Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đèn học chủ động của Lê Phương Thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.17 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ ( HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI )
**************
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ
LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015).
Tên đề tài: ĐÈN HỌC CHỦ ĐỘNG
Lĩnh vực: Kỹ thuật: Kỹ thuật điện & Cơ khí
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
- ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương
- CN. Nguyễn Chí Phú
- Đơn vị công tác: Trường
THPT Chuyên Nguyễn Huệ
TÁC GIẢ:
1. Lý Phương Thảo Lớp: 11 Toán 1
Trường: THPT Chuyên Nguyễn Huệ
2. Phan Thế Trung Lớp: 11 Lý 1
Trường: THPT Chuyên Nguyễn Huệ
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN……………………………………………… ………… 2
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………….……………… 3
PHẦN II: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI SÁNG TẠO CỦA
ĐỀ TÀI……… ………………………………………… ….…………… 4
PHẦN III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ……….….… 5
1. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí thuyết………………………………
1.1.1. Nguyên lí hoạt động của một đèn điện
1.1.2. Nguyên lí hoạt động của một đèn điện sử dụng năng lượng từ sư
phóng điện của tụ
1.1.3. Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của các linh kiện sử dụng trong đèn


học chủ động
1.1.3.1. Động cơ điện………………………………………………
1.1.3.2. Siêu tụ điện………………………………………………….
1.1.3.2.1. Nguyên lí hoạt động của siêu tụ điện………………
1.1.3.2.2. Các đặc điểm của siêu tụ điện……………………
1.1.3.3. Đèn LED……………………………………………………
1.1.3.3.1. Cấu tạo đèn LED………………………………….
1.1.3.3.2. Nguyên lí hoạt động của đèn LED………………
1.2. Chế tạo đèn học chủ động
1.3. Thực nghiệm mô hình đèn học chủ động
2. Các nội dung sẽ nghiên cứu trong thời gian tới……….
PHẦN IV: KẾT LUẬN……………………………………………………
2
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bác cán bộ
công nhân viên trong trường THPT chuyên Nguyễn Huệ – Hà Nội, đặc biệt là
ban giám hiệu và các thầy cô trong tổ chuyên môn Vật lí đã tạo điều kiện
giúp đỡ, trang bị về tài liệu và kiến thức cũng như tạo mọi thuận lợi về cơ sở
vật chất để chúng em có thể hoàn thành dự án này.
Để hoàn thành dự án này, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thùy Dương và thầy giáo Nguyễn Chí Phú - đã
hướng dẫn, theo dõi và chỉ bảo tận tình từ lúc chúng em bắt đầu ý tưởng của
dự án cho đến khi em hoàn thành dự án.
Chúng cháu cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS.NGND Nguyễn
Xuân Chánh cùng các thầy giáo và phòng thí nghiệm của trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội đã giúp đỡ chúng cháu rất nhiều trong các khâu kĩ thuật để
hoàn thành dự án.
Chúng con xin chân thành cảm ơn sự động viên, ủng hộ và tạo mọi
điều kiện từ phía bố mẹ, gia đình và bạn bè giúp chúng con hoàn thành được
dự án.

Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Nhóm tác giả
Lý Phương Thảo
Phan Thế Trung
3
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta biết rằng điện là nguồn năng lượng đóng vai trò quan trọng
đối với cuộc sống con người, đặc biệt điện mang đến ánh sáng vào buổi tối
giúp con người có thể sinh hoạt thuận tiện hơn. Tại thành phố, đặc biệt là vào
mùa hạ, khi thời tiết oi bức nóng nực, người dân sử dụng điều hòa, quạt, máy
làm mát, để làm mát, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, các nhà máy điện
không kịp cung cấp điện sử dụng nên thường xuyên xảy ra mất điện. Tại vùng
sâu vùng xa, do điều kiện tự nhiên, địa hình, cản trở mà rất nhiều nơi hiện
tại vẫn chưa có điện, điện không ổn định, người dân phải sử dụng các chất đốt
như củi, đèn dầu, nến… để làm nguồn sáng phục vụ cho sinh hoạt. Không có
điện, cuộc sống của người dân rất khổ cực, khó khăn.
Việc mất điện còn có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với học sinh, đặc
biệt là học sinh các vùng núi những nơi hiện nay mạng lưới điện vẫn chưa đến
được. Không chỉ làm giảm hiệu quả học tập mà còn gây hại đến đôi mắt của
học sinh, dễ dẫn đến cận thị.
Chúng em, tuy là những học sinh thành phố nhưng cũng đã có rất nhiều
ngày đêm phải học tập và sinh hoạt trong cảnh thiếu điện, thiếu ánh sáng. Khi
đó, chúng em đã sử dụng các loại đèn nạp ở chợ để làm nguồn sáng học tập,
tuy nhiên những loại đèn nạp này lại sử dụng pin nạp hoặc accqui, đây là
những loại nguồn điện phổ biến hiện nay tại Việt Nam nhưng lại có tuổi thọ
thấp, không bền và khá độc hại. Vấn đề lớn nhất của các loại đèn nạp này là
phải nạp điện đủ trước khi sử dụng, nếu nạp điện đủ mà không sử dụng một
thời gian, nạp điện trong thời gian dài và khi sử dụng đèn cũng sáng được
không lâu; việc mất điện tại thành phố thường là bất ngờ, không được báo vì
thế chúng em thường thụ động trong việc tạo ra nguồn điện làm sáng đèn.

Chúng em tự hỏi liệu có thể một chiếc đèn mà có thể tích điện được lâu
và trong thời gian ngắn. Sau khi tham khảo các tài liệu về đèn học hiện nay và
được các thầy cô bộ môn vật lý của trường khuyến khích, ủng hộ, chúng em
đã quyết định thực hiện đề tài “Đèn học chủ động” với mục đích tạo ra một
chiếc đèn học có thể cung cấp ánh sáng cho quá trình học tập, sinh hoạt khi
mất điện.
4
PHẦN II: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ ĐIỂM MỚI, SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI
1. Chế tạo ra một sản phẩm đèn mới chủ động để nạp điện sử dụng.
Khi có nguồn điện nhưng không ổn định thì có thể tranh thủ dùng
nguồn điện ấy để tích đầy điện trong thời gian ngắn.
Trường hợp không có bất cứ nguồn điện nào, có thể dùng máy phát
điện quay tay của đèn để thắp sáng đèn và còn có thể sử dụng như một nguồn
điện để nạp điện cho các thiết bị khác như điện thoại di dộn hoặc chạy đài
Ngoài sử dụng điện năng, còn có thể sử dụng các nguồn năng lượng
khác thân thiện môi trường, các nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng mặt
trời, năng lượng gió, để tích điện cho đèn giúp thắp sáng trong mọi hoàn
cảnh
2. Sử dụng cách lưu trữ mới, thay thế cho pin và ắc quy đó là sử dụng siêu tụ
điện.
3. Sử dụng đèn LED để kết hợp với siêu tụ điện làm đèn dùng trong học tập.
4. Sản phẩm này không chỉ dùng như một đèn thắp sáng mà còn có thể dùng
nguồn điện của nó cho những dụng cụ tiêu thụ dòng điện với điện thế không
cao như: đài điện, nạp điện cho điện thoại…
5
PHẦN III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN
1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Sử dụng đèn thắp sáng bằng LED với nguồn điện có điện
thế thấp (nhỏ hơn 7V).

Nội dung 2: Chế tạo bộ tích điện dùng siêu tụ điện: Khi có điện đèn có
thể thắp sáng bình thường, khi mất điện vẫn có thể thắp sáng dùng siêu tụ
điện.
Nội dung 3: Nghiên cứu cách nạp điện nhanh cho siêu tụ điện và điều
chỉnh dòng điện ra ổn định thắp sáng cho LED.
Nội dung 4: Nghiên cứu cách làm máy phát điện quay tay nạp điện
nhanh cho siêu tụ.
Nội dung 5: Nghiên cứu cách có thể dùng các nguồn năng lượng tái tạo
khác để nạp điện cho siêu tụ điện.
1.1. Cơ sở lí thuyết
Để chế tạo đèn học chủ động thì việc đầu tiên là tạo ra một nguồn điện
chủ động. Chúng em đã sử dụng một động cơ điện để tạo ra nguồn điện này.
1.1.1. Nguyên lí hoạt động của đèn điện.
Đèn điện hoạt động được khi có một điện áp đặt vào hai đầu của nó
Nếu ta đặt một điện áp U vào hai đầu của đèn, đèn có điện trở R thì
cường độ dòng điện qua đèn là:
U
I
R
=

1.1.2. Nguyên lí hoạt động của đèn điện dùng siêu tụ điện.
Ta có:
6
0
iR
ln
o
q
t

q
t t
RC RC
o o o
t
RC
o
q q dq dt dq
R
C C dt RC q
q t q q
e e
q RC q q
q q e
− −


=− ⇒ = ⇔ =−
⇔ =− ⇔ = ⇔ =
⇔ =
∫ ∫

1.1.3. Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của các linh kiện sử dụng trong đèn
học chủ động.
1.1.3.1. Động cơ điện.
Đặc điểm của động cơ điện là khi có dòng điện thích hợp đi vào động
cơ thì roto của động cơ sẽ quay, dựa vào đặc điểm này, chúng em dùng một
động cơ theo cơ chế ngược lại, tức là nếu quay roto của động cơ theo một tốc
độ hợp lí thì sẽ thu được một điện áp ở đầu ra của động cơ.
Ở đây dùng một động cơ bước.

Động cơ bước là động cơ không chổi than DC mà chia vòng quay đầy
đủ vào một số bước bằng nhau. Vị trí động cơ sau đó có thể được ra lệnh và
di chuyển được giữ tại một trong các bước sau đó mà không cần bất kì cảm
biến phản hồi nào, miễn là động cơ có kích thước hợp lí trong ứng dụng.
Sự vận hành của motor bước: Bạn thấy khi xung cấp cho cuộn dây,
cuộn dây sẽ có từ tính và tạo ra tương tác với phần quay (vốn là một nam
châm vĩnh cữu) để tạo ra chuyển động quay, mỗi lần chỉ quay một bước.
Cấu tạo của động cơ bước
7
Motor bước lấy bước góc làm đơn vị tính (các loại motor khác lấy số
vòng quay làm đơn vị tính), motor bước gồm có 2 phần: Phần tĩnh (Stator)
gồm các cuộn dây quấn trên các trụ từ cực khi các cuộn dây này nhận dòng
xung nó sẽ trở thành các cực nam châm điện và tương tác với Phần
quay (Rotor) là nam châm vĩnh cữu và sẽ tạo ra chuyển động quay. Đặc tính
là phần quay, quay mỗi nhịp chỉ nhíc 1 bước, đo đó góc của bước là một tham
số của motor bước.
1.1.3.2. Siêu tụ điện
Sau khi có một nguồn điện, việc tích trữ lại năng lượng điện để sử dụng
cho quá trình thắp sáng đèn là rất cần thiết. Việc sử dụng pin nạp, acquy có
nhiều hạn chế, ở đây chúng em sử dụng siêu tụ điện để chứa điện.
1.1.3.2.1. Nguyên lí hoạt động cửa siêu tụ điện
Tụ điện là hai bản kim loại phân cách giữa chúng là chất điện môi.
Điện dung của tụ điện C tính bằng fara đặc trưng cho khả năng tích lũy năng
lượng điện trường của nó. Điện dung của tụ điện phẳng được xác định theo
biểu thức sau:
.
4
S
C
k d

ε
π
=
. Trong đó,
ε
là hằng số điện mội, S là diện tích bản
cực, d là khoảng cách giữa hai bản cực. Để tăng điện dung C cần chế tạo tụ
điện có diện tích bản cực lớn, bằng cách sử dụng nhiều lá nhôm mỏng quấn
lại hoặc giảm khoảng cách giữa hai bản cực. Tuy nhiên khi giảm khoảng cách
thì điện áp định mức của tụ điện cũng giảm đi. Trong tụ điện truyền thống
năng lượng được tích lũy bởi hạt mang điện là các điện tử và tạo nên điện áp
giữa hai bản cực Các tụ điện thông thường chỉ có điện dung cỡ microfara
(một phần triệu fara). Tụ điện hóa có lớp điện phân tạo nên lớp điện môi oxit
nhôm rất mỏng, bền vững nên điện dung của nó tăng rõ rêt. Chú ý là tụ hóa có
cực tính.
Siêu tụ
điện
8
Hình 1. Các loại tụ điện
(supercapacitor hoặc ultracapacitor) có bản cực là than hoạt tính có cấu trúc
gồm nhiều lỗ rỗng. Nhờ cấu trúc gồm lỗ rỗng nhỏ li ty này mà diện tích bản
cực tăng lên rất nhiều. Diện tích bản cực của điện cực than hoạt tính vào
khoảng 400 - 1000 m/gam. Ví dụ tụ điện điện cực than hoạt tính có kích cỡ
nằng nửa lon nước ngọt có diện tích bản cực tới 25.000m
2
, khoảng cách cũng
giảm đi rất nhiều, do đó điện dung có thể đạt được cỡ fara lớn hơn điện dung
của tụ điện hóa thông thường hàng triệu, thậm chí hàng tỷ lần. Hằng số điện
môi của siêu tụ điên có thể đạt tới. Để chế tạo các bản cực trong siêu tụ điện
người ta thường sử dụng:

- Carbon nanotubes.
- Oxit kim loại.
- Polyme dẫn điện.
Điện áp giữa các bản cực vào khoảng 2-3 V
Điện dung của tụ điện phẳng tính bằng:
Tụ điện truyền thống năng lượng được tích lũy bởi hạt mang điện là các
điện tử và tạo nên điện áp giữa hai bản cực. Trong siêu tụ điện mỗi lớp gần
như vật dẫn chỉ chịu được điện áp thấp. Để chịu được điện áp cao chúng cần
được ghép nối tiếp với nhau. Nói chung để tăng mật độ năng lượng tích lũy
cần sử dụng vật liệu xốp cỡ nano.
Hình 2.
Hình 2. Biểu diễn mật độ năng lượng của các thiết bị tích điện. Các
ăcquy chì có mật độ 30-40 Wh/kg, awcquy Lithium-ion có mật độ năng lượng
lên đến 120 Wh/kg còn các siêu tụ điện có mật độ năng lượng tới 6 kWh/kg
với hiệu suất 95%. Ăcquy hoạt động dựa theo nguyên lý điện hóa do đó tốc
9
độ phóng nạp của nó tương đối chậm. Việc nạp đầy ắcquy cần khoảng 8 giờ.
Các tụ điện có thể phóng nạp rất nhanh với hằng số thời gian bị giới hạn bởi
tổn hao nhiệt của các điện cực, do đó chỉ bằng một phần trăm thời gian nạp
ăcquy.
1.1.3.2.2. Các đặc điểm của siêu tụ điện
a. Đặc điểm về quá trình phóng điện của siêu tụ điện.
Khi nạp đầy điện cho tụ thì tụ sẽ xảy ra quá trình phóng điện, theo sơ
đồ như hình trên thì năng lượng của tụ sẽ giảm dần một cách tuyến tính.
Điện dung của tụ:
.
4
S
C
k d

ε
π
=
Năng lượng của tụ khi được tích điện đến hiệu điện thế U:
2
1
W . .U
2
C=
Khi tụ phóng điện, do điện trở trong của tụ nên điện áp của tụ giảm đột
ngột từ giá trị U
o
xuống một lượng U
esr
, sau đó điện thế tụ tụ giảm tuyến tính
theo hàm bậc nhất của thời gian.
Nếu như vậy hoạt động của đèn sẽ không ổn định, cần một mạch
chuyển đổi có chức năng làm cho điện áp ở đầu ra luôn ổn định, sau đó giảm
đột ngột xuống giá trị U
min
10
Nếu hiệu điện thế:
min
2
U
U =
thì năng lượng còn lại trong tụ chiếm:
2
2
0.5

2
2
1
1 1
1
. . .
.
W
1
2 2
4
1
W 4
. .
2
C U
U
U
C U
 
 ÷
 
= = =
, như vậy, ta đã sử dụng được 75% năng lượng
của tụ.
b. Các ưu điểm của siêu tụ điện.
So với pin và ăcquy thông thường siêu tụ điện có những ưu điểm sau:
- Cho phép nạp rất nhanh.
- Cho phép phóng nạp nhiều lần (hàng vạn lần) so với từ 200 đến 1000
lần của ăcquy.

- Phương pháp nạp đơn giản, không cần mạch cảnh báo nạp đầy, khi
quá tải không gây ảnh hưởng tới tuổi thọ.
- Tuổi thọ cao, trên 10 năm.
- Đặc điểm cũng như là nhược điểm của siêu tụ là sau khi nạp no điện
(đạt điện thế tối đa) khi sử dụng điện thế giảm một cách tuyến tính. Do đó cần
có cách tự điều chỉnh để có điện thế làm việc ổn định.
c. Đặc điểm của siêu tụ điện khi dùng thắp sáng LED
- Khi siêu tụ nạp no điện ở điện thế
o
U
, bắt đầu cho phóng điện ở hai
đầu siêu tụ giảm,
r
U
bằng dòng điện X điện trở trong siêu tụ.
- Làm một mạch gọi là DC/DC convertor sao cho điện thế giảm tuyến
tính từ
0
U
đến
min
U
, dòng điện cấp cho LED hầu như không đổi.
1.1.3.3. Đèn LED
1.1.3.3.1. Cấu tạo của đèn LED
+ Phần tử phát sáng LED (Light-emitting diode – Đi-ốt phát xạ ánh
sáng)
Bản chất của LED là một đi-ốt, nó chứa một chíp bán dẫn có pha các
tạp chất để tạo ra một tiếp giáp p – n: kênh p chứa lỗ trống, kênh n chứa điện
tử, dòng điện truyền từ A-nốt (kênh p) đến K-tốt (kênh n), khi điện tử lấp đầy

chỗ trống nó sinh ra bức xạ ánh sáng, các bước sóng phát ra có màu khác
nhau tùy thuộc vào cách chế tạo trong chíp bán dẫn. LED phân thành ba loại
11
chính theo dải công suất: cỡ nhỏ, cỡ trung bình, cỡ lớn. LED dùng làm đèn
thắp sáng cơ bẳn là đèn LED xanh, từ đó tạo ra hai màu đỏ lục trộng lại thành
LED thắp.
+ Mạch in của đèn
Để chế tạo đèn từ phần tử phát sáng, ta phải nối mạch điện thích hợp
cho đèn hoạt động. Mạch điện sử dụng phải là mạch in và phải có bộ phận tản
nhiệt.
Chất lượng mạch in, chất lượng mối hàn giữa LED với mạch in ảnh
hưởng đến lớn đến độ bền của đèn, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt
Nam, nếu chất lượng của mạch in và mối hàn không tốt dễ gây oxi-hóa đứt
mạch in, không tiếp xúc làm cho đèn không thể phát sáng sau một thời gian
sử dụng.Trong thực tế người ta có thể sử dụng mạch in thường, ghép phần tử
phát sáng với nhau bằng nhôm, gốm cho phép tản nhiệt nhanh cho loại LED
công suất trung bình và lớn
+ Bộ nguồn
Bộ nguồn cấp điện cho đèn LED phải đảm bảo cung cấp dòng điện và
điện áp ổn định phù hợp lới loại LED đang sử dụng các linh kiện chế tạo bộ
nguồn phải có tuổi thọ sử dụng tương đương với tuổi thọ của LED. Với loại
đèn công suất nhỏ bộ nguồn đơn giản chỉ là một nguồn áp kết với một điện
trở hạn dòng cho LED nhưng đối với LED công suất trung bình và lớn cần tạo
một nguồn dòng cho LED.
+ Bộ phận tản nhiệt
Phần tản nhiệt cho đèn LED được thiết kế nhằm đưa phần tinh thể phát
sáng không bị nóng lên khi sử dụng bộ phận này đặc biệt quan trọng khi thiết
kế đèn LED công suất trung bình và lớn, nếu bộ phận tản nhiệt này có kết cấu
không phù hợp thì phần tử LED sẽ nhanh bị già, hiệu suất phát sáng giảm đi
đáng kể.

+ Vỏ
Để đảm bảo cho đèn hoạt động ổn định và bền, vỏ đèn được chế tạo để
có độ chống thấm nước cao, đồng thời đảm bảo khả năng tỏa nhiệt nhanh
chóng.Do vậy khi sử dụng đèn LED chúng ta căn cứ vào các yếu tố chính trên
đây để có thể đưa quyết định đúng khi mua hàng.
1.1.3.3.2. Nguyên lí hoạt động của đèn LED.
LED dựa trên công nghệ bán dẫn. Hoạt động của LED giống với nhiều
12
loại điốt bán dẫn. Khối bán dẫn loại p chứa nhiều loại lỗ trống tự do mang
điện tích dương nên khi ghép với khối bán dẫn n (Chứa các điện tử tự do) thì
các lỗ trống này có xu hướng chuyển động khuyếch tán sang khối n. Cùng lúc
khối p lại nhận thêm các điện tử (điện tích âm) từ khối n chuyển sang. Kết
quả là khối p tích điện âm (thiếu hụt lỗ trống và dư thừa điện tử) trong khi
khối n tích điện dương (thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ trống). Ở biên giới hai
bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi chúng tiến lại gần
nhau, chúng có xu hường kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa.
Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng (hay các bức
xạ điện từ có bước sóng gần đó).
Tùy theo mức năng lượng giải phóng cao hay thấp mà bước sóng ánh
sáng phát khác nhau (tức màu sắc của LED sẽ khác nhau). Mức năng lượng
(và màu sắc của LED) hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc năng lượng của các
nguyên tử chất bán dẫn.
LED thường có điện thế phân cực thuận cao hơn điốt thông thường,
trong khoảng 1,5 đến 3V. Nhưng điện thế phân cực nghịch ở LED thì không
cao. Do đó LED rất dễ bị hư hỏng do điện thế ngược gây ra.
1.2. Chế tạo đèn học chủ động
1.2.1. Thiết kế bản vẽ mô phỏng đèn học chủ động và vị trí các bộ phận
Mạch thiết kế ban đầu:
13
Mạch thiết kế lần thứ 2:

`
Sử dụng nguồn nạp điện có hiệu điện thế xoay chiều từ 10 – 30V, dòng
điện đi qua bộ điốt đầu tiên chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng 1 chiều
vào bộ hạ áp thứ nhất. Bộ hạ áp có tác dụng biến hiệu điện thế > 8.5V thành
hiệu điện thế 8.1V. Tiếp tục dòng điện được đi qua đi-ốt thứ 2, đi-ốt này có
khả năng cản trở sự phóng điện ngược trở lại của siêu tụ điện, giúp cho siêu tụ
không bị tiêu hao năng lượng. Ta mắc điện trở như hình vẽ để đảm bảo hiệu
điện thế 3 tụ luôn luôn bằng nhau và bằng 2.7V giúp cho tụ không bị vượt quá
giới hạn tích trữ cho phép. Dòng điện tiếp tục được đi qua khóa K và vào bộ
hạ áp thứ 2, bộ hạ áp này có khả năng biến các hiệu điện thế có U > 4V thành
U = 3.3V để đi vào đèn, giúp đèn sáng ổn định và có hiệu suất phát quang cao
và khó bị hỏng.
1.2.2. Lắp đặt bảng mạch theo thiết kế
14
DC - DCNguồn nạp DC – DC
( 8.1V)
>8.5
V
>4V
Bộ hạ áp
Bộ hạ áp
100K/1%
100K/1%
100K/1%
DC – DC
2
DC – DC
1
Nguồn nạp
10-30V

1.2.3. Lắp ráp các bộ phận theo sơ đồ vị trí đã thiết kế
1.3. Thử nghiệm đèn học chủ động
Nạp điện cho tụ no rồi đo hiệu điện thế giữa hai cực của bộ siêu tụ được
8,1 vôn.
15
Bật đèn LED thắp sáng. Đo thời gian xem bao lâu thì đèn LED tắt ( khi
hiệu điện thế yếu quá thì đèn LED nhấp nháy, quá độ thì tắt ).
Đo hiệu điện thế giữa 2 đầu tụ và ở 2 đầu đèn LED lúc bắt đầu nhấp
nháy và lúc tắt.
Chú ý không để chập điện, nhất là hai đầu tụ.
Lúc đèn tắt, quay máy phát xem có nạp được điện cho tụ không.
Khi đèn LED sáng có thể thử nối cho mô tơ chạy 3 vôn xem mô tơ có
hoạt động không
Thời gian đèn sáng được kể từ khi nạp đầy điện cho tụ đến khi hiệu điện
thế của tụ đạt U
min
= 4V là 2h.
2. Các nội dung sẽ nghiên cứu trong thời gian tới:
Chúng em sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng và làm sâu sắc thêm nội dung
của đề tài:
• Nghiên cứu sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời để tích
điện cho siêu tụ.
• Nghiên cứu cơ chế mới thay bằng việc quay tay động cơ, đó là: dùng
một xe đạp kết nối với bộ phận truyền động của động cơ. Khi đạp xe, động cơ
cũng đồng thời quay và tạo ra điện để tích cho tụ. Hệ thống xe đạp và đèn này
có thể đặt tại các công viên trong thành phố, nó vừa là công cụ giúp mọi
người tập thể dục vào ban ngày và ban đêm có thể dùng đèn để chiếu sáng
công viên tạo không gian vui chơi, nghỉ ngơi cho người dân.
• Nghiên cứu cải tiến kích thước của đèn nhỏ hơn, tiện cho việc sử
dụng.

• Nghiên cứu làm giảm điện áp cực tiểu U
min
xuống dưới giá trị 4V để
tiết kiệm năng lượng hơn nữa.
16
PHẦN IV: KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
- Đã chế tạo thành công máy phát quay tay kết hợp với động cơ để nạp
điện cho siêu tụ điện.
- Đã tìm được cách dùng siêu tụ điện thắp sáng ổn định cho đèn LED.
- Đã nghiên cứu và tìm ra các cách thích hợp nạp điiện cho siêu tụ từ các
nguồn điện khác.
- Đã hoàn thành đèn học chủ động một cách hoàn toàn chủ động có điện
để thắp sáng lúc mất điện trong một khoảng thời gian lâu dài.
- Đã chế tạo thành công đèn học chủ động để:
+ Có thể sử dụng được trong mọi hoàn cảnh
+ Có thể sử dụng để làm nguồn điện nạp điện cho các thiết bị điện tử khác
như đài radio, điện thoại di động,
+ Có tuổi thọ cao, khá bền nên có thể sử dụng được lâu dài
+ Xách theo đến những nơi không có ánh sáng, khi đi xa.
+ Đèn có độ bền cao, tiết kiệm năng lượng.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Học đi đôi với hành.
- Rèn luyện kĩ năng trong thực hành sáng tạo và làm việc nhóm.
- Ứng dụng vào thực tiễn.
- Có ý nghĩa trong việc phát triển khoa học công nghệ tiên tiến giữa lí
thuyết và thực tiễn.
- Cung cấp kịp thời những sản phẩm xã hội đang yêu cầu.
- Phát triển với công nghệ hiện đại, ứng dụng được ngay với mức độ từ
thấp đến cao.

- Sử dụng trong các gia đình và trường học, nơi công cộng
17

×