâu sắc,làm cho cảm nghó
con người thêm thâm trầm, trong trẻo.
*Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn: Trăng đã đi vào trong thơ của Bác.Trăng lấp ló
ngoài cửa sổ.Trăng đầy ắp trong khoang thuyền.Trăng mời mọc nhà thi só,
người chiến só. Có thể nói ở bất kì bài thơ nào , trăng cũng luôn luôn được
trìu mến.
(?)Hãy viết thêm cho đoạn văn dưới đây một câu chủ đề ghép.
“…Bạn đọc tha hồ cười. Cười thật to, thật giòn, thật sảng khoái say sưa…Cười để
nhiều phước lộc, gặp nhiều điều may mắn , quên đi mọi vất vả hàng ngày. Cười
để nâng mình lên cao cuộc sống đời thường. Cười để mãi mãi lứa đôi hạnh
phúc. Cười để trẻ mãi không già. Cười để mọi người xích lại gần nhau thân ái.”
-> Kho tàng chuyện tiếu lâm Việt Nam là một kho tàng phong phú của
những tiếng cười. Bạn đọc tha hồ cười. Cười thật to, thật giòn, thật sảng khoái
say sưa…Cười để nhiều phước lộc, gặp nhiều điều may mắn , quên đi mọi vất vả
hàng ngày.Cười để nâng mình lên cao cuộc sống đời thường. Cười để mãi mãi


lứa đôi hạnh phúc.Cười để trẻ mãi không già.Cười để mọi người xích lại gần
nhau thân ái.Chúng ta đã cười ,chúng ta đang cười và chúng ta sẽ còn cười
mãi mãi cùng với người bạn đường vui tính : kho tàng chuyện tiếu lâm Việt
Nam.
b)Chuyển đổi kết cấu:
(?)Dựa vào nội dung đoạn văn sau, em hãy viết thành những đoạn văn khác có
nội dung tương tự theo các kiểu kết cấu .
“Những ngày thơ ấu”(Nguyên Hồng)chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi
cực của một đứa trẻ, sinh ra trong một gia đình bất hoà, phá sản và tr lạc sớm
phải sống vơ bơ, lêu lỏng .Gia đình ấy khi còn sung túc đã không có hạnh phúc.
Đứa con ra đời bởi một tình yêu gắng gượng . Người bố phẫn chí , lặng lẽ trả
thù số phận bằng những khói thuốc phiện. Người mẹ trẻ trung khao khát hạnh
phúc chân thật , nhưng cũng đành chòu , cúi đầu trước lễ giáo phong kiến , sống
âm thầm như một cái bóng dưới chân tường. Gia đình sa sút rồi sụp đổ hẳn. Bố
chết .Mẹ ngược xuôi tần tảo .Đứa trẻ mồ côi cha, xa tình mẹ, phải sống bơ vơ
đói rách , lêu lỏng trong sự lườn nguýt đay nghiến của họ hàng và thái độ dửng
dưng của xã hội.
Đổi thành đoạn qui nạp:
Đứa trẻ ra đời bởi một tình yêu gắng gượng trong một gia đình không có hạnh
phúc. Người bố phẫn chí, lặng lẽ trả thù số phận bằng những khói thuốc phiện.
Người mẹ trẻ trung khao khát hạnh phúc chân thật , nhưng cũng đành chòu ,cúi
đầu trước lễ giáo phong kiến , sống âm thầm như một cái bóng dưới chân tường.
Gia đình sa sút rồi sụp đổ hẳn. Bố chết . Mẹ ngược xuôi tần tảo. Đứa trẻ mồ côi
cha, xa tình mẹ, phải sống bơ vơ đói rách, lêu lỏng trong sự lườn nguýt đay
nghiến của họ hàng và thái độ dửng dưng của xã hội. Có thể nói “Những ngày
thơ ấu”(Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa
trẻ, sinh ra trong một gia đình bất hoà, phá sản và tr lạc, sớm phải sống vơ
bơ, lêu lỏng .
Đổi thành đoạn tổng phân hợp:
“Những ngày thơ ấu”(Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi

cực của một đứa trẻ , sinh ra trong một gia đình bất hoà , phá sản và tr lạc,
sớm phải sống vơ bơ, lêu lỏng . Gia đình ấy khi còn sung túc đã không có hạnh
phúc. Đứa con ra đời bởi một tình yêu gắng gượng. Người bố phẫn chí ,lặng lẽ
trả thù số phận bằng những khói thuốc phiện. Người mẹ trẻ trung khao khát
hạnh phúc chân thật , nhưng cũng đành chòu , cúi đầu trước lễ giáo phong kiến ,
sống âm thầm như một cái bóng dưới chân tường. Gia đình sa sút rồi sụp đổ
hẳn. Bố chết . Mẹ ngược xuôi tần tảo . Đứa trẻ mồ côi cha , xa tình mẹ, phải

sống bơ vơ đói rách , lêu lỏng trong sự lườn nguýt đay nghiến của họ hàng và
thái độ dửng dưng của xã hội. Dấu ấn tuổi thơ ấy cũng lớn lên trong chòu đựng
âm thầm, buồn tủi chán chường của đứa trẻ.

Đổi thành đoạn song hành:
Đứa trẻ ra đời, người bố phẫn chí , lặng lẽ trả thù số phận bằng những khói
thuốc phiện. Người mẹ trẻ trung khao khát hạnh phúc chân thật , nhưng cũng
đành chòu , cúi đầu trước lễ giáo phong kiến , sống âm thầm như một cái bóng
dưới chân tường.Gia đình sa sút rồi sụp đổ hẳn. Bố chết .Mẹ ngược xuôi tần tảo.
Đứa trẻ mồ côi cha, xa tình mẹ phải sống bơ vơ đói rách, lêu lỏng trong sự lườn
nguýt đay nghiến của họ hàng và thái độ dửng dưng của xã hội.“Những ngày
thơ ấu” là một chuỗi kỉ niệm như thế.

MÔ HÌNH HỆ THỐNG BÀI TẬP
Bài tập phát hiện và sửa chữa


Nội dung Hình thức



Chủ đề Lôgic Phương tiện Dung lượng

liên kết đoạn đoạn



Thiếu Loãng Lạc Lặp Mâu Đứt Mơ Liên kết Liên kết Qúa Chưa
ýù ý ý ý thuẫn mạch hồ nội tại hướng khuôn đủ
ý ý lỏng lẻo ngoại yếu khổ khổ

Sau đây là nội dung kiến thức học sinh cần biết khi viết đoạn văn:
Cụ thể các lỗi như sau:
a.Thiếu ý: đó là lỗi trong các đoạn văn có câu chủ đề nêu nhiều ý nhưng khi
triển khai đoạn , các ý đó không được trình bày đầy đủ.
b.Loãng ý: đó là những đoạn văn chứa quá nhiều câu mở rộng bậc hai hoặc bậc
ba.Sự lấn át về mặt số lượng của những loại câu này làm cho nội dung đoạn
văn bò dàn trải , phân tán gây loãng ý.

c.Lạc ý: đây là đoạn văn có câu chủ đề nhưng những câu khác đứng ở phần sau
lại hoàn toàn không phục vụ cho việc làm sáng tỏ câu chủ đề đó. Lạc ý thường
đi liền với loãng ý .Khi đoạn văn lạc ý có thể xử lí theo hai cách như sau:
- Hoặc là thay câu chủ đề này bằng câu chủ đề khác
- Viết lại các câu ở phần sau cho phù hợp với câu chủ đề
Đối với đoạn rối loạn ý cần phải viết lại thành một đoạn văn khác .
d.Lặp ý: Đó là hiện tượng một đoạn văn có chứa những câu trùng ý nhau ,lặp
lại nội dung đã có .Các câu lặp lại nhau càng nhiều thì nội dung đoạn văn càng
nghèo nàn hơn. Bởi vậy ,ở những đoạn văn này cần mạnh dạn loại bỏ câu lặp,
ý lặp.
đ.Mâu thuẫn ý: Các ý mâu thuẫn nhau trong đoạn văn là các ý tương phản nhau
không ăn khớp nhau , phủ nhận lẫn nhau, hoặc các ý không phù hợp với thực tế
đời sống. Để tránh mâu thuẫn cần đảm bảo xây dựng các ý cùng theo một chủ
hướng hoặc cần tôn trọng đúng hiện thực của đời sống.

g.Đứt mạch ý : Đoạn văn đứt mạch ý là đoạn văn không tạo thành một chuỗi
liên tục giữa các ý .Giữa các câu có sự đứt ý hoặc nhảy cóc về ý .Về cơ bản ,
lỗi đứt mạch ý thường do học sinh không biết cách sử dụng phép lập luận hai
tiền đề. Lẽ ra để cho mạch ý được liên tục cần phải có đủ hai tiền đề rồi sau đó
mới rút ra kết luận nhưng học sinh chỉ đưa ra một tiền đề đã vội vã rút ra kết
luận vì thế dẫn đến tình trạng đứt mạch ý.Chữa lỗi này phải có thêm một ý
chuyển , ý bắt cầu nối liền các ý.
h.Mơ hồ: Đó là kiểu đoạn văn được tổ chức theo kiểu lắp ghép máy móc các
câu .Vì lắp ghép nên mặc dù đứng cạnh nhau nhưng quan hệ logic giữa các câu
vẫn không rõ ràng , không thể chỉ ra được mối liên hệ cụ thể giữa chúng và vì
thế việc hiểu nội dung cũng trở nên mơ hồ, thậm chí có khi không thể hiểu
được. Ở đây cần tổ chức lại đoạn hoặc đảo vò trí câu ,hoặc là thêm các phương
tiện nối , hoặc lược bỏ những câu mơ hồ .
k.Liên kết nội tại: Được hiểu là sự liên kết trong nội bộ môt đoạn văn .Sử dụng
sai các phương tiện liên kết hoặc không sử dụng các phương tiện liên kết đều
có thể làm cho nội dung đoạn văn trở nên khó hiểu hoặc mạch văn trở nên rời
rạc. Bởi vậy , việc dùng đúng lúc, đúng chỗ các phương tiện liên kết là điều
quan trọng.
l.Liên kết hướng ngoại: Đó là sự liên kết đoạn văn với đoạn văn .Ở hệ thống
bài tập rèn luyện , liên kết hướng ngoại được tập trung vào đoạn mở , đoạn kết
và đoạn phát triển .Lỗi ở đoạn mơ thường là không thực hiện được chức năng :
hoặc mở quá dài , mở không dẫn vào được vấn đề chính, mở không phù hợp với
phần phát triển .Còn lỗi ở đoạn kết thường là không khép lại được vấn đề, kết

vấn đề quá lỏng lẽo, thiếu sự khái quát cần thiết Lỗi ở đoạn phát triển chủ
yếu là thiếu gắn bó với các đoạn xung quanh, thiếu các ý nối, câu nối cần thiết
hoặc nối không đúng, không hợp làm cho ý giữa các đoạn trở nên rời rạc ,
không có tính liên tục. Đối với những loại đoạn này cần phải dựa vào từng
trường hợp sai sót cụ thể mới có thể đònh ra được cách sửa hợp lí.
* Ngoài ra ,GV cần lưu ý những đoạn văn mắc lỗi nội dung thường đồng thời

mắc luôn lỗi về hình thức và ngược lại. Bởi vậy , khi tiến hành luyện tập
viết đoạn văn cần vừa chữa lỗi nội dung vừa chữa lỗi hình thức, tránh trình
trạng chỉ chú ý chữa lỗi này mà không chữa lỗi khác .
- GV cần rèn cho HS kó năng phát hiện lỗi trong khi viết đoạn văn.
Biết cách chữa lỗi đoạn văn trong bài viết của mình cũng như của người khác.
Tránh việc mắc lỗi thông thường về đoạn văn.
1.ĐOẠN VĂN MẮC LỖI VỀ CHỦ ĐỀ:
Trong các đoạn văn sau đoạn văn nào mắc lỗi về chủ đề,nêu rõ mắc lỗi gì?
a.)Không những chăm học ,Hải còn chăm làm ở nhà cũng như ở trường. Buổi
sáng đi họcvề, Hải giúp đỡ bố mẹ mọi việc gia đình .Bạn thái rau, băm bèo cho
lợn. Sau đó Hải dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng. Buổi chiều, học bài
và làm bài xong, Hải lại lo bữa com chiều .Bố , mẹ đi làm đồng về thì cơm
canh đã sẵn sàng.
->Đoạn văn mắc lỗi thiếu hụt chủ đề(Thiếu hụt hành động) vì câu chủ đề nêu
mấy ý như : chăm học - chăm làm - ở nhà - ở trường. Nhưng đoạn văn triển khai
được ý chăm làm ở nhà chưa triển khai đựơc ý chăm làm ở trường.
Vậy phải viết thêm vài câu nữa về việc chăm làm ở trường được được coi là
triển khai đầy đủ.
b.)Bên cạnh con cò, con trâu được nói đến nhiều hơn cả trong ca dao, dân ca
Việt Nam. Con trâu không mấy lúc thảnh thơi, cho nên khi nghó đến cuộc đời
nhọc nhằn của mình, người nông dân thường nghó đến con trâu.Con cò tuy có
vất vả, tuy có lúc lặn lội bờ sông nhưng còn có lúc bay lên trời xanh.Con cò ,
con vạc, con nông là những con vật rất gần gũi với người dân lao động.Chúng
mang những đức tính cần cù, chụi khó của người nông dân chân lấm tay bùn .
Những lúc cần bộc bạch nỗi niềm ,người nông dân thường dùng con vật đó ra
để tâm sự, để giải bày nỗi lòng mình.
->Đoạn văn có câu chủ đề đònh hướng nội dung viết về con trâu ,do đó những
câu nào nói về con cò là những câu bò lạc , làm loãng chủ đề.
Sửa lại như sau:
Bên cạnh con cò, con trâu được nói đến nhiều hơn cả trong ca dao, dân ca Việt

Nam. Con trâu không mấy lúc thảnh thơi, cho nên khi nghó đến cuộc đời nhọc

nhằn của mình, người nông dân thường nghó đến con trâu. Những lúc cần bộc
bạch nỗi niềm , người nông dân thường dùng con trâu để tâm sự, để giải bày
nỗi lòng mình.
c.)Trong ca dao, dân ca có rất nhiều con vật được nhắc tới .Nào là “con cò lặn
lội bờ sông”, nào là con trâu cần mẫn trên đồng ruộng một nắng hai sương .Rồi
thì cả “cái vạc, cái nông” cũng đi vào dân ca với những nỗi đắng cay không
kém con cò .Trong nhiều bài lại có cả hình ảnh “con ong, cái kiến”, những con
vật nhỏ bé nhưng không kém phần gần gũi với những người lao động.
->Đoạn văn đã triển khai đúng chủ đề nêu ở câu chủ đề.
2 )ĐOẠN VĂN MẮC LỖI VỀ LOGIC:
Đoạn văn sau mắc lỗi về logic .Chỉ ra lỗi sai đó và chữa lại?
Lòch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao trang sử hào hùng với những tên tuổi sáng
chói muôn đời không quên. Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
Nguyễn Huệ đánh tan quân xâm lược nhà Thanh. Lê Lợi phá tan quân Nguyên.
Chi Lăng mãi mãi là nơi mồ chôn quân xâm lựơc. Rồi Trần Hưng Đạo lãnh
đạo nhân dân đánh đuổi quân Minh giành lại nền độc lập cho Tổ quốc.Cửa biển
Bạch Đằng lập chiến công lừng lẫy non sông. Những tên tuổi đó sẽ sống mãi
cùng non sông đất nước.
->Đoạn văn liệt kê lộn xộn, không theo trình tự thời gian của các triều đại.
Phản ánh sai thực tế khách quan: Lê lợi không đánh tan quân Nguyên, Trần
Hưng Đạo không đánh tan quân Minh.
- Câu “Cửa biển Bạch Đằng lập chiến công lừng lẫy non sông” cần đặt ngay
sau câu “Ngô Quyền đánh tan quân xâm lựoc Nam Hán” vì nó bổ sung thêm
nghóa cho chính câu này.
Sửa lại như sau:
Lòch sử dân tộc đã ghi lại biết bao nhiêu trang sử hào hùng với nhưng tên tuổi
sáng chói muôn đời không quên. Ngô quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
Cửa biển Bạch Đằng lập chiến công lừng lẫy non sông.Trần Hưng Đạo lãnh

đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông giành lại độc lập cho tổ
quốc. Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh. i Chi Lăng mãi mãi là mồ
chôn quân xâm lược. Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh giành lại độc lập.
Những tên tuổi đó sẽ mãi mãi sống cùng non sông đất nước.
3.LỖI VỀ DUNG LƯNG ĐOẠN:
a. Lão Hạc là một nông dân nhưng không có ruộng cấy. Khi còn sức lực lão
cũng chỉ đi cầy thuê cuốc mướn , đổ mồ hôi sôi nước mắt để đổi lấy bát cơm
manh áo. Khi già yếu , lão cũng phải nai lưng ra làm việc , dùng sức hơi tàn để
kiếm sống. Bình thường như thế cũng đã khổ lắm, huống chi gặp những năm

thiên tai thì cuộc sống lại tủi cực biết chừng nào. Lão đã vậy, Cuộc sống con
trai lão cũng chẳng hơn gì. Đến tuổi trưởng thành vì không có tiền nên chẳng
cưới được vợ. Phẫn chí, con trai lão bỏ làng ra đi. Nhưng đi về đâu? Đành liều
nhắm mắt đưa chân. Con trai lão đã phải liều mình tới nơi “bán thân đổi lấy
mấy xu”, “thòt xương vùi gốc cao su mấy từng”. Đi mà không bíết ngày nào trở
lại. Lão Hạc cứ ngày ngày, tháng tháng ngóng chờ tin con Nhưng chờ mãi vẫn
không thấy con về. Đói khổ, già nua, bệnh tật đã đẩy lão tới con đường cùng.
Cuộc đời bế tắc. Lão đã tìm lối thoát cho cuộc sống của mình bằng cái chết ,
một cái chết thê thảm , tủi hờn.
*Phần này có thể tách thành 3 đoạn:
Đoạn 1:
Lão Hạc là một nông dân nhưng không có ruộng cấy. Khi còn sức lực lão
cũng chỉ đi cầy thuê cuốc mướn, đổ mồ hôi sôi nước mắt để đổi lấy bát cơm
manh áo. Khi già yếu , lão cũng phải nai lưng ra làm việc , dùng sức hơi tàn để
kiếm sống.Bình thường như thế cũng đã khổ lắm, huống chi gặp những năm
thiên tai thì cuộc sống lại tủi cực biết chừng nào.
->Đây là đoạn ý có đối tượng tường thuật là cuộc sống của lão Hạc.
Đoạn 2:
Lão đã vậy, Cuộc sống con trai lão cũng chẳng hơn gì. Đến tuổi trưởng thành
vì không có tiền nên chẳng cưới được vợ. Phẫn chí, con trai lão bỏ làng ra đi.

Nhưng đi về đâu? Đành liều nhắm mắt đưa chân. Con trai lão đã phải liều
mình tới nơi “bán thân đổi lấy mấy xu” ,“thòt xương vùi gốc cao su mấy từng”.
Đi mà không bíết ngày nào trở lại.
-> Đây cũng là đoạn ý có đối tượng tường thuật là con trai lão Hạc .
Đoạn 3:
Lão Hạc cứ ngày ngày,tháng tháng ngóng chờ tin con Nhưng chờ mãi vẫn
không thấy con về. Đói khổ, già nua, bệnh tật đã đẩy lão tới con đường cùng.
Cuộc đời bế tắc. Lão đã tìm lối thoát cho cuộc sống của mình bằng cái chết ,
một cái chết thê thải, tủi hờn .
-> Đây là đoạn ý có đối tượng tường thuật là cuộc sống của lão Hạc trong
những ngày cuối đời.










C. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.Kết quả:
Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường ,tổ chuyên môn , sự góp ý của
bạn bè đồng nghiệp , tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này ( đề tài năm 2008-
2009 có bổ sung ) vào việc giảng dạy ở hai lớp 9
3
- 9
4
,sau một thời gian đã đạt

được những kết quả nhất đònh. Kết quả cụ thể như sau:
Lớp


số
Giỏi

% Khá

% Trung

bình
% Yếu % Kém

%
9
3
40 5 12.5

9 22.5

24 60 2 5.0 0 0 %

9
4
39 5 12.8

10 25.6

21 53.9 3 7.7 0 0 %


Tóm lại trên đây là một số dạng bài tập tôi đưa ra cho HS luyện tập nhằm

phát huy tính tích cực của học sinh và cũng để nâng cao kỹ năng viết đoạn văn
của các em. Điều đáng khích lệ là sau khi được hướng dẫn các em đã có hứng
thú khi viết đoạn văn , các em đã hiểu và biết vận dụng kiến thức học được
vào bài làm của mình. Nhiều em đã biết trình bày đoạn văn theo đúng nội dung
yêu cầu của đề, không bò mắc một số lỗi về nôi dung và hình thức.Nhiều em
viết đoạn văn mạch lạc và giàu cảm xúc ,các ý liên kết chặt chẽ, logic, không
thiếu ý, lạc đề.Và một điều rất đáng mừng là số lượng học sinh yếu và học
sinh dân tộc ít người trong các lớp tôi dạy đã viết được đoạn văn diễn dòch, qui
nạp hay song hành theo hướng dẫn của giáo viên tuy chưa được diễn cảm và
hay nhưng bước đầu như thế đã là nguồn động lực giúp tôi hoàn thành một
phần nhiệm vụ của mình trong công tác giảng dạy.
2.Bài học kinh nghiệm:
*Về giáo viên:
- Cần chuẩn bò thật chu đáo bài giảng của mình , qua bài giảng cần phải huy
động tính tích cực dáng tạo của học sinh, kích hoạt hợp lí cảm hứng tiếp nhận
của các em, tạo niềm hứng thú say mê cho các em. Đừng biến giờ học văn
thành những giờ học lí thuyết nặng nề, khô cứng mà nên linh hoạt vận dụng các
phương pháp giảng dạy thật khoa học, hợp lí cho từng bài ,cho từng phần cụ thể.
- Hãy mạnh dạn xông xáo trong chuyên môn , không e ngại khi được phân công
thao giảng , thực tập , bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng cao tay nghề.
- Để học sinh có kó năng xây dựng đoạn văn và từ đó làm cở cho các em tạo lập
văn bản hoàn chỉnh có chất lượng, bản thân giáo viên phải xác đònh kiến thức

này không chỉ tập trung ở một số tiết mà đan xen như một thói quen trong mọi
thao tác của giờ luyện tập Ngữ văn.
- Khi học sinh gặp những khó khăn trong nhận thức, trong tiếp nhận giáo viên
nên nhẹ nhàng khuyên bảo, chỉ dẫn tận tình theo từng trình độ của mỗi em, chỉ

dẫn cho cacù em từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp như nhận diện bài tập,
viết đoạn văn không có câu chủ đề, viết đoạn văn có câu chủ đề Sau đó cho
các em biến đổi đoạn văn theo yêu cầu và sau đó mới cho các em phát hiện ra
lỗi sai về nội dung và hình thức của đoạn.
- Thiết kế bài soạn cho phù hợp nội dung từng bài ,từng dạng bài tập ,cần có
câu hỏi đònh hướng , gợi mở phù hợp với từng đối tượng học sinh giỏi, khá
trung bình , yếu.
- Phải có đoạn văn mẫu rõ ràng, phù hợp
- Đừng nóng vội khi học sinh chưa hoàn thành bài viết mà giáo viên đã vội
hướng dẫn, làm giúp mà giáo viên hãy đóng vai trò là người chỉ dẫn còn học
sinh là người thực hiện.
- Động viên khuyến khích các em để tạo hứng thú trong giờ học, ghi điểm cho
những em làm tốt bài của mình hoặc cho điểm động viên những học sinh yếu,
học sinh dân tộc thiểu số có tiến bộ .
*Về học sinh:
- Đầu tiên là phải nắm vững lí thuyết , sau đó mới rèn được kó năng viết .Cần
phải có thói quen tư duy tập trung, không xây dựng đoạn văn một cách lan man,
không làm bài cho có lệ cho xong .
- Không lệ thuộc vào sách giải hay đoạn văn có sẵn trong sách giáo khoa mà
nên sáng tạo , tự suy nghó để làm bài cho tốt.
- Khi làm dạng bài tập viết đoạn văn cần phải xác đònh đề tài mình viết , xác
đònh nội dung đoạn văn trình bày theo kết cấu nào, đoạn văn có câu chủ đề hay
đoạn văn không có câu chủ đề , sau đó cần chú ý đến các ý triển khai , sắp xếp
ý để có đoạn văn hoàn chỉnh .

D. KẾT LUẬN

Qua nhiều năm thực hiện chương trình SGK theo phương pháp mới ,bản
thân tôi đã có nhiều cố gắng trong việc soạn giảng, nghiên cứu , sử dụng
phương pháp phù hợp cho mỗi bài dạy, sử dụng đồ dùng học tập để nâng cao

hiệu quả giờ dạy .Trên đây là một vài dạng bài tập mà tôi đưa ra , chắc chắn
còn nhiều bài tập hay mà tôi chưa đủ thời gian tìm tòi nghiên cứu ,áp dụng.Là
một giáo viên có tâm huyết với nghề , không bao giờ thoả mãn với những gì

mình làm ,vì dạy học là luôn sáng tạo tìm tòi cái hay cái mới phù hợp với sự
phát triển mới của tri thức và nhân loại. Rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý
tận tình của đồng nghiệp để đề tài tôi được hoàn thiện hơn .



Nhiệm vụ nghiên cứu :
Nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh.
Đối tượng nghiên cứu:
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8
Phương pháp dạy môn Ngữ văn lớp 8
Bài tập rèn luyện kó năng dựng đoạn văn
Học sinh lớp 9
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu,tổ chức dạy trên lớp, quan sát - theo dỏi - so sánh.

×