Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SKKN Rèn luyện kỹ năng tập làm văn cho học sinh lớp 6 trong dạy phân môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.66 KB, 18 trang )

Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
1
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TẬP LÀM VĂN CHO
HỌC SINH LỚP 6 TRONG DẠY PHÂN MÔN NGỮ VĂN

PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ


1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .
Bước vào một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên hội nhập toàn cầu. Đảng và nhà
nước ta trong những năm đầu của thế kỷ XXI liên tục đưa ra các chủ trương
xã hội hóa giáo dục, nên đã có nhiều chuyển biến tích cực về công tác giáo
dục và đào tạo như: Tập trung mọi điều kiện để thực hiện tốt việc dạy học
nhằm năng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp các bậc học.
Một yêu cầu bức thiết đang đặt ra hiện nay là đổi mới phương pháp dạy
học sao cho phù hợp nhất và nhiệm vụ trọng tâm đưa lên hàng đầu là: “Nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp bậc học. Trong đó bậc THCS
luôn được Bộ giáo dục quan tâm chú trọng . Bởi vì đó là cấp học cung cấp
kiến thức cần thiết và đònh hướng tương lai cho học sinh - những chủ nhân
tương lai của đất nước.Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta kết
hợp với bộ giáo dục đã đề ra những biện pháp thúc đẩy sự nghiệp giáo dục ở
các trường THCS. Một trong những giải pháp đó là: Không ngừng nâng cao
chất lượng giảng dạy của giáo viên nhằm phát huy tính tích cực , chủ động,
sáng tạo của học sinh. Chọn ra những phương pháp dạy học phù hợp giúp học
sinh tiếp thu một cách hiệu quả các môn học trong đó có môn Ngữ văn.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kó thuật và công
nghệ, tri thức của nhân loại đang gia tăng theo cấp số nhân . Không những
thông tin ngày càng nhiều mà với sự phát triển vượt bậc của các phương tiện
thông tin , con người ngày càng có nhiều cơ hội để tiếp cận với các thông tin
mới một cách nhanh chóng hơn. Trước tình hình đó, một vấn đề đặt ra cho
nhà trường là cần phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên


và phương pháp truyền thụ tri thức, đặc biệt là kiến thức của từng môn khoa
học riêng rẽ .
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp thu phân hoá sâu
song song với tích hợp liên môn liên ngành càng mở rộng . Vì vậy, việc
giảng dạy các môn khoa học trong nhà trường cũng phải phản ánh sự phát
triển hiện đại của khoa học. Việc dạy và học môn ngữ văn hiện nay đã có
những chuyển biến tích cực theo mục tiêu đổi mới. Tôi cũng không ngoài
mục đích tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để cố gắng phát huy hiệu quả giảng
dạy trên tinh thần đổi mới .
Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
2
Hòa với tinh thần chung của cả nước đón chào năm học mới, năm học
2009 2010 là năm có nhiều chuyển biến tích cực. Bản thân tôi là một giáo
viên THCS với bao nhiêu suy nghó tốt đẹp về thế hệ trẻ những chủ nhân
tương lai của đất nước , với tinh thần nhiệt huyết yêu nghề, mến trẻ muốn
đem hết tâm huyết để cống hiến cho nghiệp giáo dục. Ngay lập tức tôi trao
dồi kiến thức, tham khảo tài liệu, tham gia các buổi thao giảng tiếp thu
phương pháp, hình thức tổ chức mới trong các môn dạy để xây dựng cho mình
cách thức dạy học phù hợp với đặc điểm của môn học, giúp học sinh tiếp thu
kiến thức một cách tốt nhất.
Tập làm văn là một phân môn, có một vò trí quan trọng trong chương
trình môn Ngữ văn, nó là một môn học có tính thực hành tổng hợp của các
giờ văn học và tiếng Việt. Khi làm một bài làm văn, học sinh phải vận dụng
tổng hợp những kiến thúc về văn học, về ngôn ngữ và những hiểu biết về đời
sống, đồng thời học sinh phải huy động năng lực suy nghó tìm tòi để sắp xếp
chọn lọc các kiến thức và giải quyết một cách sáng tạo một vấn đề cụ thể.
Người học sinh phải biết vận dụng các kó năng như bố cục, lập luận, dùng từ,
đặt câu để diễn đạt nội dung đó với một cách trong sáng , sinh động và hấp
dẫn. Những kiến thức về văn học, về ngôn ngữ và những kó năng viết đó điều
được dạy trên lớp qua các bài giảng văn và tiếng Việt .

Thông qua phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể tiến hành giáo dục
tư tưởng, tình cảm thẩm mó cho học sinh. Tác dụng giáo dục của tập làm văn
chủ yếu thông qua quá trình quan sát, suy nghó, phân tích, tổng hợp , sáng tạo
của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bài Tập làm văn của học sinh
phản ánh khá rõ ràng nhận thức, tình cảm của các em về những vấn đề văn
học và đời sống. Mỗi bài tập làm văn đối với học sinh là “ một tác phẩm
nhỏ”, quá trình xây dựng một “Tác phẩm nhỏ” là quá trình xây dựng cái
đẹp. Ngoài ra, phân môn Tập làm văn dạy cho học sinh viết đúng, nói đúng,
viết hay, nói hay, sẽ đóng vai trò trong việc thực hiện nhiệm vụ lớn lao là
bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt .
Tóm lại : Tác dụng giáo dục và giáo dưỡng của phân môn Tập làm văn rất
to lớn . Nó phục vụ đắc lực cho mục tiêu giáo dục của nhà trường Trung học
cơ sở.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở nói chung , chương trình
Ngữ văn lớp 6 nói riêng, có rất nhiều tiết Tập làm văn và đặc biệt ở chương
trình sách giáo khoa lớp 6 được triển khai 2 thể loại văn đó là tự sự và miêu
tả và nhà biên soạn cũng coi trọng mối quan hệ đồng qui, đã gắn bó với ba
phân môn Văn – Tiếng – Tập làm văn và cũng vạch ra đònh hướng kết nối
hệ thống tri thức trong từng phân môn, thậm chí, kiến thức của môn Ngữ văn
Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
3
có thể được kết nối với kiến thức của các môn khoa học khác. Việc tiếp cận
tinh thần đổi mới của sách giáo khoa theo hướng tích hợp giữa các phân môn
đó là một phương pháp dạy tốt nhất để phát huy tính sáng tạo của học sinh
trong phân môn tập làm văn .
Phân môn Tập làm văn có vai trò như đã nêu ở trên, thế nhưng qua thực
tế, chúng ta thấy năng lực cảm thụ văn chương và đưa văn chương vào cuộc
sống của đại đa số các em lớp 6 còn yếu. Có những học sinh cấp trung học
cơ sở mà viết những đoạn văn, bài văn thật ngây ngô khiến cho người đọc

phải “ cười ra nước mắt”. Dường như các em bất lực trước ngòi bút của mình.
Các em chỉ có thể làm văn bằng cách sao chép những bài mẫu hoặc ghi lại
tất cả những lời giảng của giáo viên chứ không thể viết ra những điều mình
nghó. Chính điều đó đã làm cho các em lo sợ và ít hào hứng khi học môn Ngữ
văn, nhất là phân Tập làm văn .
Nguyên nhân nào khiến các em rơi vào tình trạng như vậy ? Cũng có thể
là do giáo viên chỉ chú trọng vào dạy lí thuyết mà xem nhẹ khâu thực hành
tại lớp hoặc do sách bài văn mẫu do tràn ngập thò trường, các em không cần
phải động não suy nghó mà vẫn có được bài văn hay…Song nguyên nhân chủ
yếu là do các em chưa nắm được phương pháp, từ đó không thể hình thành
cho mình kó năng làm văn .Vậy làm thế nào giúp cho các em có kó năng làm
văn ? Giải quyết cho vấn đề này nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra
những phương pháp chung về rèn kó năng chung chỉ áp dụng cho mọi đối
tượng học sinh mà chưa có những giải pháp cụ thể cho đối tượng Trung học
cơ sở, nhất là đối với học sinh lớp 6 mới chân ướt , chân ráo bước vào bậc
Trung học cơ sở các em còn rất bỡ ngỡ và mới mẻ . Đây chính là lí do tôi
quyết đònh chọn đề tài “ Kinh nghiệm rèn luyện kó năng Tập làm văn cho
học sinh lớp 6” để nghiên cứu .
III . PHẠM VI ÁP DỤNG :
Với sáng kiến kinh nghiệm này , giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh
lớp 6 .
Vì đối tượng này mới từ cấp tiểu học lên việc làm văn còn mang tính trả
lời câu hỏi ít sáng tạo . Việc rèn luyện kó năng làm văn cho học sinh lớp 6 là
việc làm không hề đơn giản trong thời gian ngắn mà nó đòi hỏi thời gian dài ,
giáo viên chuẩn bò rất công phu . Vì vậy , người giáo viên phải xác đònh thời
gian rèn luyện hợp lí , và hình thức rèn luyện linh hoạt phù hợp với đối tượng
học sinh .
PHẦN B
NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾN VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ CHUNG .

Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
4
Rèn luyện kó năng làm văn cho học sinh là một hoạt động thiết thực , có
nhiệm vụ cung cấp cho học sinh tri thức lí thuyết, vừa rèn luyện kó năng thực
hành vừa khắc phục những thiếu sót về nói và viết, vừa nâng cao trình độ
ngôn ngữ cho phù hợp với bật trung học cơ sở . Những nhiệm vụ này được
thực hiện trong qua trình dạy và học không phải theo lối tách rời từng mặt
một mà phải được kết hợp với nhau một cách có hệ thống theo một tuyến chủ
đạo thống nhất. Sau đây là những kinh nghiệm và đề xuất của
chúng tôi về việc kó năng làm văn cho học sinh lớp 6 .
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN :
1. Phát phát hiện một số lỗi tiêu biểu cho học sinh :
Qua tìm hiểu khảo sát bài kiểm tra đầu năm học 2008-2009 của một trăm
tám mươi tư bài. Đã phát hiện các lỗi điển hình cơ bản :
- Trong đó lỗi sai : 200 lần
+ Lỗi nhận diện đề : 48 lần (24% )
+ Lỗi về lập luận : 47 lần (23,5%)
+ Lỗi về dùng từ : 65 lần (32,5%)
+ Lỗi về bài viết thiếu văn chương : 40 bài ( 20%)
Tuy nhiên đây là đề bài làm nên chúng tôi không thể đưa ra hết các dẫn
chứng về lỗi học sinh đã mắc phải một cách cụ thể rõ ràng, mà chúng tôi nêu
ra một số dẫn chứng tiêu biểu và chỉ ra những nguyên nhân của những lỗi ấy
mà thôi .
Sau đây là hai đề bài tôi dùng làm kiểm tra khảo sát :
Đề 1: Tả lại một người bạn thân mà em yêu mến .
Đề 2: Từ bài văn “ Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn một buổi
sáng đẹp trời .
a. Lỗi về nhận diện đề :
Học sinh chưa xác đònh đúng yêu cầu của đề .
Ví dụ1 : “ Bạn Hoa là người rất tốt . Bạn ấy thường xuyên giúp đỡ các bạn

khác trong lớp. Có một lần bạn ấy giúp em sửa chiếc xe đạp bò tuột xích giữa
đường … ”
Lỗi ở ví dụ này là chỉ đi sâu vào kể những việc làm tốt của bạn mà quên
mất phần tả hình dáng. Nguyên nhân là chưa có kó năng nhận diện đề. Đôi
khi các em còn không phân biệt được giữa tả và kể : lẽ ra kể chỉ là đan xen
song ở đây lại trọng tâm .
Kể : Là dùng ngôn ngữ để kể lại một câu chuyện, một sự việc có liên
quan đến người bạn ấy nhằm để đi đến một kết luận về tính tình, phẩm chất
của bạn. ( Kể phải chú trọng hai yếu tố cơ bản trong văn kể chuyện đó là sự
việc và nhân vật )
Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
5
Tả : Là dùng từ ngữ, lời văn để tái hiện lại những chi tiết ngoại hình, diện
mạo, cử chỉ, lời nói của bạn .
Vậy mà ở đây, các em chỉ đi sâu vào kể mà ít không hề tả trong khi đó
đề văn chỉ yêu cầu tả  Lạc đề
Ví dụ2 : “ Nhà em có một khu vườn rất rộng, vườn được ông em trồng
đủ thứ loại cây. Mỗi buổi sáng, ông em ra vườn tưới cây nhặt cỏ, bón phân .
Chiều đến, ông em hái hoa, hái quả để sáng mai bà em đi chợ bán”
Lỗi của đoạn văn : Sa vào kể chứ chưa phải tả , chưa làm rõ được thời
điểm cần tả là “ Buổi sáng đẹp trời ”, chưa vận dụng cách tả ở bài “Lao
xao” để tả khu vườn .
Nguyên nhân : Xác đònh chưa hết yêu cầu của đề  Lậu đề .
b. Lỗi về dùng từ ( diễn đạt ):
Học sinh thường lập luận không logic, chặt chẽ, lời văn sử dụng ít
mang tính thuyết phục, thiên về kể lể, lặp từ .
Ví dụ1 : “ Có lần bạn ấy sang nhà em chơi , bạn ấy chỉ em học bài rồi
bạn ấy chơi cùng em. Bạn ấy là một người bạn đáng kính mến của em . Bạn
ấy con nhà nghèo nên học rất giỏi ” .
Lỗi của đoạn văn : Lặp từ “ bạn ấy”, dùng từ chưa chính xác “ kính

mến”, kết luận thiếu tính thuyết phục “ bạn ấy con nhà nghèo nên học rất
giỏi”
Nguyên nhân : Vốn từ nghèo nàn, chưa hiểu hết nghóa của từ .
Ví dụ2 : “Em rất thích khu vườn này vì khu vườn này rất đẹp, rất nên thơ.
Em mong sao mai này lớn lên em cũng có khu vườn như vậy để em trồng
cây, trồng hoa làm giàu cho quê hương đất nước xứng đáng là con ngoan trò
giỏi cháu ngoan Bác Hồ” .
Lỗi của đoạn văn : Lặp từ “ khu vườn”, áp đặt thiếu logic , thiếu thuyết
phục “… Trồng cây, làm hoa làm giàu cho quê hương đất nước xứng đáng là
con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ” ( “ mai sau” nghóa là lúc đã trưởng
thành thì không thể trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ được ).
Nguyên nhân : Chưa tự độc lập suy nghó còn phụ thuộc vào những khuôn
mẫu sáo mòn dẫn đến tình trạng viết mà không hiểu ý nghóa của lời đã viết ,
không thấy được tính bất hợp lí của lời văn .
c. Lỗi dùng từ :
Học sinh dùng rất nhiều từ không hợp lí, thiếu chính xác .
Ví dụ 1 : - Đối với việc học bạn ấy rất nghiêm trang còn khi đi chơi thì bạn
ấy thoải mái ( từ sai là nghiêm trang  nghiêm túc ) .
- Bạn ấy rất gầy nên khi bạn cười da bạn nhăn nheo trông rất hay
( Nhăn nheo : da mặt người già, cách dùng từ không phù hợp ) .
- Sáng nào bạn cũng dậy sớm vét nhà sạch sẽ giúp đỡ cha mẹ .
Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
6
( vét  quét ) .
Ví dụ 2: - Em rất ngậm ngùi khi vườn nhà em thay lá ( ngậm ngùi – buồn
đau , xúc động )
- Những chùm xoài treo lơ lửng trên cành trông rất thích mắt. ( Lơ lửng –
lủng lẳng )
- Sáng nào cũng vậy, ngủ dậy là em chạy ngay ra vườn để hít thở bầu
không khí trong lành, lúc ấy em thấy mình như là một nhà du hành vũ trụ

( So sánh thiếu chính xác )
Nguyên nhân : Không hiểu nghóa của từ , chưa nắm vững phương pháp so
sánh do cách phát âm đòa phương .
d. Bài viết máy móc dập khuôn thiếu chất văn :
Ví dụ 1 : “ Bạn em là cô gái có thân hình thon thả, đôi mắt bồ câu, sống mũi
dọc dừa, da trắng như bông …”
Lỗi : Tả người bạn quá hoàn hảo , giống như các bài mẫu đã tả  Người
bạn đẹp mà không có sức thu hút .
Ví dụ 2 : “ Vườn nhà em được chia thành hai khu vực : Một khu vực
trồng cây ăn quả và một khu vực trồng hoa. Khu vực trồng cây ăn quả trồng
nhiều loại cây : nào xoài, nào mít, nào nhãn …. Còn khu vực trồng hoa thì
khoe sắc quanh năm. Hoa nào cũng đẹp , hoa nào cũng thơm nhưng em thích
nhất là hoa đào” .
- Lỗi văn phong khô khan thiếu chân thực .
- Nguyên nhân : Khả năng cảm thụ còn yếu, chưa thật sự yêu thích
rung cảm trước đối tượng được tả. Đôi khi học sinh theo bài mẫu viết thường
ít để lại dấu ấn cá nhân .
2. Kinh nghiệm được áp đặt để rèn luyện học sinh khắc phục lỗi .
a/ Kinh nghiệm giúp học sinh nhận diện đề :
Khâu nhận diện đề hết sức quan trọng trong quy trình làm văn . Nếu nhận
diện đề không chính xác sẽ sai. Những lỗi sai về nhận diện đề thường là:
- Lạc đề : Lạc về nội dung, lạc về phương pháp , giới hạn .
- Lệch đề : Đáng lẽ phần nội dung chính cần làm nhiều thì lại nói qua
loa đại khái , phần phụ trở thành phần chính, thao tác chính lại trở thành thao
tác phụ .
- Lậu đề : Bỏ sót, “ ăn bớt” ý hoặc một yêu cầu nào đó của đề .
Để giúp các em có kó năng nhận diện đề tốt giáo viên cần dạy kó , tốt
tiết tập tìm hiểu đề, giúp các em tìm hiểu đề là tìm hiểu nội dung, thể loại,
giới hạn của đề. Nhất là trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 thay sách
thì viêïc ra đề theo tinh thần phát huy tính sáng tạo của học sinh nên đều có

vẻ thoáng ít giới hạn hơn .
Bên cạnh những đề có nêu đầy đủ : (1 )
Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
7
+ Quê em đổi mới .
+ Kể về một việc tốt mà em đã làm .
+ Kể về người thân .
+ Kể về một lần em mắc lỗi .
+ Kể về một chuyến về thăm quê .
+ Kể về một chuyến ra thành phố .
Giáo viên cần phải hướng dẫn cho các em xác đònh thể loại thông qua
tín hiệu ẩn trong đề .
Chẳng hạn đề (1) Quê em đổi mới . Tức là học sinh phải kể về sự đổi mới
của quê mình qua đó bày tỏ tình cảm của bản thân trước sự đổi mới đó
 Không được bỏ xót khâu tìm hiểu đề, khi hướng dẫn học sinh làm
bài tập làm văn ở các tiết dạy trên lớp mà cần làm việc này một cách
nghiêm túc. Thậm chí ta có thể đưa ra thật nhiều đề để học sinh nhận diện,
có như vậy ta mới rèn luyện cho học sinh nhận diện đúng đề. Bởi có xác đònh
đúng yêu cầu của đề thì học sinh mới có một dàn ý tốt và tránh được lỗi thiếu
ý và dài dòng lan man .
b/ Kinh nghiệm giúp học sinh lập luận tốt :
Đối với học sinh có năng khiếu về văn chương thì giáo viên nên hướng dẫn
kó vì trong một bài văn yếu tố lập luận được thể hiện tính chặt chẽ hợp lí của
nó. Bởi lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày lí lẽ, dẫn chứng thành cơ
sở vững chắc cho luận điểm . Làm được điều này quả là không dễ, trước hết
giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách diễn đạt, nắm được các kiểu lập luận
cơ bản thông qua việc phân tích mẫu ở những tiết hướng dẫn cách làm văn
nói chung và các tiết hướng dẫn lập luận trong văn kể chuyện và miêu tả nói
riêng (tránh tình trạng giảng chung chung ). Tập trung là có các cách lập
luận cơ bản sau :

+ Lập luận suy lí (suy luận) : Là kiểu lập luận suy từ lí lẽ khác (trong đó lí
lẽ sau là hệ quả của lí lẽ trước) để dẫn dắt đến lí lẽ cuối cùng (lí lẽ chính)
* Ví dụ câu chuyện “ Không nhận cá” .
Ông nghi Hưu làm tướng nước Lỗ, tính thích ăn cá. Nhưng khi có người đến
cho cá ông lại không nhận mà còn lập luận : “ Người đem cá cho chắc có ý
cầu ta việc gì. Nếu ta nhận, tất ta phải giúp việc cho họ. Ta giúp việc người
là làm trái phép nước thì dẫn đến mất quan. Đã mất quan thì chẳng những
không có cá biếu mà đến tiền mua cá ăn cũng không có nữa. Cho nên ta
không nhận cá chính là ta muốn có cá ăn lâu dài mãi mãi đó … ”
+ Lập luận diễn dòch : Là lập luận trong đó câu khẳng đònh có nhiệm vụ
chung ( Luận điểm chính ) đứng ở đầu đoạn văn. Những câu còn lại đứng sau
mang ý nghóa cụ thể có nhiệm vụ giải thích minh hoạ cho câu khẳng đònh làm
nhiệm vụ chung .
Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
8
 Ví dụ :“ Sự nhất quán kì lạ của con người Hồ Chí Minh : vừa dân tộc
, vừa quốc tế,vừa rất mực nhân từ , vừa triệt để cách mạng. Rất uyên bác và
cực kì khiêm tốn . Vừa nhìn xa trông rộng , vừa thiết thực cụ thể .”
+ Lập luận qui nạp : Là lập luận trong đó câu khẳng đònh có nhiệm vụ
chung .
 Ví dụ : “ Gậy tre chống lại sắt thép của quân thù . Tre xung phong
vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa
chín . Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động ! Tre anh hùng
chiến đấu ! …”
+ Lập luận tổng – phân hợp : Là mô hình cấu trúc của văn nghò luận
dạng chuẩn “ Kinh điển” mà học sinh lớp 6 chưa học .
* Ví dụ : Trong hoàn cảnh “ Trăm dâu đổ đầu tằm” ta càng thấy chò Dậu là
người phụ nữ đảm đang tháo vát. Một mình chò phải giải quyết mọi khó khăn
đột biến của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo : quan lại,
cường hào, đòa chủ và tay sai của chúng . Chò có khóc lóc, có kêu trời nhưng

chò không nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách được chồng ra khỏi cơn
hoạn nạn. Hình ảnh chò Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn
của gia đình .
+ Lập luận so sánh : Là phân tích bằng cách đối chiếu, đặt sóng đôi hai
đối tượng, hai vấn đề trên cơ sở sự giống nhau giữa chúng ( thường là đối
chiếu một sự vật không biết hoặc biết ít với một sự việc quen thuộc để làm
cho ý nghóa của chúng rõ ràng hơn, sinh động hơn ). Có ba loại lập luận so
sánh .
 So sánh tương tự ( loại suy ) : Là suy lí từ chỗ hai đối tượng giống nhau
ở một số dấu hiệu ( một số mặt, tính chất hoặc quan hệ ) từ đó rút ra kết luận
rằng hai đối tượng này cũng giống nhau ở các dấu hiệu khác .
 Ví dụ : “ Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước . Đó là truyền thống q
báu của dân tộc ta . Từ xưa đến nay , mỗi khi Tổ quốc bò xâm lăng thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn, nó
lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ
cướp nước”
 So sánh tương đồng : Là đặt vấn đề này lên vấn đề khác có chung
một số nét đồng nhất để làm nổi bật vấn đề phân tích .
 Ví dụ : Đảng ta vó đại thật : Một ví dụ “ Lòch sử ta có ghi tên vò anh
hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm .
Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn hàng
vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân
Pháp”
 So sánh tương phản : Là đặt cái sáng bên ngoài cái tối, cái trắng bên
Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
9
cạnh cái đen, cái tốt bên cái xấu để làm nổi bật cái cần được giải thích .
 Ví dụ : Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi
cũng mất , chẳng những gia quyến của ta bò tan mà vợ con các ngươi cũng bò
khốn ….”

Sau đó từng tiết thực hành yêu cầu học sinh luyện viết đoạn văn
theo những kiểu lập luận đã được cung cấp. Có như vậy học sinh mới có thể
tự tin mà viết tránh được tình trạng nhảy cóc hay “ lấy dâu ông nọ cắm cằm
bà kia”
Cuối cùng khi đã có những đoạn văn giáo viên cũng phải hướng dẫn
cho học sinh biết cách liên kết các đoạn văn để có được bài văn hoàn chỉnh.
Còn ở các thể loại khác như kể chuyện , miêu tả , biểu cảm thì
lập luận biểu hiện sự trôi chảy mạch lạc và hợp lí của nó, yêu cầu giáo viên
cũng cần tìm những công thức chung cho học sinh áp dụng .
c/ Kinh nghiệm giúp học sinh dùng từ chính xác :
Để giúp học sinh dùng từ chính xác ta cần làm những việc sau đây :
- Cần dạy tốt các tiết thuộc phân môn Tiếng Việt có liên quan đến
việc dùng từ để học sinh nắm được nghóa của từ, cách thức sử dụng từ hợp lí
và mang lại hiệu quả cao .
Ví dụ : Khi dạy bài “Từ láy” ngoài việc cung cấp phần khái niệm, các loại
từ láy thì điều quan trọng là các em biết sử dụng từ láy để mang lại giá trò gợi
hình gợi cảm .
Hay khi dạy bài ẩn dụ thì cái đích cuối cùng là phải giúp học sinh sử
dụng từ ngữ ẩn dụ để làm cho cách diễn đạt giàu hình tượng và biểu
cảm ….
Như vậy, dạy tốt không có nghóa là chỉ dừng lại ở việc cung cấp đầy đủ
các kiến thức mà còn phải dạy cho học sinh biết vận dụng những kiến thức
đã học vào thực tế nói viết của mình .
- Cần phải biết chữa lỗi dùng từ của học sinh một cách thật nghiêm
túc. Việc làm này phải thường xuyên ở mọi nơi mọi lúc. Chẳng hạn như lúc
học sinh phát biểu xây dựng bài dùng từ ngữ sai giáo viên phải sửa và uốn
nắn kòp thời. Hay khi chấm bài của các em, những từ ngữ dùng sai cần được
gạch chân mực đỏ và ghi nhận xét một bên lề , sau đó thống kê lại những từ
sai điển hình để chữa trong tiết trả bài .
- Thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn các em đọc sách để làm giàu vốn

từ . Trong quá trình đọc sách gặp những trường hợp dùng từ hay , cần ghi vào
sổ tay văn học của cá nhân để tích luỹ, và nếu được thì khuyến khích mỗi
em mua một quyển từ điển Tiếng Việt để phục vụ cho việc học tập của mình
- Cuối cùng người giáo viên cần phải dùng từ chính xác để làm khuôn
Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
10
mẫu cho các em noi theo. Điều này được thể hiện ngay trong lời giảng, lời
ghi của giáo viên ở từng tiết học và ngay cả lời nói thường ngày khi quan hệ
giao tiếp với các em .
d/ Kinh nghiệm giúp học sinh viết văn có chất văn chương .
Một nhà phê bình văn học có uy tín nói rằng : “ Giải một bài toán tìm
được đáp số là xong, nhưng làm một bài văn , tìm được đáp số công việc xem
như mới được một nửa”. Bài văn hay là bài văn diễn đạt tốt “ đáp số” . Thực
ra đối với việc tập làm văn, nếu không diễn đạt tốt “ đáp số” (nhận thức và
cảm thụ chính xác chân lí văn học ) thì kết quả vẫn chỉ là một cái gì còn ẩn
kín trong đầu của người viết mà thôi. Đọc một bài thơ, một đoạn văn , một
cuốn sách ai cũng thấy hay. Nhưng hay ở chỗ nào ? Vì sao như thế lại hay ?
Nói cho rõ ra đã khó, đặt bút xuống viết , diễn tả cho biết những cảm nghó
của mình để người đọc cảm thấy là hay lại cngf khó hơn, các em trong quá
trình làm văn chắc sẽ gặp phải tình huống : ý đã có rồi, đã có dàn ý nhưng
sao diễn đạt không được . Nhiều khi viết xong đọc lại thấy ý, câu văn rời rạc,
lời lẽ nhạt nhẽo vô cùng. Thế là các em thiếu tự tin không dám viết mà đối
phó bằng cách chép lại bài văn mẫu một cách vô ý thức. Lâu dần, sự rung
cảm bò thui chột, văn chương của các em trở nên xáo rỗng, vô hồn. Vậy làm
thế nào để các em có thể viết một bài văn vừa có ý, vừa có hồn, vừa mang
đậm dấu ấn cá nhân ? Sau đây là mấy kinh nghiệm cụ thể :
- Cần làm cho các em có rung cảm thật sự trước đối tượng làm văn. Muốn
làm được điều này không phải một sớm một chiều là có kết quả mà phải trải
qua một quá trình thật công phu và tỉ mỉ với nhiều tác động khác nhau : Năng
khiếu, gia đình, hoàn cảnh … trong đó vai tò của người giáo viên dạy văn là

không nhỏ. Dạy văn tức là dạy cho học sinh cái đẹp của cuộc đời . Như vậy
trước tiên người giáo viên dạy văn phải là hiện thân của cái đẹp của cuộc
đời.
Như vậy, trước tiên người giáo viên dạy văn phải là hiện thân của cái
đẹp nhất là cái đẹp tâm hồn. Có như vậy mới tạo được sức hút đối với học
sinh trong từng tiết giảng. Nhất là những tiết giảng văn giáo viên phải thổi
được linh hồn của tác phẩm vào tâm hồn của các em thắp lên trong lòng các
em ngọn lửa của sự đồng cảm để các em biết vui buồn hờn giận theo từng số
phận cuộc đời trong tác phẩm. Có như vậy thì khi phát biểu cảm nghó , phân
tích hay bình luận một nhân vật trong một tác phẩm các em mới có thể nói
lên được những suy nghó, những cảm xúc trong lòng mình mà không vay
mượn của người khác, Muốn làm được điều này thì phải phát huy tốt phương
pháp giảng bình trong từng tiết dạy .
- Học sinh phải thuộc lòng : trước tiên là học thuộc lòng văn bản, sau đó
là học thuộc lòng những lời ghi của giáo viên trong từng bài học. Bởi học
Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
11
thuộc lòng sẽ giúp ích cho sự võ trang kiến thức và khả năng sáng tạo rất
nhiều. Học thuộc lòng chính là phương pháp rèn luyện trí nhớ. Tất cả những
điều mình thu hoạch được cứ lặp đi lặp lại, in hằn lên vỏ não giúp cho mình
tiếp nhận nó đến mức thành của riêng mình, đến khi gặp phải một đề văn thì
những gì đã thuộc sẽ hiện ra cho mình sử dụng song ở đây giáo viên không
nên cho học sinh thuộc lòng bài mẫu vì như vậy sẽ khiến các em càng trở
nên thụ động mà không có khả năng sáng tạo. Vậy làm thế nào để không cho
học sinh học bài mẫu mà chỉ tham khảo các bài văn mẫu nhưng phải sáng tạo
khi làm văn không sao chép .
+ Giáo viên dạy không nên đọc bài mẫu cho học sinh sao chép .
+ Khi coi kiểm tra phải thật nghiêm túc để các em không mở sách mẫu ra
chép .
+ Không nên ghi điểm cao ở các bài chép bài mẫu. Có như vậy mới có thể

kích thích học sinh tự tìm tòi học hỏi, tự viết văn .
+ Đừng bao giờ để học sinh có suy nghó là mình không có khiếu văn
chương . Quan niệm này có hai chỗ sai lầm :
* Một là học sinh không đánh giá đúng mình nên thiếu tự tin chưa cầm đến
sách, chưa quen bài giảng mà đã nghó mình không có năng khiếu về môn này
thì sẽ không bao giờ học được cả. Cụ thể là học sinh không dám tự viết mà
cứ tìm cách vay mượn bài làm của người khác .
* Hai là học sinh đánh mất khả năng phấn đấu . Muốn giúp các em dẹp bỏ
suy nghó này , giáo viên cần phải biết cách đánh giá dúng về các em , trân
trọng về khả năng của các em dù là nhỏ. Làm được như vậy sẽ tạo được
niềm tin, kích thích khả năng sáng tạo của học sinh. Các em mới mạnh dạn
viết ra điều mình nghó, bài làm của các em mới có hồn, có dấu âùn cá nhân
được. Sau đây là một số đoạn văn tiêu biểu :
- Cây nhãn đã gắn bó với tôi suốt những năm tháng tuổi thơ. Mỗi lần tôi
đến trường, Cây nhãn xoè bóng rợp đường tôi đi . Mùa xuân , hoa nhãn nở
khắp trời tung cái màu vàng ươm mỡ màng phủ kín cả làng quê. Và cứ ngày
nào cũng vậy, trên đường đi học về, tôi lại đứng lặng dưới rặng nhãn mắt
nhắm lại, hít những hơi thật sâu để hương thơm của nhãn tràn cả vào lòng
ngực. Một mùi thơm dòu mát khó tả . Tôi gọi đó là mùi của quê hương .
- Đôi mắt của mẹ thật đẹp ! Một đôi mắt trong trẻo, thắm đượm sự bao
dung , âu yếm. Đôi mắt đỏ hoe lo lắng những lần tôi ốm nặn. Đôi mắt sáng
bừng hạnh phúc khi thấy chúng tôi vui, thiết tha an ủi, động viên mỗi lần con
va vấp … Khi còn nhỏ, tôi chẳng bao giờ dám nhìn thẳng vào đôi mắt ấy mỗi
lần mẹ mắng. Nhưng rồi, tôi lớn lên, can đảm hơn, tôi đã rụt rè ngước nhìn
lên , và thấy có ánh gì rất lạ trong đôi mắt ấy … Không phải là sự giận dữ ,
mà là ngọn lửa của lòng yêu thương , những ánh lấp lánh của niềm hy vọng …
Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
12
Sau đây tôi xin lấy một ví dụ cụ thể về “ Xây dựng một bài văn tự sự - kể
chuyện đời thường cho học sinh lớp 6 .

Trước hết người giáo viên phải lí giaiû cho học sinh hiểu “ Kể chuyện đời
thường là một khái niệm chỉ phạm vi đời sống thường nhật , hàng ngày . Học
sinh quan sát và kể những chuyện xung quanh mình , trong nhà mình , trong
làng mình , khu phố của mình , trường mình , trong thực tế cuộc sống
…Chuyện đời thường cũng cho phép người kể tưởng tượng , hư cấu song tưởng
tượng không làm thay đổi chất liệu và diện mạo đời thường . Đầu tiên giáo
viên cho học sinh tìm hiểu một số đề .
Ví dụ :
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ .
- Kể về một người bạn mới quen .
- Kể về cô giáo của em ( người quan tâm lo lắng và động viên em học
tập )
Sau đó giáo viên hỏi về phạm vi yêu cầu của đề để học sinh hiểu đó là
những đề thuộc đề kể chuyện đời thường . Tiếp theo yêu cầu mỗi học sinh ra
một đề tương tự  Giáo viên sửa chữa uốn nắn , bước kế tiếp là học sinh
theo dõi giáo viên hướng dẫn cách làm một đề văn kể chuyện đời thường .
Ví dụ cho đề : Kể về người thân của em ( ông em ).
+ Cho học sinh đọc đề , nêu yêu cầu của đề . Đối tượng kể là ai ? (ông em ).
+ Hướng dẫn học sinh lập dàn bài theo bố cục 3 phần . Mở bài , Thân bài và
kết bài.(Yêu cầu học xây dựng ý cho từng phần và nêu nhiệm vụ từng phần )
a. Mở bài : Giới thiệu chung về ông .
b. Thân bài :
- Ý thích của ông em :
+ Ông thích trông cây gì ? ( Cây cảnh )
+ Cháu thắc mắc, ông giải thích
- Ông yêu các cháu :
+ Chăm sóc việc học :
+ Kể chuyện cho các cháu nghe
+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình .
c. Kết bài :

Nêu tình cảm ý nghóa của em đối với ông .

Lập dàn bài xong giáo viên hướng dẫn cách làm , viết từng đoạn một ,
bước cuối cùng là đọc lại và sửa chữa .



Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
13
























PHẦN C:
KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC
TIỄN
I.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC
Sau khi áp dụng một số kinh nghiệm nêu trên , qua một số năm giảng dạy .
Tôi khảo sát trên các bài thi , bài kiểm tra đònh kì , kết quả cho thấy số lượng
học sinh vi phạm lỗi ít hơn .
- Nhận diện đề 15,1 %
- Lỗi về lập luận ( diễn đạt ) 11,3 %
- Lỗi về dùng từ 15,4%
- Lỗi về bài văn thiếu chất văn chương 12,7 %
Như vậy , hiệu quả của việc áp dụng một số kinh nghiệm đã thấy rõ .
Xuất phát từ thực tế ở các lớp tôi đã dạy còn mắc nhiều lỗi khi làm văn ,
nên tôi đã quyết đònh chọn đề tài này để nghiên cứu.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
14
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã rút ra được 1 số kinh nghiệm bước đầu
và tôi mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm đã rút ra từ việc giảng dạy của
mình để các đồng nghiệp tham khảo, góp ý bổ sung để tôi hoàn thiện. Mặc
dù những kinh nghiệm tôi đưa ra vẫn còn ít và mang tính chủ quan , nhưng tôi
vẫn tin tưởng và chờ đợi hữu ích của nó, tuy nhiên để đạt được những yêu
cầu trên người giáo viên cần phải:
- Nắm chắc mục tiêu cần đạt của mỗi tiết học cụ thể để từ đó đònh ra
cho mình một kế hoạch hợp lí nhất để thực hiện.
- Giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện yêu cầu.
Người giáo viên phải thường xuyên giao nhiệm vụ cho học sinh ,
không chỉ ở trên lớp mà cả ở nhà . Việc giao nhiệm vụ của giáo viên phải

thật cụ thể: hướng dẫn học sinh chuẩn bò bài chu đáo , thường xuyên . Động
viên các em luôn chủ động , tích cực tìm hiểu khám phá , chiếm lónh nội dung
bài học trước khi đến lớp ; tích cực lắng nghe và thắc mắc về những nội dung
mà mình chưa hiểu rõ .
-Thường xuyên kiểm tra những công việc đã giao cho học sinh, tuyên
dương , ghi điểm xứng đáng cho những em có ý thức thực hiện tốt và tìm hiểu
nguyên nhân đối với những em không hoàn thành công việc được giao .Từ đó
tìm cách khắc phục kòp thời , trên cơ sở động viên, khuyến khích là chính để
các em không có cảm giác sợ hãi mà trái lại , dần có được sự tự tin, có hứng
thú đối với bài học .

- Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp, gây hứng thú cho học
sinh. Đặc biệt tích cực sử dụng hiệu quả phương pháp trực quan. Phân phối
thời gian hợp lý cho tiết học. Giáo viên nên chủ động dành nhiều thời gian
cho phần luyện tập , ưu tiên giải các bài tập khó ngay tại lớp . Giáo viên nên
yêu cầu học sinh làm các bài tập còn lại ở nhà , và hoàn tất các bài tập trên
lớp vào vở bài tập. Giáo viên nên giành thời gian hợp lý để chữa những bài
tập về nhà được cho là khó .

III. KẾT LUẬN
Đối với người giáo viên dạy môn Ngữ văn thì phân môn Tập làm văn
vốn được coi là phân môn " khô - khó – khổ ", mà tiết rèn viết văn là một
trong những tiết khó dạy của môn văn. Nhưng khó, không có nghóa là không
thể dạy hay và dạy hiệu quả. Vấn đề đặt ra là người giáo viên có chủ động
đối mặt và tìm cách khắc phục những khó khăn ấy hay không?
Xuất phát từ thực tế giảng dạy, qua quá trình đúc rút kinh nghiệm của
bản thân và đồng nghiệp, tôi đã mạnh dạn đề xuất những suy nghó, quan
điểm của mình góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học
Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
15

môn làm văn nói riêng. Những cố gắng, tìm tòi của tôi khi đưa vào thực tế
giảng dạy tuy đã phát huy tác dụng và gặt hái được những thành công nêu
trên, nhưng không thể khẳng đònh là đã hoàn thiện. Tôi rất mong nhận được
sự góp ý chân tình của đồng nghiệp và bạn đọc.
















TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Khắc Phi,Nguyễn Đình Chú , Trần Đình Sử ( Chủ biên phần
phần Tập làm văn Sách giáo khoa Ngữ văn 6, NXB Giáo Dục, 2007.
2. Nguyễn Khắc Phi,Nguyễn Đình Chú , Trần Đình Sử ( Chủ biên phần
phần Tập làm văn Sách giáo viên Ngữ văn 6, NXB Giáo Dục, 2007.
3. Tập san báo giáo dục thời đại.
4. 120 bài văn hay và nâng cao THCS văn 6.(Nhà xuất bản Thành phố
Hồ Chí minh .Tài liệu tập huấn "Phương pháp dạy học văn học phổ
thông "của bộ Giáo dục và đào tạo.










Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
16




















MỤC LỤC
Trang
PHẦN A: Đặt vấn đề 1
1. Cơ sở lý luận 1
2. Cơ sở thực tiễn 2
3. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN B: Những biện pháp giải quyết vấn đề ……………………………………………… 4
I. Cơ sở chung 4
II. Quá trình thực hiện 4
1. Phát hiện một số lỗi tiêu biểu cho học sinh :…………………………………………………….4
2. Kinh nghiệm được áp đặt để rèn luyện học sinh khắc phục lỗi ………………….6
PHẦN C: Kết quả và việc phổ biến ứng dụng nội dung vào thực tiễn…14
I. Kết quả đạt được 14
II. Bài học kinh nghiệm 14
III. Kết luận 15




Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
17


















PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. PLEIKU





TÊN ĐỀ TÀI





RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 6 TRONG
DẠY PHÂN MÔN NGỮ VĂN






Mã SKKN : …………………………….


Nguyễn Thị Hạnh – THCS Trần Phú
18














NAÊM HOÏC : 2009- 2010



×