SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A/ Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Mĩ thuật là một hình thức nghệ thuật sử dụng đường nét màu sắc bố cục, ánh sáng …
Để ghi lại và biểu hiện tình cảm tư duy của người vẽ về thế giới xung quanh ‘ Con người
cảnh vật’ bước vào thế kỉ XXI thế kỉ của văn minh và công nghiệp. Để đáp ứng tình hình
đổi mới của đất nước Đảng nhà nước ta đã khẳng định ‘Giáo dục là quốc sách hàng đầu
của mỗi quốc gia’ và ban hành luật giáo dục khẳng định mục tiêu giáo dục toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản. Nếu thiếu một trong các mặt đó thì việc
đào tạo sẽ mất cân đối, trên cơ sở mục tiêu của giáo dục nhiệm vụ trọng tâm của tiểu học
là dạy đủ các môn trong đó có môn mỹ thuật.
Thực hiện nhiệm vụ của mỹ học ‘Giáo dục cái đẹp phải thông qua nhiều mặt hoạt
động nhiều môn học trong đó có môn mỹ thuật một vị trí quan trọng không thể thiếu
được’.
Môn mỹ thuật chỉ ra những quan điểm những tiêu chuẩn về cái đẹp. Vì vậy đã từ
lâu môn mỹ thuật là môn học chính thức trong chương trình giảng dạy ở tiểu học. Nhưng
dạy như thế nào để đạt được kết quả tốt ‘ Nhất là các em khối 1 mới từ mẫu giáo bước
lên’ đó chính là vấn đề cần đặt ra cho mỗi giáo viên chuyên mỹ thuật ở trường tiểu học.
Muốn vậy người làm công tác giáo dục nói chung và giảng dạy môn mỹ thuật nói
riêng phải tìm tòi đổi mới vận dụng sao cho phù hợp với đối tượng điều kiện của địa
phương mình để thu được hiệu quả cao nhất sao cho học sinh có điều kiện tiếp cận với
nội dung kiến thức mới, hiện đại với phương pháp học mới được chủ động tích cực trong
học tập của học sinh, nhưng lại có điều kiện để phát huy tính độc lập sáng tạo phát triển
tư duy năng lực của bản thân. Là một giáo viên giảng dạy môn mỹ thuật ở trường tiểu
học tôi nhận thấy tầm quan trọng của môn mỹ thuật trong hệ thống giáo dục phổ thông
đáp ứng xu thế phát triển của xã hội.Nên tôi thấy bản thân cần có trách nhiệm tìm tòi ,vận
dụng các phương pháp dạy học thế nào để dạy tốt môn mỹ thuật nói chung và khối 1 nói
riêng ở trường tiểu học Võ Thị Sáu nơi tôi đang công tác.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi luôn tìm đọc sách báo học hỏi các đồng nghiệp
,tìm hiểu phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp để áp dụng các tiết học trên
lớp một cách khoa học không máy móc tạo hứng thú trong học tập cho học sinh .
Sau những năm giảng dạy thực tế bộ môn này .Tôi nhận thấy dạy mỹ thuật đã khó mà
dạy các em lớp 1 càng khó hơn bởi cái khó ở đây không phải là kiến thức mà là chọn
phương pháp nào để giảng dạy tạo được kết quả cao nhất đó là tiền đề để các em học tốt
các môn học khác và bước đầu có ý thức cảm nhận cái đẹp ,cái thiện trong cuộc sống
xung quanh .Trong khuôn khổ cho phép của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi mạnh dạn
đưa ra một phương pháp mà tôi đã vận dụng khá thành công trong giảng dạy năm học
vừa qua để đồng nghiệp ,cấp trên cùng tham khảo và đóng góp ý kiến để sáng kiến của
tôi được hoàn thiện và đầy đủ hơn phục vụ tốt hơn nữa khi giảng dạy môn mỹ thuật .Vận
dụng phương pháp trò chơi để dạy tốt môn mỹ thuật khối 1 trường tiểu học Võ Thị Sáu.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Môn mỹ thuật tiểu học không nhằm đào tạo cho học sinh trở thành những họa sỹ, mà
chủ yếu giúp các em học sinh hiểu biết và từng bước nhận thức về cái đẹp, cái thiện từ đó
giúp các em có thể cảm thụ vẻ đẹp của các tác phẩm hội họa, cảnh đẹp quê hương đất
nước. Biết lựa chọn giữ gìn bảo vệ sáng tạo cái đẹp trong học tập và cuộc sống.
- Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm giúp tôi tự học tự rèn luyện để nâng cao chuyên
môn nghiệp vụ của bản thân. giúp học sinh khối lớp 1 học tốt môn mỹ thuật ,đồng thời
muốn truyền tải một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình với đồng nghiệp
cùng tham khảo đóng góp ý kiến, chung tay góp sức nâng cao chất lượng giảng dạy môn
mỹ thuật để đáp ứng với tình hình phát triển của nền giáo dục nước nhà .Và tạo hứng thú
say mê học tập cho học sinh học tốt môn mỹ thuật và các môn học khác
- Tìm ra nguyên nhân hạn chế khi học sinh học mỹ thuật ở lớp 1 kết quả vẫn chưa cao
.Để khắc phục .
3. Đối tượng nghiên cứu.
-Với lý do và mục đích nghiên cứu thì đối tượng nghiên cứu của tôi là học sinh khối lớp
1 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu nơi tôi đang công tác .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế của việc vận dụng phương pháp sử dụng trò
chơi vào thiết kế bài giảng cho phù hợp với đối tượng học sinh khối 1 nâng cao chất
lượng dạy và học.
- Tạo hứng thú cho học sinh say mê học tập phù hợp với tâm lý các em. Là nền tảng quan
trọng để các em học những lớp trên được tốt hơn và học tốt các môn học khác.
5. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp chứng minh thực nghiệm.
+ Phương pháp so sánh đối chiếu.
B/ Phần nội dung.
1. Đặc điểm tình hình.
- Với địa hình cách trung tâm huyện EaH’leo hơn 20 km ,gồm 3 thôn của xã Eawy và 5
dân tộc anh em sinh sống .Học sinh trường Tiểu học Võ Thị Sáu đa số là con em nông
thôn (cha mẹ đều làm nương rẫy )nên việc tiếp cận với khu di tích bảo tàng danh lam
thắng cảnh,cảnh đẹp đất nước còn nhiều hạn chế ,kinh tế còn khó khăn nên việc chuẩn bị
đồ dùng học tập cho các em (vở tập vẽ ,bút chì ,màu tô đất nặn …)chưa được đầy đủ .
-Học sinh mới bước từ mầm non lên nên việc tiếp cận với môn mỹ thuật còn mới mẻ và
chưa chủ động tự tin trong học tập .
Chính vì những điều ấy mà bản thân trong quá trình thực tiễn giảng dạy tôi rất boăn
khoăn và tự đặt ra cho mình phải tìm tòi học hỏi trong giảng dạy để cố gắng tạo hứng thú
tự tin cho các em trong học tập để đưa chất lượng môn mỹ thuật khối lớp 1 được lên cao
đáp ứng yêu cầu môn học .
- Đồ dùng dạy học chưa được đầy đủ (môn mỹ thuật đồ dùng dạy học tranh ảnh trực quan
rất nhiều và quan trọng cho mỗi bài học )
2. Nguyên nhân.
- Do bước đầu các em mới từ mẫu giáo lên lớp 1 nên việc học tập tiếp cận với môn mỹ
thuật còn hạn chế.
- Giáo viên giảng dạy môn mỹ thuật chưa có nhiều kinh nghiệm để truyền tải, gây hứng
thú, say mê cho học sinh học tập ‘Chưa thật sự nghiên cứu tìm tòi sáng tạo, vận dụng
nhiều phương pháp dạy học phù hợp.
- Điều kiện kinh tế mỗi gia đình khác nhau nên việc mua sắm đồ dùng học tập cho con
em mình chưa đầy đủ ( Nhất là môn mỹ thuật nếu thiếu đồ dùng học tập thì việc học tập
vô cùng khó khăn)
- Đồ dùng dạy học chưa được đầy đủ (môn mỹ thuật đồ dùng dạy học tranh ảnh trực quan
rất nhiều và quan trọng cho mỗi bài học )
- Bởi vậy bước đầu người giáo viên phải khắc phục khó khăn từ việc thiếu ĐDDH sáng
tạo tìm tòi vận dụng phù hợp ,linh hoạt trong từng bài dạy tạo ấn tượng thân quen gần gủi
,gây hứng thú học tập cho học sinh bằng cách kể các gương họa sĩ nhỏ tuổi phải có tranh
ảnh trong mỗi bài dạy khi đã gây hứng thú cho học sinh thì các em như một tờ giấy trắng.
Người giáo viên có thể thêu dệt lên những điều tốt đẹp cho các em.
- Và điều không kém phần quan trọng là ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát với
nội dung kế hoạch chương trình, luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên bộ môn mỹ
thuật phát huy hết khả năng của mình trong công tác giảng dạy cũng như tìm tòi sáng tạo
phục vụ môn học .
- Học sinh đa số là con em cư trú tại địa phương học sinh nhà gần trường học nên việc đi
học chuyên cần là thuận lợi không nhỏ
- Sự phát triển mạnh mẻ của công nghệ thông tin, phần nào giúp cho giáo viên học hỏi
,truy cập ,sưu tầm những tài liệu, trực quan, ĐDDH để phục vụ cho môn học.
- Những năm gần đây kinh tế địa phương phát triển nên sự quan tâm của các bậc phụ
huynh về con cái đi học tốt hơn trước về mọi mặt .
3. Kết quả nghiên cứu.
- Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu kết quả đạt được rất khả quan các
em học sinh khối 1 rất hào hứng mỗi khi tới tiết học môn mỹ thuật, các em đã chủ động
mạnh dạn tạo ra không khí học tập vui vẻ sôi nổi (không còn ngại ngùng như trước )
nhưng vẫn tạo được kết quả học tập cao.
- Cụ thể trước khi chưa vận dụng phương pháp tỉ lệ hoàn thành chưa đạt như ý muốn, học
sinh còn rụt rè thụ động, ngại tham gia các hoạt động của lớp.
Kể từ khi vận dụng phương pháp sử dụng trò chơi trong giảng dạy thích hợp thì đã đạt
được kết quả học tập tốt. Ngoài ra phương pháp này tạo cho các em tính tự tin, chủ động
nhanh nhẹn sáng tạo để học tốt những năm tiếp theo và các môn học khác.
Bài
dạy
Lớp
Sĩ
số
Trước khi vận dụng phương
pháp trò chơi
Sau khi vận dụng phương pháp
trò chơi
Hoàn
thành
tốt
Hoàn thành
Chưa
hoàn
thành
Hoàn
thành tốt
Hoàn thành
Chưa
hoàn
thành
10
1A 35 0=0% 31=84% 4=12% 3=9% 32=91% 0=0%
1B 24 0=0% 18=75% 6=25% 0=0% 22=92% 2=8%
22
1A 35 0=0% 32=88% 3=12% 4=16% 31=84% 0=0%
1B 24 0=0% 20=80% 4=20% 0=0% 23=94 % 1=0,6%
30
1A 35
1=3%
31= 89% 2=8% 4=12% 31=88% 0%
1B 24 0=0% 22=92 % 2=8 % 1=4% 23=96% 0%
Một số bài vẽ của học sinh khối lớp 1 sau khi vận dụng
phương pháp sử dụng trò chơi hổ trợ nội dung bài học
4.Những biện pháp tác động .
- Từ những thực tế giảng dạy môn mỹ thuật ở khối lớp 1 tôi đã tìm ra một số biện pháp
tác động để đạt được kết quả như trên :
a/ Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh khối lớp1.
- Ở thời điểm này đặc điểm tâm sinh lý của các em chưa ổn định mà đang từng bước phát
triển và hình thành ‘ nhất là các em vừa bước từ mầm non lên nhiều điều còn bỡ ngỡ
trong mọi sinh hoạt cũng như học tập’ cho nên lúc này người thầy giáo cô giáo phải thật
sự thận trọng để từng bước dìu dắt các em trong học tập cũng như mọi mặt nên ta cần
hiểu rõ về các em ngoài người thầy người cô ra có thể như người bố người mẹ thứ hai
hoặc có lúc như người anh người chị trong gia đình.
- Ở độ tuổi 6-7 tuổi giai đoạn tư duy trực quan hình tượng đang phát triển do đó tranh vẽ
của trẻ vẫn hồn nhiên trong sáng về đặc điểm cũng như màu sắc nên người thầy ,người cô
là rất quan trọng và ý nghĩa để gợi mở ,định hướng cho cá em hướng tới thiện cái đẹp
trong học tập cũng như trong cuộc sống tương lai .
b/ Vận dụngkết hợp các phương pháp thích hợp linh hoạt.
- Ở khối lớp 1 phương pháp dạy học nhất là môn mỹ thuật tưởng chừng như đơn giản
nhưng theo tôi thật sự rất khó, khó ở chổ nếu ở các lớp 3,4,5 ta chỉ cần truyền đạt kiến
thức các em có thể tự thực hành, còn ở lớp 1 ngoài kiến thức ta còn phải vận dụng khéo
léo các phương pháp giảng dạy phù hợp ,ví dụ kể những câu chuyện, những trò chơi để
tạo cho các em gần gũi chủ động thoải mái thích thú thì các em mới hứng thú say mê học
tập.
c/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo thích hợp cho từng bài dạy.
- Việc sử dụng ĐDDH là rất quan trọng, bởi đồ dùng dạy học là sự hiện diện của kiến
thức có khả năng lột tả những gì trừu tượng nhất mà kênh chữ và lời diễn tả tỏa ra ít hiệu
quả đôi khi bất lực ‘ nhất là môn mỹ thuật’.
- Đồ dùng dạy học giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức nhanh đối với môn mỹ thuật khối
1 thì ĐDDH không thể thiếu được trong bất kì tiết học nào của các bài học. Nên việc
người giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo thích hợp, đúng lúc, đúng chổ nó
sẽ tăng hiệu quả và hứng thú say mê học tập của các em.
d/ Vận dụng phương pháp sử dụng trò chơi hổ trợ nội dung .
-Trò chơi là hoạt động thu hút hứng thú của học sinh tạo không khí vui vẻ thoải mái trong
giờ học ,đối với lớp 1 ta có thể tổ chức một số trò chơi đơn giản như :Thi vẽ tiếp sức để
cũng cố cách vẽ trò chơi cũng có thể tổ chức vào đầu giờ học để tạo hứng thú và kiểm tra
cũ có liên quan đến bài học mới ,hoặc có thể tổ chức vào cuối giờ học để củng cố và kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đối chiếu với mục tiêu của bài học .Khi tổ chức
trò chơi cần chú ý nếu là thi đua giữa các nhóm thì luật chơi phải rõ ràng mức độ nội
dung giữa các nhóm phải tương đồng như vậy mới khuyến khích học sinh tích cực học
tập .
* Một số trò chơi hổ trợ nội dung bài học .
- Xuất phát từ lý do mục đích đối tượng nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành dạy một số tiết
thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài sự hiệu quả của việc vận dụng
phương pháp sử dụng trò chơi trò chơi vào giảng dạy .
Vẽ theo mẫu: Bài 10 Vẽ quả
Ở bài này ta sử dụng trò chơi ở cuối tiết học để củng cố kiến thức nội dung bài học và tạo
sự thoải mái cho các em sau giờ học ‘Trò chơi Vẽ nhanh nhận phần thưởng”
Trong vòng 2-3 phút .Giáo viên nêu tên trò chơi ,cách chơi ,luật chơi .Sau đó tổ chức
chơi chia lớp thành 4 nhóm .Giáo viên chuản bị 4 tờ giấy A3
Trong thời gian 2 phút học sinh vẽ và tô màu được càng nhiều loại quả càng tốt (các loại
quả không được trùng tên ) nếu nhóm nào vẽ nhiều đúng luật chơi nhóm đó sẽ nhận phần
thưởng băng những tràng vỗ tay của toàn lớp .
Giáo viên tổ chức hướng dẫn là người giám sát để học sinh tự chủ động thực hiện sau đó
đánh giá nhận xét kết luận để học sinh lắng nghe .
Hình ảnh các em tham gia chơi trò chơi “ Vẽ nhanh nhận phần thưởng ”lớp1B .
Bài 22 Vẽ tranh: Vẽ con vật nuôi trong nhà
Giấy A3 Giấy A3
Giấy A3Giấy A3
Với bài học này người giáo viên sử dụng trò chơi “ vẽ tiếp sức )sau khi hướng dẫn xong
phần cách vẽ để tạo sự thoải mái thích thú thoải mái khi bước vào thực hành
Giáo viên vẽ khoảng 12 vòng tròn trên bảng chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm vẽ tiếp
sức 4 vòng tròn thành 4 con vật đơn giản khác nhau lớp cổ vũ .
Nhóm nào vẽ xong nhanh nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc .Thời gian cho trò chơi này
khoảng 2-3 phút .
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Hình ảnh học sinh đang tham gia chơi trò chơi “Vẽ tiếp sức ” lớp 1A
Bài 30 : Xem tranh thiếu nhi vẽ về đề tài sinh hoạt
Không những các bài dạy vẽ tranh ta mới có thể vận dụng phương pháp sử dụng trò chơi
mà các bài Xem tranh cũng có thể vận dụng
Gần cuối giờ học để tạo sự tự tin chủ động cho các em ,giáo viên tổ chức trò chơi “Tô
màu theo hình vẽ ”khoảng 3-4 phút .Giáo viên chuẩn bị 4 bức tranh trên giấy (đơn giản
về đường nét ) chia lớp thành 4 nhóm và cho các nhóm thi đua tô màu nhanh đẹp ,phù
hợp .Giáo viên nêu cách chơi ,luật chơi .Quan sát và nhận xét
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Hình ảnh nhóm học sinh đang tham gia trò chơi “ Tô màu theo hình vẽ ” lớp 1A
C/ Kết luận .
Từ những trăn trở của người trực tiếp giảng dạy môn mỹ thuật ở tiểu học tôi đã tìm tòi
học hỏi nghiên cứu và vận dụng phương pháp sử dụng trò chơi để dạy mỹ thuật ở khối
lớp 1 và có thể dạy ở tất cả các khối khác ở tiểu học bước đầu đạt được một số kết quả
như trên.
- Các em rất hứng thú yêu thích các tiết học môn mỹ thuật ( Muốn vậy người giáo viên
phải nghiên cứu cho phù hợp từng bài dạy) tôi cũng cảm thấy vui mừng khi góp 1 chút
công sức và phần trách nhiệm của mình cho môn học dù nhỏ bé thôi nhưng nó sẽ là ngọn
lửa thổi vào tâm hồn trẻ thơ những ước mơ về cái đẹp cái thiện của mình.
Tôi mong rằng đây là một kinh nghiệm mà các đồng nghiệp, cấp trên tham khảo đóng
góp ý kiến để đưa chất lượng dạy và học môn mỹ thuật khối 1 nâng cao hơn nữa đáp ứng
yêu cầu của xã hội hiện nay.
- Sau khi hoàn thành đề tài nó sẽ đóng góp tích cực cho việc dạy và học môn mỹ thuật
tiểu học nói chung và khối 1 nói riêng. Là một kinh nghiệm để đồng nghiệp tham khảo
.Đề tài đã giúp tôi vận dụng phương pháp sử dụng trò chơi một cách sáng tạo để thiết kế
bài giảng, tạo hứng thú cho học sinh khi học tập ở khối 1 cũng như các khối khác.
- Giúp bản thân tôi tự trang bị kiến thức rèn luyện tay nghề nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của mình. Giúp học sinh phát huy tính chủ động sáng tạo hòa nhập với tập thể
say mê hứng thú khi học mỹ thuật nâng cao hiệu quả học tập để trở thành một người có
ích cho gia đình và xã hội sau này.
Trên đây là những gì mà tôi đã thực hiện được trong quá trình giảng dạy thực tế và
nghiên cứu tài liệu, nhưng không sao tránh khỏi thiếu sót, tôi rất kính mong các đồng
nghiệp, cấp trên góp ý và bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Eawy, tháng 12 năm 2010
Người thực hiện
Hà Xuân Thuyên
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN EAH’LEO
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU
BÁO CÁO THÀNH TÍCH TẬP THỂ
Đề nghị ủy ban nhân dân huyện tặng giấy khen
Năm học 2010-2011
Đơn vị :Trường TH Võ Thị Sáu
MỤC LỤC
STT
Tên mục đề
Trang
1
2
3
4
5
1
2
3
4
A / Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
B / Phần nội dung
Đặc điểm tình hình
Nguyên nhân
Kết quả nghiên cứu
Những biện pháp tác động
a. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh khối 1
b.Vận dụng kết hợp các phương pháp thích hợp linh hoạt
c . Chuẩn bị ĐDDH chu đáo cho từng bài học
d . Vận dụng phương pháp sử dụng trò chơi
e. Một số trò chơi hổ trợ nội dung bài học.
C / Kết luận
1
1-2
2-3
3
3
3
3
3-4
4-5
5-6
7
7
7
7
8
8-11
11-12
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN EAH’LEO
TRƯỜNG TIÊU HỌC VÕ THỊ SÁU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài : Vận dụng phương pháp sử dụng
trò chơi để dạy tốt môn mỹ thuật
khối lớp 1
NGƯỜI THỰC HIỆN : HÀ XUÂN THUYÊN
CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN
EAWY, THÁNG 12 NĂM 2010