Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

dạy học nêu vấn đề nhằm nâng cao chất lượng học tập trong giờ văn học lớp 7 trường thcs bàu năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.77 KB, 25 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
- Tên đề tài: Dạy học nêu vấn đề nhằm nâng cao chất lượng học tập trong giờ
văn học lớp 7 Trường THCS Bàu Năng.
- Họ và tên tác giả:
+ Đặng Thị Ngọc Liễu.
+ Võ Thị Nhớ.
- Đơn vị công tác: Trường trung học cơ sở Bàu Năng.
1. Lí do chọn đề tài:
- Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục về việc đổi mới
phương pháp dạy học.
- Để góp phần đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập, sáng tạo,
tiếp thu được tri thức, biết vận dụng tìm ra những giải pháp hợp lý. Học sinh tự giác chủ
động tìm tòi, phát hiện giải quyết những vướng mắc nhận thức và có ý thức vận dụng linh
hoạt, sáng tạo, nhằm khơi dậy hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn.
2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu: Dạy học nêu vấn đề nhằm nâng cao chất lượng trong giờ
văn học lớp 7 Trường THCS Bàu Năng.
- Phương pháp nghiên cứu :
+ Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.
+ Dự giờ, học hỏi trao đổi các đồng nghiệp.
+ Điều tra, đàm thoại, tìm hiểu thực trạng học sinh.
+ Kiểm tra đối chiếu, so sánh.
3. Đề tài đưa ra giải pháp mới :
Dạy học nêu vấn đề giúp học sinh phát triển năng lực tư duy chủ động tích cực,
độc lập sáng tạo hình thành và phát triển năng lực tự học, giáo dục học sinh ý thức tự học,
nghiêm túc trong học tập, biết tự đánh giá được khả năng, hứng thú say mê học tập môn
văn học và có ý thức cầu tiến, vươn lên.
4. Hiệu quả áp dụng:
Học sinh nắm được kiến thức trọng tâm bài học để vận dụng vào bài tập, say mê
hứng thú học tập, phát huy tính độc lập, quan sát, tự giác, tìm tòi, phân tích, so sánh, rút ra
nhận xét để đi đến kết luận, rút ra kiến thức cơ bản.


5. Phạm vi áp dụng :
Áp dụng dạy học nêu vấn đề nhằm nâng cao chất lượng học tập trong giờ học văn lớp
7 Trường THCS Bàu Năng.
Bàu Năng, ngày 15 tháng 3 năm 2011
Người thực hiện

Đặng Thị Ngọc Liễu
Võ Thị Nhớ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục là một ngành khơng thể thiếu trong bất kỳ xã hội nào, giáo dục tồn tại và
phát triển song song với sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người. Mục tiêu của giáo
dục là đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân trí, phát triển nhân tài. Để đáp ứng được mục tiêu
đó ngành giáo dục phải thật sự chăm lo nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, trong
những năm gần đây sự nghiệp giáo dục đã đang được đổi mới như: đổi mới sách giáo
khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương tiện dạy học nhằm giúp cho người
giáo viên giảng dạy tốt hơn.
Trong các mơn học trong nhà trường phổ thơng một trong những mơn học cơ bản là
“Ngữ văn” góp phần lớn trong sự phát triển tư duy và hình thành nhân cách cho học sinh.
Là giáo viên giảng dạy Ngữ văn, chúng tơi ln ln cố gắng tìm tòi đúc kết những kinh
nghiệm, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Đặc biệt là phát
triển tư duy, sáng tạo tìm tòi, suy nghĩ, khám phá từ đó tạo cho các em lòng say mê hứng
thú trong việc học Ngữ văn. Tuy nhiên, việc dạy học Ngữ văn trong tình hình hiện nay là
một vấn đề rất khó làm để các em có hứng thú, say mê mơn học, đây là một nhiệm vụ hết
sức nặng nề đối với người giáo viên.
Là một giáo viên dạy mơn Ngữ văn ở Trường THCS chúng tơi cũng suy nghĩ rất
nhiều, làm thế nào để có một phương pháp dạy học cho phù hợp với đà phát triển của xã
hội, phù hợp với tình hình thực tế của trường. Đó cũng là lý do chúng tơi chọn viết về đề
tài “Dạy học nêu vấn đề nhằm nâng cao chất lượng học tập trong giờ học văn lớp 7
trường THCS Bàu Năng”.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Các tác phẩm văn học có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc giáo dục quan điểm,
tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Các tác phẩm văn học góp phần hình thành những con
người biết tu dưỡng, biết u thương, q trọng con người, biết u q hương đất nước,
biết hướng tới cái đẹp cảm thụ giá trị của chân, thiện, mĩ trong tác phẩm văn học.
Để đạt được mục đích trên các nhà khoa học đã dày cơng nghiên cứu phương các
pháp dạy học tối ưu. Trong đó phương pháp dạy học nêu vấn đề là một phương pháp được
đặc biệt áp dụng.
Phương pháp dạy học nêu vấn đề gồm nhiều yếu tố khác nhau, nhưng đối vối phân
mơn văn học giáo viên phải đặc biệt chú ý đến câu hỏi có vấn đề, tình huống có vấn đề để
giúp học sinh dễ nhớ, nhớ lâu một tác phẩm mà các em đã được học qua. Dạy học nêu vấn
đề là hoạt động dạy học sáng tạo. Nó khác các bản chất dạy học truyền thống về mục đích
cũng như về phương pháp thực hiện. Ngun tắc cơ bản của nó là song song với việc lĩnh
hội tích cực về kiến thức là sự phát triển những năng lực sáng tạo ở học sinh. Con đường
hình thành nhân cách và lĩnh hội kiến thức phải thơng qua sự vận động bên trong của bản
thân chủ thể học sinh, làm tăng khả năng tư duy của các em trong giờ học văn.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Dạy học nêu vấn đề nhằm nâng cao chất lượng
học tập trong giờ học văn lớp 7 Trường THCS Bàu Năng.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.
- Dự giờ, học hỏi trao đổi các đồng nghiệp.
2
- Điều tra, đàm thoại, tìm hiểu thực trạng học sinh.
- Kiểm tra đối chiếu, so sánh.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Quá trình dạy học Ngữ văn sẽ trở nên tẻ nhạt, nhàm chán, khó hiểu khi giáo viên sử
dụng các phương pháp không linh hoạt, không phù hợp. Nhưng nếu như trong một tiết
dạy giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, đặc biệt là phương pháp nêu vấn đề để
hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung và nghệ thuật một cách sinh động, tạo được niềm

say mê hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách nhanh
chóng, hiệu quả.



3
II. NỘI DUNG

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
1.1/ Các văn bản chỉ đạo của cấp trên:
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cơ bản cấp thiết hiện nay, Nghị quyết
Trung ương IV khoá VII đã xác định đổi mới phương pháp dạy học nghĩa là phải khuyến
khích tự học, phải áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học
sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Điều 24 Luật giáo dục, (do Quốc hội khoá X thông qua) đã chỉ rõ phương pháp
giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh. Đây là những định hướng hết sức cơ bản và thiết thực đối
với ngành Giáo dục và Đào tạo.
1.2/ Các quan niệm khác về giáo dục:
* Đặc trưng của môn Ngữ văn:
Môn Ngữ văn là một môn khoa học xã hội chứa đựng cả một kho tàng kiến thức
vô cùng phong phú, hấp dẫn dễ kích thích tính tò mò của học sinh tạo điều kiện cho các
em có hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn. Bộ môn khoa học này giúp các em nắm được
những kiến thức cơ bản trong đời sống xã hội và vận dụng những kiến thức đã học vào
giao tiếp.
* Mục tiêu dạy học môn Ngữ văn:
Mục tiêu của môn Ngữ văn là hình thành cho học sinh tư duy sáng tạo và hình
thành phát triển năng lực tự học, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia

giải quyết những vấn đề có liên quan đến kiến thức đời sống xã hội.
Phương pháp giảng dạy truyền thống không thể đáp ứng những đòi hỏi nặng nề
và cấp bách trên. Với những cố gắng của nó phương pháp truyền thống chỉ có thể làm
được chủ yếu là truyền thụ một cách thụ động một khối lượng kiến thức và kiểm tra sự
tiếp thu đó theo con đường tái hiện. Giáo viên khêu gợi tư duy của học sinh cũng chỉ
nhằm mục đích truyền thụ được tốt khối lượng kiến thức cần truyền thụ. Dạy học nêu vấn
đề là dạy học có sáng tạo. Nó khác bản chất dạy học truyền thống, về mục đích cũng như
về phương thức thực hiện. Một nguyên tắc cơ bản của nó là song song với việc lĩnh hội
tích cực về kiến thức là sự phát triển năng lưc sáng tạo của mỗi học sinh. Kiến thức vừa là
sản phẩm vừa là phương pháp. Con đường hình thành nhân cách và lĩnh hội kiến thức
phải thông qua sự vận động bên trong của bản thân chủ thể học sinh. Chúng ta đều biết xu
hướng giữa tâm lý tư duy và tâm lý dạy học là một đặc điểm ngày càng nổi rõ trong khoa
học sư phạm.
2/ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
2.1/ Thực trạng vấn đề :
Qua dự giờ các đồng nghiệp chúng tôi nhận thấy thái độ học tập của học sinh
đối với môn Ngữ văn c̣n mang cảm giác hết sức nặng nề, giờ học môn Ngữ văn chưa hấp
dẫn được học sinh, đa số học sinh cho rằng đây là môn học khó, trừu tượng. Học sinh nổ
lực học tập không phải yêu thích môn Ngữ văn mà vì để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Thực trạng của việc dạy học dùng phương pháp nêu vấn đề ở các Trường THCS
nói chung và trường THCS Bàu Năng nói riêng qua trực tiếp giảng dạy và dự giờ các
đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy những vấn đề sau:
- Các em chưa hiểu hết những nội dung hàm chứa trong tranh, ảnh,…Chưa xem
kiến thức bài học và nội dung câu hỏi nêu vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau.
4
- Giáo viên có sử dụng câu hỏi nêu vấn đề nhưng hiệu quả chưa cao. Giáo viên c̣òn
làm việc nhiều, c̣òn trả lời thay học sinh do sợ mất thời gian, học sinh không chịu khó suy
nghĩ.
2.2/ Sự cần thiết của vấn đề:
Chúng ta ai cũng biết rằng cảm thụ văn học bao giờ cũng mang tính cá nhân sâu

đậm. Một giờ giảng văn, một bài phân tích văn học muốn có thể thành công nhất thiết
phải xây dựng được một hay những tình huống có vấn đề và được học sinh tiếp nhận một
cách có ý thức. Tình huống có vấn đề được xây dựng trên ý thức của học sinh. Vì vậy
giúp học sinh thâm nhập tác phẩm là nhiệm vụ hết sức nặng nề của người giáo viên. Tạo
được tình huống có vấn đề trong giảng văn là tạo được trạng thái tâm lí văn học cần thiết
để mở đầu cho quá trình giảng văn đạt hiệu quả mong muốn. Xây dựng được tình huống
có vấn đề trong giảng văn là một hoạt động sư phạm phù hợp với mục đích dạy học hiện
nay, vừa thích ứng qui luật cảm thụ văn học.
Muốn xây dựng tình huống trước hết phải xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề.
Câu hỏi nêu vấn đề thường có tính chất phức tạp về nội dung, nó gợi lên những mâu thuẫn
giữa cái đã biết với cái chưa biết, giữa cái mới với cái cũ trong nhận thức của học sinh,
mâu thuẫn giữa học sinh với tác giả, giữa học sinh với học sinh về một vấn đề trọng tâm
nào đó trong tác phẩm.
Câu hỏi chung nhất thiết phải giúp cho học sinh thấy được sự liên hệ hữu cơ giữa yếu
tố cụ thể và vấn đề tổng hợp của bài văn, của chủ đề tác phẩm, quan điểm của tác giả, tác
dụng, ý nghĩa của tác phẩm Câu hỏi nêu vấn đề dựa vào một số chi tiết điển hình trong
tác phẩm. Câu hỏi phải xác với tác phẩm và khêu gợi hứng thú của bản thân học sinh. Câu
hỏi nêu vấn đề có thể nảy sinh trên sự phát triển của tác phẩm và hứng thú của học sinh.
Cho nên khi đặt câu hỏi, một mặt phải bám sát tác phẩm, một mặt phải am hiểu đối tượng
học sinh và những dữ kiện cho phép đặt câu hỏi để câu hỏi là câu hỏi có vấn đề.
3. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
3.1/ Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn cho
học sinh thông qua phương pháp dạy học nêu vấn đề:
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nền kinh tế nhiều
thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thích ứng với cơ chế thị trường, chuẩn bị cho
cuộc sống và có việc làm ngày càng tốt hơn, học sinh phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về
mục đích, động cơ, thái độ học tập. Thay cho tâm lí ỷ lại vào thời bao cấp sẽ là sự tháo
vát, năng động tự tạo việc làm. Học sinh sẽ ý thức được rằng học tập tốt trong nhà trường
là hứa hẹn một tương lai tốt đẹp, sự thành đạt trong cuộc đời; phấn đấu trong học tập để
có thực lực đạt tới vị trí kinh tế xã hội phù hợp với năng lực của mình. Muốn vậy, người

giáo viên phải biết lựa chọn và sử dụng một cách đúng đắn phương pháp dạy học có ý
nghĩa to lớn đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh, đối với chất lượng và hiệu
quả của dạy học. Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phải phụ thuộc vào mục tiêu
và nội dung của bài học, vào đặc điểm của từng phương pháp vì không có một phương
pháp nào là “vạn năng”, cần biết phối hợp một cách khéo léo và hợp lí các phương pháp
dạy học khác nhau.
Qua thực tế giảng dạy văn học lớp 7 nhiều năm qua tôi nhận thấy học sinh còn thụ
động, ít tập trung chú ý nghe giảng, ít phát biểu, xây dựng bài, đa số các em chưa có
phương pháp học tập tốt, chưa hệ thống được kiến thức đã học, ít suy nghĩ khi gặp những
nội dung văn bản có vấn đề, một số em còn sử dụng sách giải để đối phó với giáo viên.
Để đạt được kết quả tốt trong việc giảng dạy bộ môn, giáo viên phải có phươg pháp
hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tốt nhằm phát huy tính tích cực, khả năng tư duy của học
sinh. Như thế không khí trong giờ học sẽ thoải mái, sinh động và sẽ đạt được kết quả tốt.
5
Tạo cho học sinh hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn, có yêu thích bộ môn thích học
sinh sẽ tự giác tích cực và tự lực trong các hoạt động học tập là nhiệm vụ của người thầy,
học sinh sẽ tích cực chủ động tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức. Bởi
một không khí học tập đầy hứng khởi sẽ kích thích sự say mê, giúp học sinh tập trung tốt
hơn vào bài học và có niềm tin vào những gì mà các em tiếp thu được, như thế hiệu quả
giáo dục sẽ được nâng cao.
- Tác phong, thái độ và sự chuẩn bị – đầu tư của người thầy: Vững vàng, sư phạm,
chủ động trong mọi hoạt động trên lớp; tự tin, thân thiện kiên nhẫn; tỏ thái độ quan tâm và
thương yêu học sinh; óc khôi hài đúng chỗ; lời nói rơ ràng chắc chắn, dứt khoát, không
lấp lững, liên tục tạo các tình huống có vấn đề, có hệ thống, đồ dùng dạy học phong phú.
- Không khí lớp học: Phòng học phải được trang trí sạch đẹp, thoáng mát; hoạt
động học được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, thoải mái; tập thể học sinh có
những hoạt động đồng bộ, thống nhất theo sự điều khiển của giáo viên; Tránh các tình
huống căng thẳng không cần thiết; vui tươi mà nghiêm túc.
Để hoàn thành được vai trò là người điều khiển, hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức
người giáo viên phải tiếp cận với những thành tựu khoa học giáo dục, học hỏi nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, phát
huy tính tích cực học tập của học sinh.
3.2/ Giải quyết vấn đề đặt ra:
 Những đặc trưng của phương pháp tổ chức:
Dạy học thông qua các tổ chức của học sinh để học sinh nắm vững kiến thức và
đạt chất lượng cao, cần phải đổi mới phương pháp dạy học, tích cực hóa các hoạt động
nhận thức của học sinh, phát huy tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập
bằng cách :
- Cải tiến nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực chủ động của học sinh.
- Kích thích được óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của các em bằng cách tạo ra
những tình huống có vấn đề.
- Hướng tới việc rèn luyện óc độc lập suy nghĩ và tư duy sáng tạo cho học sinh bằng
cách: vấn đáp, tìm tòi là phương pháp cần được phát triển rộng rãi tạo ra các cuộc tranh
luận trong học tập bằng cách đặt câu hỏi mở, tức là câu hỏi có nhiều phương án trả lời,
chuyển dần từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học giải quyết có vấn đề.
 Các mức độ của dạy học nêu vấn đề:
Đây là một điều mà giáo viên cần hiểu thấu khi tiến hành dạy học nêu vấn đề. Bản
thân vấn đề gồm vấn đề lớn, trung bình và nhỏ, vấn đề phức tạp nhiều khâu, vấn đề ít
khâu hơn và vấn đề đơn giản. Nhưng giải quyết các vấn đề đó cũng có những mức độ
khác nhau phụ thuộc vào khả năng, trình độ của giáo viên và học sinh.
- Mức độ thứ nhất: Giáo viên phát hiện vấn đề, tự mình tạo ra tình huống có vấn đề và
cũng tự mình giải quyết. Đây là mức độ thấp nhất của việc dạy học nêu vấn đề, áp dụng
cho học sinh chưa quen với cách học tập này. Đồng thời cũng có thể áp dụng khi giờ học
có nhiều vấn đề mà không đủ thì giờ để giải quyết tất cả.
- Mức độ thứ hai: Giáo viên nêu vấn đề sau đó tổ chức cho học sinh giải quyết một
phần của vấn đề. Ở đây học sinh đã tham gia vào giải quyết vấn đề, tuy nhiên chỉ là một
phần của vấn đề, do các đều kiện về thời gian, năng lực và hoàn cảnh cụ thể quy định.
- Mức độ thứ ba: Giáo viên phát hiện vấn đề, tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức cho
học sinh giải quyết toàn bộ vấn đề đã đặt ra. Đây là mức độ cao của dạy học nêu vấn đề,

áp dụng cho học sinh đã quen với cách thức làm việc độc lập.
6
- Mức độ thứ tư: Giáo viên gợi ý để học sinh tự phát hiện vấn đề, tự nêu lên tình huống
có vấn đề và tự giải quyết trọn vẹn vấn đề. Đây là mức độ cao nhất của dạy học nêu vấn
đề. Mức độ này có thể tiến hành trên lớp học song chủ yếu là để tiến hành khi giao các bài
tập hoặc các chủ đề cho học sinh làm việc ở nhà.
Việc đặt và sử dụng câu hỏi nêu vấn đề theo 4 mức độ trên nhằm tạo điều khiện cho
học sinh động não trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Muốn thực hiện tốt hoạt động này
thì giáo viên phải biết cách chọn những câu hỏi nêu vấn đề trong bài học như thế nào thì
có hiệu quả để giúp các em trả lời đúng chính xác nội dung câu hỏi có vấn đề.
* Vấn đề trong tác phẩm có thể có nhiều, có ít tuỳ vào tính chất khái quát và độ sâu
của tác phẩm. Nhưng vấn đề cũng phụ thuộc vào khả năng và sự nhạy cảm, thiên hướng
của người dạy nữa. Ví dụ trong tác phẩm Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. Giáo
viên có thể nêu lên những vấn đề sau:
 Gia cảnh của Nguyễn Khuyến như thế nào?
 Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được thể hiện như
thế nào ?
 Qua bài thơ, tác giả muốn thể hiện điều gì ?
Phân tích vấn đề nào sâu hơn, kỹ hơn lại phụ thuộc vào chủ định của người dạy.
Nhưng dù thế nào cả 3 vấn đề cũng phải tập trung vào câu chuyện “Bạn đến chơi nhà”.
Có thể thấy rằng câu hỏi nêu vấn đề liên quan chặt chẽ đến tình huống có vấn đề.
Trong nhiều trường hợp khi đã xác định được vấn đề, nhờ câu hỏi (hoặc hệ thống câu hỏi,
tuỳ thuộc vào vấn đề đơn giản hay vấn đề phức tạp) mà giáo viên tạo được tình huống có
vấn đề, tức là xác định được cái chưa biết, cuốn hút sự quan tâm của học sinh.
Câu hỏi nêu vấn đề không nhằm mục đích tái hiện kiến thức, cũng không nhằm khơi
gợi sự tự biểu hiện của học sinh khi đánh giá chi tiết hay toàn bộ tác phẩm văn học. Câu
hỏi nêu vấn đề phải làm rõ được vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm, phải gây hứng thú nhận
thức cho học sinh và phải động viên, khuyến khích học sinh giải thích vấn đề đã nêu. Câu
hỏi nêu vấn đề phải làm rõ hoặc đặt ra được vấn đề, đưa học sinh vào tình huống có vấn
đề. Tính chất khái quát, tính chất phức tạp, tính chất hệ thống và tính chất phù hợp với tác

phẩm không phải là đặc điểm riêng biệt của câu hỏi nêu vấn đề, mà xét cho cùng đó cũng
là tính chất của các loại câu hỏi khác. Câu hỏi nêu vấn đề chính là phương tiện quan trọng
để người giáo viên đưa vấn đề vào tình huống có vấn đề. Nói như vậy vì có thể tạo nên
tình huống có vấn đề mà không sử dụng tới câu hỏi nêu vấn đề. Mặc khác học sinh ở một
trình độ thuần thục nào đó cũng có thể đưa ra các câu hỏi và tạo nên tình huống có vấn đề.
 Các nguyên tắc dạy học nêu vấn đề:
Dạy học nêu vấn đề muốn thành công, nó phải tuân theo những qui tắc được quy
định bởi chính các yếu tố đặt trưng của kiểu dạy học này.
Các nguyên tắc đó là:
1. Đảm bảo tổ chức tài liệu học tập đi từ chung đến riêng, đi từ nguyên lí đến vận
dụng (tuy nhiên cũng có thể đi từ riêng đến chung, từ những vận dụng nêu lên thành
nguyên lý nhưng đây là ở trình độ rất cao và mức độ không nhiều).
2. Đảm bảo cho việc dạy học bắt đầu từ tình huống có vấn đề mà bằng những tri thức
đã biết, con đường quen thuộc học sinh tìm ra những tri thức mới, những cách thức mới.
3. Đảm bảo cho học sinh nắm được những khái niệm mới và những nguyên lý mới
thông qua hoạt động tự lực giải quyết vấn đề học tập chứa đựng những khái niệm và
nguyên lý đó.
4. Đảm bảo cho học sinh nắm được tri thức và cách thức hành động trí tuệ thông qua
các bài tập vận dụng.
7
5. Đảm bảo cho học sinh có các thủ thuật và cách thức hành động trí tuệ để giải
quyết được các loại vấn đề đặt ra trong các tình huống có vấn đề.
6. Đảm bảo cho học sinh thu được những tính hiệu ngược dòng.
7. Đảm bảo giới thiệu cho học sinh những nguồn thông tin cần thiết và hướng dẫn
học sinh phân tích, khai thác những nguồn thông tin đó.
 Quy trình dạy học nêu vấn đề:
- Học sinh được đưa vào tình huống có vấn đề.
- Phân tích tình huống có vấn đề.
+ Xác định cái chưa biết.
+ Huy động vốn tri thức đã có ở học sinh để tìm ra cái chưa biết (các kiến thức, các

kỹ năng).
- Trình bày nội dung vấn để.
- Kiểm tra giải đáp.
- Kết luận.
Dù vấn đề đơn giản hay phức tạp thì khi dạy học nêu vấn đề người giáo viên cũng
cần tuân thủ theo các bước của quy trình nêu trên. Tuy nhiên ở những vấn đề đơn giản thì
chứng minh cũng khá đơn giản và không nhất thiết phải tiến hành kiểm tra lại lời giải khi
nó đã có độ tin cậy và chính xác cao. Dù sử dụng phương pháp dạy học nào cũng phải chú
ý thiết kế các hoạt động của học sinh nhằm huy động được cao nhất hoạt động tích cực
nhận thức và sự hợp tác của học sinh. Có thể kể ra những hoạt động mà giáo viên thường
hay sử dụng như:
• Đàm thoại khi giáo viên giảng bài.
• Đặt ra những câu hỏi nêu vấn đề, gợi ý nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ,
tích cực học tập.
• Thiết kế các hoạt động để học sinh điều tra, tìm tòi, khám phá.
• Thảo luận (theo từng cặp hay theo nhóm).
• Tổ chức các hoạt động để học sinh tự phản ánh và tự đánh giá kết quả học tập
của mình.
* QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
TRONG PHÂN MÔN VĂN HỌC:
 Đối với giáo viên:
Vấn đề đặt ra là giáo viên cần phải làm gì để mỗi tiết dạy giúp học sinh nắm vững
kiến thức mà mình truyền đạt. Muốn như thế, giáo viên phải đưa ra những câu hỏi đa
dạng, phong phú có sức hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp. Tạo
cơ hội cho học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình lĩnh
hội kiến thức. Sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học hợp lí.
- Biện pháp: Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời nhằm củng cố và hoàn thiện kiến
thức, qua đó giáo viên biết được tình trạng nắm bắt kiến thức của học sinh để sữa chửa và
bổ sung những kiến thức thiếu xót nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh.
- Yêu cầu: Giáo viên đưa những câu hỏi có tính chất nêu vấn đề để huy động học sinh

làm việc, giáo viên không nên tham kiến thức hỏi quá nhiều câu hỏi vụn vặt, câu hỏi ngắn
gọn và có hệ thống, đồng thời giáo viên phải sữa lổ hỏng thiếu sót của học sinh.
Việc vận dụng các phương pháp dạy học hợp lý đối với nội dung cụ thể để được kết
quả mong muốn phụ thuộc vào sự sáng tạo của mỗi giáo viên. Do đó, muốn dạy học tốt để
nâng cao chất lượng học tập của học sinh, ta phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù
8
hợp với nội dung chương trình, ta cần chuẩn bị đầy đủ cho một tiết lên lớp, trong khâu
soạn bài cần đảm bảo đủ năm bước lên lớp.
Bước 1: Kiểm tra việc chuẩn bị cho một tiết học của học sinh.
Bước 2: Đặt vấn đề vào bài mới.
Bước 3: Tổ chức các hoạt động của học sinh.(Giáo viên sử dụng câu hỏi nêu vấn đề).
Bước 4: Giúp học sinh trao đổi thảo luận rút ra kết quả học tập.
Bước 5: Bên cạnh triển khai bài mới ta cần chú ý đến bước củng cố và hướng dẫn tự
học ở nhà. Ở bước này rất quan trọng để đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Khi
củng cố cần xoáy sâu trọng tâm, giúp học sinh nắm vững kiến thức đầy đủ, chính xác.
Bước hướng dẫn tự học, giáo viên cần cho học sinh biết cần phải làm gì và cần chuẩn bị
phần nào ở tiết học tiếp theo.
Muốn tổ chức tốt việc học nhóm nhằm nêu lên những kiến thức trọng tâm của bài,
muốn học sinh nắm vững kiến thức đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp soạn bài
theo hướng tích cực, cần lựa chọn những kiến thức căn bản nhất, phù hợp với mục tiêu bài
học.
Tuỳ từng bài, từng địa phương, giáo viên có thể sắp xếp các loại kiến thức có hệ
thống phù hợp với thực tế. Cần cho học sinh tiếp cận văn bản, hiểu văn bản, quan sát
tranh ảnh… để rút ra kiến thức, muốn vậy giáo viên phải có kế hoạch thật cụ thể trong
việc chuẩn bị đồ dùng dạy học (văn bản mẫu, tranh ảnh, phiếu học tập…) để tiết dạy sôi
nổi, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo
của học sinh. Trong một tiết dạy cần có sự phối hợp các phương pháp nhằm đạt kết quả
giảng dạy cao nhất.
Để học sinh chuẩn bị bài tốt, ngoài hệ thống câu hỏi tìm hiểu văn bản trong sách giáo

khoa thì giáo viên cần phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý xoay quanh kiến thức trọng
tâm bài học. Giáo viên phải phân loại đối tượng học sinh để có thể yêu cầu mức chuẩn bị
bài phù hợp với khả năng từng em.
Bản thân giáo viên phải phấn đấu tìm tòi trong từng tiết dạy. Giáo viên khi bước
lên bục giảng phải có sự đầu tư cho từng tiết dạy sao cho thật khoa học.
Giáo viên khi vận dụng dạy học nêu vấn đề phải vận dụng một cách linh hoạt.
Không phải bất cứ bài giảng nào cũng nêu câu hỏi có vấn đề. Tuỳ bài, tuỳ đặc điểm của
học sinh tuỳ thời gian mà vận dụng dạy học nêu vấn đề. Cho nên vai trò của người giáo
viên rất quan trọng trong việc chọn lựa hệ thống câu hỏi có vấn đề giúp học sinh có thể
tiếp thu bài học tốt hơn.
- Tổ chức lớp học cho học có sự say mê hứng thú trong giờ học.
- Khi tổ chức cho học sinh thảo luận câu hỏi có vấn đề phải chú ý đến thời gian.
- Học, thảo luận, tự do phát biểu ý kiến.
- Hệ thống câu hỏi phải khoa học, phù hợp nội dung bài học.
- Khuyến khích, động viên dù học sinh trả lời câu hỏi đúng hay sai.
- Gọi học sinh khác nhận xét, phát biểu ý kiến.
- Giáo viên chốt lại ý đúng nhất sau khi học sinh phát biểu.
 Chuẩn bị bài mới:
Đối với đề tài này khâu chuẩn bị là vô cùng quan trọng, tốn nhiều thời gian, công
sức cho việc nghiên cứu tác phẩm trước khi lên lớp dạy học nhất là trong thời gian soạn
giáo án: Đọc tác phẩm, soạn bài, chuẩn bị bài.
9
Xây dựng một hệ thống câu hỏi có tình huống là một việc làm quan trọng hệ
thống câu hỏi phải có sự lựa chọn, đầu tư phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tuy
nhiên, khi chọn câu hỏi giáo viên nên chọn những câu hỏi phát triển tư duy cho học sinh
và lựa chọn như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp, câu hỏi phải
theo từng mức độ từ thấp đến cao: từ câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích,
tổng hợp đến đánh giá.
- Nhận biết: Là nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, nghĩa là có thể nhận
biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn

giản đến các lý thuyết phức tạp.
- Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện
tượng, sự vật, giải thích được, chứng minh được.
- Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào hoàn cảnh cụ thể: vận
dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi học
sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng giải
quyết một vấn đề nào đó.
- Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sau
đó có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
giữa chúng.
- Tổng hợp: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; khai thác, bổ sung
thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới.
- Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định, xác định
được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp. Đây là mức độ
cao nhất của nhận thức vì nó chứa đựng các yếu tố của các mức độ nêu trên. Khả năng
đánh giá thể hiện khi học sinh giải quyết vấn đề nào cần được áp dụng như thế nào trong
tình huống mới.
Ví dụ 1:
Văn bản “Bạn đến chơi nhà”.
- Hỏi: Em hãy hình dung tâm trạng của chủ nhân khi có bạn đến chơi như thế nào?
+ Trả lời: Hồ hởi, vui vẻ, thoả lòng.
- Hỏi : Lẽ thường, khi bạn đến chơi, chủ nhà nghĩ đến việc tiếp đãi bạn để tỏ tình thân
thiện. Nhưng trong bài thơ này, hoàn cảnh của chủ nhân có gì khác nên ông không tiếp
bạn theo lẽ thường?
+ Trả lời: Chợ thì xa, mọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà lại như không.
- Hỏi: Em đọc được cảm xúc nào của chủ nhân tiếp bạn qua những lời lẽ đó?
+ Trả lời: Vui tươi, thanh thản.
- Hỏi: Chủ nhân tiếp bạn là chủ nhân bài thơ, là Nguyễn Khuyến. Em hiểu gì về Nguyễn
Khuyến và tình bạn của ông từ bài thơ này ?
+ Trả lời: - Nguyễn Khuyến là con người hồn nhiên, dân dã, trong sáng.

- Tình bạn của ông là một tình bạn chân thành, ấm áp, bền chặt, dựa trên
giá trị tinh thần.
- Hỏi: Tiếng thơ tình bạn hồn nhiên dân dã chân thành này được viết bằng hình thức
ngôn từ tương ứng nào khiến bài thơ trở nên trong sáng hồn nhiên và dễ hiểu?
+ Trả lời: Hệ thống ngôn từ thuần Việt của lời thơ.
Ví dụ 2:
Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm”.
- Hỏi: Để ca ngợi cốm, tác giả cảm thụ cốm bằng nhiều giác quan, Đó là giác quan
nào ?
+ Trả lời:
10
- Khứu giác : mùi thơm của lúa.
- Xúc giác : chất ngọt của cốm.
- Thị giác : màu xanh của cốm.
- Hỏi: Bằng lí lẽ nào tác giả đã thuyết phục người mua cốm ?
+ Trả lời: Hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve,
- Hỏi: Tại sao chúng ta phải nhẹ nhàng, vuốt ve và nâng đỡ ?
+ Trả lời: Vì cốm là lộc của trời, là sự khéo léo của con người, là sự cố tìm tàng và
nhẫn nại của thần lúa.
- Hỏi: Qua đó, tác giả muốn truyền tới bạn đọc tình cảm và thái độ nào trong ứng xử với
thức quà dân tộc là cốm ?
+ Trả lời: Trân trọng và giữ gìn cốm như một vẻ đẹp văn hóa dân tộc.
- Hỏi: Cảm nghĩ về cốm của Thạch Lam cho em hiểu gì về nhà văn này ?
+ Trả lời: Thạch Lam là người sành cốm, sành các món ăn ẩm thực của Hà Nội. Ca
ngợi cốm là ca ngợi một nét đẹp văn hóa truyền thống. Điều đó cho thấy tình cảm dân tộc
tinh tế và sâu sắc của nhà văn này.
 Phần dặn dò:
Sau mỗi bài học, ở phần dặn dò nếu tiết học sau có hệ thống câu hỏi có vấn đề
ngoài những câu hỏi trong sách giáo khoa, chúng tôi cho các em ghi hệ thống câu hỏi này
để các em chuẩn bị cho tiết học sau tốt hơn tiết học trước.

 Đối với học sinh:
- Để học sinh được một tiết văn học tốt đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo.
- Đọc trước tác phẩm để nắm rõ nội dung và nghệ thuật.
- Xem kĩ câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài nhất là hệ thống câu hỏi có vấn đề.
- Trả lời các câu hỏi trong vở bài tập Ngữ văn.
- Tham gia phát biểu ý kiến, xây dựng bài một cách tích cực.
Việc chuẩn bị bài của học sinh là rất cần thiết. Ngoài việc học bài và làm bài tập cho
bài cũ, học sinh còn phải chuẩn bị, tìm hiểu những kiến thức mới theo gợi ý của giáo viên
và hệ thống câu hỏi, các ví dụ trong sách giáo khoa. Tránh việc học sinh không nắm rõ
yêu cầu và không biết cách chuẩn bị chỉ chép lại bài của học sinh trong những năm trước
hoặc trong các loại sách học tốt, sách hướng dẫn máy móc mà không hiểu gì cả.
Học sinh phải chuẩn bị bài chu đáo những khái niệm, những nội dung cần thiết để
nắm vững kiến thức cũ làm cơ sở vững chắc cho việc tiếp thu kiến thức mới thuận lợi, dễ
dàng hơn. Ngoài ra, còn phải vận dụng kiến thức đã học để nhận ra được các tình huống
có vấn đề cho việc xây dựng bài học mới bởi vì kiến thức trong các bài học đã được
chương trình phân phối, sắp xếp một cách logich, chặt chẽ. Đây là quá trình học sinh tự
chuẩn bị dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em phải biết xây dựng cho mình một hệ
thống kiến thức tiền đề cho việc lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng.
 Tiến hành lên lớp:
Khi tổ chức dạy học tác phẩm văn học trên lớp, chúng tôi tiến hành các bước
theo đúng qui trình bài dạy, chọn thời điểm thích hợp để nêu câu hỏi có vấn đề để học
sinh tư duy. Trong quá trình này chúng tôi cho học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi khó,
học sinh tự do trình bày theo cảm nhận, theo quan điểm của mình. Trong quá trình này
giáo viên phải là trọng tài phân minh, không làm lụi tắt kiến thức của cá nhân mà còn
khơi gợi những hứng thú để tham gia để tham gia tập thể lớp học. Vai trò của người giáo
viên rất quan trọng trong thao tác này.
Qui trình dạy học nêu vấn đề cũng có thể tiến hành theo trình tự như sau:
11
Giáo viên đặt vấn đề (nêu câu hỏi có vấn đề) Học sinh tri giác  Giáo viên tổ
chức quá trình giải quyết vấn đề. Kết hợp hệ thống các câu hỏi gợi mở, phát triển tư duy

sáng tạo, độc lập suy nghĩ .
+ Vấn đề được đặt ra gì?
+ Biết tư duy giải quyết vấn đề .
- Rèn luyện cho học sinh các tư duy: phân tích, so sánh, nêu nhận xét, diễn đạt ý,
tổng hợp, khái quát,
Trong quá trình đó, học sinh nắm kiến thức, phương thức giải quyết và phương pháp
nhận thức khoa học.
4. KẾT QUẢ ĐỀ TÀI:
Sau quá trình hướng dẫn tổ chức cho các em học tập có sử dụng câu hỏi nêu vấn đề
kết quả tăng dần như sau:
THỐNG KÊ
LỚP – TS HS
TỈ LỆ HỌC SINH CÓ ĐIỂM TRUNG BÌNH TRỞ LÊN
ĐẦU NĂM GIỮA HỌC KÌ I CUỐI HỌC KÌ I
7A1 –38 HS 28 - 73,7 % 32 - 84,2 % 37 - 97,4 %
7A2 - 39 HS 24 - 61,5 % 27 - 69,2 % 30 - 76,9 %
7A3 - 37 HS 22 - 59,5 % 26 - 70,3 % 29 - 78,4 %
7A4 - 39 HS 29 - 74,4 % 33 - 84,6 % 37 - 94,9 %
7A5 - 38 HS 26 - 68,4 % 30 - 78,9 % 35 - 92,1 %
TSHS: 191 129 – 67,5 % 148 – 77,54 % 168 – 88,0 %
* Kết quả đạt được khi sử dụng đề tài:
Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy có những mặt đã thực hiện được
như sau:
- Về chất lượng:
Qua bảng thống kê cho thấy kết quả học tập của học sinh khối 7 tăng so với đầu
năm 20,5 %.
- Về học sinh:
+ Nắm được kiến thức trọng tâm bài học.
+ Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức từ tác phẩm văn học.
+ Phát hiện nội dung ý nghĩa, nghệ thuật của tác phẩm một cách sâu sắc.

+ Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Về giáo viên: Với khả năng của bản thân, chúng tôi cố gắng giảng dạy các em bằng
nhiều phương pháp phù hợp nhằm đạt kết quả học tập cao hơn nữa.
12
III. KẾT LUẬN
1/ Bài học kinh nghiệm:
Qua tìm hiểu thực tế giảng dạy trên lớp và rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy
học nêu vấn đề thì kết quả cho thấy ngày càng được nâng lên. Nếu vận dụng được như thế
chúng tôi tin chắc rằng việc rèn luyện các kỹ năng học tốt môn sau này. Tuy nhiên giáo
viên cần lưu ý lựa chọn câu hỏi để học sinh về nhà làm vừa mang tính vừa sức từ dễ đến
khó, bài trước gợi ý cho bài sau. Như thế học sinh mới có thể tự mình giải quyết các vấn
đề, học sinh biến mình thành người tự khám phá ra kiến thức mới.
Với phương châm yêu nghề mến trẻ việc nghiên cứu “Kinh nghiệm” là việc làm
không ngừng. Tôi rất mong có sự phê bình và góp ý chân thành của các giáo viên đồng
nghiệp của các cấp lãnh đạo về những kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi sẽ cố gắng
phát huy những điều hay mà chúng tôi đã gặt hái được qua nghiên cứu đề tài và khắc phục
những phần hạn chế.
Trên thực tế vận dụng dạy học nêu vấn đề vào trong giảng văn là một việc làm còn
nhiều khó khăn đối với giáo viên. Xong có thể nói, điều hấp dẫn và bổ ích nhất của việc
dạy học nêu vấn đề chính là khả năng phát triển những phẩm chất tư duy sáng tạo ở học
sinh, phù hợp với nhu cầu đào tạo con người mới hiện nay. Phương pháp dạy học phải
làm sao có sức tác động mạnh vào tiềm năng trí tuệ của các em.
Theo chúng tôi phương pháp dạy học nêu vấn đề là một phương pháp dạy tích cực,
phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Nếu phương pháp này được đưa vào vận dụng linh
hoạt trong tiết dạy thì kiến thức của một giờ giảng văn sẽ được khắc sâu trong trí nhớ học
sinh.
2/ Hướng phổ biến của đề tài:
Với đề tài “Kinh nghiệm dạy học nêu vấn đề trong giờ học văn lớp 7 trường THCS
Bàu Năng” năm học 2010 – 2011 và sẽ được áp dụng rộng rãi vào các khối lớp trong
trường. Đồng thời, khi thực hiện có hiệu quả có thể áp dụng ở các trường trong huyện

Dương Minh Châu.
3/ Hướng nghiên cứu tiếp đề tài:
Kết hợp với các giáo viên cùng bộ môn, chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng đề tài mình
nghiên cứu vào các năm học tới để các tiết dạy học môn Ngữ văn đạt hiệu quả cao hơn.
Dù rằng gặp nhiều khó khăn trong công việc nghiên cứu nhưng chúng tôi cố gắng hoàn
thành bài viết của mình với giúp đỡ góp ý nhiệt tình của các giáo viên trong tổ Ngữ văn,
của Ban giám hiệu trường THCS Bàu Năng. Cuối lời tôi xin chân thành cảm ơn các giáo
viên, quý cấp lãnh đạo đã giúp chúng tôi hoàn thành bài viết.
13
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN MINH HOẠ:
Tiết PPCT : 30
Ngày dạy :
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ


Nguyễn Khuyến
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức :
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc,
thâm thuý của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
2. Kỹ năng :
- Nhận biết được thể loại của văn bản.
- Đọc – hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh có tình cảm tốt đẹp với bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên : Bảng phụ, SGK

2. Học sinh : Vở bài tập, SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Diễn giảng, nêu vấn đề , qui nạp kiến thức.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định : Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
Học sinh 1:

Đọc lại bài thơ” Qua
Đèo ngang” và nêu biết vài nét
về tác giả.
Học sinh 2:

Hãy nêu nhận xét của
em về cảnh tượng Đèo Ngang
qua sự miêu tả? Kiểm tra vở bài
tập của học sinh.
- Đọc đúng bài thơ.
- Bà huyện Thanh Quan ( Nguyễn Thị
Hinh) Sống ở thế kỷ XIX, quê ở làng
Nghi Tâm nay thuộc quận Tây Hồ Hà
Nội.
- Phong cách trang nhã .
- Bài thơ qua Đèo Ngang cho thấy
cánh tượng Đèo Ngang thoáng đãng
mà heo hút.
- Học sinh làm đúng, đủ các bài tập.
7điểm
3điểm
8điểm

2điểm
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Nguyễn Khuyến là một trong những hà thơ có nhiều bài thơ thật hay về làng cảnh
quê hương, về nổi buồn và niềm vui trong cuộc sống ần dật nơi thôn dã. Về tình bạn, ông
để lại cho đời hai bài đặc sắc: Bạn đến chơi nhà và Khóc Dương Khuê. Mỗi bài một vẻ.
Nếu Khóc Dương Khuê đau đớn, xót xa, nghẹn ngào khi nghe tin bạn qua đời đột ngột thì
Bạn đến chơi nhà là một niềm vui mừng khôn xiết, là nụ cười hiền khi đã bấy lâu nay bạn
già mới về thăm. Để biết được Nguyễn Khuyến đối với bạn như thế nào chúng ta cùng
tìm hiểu trong bài học hôm nay.
14
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1

: Hướng dẫn đọc – tìm hiểu chú
thích
Giọng chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp
thoáng một nụ cười.
Khi đọc có thể đọc nhịp thơ 4/3, 2/2/3; đặc biệt
là câu 6 đọc nhịp 4/1/2.
Giáo viên treo ảnh tác giả.
Nguyễn Khuyến
Em hãy giới thiệu sơ lược về tác giả ?
Gọi học sinh.
Giáo viên chốt: Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) –
có tên là Tam Nguyên Yên Đỗ, là nhà nho ẩn dật,
nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ trữ tình
và trào phúng lớn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX.

Bài thơ này thuộc thể thơ gì ? (Thất ngôn bát cú
Đường luật).
Em hãy giải thích cụ thể hơn về thể thơ thất ngôn
bát cú Đường luật ?
Gọi học sinh.
Giáo viên chốt: Cả bài 8 câu, mỗi câu 7 tiếng,
hiệp vần ở các tiếng: nhà, xa, gà hoa, ta. Ở thể thơ
này thường theo bố cục: đề, thực luận, kết. Hai
câu 5,6 là câu luận có nghĩa là bàn luận, nhưng
trong bài thơ này, tác giả không luận bàn mà vẫn
tả cảnh, vẫn vừa cười vừa như muốn thanh minh
cùng bạn già chứ không theo bố cục nghiêm ngặt
của bài bát cú là trực tiếp bàn luận vấn đề. Chỗ
bản lĩnh cao của nhà thơ là chỗ đó.
Giáo viên hướng học sinh giải nghĩa các từ khó.
Nước cả: Nước đầy, lớn.
Khôn: không thể khó.
Rốn: cuống, cánh hoa.
Bài thơ Bạn đến chơi nhà thuộc phương thức
biểu đạt nào? (biểu cảm).
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải từ khó.
Vậy em nào có thể chia bố cục của bài thơ ?
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:

2. Tác giả: SGK/104,105
3. Thể thơ: Thất ngôn bát cú
Đường luật
4. Từ khó: SGK/105.
15

Câu1: Mở đầu là cảm xúc khi bạn đến nhà.
Câu 2: Cảm xúc về gia cảnh.
Câu 3: Cảm xúc về tình bạn.
Hoạt động 2 : Hướng dẩn tìm hiểu văn bản.
Gọi 1 học sinh đọc câu 1.
Trong lời thông báo bạn đến chơi nhà có 2 chi
tiết đáng chú ý:
Một là chi tiết nhắc đến thời gian. Hai là chi tiết
dùng để xưng hô. Quan sát dòng thơ đầu chỉ ra chi
tiết đó ?
- Đã bấy lâu nay.
- Bác.
Thời gian đã bấy lâu nay được chủ nhà nhắc tới
có ý nghĩa nhắc nhở thời gian hay bày tỏ niềm chờ
đợi bạn đến chơi đã từ lâu ?
Gọi bạn là bác, cách xưng hô này có ý nghĩa gì?
Qua những biểu hiện gần gũi, thân tình cho
thấy quan hệ tình bạn ở đây như thế nào?
Từ đó, em hãy hình dung tâm trạng của chủ nhà
khi có bạn đến chơi? (hồ hởi, vui vẻ, thoả lòng).
Gọi học sinh từ câu 27.
Lẽ thường, khi bạn đến chơi, chủ nhà nghĩ đến
việc tiếp đãi bạn để tỏ tình thân thiện. Nhưng
trong bài thơ này, hoàn cảnh của chủ nhà có gì
khác nên ông không thể tiếp bạn theo lẽ thường ?
Gọi học sinh trả lời. (ngắn gọn từ câu 2 7).
Giáo viên: Chợ thì xa, mọi thứ sản vật của gia
đình có đấy mà lại như không. Có cả cá và gà,
nghĩa là có thực phẩm, nhưng cũng bằng không vì
ao sâu nước cả, vườn rộng rào thưa, không đánh

bắt được. Có cải, cà, bầu, mướp, nghĩa là có rau
quả, nhưng cũng bằng không, vì đều là những thứ
chửa ra cây, vừa mới nụ, vừa rụng rốn hoặc đương
hoa, chưa thể thu hái được.
Ở đây, cách nói lấp lửng có thể tạo ra hai cách
hiểu:
- Cách hiểu thứ nhất đó là sự thật của hoàn
cảnh.
- Cách hiểu thứ hai đó là cách nói vui về sự
không có gì.
Nếu hiểu ở đây là hoàn cảnh thì qua cách nói đó
ta có thể hiểu chủ nhà là người như thế nào?
(Chủ nhà là người thật thà, chất phác).
Tình cảm của ông với bạn ra sao?
(Tình cảm chân thực, không khách sáo).
Nếu hiểu ở đây là cách nói cho vui về cái sự
không có gì để tiếp bạn, ta sẽ hiểu như thế nào về
hoàn cảnh sống của tác giả? (nghèo khó).
II. Đọc – Tìm hiểu văn bản:
1. Cảm xúc về tình bạn:


- Tỏ niềm chờ bạn đến chơi đã từ
lâu.
- Thân tình, gần gũi, tôn trọng
tình cảm bạn bè.
- Bền chặt, thân thiết.
2. Cảm xúc về gia cảnh:
16
Tính cách của ông ra sao? (hóm hỉnh, hài hước,

yêu đời).
Tình cảm của ông dành cho bạn ra sao? (yêu
bạn bằng tình cảm dân dã).
Giáo viên: Cái “không” được đẩy đến tận cùng
là trầu cũng không có, nghĩa là không có cả đến
cái tối thiểu cho nghi lễ tiếp khách. Để nói thẳng,
nói vui như thế, chủ nhà phải là người như thế
nào?
Tình bạn của họ ra sao?

Em đọc được cảm xúc nào của tác giả tiếp bạn
qua những lời lẽ đó? (vui tươi, thanh thản).
Gọi học sinh đọc câu cuối.
Theo em, trong lời thơ cuối: Bác đến chơi đây, ta
với ta, chi tiết ngôn ngữ nào đáng chú ý? (ta với
ta).
Quan hệ từ với liên kết hai thành phần ta. Ta ở
đây chỉ ai?
Ta thứ nhất là chủ nhà (Nguyễn Khuyến), ta
thứ hai là khách (bạn).
Trong hoàn cảnh gặp gỡ bạn bè ở đây, ta với ta
có nghĩa là gì ?
Từ việc trình bày hoàn cảnh của mình đến câu
cuối “ Bạn đến chơi ta với ta” Nguyễn Khuyến
muốn nói điều gì về tình bạn ?
(Tình bạn cao hơn vật chất, dù vật chất thiếu
hoặc không có đầy đủ, thì bạn bè vẫn quí mến
nhau, vẫn vui khi gặp gỡ … )
Vậy tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài
bài thơ này là gì? (tình bạn đậm đà dân dã, bất

chấp mọi điều kiện).
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ trong thơ? (gắn
với cuộc sống thôn quê, mang tính chất thuần
Việt, đạt đến trình độ giản dị trong sáng).
Chủ nhân tiếp bạn là chủ nhân bài thơ, là Nguyễn
Khuyến. Em hiểu gì về Nguyễn Khuyến và tình
bạn của ông trong bài thơ này ?
(Nguyễn Khuyến là con người hồn nhiên, dân dã,
trong sáng. Tình bạn của ông là một tình bạn chân
thành, ấm áp, bền chặt dựa trên giá trị tinh thần).
Vậy bài thơ được dựng lên tình huống như thế
nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
Ngôn ngữ ở bài “Bạn đến chơi nhà” có gì khác
với ngôn ngữ ở đoạn thơ “Sau phút chia li” đã
- Ông trọng tình nghĩa hơn vật
chất, là người tin ở sự cao cả của
tình bạn.
- Tình bạn sâu sắc, trong sáng,
vì nó được xây cất trên các nhu
cầu tinh thần.
- Vui tươi, thanh thản, …
3. Cảm nghĩ về tình bạn:
- Cụm từ “ta với ta”
- Không còn là quan hệ tách
rời, mà là quan hệ gắn bó, hoà
hợp.
 Tình bạn đậm đà, hồn nhiên
dân dã.


* Ghi nhớ : SGK/105.
III. Luyện tập:
1.
Ngôn ngữ: một bên là ngôn
ngữ đời thường, một bên là ngôn
17
học?
So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài bạn đến chơi
nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta”
trong bài “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh
Quan.
ngữ bác học, nhưng đều đạt đến
trình độ kết tinh hấp dẫn.
2.
Đại từ ta trong Tiếng Việt vừa
chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều.
Trong bài Qua đèo Ngang ta
chỉ số ít.
Ta trong bài “Bạn đến chơi
nhà” dùng cả số ít lẫn số nhiều.
Ta là 2 người, ta cũng là thể
thống nhất và sự gắn bó chan hoà
của 2 người.
4. Củng cố và luyện tập:
Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến?
Một tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc bài thơ, học thuộc ghi nhớ SGK/95.
- Xem lại cách làm bài văn biểu cảm để chuẩn bị làm bài viết số 2 ở lớp.

V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung :

- Phương pháp :

- Hình thức tổ chức :

- Học sinh:

Tiết PPCT: 57
Ngày dạy :… VĂN BẢN
(Thạch Lam)
Thạch Lam
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức :
- Sơ giản về tác phẩm Thạch Lam.
- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá truyền thống của Hà Nội trong một món quà
độc đáo, giản dị: cốm.
- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức
biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
2. Kỹ năng :
- Đọc – hiểu văn bản tuỳ bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
18
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON :
CỐM
- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.
3. Thái độ :
Giáo dục học sinh yêu thích nét đẹp văn hóa của dân tộc .
I. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : SGK, kiến thức có liên quan. Tranh cô gái làng Vòng bán cốm, chân

dung tác giả : Thạch Lam.
2. Học sinh: Vở bài tập, SGK .
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Phương pháp diễn giảng, nêu vấn đề, quy nạp kiến thức .
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh .
2. Kiểm tra bài cũ :
Học sinh 1: Đọc thuộc lòng và diễn
cảm bài thơ “Tiếng gà trưa” . Bài thơ
được viết theo thể thơ gì ?
Học sinh 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại
trong tâm trí người chiến sỉ những
hình ảnh và kỷ niệm nào của tuổi
thơ?
Đọc diễn cảm bài thơ.
Thể thơ 5 tiếng.
- Quả trứng hồng.
- Xem gà đẻ trứng bị bà mắng.
- Người bà lo cho cháu.
- Ước mơ có quần áo đẹp.
8 điểm.
2 điểm.
5 điểm.
5 điểm.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới.
“Cốm” một thức quà riêng biệt của đất nước, một món ăn bình dị, không cao sang
mà đậm đà hương vị thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam đã được Thạch Lam thể
hiện rất thành công trong “Hà Nội băm sáu phố phường”. Để hiểu rõ “Cốm” một đặc sản
quý báo của người Việt Nam chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua văn bản : “ Một thứ quà của
lúa non: Cốm”.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động1 : Hướng dẫn học sinh đọc và
tìm hiểu chú thích.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc : Đối với
văn bản này khi đọc cần đọc một cách truyền
cảm thật tình cảm, tha thiết, trầm lắng, chậm,
êm.
Giáo viên đọc mẫu một đoạn.
Gọi 2 học sinh đọc đoạn tiếp theo.
Gọi học sinh nhận xét – Giáo viên nhận xét.
Thạch Lam
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích :
1. Đọc :



3. Từ khó : SGK/161,162.


19
Nêu vài nét về tác giả Thạch Lam và tác phẩm
của ông?
Giáo viên treo tranh
- Học sinh đọc phần tác giả và tác phẩm.
- Giáo viên nhận xét.
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải từ khó.
Bài “Một thứ quà của lúa non:Cốm ” Thuộc
thể loại gì? ( Tùy bút ).

Thế nào là tùy bút? ( Tùy bút là một thể văn,
thiên về biểu cảm, chú trọng việc thể hiện cảm.
Ngôn ngữ tùy bút thường giàu hình ảnh và chất
chữ tình).
Em hãy cho biết bài tùy bút này nói về cái gì?
( Nói về cốm).
Để nói về cốm tác giả đã sử dụng phương thức
biểu đạt nào? (Miêu tả, thuyết minh, biểu cảm,
bình luận).
Phương thức nào là chủ yếu ? (biểu cảm).
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa các
từ khó.
Văn bản có thể chia làm mấy đoạn ? (3
đoạn).
- Đoạn 1 : Từ đầu  chiếc thuyền rồng.
(sự hình thành của cốm).
- Đoạn 2 : Tiếp  nhũn nhặn. (Giá trị đặc
sắc của cốm).
- Đoạn còn lại : (Bàn về sự thưởng thức
cốm).
Giáo viên : Để biết cốm được hình thành như
thế nào ? Giá trị ra sao ? Cách thưởng thức
cốm như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua
phần II.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc và
tìm hiểu văn bản.
Học sinh đọc từ đầu  trong sạch của trời
Tác giả mở đầu bài viết về cố bằng những
hình ảnh và chi tiết nào ? ( Từ hương thơm của
lá sen đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt

của lúc non).
Qua lời giới thiệu về cốm, em hãy cho biết
cốm được hình thành từ đâu ?
Từ hạt lúa non, muốn thành hạt cốm dẻo
thơm, xanh biếc, phải cần đến điều gì ? (bàn tay
khéo léo của con người).
Chỉ bằng một câu tác giả đã khái quát những
giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm. Đó là
câu nào? (ở đoạn 2).
Học sinh đọc câu : “Cốm là thức quà riêng
2. Tác giả – Tác phẩm:SGK/161.
3. Từ khó : SGK/161,162.
4. Thể loại : Tuỳ bút.
II. Đọc – Tìm hiểu văn bản :
1. Hình thành của cốm :
- Hình thành từ lúa non.
- Bàn tay khéo léo của con người.


2. Giá trị đặc sắc của cốm :
20
biệt của đất nước  An Nam”.
Tác giả đã ca ngợi cốm như một thức quà như
thế nào ? (ca ngợi giá trị đặc sắc chứa đựng
trong hạt cốm rất bình dị và khiêm nhường).
Về phương diện văn hoá cốm gắng liền với
tục lệ nào ?
Giáo viên : Việc dùng cốm làm quà sêu tất rất
thích hợp, bởi cốm là thức dâng của đất trời,
mang hương vị thanh nhã đậm đà của đồng quê,

rất thích hợp với xứ sở nông nghiệp lúa nước ở
nước ta.
Ngoài cốm làm quà sêu tết, tác giả còn so
sánh cốm với loại nào ? (hồng).
Tìm những từ ngữ so sánh giữa hồng và cốm ?
Tác giả đã nhận xét thế nào về tục lệ hồng
cốm của nhân dân ta ? (ca ngợi tục lệ dùng
hồng cốm làm quà sêu tết).
Giáo viên treo tranh, hướng dẫn học sinh bình
tranh.
Để ca ngợi cốm, tác giả cảm thụ cốm bằng
nhiều giác quan, Đó là giác quan nào ?
- Khứu giác : mùi thơm của lúa.
- Xúc giác : chất ngọt của cốm.
- Thị giác : màu xanh của cốm.
Từ những giác quan cảm thụ trên, tác giả
khuyên chúng ta khi ăn cốm phải ăn như thế
nào ?
Bằng lí lẽ nào tác giả đã thuyết phục người
mua cốm ? (hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút
chiu mà vuốt ve, ).
Tại sao chúng ta phải nhẹ nhàng, vuốt ve và
nâng đỡ ? (Vì cốm là lộc của trời, là sự khéo
léo của con người, là sự cố tìm tàng và nhẫn nại
của thần lúa).
Tác giả ca ngợi cốm như thế nào ? (ý 1 phần
ghi nhớ).
Em hãy nêu những nét đặc sắc về bài tuỳ
bút này ? (từ ngữ chọn lọc tinh tế, cảm xúc gắn
liền với miêu tả).

Tóm lại, vấn đề mà tác giả muốn trình bày
- Cốm là thức quà riêng của đất
nước , là thức dâng của đồng lúa
Mang hương dị mộc mạc giản dị.

- Làm quà sêu tết.




3. Bàn về sự thưởng thức của
cốm:


ăn cốm phải từng chút ít, thong
thả và ngẫm nghĩ.


21
với chúng ta qua bài tuỳ bút này là gì ? (ca
ngợi, tự hào thứ quà mang nét đẹp văn hoá dân
tộc, riêng biệt của đất nước đó chính là cốm).
Học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh củng cố
và luyện tập.
Gọi học sinh đọc bài tập 1.
Chọn học thuộc lòng đoạn văn trong bài
khoảng 5,6 dòng.
Gọi học sinh đọc bài tập 2.
Học sinh đọc phần đã sưu tầm ở nhà.

Giáo viên nhận xét, bổ sung.
* Ghi nhớ : SGK/163 .
III. Luyện tập :
1. Chọn học thuộc lòng đoạn văn
trong bài khoảng 5, 6 dòng.
2. Sưu tầm; Câu thơ, ca dao có nói
đến cốm:
Đêm giăng chày đập vang thôn
bản
Cốm phấn bay bay phủ lá ngàn.
(Thôi Hữu).
Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khỏe.
4. Củng cố và luyện tập :
? Cốm có những giá trị đặc sắc nào ?
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của đồng lúa
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Học thuộc ghi nhớ SGK/163. Chọn đọc một đoạn văn trong bài, sưu tầm thêm một
số câu thơ, ca dao nói về cốm.
- Chuẩn bị bài “Trả bài tập làm văn số 3” .
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung :

- Phương pháp :

- Hình thức tổ chức :

- Học sinh :
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập I .

(Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam).
2. Sách giáo viên Ngữ văn 7 tập I.
(Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam).
3. Phương pháp dạy học nêu vấn đề .
(Nhà xuất bản giáo dục).
4. Phương pháp dạy học văn học
(Nhà xuất bản – trung tâm đào tạo từ xa Đại học Huế).
5. Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng văn ở trường trung học cơ sở.
(Vũ Nho).
6. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở.
(Nguyễn Hải Châu - Phạm Đức Quang - Nguyễn Thế Thạch)
23
MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trang 1
1. Lý do chọn đề tài: Trang 1
2. Mục đích nghiên cứu: Trang 1
3. Đối tượng nghiên cứu: Trang 1
4. Phương pháp nghiên cứu: Trang 1
5. Giả thuyết khoa học: Trang 2
II. NỘI DUNG: Trang 3
1. Cơ sở lí luận của đề tài: Trang 3
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài: Trang 3
3. Nội dung vấn đề: Trang 4
4. Kết quả: Trang 11
III. KẾT LUẬN: Trang 12
1. Bài học kinh nghiệm: Trang 12
2. Hướng phổ biến áp dụng đề tài: Trang 12
3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài: Trang 12
PHỤ LỤC: Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO: Trang 22
MỤC LỤC: Trang 23
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI: Trang 24
24
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
I. Cấp đơn vị (trường):
1. Nhận xét:





2. Xếp loại:

Bàu Năng, ngày tháng 3 năm 2011
TM.HĐKH
II. Cấp cơ sở (PGD):
1. Nhận xét:





2. Xếp loại:

Dương Minh Châu, ngày tháng năm 2011
TM.HĐKH

25

×