Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.19 KB, 118 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Khoảng cách biệt về đời sống kinh tế và xã hội giữa thành thị và nông
thôn đang ngày một tăng thêm và có nguy cơ rất khó giải quyết trong một
tương lai gần do tình hình đầu tư, tình hình phát triển các cơ sở vật chất phục
cho sự phát triển của khu vực nông thôn còn hạn chế, và hơn hết là do lĩnh vực
hoạt động kinh tế truyền thống của khu vực này cùng với những điều kiện bất
ổn vốn có của nó đã và đang làm cho thu nhập của người dân nông thôn sống
bằng nghề nông rất bấp bênh và khó khăn trong việc cải thiện, làm cho khu
vực nông thôn vẫn là một nơi chiếm giữ nhiều người nghèo nhất (hơn 90% tổng
số). Phát triển nông nghiệp - nông thôn và nâng cao đời sống của người dân
nông thôn là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hòa nhập của người dân
nông thôn trong làn sóng phát triển kinh tế của đất nước và tạo sự ổn định cho
các giai đoạn phát triển tiếp theo. Tác giả đã chọn đề tài “ Nghiên cứu những
giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa
bàn tỉnh An Giang” nhằm đề xuất giải pháp góp phần giải quyết vấn đề nêu
trên và giải pháp được đề xuất trong đề tài là mô hình kết hợp phát triển nông
nghiệp - nông thôn với hoạt động phục vụ du lịch.
Mô hình này góp phần phục vụ cho công tác xóa đói, giảm nghèo tại khu
vực nông thôn, nhất là những khu vực có điều kiện tự nhiên, truyền thống văn
hóa, v.v… phù hợp cho phát triển các loại hình du lịch. Tỉnh An Giang được lựa
chọn làm địa bàn cho việc phân tích mô hình này. Tỉnh An Giang là một tỉnh
nông nghiệp nhưng lại có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá lịch sử, có
đường biên giới giáp với Campuchia,… hàng năm thu hút hơn 2 triệu khách du
lịch đến tham quan, mua sắm, cúng bái,… nên sẽ là nơi khá lý tưởng để có thể
thực hiện việc liên kết phát triển theo mô hình này.
2
2-Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Phân tích các tác động có thể có của mô hình phát triển nông nghiệp –


nông thôn gắn với du lịch đến các khía cạnh của đời sống của người dân nông
thôn. Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế nông nghiệp theo
hướng kết hợp với du lịch thông qua việc xây dựng mô hình phát triển du lịch
sinh thái Nông nghiệp tạo ra một sản phẩm du lịch mới hấp dẫn nhằm phát huy
những giá trị của hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi,
giải trí, học tập nghiên cứu của nhân dân, tạo thêm ngành nghề mới, giải quyết
lao động việc làm và thu nhập cho cư dân địa phương, góp phần xây dựng và
phát triển khu du lịch càng thêm bền vững.
- Mục tiêu cụ thể
+ Xây dựng và phát triển mô hình du lịch nông nghiệp (du lịch cộng
đồng, du lịch sinh thái) tại tỉnh An Giang.
+ Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc quản lý, sử dụng, phát
triển tài nguyên thực vật và động vật rừng, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh
quan bền vững.
+ Tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
đến nông dân và nhất là đồng bào dân tộc Khmer.
+ Phát triển ngành nghề nông thôn, giúp nông dân nghèo tổ chức tại sản
xuất, giải quyết việc làm, tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu
nhập góp phần xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
3 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài xoay quanh các hoạt động phục vụ du
lịch có liên quan trực tiếp đến hoạt động nông nghiệp của người dân trên địa
3
bàn phân tích. Từ đó, một sự đánh giá về hiệu quả và mức độ tác động hiện tại
của các hoạt động này đến các chủ thể có liên quan sẽ được đưa ra.
Đề tài này chỉ khảo sát thực trạng về mô hình du lịch cộng đồng và tìm
hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch cộng đồng đồng thời xác
định hiệu quả kinh tế của mô hình phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với du
lịch.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Phạm vi về nội dung: Phân tích đánh giá thực trạng và tiềm năng du
lịch tại tỉnh An Giang từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nền kinh tế nông
nghiệp kết hợp du lịch.
+ Phạm vi về không gian: Địa bàn nghiên cứu của đề tài tập trung tại một
số khu vực có tiềm năng về tự nhiên và tương đối thuận lợi cho việc thu hút du
khách tham quan và nghỉ dưỡng, cụ thể là: Khu du lịch núi Sam núi Cấm, Khu
du lịch núi Sập – Óc Eo, khu sinh thái rừng tràm Trà Sư,…. các dự án du lịch
cộng đồng phục vụ người nghèo do sở Văn Hoá – Du lịch – Thể thao quản lý và
dự án du lịch Nông nghiệp do Hội nông dân triển khai trên địa bàn các xã Mỹ
Hoà Hưng, Châu Phong, Văn Giáo thuộc tỉnh An Giang.
4 – Phương pháp nghiên cứu
a) Chọn vùng nghiên cứu
Hiện nay mô hình du lịch cộng đồng ở tỉnh An Giang đã và đang được triển
khai ở TP Long Xuyên và 3 huyện như Tân Châu, Tịnh Biên và An Phú. Mô
hình du lịch cộng đồng ở Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên và Văn Giáo – Tịnh
Biên là một trong những mô hình được triển khai và thành lập sớm nhất. Do giới
hạn về thời gian và kinh phí nên nghiên cứu chỉ chọn 2 xã trên làm đại diện để
nghiên cứu.
b) Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Số liệu sử dụng trong các phân tích và đánh giá bao gồm số liệu thứ cấp
4
và số liệu sơ cấp. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các dự án
chuyên đề của nhiều tổ chức, tác giả. Số liệu sơ cấp được thu thập từ khảo sát
thực tế ngẫu nhiên tại địa bàn nghiên cứu mô hình liên kết nông nghiệp - du
lịch là xã Mỹ Hòa Hưng – TP Long Xuyên, xã Văn Giáo – huyện Tịnh Biên.
c) Phương pháp xử lý số liệu
Để trả lời cho mục tiêu của đề tài cũng như những câu hỏi đặt ra ở phần
trên đề tài tập trung vào các phương pháp định tính và phương pháp phỏng vấn
sâu, phương pháp phân tích tình huống, phương pháp phân tích hồi quy đa

biến.
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP – NÔNG THÔN GẮN VỚI DU LỊCH
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa
bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Du lịch nông nghiệp còn là hình thức phát triển mối giao hòa về mặt văn
hóa con người giữa các vùng thông qua việc đến ở hoặc tham quan có mục đích
nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương.
1.1.1 Khái niệm du lịch
Theo tổ chức WTO (World Trade Organization – Tổ chức Thương mại
Thế giới), du lịch bao gồm tất cả những hoạt động của cá nhân đi, đến và lưu lại
ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài (hơn một năm) với những
mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày.
Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư, du lịch là đi đến một nơi xa nơi
thường trú để giải trí, nghỉ dưỡng, mở mang tầm nhìn trong thời gian nhàn rỗi.
Hay nói cách khác, du lịch là tất cả những hoạt động của những người đi xa môi
trường định cư hay những người du hành với nhiều mục đích khác nhau như:
khám phá, tham quan, thử nghiệm trong thời gian liên tục không quá 1 năm.
Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999) cho rằng du lịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Từ các khái
niệm trên cho thấy, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế phát
triển theo hướng khai thác có hiệu quả các lợi thế về truyền thống văn hóa, điều
kiện tự nhiên.
6
1.1.2 Các tác động của du lịch đối với kinh tế, văn hóa, xã hội và môi
trường

1.1.2.1 Tác động về kinh tế
Theo WTO cho rằng du lịch có tác động về kinh tế như: (1) cải thiện cán
cân thương mại quốc tế; (2) tạo ra nhiều cơ hội việc làm; (3) quảng bá cho sản
phẩm địa phương thông qua việc đáp ứng nhu cầu của du khách về các sản
phẩm lương thực, thực phẩm, dụng cụ, đồ đạc, xây dựng; (4) tăng nguồn thu
cho nhà nước (5) tạo ra điều kiện để phát triển các vùng đặc biệt - du lịch sẽ
giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho các vùng có vấn đề khó khăn nhất
định của một quốc gia; (6) khuyến khích nhu cầu nội địa.
Tuy nhiên, du lịch cũng có xảy ra một số tiêu cực: tính thất nghiệp; lạm
phát; lãng phí vốn đầu tư; trốn thuế; cạnh tranh không lành mạnh.
1.1.2.2 Tác động về văn hóa
Theo WTO cho rằng du lịch có những tác động như sau: (1) sự tương tác
giữa du khách và dân cư địa phương; (2) khía cạnh văn hóa thông qua sự chi
tiêu của du khách; (3) sự đánh giá nền văn hóa địa phương của du khách; (4)
thương mại hóa các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công, (5) đánh mất nhân
cách và lòng tự hào về nền văn hóa địa phương.
1.1.2.3 Tác động về môi trường
Theo WTO cho rằng sự phát triển nhanh chóng của du lịch góp phần tích
cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và nhiều địa
phương nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du
lịch đã có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ phát
triển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận
thức và công cụ quản lý nhà nước về môi trường trong ngành còn hạn chế.
1.1.2.4 Tác động về mặt xã hội
7
Du lịch có tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực và ảnh hưởng rất lớn
đến mặt xã hội. Nếu chuẩn bị không đồng bộ, việc gia tăng khách du lịch đại
trà có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền văn hóa bản địa: lối sống
không lành mạnh, ma túy, trộm cắp, lừa gạt và nhiều vấn đề khác. Những ảnh
hưởng tiêu cực đó lấn át dần lối sống thuần phong mỹ tục của địa phương.

1.1.3 Các loại hình du lịch trên thế giới và Việt Nam
Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có nhiều loại hình du lịch đã và đang
phát triển mạnh như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch tham
quan, du lịch chèo thuyền phao, du lịch cộng đồng, trong đó phổ biến nhất là
loại hình du lịch nghỉ nhà dân. Để phân biệt rõ các loại hình du lịch này cần
dựa trên quan điểm mục đích của chuyến đi mà khách du lịch muốn tìm đến.
1.1.3.1 Du lịch sinh thái
Gần đây, dựa vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường
có hai quan điểm khác nhau về du lịch sinh thái: (1) Quan niệm thụ động cho
rằng : du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du
lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hóa và thẩm
mỹ ; (2) Quan niệm chủ động cho rằng du lịch sinh thái còn phải đóng góp vào
quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi
của nhân dân địa phương. Do đó, người ta đã đưa ra một khái niệm mới tương
đối đầy đủ hơn : Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên
nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương.
1.1.3.2 Du lịch bền vững
Đây là loại hình du lịch xác định vai trò trung tâm của cộng đồng trong
việc lập kế hoạch và ra quyết định phát triển theo hướng quản lý các nguồn tài
nguyên sao cho các nhu cầu kinh tế, xã hội đều được thỏa mãn trong khi vẫn
duy trì được các bản sắc văn hóa, các đặc điểm sinh thái, sự đa dạng sinh học
và hệ thống hỗ trợ đời sống. Hoạt động kinh doanh du lịch do chính cộng đồng
8
địa phương tham gia, làm chủ và quản lý. Đây cũng là một trong các loại hình
du lịch dựa vào cộng đồng.
1.1.3.3 Du lịch văn hóa
Phát triển du lịch văn hóa đã mang lại nhiều cơ hội giao tiếp, tăng thêm sự
hiểu biết của người dân và thúc đẩy sự hình thành ở họ những nhu cầu mới về
văn hóa tinh thần lẫn vật chất và có nhiều tác động tích cực. Tuy nhiên phát
triển du lịch phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực như tình trạng ăn xin, tranh giành

khách, ép giá gây mất trật tự và nhiều vấn đề xã hội khác tại điểm du lịch. Vì
vậy, để khắc phục tình trạng tiêu cực này cần làm trong sạch và lành mạnh môi
trường du lịch, đảm bảo phát triển du lịch một cách bền vững.
1.1.3.4 Du lịch vì người nghèo
Du lịch vì người nghèo là một phương thức tiếp cận mới về lập kế hoạch
và quản lý du lịch, trong đó những người sống trong điều kiện nghèo được đưa
lên vị trí ưu tiên hàng đầu trong chương trình phát triển du lịch vì người nghèo
bằng cách tạo các cơ hội thu nhập liên quan đến du lịch cho người nghèo có
hoàn cảnh khó khăn .
1.1.3.5 Du lịch sinh thái cộng đồng
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, IUCN, ESCAP (1999), du lịch sinh thái
cộng đồng là sự kết hợp của du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái. Du lịch
sinh thái cộng đồng do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa với mục tiêu bảo vệ môi trường. Du lịch sinh thái cộng đồng đề cao quyền
làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
cộng đồng với khách du lịch. Du lịch sinh thái cộng đồng tạo cơ hội tìm hiểu,
nâng cao nhận thức về môi trường và văn hóa địa phương cho du khách. Tuy
nhiên, sự phát triển của du lịch sinh thái cộng đồng nếu không được lập kế
hoạch và thực hiện một cách cẩn thận sẽ làm cho các giá trị văn hóa bị mất
hoặc sai lệch dần.
9
1.1.3.6 Du lịch dựa vào cộng đồng
Du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch mà khách du lịch sẽ ở tại
nhà dân, cùng ăn, cùng tham gia vào các hoạt động với người dân như cấy lúa,
tỉa rau, bắt cá, v.v….Võ Quế (2008) cho rằng du lịch dựa vào cộng đồng là
một phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng là người tham gia phát
triển du lịch, tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại các
điểm khu có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và đồng thời cộng đồng được
hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ du lịch.
1.1.4 Điều kiện để phát triển du lịch

Để du lịch của một vùng, một địa phương phát triển ngoài những cơ sở
vật chất, những nền văn hóa đặc sắc hiện có ở địa phương thì du lịch còn phụ
thuộc nhiều vào mức sống và trình độ của người dân, giao thông thuận lợi và
phát triển, chính trị ổn định và các khu, điểm du lịch có độ an toàn cao. Ngoài
ra, để du lịch phát triển còn phụ thuộc nhiều vào thời gian nhàn rỗi của người
dân.
1.1.5 Các nguyên tắc và tiêu chí tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng
1.1.5.1 Các nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng bao gồm: (1)
cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện
và quản lý, đầu tư để phát triển du lịch và có thể trao quyền làm chủ cho cộng
đồng; (2) phù hợp với khả năng của cộng đồng: nhận thức về vai trò và vị trí
của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng của du lịch
cho sự phát triển của cộng đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du
lịch; (3) chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng: nguồn thu từ hoạt động du
lịch phải được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia cung cấp các
sản phẩm cho khách du lịch, đồng thời lợi ích đó cũng được trích để phát triển
10
lợi ích chung cho xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng, xây dựng đường sá,
cầu cống, điện, chăm sóc sức khỏe và giáo dục; (4) xác lập quyền sở hữu và
tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự
phát triển bền vững.
1.1.5.2 Các tiêu chí tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Theo UNWTO (World Tourism Organization) 2008 cho rằng những tiêu
chí của một du lịch cộng đồng đang hướng tới gồm có các tiêu chí sau:
- Tiêu chí 1: Người trong cộng đồng nên được tham gia vào quá trình lên
kế hoạch và quản lý hoạt động du lịch tại cộng đồng
- Tiêu chí 2: Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công
bằng cho cộng đồng (lợi ích bao gồm nhiều mặt như sức khoẻ, giáo dục và các

hoạt động khác).
- Tiêu chí 3: Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của
cộng đồng hơn chỉ là sự tham gia của một vài thành viên.
- Tiêu chí 4: Quan tâm đến sự bền vững của môi trường.
- Tiêu chí 5: Mọi hoạt động du lịch cộng đồng phải tôn trọng nền văn hoá
và các “cấu trúc xã hội” tại cộng đồng.
- Tiêu chí 6: Có hệ thống/ phương pháp để giúp người trong cộng đồng có
thể “vượt qua” những ảnh hưởng của những khách du lịch phương tây.
- Tiêu chí 7: Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn
chế tối đa những ảnh hưởng đến văn hoá và môi trường.
- Tiêu chí 8: Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để
giúp họ có những hành động hợp lý trong quá trình du lịch.
- Tiêu chí 9: Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những
hoạt động trái với văn hoá/tôn giáo của họ.
- Tiêu chí 10: Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các
hoạt động du lịch nếu họ không muốn.
11
1.2. THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN GẮN
VỚI DU LỊCH
1.2.1 Cơ sở liên kết ngành
1.2.1.1 Quan hệ giữa lĩnh vực nông nghiệp với các lĩnh vực khác trong nền
kinh tế
Đúc kết từ các lý thuyết phát triển kinh tế và thực tiễn phát triển của các
nước, tiến sĩ Đinh Phi Hổ đã khái quát ra các vai trò của nông nghiệp trong một
nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển:
(1) Nông nghiệp kích thích tăng trưởng kinh tế. Điều này thể hiện qua các
mặt cụ thể như: a) cung cấp lương thực-thực phẩm; b) cung cấp nguyên liệu cho
các ngành công nghiệp; c) là nguồn thu ngoại tệ; d) nông nghiệp - nông thôn
phát triển đóng góp cho việc giảm nghèo.
(2) Nông nghiệp đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế.

Tóm lại, nông nghiệp có quan hệ nhất định đối với phần còn lại của nền
kinh tế, các quan hệ này không chỉ về vật chất mà nó còn hình thành nên các
nhóm lợi ích, có vai trò cụ thể trong xã hội. Quan hệ giữa nông nghiệp với các
lĩnh vực khác nằm trong hệ thống các mối quan hệ tất yếu được hình thành trong
tiến trình phát triển của xã hội, và chính các mối quan hệ này đòi hỏi phải có
một hệ thống liên kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực trong xã hội.
Thừa nhận mối quan hệ thực tế của nông nghiệp với các lĩnh vực khác
trong nền kinh tế và thấy rõ tầm quan trọng của nó đối với tiến trình công
nghiệp hóa tại một nước mà phần lớn lực lượng lao động sống ở nông thôn và
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ góp phần làm cho nền kinh tế tránh
khỏi tình trạng phân cách thông qua các chính sách phát triển kinh tế hợp lý.
1.2.1.2 Sự phân cách kinh tế phát triển
Sự liên kết và phân cách của một nền kinh tế là khái niệm được các nhà
kinh tế phát triển gần đây đưa ra, thể hiện sự chú ý đến tầm quan trọng của cách
12
phân phối thu nhập và qui mô dân số trong việc mở rộng nhu cầu tiêu dùng để
kích thích khu vực công nghiệp trong nước phát triển ở giai đoạn đầu của quá
trình công nghiệp hóa.
Một nền kinh tế liên kết là một nền kinh tế mà trong đó: 1) các lĩnh vực
kinh tế khác nhau có sự liên kết với nhau một cách chặt chẽ; 2) không có sự
chênh lệch một cách thái quá về cơ sở hạ tầng cơ bản giữa các khu vực; 3) các
nhóm lợi ích trong xã hội (các giai tầng trong xã hội) có sự hỗ trợ qua lại lẫn
nhau, không hình thành những mâu thuẫn lớn. Trái ngược với một nền kinh tế
liên kết là một nền kinh tế phân cách. Trong nền kinh tế phân cách, mối quan
hệ giữa các lĩnh vực trở nên lỏng lẻo, các thị trường bị phân cách về mặt địa lý
và xã hội. Sự phân cách không những tồn tại giữa các lĩnh vực mà trong nội bộ
các lĩnh vực cũng có khả năng hình thành những mảng riêng biệt.
Năng lực phát triển của các bộ phận dân cư trong xã hội rất khác biệt, nhất
là giữa dân cư nông thôn và dân cư thành thị, làm ảnh hưởng tới việc mở rộng
thị trường và khả năng tăng trường ổn định của nền kinh tế. Vấn đề này liên

quan tới sự cách biệt về mặt địa lý, xã hội và chịu ảnh hưởng của các chính sách
phát triển.
Trong thực tế, không có một chỉ tiêu cụ thể nào có thể đánh giá được mức
độ liên kết của một nền kinh tế. Các nhà kinh tế chỉ dựa vào các dấu hiệu như:
mức độ chênh lệch thu nhập giữa các khu vực (khu vực truyền thống và khu
vực hiện đại), mức độ thu hút lực lượng lao động khu vực hiện đại (các ngành
công nghiệp được ưu tiên phát triển), khu vực nông thôn tiếp cận như thế nào
với sản phẩm của lĩnh vực hiện đại (“xét về kết cấu, ở một nền kinh tế liên
kết, các mối quan hệ cả phía cung và cầu đều phân bố đều về địa lý và xã
hội”), v…v… để xác định một nền kinh tế có rơi vào tình trạng phân cách hay
không và mức độ phân cách đó có nghiêm trọng hay không. Tình trạng phân
phối và sử dụng nguồn lực của quốc gia giữa các lĩnh vực, các nhóm lợi ích
13
(thành thị và nông thôn) cũng là yếu tố mà các nhà nghiên cứu kinh tế quan
tâm khi đề cập tới vấn đề phân cách trong một nền kinh tế (ví dụ: đầu tư cho
ngành có hiệu ứng liên kết mạnh hay ngành có hiệu ứng liên kết yếu). Tình
trạng này là mầm mống cho sự hình thành các dấu hiệu của hiện tượng phân
cách trong nền kinh tế.
1.2.1.3 Liên kết nông nghiệp- du lịch với sự phát triển nông nghiệp
và nông thôn
a) Liên kết ngành với tính bền vững của hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Phát triển một nền nông nghiệp bền vững
Thế nào là phát triển bền vững? Có nhiều tranh luận về các định nghĩa này
nhưng nhìn chung các định nghĩa đều hướng vào việc đảm bảo ba mục tiêu
chung mà phát triển bền vững cần phải đáp ứng và cân đối là: kinh tế, xã hội và
môi trường. Do đó, phát triển bền vững đòi hỏi phải: liên tục tăng sản phẩm trên
đầu người; thành quả tăng trưởng được san sẻ tương đối đồng đều và mọi tầng
lớp dân chúng đều có cơ hội bình đẳng như nhau; và môi trường thiên nhiên
(như một phương tiện để sinh sống và sản xuất) được duy trì thỏa đáng.
Đối với phát triển nông nghiệp bền vững thì tiêu chí có phần cụ thể hơn.

Qua phân tích các định nghĩa về phát triển nông nghiệp bền vững, TS. Đinh Phi
Hổ đã đưa ra các ràng buộc để đảm bảo có được một sự phát triển nông nghiệp
bền vững đó là: (1) mô hình phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình làm
tăng trưởng nông nghiệp nhưng không làm suy thoái môi trường sinh thái tự
nhiên thông qua phát triển và sử dụng các phương thức sản xuất tiến bộ; (2) là
mô hình đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho người dân
nông thôn; (3) phải gắn với sự cải thiện trình độ dân trí cũng như sức khỏe-dinh
dưỡng của con người sống trong môi trường sản xuất ấy.
Trong tình hình thiếu liên kết giữa nông thôn và thành thị như phân tích ở
trên thì sự liên kết giữa phát triển nông nghiệp và du lịch dường như hé mở một
14
giải pháp cho vấn đề nâng cao thu nhập cho người dân làm nông nghiệp và giảm
áp lực hủy hoại môi trường. Chúng ta nhận thấy rằng việc xúc tiến liên kết giữa
hoạt động nông nghiệp với hoạt động du lịch có những ưu thế rõ ràng so với
việc ngồi trông chờ vào sự phát triển thật sự của công nghiệp tại khu vực nông
thôn. Những ưu thế đó là:
Hoạt động du lịch như là một hoạt động kèm thêm, đi cùng với thành quả
từ hoạt động nông nghiệp của những người làm nông nên họ có thêm một
khoản thu nhập mới và áp lực chạy theo sản lượng với mọi hình thức trở nên
giảm bớt.
Thông qua phát triển du lịch, bài toán tiêu thụ sản phẩm đối với người
nông dân trở nên dễ chịu hơn và còn có ưu điểm là không tốn công vận chuyển,
sản phẩm đến trực tiếp với người tiêu dùng.
Tài nguyên cho du lịch có sự gần gủi với tài nguyên nông nghiệp và sản
phẩm của hoạt động nông nghiệp cũng có thể trở thành tài nguyên và sản phẩm
phục vụ hoạt động du lịch mọi lúc mọi nơi.
Khác với việc thu hút hoạt động công nghiệp đòi hỏi phải có một cơ sở hạ
tầng hoàn thiện nhất định và đòi hỏi những người tham gia hoạt động phải có kỹ
năng cụ thể và rõ ràng, việc đưa hoạt động du lịch về nông thôn tương đối thuận
lợi hơn. Hơn thế, xu hướng thưởng thức các giá trị do thiên nhiên mang lại đối

với người dân thành thị ngày càng rõ nét. Hoạt động thưởng thức các giá trị văn
hóa mới mẻ đối với những người khách quốc tế cũng là một nhu cầu có thực và
nông thôn chính là địa bàn lý tưởng.
Do vậy, kênh du lịch đáng là một kênh cần phải được quan tâm để thúc
đẩy sự phát triển đời sống kinh tế của người dân nông thôn trong bối cảnh kênh
công nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Làm được việc này chính là giải tỏa
được một nguy cơ của sự phát triển không bền vững bắt nguồn từ sự khó khăn
trong việc mưu sinh của người lao động nông thôn do thiếu việc làm.
15
- Du lịch bền vững với vấn đề bảo tồn hệ sinh thái nông nghiệp và đa dạng
sinh học.
Theo nhiều tác giả, chính sách bảo vệ môi trường tốt nhất là đi từ gốc bao
hàm các biện pháp phòng ngừa dài hạn, đòi hỏi phải hạn chế các phương pháp
canh tác dùng nhiều hóa chất và thúc đẩy sự hiểu biết về môi trường thông qua
thông tin tuyên truyền. Nhưng những biện pháp để thực thi chính sách như vậy
thật sự không thể nào áp dụng với người nông dân tại các nước đang phát triển
khi mà nghề nông vẫn là một nghề còn nhiều rủi ro và như đã nói, họ xem
nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguồn an sinh của họ. Vấn đề kinh tế là vấn đề
quan tâm hàng đầu của những người nông dân nghèo, và kết hợp với du lịch là
giải pháp mong chờ của chúng ta.
- Liên kết ngành với sự phát triển nhận thức của người nông dân về phát
triển bền vững.
Sự nghèo đói ở các vùng nông thôn của Việt Nam không chỉ đơn thuần là
nghèo về thu nhập mà còn là nghèo về năng lực phát triển, phát triển nhận
thức. Sự liên hệ giữa trình độ học vấn với tình trạng nghèo khó và trình độ học
vấn có tác dụng càng cao khi người đó sống ở những vùng phát triển hơn. Do
vậy, đối với người dân nghèo nông thôn thì trình độ học vấn là một yếu điểm và
mức độ bức thiết của việc nâng cao học vấn so với việc tìm kế sinh nhai cũng
không ngang bằng với người dân thành thị. Vậy thì sự liên kết ngành có thể giúp
giải quyết thực trạng này như thế nào.

Dễ thấy nhất là nó giải quyết được tính sinh động và tính thiết thực của
hoạt động phát triển ý thức của người dân sống ở vùng nông thôn về môi
trường. Có hai hướng tác động chính dựa trên nguyên tắc này của việc liên kết
là: (1) từ lợi ích có được của phát triển du lịch nông thôn, du lịch sinh thái sẽ tạo
động lực cho người dân hưởng lợi tham gia vào các chương trình và (2) các biện
16
pháp phối hợp chính sách của hai ngành tác động trực tiếp đến những công việc
thực tế thường ngày của người nông dân, làm cho họ dễ tiếp nhận hơn.
- Du lịch bền vững với vấn đề bảo tồn hệ sinh thái nông nghiệp và đa dạng
sinh học
Đối với người nông dân tại các nước đang phát triển xem nguồn tài nguyên
thiên nhiên là nguồn an sinh của họ. Vấn đề kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu
của những người nông dân nghèo. Nên để tăng thu nhập họ không màng đến các
chính sách mà chính phủ đang tốn rất nhiều công sức tài chính nhằm bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường. Việc thực hiện xen canh, luân canh, dùng
phân xanh, hay nuôi tự do… không thỏa mãn được nhu cầu tăng thu nhập của
họ. Các phương án này xem ra chỉ có thể thực hiện khi trên cùng mảnh đất nông
nghiệp ấy của họ còn có thể sản sinh ra một khoản lợi nào khác, và kết hợp với
du lịch là giải pháp mong chờ của chúng ta.
- Liên kết ngành với vấn đề phát huy sự tham gia của cộng đồng nông thôn
vào các hoạt động kinh tế - xã hội.
Để thực hiện được sự phát triển bền vững trong nông nghiệp cần phải đạt
được sự hiệp sức của ba yếu tố: công nghệ bảo tồn tài nguyên, những tổ chức
bên ngoài và cộng đồng địa phương. Để cộng đồng địa phương thật sự phát huy
vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường thì sự phát triển cộng đồng (phát
triển cộng đồng chức năng ) phải mang tính nội sinh. Mọi nỗ lực để phát huy sự
đóng góp của cộng đồng đối với vấn đề môi trường phải xuất phát từ ý chí và
quyết tâm của cộng đồng nông thôn đó, tức là sự tham gia (chứ không phải tham
dự) của họ được nhấn mạnh. Họ phải là những con người có khả năng tự lực và
trực tiếp thúc đẩy những hành động của họ, đồng thời phải là những con người

đóng góp vào các quyết định của chính cộng đồng của họ.
Đứng trên góc độ đó ta thấy việc phát triển du lịch liên kết với nông
17
nghiệp - nông thôn mà ở đó người dân nông thôn sẽ là người đứng ra cung cấp
dịch vụ sẽ hoàn toàn khác với việc các công ty phát triển du lịch xây dựng dự
án của họ và khi nó thành hiện thực thì diễn ra kết quả là sự di dời dân cư tại
nơi thực hiện dự án đi nơi khác.
Như vậy, việc phát triển du lịch liên kết với nông nghiệp - nông thôn mà
ở đó người dân là người trực tiếp cung cấp các dịch vụ (nhà trú chân gia đình,
làng nhà trú chân phân tán, cắm trại ở nông thôn, cung cấp nhu yếu phẩm, cung
cấp hàng thủ công làm quà lưu niệm…) chính là hành động làm phát huy sự
tham gia của cộng đồng địa phương làm tăng ý chí và khả năng đóng góp của
người dân vào các vấn đề môi trường của địa phương.
b) Marketing nông nghiệp và hoạt động tín dụng nông thôn trong môi trường
liên kết ngành
Hoạt động du lịch của du khách không chỉ đơn thuần là giải trí mà còn là
khám phá và thưởng thức hương vị văn hóa của địa phương nơi mà họ đặt chân
đến, trong đó có ẩm thực và đặc sản của mỗi vùng đất. Du lịch vườn, du lịch về
các vùng đặc sản đang là hình thức phát triển du lịch được phát triển tại nước
ta. Mặc dù nó diễn ra hoàn toàn tự phát và với quy mô còn hạn chế nhưng sẽ là
một kênh hữu ích để phát triển thông tin về nông sản của Việt Nam. Trên cơ sở
của mạng lưới marketing du lịch với những thế mạnh đặc thù của nó (chẳng
hạn như: mạng tiếp thị du lịch là mạng hướng tới đa đối tượng và sử dụng đa
phương tiện (nguồn của tư nhân và nguồn của địa phương); trong du lịch khách
hàng có hành vi chủ động hướng dịch vụ rất mạnh…), việc kết hợp để quảng bá
cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam là một hướng đầy tiềm năng. Hơn
nữa, với những tiêu chuẩn của ngành du lịch về chất lượng sẽ kích thích sự phát
triển chất lượng nông sản nếu có sự kết hợp chặt chẽ trong tiêu thụ giữa hai
ngành (ví dụ phát triển rau, quả sạch cần hướng giải quyết này).
Đối với hoạt động tín dụng nông nghiệp, liên kết ngành cũng có những tác

18
động nhất định trong việc hỗ trợ người dân nông thôn tiếp cận được các nguồn
tín dụng chính thức phục vụ cho sản xuất.
Liên kết ngành tác động lên sự phát triển của khu vực nông thôn, phá vỡ
vòng luẩn quẩn khó khăn trong việc phát triển các định chế tín dụng chính thức
tại khu vực nông thôn. Sự phát triển tương đối và dần dần của các cộng đồng
du lịch nông thôn làm cho sự heo hút và tính chất cách biệt của các cộng đồng
nông thôn trở nên giảm dần. Bên cạnh đó, với cơ sở của các hoạt động phục vụ
cho du khách, người dân có thêm một khoản thu nhập ổn định làm minh chứng
cho khả năng tài chính của họ khi muốn tiếp cận với các nguồn tín dụng nông
thôn chính thức. Ngoài ra, sự phối hợp của các người dân trong vùng dưới sự
chỉ đạo của một tổ chức địa phương do người dân lập sẽ là thuận tiện cho nhân
viên tín dụng trong việc sàng lọc và cưỡng chế người mượn.
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển của một số nước trong khu vực
1.2.2.1 “Sự thần kỳ của Nhật bản” là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa
nông nghiệp và công nghiệp
Nhật Bản là ví dụ điển hình cho sự thành công của quá trình công nghiệp
hóa bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp. Khởi đầu quá
trình công nghiệp hóa, Nhật Bản dựa vào phát triển nông nghiệp để tạo đà cho
phát triển công nghiệp, mức đóng góp của nông nghiệp trong suốt thời kỳ đầu
công nghiệp hóa là rất cao kinh tế nông thôn trong thời kỳ này là nguồn thu
chính của ngân sách. Tuy mức điều tiết từ nông nghiệp để phục vụ cho công
nghiệp hóa là cao nhưng nó lại không vượt quá khả năng tái sản xuất của nông
nghiệp. Sở dĩ có được điều này là vì nước Nhật đã chăm lo rất tốt cho nông
nghiệp ngay từ thời kỳ đầu, họ “nuôi” để mà “vắt” và không ngừng đầu tư trở lại
cho nông nghiệp .
19
Bài học rất đáng được để ý từ kinh nghiệm của Nhật Bản là chính sách phi
tập trung hóa công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn (không chỉ
các ngành công nghiệp chế biến mà cả các ngành cơ khí), coi trọng công nghệ

thu hút nhiều lao động làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, góp phần tăng
nhanh thu nhập của nông dân. Điều này có thể thực hiện được là bởi vì chính
phủ Nhật đã quan tâm đến kết cấu hạ tầng, năng lượng và thông tin liên lạc trên
khắp lãnh thổ ngay từ đầu. Ngoài ra, chính phủ Nhật còn luôn kiên trì giữ giá
nông sản ổn định có lợi cho nông dân, ngay cả khi nông sản hàng hóa dư thừa.
1.2.2.2 Đài Loan khai thác hợp lý tiềm năng của khu vực nông thôn
Sự hợp lý ở đây thể hiện ở việc Đài Loan tiến hành chuyển tài nguyên ra
khỏi nông thôn nhưng vẫn đảm bảo được sự tái sản xuất mở rộng của nông
nghiệp. Thành công lớn của Đài Loan trong giai đoạn đầu của quá trình công
nghiệp hóa chính là không tạo ra áp lực việc làm đối với lĩnh vực công nghiệp
và liên tục tiến bộ trong nỗ lực tạo ra sự cân bằng trong thu nhập. Mặc dù phải
đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao và lao động nông nghiệp chiếm phần lớn
trong lực lượng lao động nhưng trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp tại
Đài Loan đã không xảy ra hiện tượng lao động đổ xô ra thành thị. Không những
thế, dù bị điều tiết mạnh để phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp
còn đóng góp lớn cho sự phát triển của công nghiệp thông qua sự phát triển của
các ngành chế biến nông sản xuất khẩu, vấn đề phân hóa giàu nghèo trong giai
đoạn này cũng được giải quyết. Và thị trường nông thôn Đài Loan trở thành nơi
tiêu thụ hàng hóa công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa (từ 1956 đến
1966, thị trường trong nước đóng góp 60% tăng trưởng của lĩnh vực công
nghiệp chế tạo).
Thành công của Đài Loan có được là nhờ chính sách không ngừng nâng
cao thu nhập của người dân nông thôn và tạo sự liên kết hay phối hợp hợp lý
giữa nông nghiệp và công nghiệp trong giai đoạn đầu của quá trình công
20
nghiệp hóa thông qua việc phi tập trung hóa công nghiệp, đưa công nghiệp về
phát triển tại nông thôn (giúp thực hiện thành công “ly nông bất ly hương”),
nhờ đó mà phát triển được thị trường trong nước làm cơ sở để phát triển tiềm
lực của quốc gia. Để làm được điều này, Đài Loan phải có được sự đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực tại nông thôn.

1.2.2.3 Hàn Quốc phát triển mô hình làng mới Saemaul Undong để khắc
phục tình trạng phân cách kinh tế
Mô hình làng mới Saemaul Undong được chính phủ Hàn Quốc phát động
xây dựng vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước là giải pháp của Hàn Quốc
nhằm mục đích xóa đi hố “phân cách” kinh tế giữa khu vực nông thôn và khu
vực thành thị. Sự phân cách kinh tế này chính là kết quả của sự nóng lòng đẩy
nhanh nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, dốc toàn lực vào việc phát triển các
ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu, phát triển thành thị, và bỏ quên sự
cần thiết của việc phát triển nông thôn và chăm lo cho năng lực phát triển của
người dân sống trong khu vực này.
Thực chất của việc phát triển mô hình làng mới là làm cho thu nhập của
người nông dân (chiếm phần đông dân số vào thời điểm đó) được cải thiện và
kích thích, xây dựng năng lực tự phát triển của khối dân cư nông thôn. Đây cũng
chính là yếu tố làm cho các nước như Nhật và Đài Loan có được sự phát triển ổn
định trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa đất nước.
1.2.3 Thực tiễn phát triển của Việt Nam
1.2.3.1 Tạo sự bình đẳng về năng lực hội nhập của hai khu vực nông thôn và
thành thị là một vấn đề nan giải và cần nhiều nỗ lực trong tương lai
Cho đến nay, người dân nông thôn là thành phần dân cư vất vả tạo ra
phần lớn vật chất làm đầu vào cho sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu nhưng
họ cũng chính là thành phần dân số bị thiệt thòi nhiều so với khối dân cư thành
thị nói chung. Đây là vấn đề bức thiết trong quá trình phát triển kinh tế.
21
Theo thống kê, các doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động kinh doanh
trên đất nước Việt Nam phần lớn tập trung tại các trung tâm đô thị lớn, và trong
từng vùng cũng có sự mất cân đối về sự phân bố của các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh. Tại các vùng nông thôn, số lượng doanh nghiệp rất ít. Vấn đề này
thể hiện một thực tế là người dân nông thôn, nhất là người dân sản xuất nông
nghiệp, đã và đang phải gánh chịu phần thiệt thòi trong quá trình phát triển kinh
tế của đất nước. Như vậy, người dân nông thôn không có nhiều điều kiện để

tăng thu nhập cho bản thân và cho gia đình tại khu vực họ sinh sống, cách giải
quyết mà họ cho là tốt nhất là di cư ra các khu đô thị với mong muốn có nhiều
cơ hội việc làm hơn.
Trong khi phải gánh chịu thiệt thòi, người dân nông thôn, nông nghiệp lại
là bộ phận cung cấp lợi thế so sánh cho nhiều mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu
của đất nước, đem về nhiều nguồn lợi to lớn. Và sự đóng góp này còn lớn hơn
nếu như có sự đầu tư đồng bộ cho sự cải thiện chất lượng sản phẩm, cải thiện và
phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu và phổ biến
kỹ thuật sản xuất cho người nông dân, áp dụng được những kỹ thuật - công nghệ
như các nước, trước hết là như các nước trong khu vực, và đầu tư phát triển hệ
thống phân phối. Một minh chứng rõ ràng đó là khả năng cạnh tranh của mặt
hàng gạo của nước ta vẫn còn thấp hơn so với của Thái Lan.
Năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các
nước, ngay cả so với các nước đang phát triển lân cận, cũng góp phần làm cho
cuộc sống của người dân nông nghiệp gặp khó khăn, luôn bấp bênh và thật khó
khăn để có thể cải thiện. Sản xuất nông nghiệp thì luôn bấp bênh, phải đối mặt
với sự không ổn định về giá cả đầu ra, người nông dân lại phải chịu sức ép của
việc giá đầu vào liên tục tăng. Nguyên nhân lại chính là thiếu nguồn đầu tư cho
phát triển các ngành công nghiệp phục vụ cho sự phát triển bền vững, ổn định
lĩnh vực nông nghiệp. Để giải quyết tình trạng này đòi hỏi chính phủ phải quan
22
tâm hơn nữa đến việc thu hút vốn đầu tư vào khu vực nông thôn, mà trước tiên
là phải có biện pháp tận dụng tốt nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển hạ tầng
cơ sở cho các vùng nông thôn, các vùng nông nghiệp trọng điểm của đất nước.
1.2.3.2 Chênh lệch giàu nghèo gia tăng trong khi thời gian lao động chưa
được sử dụng ở nông thôn vẫn còn ở mức cao
Mặc dù đời sống của người dân Việt Nam nói chung được cải thiện nhưng
có một thực tế là khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Sự chênh lệch này có
nguyên nhân từ khả năng thụ hưởng thành quả của sự tăng trưởng kinh tế giữa
các nhóm dân cư là khác nhau và cũng chính là sự khác nhau giữa khu vực nông

thôn và khu vực thành thị.
Bộ mặt của nông thôn còn trở nên ít sáng sủa hơn so với thành thị bởi yếu
tố thời gian lao động nhàn rỗi của khu vực này đang được xử lý một cách tương
đối chậm rãi. Thời gian lao động ở nông thôn vẫn còn 21% chưa được sử dụng,
với gần 75% lao động cả nước nằm ở khu vực nông thôn làm cho vấn đề này trở
nên nổi cộm.
1.2.3.3 Bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế giữa thành
thị và nông thôn
Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới việc ổn định và phát triển sức sản xuất
cũng như nâng cao thu nhập của người nông dân bởi nó có liên quan tới chất
lượng cuộc sống của họ và ảnh hưởng tới môi trường đầu tư. Vì thu nhập của
đại đa số người dân nông thôn là thấp nên khoản chi cho giáo dục cũng trở nên
eo hẹp, cơ hội để người dân nông thôn đầu tư cho con cái họ học lên cao thật
hạn chế. Ngoài việc cơ hội học tập và học tập lên cao của người dân nông thôn
bị hạn chế bởi những khác biệt giữa nông thôn và thành thị.
Ngoài sự thiệt thòi về tiếp cận giáo dục, người dân nông thôn còn phải
chấp nhận sự hạn chế trong khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế. Nguyên nhân
23
cũng lại là sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, các bệnh viện thường tập
trung tại các trung tâm đô thị, tạo điều kiện cho người khá giả tiếp cận dễ dàng.
Mạng lưới y tế nông thôn thiếu phương tiện lại thiếu nhân sự có chuyên môn
cao, người nghèo nông thôn khi có bệnh tật nặng phải tìm cách vượt tuyến và
chịu tốn nhiều chi phí hơn so với người dân thành thị vì tiền xe, tiền ăn ở của
người thân chăm sóc. Tất cả làm cho tình hình chăm sóc sức khỏe của người dân
nông thôn trở nên yếu kém hơn thành thị rất nhiều.
Tóm lại, quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam thể hiện một hiện trạng
thiếu liên kết giữa nông thôn và thành thị mà biểu hiện cụ thể của nó như sau:
- Thứ nhất là thiếu liên kết giữa nhu cầu phát triển và sự phát triển nguồn
lực cho phát triển. Điều này nhìn thấy ở hai khía cạnh là nguồn lao động và
nguồn nguyên liệu đầu vào. Về phương diện nguồn lao động, do có sự khác

biệt cơ bản giữa thành thị và nông thôn ở cơ sở hạ tầng giáo dục và y tế mà
trong đó nông thôn chịu phần thiệt thòi nên khả năng vươn lên của người dân
nông thôn kém hơn. Thực trạng này cộng với tình trạng phát triển doanh nghiệp
để thu hút lao động ở nông thôn còn hạn chế đã và đang làm cho người dân
nông thôn, chiếm phần đông dân số thất thế và hưởng lợi kém hơn trong khi nền
kinh tế đang tăng trưởng. Về phương diện nguồn nguyên liệu đầu vào cho phát
triển, do thiếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng, quy hoạch và công tác nghiên cứu phát
triển nên giá cả của nguyên liệu và chất lượng cũng như khả năng đa dạng hóa
sản phẩm từ nguồn nguyên liệu nông nghiệp vẫn còn nhiều bất ổn và yếu kém
so với các nước, chưa tận dụng được hết lợi thế của đất nước.
- Thứ hai là sự thiếu liên kết giữa công nghiệp và nông nghiệp. Các ngành
công nghiệp phục vụ cho phát triển nông nghiệp chưa thật phát triển, cụ thể là
công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế biến còn nhiều yếu kém, là nguyên
nhân của tình trạng xuất thô hàng nông sản còn nhiều và phụ thuộc lớn vào
nguồn cung phân bón từ bên ngoài. Ngoài ra, các ngành công nghiệp chế biến
24
lại tập trung ở đô thị, và phần lớn là sản xuất hàng hóa tiêu dùng với nguyên
phụ liệu phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung từ nước ngoài.
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN TỈNH
AN GIANG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA AN GIANG:
Nguồn: Trung tâm kỹ thuật Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh An Giang, 2010
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
An Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất đầu
nguồn sông Cửu Long. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Đông Nam giáp TP
Cần Thơ, phía Tây giáp Kiên Giang và Tây Bắc giáp Campuchia. Diện tích tự
25
nhiên: 3.537 km²; dân số 2,14 triệu người, trong đó dân thành thị chiếm 29%
và nông thôn chiếm 61%; mật độ dân số 600 người/km2.

Có đường biên giới đất liền tiếp giáp với Campuchia gần 100 km với 4
cửa khẩu. Là trung tâm kinh tế thương mại giữa 3 thành phố lớn là TP Hồ Chí
Minh, Cần Thơ và Phnompenh; là cửa ngõ giao thương có từ lâu đời giữa vùng
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), TP Hồ Chí Minh với các nước tiểu vùng
MêKông: Campuchia - Thái Lan và Lào. Có đường Quốc lộ 91 đi qua (khởi
đầu từ Quốc lộ 1 – TP Cần Thơ -> TP Long Xuyên -> Tx Châu Đốc -> Tịnh
Biên nối vào QL 2 Campuchia. Có 02 nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua
địa phận An Giang khoảng 100 km, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, đi
lại bằng đường bộ lẫn đường thủy. Cảng Mỹ Thới thuộc hệ thống của cảng
biển Việt Nam và quốc tế đón nhận các loại tàu buôn đến 10.000 tấn. Đây là
cảng trung chuyển trong đường vận chuyển trực tiếp từ các quốc gia thuộc
khối Asean và quốc tế: Campuchia, Philipine, Singapore, Malaysia, Indonesia,
Đông Timo,
Trường Đại học An Giang đào tạo đa ngành cho trên 10 ngàn sinh viên.
Đây là nơi cung cấp nguồn nhân lực có trình chuyên môn đáp ứng nhu cầu lao
động cho các ngành kinh tế. Có 4 cửa khẩu chính với Campuchia (02 Quốc gia
+ 02 Quốc tế),, tổng giá trị xuất nhập qua biên giới trên 1 tỷ USD, tăng bình
quân 28%/năm giai đoạn 2006 - 2010. Cửa khẩu An Giang có vai trò tích cực
trong việc tập trung hàng hóa đẩy mạnh vào thị trường Campuchia. Xuất khẩu
hàng hóa nông sản với các mặt hàng chủ lực gạo, thủy sản, rau quả. Tổng giá
trị xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 650 triệu USD, trong đó xuất đạt 600 triệu;
kim ngạch xuất tăng bình quân 19%/năm giai đoạn 2006 - 2010. Thị trường
gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thương mại nội địa nhộn nhịp, đứng vào
bậc nhất của ĐBSCL với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn
năm 2009 đạt 34,6 ngàn tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD) và tăng bình quân

×