Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

đánh giá hiện trạng công tác xử lí nước thải trên địa bàn tỉnh điện biên phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 64 trang )

LỜI CÁM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là quá trình học tập để cho mỗi sinh viên vận dụng
những kiến thức, lý luận đã được học trên nhà trường vào thực tiễn, tạo cho
sinh viên làm quen những phương pháp làm việc, kỹ năng công tác. Đây là
giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên trong quá trình học tập.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài
nguyên & Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ”.
Thời gian thực tập tuy không dài nhưng đem lại cho em những kiến
thức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu, đến nay em đã hoàn thành đề tài
tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tài
Nguyên & Môi trường, người đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn chúng em
và đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Lương Văn Hinh, người đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại Chi
cục bảo vệ Môi trường tỉnh Điện Biên đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá
trình thực tập tốt ngiệp.
Do thời gian có hạn, lại bước đầu mới làm quen với phương pháp mới
chắc chắn báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để khóa
luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 05 năm2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Bình
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT : Số thứ tự
TP : Thành phố


UBND : Ủy ban nhân dân
BKHCNMT : Bộ khoa học công nghệ môi trường
BXD : Bộ xây dựng
CTR : Chất thải rắn
CP : Chính phủ
DTTN : Diện tích tự nhiên
TTg : Thủ tướng
KH&CN : Khoa học và Công nghệ
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
ODA : Nguồn vốn phi chính phủ
VSMT : Vệ sinh môi trường
URENCO : Công ty môi trường đô thị
EU : Liên minh châu Âu
MT ĐT & XD : Môi trường đô thị và xây dựng
LPSCTRĐT : Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị
CTRNH : Chất thải rắn nguy hại
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 2.1: Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước 9
Bảng 2.2 : Mức thải, thành phần hữu cơ và tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị
16
Bảng 2.3 : Mức thải, thành phần hữu cơ CTRSH nông thôn 17
Bảng 4.1 : Số lượng dân số và lao động đang làm việc của TP. Điện Biên
Phủ 26
Bảng 4.2 : Số trường, số lớp và số phòng học của TP. Điện Biên Phủ 27
Bảng 4.3 : Số cán bộ ngành y tế và ngành dược của TP. Điện Biên Phủ
28
Bảng 4.4 : Lượng rác thải phát sinh tại các hộ dân ở các phường trên
địa bàn TP. Điện Biên Phủ 29
Bảng 4.5 :Tổng lượng rác thải phát sinh từ các nguồn tại các phường

TP. Điện Biên Phủ 31
Bảng 4.6 : Thành phần của rác thải tại các phường trên địa bàn
TP.Điện Biên Phủ 32
Bảng 4.7 : Lượng rác thải trung bình thu gom tại các phường trên địa
bàn TP. Điện Biên Phủ 36
Bảng 4.8: Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại các phườngTP. Điện Biên
Phủ 37
Bảng 4.9: Mức độ quan tâm của người dân về vấn đề môi trường 40
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại các
phường trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ 31
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ các thành phần của rác thải tại các phường 32
Hình 4.3 : Mô hình quản lý CTRSH trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ 33
Hình 4.4: Tỷ lệ thu gom rác thải tại các phường trên địa bàn TP.Điện
Biên Phủ 37
Hình 4.5: Quy trình xử lý rác thải bằng công nghệ Seraphin 47
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1. Tổng quan về chất thải 4
2.1.1. Tổng quan về chất thải 4
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn 5
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn 5
2.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường và sức khỏe của cộng
đồng 6
2.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường và sức khỏe của cộng
đồng 6
2.1.3.1. Ảnh hưởng tới môi trường nước 6
2.1.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường không khí 6
2.1.3.3. Ảnh hưởng tới môi trường đất 6
2.1.3.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người 7
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 8
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 8
2.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
8
2.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
8
2.3.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới 8
2.3.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới 8
2.3.2. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam 13
2.3.2. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam 13
2.3.2.1. Tình hình quản lý, xử lý CTR tại các đô thị, thành phố ở Việt Nam13
2.3.2.2. Tình hình quản lý, xử lý CTR tại tỉnh Điện Biên 16
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 19
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 19
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 19
3.3. Nội dung nghiên cứu 19
3.3. Nội dung nghiên cứu 19
3.3.1. Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP.
Điện Biên Phủ 19
3.3.1. Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP.
Điện Biên Phủ 19
3.3.2. Điều tra, đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại TP. Điện Biên
Phủ 19
3.3.2. Điều tra, đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại TP. Điện Biên
Phủ 19
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt tại TP.
Điện Biên Phủ 20
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt tại TP.
Điện Biên Phủ 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 20
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 20
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 20
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 20
3.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thưc địa kết hợp với phỏng vấn 20

3.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thưc địa kết hợp với phỏng vấn 20
3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu 21
3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu 21
3.4.5. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải 21
3.4.5. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải 21
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 22
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 22
4.1.1.1. Vị trí địa lý 22
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo, địa chất 22
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn [11] 23
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên [11] 24
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội TP. Điện Biên Phủ 25
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội TP. Điện Biên Phủ 25
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế:[7] 25
4.1.2.2. Văn hóa - xã hội [7] 26
4.2. Đánh giá hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
TP. Điện Biên Phủ 28
4.2. Đánh giá hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
TP. Điện Biên Phủ 28
4.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.
Điện Biên Phủ 28
4.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.
Điện Biên Phủ 28
4.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của TP.
Điện Biên Phủ 33
4.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của TP.

Điện Biên Phủ 33
4.2.2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Điện Biên [10] 33
4.2.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH 35
4.2.3. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác
thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ 39
4.2.3. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác
thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ 39
4.3. Một số tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
TP. Điện Biên Phủ 41
4.3. Một số tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
TP. Điện Biên Phủ 41
4.4. Đề xuất giải pháp quản lý, xử lý rác sinh hoạt tại các phường trên
địa bàn TP. Điện Biên Phủ 42
4.4. Đề xuất giải pháp quản lý, xử lý rác sinh hoạt tại các phường trên
địa bàn TP. Điện Biên Phủ 42
4.4.1. Giải pháp trong quản lý rác thải sinh hoạt 42
4.4.1. Giải pháp trong quản lý rác thải sinh hoạt 42
4.4.1.1. Đối với cộng đồng dân cư 42
4.4.1.2. Đối với hoạt động thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt 43
4.4.2. Các giải pháp liên quan đến cơ chế - chính sách 44
4.4.2. Các giải pháp liên quan đến cơ chế - chính sách 44
4.4.3. Giải pháp cho thành phố du lịch 44
4.4.3. Giải pháp cho thành phố du lịch 44
4.4.4. Giải pháp về công nghệ 45
4.4.4. Giải pháp về công nghệ 45
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1. Kết luận 49
5.1. Kết luận 49
5.2. Kiến nghị 50

5.2. Kiến nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Chuyển mình từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Việt
Nam đang đứng trước những thách thức to lớn về sự tăng trưởng kinh tế và
đấu tranh bảo vệ môi trường
Những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và sự phát
triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch kéo theo mức
sống của người dân ngày càng cao cũng đồng nghĩa với việc lượng rác thải
phát sinh từ những hoạt động của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng
hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất.
Công tác quản lý và xử lý CTRSH tại hầu hết các thành phố, thị xã
của nước ta đều chưa đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh và bảo vệ môi
trường. Chưa có được những giải pháp đồng bộ, những quyết sách đúng đắn
và những bước đi thích hợp để quản lý chất thải rắn trong quy hoạch xây
dựng và quản lý đô thị sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường, làm suy giảm
chất lượng môi trường, kéo theo những mối nguy hại về sức khỏe cộng đồng
và hạn chế sự phát triển của xã hội.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế nâng cao đời
sống nhân dân. Để thực hiện chủ chương phát triển bền vững, phát triển kinh
tế cùng bảo vệ môi trường thì hiện nay vấn đề quản lý và xử lý CTR tại TP.
Điện Biên Phủ đã và đang được chính quyền tỉnh, các cơ quan chức năng
quan tâm. Mặc dù đã được tăng cường về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ
thuật và con người, thế nhưng công tác thu gom, xử lý rác thải vẫn chưa đáp
ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này thể hiện cái được và cái chưa
được trong công tác quản lý CTR nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng

của thành phố Điện Biên Phủ.
Việc quản lý rác thải sinh hoạt là một đòi hỏi tất yếu được đặt ra và
vấn đề này yêu cầu được giải quyết kịp thời, đảm bảo trước hết cho việc vệ
1
sinh chung, cho cảnh quan đô thị, cho sức khỏe cộng đồng và cũng đảm bảo
cho việc giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý rác thải sinh
hoạt trước thực tế còn nhiều khó khăn của công tác quản lý này, và được sự
đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và
Môi trường- Trường ĐHNL Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
thầy giáo PGS. TS Lương Văn Hinh, nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn thành phố Điện Biên Phủ”.
1.2. Mục đích của đề tài
+ Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh
hoạt tại TP. Điện Biên Phủ – tỉnh Điện Biên.
+ Đề suất giải pháp có tính khả thi cao nhằm giúp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Điện Biên Phủ
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại thành phố.
- Tiến hành điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp. Các số
liệu thu thập được phải đúng và khách quan.
- Đưa ra đánh giá về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh
hoạt tại thành phố.
- Tìm những khó khăn cũng như những tồn tại và đưa ra những biện
pháp khắc phục.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi có thể áp dụng tại khu vực
nghiên cứu đề tài.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Kết quả của đề tài là tài liệu để tham khảo và là cơ sở cho các nghiên
cứu khoa học liên quan đến mảng kiến thức này. Đồng thời bổ sung thêm
thông tin, số liệu về hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt năm 2011
cho thành phố Điện Biên Phủ.
2
- Giúp cho sinh viên củng cố hệ thống kiến thức đã học và áp dụng vào
thực tế và tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với những nghiên cứu khoa
học, nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm thực tế.
- Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại
thành phố Điện Biên Phủ.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn thành phố Điện Biên Phủ.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý rác thải sinh hoạt để cải thiện và góp phần bảo vệ môi trường
sống nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân
Qua đó, thấy được hiệu quả về kinh tế do công tác quản lý và xử lý rác
thải sinh hoạt mang lại. Từ đó giúp nâng cao ý thức của nhân dân trong việc
sử dụng và tái chế rác thải.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Tổng quan về chất thải
Các khái niệm liên quan:
* Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố
định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn
sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn
phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người (Trần Hiếu
Nhuệ và cs, 2001) [6].

* Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại,
sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài
ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện
tham gia giao thông, chất thải là kim loại hóa chất từ các vật liệu khác
(Nguyễn Xuân Nguyên, 2004) [8].
- Tái chế chất thải: thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất
của sản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra những
sản phẩm mới.
- Tái sử dụng chất thải: thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên
liệu có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần
mà không bị thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học (Nguyễn Thế
Chinh, 2003) [3].
Có rất nhiều cách phân loại chất thải khác nhau. Việc phân loại chất
thải hiện nay chưa có những quy định chung thống nhất, tuy nhiên, bằng
những nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu
quản lý đối với chất thải, có thể chia ra làm các cách phân loại sau đây:
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
+ Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh
hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình.
4
+ Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: là
những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
- Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: chất thải rắn, chất thải
lỏng, chất thải khí
- Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta
chia chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính vật chất như chất thải
dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, báo…
- Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất

thải độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất
định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý
chất thải có hiệu quả [3].
* Phế liệu: là sản phẩm, vật liệu bị loại trừ ra khỏi quá trình sản xuất
hoặc tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá
trình sản xuất sản phẩm khác.
*Quản lý rác thải sinh hoạt : là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây
dung cơ sở quản lý rác thải sinh hoạt thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng,
tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Thu gom rác thải: là hoạt động tập hợp, phân loại, lưu giữ tạm thời rác
thải tại nhiều điểm thu gom và cơ sở được cơ quan thẩm quyền chấp thuận.
* Vận chuyển rác thải: là quá trình chuyên chở rác thải nơi phát sinh,
thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi
chôn lấp cuối cùng.
* Xử lý rác thải: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong rác
thải, thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong rác thải.
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Khối lượng rác thải sinh hoạt hiện nay ngày càng tăng do các tác động
của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội mà nhu cầu sử dụng tiêu
dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn đã có những thay đổi. Trong đó
các nguồn phát sinh chất thải chủ yếu gồm:
5
- Từ các khu dân cư (một hộ, nhiều hộ…)
- Từ các khu công nghiệp (công nghiệp nhẹ, công nghiệp hóa học,
công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng…)
- Từ nông nghiệp (Vỏ bao, chai thuốc BVTV…)
- Từ các khu trống của đô thị (bến xe, công viên…)
- Từ thương mại, dịch vụ (các cửa hàng, chợ…)
- Từ các cơ quan, trường học

- Từ các cơ sở y tế (rác thải của các bệnh nhân, nhân viên…)
Qua đánh giá tìm hiểu về nguồn phát sinh chất thải rắn giúp cho
chúng ta có những hiểu biết nhất định để từ đó có thể ứng dụng được các
biện pháp khoa học kỹ thuật giúp giảm thiểu các tác động xấu của chất thải
rắn tới môi trường
2.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng
2.1.3.1. Ảnh hưởng tới môi trường nước
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải hữu cơ sẽ dễ dàng bị phân hủy trong
môi trường nước. Tại các bãi rác nước rác sẽ được tách ra kết hợp với các
nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò
rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh
học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi
trường xung quanh. Các chất gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng có trong
nước rác gồm có: COD, N-NH
3
, BOD
5
, TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng)…
và lượng lớn các vi sinh vật, ngoài ra còn có các kim loại nặng khác gây ảnh
hưởng lớn tới môi trường nước nếu như không được xử lý.
2.1.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường không khí
Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây, rau…) trong
điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35
0
C và độ ẩm từ
70-80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô
nhiễm khác có tác động xấu tới môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng
hoạt động của con người
2.1.3.3. Ảnh hưởng tới môi trường đất
Trong đất các chất thải hữu cơ sẽ được các vi sinh vật phân hủy trong

hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt
6
các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản như
nước, CO
2
, CH
4

Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm
sạch của môi trường đất sẽ làm cho các chất này trở thành các chất ít ô
nhiễm hay không ô nhiễm
Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất
thì môi trường đất sẽ trở lên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này
cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất
chảy xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này
Đối với rác không phân hủy được như cao su, nhựa…nếu không có
giải pháp xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ
phì của đất
2.1.3.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người
Chất thải phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý
đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng
dân cư và làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt
rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người và gia súc, các chất
thải hữu cơ, xác sinh vật chết… tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi, chuột… sinh
sản, lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn,
siêu vi khuẩn, kí sinh trùng… tồn tại trong rác thải có thể gây bệnh cho người
như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, thương hàn, tiêu chảy, giun sán…
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây
bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải
các chất thải từ bệnhh viện, công nghiệp…

Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều
vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như gây
ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và là nơi
nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người.
Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng sẽ là một trong những yếu
tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch
và hệ thống thoát nước đô thị.
7
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Hiến pháp 1992 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Luật bảo vệ môi trường, 2005 ban hành ngày 29/11/2005 có hiệu lực
ngày 01/07/2006.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường; NĐ 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tướng chính
phủ về thu gom và quản lý chất thải rắn có ghi: “khuyến khích 100% đô thị
thực hiện công tác xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua
cơ chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo môi trường và an
ninh môi trường”
- Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí Bảo vệ môi
trường đối với Chất thải rắn
- Nghị định Số 59/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý
Chất thải rắn
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày
18/01/2001 về hướng dẫn các quy định Bảo vệ môi trường đối với việc lựa
chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp Chất thải rắn.
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng
hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của

Chính phủ về quản lý Chất thải rắn
- Quy chế Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên ban hành
kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-UBNN ngày 02/10/2007 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Điện Biên.
2.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới
Những năm trước đây, vấn đề môi trường cũng như quản lý rác thải
còn ít được quan tâm bởi nhiều lý do, chủ yếu là do nền kinh tế chưa phát
triển, dân số còn ít, nền khoa học công nghệ chưa vượt mức… Ngày nay,
8
việc quản lý chất thải ở các đô thị thực sự là vấn đề đáng phải lưu tâm. Các
đô thị thường là trung tâm phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, khoa
học kỹ thuật… Do đó, đây là nơi phát sinh ra nhiều loại phế thải có thể gây
ra những tác động xấu tới con người và môi trường, cảnh quan đô thị, sức
khỏe của người dân. Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên
thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai
thác mỏ và nông nghiệp).
Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006) [4], mức độ đô thị hóa cao thì lượng
chất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể ở một số quốc gia hiện nay:
Canada 1,7kg/người/ngày; Australia 1,6 kg/người/ngày; Thụy Sĩ 1,3
kg/người/ngày; Thụy Điển 1,3 kg/người/ngày; Trung Quốc 1,3 kg/người/ngày.
Bảng 2.1: Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước
Tên nước
Dân số đô thị
(%tổng số)
LPSCTRĐT (Kg/người/ngày)
Nước thu nhập thấp 15,92 0,40
Nepal 13,7 0,50
Bangladesh 18,3 0,49
Việt Nam 20,8 0,55

ấn độ 26,8 0,46
Nước thu nhập trung bình 40,8 0,79
Indonesia 35,4 0,76
Philippines 54,0 0,52
Thái Lan 20,0 1,10
Malaysia 53,7 0,81
Nước có thu nhập cao 86,3 1,39
Hàn Quốc 81,3 1,59
Singapose 100 1,10
Nhật Bản 77,6 1,47
(Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường, 2006)[1]
Với sự gia tăng của rác thải thì việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải
là điều mà mọi quốc gia cần phải quan tâm. Ngày nay, trên thế giới có nhiều
9
cách xử lý tài nguyên rác thải như: công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ chôn
lấp, công nghệ Seraphin, công nghệ sinh học …
Điển hình như một số nước đã có những mô hình quản lý và xử lý rác thải
rất hiệu quả cụ thể:
* Singapo: Là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế
giới. Để có được kết quả như vậy, Singapo đầu tư cho công tác thu gom,vận
chuyển và xử lý rác đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm khắc
làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapo được thu
gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa
về các nhà máy tái chế lại, còn các loại chất thải khác được đưa đi xử lý
bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Ở Singapo có hơn 300 công ty tư nhân
chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này
đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của
Sở khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty
của Singapo được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho vào
các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác trực tiếp tại nhà phải

trả phí 17 đô la Singapo/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải
trả phí 7 đô la Singapo/tháng (Lê Huỳnh Mai và cs, 2009) [5].
Rác thải từ các nguồn khác nhau sau khi thu gom được đưa đến trung
tâm phân loại rác, ở đây rác được phân loại ra những thành phần cháy được
và thành phần không cháy được. Những chất cháy được được chuyển tới các
nhà máy đốt rác còn những chất không cháy được được chở đến bãi chôn lấp
rác Semakau được xây ở một đảo nhỏ ngoài khơi singapo.
Các công đoạn trong hệ thống quản lý rác của singapo hoạt động hết sức
nhịp nhàng và ăn khớp với nhau từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển đến
khâu xử lý bằng đốt hay chôn lấp. Xử lý khí thải từ các lò đốt rác được thực
hiện theo quy trình nghiêm ngặt để tránh sự chuyển dịch ô nhiễm từ dạng rắn
sang dạng khí, các bãi chôn lấp cũng được vận hành theo những quy trình
nghiêm ngặt để đảm bảo sự an toàn của công trình và bảo vệ môi trường.
* Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại
riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ,
giấy , vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý
10
rác thải để sản xuất phân vi sinh, các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh,
kim loại,… đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa.
Các rác hữu cơ sau khi chuyển tới nhà máy sẽ được đưa vào hầm ủ có
nắp đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các
chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để, sau quá trình xử lý đó rác
chỉ còn như một loại cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không
còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất tốt, chúng có tác
dụng hút nước khi trời mưa ( Dự án Danida, 2007)[3].
* Bungari: Ở Bungari việc thu gom chất thải đô thị có tổ chức đạt 84,2%
trong dân, gồm hầu hết cư dân ở các thành phố, trong khi ở nông thôn chỉ chiếm
gần 40%. Việc phân loại và tái chế chất thải triển khai vẫn còn chậm
Phát sinh chất thải: CTR đô thị phát sinh trên đầu người trong năm
2004 là 427kg, dưới mức trung bình của EU-25 là 537 kg

Thu gom chất thải: Trong năm 2004, Bungari được đáp ứng bởi hệ
thống thu gom chất thải đô thị có tổ chức, các hệ thống hoạt động thu gom
và vận chuyển chất thải đô thị này đáp ứng 1801 khu dân cư, với số dân là
6.551.181 người, chiếm 84% dân số cả nước. Từ năm 2004, Bộ Môi trường
và nước (MOEW) bắt đầu cung cấp tài chính cho các hệ thống thu gom riêng
chất thải là bao gói ở đô thị. Năm 2004, các dự án thí điểm được tài trợ ở 12
thành phố, 4 tổ chức thu hồi chất thải bao gói được cấp phép và tổng lượng
các thùng đóng gói đưa ra thị trường là 446 nghìn tấn.
Xử lý: Tại Bungari rác thải được thu gom, những loại rác có thể tái
chế được đưa tái sử dụng, rác còn lại được đem đi xử lý với các biện pháp
khác nhau như thiêu đốt, chôn lấp hay xử lý bằng các biện pháp cơ học, lý
hóa học. Hiện nay biện pháp chôn lấp vẫn là biện pháp được áp dụng cơ bản
tại Bungari, chiếm 86,5% chất thải phát sinh. ( Trần Quang Ninh,2007)[9].
* Trung Quốc:
Lượng chất thải phát sinh: Mức phát sinh trung bình lượng CTR ở
Trung Quốc là 0,4 kg/người/ngày, so với Nhật Bản tương ứng là 1,1
kg/người/ngày và 2,1 kg/người/ngày. Tuy nhiên, do mức sống tăng, mức
phát sinh CTR trung bình vào năm 2030 sẽ vượt 1kg/người/ngày. Sự tăng tỷ
11
lệ này do dân số đô thị tăng nhanh. Điều này làm cho tốc độ phát sinh CTR
Trung Quốc tăng lên nhanh chóng.
Thành phần chất thải: CTR đô thị của Trung Quốc chứa một lượng
lớn tro thải (gần 25 triệu tấn/năm hoặc chiếm 13%) lượng chất thải hữu cơ
chiếm 40-65%. Chất thải là giấy, nhựa và giấy phủ nhựa tăng nhanh.
Xử lý: Ước tính khoảng 20% CTR đô thị phát sinh ở Trung quốc được
thu gom và xử lý phù hợp với mức đầu tư khoảng 30 tỷ nhân dân tệ (3,7 tỷ
USD) cho quản lý CTR và đã có những cải thiện đáng kể trong lĩnh vực
quản lý CTR. Hầu hết các thành phố lớn đều chuyển sang chôn lấp hợp vệ
sinh và sử dụng nhiều hơn các công nghệ thiêu đốt
Ngoài ra hiện nay tại Trung Quốc một trong những công nghệ phổ biến

của các nhà máy xử lý rác thải như ở Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải của
Trung Quốc là áp dụng công nghệ xử lý rác thải trong thiết bị kín. Rác được
tiếp nhận, đưa vào thiết bị ủ kín (phần lớn là hầm ủ) 10-12 ngày, hàm lượng
H
2
S, CH
4
, S0
2
giảm, được đưa ra ngoài ủ chín. Sau đó mới tiến hành phân loại,
chế biến thành phân bón hữu cơ. Ưu điểm của phương pháp này là sau 10-12
ngày mùi của H
2
S giảm mới đưa ra ngoài, giảm nhẹ độc hại cho người lao
động, thu hồi được nước rác không làm ảnh hưởng tới tầng nước ngầm, thu hồi
được sản phẩm tái chế, các chất vô cơ đưa đi chôn lấp không gây mùi [9].
* Thụy Điển: Tháng 12/2003, Chính phủ Thụy Điển đã chỉ đạo cơ quan
BVMT (EPA) lập kế hoạch chất thải quốc gia. Công tác quản lý chất thải ở Thụy
Điển đã giúp cho việc sử dụng tài nguyên đạt hiệu quả và ít gây tác động môi
trường hơn. Những thành công gồm:
- Chất thải sinh hoạt được đưa đi chôn lấp giảm từ 1.38 triệu tấn trong năm
1994 xuống 0,34 tấn trong năm 2004
- Năm 2004, khoảng 1,3 triệu tấn các vật liệu và 5,7 TWh (TWh =10
12
Wat-
giờ) năng lượng dưới dạng nhiệt và điện năng được thu hồi từ chất thải sinh hoạt
- Việc chôn lấp các loại chất thải khác cũng giảm. Trong năm 2004, khoảng
2,1 triệu tấn chất thải, trừ chất thải sinh hoạt được chôn lấp ở ngoài các khu công
nghiệp giảm 56% kể từ năm 1994
Xử lý chất thải: Những thành phố tự trị chịu trách nhiệm thu gom và xử lý

chất thải sinh hoạt và các loại chất thải tương tự. Trừ chất thải sinh hoạt mà các
12
nhà sản xuất chịu trách nhiệm (như bao bì đóng gói, giấy báo, lốp xe, ô tô và chất
thải từ các sản phẩm điện và điện tử). Đối với chất thải khác, trách nhiệm tùy
thuộc vào chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, nơi chất thải phát sinh. Chất thải thu
gom và được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, xử lý sinh học hay biến chất thải
thành năng lượng:
+ Chôn lấp: Lượng chất thải sinh hoạt đem đi chôn lấp giảm xuống rõ rệt
và năm 2004 là 0,38 triệu tấn. Cho đến thời điểm sau này, lần đầu tiên lượng chất
thải được đưa đi chôn lấp chỉ chiếm gần 10%.
+ Xử lý sinh học: Trong năm 2004, 10,4% (0,43 triệu tấn) chất thải sinh
hoạt phải qua quá trình xử lý sinh học, tăng 7,7% kể từ năm 2003, chất thải được
phân loại tại nguồn. Có khoảng 48kg chất thải sinh học/người (gồm chất thải xanh
và chất thải thực phẩm) được xử lý.
Hệ thống thu gom phổ biến nhất cho những ngôi nhà riêng là 2 thùng rác
khác nhau, một chiếc dùng để đựng chất thải sinh học và một chiếc dùng để đựng
các loại chất thải khác. Hệ thống thu gom phổ biến tiếp theo là phân loại bằng trực
quan, các túi nilon có màu sắc khác nhau được đặt trong thùng rác tương tự,
thường đặt trong 3 thùng khác nhau.
+ Biến chất thải thành năng lượng: Cho tới nay ở Thụy Điển có 29 nhà máy
thiêu đốt chất thải sinh hoạt. Trong năm 2004, các nhà máy xử lý được 1,94 triệu
tấn (46,7% chất thải sinh hoạt) và năng lượng thu được là khoảng 9,3 TWh dưới
dạng nhiệt và điện năng [9].
2.3.2. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
2.3.2.1. Tình hình quản lý, xử lý CTR tại các đô thị, thành phố ở Việt Nam
* Tình hình phát sinh: Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15
triệu tấn chất thải rắn, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà
hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm tới 80% tổng lượng chất thải phát
sinh trong cả nước. Lượng còn lại phát sinh từ các cơ sở nông nghiệp. Các
chất thải nguy hại công nghiệp và chất thải y tế phát sinh với số lượng ít,

song chúng cũng được coi là nguồn thải đáng lưu ý do chúng có nguy cơ gây
hại cho sức khỏe và môi trường
Trong đó các đô thị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt.
Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại
13
phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng
lượng CTRSH của cả nước). Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình và các khu
kinh doanh ở vùng nông thôn và đô thị có thành phần khác nhau. Chất thải
sinh hoạt của các hộ gia đình, các khu chợ, khu kinh doanh ở khu vực nông
thôn chứa một tỷ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy (60-70%). Ở các vùng đô
thị, chất thải có thành phần các chất hữu cơ dễ phân hủy thấp hơn (khoảng
50% tổng chất thải rắn sinh hoạt). Sự thay đổi về mô hình tiêu tụ và sản phẩm
là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tỷ lệ phát sinh chất thải nguy hại và chất thải
không phân hủy được như nhựa, kim loại và thủy tinh [9].
*Tình hình quản lý: Việc xử lý chất thải chủ yếu do các công ty môi
trường đô thị của các tỉnh/thành phố (URENCO) thực hiện. Đây là cơ quan
chịu trách nhiệm thu gom và tiêu hủy chất thải sinh hoạt, bao gồm cả chất thải
sinh hoạt gia đình, chất thải văn phòng, đồng thời cũng là cơ quan chịu trách
nhiệm xử lý cả chất thải công nghiệp và y tế trong hầu hết các trường hợp.
Hiện nay một số đô thị lớn đang áp dụng trong thực tiễn hệ thống
quản lý chất thải rắn gồm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải
thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước để đưa ra các luật,
chính sách quản lý môi trường quốc gia.
- Bộ Xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị,
quản lý chất thải
- UBND tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp
chung về BVMT của nhà nước thông qua xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể.
- URENCO là đơn vị trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải, bảo

vệ môi trường thành phố
Với chủ chương xã hội hóa công tác BVMT, Chính phủ khuyến khích
các công ty tư nhân và các tổ chức hoạt động dựa vào cộng đồng cộng tác chặt
chẽ với các cơ quan quản lý ở cấp địa phương trong công tác quản lý CTR.
Cũng giống như nhiều nước khác nhau trong khu vực Nam và Đông
Nam Á, tiêu hủy chất thải ở các bãi rác lộ thiên hoặc các bãi rác có kiểm
soát là những hình thức xử lý chủ yếu ở Việt Nam. Theo Quyết Định số
14
64/QĐ-TTg, ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính Phủ, đến năm 2007,
trong số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên cả nước có 49
bãi rác lộ thiên hoặc các khu chôn lấp vận hành không hợp vệ sinh có rủi ro
gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe người dân cao phải được tiến hành
xử lý triệt để, tuy nhiên, cần tìm nguồn kinh phí cho các hoạt động xử lý này
Hiện nay, Chính phủ đang rất ưu tiên cho việc xây dựng các hệ thống
xử lý và tiêu hủy chất thải, bao gồm cả các bãi chôn lấp. Tuy nhiên do thiếu
nguồn tài chính nên hầu hết các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng
bằng nguồn vốn ODA. Tự tiêu hủy là hình thức khá phổ biến ở các vùng
không có dịch vụ thu gom và tiêu hủy chất thải thường được xử lý theo cách
riêng của các gia đình, thường là đem đổ ở các sông, hồ gần nhà, hoặc là vứt
bừa bãi ở những khu đất trống [10].
*Tình hình xử lý: Lượng CTR thu gom tại các đô thị Việt Nam hiện
chỉ đạt khoảng 70% yêu cầu so với thực tế và chủ yếu tập trung tại các khu
vực nội thành. Phần lớn các khu đô thị đều chưa có bãi chôn lấp CTR hợp vệ
sinh và vận hành đúng quy trình. Bên cạnh đó các loại chất thải nguy hại
không được phân loại riêng mà được trộn chung với những chất thải sinh
hoạt, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Hiện tại công nghệ xử lý CTR ở các đô thị Việt Nam khá đa dạng, tùy
theo đặc điểm đô thị mà mỗi đô thị áp dụng những công nghệ xử lý riêng.
Công nghệ xử lý rác thải theo kiểu xử lý cuối đường ống, chôn lấp, chế biến
rác thành phân vi sinh và sản phẩm nhựa được khá nhiều đô thị áp dụng. Đó

là nhà máy xử lý rác Đông Vinh (TP. Vinh - Nghệ An) sử dụng công nghệ
Seraphin có công suất từ 80-150 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác Thủy Phương
(TP. Huế- Thừa Thiên Huế) áp dụng công nghệ ASC, công suất 80-150
tấn/ngày, trong đó 85-90% rác thải được chế biến và tái chế, 10-15% rác thải
chôn lấp, không phát sinh nước rỉ rác.
Công nghệ xử lý CTR ở các đô thị Việt Nam thường là tự thiết kế và
chế tạo nhưng đã tập hợp tương đối đầy đủ các loại hình có tính phổ biến để
xử lý CTR, nước và khí thải đô thị. Trình độ công nghệ đã đáp ứng được tiêu
chuẩn môi trường Việt Nam. Đặc biệt, giá thành thấp hơn so với giá của
công nghệ ngoại nhập. Tuy nhiên, việc sản xuất thiết bị, công nghệ còn ở
tình trạng cá thể, đơn chiếc, chưa có sản xuất chế tạo công nghệ môi trường
15
hàng loạt hoặc sản xuất trên dây truyền công nghệ. Vốn đầu tư cho môi
trường ở nước ta còn rất hạn chế. Đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ
môi trường còn yếu và thiếu.
Để đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về tăng cường quản lý CTR.
Thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) đã được Chính phủ Bỉ tài trợ cho dự án cải
thiện điều kiện vệ sinh và BVMT. Dự án này có tổng kinh phí là 3,3 triệu
Euro, được triển khai trong 3 năm (2006-2008), giúp thành phố Tuy Hòa xây
dựng một khu xử lý rác thải hợp vệ sinh nhằm cải thiện điều kiện môi
trường; sức khỏe cho người dân trên địa bàn. Dự án cũng góp phần nâng cao
năng lực quản lý cho Công ty quản lý môi trường đô thị Phú Yên trong việc
thu gom và xử lý rác thải rắn; đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng,
tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động cải thiện điều kiện vệ
sinh và BVMT [9].
2.3.2.2. Tình hình quản lý, xử lý CTR tại tỉnh Điện Biên
Hiện nay, Điện Biên chưa có số liệu thống kê đầy đủ về hiện trạng,
khối lượng, thành phần, tỷ lệ thu gom các loại CTR trên địa bàn tỉnh. Công ty
môi trường đô thị và xây dựng có trách nhiệm thu gom và xử lý CTR tại bãi rác

Noong Bua (TP. Điện Biên Phủ), lượng rác thu gom cũng mới chỉ đạt khoảng
80%. Trong đó tỷ lệ thu gom CTRSH là khá lớn được thể hiện qua bảng:
Bảng 2.2 : Mức thải, thành phần hữu cơ và tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị
TT Địa Điểm
Mức thải
(kg/người/ngày)
Thành phần
hữu cơ (%)
Tỷ lệ thu gom
(%)
1 Tuần Giáo 0,5 68 75
2 Tủa Chùa 0,4 65 75
3 Mường Chà 0,4 73 70
4 Điện Biên Đông 0,3 65 75
5 TP. Điện Biên Phủ 0,6 60 80
6 H. Điện Biên 0,3 65 70
7 Mường Nhé 0,3 70 65
Trung bình 0,4 67 73
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường)[10]
16

×