Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.4 KB, 95 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng Tôi. Công trình này chưa
có ai nghiên cứu. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực.
Tác giả luận văn
Đinh Thành Cung
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian từ khảo sát thực tế nhằm thu thập thông tin, tài liệu đến khi
hoàn thành luận văn này Tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Anh Chị
trong các đơn vị, phòng ban có liên quan đến đề tài nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh Chị ở Chi cục Thuỷ Sản tỉnh Tiền Giang,
Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Tiền Giang, ngân hàng Công
Thương chi nhánh Tiền Giang, ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
chi nhánh Tiền Giang, Ban quản lý cảng cá Thành Phố Mỹ Tho, ban quản lý cảng cá
Vàm Láng và tất cả bà con ngư dân chủ tàu, các doanh nhiệp khai thác hải sản đã
nhiệt tình cộng tác, hỗ trợ để Tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giảng viên khoa đào tạo sau Đại Học
của trường Đại Học Lâm Nghiệp đã truyền đạt kiến thức cho Tôi trong những năm
qua.
Đặc Biệt Tôi xin chân thành cảm ơn và tri ân Thầy Diệp Gia Luật là người
đã tận tình trực tiếp hướng dẫn Tôi hoàn thành luận văn này.
Trong thời gian cho phép và kiến thức còn hạn chế, chắc chắn luận văn có
nhiều sai sót. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội Đồng khoa học nhà trường.
Tác giả luận văn
Đinh Thành Cung
iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………….i


LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………… …ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………… iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BẢNG x
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT CHUNG 3
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ 3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
3.1. ĐỐI TƯỢNG 4
3.2. PHẠM VI 4
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
4.1. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRONG CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN TỈNH TIỀN GIANG 4
4.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN VAY ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI
SẢN 4
4.3. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN
VAY 4
4.4. NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP
CẬN NGUỒN VỐN VAY CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TỈNH TIỀN
GIANG 4
4.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY
CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TỈNH TIỀN GIANG 4
iv
4.5.1. Thực trạng của hoạt động đánh bắt hải sản tỉnh Tiền Giang 4
4.5.2. Thực trạng về khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản
tỉnh Tiền Giang 4
4.5.3. Những kết quả đạt được và hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt
động đánh bắt hải sản tỉnh Tiền Giang 4

4.5.4. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế 4
4.6. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG 4
4.6.1. Mục tiêu và định hướng phát triển 4
4.6.2. Các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt
hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN VAY, KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
NGUỒN VỐN VAY CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TIỀN GIANG 6
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN VAY 6
1.1.1. Khái niệm về vốn vay 6
1.1.2. Các nguồn vốn vay 6
1.2. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRONG CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH TIỀN GIANG 7
1.2.1. Vai trò kinh tế 8
1.2.2. Vai trò xã hội 8
1.2.3. Vai trò an ninh quốc phòng 9
1.2.4. Vai trò bảo vệ môi trường 9
1.3. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN VAY ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI
SẢN 10
1.3.1. Vai trò nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng thương mại 10
v
1.3.1.1. Tín dụng ngân hàng góp phần cho đầu tư trang thiết bị đánh bắt hải sản 11
1.3.1.2. Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác và đánh bắt hải sản có hiệu quả tiềm
năng về tài nguyên hải sản 11
1.3.1.3. Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng các cảng cá 12
1.3.2. Vai trò các nguồn vốn vay khác 12
1.4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY CHO HOẠT
ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN 13

1.4.1. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ 13
1.4.2. Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của
hoạt động đánh bắt hải sản tỉnh Tiền Giang 14
1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Về KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY
CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG KHÁC
18
1.5.1. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản tỉnh Kiên
Giang 18
1.5.2. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản tỉnh Bến Tre19
Kết luận chương 1 20
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỈNH TIỀN GIANG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH
BẮT HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG 21
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỈNH TIỀN GIANG 21
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên tỉnh Tiền Giang 21
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang 22
2.1.3. Khái quát tình hình và kết quả hoạt động đánh bắt hải sản tỉnh Tiền Giang trong
thời gian qua………………………………………………………………… 23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.2.1. Mô tả các biến………………………………………………………………….24
vi
2.2.1.1. Biến phụ thuộc……………………………………………………………….25
2.2.1.2. Biến độc lập………………………………………………………………….25
2.2.2. Thang đo……………………………………………………………………….28
2.2.3. Chọn mẫu…………………………………………………………………… 28
2.2.4. Thu thập số liệu……………………………………………………………… 28
2.2.5. Xây dựng giả thiết…………………………………………………………… 29
2.2.6. Thiết lập hàm nghiên cứu…………………………………………………… 29
2.3. SƠ ĐỒ BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỘC LẬP VÀ BIẾN PHỤ
THUỘC 30

Kết luận chương 2 31
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY CHO
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG 32
3.1. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TỈNH TIỀN GIANG
32
3.2. THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY CHO HOẠT
ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG 33
3.2.1. Thực trạng về vốn hoạt động phục vụ cho đánh bắt hải sản của chủ tàu và ngư
dân 33
3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của chủ
tàu và ngư dân trong hoạt động đánh bắt hải sản 34
3.2.2.1. Thống kê mô tả các biến…………………………………………………… 35
3.2.2.2. Kiểm định mức độ tin cậy của thang đo…………………………………….47
3.2.2.3. Phân tích các nhân tố……………………………………………………….53
3.2.2.4. Phân tích hồi quy……………………………………………………………59
3.2.3. Phân tích định tính về thực trạng về khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt
động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 64
vii
3.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC TIẾP CẬN
NGUỒN VỐN VAY CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TỈNH TIỀN GIANG
66
3.3.1. Những kết quả đạt được 66
3.3.2. Hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn vay 66
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc tiếp cân nguồn vón vay 66
Kết luận chương 3 68
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN
VỐN VAY CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN
GIANG 69
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020 69
4.1.1. Định hướng phát triển hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
đến năm 2020 69
4.1.1.1. Mục tiêu phát triển 69
4.1.1.2. Định hướng phát triển 69
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN
VAY CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN
GIANG ĐẾN NĂM 2020 70
4.2.1. giải pháp về vốn vay cho hoạt động đầu tư trang thiết bị, tàu thuyền phục vụ cho
đánh bắt hải sản xa bờ 70
4.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động
đánh bắt hải sản 70
4.3. KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN 72
Kết luận chương 4 73
viii
KẾT LUẬN CHUNG 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO a
PHỤ LỤC c
ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CBTS Chế biến thuỷ sản
CV Mã lực
CCCSCNN Cơ chế chính sách của nhà nước
CCCCCSNN Cải cách cơ chế chính sách nhà nước
DN Doanh nghiệp
ĐBHS Đánh bắt hải sản
FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
HS Hải sản
HĐ Hoạt động

HQHDCT Hiệu quả hoạt động của tàu
NH Ngân hàng
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTTĐĐKN Nhân tố tác động đến khả năng
NTKT Nhân tố kinh tế
NTPL Nhân tố pháp lý
NTHQHĐCT Nhân tố hiệu quả hoạt động của tàu
NTTĐĐKNCVV Nhân tố tác động đến khả năng cho vay vốn
KNTCNVV Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
KNCUDVHC Khả năng cung ứng dịch vụ hậu cần
KTHS Khai thác hải sản
KTTS Khai thác thuỷ sản
ODA Nguồn viện trọ không hoàn lại
TLTT Tỷ lệ tăng trưởng
VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
VMKTHCCCSNN Vướng mắc khi thực hiện cơ chế chính sách nhà nước
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
2.1 Mô tả các biến 27
3.1
Sản lượng khai thác thuỷ sản tỉnh Tiền Giang từ
năm 2000 đến năm 2010
32
3.2
Kết quả hoạt động đánh bắt trong 3 năm 2009 đến
2011
33
3.3 Vốn hoạt động củ chủ tàu và ngư dân 34

3.4
Cơ chế chính sách của nhà nước đối với hoạt
động đánh bắt hải sản
35
3.5
Cải cách cơ chế của nhà nước đối với hoạt động
đánh bắt hải sản
36
3.6
Vướng mắc khi thực hiện chính sách của nhà
nước đối với hoạt động đánh bắt hải sản
37
3.7 Yếu tố về lãi suất cho vay 38
3.8 Gía cả nhiên liệu 39
3.9 Năng lực khai thác của tàu 40
3.10 Công suất của tàu 40
3.11 Máy móc thiết bị của tàu 40
3.12 Tỷ lệ tăng trưởng về sản lượng đánh bắt 41
3.13 Thiện chí trả nợ vay của ngư dân và chủ tàu 42
3.14
Khả năng cung ứng dịch vụ hậu cần đối với hoạt
động đánh bắt xa bờ
42
3.15 Tài sản đảm bảo tín dụng 43
3.16 Hiệu quả hoạt động đánh bắt 44
3.17 Khách hàng thường xuyên của ngân hàng 45
3.18 Nhân tố về năng lực các đội tàu 45
3.19 Sự rủi ro của hoạt động đánh bắt 46
3.20
Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của ngư dân và

chủ tàu
47
3.21 Kiểm định nhân tố pháp lý 49
3.22 Kiểm định nhân tố kinh tế 50
3.23 Kiểm định nhân tố hiệu quả hoạt động của tàu 51
3.24 Kiểm định nhân tố tác động đến khả năng cho vay 52
xi
vốn
3.25 Mức độ huy động vốn của ngư dân và chủ tàu 64
3.26
Nguyên nhân tác động đến mức độ khó khăn khi
huy động vốn
61
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Tiền Giang là tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An và TP. Hồ
Chí Minh, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông
giáp biển Đông. Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông
Mê Kông) với chiều dài 120km.
Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua
dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống
cây trồng và vật nuôi. Bờ biển dài 32km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi
thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản và phát triển kinh tế biển. Khí hậu Tiền
Giang chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và mùa mưa từ tháng 5.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27
0
C; lượng mưa trung bình hằng năm
1,467mm.
Năm 2009 khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng

48,3%, công nghiệp - xây dựng 23,4% và thương mại - dịch vụ 28,3%. GDP bình quân
đầu người đạt 969 USD.
Sản lượng từ nuôi và khai thác thủy sản năm 2009 đạt 189.000 tấn, trong đó
khai thác đạt 80.000 tấn.
Mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh - đặc biệt là tuyến đường
cao tốc thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương vừa mới đưa vào vận hành đã giúp rút
ngắn đáng kể khoảng cách thời gian từ thành phố Mỹ tho đến thành phố Hồ Chí Minh.
Mạng lưới đường thủy thuận lợi tạo điều kiện cho Tiền Giang trở thành điểm trung
chuyển về giao thông đường sông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi TP. Hồ Chí
Minh và các tỉnh miền Đông. Về phía Đông, đường biển từ huyện Gò Công Đông đến
Bà Rịa- Vũng Tàu khoảng 40km.
2
Với điều kiện nằm giữa các cửa sông nên rất thuận lợi cho nuôi trồng và
đánh bắt hải sản. Thủy sản nước lợ: gồm con giống và con non sinh sản và di chuyển
vào sâu trong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá, sò, nghêu tại các
vùng cửa sông là 156.000 tấn. Hải sản, tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng
hàng năm về sinh vật nổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh, 5,96 triệu tấn
động vật phiêu sinh, 4,7 triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá
Do biết tận dụng ưu thế về tiềm năng nguồn nước và điều kiện tự nhiên, ngư
dân Tiền Giang đã tích cực đầu tư mọi nguồn lực để nuôi trồng và khai thác thủy sản,
nên thời gian qua phát triển thủy sản đã là một trong nhiều thế mạnh về sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp của tỉnh, trong đó tôm, cá da trơn, nghêu, sò huyết là các loại thủy sản
thích hợp với môi trường nguồn nước tỉnh Tiền Giang và có giá trị kinh tế cao, nên đã
thu hút ngư dân tập trung đầu tư sản xuất và đã mang lại hiệu quả đáng kể, trực tiếp
góp phần quan trọng trong việc tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu thu ngoại tệ cao và
ngày càng khẳng định là một trong những ngành hàng phát triển mạnh, có hiệu quả
trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
Hoạt động khai thác hải sản ở Tiền Giang đã tạo ra lượng hàng hóa xuất
khẩu, đáp ứng khá ổn định nhu cầu thực phẩm và tạo công ăn việc làm cho một lượng
lớn lao động ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện trong đời

sống nhân dân. Tuy nhiên, để phát triển hoạt động đánh bắt theo hướng sản xuất hàng
hóa tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, giá thành hạ nhằm tăng sức cạnh tranh, bảo
vệ môi trường và giữ vững uy tín hàng thủy sản Việt Nam nói chung và hàng thủy sản
Tiền Giang nói riêng trên thị trường thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn môi trương
kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng xấu đến tình hình vốn đầu tư, thì cần phải có
những giải pháp thích hợp về vốn nhằm hỗ trợ cho ngư dân và chủ tàu trong việc đánh
bắt, khai thác hải sản trên biển.
Do vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận
nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”, để
nghiên cứu.
3
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động đánh bắt hải sản ở Tiền Giang đã tạo ra lượng hàng hóa xuất
khẩu, đáp ứng khá ổn định nhu cầu thực phẩm và tạo công ăn việc làm cho một
lượng lớn lao động ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện
trong đời sống nhân dân. Vì vậy, để phát triển hoạt động đánh bắt hải sản, đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân
trong tỉnh thì cần phải có những giải pháp thích hợp hỗ trợ nhằm nâng cao khả
năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản từ các cơ quan chức
năng, các ngân hàng thương mại
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT CHUNG
Luận văn hướng đến giải quyết được mục tiêu cơ bản sau:
Góp phần nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh
bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Đề xuất các giải pháp xác thực nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn
vay cho hoạt động đánh bắt hải sản, thúc đẩy phát triển hoạt động đánh bắt hải sản của
Tỉnh trong thời gian tới
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, luận văn đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:

Làm rõ cơ sở lý luận về khả năng tiếp cận nguồn vốn vay
Chỉ rõ những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của
hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Phân tích được thực trạng việc tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh
bắt hải sản tỉnh Tiền Giang nhằm thấy được những điểm thuận lợi và khó khăn của
hoạt động đánh bắt hải sản trong thời gian qua
Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt
động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
4
Qua việc nghiên cứu này,có ý nghĩa thực tiễn cho sự phát triển hoạt động
đánh bắt hải sản trong tỉnh. Các ngân hàng thương mại cũng như nhà lập chính sách
kinh tế nói chung cần phải thúc đẩy tạo mọi điều kiện cho các chủ tàu, các ngư dân, các
doanh nghiệp thủy sản có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng nhiều hơn, ổn
định phát triển kinh tế của tỉnh
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các ngân hàng; các chủ tàu, ngư dân đánh
bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
3.2. PHẠM VI
Không gian: nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi hoạt động đánh bắt,
khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. .
Thời gian: nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2005 - 2010
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRONG CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN TỈNH TIỀN GIANG
4.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN VAY ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI
SẢN
4.3. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN
VAY
4.4. NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP

CẬN NGUỒN VỐN VAY CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TỈNH TIỀN
GIANG
4.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY
CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TỈNH TIỀN GIANG
4.5.1. Thực trạng của hoạt động đánh bắt hải sản tỉnh Tiền Giang
4.5.2. Thực trạng về khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải
sản tỉnh Tiền Giang
5
4.5.3. Những kết quả đạt được và hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn vay cho
hoạt động đánh bắt hải sản tỉnh Tiền Giang
4.5.4. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế
4.6. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
4.6.1. Mục tiêu và định hướng phát triển
4.6.2. Các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động
đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN VAY, KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
NGUỒN VỐN VAY CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN VAY
1.1.1. Khái niệm về vốn vay
Vốn vay là vốn mà các doanh nghiệp nói chung và các chủ tàu, ngư dân nói
riêng vay của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng, các tổ chức cá nhân khác để phục
vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu đánh bắt hải sản
Vốn vay là nguồn vốn huy động từ bên ngoài dưới mọi hình thức và mức độ
để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt
động đánh bắt hải sản nói riêng như vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng, vay từ

các cá nhân, chiết khấu thương phiếu…
Ngoài phần vốn tự có của doanh nghiệp đánh bắt hải sản, các chủ tàu (vốn
chủ sở hữu) thì nguồn vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất,
đánh bắt của chủ tàu. Nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài
hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức thời. Tuy nhiên, sử dụng vốn vay phải hết
sức chú ý đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp
lý, đúng mục đích; quản lý tốt quỹ tiền mặt, kỳ trả nợ và kỳ thu tiền, kế hoạch sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp đánh bắt hải sản nói
riêng phải được lập bám sát thực tế nếu không vốn vay sẽ trở thành một gánh nặng
đối với doanh nghiệp nói chung và chủ tàu, ngư dân nói riêng
1.1.2. Các nguồn vốn vay
Vốn vay ngân hàng
Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn vay quan trọng nhằm
mục đích để tài trợ hoặc cung cấp vốn cho ngư dân và chủ tàu, phục vụ cho hoạt động
đánh bắt hải sản. Do đặc điểm luân chuyển vốn của ngư dân và chủ tàu còn nhiều hạn
7
chế, bất cập dẫn đến khó khăn về hoạt động đánh bắt, tình trạng thiếu hụt vốn vẫn diễn
ra. Do vậy các tổ chức tín dụng, mà đại diện là các ngân hàng thương mại có thể cung
cấp vốn tương ứng với thời gian và quy mô mà ngư dân và chủ tàu có nhu cầu, từ đó
giúp cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đạt hiệu quả.
Vốn vay khác
Trong hoạt động đánh bắt hải sản, ngoài vốn tự có của bà con ngư dân, chủ
tàu và vốn vay từ ngân hàng thì một nguồn vốn khác cũng chiếm phần quan trọng đó
chính là vốn vay từ các chủ vựa cá, vay từ các tư thương thu mua cá. Tuy nhiên nguồn
vốn vay này có nhiều nhược điểm là lãi suất cao và còn lệ thuộc quá nhiều vào chủ vựa
như khi như dân, chủ tàu không vay sẽ bị ép giá. Từ đó dẫn đến tình trạng ngư dân và
chủ tàu bị động trong quá trình sử dụng vốn để phục vụ cho hoạt động đánh bắt.
1.2. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRONG CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH TIỀN GIANG
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện địa lý thuận lợi để phát

triển kinh tế thủy sản, với bờ biển dài khoảng 3.260 km, diện tích các vùng lãnh hải và
đặc quyền kinh tế rộng khoảng một triệu km
2
, diện tích các mặt nước nội địa trên 1,4
triệu ha, tuyến đảo với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều nơi có thể xây dựng thành
những căn cứ hậu cần nghề cá. Trong đó Tiền Giang lại nằm trong khu vực kinh tế
năng động nhất, có tốc độ phát triển nghề cá nhanh nhất.Trữ lượng thủy sản ở vùng
biển của Tiền Giang khoảng 90 ngàn tấn, với khả năng khai thác cho phép khoảng 960
ngàn tấn/năm. Ngoài cá, mực, còn có hàng trăm ngàn tấn các loại nhuyễn thể, rong
biển và đặc sản quý khác. Nói chung về giống loài rất đa dạng, phong phú; do điều
kiện thời tiết khí hậu đã tạo khả năng tái tạo và bổ sung nguồn lợi sinh vật nhanh, biểu
hiện ở chu kỳ sống của sinh vật tương đối ngắn, thường chỉ 3-4 năm, tốc độ sinh
trưởng khá cao, có nhiều loại sinh sản quanh năm, là nhân tố quan trọng chi phối tính
bền vững của nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái.Chính vì vậy, hoạt động đánh bắt
8
đóng vai trò rất lớn trong việc định hướng chiến lược phát triển ngành thuỷ sản của
tỉnh như đẩy mạnh chương trình tổng thể phát triển KTHS bằng cách điều chỉnh cơ cấu
tùa thuyền, loại nhề hợp lý, chuyển giao công nghệ khai thác mới nhằm phát triển khai
thác xa bờ.
1.2.1. Vai trò kinh tế
Trong lịch sử phát triển nền kinh tế Tiền Giang, kinh tế thủy sản có vai trò
và vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế của tỉnh:
Đối với kinh tế trong tỉnh, từ chỗ là một bộ phận không lớn thuộc khối kinh
tế nông nghiệp, với trình độ công nghệ rất lạc hậu vào những năm 80, đến nay ngành
Thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển nhanh. Trong
10 năm qua (từ 2000-2010) nhịp độ tăng giá trị KNXK bình quân đạt được 189%/năm,
trong 5 năm gần đây (2008-2010) bình quân 35,5%/năm, quy mô ngày càng tăng. Hiện
nay xuất khẩu thủy sản đã đứng hàng thứ 3 về giá trị kim ngạch trong các ngành hàng
xuất khẩu, đã góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế của tỉnh. So với
kế hoạch 1990-2000, thì giai đoạn 2001-2010 tổng sản lượng thủy sản tăng 32,43%,

KNXK tăng 143,68%. Ngoài ra, so với năm 2000 thì năm 2010 tổng công suất tàu
thuyền đánh cá tăng 64,84%, tổng công suất CBTS đông lạnh tăng 64,71%. KNXK ,
công suất CBTS của tỉnh tăng là do tiềm năng của hoạt động đánh bắt hải sản đã cung
cấp khối lượng nguyên liệu lớn về các loại hải sản.
1.2.2. Vai trò xã hội
Việc khai thông thị trường đã thúc đẩy phát triển nhanh năng lực sản xuất
của khu vực tạo nguyên liệu (khai thác, NTTS), năng lực hậu cần dịch vụ nghề cá, tạo
nhiều việc làm với thu nhập ngày càng cao cho hàng chục vạn lao động, đảm bảo đời
sống cho hàng triệu người, làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ven biển.
Chính việc nâng cao hiệu qủa lao động của ngành Thủy sản, của kinh doanh
xuất nhập khẩu Thủy sản đã góp phần tăng nguồn thu ngân sách để đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội. Đồng thời ngành Thủy sản cũng có điều kiện tái sản xuất mở rộng trên
9
các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản (CBTS),… thông qua việc đầu tư
vốn, kĩ thuật,… cho nhân dân. Trên cơ sở đó tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa
Nhà nước và nhân dân và cùng nhau giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội
1.2.3. Vai trò an ninh quốc phòng
Khai thác hải sản (KTHS) là ngành sản xuất cơ bản của nghề cá, có vị trí hết
sức quan trọng trong phát triển kinh tế biển của cả nước, vừa phát triển kinh tế vùng
biển, hải đảo, vừa gắn với an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển. Vì vậy,
thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ, bên cạnh phát triển nhanh đội tàu khai thác
quốc doanh, còn có nghề cá nhân dân nếu được đầu tư và khuyến khích thì họ vừa sản
xuất vừa bảo vệ vùng biển quốc gia, đây chính là lực lượng quốc phòng toàn dân hùng
mạnh. Thực tế những năm qua lực lượng tàu khai thác của ngư dân đã góp phần rất lớn
trong việc bắt giữ tàu thuyền nước ngoài xâm nhập vùng biển nước ta đánh bắt trộm
hải sản, giữ vững an ninh trên biển để bà con ngư dân an tâm ra khơi sản xuất
1.2.4. Vai trò bảo vệ môi trường
Khoa học công nghệ và môi trường có vai trò hết sức quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn mới. Đặc biệt, vai trò
này càng thể hiện rõ nét trong định hướng phát triển kinh tế thủy sản, vì đây là ngành

kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, đến nhiều ngành sản
xuất khác và nhất là khả năng đóng góp ngoại tệ lớn. Với các thành tựu khoa học công
nghệ đã đạt được, đã nhanh chóng được ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất giống các loài
tôm, cá và hải sản khác có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho nghề nuôi tôm nước lợ, nuôi
cá lồng bè và các loại hình nuôi thủy sản khác
Trong KTHS nếu có kế hoạch khai thác hợp lí; khai thác đi đôi với bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản thì sẽ nuôi dưỡng phát triển nguồn lợi, không dẫn đến
phá hoại nguồn lợi, huỷ diệt vi sinh vật làm mồi cho các loài thủy sản, phá huỷ thảm
thực vật, làm xáo trộn nền đáy biển, phá hoại môi trường sống của các loài thủy sản,
hạn chế tối đa các nghề khai thác ven bờ để bảo vệ các bãi sinh sản của các loài thủy
sản có giá trị kinh tế
10
1.3. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN VAY ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT
HẢI SẢN
1.3.1. Vai trò nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng thương mại
Tín dụng xuất phát từ khi xã hội loài người có sự phân cộng lao động và trao
đổi hàng hoá
Tín dụng là sụ chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định
dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ nười sở hữu sang
người sử dụng và phải hoàn trả lại. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất
đa dạng phong phú. Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tín dụng được chia thành 3 loại:
Tín dụng ngắn hạn: đạy là loại tín dụng có thời hạn luân chuyển dưới một
năm, thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của
doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân. Trong hoạt động
đánh bắt hải sản vốn lưu động bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí về thức ăn, thực
phẩm phịc vụ dài ngày trên tàu. Do vậy nguồn vốn này có vai trò rất quan trọng đối với
hoạt động đánh bắt của ngư dân và chủ tàu
Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn luân chuyển từ 1 đến 5 năm,
loại tín dụng này được dùng để vay vốn phục vụ hnu cầu mua sắm tài sản cố định, cải
tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi

vốn nhanh. Trong hoạt động đánh bắt hải sản đó là sửa chữa tàu, nâng cấp tàu
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn luân chuyển trên 5 năm. Loại
tín dụng này dùng để cấp vốn cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Tín dụng
trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần tối thiểu cho hoạt
động sản xuất. Đó chính là chi phí đóng tàu theo công nghệ mới, chi phí tối thiểu cho
một chuyến đi biển từ 200 triệu đồng đến năm trăm triệu đồng đối với hoạt động đánh
bắt hải sản xa bờ. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm với khách hàng, tín dụng được chia
thành 2 loại:
Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản: là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng
mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết đảm bảo bằng tài sản
11
cầm cố, thế chấp hoặc bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay
hay bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Trong hoạt động đánh bắt hải sản hiện nay,
các ngân hàng thường cho ngư dân và chủ tàu vay theo loại tín dụng này
Tin dụng không có bảo đảm bằng tài sản(còn gọi là tín chấp) có 3 loại như
sau:
Loại 1: tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng có tín nhiệm và khả
năng tài chính trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi
Loại 2: tổ chức tín dụng nhà nước cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
theo chỉ định của nhà nước. Đối với hoạt động đánh bắt hải sản, nhà nước nên hỗ trợ
cho ngư dân vay theo hình thức này nhiều hơn nhằm tạo thu nhập cho ngư dân vùng
biển
Loại 3: tổ chức tín dụng cho vay qua sự bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ
chức đoàn thể, chính trị xã hội cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn
1.3.1.1. Tín dụng ngân hàng góp phần cho đầu tư trang thiết bị đánh bắt hải sản
Hoạt động đánh bắt hải sản có hiệu quả hay không còn tuỳ thuộc vào trang
thiết bị phục vụ cho đánh bắt. Vì vậy nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng sẽ góp phần vào
việc đầu tư, đổi mới tàu thuyền, đầu tư ngư lưới cụ nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động đánh bắt. Để thực hiện đầu tư như trên thì ngoài vốn tự có, vốn vay của các tổ
chức khác, ngư dân và chủ tàu rất cần đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng

1.3.1.2. Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác và đánh bắt hải sản có hiệu quả
tiềm năng về tài nguyên hải sản
Muốn phát triển ngành Thủy sản cần phải có vốn. Cùng với các nguồn vốn
khác, nguồn vốn TDNH cũng tập trung đầu tư vào các chương trình trọng điểm của
ngành Thủy sản. Nhất là trong lãnh vực KTHS tập trung đầu tư vào chương trình đánh
bắt xa bờ, đầu tư vào chuyển đổi cơ cấu nghề từ đánh bắt ven bờ sang đánh bắt xa bờ;
trong NTTS tập trung vào giống, thức ăn; trong CBTS tập trung vào đổi mới công nghệ
chế biến. Rõ ràng vốn TDNH đã đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất
12
kinh doanh của ngành Thủy sản được liên tục, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế
1.3.1.3. Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng các cảng cá
Muốn phát triển xây dựng các cảng cá cần phải có vốn. Cùng với các nguồn
vốn khác, nguồn vốn TDNH góp phần tập trung đầu tư vào các cảng cá nhằm đáp ứng
vào việc tập kết sản lượng hải sản khai thác được. Rõ ràng vốn TDNH đã đáp ứng nhu
cầu vốn để duy trì quá trình khai thác hải sản được liên tục, góp phần thúc đẩy sự phát
triển hoạt đánh bắt hải sản thông qua hệ thống các cảng cá
1.3.2. Vai trò các nguồn vốn khác
Khi xem xét vai trò của các nguồn vốn khác, ta căn cứ vào nguồn gốc hình
thành của vốn. Theo đó thì ngoài nguồn vốn vay, nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu hoạt
động sản xuất kinh doanh bao gồm: vốn chủ sở hữu, cụ thể
Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu đóng góp doanh nghiệp mà
doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, với hoạt động đánh bắt hải sản thì vốn
chủ sở hữu là vốn đóng góp của các chủ tàu(các đội tàu của doanh nghiệp), vốn đóng
góp của cá nhân là ngư dân. Vốn này đóng vai trò đáng kể trong quá trình phục vụ
đánh bắt hải sản trên biển
Đối với một quốc gia, thường có nhiều kênh chuyển tải vốn khác nhau nhằm
phục vụ phát triển kinh tế. Người ta thường phân loại các kênh như sau
Nguồn vốn tự huy động của cư dân vào phát triển sản xuất kinh doanh. Đặt
điểm quan trọng của nguồn vốn này là ở nông thôn khác với ở đô thị, đó là tính nhỏ lẻ,

tỷ lệ huy động thấp, vốn của các hộ thuần nông, ngư dân vùng biển
Nguồn vốn vay, trong nền thị trường thì nguồn vốn tín dụng đang trở thành
nguồn vốn chủ lực cho phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia
đình, chủ tàu và ngư dân
Vì vậy, trong lĩnh vực thuỷ sản Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng,
những năm qua, các loại vốn trên đều được khai thác và sử dụng theo các nội dung và
hình thức khác nhau, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là vốn vay có nguồn vốn ngân
13
sách nhà nước( ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn). Hoạt động đánh bắt
hải sản của tỉnh Tiền Giang cũng hoà chung với tất cả các hoạt khác trong xã hội, đó là
sử dụng vốn tự có và vốn vay để phục vụ cho hoạt động đánh bắt, và nhu cầu sử dụng
vốn vay là rất lớn. Tuy nhiên vấn đề là khả năng để tiếp cận được nguồn vốn vay như
thế nào. Muốn làm rõ được điều này thì ta nghiên cứu cơ sở lý luận về khả năng tiếp
cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản
1.4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY CHO
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN
1.4.1. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ
Vốn là điều kiện sống còn đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung
và hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ nói riêng, trong đó vốn vay đóng một vai trò hết
sức quan trọng. Vấn đề đặt ra là khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh
bắt hải sản như thế nào còn tùy thuộc vào kết quả của hoạt động đánh bắt hải sản xa
bờ.Các chủ tàu luôn cần vốn để đầu tư trang thiết bị trên tàu được hiện đại hơn như hệ
thống bảo quản sản phẩm sau khai thác, đầu tư thêm các tàu mới có công suất lớn
nhằm khai thác được nhiều sản lượng hơn trong cùng một thời gian khai thác, tiết kiệm
được nhiên liệu nhiền hơn trong quá trình khai thác. Mặt khác vấn đề quan trọng là chủ
tàu và ngư dân cần vốn để duy trì hoạt động đánh bắt trên biển và tạm ứng cho ngư phủ
Về phía ngân hàng, các ngân hàng phải xem xét hiệu quả và kết quả của
hoạt động đánh bắt xa bờ, xem xét về tài sản thế chấp của chủ tàu và ngư dân. Đồng
thời ý thức trách nhiệm trả nợ vay và lãi vay của ngư dân, chủ tàu cũng được các ngân
hàng quan tâm

Nếu như các vấn đề nêu trên được thỏa mãn thì việc tiếp cận nguồn vốn vay
cho hoạt động đánh bắt hải sản là rất cao. Vì điều này có lợi cho cả hai phía, chủ tàu và
ngân hàng. Về phía chủ tàu và ngư dân, việc cấp vốn của ngân hàng giúp cho họ duy trì
được hoạt động đánh bắt và sản lượng đánh bắt sẽ tăng lên, góp phần tăng lợi nhuận.
Về phía ngân hàng, việc cấp tín dụng cho chủ tàu giup cho ngân hàng tiêu thụ được sản
phẩm của mình, góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
14
Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để chủ tàu, ngư dân tiếp cận nguồn vốn vay một
cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả nhất
1.4.2. Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay
của hoạt động đánh bắt hải sản tỉnh Tiền Giang
Vướng mắc khi thực hiện các chính sách của nhà nước đối với hoạt động đánh bắt
hải sản
Trong thực tế có nhiều trường hợp chính sách nhà nước hỗ trợ cho nông dân,
ngư dân để họ phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình, nhưng khi thực hiện, các
chính sách thì các cơ quan chức năng thường không thự thi một cách triệt để và hợp lý,
từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các chính sách đó
Tăng sản lượng đánh bắt hải sản bằng cách đầu tư trang thiết bị tàu thuyền
Một trong những nhân tố ảnh đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay là các
chủ tàu và ngư dân phải tích cực khai thác nhằm tăng sản lượng đánh bắt, tạo ra hiệu
quả kinh tế cao, cung cấp sản lượng cho hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản của
tỉnh. Từ đó mới thu hút và tạo sự tin cậy đối với các tổ chức tín dụng, các ngân hàng.
Muốn thực hiện được điều này, đòi hỏi các chủ tàu và ngư dân phải đầu tư trang thiết bị
tàu thuyền đánh bắt hiện đại hơn
Lãi suất cho vay
Hạ lãi suất cho vay là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp thủy sản nói chung và hoạt động đánh bắt hải
sản nói riêng
Ngành thủy sản được xếp vào lĩnh vực ưu tiên nhưng theo đại diện các DN,
việc tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng vẫn còn khó khăn. Ông Nguyễn Hữu Dũng

- Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho biết, DN
thủy sản rất cần vốn để thu mua nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu nhưng thời gian
qua đều khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Ngư dân và chủ tàu thì càng khó tiếp cận vốn
vay hơn vì ngư dân thường không có báo cáo tài chính, hoạt động đánh bắt lại rủi ro
cao

×