Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.52 MB, 33 trang )

SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục
nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Một trong số
những biện pháp để đạt được mục đích trên đó là sử dụng trò chơi.Trò chơi vừa là một
hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một
phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép
trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác
sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay.
Đối với học sinh trung học phổ thông thì hoạt động vui chơi là nhu cầu không
thể thiếu và nói giữ vai trò quan trọng đối với các em. Nếu giáo viên biết tổ chức cho
học sinh chơi một cách hợp lí, khoa học trong giờ học sẽ mang lại hiệu quả giáo dục
cao. Chính vì vậy việc vận dụng trò chơi trong giờ học môn văn ở THPT sẽ làm thay
đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học
sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến
của mình, phát huy tư duy sáng tạo,… Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi
đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học
sinh qua bộ môn Văn.
Qua nhiều năm dạy học, được giảng dạy hầu hết các lớp bậc THPT tôi luôn
mong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, hứng thú trong
học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, làm sao để các em có cảm giác “mỗi ngày
đến trường là một ngày vui”, để rồi thông qua mỗi giờ học Văn các em được sống
trong không khí cổ xưa để cảm nhận tình yêu chân thành của Mỵ Châu thời An Dương
Vương dựng nước qua truyền thuyết “An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy”;
nghẹn ngào thổn thức cùng nỗi đau của Kiều trong bi kịch "Trao duyên"; khắc khoải
với giấc mơ hoàn lương và khao khát hạnh phúc của Chí Phèo (Nam Cao); thả mình
trong tiếng cười trào phúng sâu cay của Vũ Trọng Phụng trong “Hạnh phúc của một
tang gia”
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 1


SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt tập
huấn chuyên môn bản thân tôi mạnh dạn áp dụng tổ chức một số trò chơi trong giờ dạy
môn Văn trong nhiều năm học và thấy không khí của mỗi tiết học sôi nổi hẳn lên đến
giờ học các em không còn cảm thấy căng thẳng mà rất háo hức mong đợi, học sinh
trong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc
mắc,…từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn do đó
mà kết quả học tập cũng được nâng cao. Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Vận
dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học văn ở Trường THPT Nguyễn Huệ”, rất mong nhận được sự góp ý của
các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn để đề tài phát huy hiệu quả cao hơn.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
IV. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng phương pháp điều tra khảo sát
bằng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin về thực trạng học sinh thụ động và ít hứng thú
với giờ học văn qua đó xác định nguyên nhân của thực trạng làm cơ sở cho việc xác
lập các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học bằng cách vận dụng
phương pháp trò chơi trong dạy học môn Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ .
Bên cạnh đó tôi còn sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập các biểu hiện
sinh động, khách quan về thái độ, hứng thú cũng như mức độ tham gia hoạt động trong
giờ học của học sinh.
Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm nhằm mục đích kiểm
tra kết quả của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn văn theo quy
trình được xác định trong đề tài. Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phương pháp chứng
minh, minh họa, so sánh
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 2
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây

hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Trong Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy
và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động
của học sinh.
Căn cứ vào mục tiêu trên cùng với việc dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của lứa
tuổi học sinh THPT: ham tìm hiểu, tiếp cận, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Do
đó việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Ngữ văn là hết sức cần thiết và có
ích. Trò chơi có tác dụng giúp học sinh:
+ Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học phát huy tính năng động
của các em.
+ Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng
trong học tập của học sinh. Phát triển tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận.
+ Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học.
+ Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh
với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp.
+ Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động.
Khi chơi, các em tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả
mà không nghĩ là mình đang học. Kiến thức cung cấp trong giờ ngữ văn sẽ được giảm
nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn.
Trò chơi là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và gây hứng thú trong
giờ học của học sinh. Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát
triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 3

SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để
tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với từng lứa tuổi, từng môn học đặc biệt là
đối với môn Văn.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trong thời gian qua một sự kiện giáo dục được giáo viên toàn ngành nói chung
và giáo viên dạy Văn nói riêng rất quan tâm đó là ngày Hội thảo Khoa học Quốc gia
dạy và học môn Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam (trong 2 ngày 5-6/1/2013, tại
Hội trường Trường đại học sư phạm Huế). Tại hội thảo khi bàn về việc tìm phương
pháp đổi mới cho môn Văn trong giai đoạn tới có viết: “Dạy học Ngữ văn cần tập
trung hình thành cho học sinh phương pháp học và phương pháp đọc. Phương pháp
dạy học phải tạo cho học sinh tính hiếu kỳ, tò mò và sự đam mê để họ tự đi tìm và lý
giải. qua đó mà hình thành năng lực. Không nhồi nhét kiến thức, không bắt nhớ máy
móc, cần biết quên cái cụ thể, chi tiết; chỉ nhớ cách làm, cách xử lý vấn đề… giúp học
sinh tự học, tự khám phá, tự kích thích sáng tạo. Giờ văn học trước hết hãy giúp học
sinh niềm yêu thích, say mê văn chương, mong muốn tìm tòi, tìm hiểu cái hay, cái đẹp
của thế giới nghệ thuật rồi sau đó mới là những yêu cầu khác”
Trước yêu cầu đó đòi hỏi người giáo viên dạy Văn không chỉ nỗ lực học tập để
nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải cần nỗ lực trau dồi củng cố thường xuyên
về kiến thức khoa học khác cũng như các phương pháp, hình thức dạy học hiện đại
vào trong quá trình dạy học. Nếu thầy cô giáo giỏi chuyên môn và có tâm huyết với
nghề, thì tất nhiên sẽ biết cách khơi gợi tạo ra sự hứng thú và cuốn hút học sinh hăng
say học tập và thích phát biểu ý kiến trong lớp để xây dựng bài học.
Năm học 2012- 2013 tôi được phân công giảng dạy 3 lớp 10A1, 10A4, 11A6,
trong những giờ dạy của bản thân cũng như qua những lần dự giờ đồng nghiệp tôi
nhận thấy một điều rằng hiện nay đang xuất hiện một thực trạng học sinh ngày càng
thụ động không chịu phát biểu xây dựng bài. Nhiều lần thầy cô giáo đặt câu hỏi, dù
chỉ là những câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng hỏi đi hỏi lại 2, 3 lượt nhưng các
em vẫn ngồi im thin thít, và chính thầy cô là người phải trả lời câu hỏi do mình đặt

Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 4
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
ra, những tình huống như vậy thường gây tâm lí ức chế cho thầy cô rất nhiều, thậm
chí chán nản, không tha thiết với công việc của mình.
Theo kết quả khảo sát (ngày 28/08/2012) học sinh 3 lớp (2 lớp 10, 1 lớp 11) mà
tôi trực tiếp giảng dạy về việc em có hay phát biểu trong giờ học Văn hay không, kết
quả thu được như sau:
Số học sinh khảo
sát
Phát biểu
nhiều
Có phát biểu nhưng
không nhiều
Không
phát biểu
Lớp 10A1, 10A4 6/80 45/80 29/80
Lớp 11A6 3/30 16/30 11/30
Tổng số 9/110
(8.18%)
61/110
(55,45%)
40/110
(36,36%)
Từ kết quả trên ta thấy tình trạng lớp học tương đối trầm, tỷ lệ phát biểu ít
chiếm quá 50%, rồi đến tỷ lệ những học sinh chưa bao giờ phát biểu khá cao trên 36%,
còn lại lượng học sinh hăng hái phát biểu không đáng kể chỉ trên 8%.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng học sinh thụ động trong giờ học Văn bắt
nguồn từ tâm lý chung của học sinh sợ bị chê cười khi phát biểu sai, chưa tự tin vào
năng lực của mình, ngại ngùng, rụt rè khi đứng lên trả lời trước đám đông nhất là các

bạn nữ; do các em lười học, không chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói
quen đợi đến lớp chờ thầy cô giảng rồi chép vào vở; chưa hiểu rõ tác dụng của việc
phát biểu xây dựng bài; do không khí các giờ văn trên lớp nhiều tiết còn tẻ nhạt, thiếu
hấp dẫn
Nếu tình trạng lãnh đạm, thụ động, ít hoặc không phát biểu trong giờ học của
học sinh phổ thông nói chung và giờ học Văn nói riêng kéo dài thì không chỉ ảnh
hưởng đến chất lượng dạy và học trong hiện tại mà còn có tác động tiêu cực sau này.
Điều đó sẽ tạo ra những thế hệ người lao động, đội ngũ trí thức kém năng động luôn
nhút nhát, e dè, sợ sệt khi phát biểu trước đám đông, thiếu bản lĩnh, tự tin trong giao
tiếp, không dám nói lên sự thật, chống lại cái sai trái
Những ai đã từng cắp sách đến trường và yêu quý môn Văn đều nhận thấy
những chức năng đặc thù của văn học trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 5
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
cách học sinh.Văn học trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới
Chân - Thiện - Mỹ. Nhờ có Văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng
giàu có, phong phú, tinh tế hơn. Tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước
những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình hàng ngày, trước thiên nhiên và tạo
vật. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống trong guồng quay hối hả của
cuộc sống hiện đại. Văn học bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, thái độ trân trọng
truyền thống, và ngôn ngữ mẹ đẻ. Môn Ngữ văn còn có vai trò quan trọng trong việc
rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, cách thức tạo lập các loại văn bản
phục vụ cho quá trình giao tiếp trên mọi lĩnh vực của mỗi người trong cuộc sống Mặc
dầu có vị trí, chức năng quan trọng đặc biệt như vậy nhưng hiện nay đang xuất hiện
tình trạng nhiều học sinh không mấy hứng thú khi học môn học này .
Cũng với 3 lớp trên với câu hỏi “Em có hứng thú khi đến giờ học môn Văn hay
không?”, kết quả thu được như sau: (khảo sát ngày 28/08/2012)
Số học sinh khảo sát Hứng thú với giờ học Không hứng thú với
giờ học

Lớp 10A1, 10A4
34/80 46/80
Lớp 11A6
12/30 18/30
Tổng số
46/110
(41.81%)
64/110
(58.18%)
Kết quả trên cho thấy số học sinh yêu thích giờ học Văn rất ít chưa đến một nửa
còn lại hơn 50% là các em không thích giờ học Văn điều đó cũng có nghĩa là các em
không yêu thích môn Văn điều này không chỉ gây bi quan đối với dư luận xã hội mà
còn tác động tiêu cực đến người dạy. Nhiều thầy cô giáo dạy Văn đã xuất hiện tâm lí
chán nản, buông xuôi, không có động lực để trau dồi chuyên môn, tạo sức ỳ lớn trong
tư duy đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy.
Nguyên nhân học sinh không hứng thú với giờ học Văn do cơ sở vật chất, tài
liệu minh hoạ, đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy và bổ sung kiến thức cho học
tập môn văn còn nghèo nàn, đơn điệu; Do kiến thức quá nhiều, quá nặng dẫn đến các
em mệt mỏi, giảm hứng thú; do nhận thức không đầy đủ, lệch lạc, thực dụng của một
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 6
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
số không nhỏ học sinh và cha mẹ học sinh hiện nay đối với vị trí, tầm quan trọng của
môn văn đối với mỗi con người trong suốt cả cuộc đời; Do phương pháp dạy của một
số thầy cô giáo chưa thu hút được học trò yêu thích đối với bộ môn của mình giảng
dạy. Thực tế cho thấy phương pháp giảng dạy của một bộ phận giáo viên Văn còn bộc
lộ nhiều hạn chế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Văn
chưa thực sự phổ biến, bên cạnh đó trong mỗi tiết học vẫn còn tình trạng “đọc-chép”
và “chiếu-chép” dẫn đến sự nhàm chán ở học sinh, nhiều giáo viên còn sa vào “độc
thoại”, “độc diễn” trên bục giảng do bài dài nên giáo viên cố gắng làm sao để truyền

đạt đủ, kịp kiến thức cho các em mà ngại tìm tòi đổi mới vận dụng phương pháp, hình
thức dạy học mới như sử dụng các phương tiện dạy học, các biện pháp hỗ trợ như:
thảo luận nhóm, nêu tình huống có vấn đề, sử dụng tư liệu, hình ảnh hay chiếu phim
văn học, vận dụng trò chơi vào tiết học lại càng hiếm hoi hơn. Hoặc có sử dụng trò
chơi thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng dẫn đến một số giờ học văn trở nên đơn
điệu, căng thẳng dẫn đến việc nhận thức của học sinh bị hạn chế.
Tình trạng học sinh không hứng thú với giờ học Văn nếu kéo dài không chỉ ảnh
hưởng đến kết quả dạy và học mà sâu xa hơn dẫn đến sự khuyết hãm về tri thức khoa
học nhân văn của thế hệ trẻ được đào tạo trong nhà trường. Đây sẽ là một thiếu hụt
không bù đắp nổi, làm yếu đi nguồn nhân lực của đất nước trong thực tế đào tạo nguồn
nhân lực hiện nay.
Trước tình hình đó thiết nghĩ để nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Văn
là do nhiều yếu tố quyết định, chi phối: chương trình, sách giáo khoa, giáo án, phương
pháp giảng dạy của giáo viên, ý thức, thái độ học tập của học trò. Trong đó, đổi mới
phương pháp dạy học đóng vai trò then chốt. Có thể khẳng định, đổi mới phương pháp
giảng dạy đang trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay. Người giáo viên dạy Văn cần
khôi phục động lực học tập, khơi dậy niềm say mê, tình yêu Văn học của học sinh,
phát huy tính năng động, gây hứng thú với học sinh bằng những giờ dạy thực sự hấp
dẫn, lôi cuốn bởi lẽ như William Arthur Ward, một nhà giáo dục lỗi lạc của nước Mỹ
đã từng nói “Chỉ nãi th«i lµ thÇy gi¸o xoµng. Gi¶ng gi¶i lµ thÇy gi¸o tèt. Minh ho¹
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 7
SKKN: Vn dng phng phỏp trũ chi nhm phỏt huy tớnh nng ng ca hc sinh, gõy
hng thỳ trong gi hc Vn trng THPT Nguyn Hu.
biểu diễn là thầy giáo giỏi. Gây hứng thú trong học tập là thầy giáo vĩ đại. iu ú
cho thy vic gõy hng thỳ i vi hc sinh trong gi hc vụ cựng quan trng vỡ trờn
thc t nhng lp tụi c phõn cụng ging dy hc sinh cú hc lc trung bỡnh l ch
yu (trong ú khỏ ụng hc sinh phi thi li mi lờn c lp, hc sinh lu ban cng
cú). Vy nờn nu nh gi hc khụng cú s thu hỳt i vi cỏc em thỡ chc chn tit
hc s tr nờn nhm chỏn, khụ khan. Hc m chi, chi m hc thỡ ai giỏo viờn no
cng bit nhng bit cỏch t chc cỏc hot ng giỳp hc sinh hc- chi, chi - hc thỡ

khụng nhiu giỏo viờn lm c.
Qua tham kho ng nghip v thc t ging dy tụi mun c cựng cỏc ng
nghip chia s, trao i mt s bin phỏp m bn thõn tụi ó lm trong thi gian qua
khc phc tỡnh trng trờn nh sau:
III. CC BIN PHP TIN HNH GII QUYT VN .
Phng phỏp v hỡnh thc dy hc mụn Vn rt phong phỳ, a dng bao gm cỏc
phng phỏp hin i: hot ng nhúm, úng vai, t v gii quyt vn , nghiờn cu
trng hp in hỡnh, trũ chi, d ỏn, ng nóo v cỏc phng phỏp truyn thng:
thuyt trỡnh, m thoi, k chuynMi phng phỏp dy hc u cú mt tớch cc v
hn ch riờng, phự hp vi tng loi bi v ũi hi nhng iu kin thc hin riờng.Vỡ
vy, giỏo viờn khụng nờn ph nh hoc lm dng phng phỏp no. iu quan trng
l cn c vo ni dung, tớnh cht ca tng bi, cn c vo trỡnh nhn thc ca hc
sinh v nng lc, s trng ca giỏo viờn, cn c vo iu kin, hon cnh c th ca
lp, ca trng m la chn v s dng phi hp cỏc phng phỏp dy hc mt cỏch
hp lý. Trong dy hc mụn Ng vn, cú th vn dng phng phỏp Trũ chi nhm:
Hỡnh thnh tri thc mi, hỡnh thnh k nng, cng c tri thc.
1. Bin phỏp ỏp dng trũ chi.
1. 1. Nguyờn tc ỏp dng phng phỏp trũ chi trong gi dy Vn
Giỏo viờn cn chỳ ý n c thự ca tng phõn mụn; lu ý mi quan h gia trũ
chi vi h thng cõu hi; vn dng linh hot, hp lớ, ỳng mc v ỳng lỳc khụng
xỏo trn nhiu khụng gian lp hc, nhanh chúng n nh lp hc khi trũ chi kt thỳc;
Ngi thc hin: Phan Th Hng Thm 8
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các
tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng
thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm, tế nhị).
1.2. Lồng ghép trò chơi vào các phân môn Ngữ văn: Do đặc thù của mỗi phân môn,
việc vận dụng lồng ghép trò chơi có những điểm khác nhau:
1.2.1. Đọc- văn: Tuỳ thuộc dạng bài (bài khái quát, ôn tập; đọc - hiểu văn

bản…), lượng kiến thức, mục tiêu bài học, thời lượng để áp dụng hình thức trò chơi:
trò chơi nhỏ dành cho một hoạt động dạy học hay trò chơi lớn cho cả tiết học. Do đặc
thù của phân môn với mục đích cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, đòi
hỏi những cảm xúc tinh tế, nên mức độ vận dụng trò chơi chỉ vừa phải.
1.2.2. Tiếng Việt: Lồng ghép trò chơi đối với phân môn này là khá phù hợp, đặc
biệt là đối với những tiết thực hành, luyện tập. Trò chơi cần gắn với các bài tập, hoặc
các hình thức thực hành, luyện tập khác mà giáo viên nghĩ ra. Vận dụng tốt giải pháp
này, giờ học Tiếng Việt sẽ không còn khô cứng, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái, hứng
thú, kích thích hoạt động tư duy của các em, quan trọng hơn là góp phần phát triển
năng lực sử dụng ngôn ngữ ở học sinh. Qua trò chơi, tư duy và khả năng ngôn ngữ của
các em sẽ được bộc lộ tự nhiên, giáo viên có thể phát hiện và uốn nắn kịp thời những
mặt còn hạn chế.
1.2.3. Làm văn: Chính là phần thực hành của Đọc văn và Tiếng Việt. Có thể
vận dụng trò chơi trong một số tiết học và không nên thực hiện hình thức này trong cả
tiết, với phân môn này, việc lồng ghép hình thức trò chơi không thể thay thế được các
phương pháp cũng như hình thức tổ chức lớp học đặc thù như thực hành, luyện tập,
hoạt động theo nhóm hay cá nhân tự luyện tập các kĩ năng…Do đó không nên gượng
ép, để cố tình đưa trò chơi vào tất cả các giờ học làm văn.
1.3. Lựa chọn thời gian vận dụng trò chơi.
Khi áp dụng phương pháp trò chơi vào trong giờ học, giáo viên phải biết lựa chọn
thời điểm nội dung bài cần áp dụng trò chơi cho thích hợp, cụ thể là:
1.3.1. Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới:
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 9
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
Cách vận dụng đó, vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi, đồng
thời bước đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học. Bên cạnh
đó, còn tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi, học sinh hào hứng học tập hơn, giải tỏa tâm lý
mệt mỏi, căng thẳng tinh thần do giờ học trước hoặc mệt mỏi do hoàn cảnh xung
quanh gây ra.

1.3.2. Sử dụng trò chơi nhằm hình thành tri thức mới:
Trò chơi thường được tổ chức sau khi đã tìm hiểu hoạt động 1 (tìm hiểu chung,
tìm hiểu ngữ liệu ), từ những kiến thức thực tế qua hoạt động 1, vận dụng những kiến
thức đó, giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh khám phá, phát hiện ra tri thức mới,
tri thức đó nằm ngay trong nội dung bài học.
1.3.3. Sử dụng trò chơi để hình thành kỹ năng:
Xác định mục đích của việc tổ chức trò chơi nhằm hình thành kỹ năng cho các
em, chúng ta tổ chức trò chơi trên cơ sở vận dụng những tri thức của bài vừa học. Từ
đó, giúp học sinh hình thành được những kỹ năng lựa chọn, cách giải quyết khi gặp
những tình huống trong cuộc sống cũng như một số kỹ năng quan trọng khi làm bài
1.3.4. Sử dụng trò chơi nhằm củng cố tri thức, hình thành thái độ:
Khác với việc tổ chức trò chơi vào các thời điểm và mục đích khác nhau như trên,
ở thời điểm tổ chức trò chơi để củng cố tri thức, hình thành thái độ có mục đích khác
đó là: để học sinh thâu tóm được nội dung bài học, giúp khắc sâu, nhớ rõ hơn nội dung
vừa học xong. Thời điểm tổ chức trò chơi với mục đích này thiết nghĩ vào cuối giờ học
là hợp lý nhất.
1.4. Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi.
Nội dung phải vừa sức học, phải đảm bảo đủ thông tin kiến thức mà học sinh đã
nắm được, không dễ quá và cũng không khó quá.
Nội dung cần phù hợp với cuộc sống thực tế của học sinh, giúp các em dễ vận
dụng vào thực tiễn. Nội dung trò chơi phải có tính khả thi, trò chơi đưa ra phải phù
hợp với thực tế trường, lớp.
1. 5. Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi.
Thực tế, qua các tiết dự giờ đồng nghiệp ở trường tôi, tôi thấy thường khi cho học
sinh chơi trò chơi, đa số chỉ tổ chức “suông” mà thiếu sự chuẩn bị như: không hóa
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 10
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
trang nhân vật, không đủ phiếu cá nhân, không có thẻ xanh, thẻ đỏ để phục vụ đánh
giá, không có phần thưởng…Chính vì điều đó, mà mỗi lần tổ chức trò chơi là một lần

thiếu hấp dẫn học sinh, dẫn đến sự đơn điệu và nhàm chán. Vì vậy để tổ chức trò chơi
trong giờ học văn đòi hỏi giáo viên và học sinh phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện
cần thiết.
1.6. Chọn cách tổ chức trò chơi có hiệu quả.
Trò chơi có thể tổ chức theo các bước sau:
• Bước phổ biến trò chơi:
+ Giáo viên giúp học sinh nắm vững trò chơi như: Tên trò chơi, nội dung, cách
chơi, cách phân thắng bại…
+ Giáo viên chọn một số học sinh tham gia trò chơi, bảo đảm qua các giờ học, lần
lượt học sinh được tham gia tất cả, đặc biệt chú ý những học sinh nhút nhát, ít phát
biểu.
• Bước học sinh thực hiện trò chơi:
+ Các em thảo luận với nhau về việc thực hiện trò chơi.
+ Một nhóm học sinh thực hiện trò chơi trước lớp, cả lớp theo dõi.
+ Những em khác, nhóm khác có thể tiếp tục thực hiện trò chơi (đối với trò chơi
sắm vai thì có cách giải quyết khác).
• Bước tổng kết, đánh giá:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trò chơi: trò chơi có được
thực hiện đúng quy tắc không, có phù hợp với nội dung bài học không, có thể rút ra
bài học gì qua trò chơi này? Giáo viên nhận xét, đánh giá chung và tuyên bố nhóm
(hay cá nhân) thắng cuộc (nếu có).
- Giáo viên khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách:
+ Tặng một tràng pháo tay cùng với những lời động viên khen ngợi.
+ Ghi điểm các thành viên trong nhóm.
+ Trao thẻ đỏ cho nhóm thực hiện tốt, thẻ xanh cho nhóm chưa tốt.
+ Trao thưởng một hoặc hai gói quà cho đội thắng.
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 11
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
Như vậy, với những biện pháp đã vận dụng vào từng thời điểm, mục đích, nội

dung khác nhau thật sự phát huy tác dụng, giờ dạy học thực sự là giờ “vừa học, vừa
chơi”, kết hợp được giữa “học và hành”, hấp dẫn học sinh và gây sự chú ý học hơn
nhiều.
2. Sáng tạo một số trò chơi để vận dụng trong giảng dạy môn Ngữ văn ở trường
THPT Nguyễn Huệ.
Việc sáng tạo và lựa chọn một số trò chơi để vận dụng vào giờ dạy học nhằm
nâng cao hiệu quả giờ học môn Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ nói riêng và trong
trường THPT nói chung là một vấn đề hết sức cần thiết. Trong quá trình dạy học tôi đã
vận dụng thành công một số trò chơi sau:
2.1. Trò chơi sắm vai.
W. Shakespeare đă từng nói: “Toàn thế giới là nhà hát. Trong nhà hát có đàn
bà, đàn ông. Tất cả đều là diễn viên. Ở họ, đều có lối ra sân khấu và lối rời sân khấu
của mình”. Quả vậy, trong xã hội mỗi cá nhân hay mỗi nhóm đều đảm nhận những vai
trò nhất định. Điều này giống như vai diễn trên sân khấu. Cùng một lúc, mỗi cá nhân
có thể đảm nhận nhiều vai khác nhau và các vai này thường xuyên thay đổi. Do vậy,
thuật ngữ đóng vai hay còn gọi là sắm vai là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến.
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Đóng vai là thể hiện nhân vật trong kịch
bản lên sân khấu hay màn ảnh bằng cách hành động, nói năng như thật”. [19; tr 337].
Hiểu như vậy thì “sắm vai” là phương pháp học sinh thực hành,“ làm thử”, diễn
thử một đoạn hội thoại nào đó hay đóng vai một nhân vật trong một đoạn trích, tác
phẩm nào đó.
Mục đích: Sắm vai nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, nhận ra vấn đề, giúp
buổi học sinh động, có kết quả hơn… Giúp chính học sinh đóng vai cảm nghiệm được
tâm lý, thái độ, hành vi của đối tượng mình đóng vai, khắc sâu và hiểu tác phẩm hơn.
Giúp học sinh tự nhận ra những thế mạnh, hạn chế của chính mình khi rơi vào tình
huống của vai đã đóng.
Cách tiến hành trò chơi:
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 12
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.

+ Dựa vào nội dung từng bài học, giáo viên đưa ra tình huống là một đoạn hội
thoại hay sắm vai theo nhân vật trong một đoạn trích, tác phẩm nào đó. Người sắm vai
là những học sinh xung phong, tình nguyện. Giáo viên đến từng nơi để góp ý cho từng
nhóm: như ngôn ngữ của nhân vật, cách thể hiện tâm trạng, cách hoá trang sau đó
cho các nhóm lên diễn.
+ Cả lớp và giáo viên nhận xét.
+ Tổng kết khen thưởng.
Ví dụ khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” Tiết 34- Ngữ văn 10- tập 1,
thay vì cách dạy quen thuộc giáo viên cho học sinh tìm hiểu ngữ liệu là đoạn hội thoại
trong sách giáo khoa để từ đó nhận xét về đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt thì giờ đây
giáo viên có thể cho các em đóng vai các nhân vật trong đoạn hội thoại đó và diễn
trước lớp. Giáo viên cho 4 học sinh xung phong đóng vai các nhân vật: Lan, Hùng
Hương, mẹ Hương, bác hàng xóm, mỗi nhân vật đọc thuộc lời thoại của mình và diễn
trong 2 phút. Kết thúc giáo viên nhận xét cách diễn của mỗi học sinh, tuyên dương học
sinh nhập vai tốt nhất và góp ý cho những bạn nhập vai chưa tốt sau đó yêu cầu cả lớp
trả lời các câu hỏi: Nội dung của cuộc giao tiếp trên? Những câu họ nói với nhau có
chọn lọc trau chuốt không? Thời gian, địa điểm diễn ra cuộc hội thoại trên? Ai nói? Ai
nghe? Mục đích giao tiếp của mỗi người? Cách dùng từ, câu của mỗi người? Thái độ
của mỗi người khi giao tiếp? Giọng nói của mỗi người? Cả lớp sẽ rất dễ dàng trả lời
các câu hỏi như thế khi xem xong đoạn kịch từ đó giáo viên dẫn dắt hình thành kiến
thức của bài học: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi ý
nghĩ, tình cảm trong cuộc sống và chủ yếu thể hiện ở dạng nói. Qua đó các em cũng
dễ dàng tiếp thu kiến thức ở tiết 2 của bài khi tìm hiểu về đặc trưng của phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt (gồm có 3 đặc trưng: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể, đặc biệt
ở đặc trưng thứ 3 “Tính cá thể”, điều này nếu dạy theo cách cũ là cho một em đọc ngữ
liệu rồi tìm hiểu nội dung bài học thì học sinh sẽ khó nhận ra được mỗi nhân vật khi
giao tiếp đều có âm thanh giọng nói khác nhau đó là một trong những biểu hiện của
tính cá thể). Như vậy, ta thấy chỉ mất khoảng 5 phút cho các em sắm vai các nhân vật
trong giờ học nhưng thật sự đã đem lại hiệu quả rất cao, lớp học sôi nổi, học sinh dễ
phát hiện ra kiến thức mà bài học muốn hướng tới và nó giúp các em hình dung được

Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 13
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
bài học một cách trực quan sinh động. Các em sẽ thấy giờ học tiếng Việt nhưng không
khô khan căng thẳng mà ngược lại rất vui được chơi, được thể hiện mình do đó mà các
em sẽ yêu quý môn học hơn.
Với trò chơi này ta cũng có thể vận dụng vào các tiết giảng văn khi có các đoạn
hội thoại, các đoạn kịch nhưng với yêu cầu là giáo viên phải dặn học sinh chuẩn bị
trước ở nhà thậm chí là học thuộc lời thoại của nhân vật để không bị mất thời gian.
Học sinh đang “sắm vai” trong một giờ học Văn
2.2. Trò chơi tiếp sức.
Mục đích: Áp dụng trò chơi này nhằm huy động tính tích cực của tất cả học
sinh trong lớp, em nào cũng phải động não và hoạt động kể cả học sinh yếu kém. Trò
chơi này áp dụng khi giáo viên yêu cầu học sinh tìm những biểu hiện của một nội
dung, khái niệm của một bài học nào đó các em có thể thảo luận, phát hiện và nêu ra
những biểu hiện đó.
Cách tiến hành trò chơi:
+ Chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập cá nhân.
+ Trên lớp giáo viên treo bảng phụ, chia nhóm và công bố luật chơi.
+ Tổng kết cuộc chơi, rút kinh nghiệm và khen thưởng.
Ví dụ: Khi dạy bài “Thực hành về một số kiểu câu trong văn bản” Tiết 61-62 -
Ngữ văn 11- tập 1. Khi dạy đến kiểu câu bị động giáo viên áp dụng trò chơi này bằng
cách chia lớp theo 4 nhóm, mỗi nhóm được phát một tập phiếu trắng, các em làm việc
và ghi ra câu chủ động và chuyển câu ấy sang câu bị động vào phiếu (một phiếu ghi
câu chủ động, một phiếu ghi câu bị động) rồi lần lượt từng em lên dán phiếu vào bảng
phụ cho phù hợp 2 cột (giáo viên chia bảng phụ ra làm 2 cột một bên là câu chủ động,
một bên là câu bị động) của nhóm mình. Trò chơi 3 phút, giáo viên tuyên bố kết thúc
cuộc chơi, hướng dẫn học sinh nhận xét, góp ý cách chuyển câu chủ động sang câu bị
động, nhóm nào tìm được nhiều ví dụ hơn thì thắng cuộc. Giáo viên khen thưởng cho
nhóm thắng cuộc bằng cách cộng điểm thực hành hoặc một tràng pháp tay. Với hình

thức này giáo viên vừa ôn lại kiến thức cũ mà các em đã học ở cấp học dưới vừa hình
này được tri thức mới của bài học một cách rất nhẹ nhàng.
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 14
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
Hoặc khi dạy bài “Khái quát VHVN từ TK 10- đến TK XIX” Tiết 32-33- sách
Ngữ Văn 10- Tập 1. Khi giáo viên dạy đến mục II. (Những đặc điểm lớn về nội dung
của văn học từ thế kỉ X đến TK XIX thì giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi
này bằng cách cho các em ghi lại những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước và những
biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo vào phiếu (mỗi phiếu ghi một biểu hiện). Giáo viên
cũng có thể áp dụng trò chơi này vào phần củng cố khi dạy bài “ Chọn sự việc, cho tiết
tiêu biểu trong bài văn tự sự”- Sách Ngữ văn 10- tập 1 và một số tiết học khác
Học sinh đang thảo luận nhóm để chơi trò chơi tiếp sức.
2.3. Trò chơi “Trò chuyện cuối tuần”.
Mục đích: Trò chơi này tập cho các em luôn tự tin, mạnh dạn khi trình bày một
vấn đề trước đám đông. Qua trò chơi, các em tự rút bài học kinh nghiệm cho bản thân:
như kĩ năng giao tiếp, ứng xử khi gặp những tình huống cụ thể trong cuộc sống. Nắm
bắt bài học một cách cụ thể dễ dàng.
Cách tiến hành trò chơi:
+ Chọn 1 học sinh dẫn chương trình.
+ Chọn 2-3 học sinh là khách mời để thực hiện trò chơi. Cả lớp và giáo viên là
khán giả.
+ Kết thúc giáo viên tuyên dương các nhân vật thực hiện trò chơi và rút ra bài
học kinh nghiệm.
Ví dụ: Khi dạy bài “Trình bày một vấn đề”- Tiết 52- Sách Ngữ văn 10- Tập 1
đến mục III (phần trình bày vấn đề với đề tài đã chọn “thời trang và tuổi trẻ” giáo viên
tổ chức trò chơi này là hợp lí nhất). Giáo viên chọn 1 học sinh làm người dẫn chương
trình 3 học sinh còn lại là khách mời, mỗi vị khách mời sẽ trình bày một khía cạnh về
đề tài đã cho. Các học sinh còn lại vai khán giả có thể đặt những câu hỏi để hỏi những
vị khách mời bất cứ câu hỏi nào có nội dung xoay quanh bài học. Như vậy, đòi hỏi các

vị khách mời phải biết sáng tạo, linh hoạt, nhanh nhạy trong xử lý tình huống khi
người dẫn chương trình và khán giả hỏi. Qua thực tế cho thấy, những học sinh vai
những vị khách mời rất thích mình được đóng vai những nhân vật trên, cho nên các em
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 15
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
luôn thể hiện rõ bản lĩnh, phong cách chững chạc, tự tin của mình trước khán giả. Còn
khán giả thì rất thích để tìm ra những câu hỏi hóc búa, hỏi những vị khách mời, xem
có trả lời được không…Trò chơi diễn ra khoảng 10 phút, giáo viên tuyên bố kết thúc
cuộc chơi và cho cả lớp nhận xét: cách trình bày vấn đề của mỗi bạn? các bạn trình
bày theo trình tự như thế nào nào ? Ai được cả lớp khen nhiều, ủng hộ nhiều sẽ được
nhận được món quà nhỏ của giáo viên thưởng. Qua trò chơi học sinh dễ tiếp thu kiến
thức của bài học một cách trực quan sinh động. Khi trình bày một vấn đề thường theo
các bước: Bắt đầu trình bày (Bước lên diễn đàn như thế nào? Chào cử tọa và tự giới
thiệu bằng lời lẽ, cử chỉ ra sao?). Trình bày nội dung chính (Bắt đầu nội dung thứ nhất
thế nào? Làm thế nào để chuyển ý từ nội dung này sang nội dung khác? Cần điều
chỉnh nội dụng, tư thế cách nói ra sao khi người nghe có phản ứng ) Và cuối cùng là
kết thúc và cảm ơn (Tóm tắt và nhấn mạnh một số ý chính. Cảm ơn người nghe). Từ
đó cho thấy học sinh động hẳn lên, học sinh đã nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến
thức bài học vào thực tế trong một tình huống giả định
Học sinh đang thực hiện trò chơi “Trò chuyện cuối tuần”
2.4. Trò chơi nhìn hình đoán chữ.
Mục đích giúp học sinh phát huy khả năng tư duy nhanh nhạy của minh, tạo
không khí sôi nổi trong giờ học, tạo sự hứng thú và bớt căng thẳng ở học sinh. Trò
chơi này có thể áp dụng khi tìm hiểu kiến thức mới của bài học hoặc áp dụng ở phần
củng cố của bài học.
Cách tiến hành trò chơi: Giáo viên chuẩn bị hình ảnh minh họa liên quan đến
nội dung bài học có sử dụng trò chơi. Giáo viên chiếu hình lên máy chiếu hoặc treo
hình lên bảng phụ và cho cả lớp đoán những hình ảnh ấy thể hiện nội dung gì? Cả lớp
cùng chơi và học sinh nào trả lời được đúng và nhiều hình nhất sẽ được thưởng tràng

pháo tay hoặc cộng thêm điểm. Giáo viên nhận xét rút ra nội dung bài học, tuyên
dương những em trả lời tốt và nhắc nhở những em chưa thật sự tập trung.
Ví dụ khi dạy bài “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết” Tiết 26- Văn
10-Tập 1. Dạy mục I Đặc điểm của ngôn ngữ nói giáo viên có thể áp dụng trò chơi này
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 16
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
trong 2 phút. Giáo viên treo hình ảnh lên bảng phụ và hỏi cả lớp hãy cho biết những
người trong tranh đang muốn nói gì hoặc đang ở trong tâm trạng nào? Cả lớp cùng
chơi và ai xung phong trả lời nhanh và đúng nhất người đó sẽ thắng cuộc được giáo
viên tuyên dương trước lớp hoặc nhận phần quà nhỏ là một cuốn tập như vậy em nào
cũng háo hức muốn được trả lời câu hỏi. Tương tự đến mục II Đặc điểm của ngôn ngữ
viết giáo viên cũng treo hình lên bảng phụ và cho các em chơi theo gợi ý là những câu
hỏi của giáo viên. Thông qua trò chơi giáo viên nhận xét và hình thành tri thức mới
của bài học, các em sẽ dễ dàng nhận ra và nắm bắt được ngôn ngữ nói ngoài phương
tiện chính là sử dụng lời nói, ngữ điệu nói thì nó còn được kết hợp với các phương tiện
hỗ trợ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ điệu bộ của người nói khi giao tiếp. Còn ngôn ngữ
viết ngoài phương tiện chính là chữ viết nó còn được hỗ trợ bởi các phương tiện: dấu
câu, hình ảnh minh hoạ, bảng biểu sơ đồ, ký hiệu
Hình ảnh minh họa cho phương tiện hỗ trợ của ngôn ngữ nói.
( Khi chơi những chữ chú thích trên hình là do học sinh phát hiện)
Hình ảnh minh hoạ cho phương tiện hỗ trợ của ngôn ngữ viết.
(Khi chơi những chữ chú thích trên hình là do học sinh phát hiện)
Với trò chơi này giáo viên cũng có thể áp dụng khi dạy bài “Thực hành về
thành ngữ, điển cố”- Tiết 22-23, Sách Ngữ Văn 11- tập 1. Sau khi dạy xong đến phần
củng cố giáo viên tổ chức cho các em chơi khoảng 3 phút nhằm khắc sâu hơn kiến
thức bài học. Giáo viên chiếu những hình ảnh lên máy chiếu hoặc treo những hình ảnh
đã chuẩn bị sẵn lên bảng phụ và cho các em nhìn vào hình và đọc xem hình ảnh ấy
muốn nói tới câu thành ngữ nào? Ai đọc đúng và nhanh sẽ được giáo viên tuyên
dương trước lớp hoặc nhận phần quà nhỏ của giáo viên. Như vậy các em sẽ rất ấn

tượng với bài đã được học do dó mà sẽ nhớ bài lâu hơn.



Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 17
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
Hình ảnh minh họa cho bài thực hành về thành ngữ điển, điển cố
( Khi chiếu bằng máy chiếu những hình trên là hình động, học sinh rất dễ đoán ra câu
thành ngữ)
2.5. Trò chơi ô chữ bí mật.
Hình thức: Trò chơi ô chữ trong dạy học có nhiều dạng khác nhau, có thể là giải
những ô chữ hàng ngang rồi tìm từ khóa trong ô chữ hàng dọc, có thể là ô chữ dưới
dạng sơ đồ …Mỗi ô chữ có lời gợi ý và nội dung ô chữ có liên quan trực tiếp đến bài
học.
Mục đích: Giới thiệu vào bài mới hoặc củng cố khắc sâu kiến thức của bài học.
Phát huy tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh.
Cách chơi: Giáo viên giới thiệu qua ô chữ gồm có bao nhiêu hàng ngang, hàng
dọc từ chìa khoá nằm ở hàng nào sau đó giáo viên lần lượt đọc từng câu hỏi gợi ý để
học sinh xung phong giải ô chữ. Nếu bạn nào trả lời đúng thì ghi dòng chữ đó vào ô
chữ và sẽ được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội
cho các bạn còn lại. Ai tìm ra được ô từ khóa chính xác và nhanh nhất sẽ là người
chiến thắng.
Với trò chơi này chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các bài học đặc biệt là ở các
bài giảng văn, áp dụng chơi vào đầu giờ để giới thiệu bài mới nhằm gây hứng thú với
học sinh hoặc lúc củng cố để các em khắc sâu nội dung bài học. Ví dụ sau khi học
xong bài “Đọc Tiểu Thanh ký”- Tiết 40 - Ngữ văn 10- Tập 1, giáo viên chia lớp thành
các nhóm và tiến hành tổ chức trò chơi để củng cố bài học. Sau khi phổ biến thể lệ
cuộc chơi giáo viên treo ô chữ lên bảng và trình bày ô chữ chúng ta cẩn tìm hôm nay
gồm 7 chữ cái, đây là một trong những giá trị nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Du.

Để tìm được ô chữ này chúng ta có 7 câu hỏi gợi ý ở hàng ngang:
1/ Đây là tên của nhân vật được đề cập đến trong bài thơ?
2/ Địa danh được nhắc đến trong bài “Đọc Tiểu Thanh ký”?
3/ Đây là tập thơ Tiểu Thanh còn sót lại sau khi chết?
4/ Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Đau đớn thay phận Lời rằng bạc
mệnh cũng là lời chung”?
5/ Từ “độc” trong phần nguyên tác của bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký dịch ra phần phiên
âm có nghĩa là gì?
6/ Đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong các sáng tác của ông?
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 18
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
7/ Đoạn thơ sau Nguyễn Du muốn nhắc đến nhân vật nào trong Truyện Kiều?
Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu
Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người nằm đó biết sau thế nào?
Đáp án của trò chơi trên sẽ là:
T I Ể U T H A N H
T Â Y H Ồ
P H Ầ N D Ư
Đ À N B À
Đ Ọ C
P H Ụ N Ữ
Đ Ạ M T I Ê N

2.6. Trò chơi ghép hình đúng.
Trò chơi xếp hình đúng có thể là xếp các mảnh ghép khác nhau thành một hình
hoàn chỉnh, có thể là xếp các hình với những mảnh ghép ghi nội dung có chung đặc
điểm vào một nhóm, một thể loại. Để tổ chức trò chơi này, giáo viên cần có sự chuẩn

bị sẵn các mảnh ghép. Những mảnh ghép đó có thể là hình ảnh, có thể là chữ viết thể
hiện nội dung.
Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo giúp học sinh nhớ lại nội dung
bài học một cách lôgic.
Cách chơi: Giáo viên treo một số hình ảnh và một số mảnh ghép ghi nội dung
liên quan đến bài học lên bảng. Tuỳ vào mục đích bài học mà giáo viên cho học sinh
xung phong lên xếp những mảnh ghép thành một hình hoàn chỉnh hoặc xếp những
mảnh ghép có ghi nội dung tương ứng với một hình ảnh nào đó theo yêu cầu của giáo
viên, đội nào xếp các mảnh ghép đúng hoàn thành trong thời gian ngắn hơn sẽ là đội
chiến thắng.
Dưới đây là một ví dụ minh họa khi tổ chức trò chơi để ôn tập kiến thức cũ và
hình thành kiến thức mới của bài học: Khi dạy bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử-
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 19
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
Tiết 66- Ngữ Văn 11- tập 2. Khi đi tìm phần tìm hiểu chung, mục 1- tác giả thì giáo
viên có thể cho học sinh chơi trò chơi này bằng cách cho các mảnh ghép gồm hình của
3 tác giả Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và các mảnh ghép có đánh dấu theo số
thứ tự 1, 2,3 (làm bằng giáy rô ki) ghi các thông tin liên quan về ba tác giả trên. Giáo
viên chia lớp làm các nhóm tự thảo luận lắp ráp các hình và các mảnh ghép ghi thông
tin lại với nhau rồi đội nào xung phong lên ráp đúng các thông tin tương ứng với mỗi
tác giả thì đội đó chiến thắng, nếu không đúng sẽ nhường phần cho các đội khác (Học
sinh sẽ dễ dàng ghép được các thông tin và hình ảnh tương ứng với nhau khi sử dụng
phương pháp loại suy ). Giáo viên nhận xét và kết thúc trò chơi, với việc áp dụng trò
chơi này các em sẽ ôn tập được kiến thức cũ về tác giả Xuân Diệu, Huy Cận mà các
em đã học ở các tiết học trước đồng thời cũng hình thành được kiến thức mới về tác
giả Hàn Mặc Tử. Như vậy giáo viên vừa tiết kiệm được thời gian chỉ mất 7 phút (vừa
dò bài cũ vừa dạy được kiến thức mới), lại tạo được hứng thú cho các em khi học bài
mới vì thế tiết học sẽ trở nên sôi động hơn Trò chơi này chúng ta có thể áp dụng cho
rất nhiều tiết giảng văn đặc biệt là phần tìm hiểu về các tác giả

Sau đây là hình ảnh minh họa cho trò chơi: Giáo viên treo lên bảng những mảnh
ghép như sau:
a/ Hình ảnh của 3 tác giả Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử.

b/ Các mảnh ghép ghi thông tin liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của 3 tác giả trên và
được đánh dấu theo thứ tự từ 1-13.
1/ (1916 – 1985) bút danh Trảo Nha. Quê quán: Hà Tĩnh
2/ Tác phẩm chính: Tập “Lửa thiêng”, “Vũ trụ ca, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời…
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 20
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
3/ Gia đình: viên chức nghèo, cha mất sớm, sống với mẹ ở Quy Nhơn
4 / Năm 1936, mắc bệnh phong. Mất tại trại phong Quy Hoà.
5/ Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940). Quê: Đồng Hới - Quảng Bình.
6/ Là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say,
yêu đời thắm thiết.
7/Tác phẩm: Thơ thơ (1938), “Gửi hương cho gió” (1945), Riêng chung (1960)
8/ Thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
9/ Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình thơ, nhà dịch thơ, nhà bình thơ,
nhà văn hoá lớn của VN thế kỷ XX.
10/ (1919 - 2005). Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh
11/ Ông là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với
hồn thơ ảo não.
12/ Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất phong trào Thơ
Mới.
13/ Các tác phẩm chính:Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý
3/ Đáp án chúng ta sẽ có 3 hình sau ( Học sinh có thể ghép theo hàng dọc như ở dưới
hoặc ghép theo hàng ngang)
*/ Hình 1: Tác giả Xuân Diệu
1/ (1916 – 1985) bút danh Trảo Nha. Quê quán: Hà Tĩnh

Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 21
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
6/ Là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say,
yêu đời thắm thiết.
7/Tác phẩm: Thơ thơ (1938), “Gửi hương cho gió” (1945), Riêng chung (1960)
9/ Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình thơ, nhà dịch thơ, nhà bình thơ,
nhà văn hoá lớn của VN thế kỷ XX.
*/ Hình 2: Tác giả Huy Cận
10/ (1919 - 2005). Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh
2/ Tác phẩm chính: Tập “Lửa thiêng”, “Vũ trụ ca, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời…
11/ Ông là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với
hồn thơ ảo não.
8/ Thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
*/ Hình 3: Tác giả Hàn Mặc Tử
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 22
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
5/ Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940). Quê: Đồng Hới - Quảng Bình.
3/ Gia đình: viên chức nghèo, cha mất sớm, sống với mẹ ở Quy Nhơn
4 / Năm 1936, mắc bệnh phong. Mất tại trại phong Quy Hoà.
13/ Các tác phẩm chính:Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý
12/ Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất phong trào thơ
Mới.
2.7.Trò chơi trả lời nhanh
Trò chơi này có thể tổ chức dưới dạng các gói câu hỏi. Mỗi gói câu hỏi đều liên
quan đến kiến thức của các bài học trước.
Mục đích: Giúp học sinh tích cực huy động trí nhớ, tư duy và khả năng phản ứng
nhanh về các nội dung đã được học.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các gói câu hỏi và đáp án cho các đội chơi, thẻ

điểm …
Cách chơi: Chia nhóm. Mỗi đội chọn cho mình một gói câu hỏi. Cử đại diện
người để lên trả lời câu hỏi. Cuối cùng giáo viên tổng kết đội nào có nhiều câu trả lời
đúng và số điểm cao nhất thì đó là đội chiến thắng.
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 23
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
Như vậy, bằng cách vận dụng những trò chơi đó, tôi thấy bài giảng hấp dẫn và
lôi cuốn học sinh, học sinh bị cuốn hút bởi những phương pháp mới được vận dụng
linh hoạt, phù hợp với những bài giảng ở trường THPT. Bên cạnh các trò chơi đó, mỗi
giáo viên có thể sáng tạo thêm nhiều trò chơi khác như:Tập làm phóng viên, trò chơi
ghép đôi, trò chơi đố vui…chủ yếu phải phù hợp bài học, phù hợp với thực tế học
sinh, thực tế ở địa phương.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Qua việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong một số giờ học Văn tôi thấy
đã đạt được một số kết quả sau:
* Đối với giáo viên:
Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, thời gian của tiết dạy mà giáo viên và học
sinh vẫn đảm bảo được nội dung kiến thức của bài học.
Tạo được tình huống có vấn đề rất sinh động và hấp dẫn để giáo viên khắc sâu kiến
thức. Từ đó làm cho không khí lớp học sôi nổi, giảm sự đơn điệu, tăng hứng thú học
tập cho học sinh nhờ đó đã nâng cao hiệu quả việc dạy và học đặc biệt với những em
sức học yếu, chậm, nhút nhát.
Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục một cách sáng tạo và hiệu quả.
* Đối với học sinh: Giúp các em
Rèn luyện tư duy, tác phong nhanh nhạy biết xử lý tình huống linh hoạt.
Học sinh thích thú với trò chơi trong giờ học do đó năng động hăng say phát biểu
xây dựng bài vì vậy mà các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.Các em có điều kiện
cùng chuẩn bị bài học, chủ động trong học tập
Để thấy rõ hiệu quả và tính khả thi của đề tài ta sẽ so sánh 2 bảng số liệu ghi kết

quả khảo sát ý kiến và chất lượng học tập của học sinh 3 lớp thực nghiệm trong năm
học 2012- 2013 ( 10A1, 10A4, 11A6) trước và sau khi áp dụng phương pháp lồng
ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn :
* Khi chưa áp dụng đề tài:
Số học sinh Hay phát Hứng thú Điểm thi đầu Điểm kiểm
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 24
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây
hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
khảo sát
biểu
với giờ
học
vào đạt TB trở
lên
tra đầu năm
từ TB trở
lên
Lớp 10A1,
10A4
6/80
34/80 16/80
Lớp 11A6 3/30 12/30 11/30
Tổng số
9/ 110
( 8.12%)
46/110
(41.81%)
16/80
(20%)
11/30

(36.66%)
* Sau khi áp dụng đề tài
Số học sinh
khảo sát
Hay phát
biểu
Hứng thú
với giờ
học
Điểm thi học
kì 1 từ TB trở
lên
Điểm thi học
kì 1 từ TB trở
lên
Lớp 10A1
10A4
37/80 50/80 54/80
Lớp 11A6 12/30 19/30 21/30
Tổng số 49/110
( 44.54% )
69/110
(62.72%)
54/80
(67.5%)
21/ 30
(70%)
Kết quả khảo sát ngày 22/02/2013 cho thấy so với kết quả khảo sát đầu năm như
phần thực trạng đã nêu thì rõ ràng hình thức dạy học này đã khắc phục phần nào
nhược điểm học tập thụ động ở học sinh, giúp học sinh hứng thú, chủ động, giáo viên

cũng có thể phát huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy và đích cuối cùng là kết quả học
tập của học sinh được nâng lên rõ rệt (Khối 10 đầu vào môn Văn rất thấp chỉ: 20%,
qua hơn một học kì áp dụng phương pháp trò chơi kết quả điểm thi học kì 1 (sở ra đề,
chấm tập trung) đã nâng lên: 67.5%. Khối 11 kết quả điểm khảo sát đầu năm từ
36.66% giờ đã nâng lên: 70% ). Cũng nhờ vào việc áp dụng trò chơi trong giờ dạy học
mà trong những năm qua chất lượng bộ môn của bản thân tôi được nâng lên rõ rệt, cụ
thể là:
Năm học 2010-2011 tỉ lệ học sinh đạt trung bình trở lên: 72%
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 25

×