Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng quan trọng dựa trên cơ sở cộng đồng tại hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.72 KB, 12 trang )

Lê Thị Hải
I- GIỚI THIỆU CHUNG
Nông nghiệp - nông dân - nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là cơ sở và lực lượng quan trọng để
phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, ở nước ta trên 75% dân số sống ở nông
thôn với 73% lực lượng lao động làm việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản
xuất nông lâm ngư nghiệp, sản phẩm nông nghiệp trong nước là nguồn cung
cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nền sản xuất
công nghiệp, cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho các ngành kinh tế khác phát
triển, tạo sự ổn định, đảm bảo sự bền vững cho xã hội phát triển.
Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước chủ trương
xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời xây dựng
nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, lấy nông
dân là vị trí then chốt trong mọi sự thay đổi cần thiết, với ý nghĩa phát huy
nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào
công cuộc xây dựng tam nông phát triển.
Xuất phát từ bối cảnh trên và nằm trong chiến lược của Chính phủ,
ngày 6 tháng 11 năm 2001, dự án " Xây dựng những công trình cơ sở hạ
tầng quan trọng dựa trên cơ sở cộng đồng “ đã được ký bản hiệp định tín
dụng phát triển giữa Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) với Chính phủ Việt
Nam.
Dự án CBRIP được thực hiện tại 13 tỉnh miền Trung trong đó có tỉnh
Hà Tĩnh. Tại Hà Tĩnh dự án được triển khai trên địa bàn 88 xã nghèo thuộc 8
huyện và 1 thành phố (Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Hương
Sơn, Hương Khê, Nghi Xuân, Lộc Hà và TP Hà Tĩnh) với thời gian thực
hiện 9 năm (2001-2009) với tổng kinh phí thực hiện khoảng 17,211 triệu
1
Lê Thị Hải
USD (tương đương 300 tỷ đồng) trong đó nhiều nhất là vốn của Ngân hàng
Thế giới, còn lại khoảng 1/4 đóng góp của người dân hưởng lợi chủ yếu


bằng công lao động.
II- NỘI DUNG
1. Mục tiêu
Dựa án thực hiện ba mục tiêu lớn như:
- Tăng cường năng lực của những xã nghèo về phân cấp quản lý, lập kế hoạch
có sự tham gia của cộng đồng và quản lý các hoạt động phát triển;
- Xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng quan trọng dựa trên cơ sở cộng
đồng tại những xã này;
- Tạo thu nhập trực tiếp cho người nghèo bằng cách tạo công ăn việc làm cho
họ thông qua việc thuê nhân công làm công trình xây dựng.
2. Phương pháp tiếp cận
Sử dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên.
Với phương pháp tiếp cận này, người dân thụ hưởng tại địa phương
được tạo cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định cũng như triển khai các
dự án phát triển tại địa phương mình.
3. Trọng tâm
(1) Xây dựng năng lực
Dự án đã xây dựng một quy trình chuẩn hóa nhằm hướng dẫn người
dân địa phương cách thức tham gia vào quá trình ra quyết định. Quy trình
này dựng một số diễn đàn cho người dân cùng tham gia, như tổ chức các
cuộc họp tham vấn địa phưởng để cùng nhau xác định và lựa chọn cơ sở hạ
tầng cần thiết mà Dự án cần tài trợ. Các tuyên truyền viên tại cộng đồng
được huy động nhằm hỗ trợ người dân địa phương tự đưa ra các quyết định
phát triển tại địa phương mình với ngân sách đã được phân bổ và công khai.
2
Lê Thị Hải
Người dân thụ hưởng được đào tạo các kỹ năng xác định các cơ sở hạ
tầng cần thiết cũng như kỹ năng giám sát chất lượng các dự án phát triển quy
mô nhỏ tại địa phương. Lần đầu tiên, lãnh đạo cấp xã được chỉ định là đơn
vị triển khai các dự án phát triển của địa phương mình. Đồng thời, các hoạt

động xây dựng năng lực được triển khai nhằm đảm bảo các cấp liên quan có
đủ khả năng quản trị các vấn đề khác nhau trong quá trình triển khai dự án,
bao gồm quản trị tài chính, quản trị mua sắm và quản trị chất lượng theo các
yêu cầu cơ bản mà Ngân hàng Thế giới có thể chấp nhận.
(2)Tăng quyền lực:
Sau khi được tập huấn, đào tạo các kỹ năng cần thiết thì người dân
được tham gia vào qua trình ra quyết định, nêu nguyện vọng, các nhu cầu
của mình, các mục tiêu của dự án,… Từ đó xã sẽ căn cứ vào đó để xác định
mục tiêu, mức độ phân bổ tài chính, lựa chọn các tiểu dự án, lựa chọn các
nhà thầu, giám sát và thanh toán, thông qua các cuộc họp dân. Xã được
làm chủ đầu tư, được trao quyền làm chủ các dự án với sự tham gia đóng
góp ý kiến của dân. Tất cả các dự án hạ tầng cơ sở dựa trên những nhu cầu
lợi ích của dân.
4. Nguyên tắc
- Trao quyền cho người dân địa phương. Dự án phát huy sự tham gia
của người dân trong việc lập kế hoạch, lựa chọn cơ sở hạ tầng, giám sát,
đánh giá, duy tu, bảo dưỡng công trình. Xã được làm chủ đầu tư.
- Lấy xây dựng cơ sở hạ tầng là trọng tâm: Trong tâm của dự án này là
xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng quan trọng, dựa trên nhu cầu của
người dân.
- Đặt mục tiêu vào người dân địa phương: Dự án được thiết kế hướng
tới những người hưởng lợi ở địa phương, trong đó có phụ nữ và người
nghèo.
3
Lê Thị Hải
- Tính bền vững. Dự án nhấn mạnh vào nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán bộ, cho cộng đồng và cho người dân trong việc lập kế hoạch và tổ
chức thực hiện các hoạt động của dự án.
 Các chỉ tiêu đánh giá chính của dự án.
• Mức độ tham gia của các đối tượng trong việc lập kế hoạch và lựa chọn cơ

sở hạ tầng;
• Số lượng công trình dân dụng ký hợp đồng với các xã và áp dụng đấu thầu
cạnh tranh
• Số lượng các hộ được tiếp cận với cơ sở hạ tầng thiết yếu;
• Số lượng các nhóm duy tu bảo dưỡng được thành lập
• Mức độ cải thiện mức sống theo ý kiến người hưởng lợi
Số lượng ngày công người dân tham gia lao động xây dựng dự án địa
phương và số tiền mà họ kiếm được.
5. Thực hiện
(1) Nâng cao năng lực lập kế hoạch đầu tư, quản lý dự án
- Thường xuyên quan tâm đến công tác tuyên truyền cho người dân hưởng
lợi về những quy định của dự án.
- Tổ chức 5 cuộc tập huấn về xây dựng cơ bản, chính sách môi trường, đền
bù tái định cư và hành động dân tộc thiểu số, tài chính kế toán, thủ tục giải
ngân, giám sát cộng đồng và nhóm duy tu bao dưỡng công trình cho 5 xã
mới bổ sung dự án và tập huấn lại cho cán bộ các xã còn yếu, gồm 256 lượt
người tham gia.
(2) Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản đạt theo đúng yêu cầu đề ra, các
công trình phát huy tác dụng tốt. Số công trình đã nghiệm thu, bàn giao đưa
4
Lê Thị Hải
vào sử dụng là 102 công trình, đã quyết toán xong 84 công trình. Tổng số
công trình đã ký hợp đồng cung cấp vốn là 283 tiểu dự án.
Tổng số vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở trong dự án chiếm
khoảng 80% đầu tư trực tiếp cho các xã và dùng cho các công trình thuộc
cấp xã. Như vậy, Xã được giao là "Chủ dự án" của tất cả các công trình được
thực hiện tại xã. Số vốn còn lại (20%) sẽ đầu tư cho các công trình cấp
huyện. Đặc biệt là quyền quyết định và trách nhiệm liên quan đến việc lập
kế hoạch xã được thông báo một lần toàn bộ nguồn vốn được hưởng để phân

bổ theo mục tiêu do dân lựa chọn và tổ chức thực hiện trong thời gian 3
năm, thực hiện và quản lý các công trình cấp xã sẽ thuộc về những xã đó
quyết định như: Mức độ phân bổ tài chính, lựa chọn các tiểu dự án cấp xã
thuộc tách nhiệm của Ban quản lý dự án cấp xã, xã sẽ lựa chọn các nhà thầu,
giám sát và thanh toán,
Trong dự án CBRIP, có ít nhất 80% hộ gia đình tham gia vào các cuộc
họp thôn, nhìn chung phần lớn dân cư trong khu vực dự án triển khai đã nắm
được những thông tin cơ bản về dự án như tên dự án, các hạng mục công
trình hạ tầng cơ sở đầu tư, nắm được trách nhiệm tham gia của người dân,
thậm chí nắm được những thông tin sâu như các ưu tiên của dự án đối với
đối tượng, thông tin về quản lý cộng đồng, quyền và nghĩa vụ duy tu bảo
dưỡng công trình, thông tin về các chính sách dự án. Nhờ đó, sự tham gia
của cộng đồng dân cư khá mạnh ngay từ giai đoạn đầu.
Dự án CBRIP tổ chức một mạng lưới riêng để thực hiện công tác truyền
thông, gồm cán bộ điều phối ở cấp quản lý và mạng lưới tuyên truyền viên
rộng khắp tới tận thôn bản. Đội ngũ tuyên truyền viên cộng đồng được chọn
lựa từ chính những người dân địa phương, có thế mạnh về ngôn ngữ dân tộc
và hiểu rõ phong tục tập quán của đồng bào. Đội ngũ này được tập huấn
5
Lê Thị Hải
nghiệp vụ và được trả lương hoặc trợ cấp để thực hiện công việc truyền
thông.
Phương thức làm việc của tuyên truyền viên là tổ chức sinh hoạt cộng
đồng, dùng loa phóng thanh tuyên truyền di động, in khẩu hiệu trên áo của
các tuyên truyền viên hoặc viết lên bảng, dán áp phích quảng cáo ở những
địa điểm trung tâm cộng đồng.
Để nâng cao chất lượng sử dụng thông tin quản lý, CBRIP đào tạo cho
cán bộ và cán bộ kỹ thuật huyện, xã về các kỹ năng hỗ trợ cộng đồng, thủ
tục về mua sắm và vốn đầu tư XDCB, kế toán và quản lý tài chính, giám sát
cộng đồng, vận hành và duy tu bảo dưỡng các công trình XDCB. Mỗi khóa

đào tạo từ 2-3 ngày. Theo đánh giá, các hoạt động đào tạo do các dự án tổ
chức có chất lượng tốt, đã giúp nâng cao năng lực cả về quản lý và kỹ thuật
cho cán bộ xã và huyện. Trong dự án CBRIP, đội ngũ cán bộ này sau khi
được đào tạo sẽ chuyển giao các thông tin kỹ thuật cho người dân thôn bản.
6. Kết quả
Tổng số người được thụ hưởng từ dự án CBRIP chiếm 32,04% dân số
toàn tỉnh. Thông qua chương trình của dự án, người dân địa phương cũng
được tham gia thực hiện dự án bằng cách đóng góp ngày công lao động, sử
dụng nguồn nguyên vật liệu tại chỗ vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người dân vừa nhằm mục đích khấu trừ vào tiền đóng góp 5% vốn đối ứng.
Đến nay, dự án CBRIP Hà Tĩnh đã giải ngân các nguồn vốn đạt 294.045,58
triệu đồng, trong đó vốn IDA: 232.845,06 triệu đồng (đạt 98,57%); vốn đối
ứng: 61.200,52 triệu đồng (đạt 99,66%).
Dự án đã đầu tư xây dựng được 1.200 công trình cơ sở hạ tầng, cải tạo
và nâng cấp 306 km đường giao thông nông thôn, xây mới và nâng cấp 87
cầu, cống lớn nhỏ trên các tuyến đường trọng yếu, cải tạo nâng cấp 72 tiểu
dự án thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho trên 8 nghìn ha đất sản xuất nông
6
Lê Thị Hải
nghiệp và đời sống dân sinh; xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho 3
xã thiếu nước sinh hoạt; xây mới 126 công trình hạ tầng giáo dục; hàng chục
trạm y tế, nhà văn hóa; chợ nông thôn Đồng thời, tạo việc làm tăng thu
nhập cho người dân ở các vùng nông thôn nghèo. Dự án cũng đã huy động
người dân tham gia bằng ngày công lao động của mình, khai thác nguyên vật
liệu tại chỗ bán cho dự án dùng để đối ứng.
Trong số hàng trăm công trình trong chuỗi thực hiện của dự án CBRIP,
có những công trình vượt lên tầm ý nghĩa của nó, trở thành một hình ảnh đẹp
đẽ về tính nhân văn, ghi đậm dấu ấn trong lòng của những người dân nghèo.
Chẳng hạn như: nhà văn hoá cộng đồng nông thôn, công trình vòi nước tự
chảy và xây dựng trường mầm non cho con em xã nghèo. Có thể nói, dự án

đã tạo ra bước đà để con người được phát triển hài hòa cả về mặt vật chất lẫn
tinh thần, từ đó nâng cao đời sống ở nông thôn ngày một văn minh và hiện
đại hơn. Điển hình nhất là công trình xây dựng nhà văn hóa cộng đồng thôn,
xã tại vùng dự án. Dù suất đầu tư chỉ từ 80- trên 100 triệu đồng mỗi nhà văn
hóa nhưng giá trị về mặt ý nghĩa dân sinh lại lớn hơn nhiều lần. Bởi, nhà văn
hoá chính là biểu tượng của nền văn hoá cộng đồng người Việt. Đây là nơi
hội họp, sinh hoạt của cư dân trong vùng, cũng là nơi lưu giữ tất cả những
giá trị tinh thần từ đời này sang đời khác. Qua đó giúp họ có thể trao đổi,
học hỏi lẫn nhau, truyền lại cho nhau những kinh nghiệm về sản xuất cũng
như kiến thức pháp lý, xã hội. Chính vì thế, có đến 132 tiểu dự án trong số
539 tiểu dự án xây dựng nhà văn hóa cộng đồng.
7. Thành công của dự án
(1)Tăng cường sự tham gia của người dân, đặc biệt là những người nghèo
Với cách tiếp cận mới: “Trao quyền làm chủ đầu tư cho cấp xã”, hay
nói cách khác là giao cho xã và người dân trong xã các quyền phân bổ nhân
lực; lựa chọn công trình đầu tư; tổ chức thực hiện; giám sát kiểm tra; khai
7
Lê Thị Hải
thác, sử dụng và duy tu, bảo dưỡng công trình. Qua đó đã nâng cao năng lực
quản lý hành chính ở cấp xã, thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở, tăng tính minh
bạch trong sử dụng vốn tại các cấp và khuyến khích được sự tham gia của
cộng đồng Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình phát
triển nông thôn do Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài tài trợ, kể cả
những chương trình 135.
Bởi vì người dân địa phương, bao gồm cả phụ nữ đều có quyền tham
gia đóng góp ý kiến quyết định các cơ sở hạ tầng cộng đồng được tài trợ bởi
dự án, do đó thái độ và trách nhiệm làm chủ của mỗi người đều được nâng
cao, nhờ đó đảm bảo sự bền vững của các công trình.
(2)Quản lý và sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng có hiệu quả
Dự án đã mang lại hiệu quả lớn, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng thiết

yếu ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, giúp người dân tiếp cận dễ
dàng hơn đối với các dịch vụ xã hội, nâng cao điều kiện sống cho người dân
trong vùng dự án.
(3)Tạo việc làm cho người dân, đặc biệt là những người dân nghèo
Dự án đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Trong suốt những
năm thực hiện dự án, người dân trong vùng đã tham gia được 201.324 ngàn
công lao động, tính ra tiền được hơn 7,5 tỷ đồng, khai thác nguyên vật liệu
tại chỗ bán cho dự án được gần 6 tỷ đồng. Số tiền thu từ ngày công lao động
và bán vật liệu dùng để đối ứng 5% của người hưởng lợi và tăng thu nhập,
cải thiện đời sống.
(4) Hiệu quả xã hội
Dự án mang lại những hiệu quả không nhỏ về mặt xã hội. Với cách tiếp
cận mới, dự án đã giành những ưu tiên cao nhất để nâng cao năng lực thực
hiện việc phân quyền và trao quyền cho cấp cơ sở. Dự án đã góp phần xóa
đói giảm nghèo, nâng cao trình độ, mức sống, thu nhập, sức khỏe cho người
8
Lê Thị Hải
dân tộc thiểu số thay đổi tập quán sản xuất, tận dụng các cơ hội vươn lên sản
xuất làm giàu, khẳng định vị thế của đồng bào trong xã hội.
Việc người hưởng lợi của địa phương (nhóm giám sát cộng đồng) tham
gia quản lý giám sát công trình đã giúp giảm thiểu những vấn đề tiêu cực,
lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo được tính
minh bạch và giác ngộ ý thức của người dân địa phương về tự chịu trách
nhiệm, bảo dưỡng, giữ gìn và phát huy hiệu quả các công trình đã được đầu
tư.
8. Bình luận & Khuyến nghị
8.1. Bình luận
Dự án sau 9 năm thực hiện dự án đã thành công và đạt những thành quả
ý nghĩa. Suốt quá trình thực hiện, dự án đã huy đồng được sự tham gia
của cộng đồng với hơn 90% cộng đồng tham gia trong việc thực hiện

các hoạt động huy động sức mạnh cộng đồng của dự án.
Dự án CBRIP đã thực sự là bạn đồng hành của người dân nghèo trong
việc nâng cấp, đổi mới cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn ngày càng
hiện đại. Từ đó, chất lượng cuộc sống của nhân dân, nhất là ở vùng sâu,
vùng xa không ngừng được nâng lên, giúp người dân tiếp cận dễ dàng
hơn với các dịch vụ xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo…
Trong số hàng trăm công trình trong chuỗi thực hiện của dự án CBRIP,
có những công trình vượt lên tầm ý nghĩa của nó, trở thành một hình
ảnh đẹp đẽ về tính nhân văn, ghi đậm dấu ấn trong lòng của những
người dân nghèo. Điển hình như nhà văn hoá cộng đồng nông thôn,
công trình vòi nước tự chảy và xây dựng trường mầm non cho con em
xã nghèo… Có thể nói, dự án đã tạo ra bước đà để con người được phát
triển hài hòa cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, từ đó nâng cao đời sống ở
nông thôn ngày một văn minh và hiện đại hơn.
9
Lê Thị Hải
8.2. Khuyến nghị
Từ thực trạng trên, nhóm đề xuất một số khuyến nghị chủ yếu để tiếp
tục phát huy sự thành công của dự án:
- Tổ chức thêm các lớp tập huấn đào tạo các kỹ năng cho người dân để
họ có thể quyết định các dự án, cán bộ tham gia, các mục tiêu,…
- Nâng cao nhận thức và tăng cường hoạt động nâng cao hiểu biết
chung về ý nghĩa việc tham gia của cộng đồng của các bên liên quan.
- Đơn giản hóa và làm rõ các hướng dẫn cụ thể về lập kế hoạch và quản
lý dự án có sự tham gia của người dân cho cán bộ dự án.
10
Lê Thị Hải
III- KẾT LUẬN
Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển với đường lối chủ đạo là
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm vừa qua, nhận thức được

tầm quan trọng của vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều chương trình hành động để đưa khu vực này
cũng như nông nghiệp và nông dân phát triển đi lên. Tuy nhiên, quá trình
xây dựng nông thôn trong thời kỳ mới hiện nay đang gặp phải nhiều vấn đề
và cần sự quan tâm, tập trung các nguồn lực của Nhà nước, các cá nhân, tổ
chức và sự tham gia của tất cả người dân. Trong đó, việc phát triển và hoàn
thiện kết cấu hạ tầng cơ sở nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn là một yếu tố trọng yếu quyết định sự
phát triển của khu vực này theo hướng công nghiệp hóa. Dự án “Hạ tầng cơ
sở nông thôn dựa vào cộng đồng” đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra
lúc bấy giờ.
Thành công của dự án CBRIP trên địa bàn Hà Tĩnh nói riêng cũng như
trên 13 tỉnh miền Trung trong quá trình triển khai thực hiện đã đem lại
những hiệu quả đặc biệt quan trọng cho cộng đồng hưởng lợi, tạo bộ mặt
mới cho khu vực nông thôn và những hiệu quả phát triển bền vững lâu dài.
Tìm hiểu về dự án “Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng” giúp
chúng ta đưa ra những nhận định về sự thành công cũng như hạn chế của dự
án, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những giải pháp cũng như
định hướng để khắc phục hạn chế, phát huy những mặt tích cực của dự án,
đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng.
11
Lê Thị Hải
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. PGS.TS. Mai Thanh Cúc, Bài giảng Phát triển cộng đồng
2. Chương trình tiếp cận cộng đồng Đông Nam Á SEACAP 15, “Sự
tham gia của cộng đông trong giao thông nông thôn”, Báo cáo cuối
cùng.
3. />4.
nong-thon-trong-cong-cu%E1%BB%99c-xay-d%E1%BB%B1ng-
nong-thon-m%E1%BB%9Bi-va-hi%E1%BB%87n-d%E1%BA%A1i-

hoa-nong-thon-0
5. Một số trang web khác….
12

×