Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn_làm thế nào để học sinh lớp chủ nhiệm đạt hiệu quả cao trong học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.89 KB, 15 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đào
tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp
bách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày
càng cao của xã hội. Bên cạnh đó những tệ nạn xã hội đang tồn tại và diễn ra
ngay trước mắt các em nó cũng chính là động lực lôi cuốn các em vào những
thói hư tật xấu. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực
phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh.
Muốn vậy phải qua cả một quá trình lâu dài và có sự kết hợp của nhiều ngành,
nhiều bộ phận có liên quan. Trong đó, giáo dục đóng vai trò quan trọng vì mọi
kiến thức, hành vi và phẩm chất đạo đức được hình thành ở nhà trường đặc
biệt là cấp THCS.
Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng
trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục
toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng: Vừa là thầy
dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất
của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên
có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động
của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Hơn
thế nữa: Họ là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý, giáo dục toàn diện học sinh
một lớp học, là cố vấn cho những hoạt động tự quản của tập thể học sinh,
người tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục trong và ngoài nhà
trường. Vì vậy tôi đã chọn chuyên đề: “ LÀM NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HỌC SINH LỚP
CHỦ NHIỆM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG HỌC TẬP ”
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ngôi trường THCS chính là ngôi nhà chung của mỗi con người. Ở nơi ấy,
mỗi một thầy cô giáo lại là một người mẹ thứ hai dạy cho học sinh tất cả những
kiến thức đầu tiên, những kỹ năng, trang bị cho các em một hành trang lớn để
các em bước dần đến tương lai. Vậy, người thầy ở đây phải nắm giữ một vai trò
vô cùng quan trọng. Vai trò là một người dìu dắt, người hướng dẫn, người ảnh


hưởng và người trang bị cho học sinh tất cả về kiến thức và kỹ năng sống hàng
ngày của chính các em.
- Trước hết, người giáo viên chủ nhiệm phải là một người quản lý tốt, quản lý
chặt chẽ, cụ thể, chi tiết và toàn diện. Giáo viên chủ nhiệm phải có tri thức về
mọi mặt kể cả tri thức về tâm lý giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm phải có kỹ năng
sư phạm, biết tiếp cận, phán đoán học sinh khéo léo và đúng đắn với học sinh
trong hoạt động dạy học và giáo dục.
- Người giáo viên chủ nhiệm phải là người cố vấn cho các hoạt động tự
quản của tập thể học sinh. Để phát huy tốt vai trò cố vấn giáo viên chủ nhiệm
cần có năng lực đánh giá và dự báo chính xác khả năng dự báo của học sinh,
có khả năng kích thích khả năng sáng tạo của các em, lôi cuốn tất cả học sinh
tham gia vào các hoạt động của lớp,
- Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực
lượng giáo dục trong nhà trường. Đây là một việc không đơn giản, đòi hỏi giáo
viên chủ nhiệm chẳng những phải có trách nhiệm cao, say sưa với nghề, yêu
thương học sinh mà còn phải có năng lực thuyết phục, có khả năng thiết lập
quan hệ tốt đẹp với các lực lượng giáo dục, biết xây dựng và giữ gìn uy tín, có ý
chí vượt khó, không ngại thử thách, đặc biệt trong những trường hợp cần đấu
tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh, kiên định thực hiện lý tưởng
giáo dục thế hệ trẻ.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
- Đa số học sinh lớp tôi nhà gần trường. Hầu hết các em đi học đúng độ
tuổi, ngoan ngoãn, lễ phép.
- Trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy tương đối đầy đủ cho từng khối
lớp nên giờ học rất sinh động.
- Đội ngũ giáo viên luôn đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, thường
xuyên trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau dạy tốt.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều
kiện thuận lợi để giáo viên an tâm công tác.

- Ban đại diện Hội phụ huynh học sinh của lớp, trường rất nhiệt tình gắn bó
với các hoạt động của nhà trường về mọi mặt, góp phần động viên CB – GV -
CNV nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh rất chặt chẽ.
2. Khó khăn
- Có những em rất ngoan, rất có ý thức, nhưng hoàn cảnh kinh tế gia đình
lại khó khăn, không có thời gian học tập, nên kết quả đạt được không cao.
- Một số em gia đình có điều kiện đầy đủ cho các em nhưng các em lại ham
chơi, không chú ý học tập.
- Còn có một số phụ huynh học sinh có tư tưởng khoán trắng cho nhà
trường và thầy cô trong việc giáo dục con em mình.
- Một số em học yếu không có hứng thú học tập, rụt rè, không tự tin khi
đến lớp.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Khảo sát thực trạng đầu năm học
1.1 Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh
Năm học 2013 – 2014 này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 8B, sau khi
nhận lớp xong, tôi tiến hành điều tra lí lịch của từng học sinh. Vì muốn hiểu kĩ
học sinh, tôi phải biết rõ gia đình các em.
Lớp 8B

có 40 học sinh trong đó có 18 học sinh nữ, 22 học sinh nam. Không
có học sinh lưu ban.
* Trước tiên, tôi tìm hiểu sơ lược về thành phần gia đình từng cá nhân học
sinh:
- Cha mẹ làm nông: 20/40
- Cha mẹ làm công nhân: 6/40
- Cha mẹ buôn bán: 2/40
- Cha mẹ làm thuê: 8 /40
- Cha mẹ là viên chức nhà nước: 4/40

* Hoàn cảnh gia đình:
- Số học sinh sống cùng với bố mẹ: 38/40
- Số học sinh được sống cùng mẹ hoặc cha: 2/40 (do cha mẹ đã li dị )
*Về tình trạng sức khỏe:
- Sức khỏe bình thường: 38/40 học sinh.
- Sức khỏe yếu: 2/40 học sinh.
1.2 Tình hình học tập
Ngay trong tuần đầu, tôi đã gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm năm lớp 7, giáo
viên bộ môn, xem lại kết quả học tập của các em qua sổ chủ nhiệm, nghiên cứu
sổ bàn giao của năm học trước, đặc biệt là phần nhận xét của giáo viên trong
việc theo dõi quá trình học tập, nhằm có kế hoạch rèn luyện cho các em đạt kết
quả cao hơn. Tôi đã thống kê và phân loại như sau:
- Về mặt đạo đức: Bản thân đã điều tra học sinh trong lớp xem em nào đã
thực hiện đầy đủ năm nhiệm vụ của người học sinh, em nào chưa thực hiện đầy
đủ năm nhiệm vụ của người học sinh. Để có kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục cho
các em.
- Về tình hình học tập trong giờ học trên lớp:
+ Học khá giỏi, hoạt bát, có ý thức xây dựng bài, ngoan ngoãn: (4 em )
+ Học khá, ngoan nhưng thụ động: (18 em)
+ Học trung bình, tiếp thu bài chậm, thụ động : (10 em)
+ Học còn yếu tính toán khá chậm (8 em). Trong trường hợp này có 3 em
hay nghỉ học không phép, đi học không chú ý theo dõi bài và làm bài, gây mất
trật tự trong lớp, còn nói tục.
Biết được đặc điểm, tính cách, sức học của từng em, tôi tiến hành sắp xếp
chỗ ngồi cho phù hợp. những em thấp nhỏ ngồi trước, những em cao lớn ngồi
sau. Tôi sắp xen kẽ giữa những em khá giỏi với những em trung bình hay yếu,
kém. Đặc biệt những em học sinh cá biệt tôi bố trí ở chỗ tôi dễ quan sát và ngồi
cạnh những em hiền ngoan.
2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp
Sau khi đã điều tra kỹ đối tượng học sinh, tôi bắt đầu xây dựng cho mình

một kế hoạch chủ nhiệm theo đặc điểm của lớp. Để đảm bảo có một kế hoạch
hợp lý, khả thi, khoa học, khi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm tôi căn cứ vào
những vấn đề sau:
- Mục tiêu chương trình hành động chung của ngành và cấp học.
- Mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của trường.
- Đặc điểm của lớp chủ nhiệm (bao gồm các đặc điểm về truyền thống, tập
thể, những mặt khó khăn và thuận lợi cơ bản, hoàn cảnh, điều kiện của số đông
học sinh và gia đình học sinh, …).
- Mục tiêu, kế hoạch công tác của các tổ chức đoàn thể trong trường học.
- Đặc điểm tình hình của địa phương.
- Dự báo của giáo viên chủ nhiệm về khả năng phát triển từng mặt của lớp.
Kế hoạch chủ nhiệm phải thể hiện tính toàn diện, cụ thể, có trọng tâm, trọng
điểm của từng thời gian và từng mặt nội dung giáo dục.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp học
3.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp và bồi dưỡng những phần tử tích cực
Muốn cho ngôi nhà vững vàng, chịu đựng được gió bão thì cái móng nhà
phải vững chắc. Lớp học cũng vậy, phải có ban cán sự lớp vững mạnh thì mọi
hoạt động, mọi phong trào chắc chắn sẽ thực hiện tốt. Qua một tuần tìm hiểu,
ổn định, bước tiếp theo tôi thực hiện ngay việc bình chọn ban cán sự lớp. Vì
đây là lực lượng nòng cốt cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc
thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong năm học. Để được ban cán sự “Đầu
tàu gương mẫu”, tôi đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn là: những em học lực phải đạt
giỏi – khá, hạnh kiểm tốt, hăng hái tham gia các hoạt động, các phong trào ở
lớp, ở trường với tinh thần tự giác, có trách nhiệm cao và điều đặc biệt là
những em này luôn được bạn bè tín nhiệm, yêu thương. Để xây dựng đội ngũ
cán bộ lớp giáo viên chủ nhiệm tiến hành những công việc sau:
+ Lớp trưởng (Vũ Luân): chịu trách nhiệm bao quát chung các hoạt động
của lớp, điều khiển chung toàn lớp trong giờ tập trung sinh hoạt, kiểm diện
hàng ngày, tổng hợp các báo cáo hoạt động của tổ trong tuần nộp cho GVCN.
+ Lớp phó học tập (Kim Ngân): nắm tình hình chung phần chuẩn bị bài,

kiểm tra bài đầu giờ của các tổ hàng ngày, tổng kết điểm thi đua trong tuần.
+ Lớp phó kỷ luật (Hữu Phát): quản lý việc thực hiện nội quy lớp, trường,
ý thức kỷ luật của học sinh, …
+ Lớp phó văn thể mỹ (lớp phó phong trào): (Thư): Chịu trách nhiệm giờ
hát của lớp, cùng các bạn tham gia các tiết mục văn nghệ, tham gia các phong
trào của lớp,
+ Lớp phó lao động (Phúc Thịnh): Chịu trách nhiệm về việc vệ sinh, lao
động.
+ Các cán sự bộ môn (Thư, Thịnh, Như, Đào): Hỗ trợ lớp phó học tập
trong phạm vi môn học mình phụ trách nhất là trong các hoạt động trau dồi kiến
thức và giúp bạn học tốt bộ môn.
+ Sao đỏ (Đoàn Trân): Theo dõi tình hình thực hiện nội quy, quy định của
nhà trường đề ra hàng tuần, ghi nhận tính điểm, cuối tuần tổng kết, xếp hạng
+ Tổ trưởng (Như, Nguyễn Nhi, Quân ), tổ phó (Hoàng Nhi, Sang):
Sau đó hàng ngày, hàng tuần, hàng buổi học ban cán sự lớp sẽ tiến hành
công việc sau:
* Đầu giờ: kiểm tra sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ dụng
cụ học tập, kiểm tra bài soạn ở nhà,
* Trong giờ học: Theo dõi các bạn trong tổ về thái độ học tập, phát biểu
xây dụng bài, đạt điểm cao,
Giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò cố vấn cho các em, định hướng cho
các em hoạt động, cùng các em tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện công
việc.
3.2. Xây dựng nề nếp lớp học
- Cho cả lớp học nội quy lớp học, và mọi quy định của giáo viên. Nội quy
của nhà trường.
- Thường xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh
hoạt ngoài giờ.
Ví dụ: Bắt đầu có trống báo là các em có mặt đầy đủ ở lớp để lớp trưởng, lớp
phó, tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà sau đó các em ngồi vào kiểm tra

bài dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng, tổ chức cho các em đi vào nề nếp kiểm tra
bài, tuy giáo viên không có mặt ở lớp các em vẫn làm tốt.
- Không phó mặc cho cán bộ lớp, giáo viên phải kiểm tra đột xuất 1, 2 bài
của học sinh trong mỗi tổ. Áp dụng biện pháp này đỡ tốn thời gian, không
chiếm mất giờ dạy mà còn rèn cho học sinh tính tự giác cao, đồng thời hạn chế
việc mất trật tự của các em khi chưa vào học.
- Tuyên dương, nhắc nhở kịp thời những em tiến bộ và chưa tiến bộ trong
việc thực hiện nề nếp chung của lớp.
3.3. Xây dựng nề nếp xếp hàng vào lớp và khi ra về
Nề nếp này phải được tiến hành thường xuyên theo từng buổi học. Đây
là nề nếp mang tính trật tự, kỉ luật cần được duy trì suốt năm học. Để làm tốt
công tác này, tôi đã tiến hành từng bước như sau:
- Tôi quy định khi các em xếp hàng vào lớp các em đứng thành 4 hàng
ứng với 4 tổ (tổ trưởng đứng đầu, tổ phó đứng cuối).
- Tôi cho các em đánh số thứ tự cho mình trong buổi xếp hàng đầu tiên và
yêu cầu học sinh phải nhớ số thứ tự.
3.4. Xây dựng nề nếp chuẩn bị tập vở
- Ghi thời khóa biểu dán ngay góc học tập ở nhà.
- Sách vở học để ngay ngắn, không vức lung tung.Bao và ghi nhãn vở đầy
đủ
- Cuối mỗi buổi học trước khi về nhà tôi dành vài phút để hướng dẫn các
em đem theo sách, vở gì cho ngày mai và gọi học sinh nhắc lại
- Dặn học sinh tối học bài xong phải chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập
cho ngày mai. Tránh sáng dậy trễ các em lúng túng nên soạn không đầy đủ .
- Vào đầu buổi học các tổ trưởng kiểm tra lại, nếu em nào thực hiện không
đúng tôi sẽ hướng dẫn lại, sai phạm nhiều lần sẽ báo phụ huynh nhờ sự giúp
đỡ. Với các bước thực hiện như trên cho đến học kì một thì các em đã có thói
quen chuẩn bị sách vở đúng theo quy định, các em cảm thấy thoải mái không
còn lo sợ khi đến lớp mà quên mang sách, vở nên việc học tập diễn ra nhẹ
nhàng hơn.

3.5. Xây dựng nề nếp học tập
- Mỗi ngày tôi đều đến lớp sớm (15 phút) dành thời gian để quan tâm tới
các em, tạo cho các em sự gần gũi, tin cậy, hướng dẫn các em kiểm tra bài. Khi
tôi gần gũi với các em thì các em không còn e dè, các em đã biết hoạt động học
tập ở trường là vì thích hơn là vì nghĩa vụ.
- Tôi yêu cầu các em viết cụ thể thời gian biểu ở nhà của mình
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh qua việc kiểm tra bài cũ.
- Hướng dẫn cha mẹ học sinh quản lý học sinh học tập ở nhà (có góc học
tập ở nhà và thời gian biểu cho học sinh)
Tôi tích cực đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với đối tượng học
sinh mình phụ trách, để tăng cường tính tự học của học sinh, thường xuyên
ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng tranh ảnh, đồ dùng học tập mang tính
minh họa cao để tạo hứng thú học tập cho các em.
Tạo cho học sinh có thói quen tự lực, không dựa dẫm vào bạn khi làm bài
ở lớp, khi kiểm tra. Trong các kì kiểm tra học sinh làm bài nghiêm túc, không có
hiện tượng quay cóp, gian lận.
Phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng:
*Đối với học sinh khá giỏi: Trong các tiết dạy, tôi đưa ra từ 1 đến 2 câu hỏi
với yêu cầu cao hơn, dạng các câu hỏi sao ( * ) hoặc các bài tập nâng cao. Để ra
các câu hỏi này, tôi luôn nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, tìm hiểu ở các tài liệu
có liên quan nhằm mục đích hướng dẫn, kích thích học sinh (nhất là học sinh
khá giỏi) tự tìm ra kiến thức mới, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh.
*Đối với học sinh yếu: Các em chán học do bị mất căn bản ở lớp dưới. Học
sinh cảm thấy việc học rất nặng nề. Qua tìm hiểu theo dõi trong quá trình giảng
dạy tôi nắm được những kiến thức do học sinh bị hỏng. Tôi đưa ra bài tập dễ,
sử dụng câu hỏi nhỏ, đơn giản, phù hợp với sức học của mỗi em, gọi các em
trả lời hoặc giải bài tập, đồng thời tuyên dương kịp thời cũng như động viên
giúp đỡ các em trong quá trình thực hiện các bài tập. Từ các bài tập dễ tôi nâng
dần lên theo sự tiến bộ của học sinh. Bên cạnh đó, thành lập các đôi bạn cùng
tiến, xếp cho học sinh khá giỏi ngồi gần bạn yếu, kém. Qua một thời gian tôi

thấy các em yếu kém tiến bộ hẳn lên.
4. Giáo dục đạo đức
Trong quá trình giáo dục, công tác lớn được đặt ra đó là giáo dục cho học
sinh những phẩm chất đạo đức theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Cụ thể, phải
hình thành ở học sinh niềm tin đạo đức, ý thức chấp hành luật pháp, động cơ
học tập tích cực, thái độ ứng xử đúng đắn, hệ thống xu hướng và tính cách tốt
đẹp, … Kết quả giáo dục cần đạt được là học sinh tự giác biến những yêu cầu
của xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng. Vì vậy, việc rèn luyện hành vi
và đặc biệt rèn thói quen đạo đức cho học sinh là không thể thiếu trong công
tác giáo dục học sinh mà giáo viên chủ nhiệm chính là người chịu trách nhiệm
trước nhà trường.
- Giáo dục học sinh chấp hành nội quy trường, lớp, nghỉ học phải xin phép
(thực hiện trong các giờ sinh hoạt lớp, phối hợp sinh hoạt dưới cờ của Đội,
ngay trong tiết học có liên quan).
- Giáo dục học sinh hiểu ý nghĩa các ngày lễ lớn trong tháng, trong năm, có
thái độ lễ phép với thầy cô, người lớn, gần gũi yêu mến bạn bè qua các buổi
sinh hoạt tập thể, nghe kể chuyện (phối hợp với Đội, trong tiết dạy hàng ngày,
hoạt động ngoài giờ lên lớp).
- Xây dựng một tập thể đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong lớp khi gặp
khó khăn
- Phát huy năng lực của cán bộ lớp, xây dựng lớp tự quản bằng cách giao
việc cho các tổ trưởng, lớp trưởng tự quản lý một số hoạt động của tổ mình
dưới sự theo dõi của giáo viên.
- Giáo dục học sinh biết thăm hỏi bạn bè trong lớp, trong trường khi gặp
khó khăn hoạn nạn.
Tóm lại, để việc giáo dục đạo đức cho các em không phải là giáo viên chỉ
hướng dẫn, yêu cầu các em thực hiện mà chính bản thân giáo viên phải là tấm
gương sáng cho các em noi theo.
5. Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường và dựa vào tình hình cụ thể của

lớp, giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng kế hoạch lao động cụ thể như: lao động
vệ sinh làm sạch đẹp trường lớp, lao động sản xuất, lao động công ích, … Bên
cạnh hoạt động học tập, giáo viên chủ nhiệm còn phải quan tâm tổ chức cho
học sinh vui chơi, giải trí, rèn luyện thể lực, bảo vệ sức khỏe nhằm giúp học
sinh mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, tăng cường sức khỏe, sảng khoái tinh
thần nhằm bảo đảm thực hiện yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh đồng
thời tạo ra những điều kiện thuận lợi để học tập, rèn luyện và tu dưỡng tốt. Tôi
luôn tạo ra những khoảng không gian thư giãn, giải trí đó là những hoạt động
ngoài giờ lên lớp như: sinh hoạt tập thể, tìm hiểu truyền thống nhà trường,
chương trình văn nghệ, …
- Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng trường lớp “Xanh – Sạch – Đẹp”
thường xuyên chăm sóc cây xanh trong trường học.
- Giáo dục học sinh biết lao động tự phục vụ.
- Giáo dục học sinh có ý thức rèn luyện thể dục thể thao như tập thể dục
mỗi buổi sáng, thể dục giữa giờ ở trường.
- Tham gia các hoạt động y tế để bảo vệ sức khỏe như uống thuốc tẩy
giun, phòng chống sốt xuất huyết, cúm, khám sức khỏe định kỳ, …
6. Công tác xã hội hóa giáo dục kết hợp với các lực lượng giáo dục:
Đây là công tác mà bản thân tôi cảm thấy vô cùng quan trọng. Nó quan
trọng bởi lẽ, nếu chỉ có một mình tôi ảnh hưởng, giáo dục, chỉ bảo,… các em thì
kết quả giáo dục của tôi không chắc mang lại kết quả cao. Do đó trong suốt
những năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các
lực lượng giáo dục như: tổ chức Đoàn, Đội, với giáo viên bộ môn, Ban giám
hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh, …
6.1.Phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội:
Trong trường luôn có rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí nhằm bổ trợ cho
hoạt động học tập của học sinh. Ví dụ: Tổ chức Thi lồng đèn, nhân dịp trung thu
(do tổ chức Đoàn + Đội phối hợp tổ chức); phong trào Nuôi heo đất (Đội tổ
chức); Áo ấm tình thương (Đội tổ chức); … Khi chi đội 8B của tôi tham gia, tôi
luôn là người hướng dẫn tổ chức, tôi ủng hộ tất cả những ý tưởng của chi đội,

gợi ý để các em tự giác tham gia một cách có hiệu quả.
Tôi luôn coi tổ chức Đội là lực lượng nòng cốt hỗ trợ trong việc giáo
dục học sinh. Phối hợp với Đoàn, Đội để giáo dục học sinh, khuyến khích các
em tích cực học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
6.2 Phối hợp với các giáo viên bộ môn
Hàng ngày lên lớp, tôi luôn có sự trao đổi cùng các giáo viên bộ môn, giáo viên
của các năm học trước để tạo thành một tập thể sư phạm có tác động đồng bộ
tới từng học sinh và tập thể học sinh. Tôi luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của
giáo viên bộ môn về tình hình của lớp, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh
khó khăn, những em còn rụt rè trong giờ học cũng như những học sinh chưa
ngoan trong giờ học bộ môn. Ví dụ: Với tiết Âm nhạc, tôi thường xuyên trao đổi
với giáo viên để nắm được những em học tốt, đặc biệt những em học chưa tốt,
tìm hiểu nguyên nhân để giúp học sinh đó tháo gỡ những vướng mắc, khó
khăn.
6.3. Phối hợp với Ban giám hiệu của trường và các lực lượng giáo dục
khác.
Tôi là người được thừa lệnh của hiệu trưởng giao quyền quản lý học sinh
lớp 5.1. Trên tinh thần đó, tôi vẫn thường xuyên báo cáo, tâm sự cùng Ban giám
hiệu về tình hình học tập, kết quả học tập, nguyện vọng của học sinh để tìm ra
những biện pháp thích hợp để giáo dục các em một cách tốt hơn.
Ngoài ra, tôi còn có sự phối hợp cùng với giáo viên thư viện, bảo vệ, phục
vụ, … để nắm được tinh thần chấp hành kỷ luật, nội quy của nhà trường như
thế nào? Đặc biệt với những học sinh quá hiếu động. Ví dụ: Lớp tôi có một học
sinh rất hay đi muộn, em luôn có lý do rất hợp lý khiến tôi không thể trách em.
Bên cạnh việc nhắc nhở em, tôi trao đổi với
bảo vệ, nhờ bảo vệ quan sát giúp xem mỗi lần em đi muộn vì lí do gì, do ai chở
đi. Từ đó, giúp tôi tìm được nguyên nhân chính xác hơn để giáo dục em.
Những sự phối hợp trên đã cho tôi rất nhiều sự thành công trong quá trình
giáo dục nề nếp, học tập của học sinh.
6.4.Phối hợp với gia đình học sinh

Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình là
rất lớn. Là giáo viên chủ nhiệm, tôi thiết nghĩ, nếu việc liên lạc với phụ huynh
học sinh chỉ đơn thuần là để thông tin một chiều, về những sai phạm của học
sinh thì sẽ làm giảm sút hiệu quả giáo dục. Cho nên, ngay sau khi khảo sát chất
lượng đầu năm học tôi tiến hành họp phụ huynh học sinh. Trước tiên tôi phải
giúp cho phụ huynh học sinh hiểu được mục đích và yêu cầu giáo dục cần đạt
của lớp 8 là gì? Từ đó tôi cùng phụ huynh trao đổi, bàn bạc để tìm ra biện pháp,
hình thức giáo dục cho học sinh.
Mỗi buổi họp phụ huynh, tôi đều cố gắng báo cáo rõ về ưu điểm và khuyết
điểm của các em một cách cụ thể. Từ đó giúp phụ huynh học sinh cảm thấy mỗi
buổi học thật sự cần thiết và nhận thức được rằng tương lai của con em mình
muốn rạng rỡ thì phải tập trung vào việc học tập. Có lẽ vì thế mà sau này cha
mẹ các em đã tạo điều kiện rất nhiều cho các em trong việc học tập, họ không
còn có ý nghĩ việc dạy học và giáo dục trẻ là trách nhiệm của riêng nhà trường
và thầy cô mà họ đã luôn liên hệ với thầy cô để có biện pháp giúp con em mình
học tiến bộ.
7. Kết hợp linh hoạt, khéo léo các phương pháp dạy học
Công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi giáo viên có khả năng vận dụng một cách
linh hoạt, khéo léo tất cả các phương pháp giáo dục nói chung đồng thời có
hiểu biết đầy đủ và có kỹ năng sử dụng tốt các phương pháp tác động đặc thù
trong công tác chủ nhiệm sau:
* Phương pháp giáo dục cá nhân.
* Phương pháp tác động song song.
* Phương pháp “bùng nổ sư phạm”.
8. Kết quả
Sau khi áp dụng một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp như trên,
tôi nhận thấy học trò lớp tôi chủ nhiệm có những chuyển biến tích cực. Nhiều
năm các lớp do tôi chủ nhiệm đều đạt được danh hiệu lớp tiên tiến và chất
lượng học tập đạt được cũng rất khả quan.
Kết quả đạt được ở cuối học kì I như sau:

TSHS HẠNH KIỂM HỌC LỰC
27 THĐĐ THCĐĐ Giỏi Khá Trung bình Yếu
TS % TS % TS % TS % TS % TS %
40 100 7 29,6 21 37,0 12 33,3 0 0
PHẦN III: KẾT LUẬN
Để trở thành một người chủ nhiệm lớp có đầy đủ khả năng thì mỗi giáo viên
chủ nhiệm lớp cần được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ,
thường xuyên cập nhật thông tin để phục vụ cho giảng dạy và điều cần thiết
hơn cả là mỗi giáo viên chúng ta cần có lòng nhân ái lòng vị tha, tấm lòng yêu
trẻ, tâm huyết với nghề.
Thành công của người giáo viên chủ nhiệm lớp phần lớn đòi hỏi người
giáo viên phải hiểu được những động cơ thúc đẩy cùng những hành vi của các
em. Ngoài việc dạy học, người giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải tìm hiểu xem
học sinh của mình có cuộc sống như thế nào, những hứng thú của các em ra
sao, đặc điểm cùng ý chí, kết hợp với những nét thuộc về tính cách của các em.
Qua đó mới có thể có những biện pháp sư phạm hợp lý nhất tác động vào các
em thì việc giáo dục mới có hiệu quả. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần kịp
thời giúp đỡ học sinh khi các em gặp khó khăn, không hiểu điều gì đó (nhất là
các em yếu kém). Khen thưởng động viên kịp thời, nhằm phát huy tác dụng trực
tiếp đến tinh thần tự học của các em.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong công
tác giáo dục học sinh.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được sau những năm làm
công tác chủ nhiệm lớp. Rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các
anh chị đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA TỔ TRƯỞNG Tân Phong, ngày 26 tháng 2 năm 2014
Người viết
Lê Hồng Thủy Nguyễn Công Đôn
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG

×