Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Gián án áp dụng phương pháp mới theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.6 KB, 15 trang )

Phần 1: đặt vấn đề
Vấn đề dạy và học để có hiệu quả là vấn đề được quan tâm từ xưa đến
nay , đặc biệt trong tình hình xã hội hiện nay Việt Nam đã ra nhập WTO đòi hỏi
người học phải có tri thức thực sự để đáp ứng được yêu cầu xã hội .
Theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục - đào tạo, toàn ngành giáo dục đang đổi
mới phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học theo hướng phát huy tính tích cực
của người học, tập trung vào hoạt động học của học sinh., tiếp tục thực hiện cuộc
vận động “ Hai không ” với 4 nội dung . Cá nhân tôi nhận thấy vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học đang là vấn đề cấp thiết, trọng tâm để hoàn thành mục tiêu
giáo dục.
Vậy dạy thế nào , học thế nào để học sinh nắm được kiến thức và vận dụng
được vào cuộc sống vấn đề này được bàn nhiều ,cải tiến nhiều . Phương pháp
phát huy tính tích cực của học sinh là phương pháp thực hiện đúng nguyên lý
giáo dục phương pháp mà thầy chủ đạo , trò chủ động . trò là chủ thể nhận thức
đã được các nhà sư phạm áp dụng ở bộ môn sinh học ở bậc THCS và đặc biệt sau
một vòng thay sách giáo khoa mới vẫn chưa vận dụng được phương pháp này .
Giáo viên vẫn còn ngại sử dụng phương tiện dạy học , chưa cải tiến cách soạn bài
, cách giảng bài . Do vậy học sinh nhận thức kiến thức bộ môn bị động , không
vận dụng được thực tế , chỉ học thuộc lòng , gặp các hiện tượng tương tự học sinh
không giải quyết được …
Trước tình hình đó để giảng theo phương pháp mới đầu tiên là soạn bài .
Vởy soạn thế nào , dạy thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh là vấn
đề rất cần thiết đối với bộ môn sinh học bậc THCS .
Chính vì lý do trên tôi đã chọn sáng kiến phát huy tính tích cực của học
sinh trong giảng dạy môn sinh học 6 .
1
Phần II: giảI quyết vấn đề
1.Cơ sở lý luận
-Dựa trên định hướng đổi mới phương pháp dạy học của NQTW II khoá
XIII đã khẳng định :
“Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo , khắc phục lối truyền thụ một chiều


,rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học . Từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học ”.
Định hướng trên được pháp chế hoá trong điều 24.2 của Luật giáo dục : “ Phương
pháp giáo dục phổ thông phảI phát huy tính tích cực , tự giác, chủ động , sáng tạo
của học sinh ,phù hợp với đặc điểm củ từng lớp học , môn học bồi dưỡng phương
pháp tự học , rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn , tác động đến
tình cảm , đem lại niềm vui hứng thú trong học tập cho học sinh ”
-Dựa trên nguyên lý giáo dục :
Học đi đôi với hành , lý thuyết gắn liền với thực tiễn . Hih thành kiến thức từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng .
2.Cơ sở thực tiễn :
-Về giáo viên :
áp dụng phương pháp mới vào bài dạy thì giáo viên thực sự là người chủ
đạo , đạo diễn , tổ chức và hướng dẫn cho học sinh trong tiết học .
-Về học sinh :
Là chủ thể của nhận thức , chủ động tiếp thu bài , tiếp thu có chọn lọc , biến kiến
thức trên sách vở , của thầy thành kiến thức riêng của mình .
3.Phạm vi ứng dụng :
áp dụng cho giảng dạy bộ môn sinh học các trường THCS đặc biệt đối với
các vùng học sinh còn lười học .
Kết quả nghiên cứu về mặt thực tiễn và giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.
2
Sau đây là một số ví dụ cụ thể về bài soạn môn Sinh học 6 và dạy thực
nghiệm ở trường THCS.
Ví dụ 1. Bài soạn số 18: Các loại thân biến dạng
1. Bài soạn áp dụng theo phương pháp lấy giáo viên làm trung tâm.
1.1.Mục tiêu.
Làm cho học sinh nắm được các loại thân biến dạng, hiểu được giá trị của
các loại thân dự trữ chất hữu cơ.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, phân biệt.

1.2. Phương pháp.
Trực quan - Đàm thoại.
1.3. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Củ khoai tây, củ rong, củ gừng, củ su hào, cây xương rồng,
tranh vẽ các thân biến dạng.
- Học sinh: Mẫu vật sống: Củ khoai tây, củ rong, củ gừng, củ su hào, cây
xương rồng.
1.4. Các bước lên lớp.
A. Tổ chức: 6B: 30/30
B. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1. Nêu sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan trong thân?
Câu 2. Nêu sự vận chuyển chất hữu cơ trong thân?
C. Bài mới.
Phương pháp Nội dung
- Giáo viên: Cho học sinh quan sát cây xương rồng.
? Hãy mô tả hình dạng đặc điểm cấu tạo ngoài của
cây xương rồng?
- Một học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh bẻ một mảnh thân
xương rồng và quan sát và rút ra nhận xét.
? Nhựa xương rồng có màu gì?
? Xương rồng sống ở đâu? Tại sao lại sống được
1.Thân dự trữ nước.
- Khi bẻ cành xương rồng thì
thấy nước và nhựa chảy ra
nhiều gọi là mủ.
- Như vậy xương rồng thuộc
3
ở đó?
- Giáo viên: Nêu MQH giữa cơ thể sống và

môi trường?
- Giáo viên: Cho học sinh quan sát củ su hào, gợi ý
cho học sinh rút ra kết luận.
- Giáo viên: Cho học sinh quan sát chồi ngọn và
chồi nách để rút ra: Củ su hào có chồi ngọn, chồi
nách và lá.
- Giáo viên: Cho học sinh quan sát củ rong, củ
gừng (chú ý: lá vẩy, chồi ngọn, chồi nách).
? Củ gừng và củ rong giống và khác củ su hào như
thế nào?
? Chồi nách chồi ngọn của củ gừng khác với củ
su hào như thế nào?
? Củ gừng thuộc loại thân gì?
- Giáo viên: Cho học sinh quan sát củ khoai tây đã
nẩy mầm.
? Củ khoai tây là thân gì?
? Bộ phận nào biến đổi thành củ?
thân dự trữ nước nên có thể
sống ở những nơi khô hạn
như sa mạc. Lá biến đổi thành
gai giảm sự thoát hơi nước.
2. Thân dự trữ chất hữu cơ.
a. Thân dự trữ trên mặt đất.
- Củ su hào chính là thân
nhưng đã biến dạng chứa chất
dự trữ cho cây.
- Kết luận: Như vậy củ su hào
là loại thân củ trên mặt đất.
b. Thân dự trữ trong đất.
- Củ rong, củ gừng có chồi

nách, chồi ngọn, có lá nên
cũng là thân nhưng vì nằm
trong đất và dự trữ nên gọi là
thân rễ.
- Củ khoai tây là thân củ do
các đầu cành dưới đất phình
to ra chứa chất dự trữ.
D.Củng cố:
1. Thân rễ và thân củ giống thân thật ở những điểm nào?
2. Em thương gặp những cây nào có thân mọng nước? Chúng sống ở
đâu?
4
E. Hướng dẫn về nhà.
Học bài và sưu tầm một số thân biến dạng.
Giờ sau chuẩn bị 5 loại lá: Mít, Bưởi, Dứa, Cau, Tre.
2. Bài soạn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
2.1. Mục tiêu.
- Học sinh cần quan sát xác định được đặc điểm và chức năng của một số
loại thân biến dạng, có khái niệm thân biến dạng. Giải thích một số biện pháp
trong trồng trọt thu hoạch rau củ, đảm bảo tăng năng suất và phẩm chất.
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích và sử dụng trực quan.
- Hình thành ý thức bảo vệ và chăm sóc cây trồng.
2.2. Phương pháp.
Trực quan, nêu vấn đề, hoạt động nhóm…
2.3. Chuẩn bị.
Giáo viên: Củ su hào, củ gừng, củ khoai tây mọc mầm, bảng phụ…
Học sinh: Củ su hào, củ gừng, củ khoai tây mọc mầm.
2.4. Các bước lên lớp.
A. Tổ chức: 6A:33/33
B. Kiểm tra.

? Thân cây có những bộ phận nào? Dạng nào? Chức năng chính của thân?
C. Bài mới.
1.Hoạt động 1: Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến
dạng.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a. Quan sát các loại củ, tìm đặc điểm
chứng tỏ là thân.
- Yêu cầu học sinh quan sát các loại củ xem
chúng có đặc điểm gì chứng tỏ là thân.
- Quan sát mẫu vật tìm chồi và lá có
hay không?
5
- Lưu ý đưa ra củ su hào có chồi nách, củ
gừng có chồi để học sinh dễ quan sát.
- Yêu cầu học sinh phân loại củ thành các
nhóm dựa trên vị trí của nó so với mặt đất,
hình dạng củ, chức năng.
- Yêu cầu học sinh tìm đặc điểm giống và
khác nhau giữa các loại củ trên.
- Hướng dẫn học sinh bóc vỏ củ rong tìm
mắt nhỏ đó là chồi nách, còn các vỏ hình
vẩy là lá.
- Cho học sinh trình bày tự bổ sung
lẫn nhau.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trả lời
4 câu hỏi trang 58.
- Nhận xét và chuẩn kiến thức: Một số thân
biến dạng làm chức năng khác là dự trữ
chất cho cây khi ra hoa kết quả.
b. Quan sát cây xương rồng.

- Cho học sinh quan sát mẫu vật, thảo luận
theo các câu hỏi:
?1 Thân xương rồng chứa nhiều nước có
tác dụng gì?
?2 Sống trong điều kiện nào lá biến đổi
thành gai?
?3 Cây xương rồng thường sống ở đâu?
?4 Kể tên một số cây mọng nước?
- Cho học sinh lần lượt trình bày.
- Cho học sinh nghiên cứu SGK để rút ra
kết luận chung.
- Quan sát mẫu vật và tranh vẽ để
chia củ thành các nhóm theo yêu
cầu của giáo viên và nêu ra
đặc điểm:
+ Giống: Đều có chồi, có lá, đó là
thân phình to để chứa chất dự trữ.
+ Khác: Dạng rễ: củ gừng, củ rong
mọc dưới mặt đất gọi là thân rễ.
Dạng tròn to: củ su hào,
khoai tây gọi là thân củ.
- Đại diện các nhóm trình bày,
nhóm khác bổ sung.
- Đọc thông tin SGK, thảo luận
nhóm để trả lời 4 câu hỏi đại diện
nhóm trình bày kết quả, thảo luận
trước lớp từng câu hỏi.
- Quan sát và dùng que nhọn chọc
vào thân để quan sát hiện tượng,
thảo luận để trả lời các câu hỏi của

giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả,
nhóm khác bổ sung.
- Đọc thông tin SGK để chuẩn
kiến thức.
- Kết luận: Thân biến dạng để chứa
chất dự trữ hay trữ nước cho cây.
6

×