LỜI CẢM ƠN !
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại học
Luật Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô khoa pháp luật Kinh tế đã giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường.
Xin bày tỏ lòng cảm ơn đến cô giáo -Tiến sĩ Đỗ Ngân Bình, người trực
tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia
đình, bạn bè - những người luôn ủng hộ, động viên em trong quá trình học tập,
trong cuộc sống.
Sinh viên
Nguyễn Thị Phương Dung
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa : CHXHCN
2. Đảng Cộng sản Việt Nam : ĐCSVN
3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam : TLĐLĐVN
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. MÉT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT Nam HIỆN
NAY
3
1.1. Vị trí, vai trò của công đoàn Việt Nam hiện nay 3
1.1.1. Vị trí của công đoàn 3
1.1.2.Vai trò của công đoàn 5
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn 6
1.2.1. Chức năng của tổ chức công đoàn 6
1.2.2. Nhiệm vụ của tổ chức công đoàn 8
1.3. Cơ cấu của tổ chức công đoàn 9
1.4. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức công đoàn 11
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
16
2.1. Những kết quả đạt được 16
2.2. Những hạn chế trong hoạt động công đoàn thể hiện trong một số
lĩnh vực cơ bản
19
2.2.1. Hạn chế của công đoàn trong lĩnh vực học nghề và việc làm 19
2.2.2. Hạn chế của công đoàn trong việc ký kết và thực hiện thoả ước lao
động tập thể
21
2.2.3. Hạn chế của công đoàn trong lĩnh vực tiền lương 23
2.2.4. Hạn chế của công đoàn trong việc đóng và trả bảo hiểm xã hội cho
người lao động
25
2.2.5. Hạn chế của công đoàn trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động 27
2.2.6. Hạn chế của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình
công
39
2.3. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động của tổ
chức công đoàn
31
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
36
3.1. Sự cần thiết phải đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn
trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
36
3.2. Những yêu cầu cơ bản đặt ra với công đoàn Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế
40
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
hoạt động của tổ chức công đoàn
43
- PHẦN KẾT LUẬN 50
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến vị trí của
công đoàn trong đời sống kinh tế – chính trị – xã hội ở Việt Nam. Cơ chế thị
trường với sức mạnh của nó đang có những ảnh hưởng nhiều mặt đến hoạt động
của công đoàn. Do nhiều nguyên nhân, công đoàn còn nhiều lúng túng về mô
hình tổ chức và phương pháp hoạt động. Vì vậy, có nhiều người cho rằng hiện
nay công đoàn đang mất dần ảnh hưởng trong đời sống xã hội, đặc biệt là đối
với người lao động. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều loại hình
doanh nghiệp đang xuất hiện và ngày càng phát triển. Đó là “mảnh đất” cho
công đoàn hoạt động, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi công đoàn phải đổi mới nội
dung, phương pháp hoạt động cho phù hợp với xu thế mới, phát huy tích cực vai
trò của mình trong xã hội.
Nghiên cứu về hoạt động của công đoàn trong giai đoạn hiện nay là việc
làm thiết thực và có nhiều ý nghĩa, đặc biệt là trong năm 2006 Việt Nam đã trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Xuất phát từ lý
do đó, em đã chọn đề tài “Đổi mới hoạt động của công đoàn Việt Nam trong xu
thế hội nhập quốc tế” là đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp của mình.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài là tập trung nghiên cứu hoạt động của
công đoàn hiện nay. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hoạt động của tổ chức công
đoàn Việt Nam, rót ra nhận xét và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn trong xu thế hội nhập quốc tế.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-
Lênin và các quan điểm của Đảng, tư tưởng của Hồ Chí Minh. Các phương pháp
chủ yếu được sử dụng trong đề tài là phân tích, tổng hợp, quy nạp.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Khoá luận được chia là 3 chương:
- Chương 1. Mét số vấn đề cơ bản về công đoàn Việt Nam hiện nay.
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 5 -
- Chương 2. Thực trạng hoạt động của tổ chức công đoàn Việt Nam.
- Chương 3. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của
tổ chức công đoàn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn
chế, lại là lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học trong khi đó đề tài đề
cập đến vấn đề rất mới và phức tạp vì vậy đề tài không tránh khỏi những khiếm
khuyết. Em rất mong nhận được sù đóng góp ý kiến chân thành của Quý thầy cô
và các bạn để có kết quả tốt hơn trong những lần nghiên cứu khoa học sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 6 -
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
CÔNG ĐOÀN VIỆT Nam
1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT Nam.
1.1.1. Vị trí của công đoàn Việt Nam
Từ khi ra đời (28/7/1929), công đoàn Việt Nam đã giữ một vị trí quan
trọng trong phong trào đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân. Tiền
thân của tổ chức công đoàn Việt Nam là tổ chức “Công hội đỏ” do Tôn Đức
Thắng thành lập đầu những năm 1920 nhằm lãnh đạo công nhân đấu tranh đòi
quyền lợi, góp phần đoàn kết công nhân cùng với giai cấp, tầng líp khác trong cả
nước đấu tranh giải phóng dân téc. Cùng với sự phát triển xã hội, quá trình lao
động cũng có nhiều thay đổi. Công đoàn Việt Nam dần chiếm được vị trí quan
trọng trong hệ thống các tổ chức xã hội và trong đời sống của người lao động.
Theo điều 10 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người
lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và
bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân,viên chức và những người lao động
khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt
động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân viên
chức và người lao động xây dùng và bảo vệ tổ quốc”.{8, tr7}
Điều 1 Luật Công đoàn cũng ghi nhận: “ Công đoàn là tổ chức chính trị-
xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam, tự nguyện
lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên của hệ
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 7 -
thống chính trị xã hội Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao
động”.{10, tr3}
Nh vậy, công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị, là trung
tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngò giai cấp công nhân,
lao động. Công đoàn là chỗ dùa vững chắc của Đảng, là sợi dây nối liền Đảng
với quần chúng.
Với vị trí là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân, của người
lao động, công đoàn luôn cố gắng tập hợp toàn bộ quần chúng, công nhân, viên
chức lao động.
Công đoàn là tổ chức xã hội được hình thành do nhu cầu của đông đảo
người lao động. Công đoàn thu hót sự tham gia đông đảo của công nhân viên
chức, người lao động không phân biệt giới tính, dân téc, thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tôn giáo.
Công đoàn là một tổ chức xã hội có tính chất nghiệp đoàn. Tính chất này
biểu hiện ở thành phần tham gia và mục đích tồn tại của công đoàn. Các thành
viên công đoàn thuộc về lực lượng lao động, đã hoặc đang làm một công việc
nhất định. Do đó, công đoàn có thể coi là tổ chức nghề nghiệp rộng lớn nhất, thu
hót sự tham gia đông đảo nhất của mọi tầng líp lao động trong xã hội.
Mặt khác, công đoàn còn là một tổ chức chính trị - xã hội có vị trí quan
trọng trong xã hội, có ảnh hưởng to lớn đến đông đảo quần chúng nhân dân lao
động. Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động, tham gia bảo vệ quyền
lợi Ých hợp pháp cho họ và tham gia quản lý kinh tế xã hội.
Công đoàn còn là người tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng, nhà
nước đến với quần chúng, người lao động. Công đoàn có trách nhiệm xây dựng
Đảng, bồi dưỡng công nhân ưu tó kết nạp Đảng. Có thể nói, công đoàn là cộng
sự đắc lực của nhà nước bởi những hoạt động của công đoàn đã thực sự góp
phần xây dựng chính quyền nhà nước, vì mục đích tồn tại của nhà nước, vì lợi
Ých của giai cấp công nhân.
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 8 -
Sự thừa nhận của xã hội, của Nhà nước trên các phương diện khác nhau
đã khẳng định vị trí của công đoàn, đồng thời tạo ra điều kiện pháp lý xã hội cho
hoạt động công đoàn để công đoàn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
“Không có một nền mãng nh các tổ chức công đoàn thì không thể thực hiện
được các chức năng cuả nhà nước”. {1, tập 38, tr380}
1.1.2. Vai trò của công đoàn.
Nghiên cứu vai trò của công đoàn trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa
quan trọng không chỉ về mặt lý luận, thực tiễn, mà cả mặt tư tưởng.
Lênin nói: “ …Công đoàn có vai trò là trường học quản lý,trường học
kinh tế, trường hoặc chủ nghĩa cộng sản…”{2, tập 42, tr250}
Ngày nay trong quá trình hội nhập quốc tế vai trò của công đoàn càng
được mở rộng và phát triển trên các lĩnh vực, cụ thể là:
Trong lĩnh vực kinh tế. Trong bèi cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay,
công đoàn cần có vai trò tích cực trong việc xây dựng và thực hiện cơ chế mới.
Vai trò của công đoàn trong nền kinh tế thị trường là tham gia đổi mới cơ chế
quản lý, củng cố nguyên tắc tập trung dân chủ, đẩy mạnh hoạt động công đoàn
trong các thành phần kinh tế song vẫn đảm bảo kinh tế nhà nước giữ vai trò then
chốt, chủ đạo. Một mặt, công đoàn đẩy mạnh hoạt động tại các doanh nghiệp.
Mặt khác, công đoàn hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng.
Trong lĩnh vực chính trị: Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu đặt ra là xây
dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong củng cố và
giữ vững bộ máy nhà nước. Để nâng cao vị thế chính trị của mình, công đoàn
cần là cầu nối tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, đảm bảo
và phát huy quyền làm chủ của người lao động, từng bước hoàn thiện nền dân
chủ, đảm bảo thực thi pháp luật và để nhà nước thực sù là của dân, do dân, vì
dân. Trước diễn biến phức tạp của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, công đoàn
phải góp phần cùng với nhà nước đảm bảo sự ổn định về chính trị bởi có tạo
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 9 -
được ổn định về chính trị mới tiến hành đổi mới kinh tế có hiệu quả và hoàn
thành tốt các mục tiêu kinh tế đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế.
Nh vậy, công đoàn có trách nhiệm to lớn cùng với các tổ chức trong hệ
thống chính trị của nước CHXHCN Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
trong giai đoạn hiện nay.
Trong lĩnh vực xã hội: Nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi bộ mặt
nước nhà song cũng đem lại không Ýt những tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý,
đời sống của người lao động. Vì vậy, công đoàn phải góp phần xây dựng giai
cấp công nhân, bảo đảm sự thống nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, không
ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn
hoá, khoa học kỹ thuật để giai cấp công nhân thực sự đóng vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển đất nước. Công đoàn phải tuyên truyền giáo dục người
lao động chống tiêu cực và tệ nạn xã hội, xây dựng phát triển nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân téc, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ,
kỹ thuật và tính sáng tạo cho người lao động.
Công đoàn góp phần củng cố liên minh công - nông và trí thức xây dùng
khối đoàn kết toàn dân. Đây là cơ sở xã hội vững chắc, tăng cường sức mạnh
của nhà nước.
Trong lĩnh vực văn hoá tư tưởng. Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu
điểm, tích cực song nền kinh tế này còn là “mảnh đất” làm nảy sinh những tiêu
cực xã hội. Hơn lúc nào hết, công đoàn cần phát huy vai trò của mình trong việc
giáo dục công nhân, viên chức, người lao động nâng cao lập trường giai cấp,
phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân téc và tiếp thu những
thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại. Đó là yếu tố quan trọng làm cho vai
trò của công đoàn ngày càng mở rộng phát triển. Ngày nay, tổ chức công đoàn
đang, đã và sẽ thu hót được đông đảo lực lượng người lao động. Công đoàn còn
có vai trò thúc đẩy người lao động tích cực sáng tạo để trở thành bộ phận quan
trọng của nền kinh tế đất nước.
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 10 -
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN.
1.2.1. Chức năng của tổ chức công đoàn
Chức năng của tổ chức công đoàn được xác định bởi tính chất, vị trí, vai
trò của tổ chức công đoàn. Cụ thể là các chức năng cơ bản sau đây:
Chức năng đại diện và bảo vệ các quyền, lợi Ých của công nhân, người
lao động. Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ chủ - thợ ngày càng phức tạp,
tình trạng bóc lột người lao động diễn ra hàng ngày và có xu hướng phát triển.
Vì vậy, chức năng bảo vệ lợi Ých người lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Để thực hiện chức năng này, công đoàn tham gia cùng chính quyền tìm
việc làm và tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động. Bên cạnh đó,
công đoàn tham gia ý kiến trong việc xây dựng thang lương, bảng lương ở các
doanh nghiệp, tư vấn và bảo vệ người lao động trong quá trình ký kết hợp đồng
lao động, ký thoả ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và tổ
chức đình công Công đoàn còn tham gia trong việc quản lý và sử dụng quỹ
phóc lợi tập thể, bảo vệ quyền hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động. Trên
cơ sở đó, công đoàn đã góp phần phát huy dân chủ, công bằng xã hội, đặc biệt là
bảo vệ quyền và lợi Ých của người lao động.
Chức năng đại diện cho người lao động tham gia quản lý kinh tế và xã
hội, quản lý nhà nước: Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn thực hiện
quyền kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật. Thực hiện chức năng quản lý không có
nghĩa là công đoàn làm cản trở công việc của nhà nước. Công đoàn thamgia
quản lý chính là bảo vệ lợi Ých trước mắt và lợi Ých lâu dài của người lao động,
của doanh nghiệp, của nhà nước một cách căn bản, hiệu quả phát huy vai trò
‘‘trường học quản lý’’ của công đoàn.
Để thực hiện tốt chức năng quản lý công đoàn cần đẩy mạnh nội dung
hoạt động cụ thể:
Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong người lao động.
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 11 -
Vận động tổ chức người lao động tham gia xây dựng và thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ công tác, tham gia quản lý lao động, tìm
việc làm và tạo điều kiện cho người lao động làm việc.
Công đoàn phải tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, xây dựng
các chính sách liên quan đến người lao động.
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế phát triển theo xu thế hội nhập, khi
thực hiện chức năng quản lý, công đoàn cần chú trọng đến việc phát triển tiềm
năng lao động, phát huy sáng kiến, cùng chủ doanh nghiệp tìm nguồn vốn, mở
rộng thị trường sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động.
Kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước chống nạn tham nhòng, quan liêu.
Chức năng tổ chức giáo dục, vận động công nhân và người lao động:
Mét trong những chức năng tiếp theo của công đoàn là tuyên truyền, giáo dục
người lao động vững tin vào đường lối, chính sách của Đảng, vào thắng lợi của
sự nghiệp đổi mới, luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác, đấu tranh với mọi khuynh
hướng sai lầm.
Nội dung chức năng giáo dục của công đoàn ngày nay càng được mở
rộng, toàn diện hơn, nhất là giáo dục pháp luật, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục
truyền thống đạo đức cho người lao động.
Tóm lại, chức năng của công đoàn là một hệ thống đồng bộ bao gồm
nhiều chức năng khác nhau. Trong đó, chức năng đại diện bảo vệ các quyền lợi
Ých hợp pháp của công nhân và người lao động là chức năng quan trọng nhất,
thể hiện mục tiêu hoạt động của tổ chức công đoàn; chức năng đại diện người
lao động tham gia quản lý kinh tế xã hội, quản lý nhà nước mang có ý nghĩa như
là một phương tiện để biến các chức năng của công đoàn thành hiện thực; chức
năng tổ chức giáo dục, vận động công nhân, người lao động có vai trò hỗ trợ tích
cực để công đoàn đạt được những mục tiêu đề ra.
1.2.2. Nhiệm vụ của công đoàn.
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 12 -
Nhiệm vụ của công đoàn là toàn bộ mục tiêu mà công đoàn cần đạt tới, là
những vấn đề đặt ra mà công đoàn cần giải quyết trong từng thời kỳ cụ thể.
Thực hiện nhiệm vụ công đoàn là đảm bảo cho việc thực hiện tốt chức năng của
công đoàn trong mét giai đoạn nhất định, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội
của giai đoạn đó. Trong giai đoạn hiện nay, nhằm đảm bảo cho các chức năng
của công đoàn được thực hiện tốt góp phần xây dựng một xã hội “công bằng,
dân chủ, văn minh”, công đoàn có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đại diện cho người lao động tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng
và thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, các chính sách, cơ chế quản lý
kinh tế, các chủ trương chính sách liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của
người lao động.
- Tập hợp, giáo dục và tuyên truyền pháp luật để người lao động hiểu rõ
quyền và nghĩa vụ của mình, của các cơ quan tổ chức.
- Tham gia các quan hệ trong nước và quốc tế nhằm xây dựng các mối
quan hệ đối nội, đối ngoại rộng rãi, góp phần thực hiện đường lối chính sách của
Đảng và nhà nước, tạo điều kiện tốt cho môi trường lao động.
Trong quá trình hoạt động để đạt kết quả cao, công đoàn cần có điều kiện
nhất định như: quyền tự do công đoàn; có tư cách pháp nhân độc lập; được sự
bảo trợ của nhà nước và các điều kiện khác Các điều kiện trên có ý nghĩa
quan trọng đối với hoạt động của công đoàn vì nó là những nhân tố quyết định
hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ do tổ chức công đoàn đặt ra trong giai đoạn
hiện nay.{14, tr81,82}
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
Cơ cấu tổ chức là vấn đề cơ bản nhất trong công tác tổ chức. Cơ cấu tổ
chức phản ánh sự phân công lao động trong một tổ chức, hoặc là sự phân bổ
nhiệm vụ của bộ máy tổ chức cho các cơ sở tổ chức trực thuộc. Khi nhìn vào cơ
cấu bộ máy tổ chức đó có thể thấy được các nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức, trên
cơ sở đó mà phân biệt tổ chức này với tổ chức khác.
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 13 -
Cơ cấu tổ chức còn phản ánh mối quan hệ công tác giữa các bộ phận cấu
thành, thông qua nghiên cứu cơ sở của hệ thống tổ chức. Bảo đảm số nhân sự
cần thiết trong các đơn vị cấu thành. Cơ cấu tổ chức phải bảo đảm, tạo điều kiện
cho việc luân chuyển và xử lý thông tin giữa các đơn vị trực thuộc.
Theo quy định của pháp luật, tổ chức công đoàn Việt Nam gồm 4 cấp cơ
bản sau: i) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN); ii) Liên đoàn lao
động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương(gọi là liên đoàn lao động tỉnh, thành
phố) và công đoàn ngành trung ương; iii) Công đoàn cấp trên cơ sở; iv) Công
đoàn cơ sở và nghiệp đoàn{7, tr10}. Trong đó, mỗi cấp công đoàn có nhiệm vụ
khác nhau.
Đối tượng chỉ đạo trực tiếp của TLĐLĐVN là các liên đoàn lao động tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn ngành trung ương và cơ quan tổng
liên đoàn lao động, các đơn vị trực thuộc. TLĐLĐVN là cơ quan cao nhất quyết
định phương hướng, chủ trương, nội dung, chương trình hoạt động của công
đoàn nhằm thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn toàn quốc và nghị quyết của
ĐCSVN, chỉ đạo công tác tổng kết thực hiện và nghiên cứu lý luận công đoàn.
Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố có đối tượng chỉ đạo trực tiếp là các
liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các công đoàn cơ
sở và nghiệp đoàn đóng trên địa bàn không phân biệt cấp quản lý và thành phần
kinh tế. Chỉ đạo trực tiếp công đoàn tổng công ty (thuộc tỉnh); công đoàn khu
công nghiệp, khu chế xuất, các công đoàn ngành địa phương, công đoàn cơ sở
trung ương (những công đoàn cơ sở không có công đoàn ngành trung ương).
Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập các công đoàn và
nghiệp đoàn thuộc địa phương quản lý, thảo luận với công đoàn ngành trung
ương trước khi quyết định thành lập hoặc giải thể các công đoàn ngành địa
phương. Chỉ đạo các cấp công đoàn ở địa phương tổ chức đại hội, quyết định
công nhận ban chấp hành và uỷ ban kiểm tra công đoàn ngành địa phương, các
công đoàn trực thuộc địa phương quản lý. Hướng dẫn công tác phát triển đoàn
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 14 -
viên, xây dựng công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn vững mạnh, công nhận và đề
nghị TLĐLĐVN khen thưởng những công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn vững
mạnh. Ngoài ra, liên đoàn lao động tỉnh còn quản lý các cán bộ công đoàn
chuyên trách liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành địa phương,
liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công đoàn cơ sở,
thực hiện quy hoạch kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, thực hiện chế độ chính
với cán bộ thuộc diện quản lý.
Công đoàn ngành trung ương có đối tượng chỉ đạo là công đoàn tổng công
ty, công đoàn trong các cơ quan bộ, công đoàn trong các ban của Đảng, đoàn thể
trung ương và các công đoàn cơ sở trực thuộc. Công đoàn ngành trung ương có
trách nhiệm phối hợp với liên đoàn lao động tỉnh, thành phố chỉ đạo hướng dẫn
công đoàn ngành, địa phương các nội dung thuộc ngành, nghề. Đối tượng chỉ
đạo, nhiệm vụ của công đoàn ngành trung ương được quy định cụ thể trong điều
lệ của công đoàn Việt Nam và trong các nghị quyết được ban hành ở các nhiệm
kỳ đại hội công đoàn Việt Nam.
Công đoàn cấp trên cơ sở bao gồm liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh và các công đoàn tổng công ty, công đoàn ngành địa
phương, công đoàn công ty, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung chịu sự chỉ
đạo trực tiếp (hoặc phối hợp) của liên đoàn lao động tỉnh, thành phố (trung
ương) và công đoàn ngành trung ương. Đối tượng chỉ đạo trực tiếp của công
đoàn cấp này là các công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn đã được phân cấp quản lý
theo điều lệ công đoàn Việt Nam.
Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn có đối tượng chỉ đạo trực tiếp là các
công đoàn bộ phận; tổ công đoàn. Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn ra quyết
định thành lập và công nhận ban chấp hành công đoàn bộ phận và tổ công đoàn;
chỉ đạo công đoàn bộ phận và tổ công đoàn, thực hiện có hiệu quả công tác
chính trị, tư tưởng, phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn bộ phận tổ công
đoàn và công đoàn cơ sở vững mạnh{15, tr67}.
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 15 -
Vi mt c cu cht ch thng nht nh vy, cụng on cú iu kin
thun li trong hot ng chm lo, bo v quyn, li ích ca ngi lao ng v
a chớnh sỏch phỏp lut vo i sng, giỳp cho i b phn ngi lao ng v
ngi s dng lao ng thc hin tt chớnh sỏch ca nh nc vỡ s phỏt trin
ca doanh nghip v ca xó hi. Với một cơ cấu chặt chẽ thống nhất nh
vậy, công đoàn có điều kiện thuận lợi trong hoạt động chăm lo, bảo vệ
quyền, lợi ích của ngời lao động và đa chính sách pháp luật vào đời sống,
giúp cho đại bộ phận ngời lao động và ngời sử dụng lao động thực hiện tốt
chính sách của nhà nớc vì sự phát triển của doanh nghiệp và của xã hội.
1.4. NGUYấN TC HOT NG CA T CHC CễNG ON.
Nguyờn tc hot ng ca cụng on l nhng chun mc hng dn
ni dung, phng phỏp, hỡnh thc hot ng ca cụng on. Cỏc nguyờn tc ny
bao gm:
Mt l, m bo s lónh o ca CSVN i vi hot ng ca t chc
cụng on.
CSVN l ht nhõn lónh o h thng chớnh tr xó hi ca nc
CHXHCN Vit Nam. Tt c nhng thnh viờn h thng chớnh tr trong ú cú
cụng on u t di s lónh o ca ng.
Hot ng ca cụng on Vit Nam dựa trờn c s ng li, ch trng,
chớnh sỏch ca ng v gúp phn thc hin nhim v chớnh do ng ra trong
mi thi k. Ngay t nhng ngy u thnh lp, Cụng on Vit Nam ó t
hot ng ca mỡnh di s lónh o ca ng. iu l cụng on Vit Nam
nm 2003 ó ghi rừ: Di s lónh o ca ng cng sn Vit Nam, k t
ngy thnh lp n nay, cụng on Vit Nam ó t chc, vn ng cụng nhõn,
viờn chc lao ng i u trong s nghip u tranh vỡ c lp, t do ca t
quc, vỡ hnh phúc ca ngi lao ng.{7, tr3}
Hot ng cụng on t di s lónh o ca ng l mt tt yu khỏch
quan v õy cng l nguyờn tc hot ng mi cp cụng on. Nu ph nhn
- Nguyn Th Phng Dung - Kinh t 28D -
Khoỏ lun tt nghip
- 16 -
nguyên tắc này là phủ nhận công đoàn về bản chất cách mạng. Nguyên tắc này
còn đóng vai trò thúc đẩy hiệu quả của hoạt động công đoàn và làm cho tổ chức
công đoàn ngày càng vững mạnh, có vị trí vững chắc trong hệ thống chính trị -
xã hội.
Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động tức là đảm bảo hoạt động
công đoàn luôn theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách, công tác tổ chức
cán bộ của Đảng. Đồng thời, công đoàn còn vận dụng chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng vào chương trình hoạt động của mình và thường xuyên
tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng thông qua việc thông báo tình hình và kết quả
hoạt động.
Các cấp công đoàn cần kiện toàn bộ máy tổ chức của mình, cơ cấu ban
chấp hành công đoàn cần có người là đảng viên có uy tín, có năng lực công tác.
Cần có cán bộ công đoàn là đảng viên ưu tó tham gia cấp uỷ. Như vậy, tổ chức
công đoàn mới nâng cao hiệu quả công tác và luôn đi đúng đường lối của Đảng,
thực hiện tốt các chức năng của mình, đồng thời làm tốt vai trò là sợi dây nối
liền Đảng với quần chúng.
Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế vận hành theo hướng mở rộng
liên kết, hợp tác liên doanh với nước ngoài, tổ chức và hoạt động công đoàn ở các
cơ sở liên doanh đã mang màu sắc mới. Song, không thể tách rời sự lãnh đạo của
Đảng, mà ngược lại cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo cuả Đảng đối với tổ
chức công đoàn. Tuy nhiên, trong khi vận dụng nguyên tắc này không nên máy
móc mà cần có sự sáng tạo để đảm bảo sự thành công trong hoạt động công đoàn.
Hai là, công đoàn phải giữ liên hệ mật thiết với quần chúng.
Công đoàn là tổ chức quần chúng rộng lớn của công nhân viên chức và
người lao động, ngược lại công nhân viên chức lao động là cơ sở xã hội của
công đoàn. Sức mạnh của công đoàn là mối liên hệ mật thiết với quần chúng để
thu hót, tập hợp, thống nhất ý chí hành động. Nếu rời xa quần chúng công đoàn
sẽ không có môi trường hoạt động.
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 17 -
Văn kiện đại hội ĐCSVN lần thứ X đã khẳng định: “Vai trò và sức mạnh
của các đoàn thể chính là ở khả năng tập hợp quần chúng, hiểu rõ tâm tư và
nguyện vọng của quần chúng, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho quần
chúng, khởi động tinh thần tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của quần
chúng ”{3, tr15}. Vì vậy, cán bộ công đoàn cần nhận thức đầy đủ về vai trò
quyết định của quần chúng, tăng cường mối quan hệ với quần chúng, giành được
niềm tin của quần chúng, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của họ để hướng hoạt
động của công đoàn đáp ứng được yêu cầu càng mới, càng cao của nhiệm vụ
công đoàn trong thời kỳ mới. Cán bộ công đoàn cần hiểu quần chúng là chủ thể
sáng tạo nên lịch sử, sức sáng tạo của quần chúng là vô tận, từ đó đặt niềm tin
vào quần chúng. Mối liên hệ mật thiết với quần chúng của công đoàn phải được
cụ thể hoá bằng sự tiếp cận, đi lại thăm hỏi trong những dịp hiếu, hỉ, lễ, tết, tổ
chức các hoạt động quần chúng, chia sẻ lắng nghe ý kiến của quần chúng đúng
như lời dạy của Lênin: “Phải sống sâu vào đời sống công nhân, biết xác định
một cách chắc chắn, bất cứ vấn đề nào, trong lúc nào tâm trạng của quần
chúng, nhu cầu, nguyện vọng, những ý nghĩ thực sự của họ Biết chiếm được
lòng tin cậy vô bờ bến của quần chúng bằng một thái độ hữu ái đối với họ bằng
cách quan tâm thoả đáng những nhu cầu của họ.” {2, tập 42, tr 300}
Ba là, đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng.
Tính tự nguyện của quần chúng trong hoạt động công đoàn thể hiện ở chỗ
người đoàn viên tự nguyện gia nhập tổ chức công đoàn, tham gia hoạt động,
thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở nhận thức được trách nhiệm và lợi
Ých công việc của mình.
Đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng trong hoạt động công đoàn có
nghĩa là không nên gò Ðp đoàn viên tham gia hoạt động. Vấn đề này trở thành
nguyên tắc hoạt động của công đoàn vì công đoàn là tổ chức do viên chức và
người lao động tự nguyện tham gia và hoạt động vì lợi Ých của chính họ. Nếu
phủ nhận nguyên tắc này là phủ nhận vấn đề hết sức cơ bản thuộc về bản chất
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 18 -
của tổ chức công đoàn. Trong hoạt động công đoàn, tính tự nguyện của quần
chúng là động lực thực sự để khơi dậy lòng nhiệt tình tham gia hoạt động của
đoàn viên. Để phát huy được tính tự nguyện của quần chúng, người cán bộ công
đoàn cần có lòng tin thực sự ở mỗi người lao động. Trước khi làm việc gì dù lớn
hay nhỏ, cũng cần phải có sự giải thích hay giáo dục, thuyết phục làm cho mỗi
đoàn viên hiểu ý nghĩa và trách nhiệm trong mỗi công việc mà họ có nghĩa vụ
hoàn thành.
Trong hoạt động công đoàn hiện nay, nguyên tắc này càng được đề cao.
Bởi lẽ, xã hội càng phát triển thì trình độ nhận thức của người lao động ngày
càng được nâng lên. Một khi họ đã nhận thức được vấn đề thì họ sẽ tự nguyện,
tự giác tham gia các hoạt động do công đoàn tổ chức. Muốn vậy, những hoạt
động của công đoàn phải có nội dung sát thực với những vấn đề mà quần chúng
quan tâm, hình thức thể hiện phong phú và đa dạng, lôi cuốn quần chúng tham
gia.
Tuy nhiên, khi thực hiện nguyên tắc này người cán bộ công đoàn cần
nhận thức rõ việc đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng không có nghĩa hoàn
toàn chiều theo ý quần chóng. Ý muốn của quần chúng chỉ phù hợp khi dùa trên
quyền lợi của tập thể, cộng đồng, xã hội. Vì thế, bên cạnh việc đảm bảo nguyên
tắc này công đoàn cần gắn với việc nâng cao trình độ tư tưởng, văn hoá, nghiệp
vụ cho đoàn viên và người lao động, đồng thời cần chống tư tưởng nóng vội,
mệnh lệnh gò Ðp quần chúng trong hoạt động công đoàn.
Bốn là, nguyên tắc tập trung dân chủ.
Trong hoạt động công đoàn, tập trung dân chủ là một trong những nguyên
tắc cơ bản của công đoàn Việt Nam đảm bảo sự thống nhất giữa ý chí và hành
động chống lại sự “tập trung quan liêu” và “dân chủ vô tổ chức’’. Phủ nhận
nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động sẽ phủ nhận về mặt bản chất cách
mạng của tổ chức công đoàn. Tập trung dân chủ là xây dựng chế độ làm chủ dùa
trên sáng kiến của quần chúng, tạo mọi điều kiện thu hót quần chúng tham gia
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 19 -
hoạt động. Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung
dân chủ thể hiện ở nội dung cơ bản sau:
- Cơ quan lãnh đạo của các cấp công đoàn đều do bầu cử lập ra.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn
cấp đó. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là ban chấp hành do đại hội cấp đó
bầu ra. Trường hợp đặc biệt công đoàn cấp trên có quyền chỉ định ban chấp hành
lâm thời nhiệm kỳ không quá 12 tháng. Ban chấp hành công đoàn các cấp thực
hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nghị quyết thông qua đa số.
- Nghị quyết của công đoàn cấp trên phải được thi hành nghiêm chỉnh.
Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.
- Ban chấp hành công đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động
của mình với đại hội công đoàn cùng cấp và với công đoàn cấp trên, thông báo
kết quả hoạt động với công đoàn cấp dưới. Công đoàn cơ sở định kỳ thông báo
công việc với các công đoàn bộ phận, các tổ công đoàn trực thuộc{16, tr20}.
Như vậy, tập trung dân chủ trong hoạt động công đoàn là sự kết hợp đúng
đắn giữa người cán bộ với đoàn viên công đoàn, giữa chủ trương và hành động.
Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, đồng thời phát huy tính tích cực sáng
tạo của mỗi thành viên trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu của mình
với mục tiêu xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT Nam
2.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Hoà chung với xu thế hội nhập của đất nước, trong những năm qua Công
đoàn Việt Nam đã có nhiều đổi mới rõ rệt về tổ chức, nội dung, phương hướng
hoạt động. Dưới sự chỉ đạo của TLĐLĐVN, nhiều phong trào thi đua đã mang
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 20 -
lại hiệu quả thiết thực góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Công tác tuyên truyền, giáo dục được đẩy mạnh ở tất cả các cấp của tổ
chức công đoàn. Các hoạt động xã hội diễn ra sôi nổi, rộng khắp với nhiều hình
thức phong phú, đa dạng thu hót được sự chú ý của người lao động.
Trong công tác nghiên cứu tham gia góp ý, xây dựng các văn bản luật và
dưới luật. Trong những năm qua, TLĐLĐVN trên cơ sở ý kiến của đoàn viên ở
các cấp công đoàn, đã nghiên cứu và tham gia góp ý xây dựng hàng loạt các dự
án luật có liên quan đến lĩnh vực lao động-xã hội. Gần đây nhất, trong năm
2006, công đoàn đã tham gia nhiều ý kiến trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật lao động, trong quá trình xây dựng và ban hành Luật
bảo hiểm xã hội, Luật dạy nghề, Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng, Luật bình đẳng giới, Pháp lệnh dân chủ cơ sở Đồng thời,
công đoàn cũng lấy ý kiến sửa đổi Luật công đoàn cho phù hợp với sự phát triển
của đất nước.
Công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý của 10 trung tâm, 31 văn
phòng và 87 tổ tư vấn pháp luật của công đoàn các cấp đã góp phần đưa chính
sách pháp luật của nhà nước vào đời sống người lao động, nâng cao sự hiểu biết
và thực hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi Ých hợp pháp cho người lao động.
Dưới sự chỉ đạo của công đoàn, việc thực hiện pháp luật ở khu vực doanh
nghiệp nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2006 đã có 93% doanh
nghiệp nhà nước mở hội nghị công nhân viên chức và 97% cơ quan mở hội nghị
cán bộ, công chức, tỷ lệ doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể ở doanh
nghiệp nhà nước là 96%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 26%, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài là 46%. Tỉ lệ người lao động có hợp đồng lao động ở
doanh nghiệp nhà nước là 96% (64% hợp đồng lao động không xác định thời
hạn), doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 84% (21% là hợp đồng không xác định
thời hạn), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 85% (15% là hợp đồng
không xác định thời hạn).{6, tr20,21}
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 21 -
Công đoàn còn đề nghị với Quốc Hội giảm tuổi nghỉ hưu cho những
người lao động (phần lớn là lao động nữ) trong các ngành cao su, dệt may, chế
biến thuỷ sản vì phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, bị mắc bệnh
do tác động của nghề nghiệp.
Trong lĩnh vực giải quyết việc làm và học nghề, thông qua hoạt động của
10 trường dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc làm của tổ chức công đoàn,
trong thời gian qua công đoàn đã tư vấn việc làm cho hơn 51.000 người, giới
thiệu việc làm cho 10.000 người, dạy nghề ngắn hạn và dài hạn cho gần 30.000
người.
Công đoàn đã kiến nghị và được Chính phủ chấp nhận giải quyết vấn đề
tiền lương tối thiểu trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gia hạn thêm
thời gian thực hiện Nghị định 41/NĐ-CP ban hành ngày 11/4/2002 về chính
sách đối với lao động dôi dư trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
TLĐLĐVN đã kiểm tra hướng dẫn sát sao công tác an toàn vệ sinh lao
động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh. Với sự phối hợp của 38 Liên đoàn lao
động địa phương, 13 công đoàn ngành trung ương và 15.156 công đoàn ở cấp cơ
sở, các nhóm công tác đã kiểm tra được 11.157 cơ sở và đưa ra những kiến nghị
nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người lao động ở những cơ sở này.{6,
tr23}
Trong năm 2006, “chương trình phát triển 1 triệu đoàn viên” theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn Việt Nam đã được chỉ đạo rộng khắp ở
mọi cấp công đoàn, công đoàn đã phát triển với 465.331 đoàn viên, thành lập
mới 5.366 công đoàn cơ sở, nâng tổng số đoàn viên lên 57.681.333 người và
87.613 công đoàn cơ sở.
Công tác đào tạo bồi dưỡng trình độ, năng lực của cán bộ công đoàn các
cấp cũng được chú trọng và nâng lên rõ rệt. Năm 2006, có gần 70 vạn lượt cán
bộ công đoàn cơ sở, được tập huấn, nâng cao trình độ, trên 1 nghìn lượt cán bộ
công đoàn được học tập chính trị, ngoại ngữ, tin học. TLĐLĐVN đã phối hợp
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 22 -
các với tổ chức, liên đoàn lao động quốc tế tập huấn cho 50 giảng viên kiêm
chức và 100 cán bộ công đoàn khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
{6, tr25}
Công tác tuyên truyền giáo dục cho người lao động được đẩy mạnh ở các
cấp công đoàn với nhiều nội dung, hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận
thức của người lao động về các vấn đề xã hội như pháp luật về phòng chống ma
tuý, tham nhòng. Đồng thời, tổ chức và hoạt động công đoàn trong các doanh
nghiệp đã cổ phần hoá, hoạt động về môi trường, an toàn vệ sinh lao động, tổng
kết 10 năm phong trào “xanh, sạch, đẹp” và “thi đua lao động sáng tạo” trong
giai cấp công nhân lao động.
Năm 2006, công đoàn đã tranh thủ trao đổi kinh nghiệm với công đoàn
các nước và nhận được sự giúp đỡ về tài chính, kĩ thuật của công đoàn các nước
trong Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), của các tổ chức phi chính phủ (NGO).
Hàng trăm lượt cán bộ tham gia tập huấn về các chủ đề như lao động, công
đoàn, cơ chế ba bên.
Đồng thời, TLĐLĐVN và Liên hiệp quốc tế các công đoàn tự do (ICFTU)
phối hợp tổ chức thành công hội nghị mạng lưới lao động khu vực châu Á Thái
Bình Dương lần thứ 12 trước thềm hội nghị thượng đỉnh APEC. Hội nghị đã thu
hót được 40 đại biểu từ các nước APEC đại diện cho trung tâm công đoàn toàn
quốc các nền kinh tế APEC nhằm hướng tới một công đoàn APEC phát triển
bền vững và đảm bảo các quyền của người lao động, khuyến khích các nhà lãnh
đạo APEC thông qua các biện pháp cụ thể thúc đẩy sự tham gia của công đoàn
trong APEC và thành lập diễn đàn APEC.
Những kết quả trên đã chứng tỏ sự đổi mới của tổ chức công đoàn cũng
như vai trò của công đoàn trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Công đoàn đã góp
phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao vị thế trong
xu thế hội nhập, bảo vệ được quyền, lợi Ých hợp pháp của người lao động.
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 23 -
2.2. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN THỂ HIỆN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CƠ BẢN.
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trên, hoạt động của công đoàn vẫn
còn nhiều tồn tại, yếu kém thể hiện trong các lĩnh vực cụ thể sau:
2.2.1 Hạn chế của công đoàn trong lĩnh vực học nghề và việc làm.
Được học nghề và có việc làm là quyền của mỗi người đã được Nhà nước
quy định trong Luật Hiến pháp và được cụ thể hoá tại điều 5 Bộ luật lao động
“Mọi người đều có quyền làm việc, tự do chọn việc làm và nghề nghiệp, học
nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt về giới tính, dân téc,
thành phần xã hội, tÝn ngưỡng tôn giáo”.{9, tr5}
Nền kinh tế càng phát triển càng đòi hỏi cao về trình độ học vấn. Cùng
với đó, tình trạng thất nghiệp gia tăng cũng đặt ra yêu cầu về giải quyết việc
làm. Đây là một trong những vấn đề bức xúc của toàn xã hội cần được các
ngành, các cấp công đoàn quan tâm. Theo quy định của điều 7 Luật Công đoàn
“Công đoàn tham gia với các cơ quan, đơn vị tri thức hữu quan giải quyết việc
làm, nâng cao trình độ nghề nghiệp, văn hoá, khoa học kỹ thuật cho người lao
động”{10, tr4}. Theo đó, công đoàn có quyền tham gia ý kiến với tổ chức có
liên quan hoặc có thể tự mình tổ chức tìm việc làm, dạy nghề nâng cao trình độ
nghề nghiệp cho người lao động theo quy định chung của Nhà nước.
Trong những năm qua, cơ cấu lao động có nhiều biến đổi và có xu hướng
mất cân bằng về cơ cấu trình độ. Tỷ lệ người lao động có trình độ Đại học là
0,9; Cao đẳng là 1 và Trung cấp là 2,8 trong khi đó tỷ lệ hợp lý là Đại học 1;
Cao đẳng 4; Trung cấp 12.{19}
Xu hướng học nghề theo kiểu “thừa thầy, thiếu thợ” đã làm cho thị trường
lao động mất cân đối, tình trạng thiếu thợ tay nghề cao xảy ra ngày một nhiều.
Chương trình “hỗ trợ đào tạo nghề” của TLĐLĐVN phối hợp với các bộ ngành
có liên quan đã đào tạo dạy nghề cho 177 nghìn người với số vốn 500 tỷ đồng
đang được triển khai nhưng nhìn chung còn chậm chạp. Số lượng đào tạo còn
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 24 -
Ýt, lạc hậu chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế xã hội. Năm 2006, cả nước
đào tạo nghề cho 5000 sinh viên hệ cao đẳng, 255000 sinh viên hệ trung cấp cho
các ngành công nghiệp trong khi đó nhu cầu sử dụng lao động hệ có trình độ, tay
nghề ở nước ta lên tới 1,3 triệu người. [20]
Mặt khác, trình độ tay nghề của người lao động vẫn còn nhiều bất cập. Đa
số công nhân nước ta trình độ, tay nghề, kỹ thuật còn thấp. Trong tổng số hơn 7
triệu người đứng máy, nhóm lao động kỹ thuật ở mọi trình độ chỉ chiếm khoảng
12,6%. Nếu tính cả số công nhân kỹ thuật được truyền nghề thực tế (không bằng
cấp) thì lao động kỹ thuật nước ta chỉ đạt tỷ lệ xấp xỉ 25% (khoảng 2 triệu
nhiều) số còn lại lên tới 12% chưa có tay nghề. [21]
Chính việc đào tạo lệch lạc nh trên đã khiến cho vấn đề giải quyết việc
làm cho người lao động trở thành “một gánh nặng” cho sự phát triển kỹ thuật
của đất nước. Theo số liệu của Bộ lao động thương binh xã hội, hiện nay có
khoảng 6,08% lao động không được bố trí việc làm, khoảng 100.000 lao động
còn trong danh sách của doanh nghiệp nhưng đang nghỉ chờ việc hoặc tự tìm
việc làm mới (chủ yếu là lao động trên các công trình xây dựng). Khả năng thu
hót và tạo việc làm của Việt Nam hiện nay chỉ đạt khoảng 6,3 triệu người trong
đó số người cần việc làm lên tới 18 triệu người. Số lao động dôi dư ngày càng
tăng năm 2000 là 100.000 người, năm 2003 là 150.000 người trong các doanh
nghiệp Nhà nước. [22]
Sở dĩ có tình trạng mất cân đối giữa việc làm và học nghề xuất phát từ
những quy định của Nhà nước. Các quy định của pháp luật chỉ quy định chung
chung nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn trong lĩnh việc làm, học nghề mà
không có một văn bản cụ thể, một chương trình cho công đoàn trong từng cấp
học, từng ngành nghề. Nghị định 39/2003/NĐ-CP ban hành ngày 18/04/2003
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc
làm chủ yếu giao cho Bé lao động thương binh xã hội. Trong khi đó, công đoàn
với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động thì chỉ được quyền tham gia
- Nguyễn Thị Phương Dung - Kinh tế 28D -
Khoá luận tốt nghiệp
- 25 -