Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN: bàn thêm về thao tác đọc trong giờ đọc hiểu ngữ văn ở THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.25 KB, 19 trang )

Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
Tác phẩm văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Là
bức tranh về hiện thực đời sống được nhìn qua lăng kính chủ quan của người
nghệ sĩ. Thông qua tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ kể việc, kể chuyện,
nói về những điều tai nghe mắt thấy, phản ánh hiện thực khách quan mà còn
gửi gắm vào đó tâm tư tình cảm, nguyện vọng của mình. Tác phẩm văn
chương nào cũng mang dấu ấn riêng của người nghệ sĩ. Tác phẩm văn học vì
vậy không chỉ là tấm gương phản chiếu hiện thực khách quan mà còn là tiếng
lòng của tác giả. Có thể nói rằng tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà văn, là
đứa con mà tác giả kí thác vào đó tất cả nỗi niềm của mình.
Chất liệu của văn học là ngôn ngữ. Nhà văn sử dụng thứ công cụ diệu kì
và độc đáo này để sáng tạo. Ngôn ngữ văn học vừa đảm nhận chức năng bản
chất là công cụ của tư duy "hiện thực trực tiếp của tư tưởng"- vừa chuyển tải
hình tượng nghệ thuật theo chủ quan của người nghệ sĩ. Nói cách khác, nhà
văn đã sử dụng kí hiệu ngôn ngữ để gửi vào trong tác phẩm "mã" đời sống,
"mã" xúc cảm. Điều này đòi hỏi ở nhà văn một vốn sống, vốn kinh nghiệm, tài
năng và đặc biệt là một tâm hồn.
Đọc tác phẩm văn học là nhằm giải mã những kí hiệu ngôn ngữ, hình
tượng nghệ thuật, lí giải các hiện tượng văn học nhằm thoả mãn đòi hỏi hiểu
hết những ý nghĩa tiềm ẩn trong đó. Song như thế vẫn chưa là cái đích cuối
cùng. Người đọc còn muốn khai thông tư duy, trí tuệ, tình cảm, tìm thấy ý nghĩa
nhân sinh quan, thế giới quan trên cơ sở tiếp cận hình tượng nghệ thuật. Vì
thế, đọc văn nhằm mục tiêu đầu tiên là mong được biết, được nhận ra những
thông tin hàm chứa trong ngôn từ nghệ thuật, sau dó là hiểu chiều sâu hình
tượng nghệ thuật, sau nữa là đồng sáng tạo. Đọc văn như thế được coi là đọc
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 1
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
hướng nội, hướng vào chiều sâu ý nghĩa tác phẩm và thu nhận thông tin nghệ


thuật từ tác phẩm để "chuyển vào trong" đời sống tinh thần bạn đọc.
Trong trường phổ thông, việc tiếp cận với tác phẩm văn học được tiến
hành thông qua các giờ Đọc- hiểu. Việc tìm hiểu tác phẩm văn học ở đây có
những điểm chung với tiếp nhận văn học nói chung và có những đặc thù của
văn chương trong nhà trường.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong trường phổ thông nói chung, trường trung học phổ thông nói riêng,
môn Văn có một vị trí quan trọng vì đây là môn học công cụ. Nó đảm nhận vai
trò quan trọng cung cấp phương tiện cho các môn học khác. Môn Ngữ văn
trong nhà trường được hình thành trên cơ sở ba phân môn: Đọc hiểu, Tiếng
Việt và Làm văn. Trong đó Đọc- hiểu là phân môn giúp cho học sinh tiếp cận
trực tiếp với tác phẩm văn chương.
Hoạt động dạy học Văn trong nhà trường đã có từ rất lâu. Và qua mỗi
giai đoạn, mỗi thời kì lại có những hiểu biết khác nhau về tính chất của nó.
Đã từng một thời chúng ta quan niệm dạy Văn chủ yếu là Giảng văn. Dù
trên thực tế, các thầy giáo cô giáo có khơi gợi tư duy sáng tạo cho học sinh
như thế nào đi nữa thì quan niệm Giảng văn vẫn là mô hình "dạy học lấy thầy
giáo làm trung tâm". Giờ học Văn chủ yếu là giờ thầy giảng, trò nghe, trò ghi
chép, học thuộc một cách thụ động. Dạy Văn là dạy những điều thầy biết về
văn cho học sinh, ít quan tâm hình thành kĩ năng đọc, phát huy suy nghĩ của
học sinh.
Khi tiếp thu quan niệm dạy Văn của Liên xô (cũ), chúng ta gọi dạy Văn là
phân tích tác phẩm trong nhà trường. Cách gọi này đã thu hẹp nội hàm của
việc dạy Văn. Xét về mặt logic, hai chữ "phân tích" quá hẹp, bởi đây chỉ là một
thao tác khoa học phổ biến, chủ yếu dùng lí trí để chia tách văn bản ra từng
phần để chiếm lĩnh. Trong khi đó, tác phẩm văn học viết ra là để đọc. Nhiệm vụ
của nhà trường là dạy cho học sinh biết cách đọc để khi ra trường học sinh biết
tự đọc, từ đó mà lớn lên, tham gia vào mọi hoạt động xã hội.
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 2
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT

Trong thực tế đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, có thể gọi
môn Văn trong nhà trường là môn dạy Đọc văn (hay Đọc- hiểu). Có thể nói,
đọc văn là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động tiếp nhận văn
chương. Trong nhà trường, đọc văn cùng với các hình thức khác giúp học sinh
giải mã, lĩnh hội tác phẩm. Đương nhiên không thể gò ép các em vào một cách
đọc duy nhất nào đó. Giáo viên chỉ gợi cho các em biết cách đọc các thể loại
khác nhau như thế nào.
Bộ sách giáo khoa Ngữ văn mới hướng đến tính tích cực của học sinh
chỉ chú trọng đọc hiểu mà không hướng dẫn cho các em cách đọc. Vì vậy nếu
giáo viên không quan tâm đến khâu này thì học sinh cũng khó mà có cách đọc
cho hợp lí, hiệu quả.
Chọn đề tài Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn
THPT, chúng tôi nhằm góp thêm một tiếng nói giúp cho giờ Đọc- hiểu sinh
động hơn, có hiệu quả hơn và đem lại niềm yêu thích môn học cho học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nhận diện và khẳng định tầm quan trọng của công
việc đọc văn bản trong quá trình cảm nhận tác phẩm văn học nói chung và
trong quá trình đọc hiểu nói riêng. Có thể nói rằng đọc văn bản là thao tác
xuyên suốt trong quá trình cảm thụ văn học. Các thao tác trong quá trình đọc
hiểu đều có vị trí và tầm quan trọng tương đương nhau, không thể bỏ bớt thao
tác nào.

Qua đề tài, rút ra những cách thức, biện pháp giúp học sinh rèn luyện
cách đọc hiểu văn bản để khi đứng trước một văn bản "lạ", các em có thể tự
mình tiếp cận và tìm hiểu. Nhưng trước mắt là giúp các em học giờ đọc hiểu
một cách tự nguyện, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 3
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
Trong quá trình dạy môn Văn trong nhà trường, chúng tôi đã suy nghĩ,
tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm và bước đầu thể nghiệm qua một bài dạy cụ thể để

rút ra các kết luận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi dạy thể nghiệm bài "Vội vàng" của Xuân Diệu, bài học hai tiết
theo phân phối chương trình. Bộ sách chúng tôi dạy là Ngữ văn 11 chương
trình Cơ bản. Đối tượng là học sinh các lớp 11B4 và 11B6.
Đề tài này sẽ thực hiện trong ba năm.
4. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên cơ sở
các bước sau:
- Tìm hiểu vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của thao tác đọc văn bản.
- Dạy thử nghiệm.
- So sánh để rút ra kết luận.
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 4
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Thao tác đầu tiên trong quá trình cảm thụ tác phẩm văn chương là thao
tác đọc. Đọc tác phẩm văn chương không đồng nghĩa với đọc một bài báo hay
xem một cuốn truyện theo kiểu giải trí, tìm thông tin. Đọc tác phẩm văn chương
là phải chú ý, tập trung theo dõi diễn biến, tình tiết,… của tác phẩm. Nói cách
khác, đọc tác phẩm văn chương là đọc bằng cả tâm tư tình cảm và sự rung
động của con tim. Có như vậy, người đọc mới thấy được cái hay, cái đẹp mà
tác phẩm mang tới.
Tinh thần giáo dục hiện đại đã được thừa nhận là lấy học sinh làm trung
tâm, thực hành giáo dục dân chủ hoá, tôn trọng nhân cách học sinh, làm cho
học sinh trở thành người chủ thực sự của hoạt động ấy. Với tinh thần ấy, người
thầy giáo đóng vai trò là người hướng dẫn, khơi gợi, giúp các em từng bước tự
chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng. Trong xu thế ấy, đã đến lúc đổi thay
quan niệm dạy học Văn, đổi thay mô hình và phương pháp dạy học Văn. Mô
hình học Văn truyền thống là lấy thầy giáo làm trung tâm, nay lấy học sinh làm

trung tâm. Nghĩa là lấy việc đọc văn của học sinh làm trung tâm, giáo viên là
người hướng dẫn học sinh đọc văn. Hoạt động đọc phải là hoạt động chủ yếu
trong nhà trường. Học sinh là người chủ động kiến tạo kiến thức văn học trong
giờ học dưới sự tác động của thầy chứ không phải thầy nhồi nhét kiến thức
cho học sinh.
Quan niệm dạy Văn lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi giáo viên soạn bài
cho học sinh học. Nó đòi hỏi phát huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 5
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
của học sinh trong việc học, tạo cho học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức đã
biết. Tác phẩm văn chương vốn là những thực thể tinh thần tồn tại qua chất
liệu ngôn ngữ như là cái vỏ vật chất của nó. Không tri giác được ngôn ngữ
nghệ thuật, lớp vỏ vật chất của tác phẩm thì không thể nào đi vào thế giới sống
động, phập phồng hơi thở bên dưới các con chữ, các ký hiệu câm lặng của tác
phẩm. Vì vậy, con đường thâm nhập, chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật của tác
phẩm phải bắt đầu từ bước tri giác ngôn ngữ nghệ thuật.
Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của người đọc làm cho thế giới bên trong
của tác phẩm sống dậy một cách cụ thể và gợi cảm với những sự vật, hiện
tượng đời sống, được sống cuộc sống trong tác phẩm. Có thể nói, đọc văn
chương, người đọc phải có được khả năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, nếu
không thì cũng mới chỉ là phát âm lên những con chữ rời rạc, vô hồn. Tri giác
ngôn ngữ nghệ thuật nhanh hay chậm, sáng rõ hay không sáng rõ thế giới sinh
động bên dưới câu chữ là một dấu hiệu của năng lực đọc văn, của văn hóa
đọc.
Dạy học Đọc văn là quá trình đối thoại giữa học sinh- thầy giáo và văn
bản. Như thế đọc văn không chỉ là đọc văn tình nghĩa, mà còn là hoạt động tìm
người đồng cảm, đồng điệu, học cách đối thoại với mọi người. Trong giờ Đọc
văn, cả thầy giáo và học sinh đều là người đọc, đều cùng đối thoại với tác giả
ẩn giấu đằng sau văn bản. Đó là cuộc đối thoại vượt thời gian, không gian,
vượt chênh lệch lứa tuổi để đến với cái thật, cái thiện, cái đẹp. Đọc văn là hoạt

động cá tính hoá của học sinh, không nên lấy sự phân tích của thầy mà thay
thế hoàn toàn sự cảm thụ cá thể hoá của học sinh. Cần giành cho học sinh có
khoảng trời riêng để các em biểu lộ tình cảm, sự thích thú, suy nghĩ chủ động
tìm hiểu và thể nghiệm. Thầy giáo cần trân trọng cách cảm thụ, cách hiểu và
thể nghiệm độc đáo của học sinh, làm sao cho học sinh thấy mình làm chủ việc
đọc của mình dưới sự hướng dẫn của thầy. Điều này phù hợp với nguyên tắc
trân trọng, phát triển chủ thể học sinh.
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 6
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
Văn bản là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của con người. Muốn hiểu biết
rõ đòi hỏi phải công phu, sáng tạo. Đọc là con đường chủ yếu để đi vào thế
giới của văn học. Việc học văn bắt đầu từ đọc văn. Đây là nấc thang đầu tiên
mà học sinh phải bước trên con đường học văn.
Theo GS.TS Trần Đình Sử, việc dạy Đọc văn phải tuân theo các nguyên
tắc sau:
- Học sinh phải đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa, tự tìm hiểu từ ngữ, bố
cục và khái quát được nội dung, tư tưởng, tình căm của văn bản.
- Giáo viên không làm việc giảng văn, nghĩa là không cung cấp sẵn khái quát
về nội dung, tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật của bài văn mà gợi dẫn cho học
sinh đọc, tự phân tích, dẫn học sinh từ văn bản đến những khái quát mà giáo
viên mong muốn đạt tới. Nói cách khác, giáo viên hướng dẫn học sinh tự đọc,
tự tìm hiểu từ ngữ (qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên), từ đó dần dần
hình thành năng lực tự đọc và tự khái quát nội dung văn bản để học.
- Đọc- hiểu có nghĩa là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân
tích, khái quát, biện luận đúng sai về logic, tức là kết hợp với năng lực tư duy
và biểu đạt. Như thế giáo viên phải đọc kĩ văn bản, tìm hiểu cách đọc của
mình, nêu những vấn đề khúc mắc mình phải giải quyết để hiểu văn bản. Đồng
thời tìm hiểu những khó khăn mà học sinh có thể vấp phải, nhận ra các lỗ hổng
của học sinh khiến các em khó tiếp cận văn bản và tìm cách giúp học sinh khắc
phục, xây dựng hệ thống câu hỏi thích hợp với các mục tiêu đã nêu để hướng

dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
- Chú ý đặt câu hỏi để kiểm tra xem học sinh có đọc hay không, đọc rồi có hiểu
hay không từ từ, ngữ, câu, đoạn, chi tiết, hình tượng. Phải có loại câu hỏi này
mới khiến học sinh bộc lộ những chỗ chưa hiểu của các em, từ đó dẫn dắt đến
chỗ hiểu.
Đọc văn không chỉ là dùng vỏ âm thanh của ngôn từ để khám phá tác
phẩm. Đọc văn là hành trình tiếp nhận tác phẩm, là cách chiếm lĩnh văn bản
trên nhiều bình diện lí trí và tâm hồn để từ dó học sinh có nề nếp tư duy về tiếp
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 7
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
nhận, về cảm nhận và thưởng thức tác phẩm văn học. Vậy nên việc đọc văn là
một quá trình diễn ra trên nhiều cấp độ:
- Đọc nhận biết. Thực chất đây là quá trình đọc hiểu từ ngữ trong văn bản.
- Đọc hiểu. Đọc hiểu nghĩa câu văn, đoạn văn trong văn bản.
- Đọc rung động thẩm mĩ.
- Đọc vận dụng và sáng tạo.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản theo quá trình này.
2. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sơ bài Đọc văn "Vội vàng" của Xuân Diệu, chúng tôi chọn một số
dẫn chứng để minh hoạ cho bài viết của mình.
Nên lưu ý rằng trong chương trình, “Vội vàng” là bài mở đầu cho một loạt
bài thơ Mới: “Tràng giang”- Huy Cận, “Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử, “Chiều
xuân”- Anh Thơ, “Tương tư”- Nguyễn Bính. Vì thế cần lưu ý giúp học sinh làm
quen với việc cảm nhận và phân tích thơ Mới, tạo điều kiện tiền đề cho việc
học các bài thơ tiếp theo. “Vội vàng” là bài thơ vừa tiêu biểu, thể hiện rất rõ ý
thức cá nhân của cái “tôi” thơ Mới, vừa mang đậm bản sắc riêng của hồn thơ
Xuân Diệu. Qua bài thơ này, ở một mức độ nào đó, có thể giúp học sinh nhận
ra một số nét riêng đặc sắc của thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
2.1. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc kĩ văn bản ở nhà. Trước
tiên đọc thầm, sau đó đọc to, đọc thành tiếng để cảm nhận phần nào sự tác

động của vỏ âm thanh đến tư duy và tình cảm của người đọc.
- Đoạn một (13 câu thơ đầu đầu) đọc với giọng hào hứng, say mê để bộc lộ
tình yêu mãnh liệt, tha thiết, nồng nàn, đắm đuối với cuộc sống trần thế.
- Đoạn hai (từ câu 14 đến câu 29) đọc với giọng ngập ngừng, nghĩ ngợi để thể
hiện nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước sự trôi qua nhanh
chóng của thời gian.
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 8
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
- Đoạn ba (từ câu 30 đến hết) đọc với giọng khẩn trương, hối hả để thể hiện
lời giục giã vội vàng cuống quýt để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của
mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.
Trong quá trình đọc ở nhà, học sinh cần tìm hiểu các hình tượng nghệ
thuật, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Phần
này đã được sách giáo khoa chú giải. Những chỗ nào chưa hiểu các em sẽ ghi
lại thắc mắc để giáo viên giải đáp trong giờ học trên lớp.
2.2. Tiến trình đọc hiểu
2.2.1.Đọc nhận biết (đọc hiểu từ ngữ trong văn bản)
Đây là khâu quan trọng sơ đẳng. Khi tiến hành phần này cần đạt được
hai vấn đề:
- Nắm được đại ý của văn bản.
- Nắm được thể loại, từ đó nhận ra cấu trúc thể loại.
Muốn vậy học sinh cần phải tìm hiểu ngôn từ. Ngôn từ là yếu tố thứ nhất
của văn bản. Với thơ thì càng thuộc càng tốt vì âm thanh nhịp điệu sẽ ăn sâu
vào tâm trí, càng hiểu thơ hơn. Đối với truyện phải nắm được cốt truyện. Để
hiểu văn bản phải hiểu các điển cố, điển tích, các từ khó, từ lạ, các phép tu từ.
Khi đọc văn bản cần hiểu được cách diễn đạt, từ ý này chuyển sang ý khác, từ
đó ta phát hiện ra chất văn của tác phẩm.
2.2.1.1. Nhận biết về nội dung tác phẩm
Tác phẩm nói về điều gì? Nói về dòng cảm xúc tuôn trào mãnh liệt của
nhà thơ trước cuộc đời tươi đẹp; nói về sự băn khoăn của tác giả về sự ngắn

ngủi của kiếp người, sự trôi chảy của thời gian; về thái độ sống vội vàng cuống
quýt để tận hưởng cuộc sống đẹp tươi nơi trần thế.
2.2.1.2. Nhận biết về thể loại
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 9
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
Bài thơ viết theo thể tự do, thiết lập cấu tứ trên dòng cảm xúc mãnh liệt
về tình yêu cuộc sống, về sự hữu hạn của đời người, về sự vô thuỷ vô chung
của thời gian.
2.2.1.3.Nhận biết về bố cục
- Phần một: Bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế thiết tha của nhà thơ .
- Phần hai: Thể hiện nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước sự
trôi qua nhanh chóng của thời gian.
- Phần ba: Lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi
xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.
Với mỗi phần như vậy cần phát hiện ra những từ ngữ, những chi tiết
nghệ thuật "có vấn đề" để từ đó tìm hiểu nghĩa của các yếu tố đó. Ví dụ trong
câu "Của ong bướm này đây tuần tháng mật” vừa diễn tả mùa xuân trăm hoa
đua nở, ong bướm đua nhau đi tìm mật ngọt nhưng đồng thời cũng chỉ thời
gian sau hôn lễ của đôi vợ chồng mới cưới (theo tập tục phương Tây). Và hiểu
theo ý nào thì câu thơ cũng hàm ý nói lên niềm vui sống mãnh liệt. Như vậy, ý
nghĩa của từ ngữ trong văn bản là ý nghĩa mang nội hàm tư tưởng và văn hoá
chứ không giản đơn chỉ là ý nghĩa từ điển và ý nghĩa thông dụng hàng ngày.
2.2.2. Đọc hiểu nghĩa câu văn, đoạn văn trong văn bản
Ở thao tác này cần chú ý hai việc làm cơ bản. Một là người đọc phải biết
tưởng tượng, biết cụ thể hoá những gì mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái
quát. Hai là phải phát hiện các mâu thuẫn tiềm ẩn bên trong hình tượng và tìm
hiểu lôgic bên trong của nó.
Tác giả mở đầu bài thơ bằng những ước muốn thật kỳ lạ:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 10
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
Những ước muốn, những đòi hỏi này thật kỳ lạ, thật vô lý, không thể nào
có thể trở thành hiện thực được. Con người đang ở giữa không gian của
“nắng” và “hương”. Rồi anh ta đòi hỏi can dự vào quy luật của tự nhiên, đòi
đoạt quyền tạo hoá. Quả thật quá bất ngờ. Quả thật quá to gan. Có lẽ dễ nhận
thấy thái độ ngông cuồng của nhân vật trữ tình thể hiện ở những câu thơ đầu
tiên này. Nhưng thực sự tác giả đã mê hoặc người đọc bằng những cử chỉ rất
thi sĩ. Nhà thơ cảm nhận thời gian trôi đi bằng ánh sáng, bằng hương thơm và
màu sắc, khiến người đọc cảm nhận được niềm say mê, lạc quan, yêu đời của
tác giả chứ không phải nỗi tuyệt vọng. Đó là một lòng yêu bồng bột vô bờ với
cái thế giới thắm đượm sắc hương này.
Rồi nhà thơ mở ra một thế giới ngập tràn âm thanh, màu sắc, hương vị:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng cớt hàng mi,
Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Thế giới được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Nó được bày
ra như một thiên đường trên mặt đất, như một bữa tiệc lớn của trần gian. Tất
cả mọi giác quan của thi sĩ như run lên, căng ra mà đón nhận tất cả, cảm nhận
tất cả. Sự sống ngồn ngộn phơi bày, thiên nhiên hữu hình xinh đẹp đáng yêu
như một sự gợi mở hấp dẫn đến kỳ lạ, một sự mời mọc khó có thể chối từ. Tất
cả đều tràn trề sự sống, đều ngập tràn sắc màu tươi sáng. Tác giả đã phát hiện
ra vẻ đẹp của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu đắm say, rạo rực, ngây
ngất.
Xuân Diệu viết bài thơ này khi còn rất trẻ, khi mới độ đôi mươi. Người

trai trẻ ấy nghĩ về mùa xuân yêu mùa xuân nên không thể không có cảm giác:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 11
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoà,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Cảm thức về sự tàn phá của thời gian thật nhanh và sâu. Trong cái mênh
mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là
hữu hạn, ngắn ngủi. Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ. Tuổi trẻ một đi
không trở lại thì làm gì có chuyện thời gian tuần hoàn. Trong khi đồng nhất hoá
mùa xuân với tuổi trẻ của con người, Xuân Diệu đã sống đến tận cùng cảm
giác, yêu đến tận cùng mê say và gửi cả vào mùa xuân khát vọng sống của
một tâm hông muốn vươn tới cõi vô biên. Nhưng khi ý thức thời gian đi liền với
tàn phai và huỷ diệt, nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bi kịch của con người phải
chịu sự chi phối của quy luật khách quan. Tác giả đã làm nên một cuộc chia li
bi tráng với thời gian:
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Chính vào lúc tưởng chừng như bi quan nhất, tuyệt vọng nhất, nhà thơ
đã không quay về quá khứ để hoài niệm, không tìm kiếm một ngày mai vô vọng
mà sống cùng thực tại mãnh liệt, vượt lên trên thực tại đáng đau buồn để tìm
về ý nghĩa của sự sống:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn;
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều,
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 12
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
Tưởng chừng như tác giả lặp lại cảm xúc mở đầu bài thơ. Nhưng đi liền
với các cảm giác là các hành động đã phát triển đầy đủ, trẻ trung trong trạng
thái ngây ngất, chếnh choáng. Từ thái độ ban đầu có chút e dè đến thái độ vồ
vập, vội vàng, có chút tham lam là một sự chuyển hướng của suy tư. Đây quả
là khát khao vô biên, tuyệt đích, rất tiêu biểu cho cảm xúc thơ của Xuân Diệu.
Đây là lời kêu gọi thiết tha với sự cuồng nhiệt cao độ của một trái tim khao khát
tình yêu và cuộc sống.
2.2.3. Đọc hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản
Nhà văn sáng tác bao giờ cũng nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm trong
tác phẩm. Đó là linh hồn của tác phẩm. Vì vậy đọc văn bản văn học phải chỉ ra
được cái linh hồn ấy. Tuy nhiên tư tưởng, tình cảm ấy không được nói ra bằng
lời, nó biểu hiện bằng hình tượng và ngôn từ, vì vậy đòi hỏi người đọc phải có
năng lực khái quát chính xác. Đó là biểu hiện của sự sáng tạo. Và khâu này đòi
hỏi giáo viên phải thật khéo léo mới có thể hướng dẫn học sinh thực hiện theo
đúng yêu cầu của mình.
Cảm thức về mùa xuân, về tuổi trẻ, về tình yêu, về thời gian trong “Vội
vàng” như những con sóng dạt dào, ngân nga tha thiết mãi trong lòng độc giả.
Nhà thơ đã phát hiện ra và hiến dâng cho chúng ta một thiên đường ngay trên
mặt đất này, ngay trong tầm tay của mỗi người trẻ tuổi. Hãy tận hưởng những
gì cuộc sống đã ban tặng cho ta. Hãy ôm ấp. Hãy ngắm nhìn. Hãy say mê. Nhà
thơ không tạo ra thế giới mới. Chỉ có con mắt của nhà thơ nhìn thế giới là mới
mẻ, tươi xanh. Với Xuân Diệu, cuộc sống này thật đẹp tươi. Nhưng đẹp tươi
nhất, mê hồn nhất là vì cuộc sống có con người, con người với tuổi trẻ và tình
yêu. Con người là thước đo thẩm mĩ của vũ trụ. Xuân Diệu đưa ra một tiêu

chuẩn: con người đẹp nhất là ở độ tuổi hoa niên, ở độ tuổi yêu đương mơn
mởn, non tơ. Cảnh vật mùa xuân đầy sức hấp dẫn, tất cả đều đang ríu rít, đang
giao hoà, đang căng đầy sức sống, đang chào mời , đang sẵn sàng hiến dâng
cho con người. Mùa xuân đó được cảm nhận bằng niềm háo hức, say mê, tất
cả đều vô cùng mới mẻ trong cặp mắt của thi sĩ đa tình, ham sống.
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 13
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
Nhưng thi sĩ ham sống rồi cũng đành bất lực, bởi mùa xuân đâu có đợi
chờ ai. Thời gian trôi qua, tóc trên đầu bạc trắng, cát bụi sẽ trở về với cát bụi.
Ai đâu níu kéo được thời gian? Quy luật tạo hoá vô cùng khắc nghiệt. Chỉ còn
một cách duy nhất. Đó là phải sống vội vàng, cuống quýt, tận dụng cao độ từng
giây, từng phút của tuổi thanh xuân. Xuân Diệu không chờ đợi cuộc sống mà
muốn chiếm lĩnh sự sống, thâu vào đầy đủ vẻ đẹp của cuộc sống. Sống thành
thật với chính mình. Sống hết mình.
Khát khao được sống, được yêu, khát khao giao cảm với cuộc đời và vũ
trụ, Xuân Diệu đã chiến thắng thời gian, vẫn ven nguyên sức sống dồi ào của
tuổi đôi mươi.
2.2.4. Đọc hiểu và thưởng thức văn học
Thưởng thức văn học là đỉnh cao của đọc hiểu tác phẩm văn học. Đây là
khâu mà người đọc phải tự mình chiêm nghiệm, cảm nhận vì mọi sự hiểu đều
là tự hiểu. Người đọc sẽ vô cùng sung sướng khi nhận ra tư tưởng của tác
phẩm, sự thống nhất toàn vẹn của văn bản xung quanh tư tưởng ấy, cảm nhận
được vẻ đẹp hài hoà của văn bản. Trạng thái tinh thần người đọc sẽ bừng sáng
với sự phát hiện chân lí đời sống trong tác phẩm, vừa rung động với tài nghệ
của tác giả, vừa giữ lại ấn tượng sâu đậm với các chi tiết đặc sắc của tác
phẩm.
Trong giờ Đọc văn, đây là điều mà giáo viên mong muốn học sinh đạt
đến. Đây là đỉnh điểm của quá trình tìm hiểu văn bản. Nhưng đây không phải là
điều nhất nhất em nào cũng phải đạt tới, giờ học nào cũng phải đạt được. Giáo
viên chỉ hướng dẫn học sinh chứ không nên ép buộc các em. Và trong một lớp

học chỉ cần vài em đạt được đến mức này là đã rất thành công.
3. Phân tích, đánh giá thực tiễn
Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy với đối tượng học sinh
của chúng ta có thể tiến hành quá trình đọc hiểu trên. Với bước một và bước
hai có thể thực hiện trên tất cả mọi đối tượng ở tất cả các lớp. Bước ba đòi hỏi
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 14
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
giáo viên phải có hệ thống câu hỏi phù hợp để khơi gợi sự suy nghĩ, tìm tòi,
phát hiện của các em. Đối tượng học sinh khá giỏi sẽ thực hiện được bước
này. Học sinh trung bình sẽ khó khăn hơn trong việc cảm nhận tư tưởng, tình
cảm của tác giả. Với bước bốn, chỉ có những em thực sự có kiến thức và niềm
đam mê với văn chương mới thực hiện được. Vậy nên trong quá trình dạy học,
giáo viên không nên cầu toàn, không nên ép buộc học sinh phải thực hiện
được tất cả các bước trên.
Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi rút ra những số liệu sau
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT
T/t Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu TB trở lên
1 11B4 44 4 (9,9%) 28 (64%) 12 (26.1%) 0 100%
2 11B6 45 2 (4,4%) 31 (69%) 12 (26.6%) 0 100%
4. Giải pháp
Như trên đã nói, việc dạy học Văn trong nhà trường phổ thông đã có từ
lâu. Nhưng chỉ mới mấy năm trở lại đây chúng ta mới sử dụng thuật ngữ Đọc-
hiểu để thay thế cho thuật ngữ Giảng văn trước đây. Sự thay thế này không chỉ
là việc thay thế một tên gọi mà quan trọng hơn là thay đổi cơ bản về quan niệm
dạy Văn. Cách gọi mới này chú trọng phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh trong tìm hiểu văn băn văn học.
Là giáo viên dạy Văn, chúng tôi rất nhất trí với việc thay đổi này. đồng
thời cũng muốn bàn thêm về cách thức hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm
văn học. Trong giờ Đọc- hiểu, giáo viên nên dành thời gian cho học sinh.
Hướng dẫn học sinh tìm đại ý, bố cục của văn bản; sau đó là tìm các chi tiết

nghệ thuật "có vấn đề" góp phần thể hiện nội dung của văn bản. Từ đó các em
sẽ rút ra những nhận xét về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Muốn học sinh làm được việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp tích cực giữa
thầy và trò. Thầy phải hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa, đọc kĩ
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 15
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
văn bản và soạn bài chu đáo ở nhà. Muốn hiệu quả cao hơn cần hướng dẫn
học sinh biết cách và sau đó là thích đọc tác phẩm văn học (không chỉ là các
tác phẩm được học trong chương trình). Ngoài ra giáo viên còn phải yêu cầu
học sinh học thuộc lòng tất cả các bài thơ và thuộc những đoạn tiêu biểu trong
các tác phẩm văn xuôi. Trên lớp, tuỳ theo dung lượng thời gian, giáo viên sẽ
cho các em đọc toàn bộ văn bản hoặc trích đọc. Nếu có thể, với những tác
phẩm đặc biệt, giáo viên có thể dọc cho các em nghe. Nên chú trọng khâu đọc
văn bản trên lớp. Giáo viên phải có hệ thống câu hỏi phù hợp đi từ phát hiện
đến sáng tạo. Trong giờ dạy, giáo viên không những chỉ tích cực, nhiệt tình mà
còn phải linh hoạt, chủ động ứng xử trước mọi tình huống có thể xảy ra. Trong
giờ học, giáo viên đóng vai trò là người dẫn dắt, hướng dẫn học sinh tiếp cận
với tác phẩm văn chương.
III. KẾT LUẬN
Bước đầu thực hiện giờ Đọc- hiểu, chúng tôi thấy đã thu được những kết
quả khả quan. Giáo viên ít phải giảng hơn, học sinh cũng cảm thấy được chủ
động hơn trong giờ học. Và quan trọng hơn là các em biết cách tự mình tìm
hiểu các tác phẩm văn học "lạ".
Những đóng góp của chúng tôi trong bài viết này không phải hoàn toàn
mới mẻ, chỉ xin bàn thêm về một công việc mà bất cứ giáo viên Văn nào cũng
đã, đang và sẽ thực hiện trong quá trình giảng dạy của mình. Có điều chúng ta
phải biết thực hiện công việc quen thuộc đó một cách mới mẻ, sáng tạo mới có
thể nâng cao hiệu quả giờ dạy Văn và quan trọng hơn là làm cho học sinh
nhận thức được tầm quan trọng và yêu thích hơn môn học này.
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 16

Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi bàn thêm về việc thao tác đọc
trong giờ Đọc- hiểu văn bản văn học. Rất mong được quý đồng nghiệp cùng
chia sẻ.
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 17
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy và học ngày nay- tạp chí của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam- Số
tháng 3/ 2007.
2. Ngữ văn 11- tập hai- Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)- Nhà xuất bản Giáo
dục.
3. Ngữ văn 11 (Sách giáo viên)- tập hai- Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)-
Nhà xuất bản giáo dục.
4. Một số vấn đề về phương pháp dạy đọc hiểu Ngữ văn ở THPT- GS.TS Trần
Đình Sử- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên. Nhóm tác giả biên soạn SGK Ngữ văn
thí điểm, bộ 1.
5. Thế giới trong ta- PB4 (9/20060.
6. Thế giới trong ta- PB6 (11/ 2006).
7. Thế giới trong ta- PB7 (12/ 2006).
8. Thế giới trong ta- PB9.
9. Thế giới trong ta- PB10.
10. Văn học và tuổi trẻ- Số tháng 9/ 2007.
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 18
Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
1.1. Cơ sở lí luận 1
1.2. Cơ sở thực tiễn 2
2. Mục đích nghiên cứu 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu 4
II. NỘI DUNG 5
1. Cơ sở lí luận 5
2. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu 8
2.2. Tiến trình đọc hiểu 9
2.2.1.Đọc nhận biết (đọc hiểu từ ngữ trong văn bản) 9
2.2.2. Đọc hiểu nghĩa câu văn, đoạn văn trong văn bản 10
2.2.3. Đọc hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản 13
2.2.4. Đọc hiểu và thưởng thức văn học 14
3. Phân tích, đánh giá thực tiễn 14
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT 15
4. Giải pháp 15
III. KẾT LUẬN 16
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 19

×