Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

một số kinh nghiệm trong công tác tham mưu, phối hợp với chi bộ, ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.14 MB, 23 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài : "Một số kinh nghiệm trong công tác tham mưu, phối hợp với Chi bộ, Ban
giám hiệu nhà trường và các đoàn thể"
Giáo viên thực hiện: Ngô Gia Kỷ
Đơn vị công tác : Trường THCS Bàu Năng.
1.Lý do chọn đề tài :
“ Con ngoan, trò giỏi” là mong muốn của nhà trường, gia đình và xã hội! Để đạt được
mong muốn trên nhà trường và tổ chức đội đang tập trung mọi nổ lực để giáo dục, dạy dỗ
học sinh trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa. Do đó Tổng phụ trách đội là
cầu nối cực kì quan trọng trong công tác tham mưu, phối hợp tạo nhiều điều kiện thuận
lợi về cơ sở vật chất và tinh thần Nhưng thực tế hiện nay còn nhiều trường học trong
huyện Dương Minh Châu công tác tham mưu, phối hợp với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà
trường và các đoàn thể còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
Trước thực trạng nêu trên tôi chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm trong công tác tham
mưu, phối hợp với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể" nhằm đưa ra
những giải pháp và kinh nghiệm của bản thân trong công tác tham mưu và phối hợp để
phát huy vai trò của tổ chức Đội trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
"Một số kinh nghiệm trong công tác tham mưu, phối hợp với Chi bộ, Ban giám hiệu
nhà trường và các đoàn thể"
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp đọc tài liệu.
Đàm thoại, tiếp xúc trao đổi với các đối tượng có liên quan.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
3. Đề tài đưa ra kinh nghiệm mới:
Tổng phụ trách biết thêm một số kinh nghiệm trong công tác tham mưu và phối hợp mang
lại hiệu quả giáo dục.
4. Hiệu quả áp dụng:
Khi thực hiện đề tài này đã mang lại cho Tổng phụ trách đội, Chi bộ, Ban giám hiệu và


các đoàn thể nhà trường phối hợp đồng bộ hơn để triển khai có hiệu quả các hoạt động
nhằm mang lại chất lượng giáo dục ngày càng cao.
5. Phạm vi đề tài:
Áp dụng cho Tổng phụ trách đội, Chi bộ, Ban giám hiệu và các đoàn thể trường THCS
Bàu Năng
Bàu Năng, ngày 20 tháng 3 năm 2011
Người thực hiện

Ngô Gia Kỷ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
Từ trước đến nay qua các thời kỳ cách mạng khác nhau lúc nào Đảng, Bác Hồ kính
yêu và nhà nước ta cũng luôn ân cần chăm lo cho sự nghiệp đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ
Việt Nam trở thành những công dân gương mẫu, những chiến sĩ cách mạng kiên cường
trên mọi lĩnh vực nhằm góp phần cùng cha anh phấn đấu không ngừng cho lý tưởng độc
lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong
giáo dục, rèn luyện thiếu niên nhi đồng theo 5 điều Bác Hồ dạy góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp cách mạng vẻ vang cuả dân tộc. Các cuộc vận động, các phong trào hoạt động
bổ ích hấp dẫn cuả đội luôn được dấy lên rộng khắp, sôi nổi, qua đó làm nảy nở nhiều tấm
gương sáng, nhiều tài năng nhỏ tuổi tiêu biểu góp phần làm rạng rở gương mặt tổ quốc ta.
Kế thừa những truyền thống tốt đẹp đó hàng năm Đảng và nhà nước ta luôn chỉ
đạo công tác chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ là việc làm hết sức quan trọng.
Hiện nay trên địa bàn huyện Dương Minh Châu công tác chỉ đạo chăm sóc, bảo vệ,
giáo dục cho thiếu niên nhi đồng ngày càng được nâng cao hơn, nhưng bên cạnh những
mặt đã làm được vẫn còn những tồn tại: Học sinh bỏ học, còn nhiều học sinh cúp tiết chơi
game online, đánh nhau trong và ngoài nhà trường
Vì thế với vai trò là Tổng phụ trách đội trường THCS bản thân tôi sẽ tham mưu,
phối hợp kịp thời với cấp trên chỉ đạo quán triệt sâu sát để mang lại hiệu quả giáo dục cao
nhất cho các em đội viên của nhà trường.

Với thực trạng nêu trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: "Một số kinh
nghiệm trong công tác tham mưu, phối hợp với chi bộ, ban giám hiệu nhà trường và
các đoàn thể"
2. Mục đích nghiên cứu :
Đề tài này nghiên cứu "Một số kinh nghiệm trong công tác tham mưu, phối hợp
với chi bộ, ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể" trường THCS Bàu Năng.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra một số kinh nghiệm của Tổng phụ trách
nhằm đưa ra những giải pháp mang lại hiệu quả giáo dục cao cho công tác của nhà
trường.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Việc triển khai thực hiện, quán triệt kế hoạch của chi bộ nhà trường đối với các
hoạt động của liên đội trường THCS Bàu Năng.
Công tác phối hợp giữa Tổng phụ trách Đội với Ban giám hiệu nhà trường và các
đoàn thể.
Hiệu quả mang lại cho các em đội viên cuả nhà trường.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp đọc tài liệu: Phương pháp này giúp chúng tôi tìm được cơ sở lý luận
có liên quan đến đề tài qua các tài liệu:
Sơ lược lịch sử Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Tài liệu tập huấn phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
4.2 Đàm thoại, tiếp xúc trao đổi với các đối tượng có liên quan.
4.3 Phương pháp so sánh.
4.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
5. Giả thuyết khoa học:
Nếu Tổng phụ trách đội không có kinh nghiệm tham mưu phối hợp với chi bộ, ban
giám hiệu nhà trường và các đoàn thể trong chỉ đạo thực hiện sẽ mang lại hiệu quả giáo
dục không cao trong nhà trường.
Nếu Tổng Phụ Trách làm tốt công tác tham mưu phối hợp với Chi bộ, Ban giám
hiệu nhà trường và các đoàn thể trong chỉ đạo thực hiện các hoạt động phong trào có sự
thống nhất cao sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao trong nhà trường .

II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Các văn bản chỉ đạo:
Kế hoạch số 08/2001/KH, ngày 23 tháng 08 năm 2001 cuả uỷ ban nhân dân huyện về
thực hiện phổ cập trung học cơ sở.
Căn cứ Kế hoạch số 840/Kh-PGD&ĐT ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Phòng Giáo
dục và Đào tạo Dương Minh Châu về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện học sinh tích cực” trong các trường học năm học 2010 – 2011.
Công văn số 68 –CTLT/ĐTN-PGD&ĐT ngày 1 tháng 9 năm 2010 cuả Phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện Dương Minh Châu phối hợp với BTV huyện Đoàn Dương Minh
Châu về chương trình phối hợp công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2010-2011.
Công văn số 366/ĐTN ngày 4 tháng 10 năm 2010 về việc tổ chức diễn đàn “Thanh
niên phòng chống bạo lực học đường” năm học 2010-2011.
Công văn số 77/ĐTN-PGD&ĐT ngày 10 tháng 1 năm 2011 về việc vận động quỹ ủng
hộ “xây ngôi nhà nhân ái” cho học sinh nghèo.
Kế hoạch số: 75-KHPH/ĐTN-PGD&ĐT ngày 27 tháng 12 năm 2010 kế hoạch phối
hợp vận động ĐVTN, học sinh quyên góp ủng hộ cuộc vận động “Quỹ vì học sinh nghèo”
– Năm 2011
Kế hoạch số 11/HĐĐ ngày 13 tháng 01 năm 2011 kế hoạch thực hiện mô hình “ Hãy
chia sẻ ước mơ tuổi thơ”
Kế hoạch số: 79KHPH/PGD&ĐT –ĐTN ngày 13 tháng 01 năm 2011 kế hoạch phối
hợp tổ chức hội thi “ Cánh Diều Tuổi Thơ” lần I Năm 2011.
Tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của chúng ta đã không ngừng lớn
mạnh cả về chất lượng và số lượng. Ngày càng nhiều thêm những đội viên đạt danh hiệu
con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Các em là những bông hoa giàu
hương sắc góp phần tô đẹp thêm trang sử vàng của đội ta.
Đóng góp vào thành quả ấy là vai trò của những cán bộ Tổng phụ trách đội. Các anh
chị phụ trách như người bạn chí tình thân thiết của các bạn đội viên trong việc hướng dẫn,
bồi dưỡng, đào tạo, rèn luyện các em. Và như vậy, muốn hoàn thành tốt vai trò của mình
Tổng phụ trách đội cần làm tốt công tác tham mưu phối hợp với chi bộ, ban giám hiệu

nhà trường và các đoàn thể kịp thời đề ra kế hoạch chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng
các hoạt động trong nhà trường.
2. Cơ sở thực tiễn :
Trường THCS Bàu Năng thuộc vùng nông thôn có nhiều gia đình phụ huynh còn
gặp nhiều khó khăn, không quan tâm và xem việc học tập của các em không quan trọng,
nhiều học sinh trong những năm qua bỏ học không trở lại lớp, cúp tiết chơi game online,
đánh nhau trong và ngoài nhà trường…
Trong nhiều năm qua học sinh, đội viên trường chúng tôi luôn được sự quan tâm
đặc biệt của chi bộ, ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể chỉ đạo nhằm mang lại hiệu
quả chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn.
Tuy nhiên trong những năm học qua việc tham mưu phối hợp cuả Tổng phụ trách
đội với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể vẫn còn tồn tại những mặt hạn
chế, khó khăn: thực hiện chưa thật sự đồng bộ, Tổng phụ trách đội tham mưu phối hợp
chưa kịp thời.
Do đó Tổng phụ trách phải thật sự là cầu nối tham mưu phối hợp với chi bộ, ban
giám hiệu và các đoàn thể chỉ đạo đến từng giáo viên phụ trách chi đội, từng đội viên
thống nhất và thực hiện đạt kết quả cao trong công tác giáo dục.
3. Nội dung vấn đề :
3.1 Nội dung :
Chi bộ trong nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng là lực lượng nồng cốt
trong nhà trường sự quan tâm định hướng chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường là việc
làm hết sức cần thiết để đưa hoạt động ngày càng phát triển hơn đạt kết quả cao hơn.
Thực tế hiện nay vẫn còn một số trường học chưa quán triệt sâu sắc kết hợp chặt
chẻ từ chi bộ cho đến ban giám hiệu và các đoàn thể nên hoạt động phong trào chưa thật
sự đạt kết quả cao.
Ở đơn vị chúng tôi những năm trước đây và năm học 2009-2010 đã có sự quan tâm
chỉ đạo của chi bộ và phối hợp với ban giám hiệu và các đoàn thể nhưng vẫn còn nhiều
mặt hạn chế nên kết quả hoạt động các phong trào chưa cao:
Việc tham mưu chưa kịp thời, chưa đúng thời điểm.
Chưa có kế hoạch chi tiết ngay từ đầu năm học thông qua chi bộ, ban giám hiệu và

các đoàn thể.
Công tác phối hợp chưa đi vào chiều sâu.
Năm học 2009-2010 liên đội thực hiện một số phong trào như:
Phong trào kế hoạch nhỏ
Tiết sinh hoạt đầu tuần, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Vận động học sinh ủng hộ "tết vì bạn ngèo".
Vận động ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt.
Sinh hoạt đội trên địa bàn dân cư.
Thi nghi thức đội vòng trường, vòng huyện.
Thi ban chỉ huy đội giỏi vòng trường.
Áo trắng tặng bạn.
Quỹ xây dựng ngôi nhà nhân ái
Ngày hội văn hóa dân gian.
Các hoạt động hưởng ứng tháng thanh niên.
Giờ sinh hoạt đội trong nhà trường.
Với kết quả đạt được chưa cao còn hạn chế nên tổng phụ trách đội đã chọn nghiên
cứu tìm ra một số kinh nghiệm trong công tác tham mưu, phối hợp với Chi bộ, Ban giám
hiệu nhà trường và các đoàn thể
3.2 Các giải pháp:
Từ thực trạng trên, để từng bước đẩy mạnh công tác tham mưu, phối hợp triển khai
thực hiện các kế hoạch mà Liên đội nhà trường đề ra góp phần cải thiện và nâng cao chất
lượng học sinh đội viên. Tôi đã mạnh dạn thực hiện một số giải pháp sau:
a. Công tác tham mưu với chi bộ nhà trường:
Chi bộ là hạt nhân lãnh đạo thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, nghị quyết, chủ trương của cấp trên tại đơn vị cơ sở, lãnh đạo xây dựng
đơn vị cơ sở trong sạch vững mạnh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân,
đối với nhân dân làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.
Bí thư Chi bộ là người chịu trách nhiệm cuối cùng về việc thiết kế tổ chức và điều
hành sinh hoạt chi bộ, bởi vậy phẩm chất, năng lực của Bí thư Chi bộ có vai trò quyết
định chất lượng sinh hoạt của chi bộ.

Tổng phụ trách là cầu nối thực hiện các kế hoạch, phong trào hoạt động ngoài giờ
lên lớp do cấp trên chỉ đạo thực hiện và triển khai đến từng lớp (Chi đội) đến từng học
sinh (đội viên).
Trong năm học 2009-2010 việc tham mưu với Chi bộ nhà trường còn nhiều hạn
chế:
Tổng phụ trách chưa tham mưu kịp thời các kế hoạch đề ra để Chi bộ triển khai và
quán triệt sâu sắc kế hoạch hoạt động của Liên đội đến từng đảng viên trong Chi bộ cùng
thực hiện và vận động các đoàn thể cùng tham gia mang lại hiệu quả chất lượng cao.
Bản thân là đảng viên trong Chi bộ nhà trường nhưng chưa mạnh dạn trong việc
phê và tự phê, trình bày những khó khăn gặp phải để chi bộ cùng đưa ra hướng khắc phục
tìm những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Với những mặt hạn chế trên trong năm 2010-2011 Tổng phụ trách đội đã tích cực
hơn trong công tác tham mưu với Chi bộ nhà trường ngay từ đầu năm học Tổng phụ trách
đội xây dựng kế hoạch năm thật chi tiết cụ thể những hoạt động lớn tập trung trong từng
tháng để Chi bộ đưa vào kế hoạch chung và lãnh đạo toàn trường thực hiện, triển khai và
quán triệt từng hoạt động của Liên đội nhà trường đến từng đảng viên xem đảng viên là
lực lượng nồng cốt trong công tác tuyên truyền vận động tham gia. Đảng viên luôn xưng
phong đi đầu là gương sáng để thầy cô giáo và các em noi theo. Đẩy mạnh khen thưởng
nâng cao chỉ tiêu hoạt động phong trào. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể và
các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường trong công tác chăm sóc, bảo vệ
và giáo dục thiếu nhi.
Biết chọn thời điểm thích hợp: Bí thư đang rãnh rỗi, tâm lý đang vui vẻ thoải mái
Tổng phụ trách đội tham mưu các kế hoạch hoạt động sẽ dễ dàng, thuận lợi, đạt kết quả
cao.
Sẵn sàng nhìn nhận khuyết điểm bản thân.
Phát hiện kịp thời những khó khăn mắc phải tham mưu với chi bộ nhà trường có
hướng chỉ đạo thích hợp, kịp thời nhằm khắc phục những khó khăn đem lại chất lượng
hoạt động cao hơn.
b. Công tác phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể:
b.1 Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường:

Để thực hiện đạt kết quả cao phong trào công tác Đội trong nhà trường thì Hiệu
trưởng nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo, chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể,
các tổ chức chính trị xã hội khác; tích cực tham mưu với Chi bộ nhà trường phối hợp với
Tổng phụ trách đội triển khai có hiệu quả chương trình công tác Đội ngay từ đầu năm học
nâng cao chất lượng hoạt động của Liên đội.
Tham gia Hội thi Hoa phượng đỏ vòng huyện
Tiết mục văn trong Ngày hội Văn hóa dân gian
Hội thi làm lồng đèn Tết Trung thu
Kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường và đoàn thể có nhiều mô hình mới, trò chơi
mới, hình thức giáo dục hấp dẫn thu hút để học sinh tích cực tham gia thi đua sôi nổi, vui
chơi: Hội chợ dân gian, Rung chuông vàng, Hòm thư chia sẻ ước mơ, Hái hoa kiến thức,
Thi văn nghệ, Thể dục thể thao, Tìm hiểu truyền thống chào mừng các ngày kỷ niệm, các
ngày lễ lớn trong năm
Tổng phụ trách đội xây dựng kế hoạch năm thật chi tiết cụ thể những hoạt động lớn
tập trung trong từng tháng thông qua Ban giám hiệu nhà trường đưa vào kế hoạch hoạt
động chung của nhà trường.
Trong năm học 2009-2010 và những năm học trước đây Ban giám hiệu nhà trường
cũng đã phối hợp trong công tác chỉ đạo, quán triệt các hoạt động phong trào nhưng hiệu
quả mang lại chưa cao. Tổng phụ trách đội đã mạnh dạn nhìn nhận những khuyết điểm
còn mắc phải: chưa mạnh dạn trong công tác phối hợp chỉ đạo, một số kế hoạch thông qua
ban giám hiệu để chỉ đạo quán triệt chưa kịp thời kịp lúc, giáo viên được phân công hỗ trợ
còn mang tính đại trà chủ yếu là nhờ vã, kiến thức chuyên môn chưa hợp lý, chưa có qui
định cụ thể trong bảng điểm thi đua nhà trường.
Trong năm học 2010-2011 Tổng phụ trách lên kế hoạch cụ thể, kịp thời phối hợp
Ban giám hiệu nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch chỉ đạo từng hoạt động
đến từng phụ trách chi đội và giáo viên có liên quan. Tất cả các hoạt động cần có kinh phí
Tổng phụ trách phải tích cực tham mưu vận động kinh phí từ nhiều nguồn: Hội cha mẹ
học sinh, Chi đoàn nhà trường, Hội đồng Đội xã. Các nguồn kinh phí nhận được dùng để
khen thưởng, hỗ trợ tổ chức hoạt động.
Phân công giáo viên hỗ trợ phong trào có kiến thức chuyên môn phù hợp, đưa tất

cả các hoạt động phong trào vào bảng điểm thi đua của nhà trường những chi đội nào làm
tốt sẽ được khen thưởng những chi đội làm chưa tốt sẽ bị trừ điểm thi đua phong trào,
trong quá trình thực hiện có những khó khăn vướng mắc Tổng phụ trách đội tham mưu
phối hợp kịp thời với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường để có chỉ đạo tháo gỡ những khó
khăn kịp thời mang lại kết quả hoạt động cao.
Do đặc điểm Bàu Năng là xã ở khu vực nông thôn nên nhà trường có rất nhiều học
sinh có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn: cha mẹ bỏ nhau ở với ông, bà; ba hoặc mẹ, cô, dì
nhà có nhiều anh chi em đi học nhưng cha mẹ không có việc làm, lương thấp… hỗ trợ
giúp đỡ học sinh nghèo là một việc làm đầy ý nghĩa mà nhà trường đã thực hiện trong
nhiều năm liền: tặng quà cho học sinh nghèo nhân dịp tết, quỹ tình nghĩa đoàn, trao xe
đạp, tiếp sức cùng bạn đến trường, áo trắng tặng bạn nghèo, hũ gạo tình thương Nhưng
nhà trường chỉ vận động sự tự nguyện đóng góp của học sinh trong nhà trường nên kết
quả đạt chưa cao.
Để tăng cường giúp đỡ học sinh nghèo trong năm học 2010-2011 giáo viên Tổng
phụ trách đội đã lên kế hoạch ngay từ đầu năm học nắm danh sách từ phụ trách các chi
đội, giáo viên Tổng phụ trách và Ban chỉ huy liên đội đến từng gia đình học sinh để nắm
rõ chính xác được hoàn cảnh gia đình đánh giá mức độ khó khăn của từng gia đình từ đó
sẽ có kế hoạch giúp đỡ chi tiết cho từng em trong suốt thời gian học tập ở trường, phát
hiện những học sinh có hoàn cảnh thật sự đặc biệt khó khăn và có nguy cơ sẽ bỏ học,
Tổng phụ trách đội kịp thời tham mưu với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường có hoạch chỉ
đạo giáo viên chuyên trách phổ cập, giáo viên phụ trách chi đội, Tổng phụ trách đội kịp
thời hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho các em học sinh để các em trở lại lớp. Phối hợp
với ban giám hiệu nhà trường các đoàn thể dưới sự chỉ đạo của Chi bộ nhà trường vận
động tối đa kinh phí từ: Hội chữ thập đỏ, Hội đồng đội xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh,
các Chi đội, Chi đoàn, vận động mạnh thường quân, các em học sinh trong nhà trường
Kết quả đạt được rất khả quan đã nắm được hoàn cảnh gia đình của từng em, giúp
đỡ được nhiều học sinh với nguồn kinh phí vận động cao hơn năm học trước.
b.2 Phối hợp với các đoàn thể:
b.2.1 Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Gia đình và Hội cha mẹ học sinh là lực lượng rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến

hoạt động giáo dục và là tiềm năng thúc đẩy có hiệu quả việc thực hiện mục tiêu nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo.
Vì thế người giáo viên Tổng phụ trách đội cần phải thực hiện việc phối hợp chặt
chẽ với hội cha mẹ học sinh, trước hết là phải định hướng được cách làm, biết lựa chọn
những điều kiện phù hợp với thực tế, đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo để cùng với tập
thể hội đồng sư phạm nói chung và đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nói
riêng tạo được mối liên kết bền vững với gia đình học sinh. Từ đó nhà trường sẽ thu được
kết quả khả quan hơn.
Việc phối hợp giữa giáo viên Tổng phụ trách với Hội cha mẹ học sinh trong công
tác giáo dục là biện pháp rất cần thiết và quan trọng, nhằm tạo được sự thống nhất, đồng
bộ giữa giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình. Vì thế nhiệm vụ của giáo viên Tổng
phụ trách đội trong công tác phối hợp với Hội cha mẹ học sinh cần phải xác định là vai trò
trung tâm, chủ động trong việc huy động các lực lượng tham gia công tác giáo dục. Do đó
giáo viên Tổng phụ trách đội xác định rõ giữa mối quan hệ giữa nhà trường với Hội, hiểu
được mục đích của việc phối hợp, bởi Hội cha mẹ học sinh không chỉ là cầu nối giữa nhà
trường và gia đình mà còn là điểm tựa quan trọng trong quan hệ giữa nhà trường với các
lực lượng khác để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục đào tạo.
Trong năm học 2009-2010 và những năm học trước đây do bản thân mới nhận
công việc làm giáo viên Tổng phụ trách đội nên công việc còn mới mẻ chưa có nhiều kinh
nghiệm trong việc phối hợp với Hội cha mẹ học sinh. Năm học 2010-2011 tôi quyết định
quan tâm hơn đến việc phối hợp với hội cha mẹ học sinh để nhằm nâng cao tất cả các hoạt
động phong trào của nhà trường nhờ vào sự phối kết hợp và giúp đỡ nhiệt tình từ phía Hội
cha mẹ học sinh cả về vật chất, lẫn tinh thần…
Được sự quan tâm lãnh đạo của Phòng Giáo dục Dương Minh Châu và chính
quyền địa phương, sự giúp đỡ công tác nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh nhất là trong
việc huy động học sinh, xây dựng cơ sở vật chất và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho tổ chức
Đội.
Hội nghị cha mẹ học sinh là hình thức phối hợp tổ chức giữa nhà trường và Hội
cha mẹ học sinh nhằm tổng kết đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ phối kết hợp trong năm
học qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp, chương trình hành động cụ thể

trong năm học mới. Với ý nghĩa và yêu cầu nêu trên, giáo viên Tổng phụ trách đội đã
phối hợp với Hội cha mẹ học sinh thực hiện một số cuộc họp và đạt được kết quả như sau:
Hội nghị trước khi nghỉ hè:
Sau khi nhà trường hoàn thành chương trình giảng dạy của năm học, trong phiên
họp giữa lãnh đạo nhà trường và Ban chấp hành Hội, ngoài nội dung họp giữa nhà trường
và giáo viên phụ trách Chi đội. Tổng phụ trách đội tham mưu với lãnh đạo trường để dự
họp và báo cáo, thảo luận chuyên đề về hoạt động Đội với các nội dung sau:
Tổng phụ trách báo cáo kết quả hoạt động của tổ chức đội trong năm học qua, so
sánh đối chiếu với kế hoạch đã đề ra từ đầu năm, đồng thời phân tích những thành tựu và
những tồn tại.
Tổng phụ trách thông báo kế hoạch hoạt động hè của tổ chức đội để Hội nghị bàn
bạc tìm ra giải pháp thích hợp và hỗ trợ.
Trưởng ban đại diện Hội cha mẹ học sinh thông báo kết quả phối hợp và hỗ trợ của
Hội đối với hoạt động Đội trong việc giáo dục học sinh - Đội viên cũng như việc hỗ trợ
trang thiết bị cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động đội.
Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm:
Đây là Hội nghị quan trọng quyết định thành công của nhà trường trong việc thực
hiện phương hướng nhiệm vụ năm học nhất là trong lĩnh vực xã hội hoá giáo dục. Thông
qua Hội nghị giúp cha mẹ học sinh biết được kết quả chung về việc học tập rèn luyện của
con em mình đồng thời định hướng được những chủ trương của ngành, trường và của Hội
trong năm học mới. Chính vì vậy Tổng phụ trách đội cần hướng dẫn giáo viên phụ trách
tổ chức cho cha mẹ học sinh góp ý với lớp, với trường và cần khẳng định nhiệm vụ và
quyền hạn của phụ huynh trong việc giáo dục con em thể hiện qua mối quan hệ phối hợp
với nhà trường theo qui định của pháp luật, không nên giao khoán cho nhà trường mà cần
phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường để chăm lo việc giáo dục các em.
Làm tốt công tác này ở Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm nhất thiết công tác phối
kết hợp sẽ đạt hiệu quả cao.
Tổng phụ trách đội thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với Ban đại diện Hội để phối
hợp tốt trong mọi hoạt động, định hướng ra được lề lối làm việc.
Có rất nhiều hình thức phối hợp khác nhau, giáo viên Tổng phụ trách báo cáo

thông tin về tình hình hoạt động của tổ chức Đội và những yêu cầu của Đội mà Hội có thể
hỗ trợ, giúp đỡ… Từ đó Hội nắm rõ được tình hình hoạt động của tổ chức Đội, và qua đó
Hội cùng tham gia tiếp sức với trường và tổ chức đội để công tác giáo dục đạt hiệu quả
cao hơn.Tổng phụ trách đội phải luôn luôn lắng nghe ý kiến của Hội về lĩnh vực hoạt
động của Đội, phải giải thích một cách thoả đáng các vấn đề mà Hội cha mẹ học sinh đặt
ra, từ đó tạo niềm tin của Hội đối với hoạt động của Đội và nhà trường, có thế thì sự phối
hợp trở nên nhịp nhàng và đồng bộ hơn, hiệu quả giáo dục sẽ chất lượng hơn.
Tổng phụ trách cần phải xác định Hội là lực lượng cần phải phối hợp thường
xuyên gắn bó quan trọng nhất, cần hiểu mối quan hệ giữa Hội và nhà trường là quan hệ
hợp tác, hỗ trợ nhưng Tổng phụ trách phải giúp đỡ Ban đại diện Hội trong mọi hoạt động
để đạt được mục tiêu của Hội là “Chăm lo, hổ trợ tích cực các phong trào hoạt động giảng
dạy – giáo dục nhà trường” vì Hội là một tập hợp các gia đình, trong đó mỗi thành viên là
đại diện của một gia đình cụ thể. Mỗi gia đình có thể phối hợp với nhà trường bằng những
cách thức khác nhau trong lĩnh vực giáo dục học sinh. Hội là một chỉnh thể thống nhất về
tư tưởng và hành động, biện pháp thực hiện của Hội là sức mạnh tổng hợp có sức thuyết
phục cao đến từng thành viên trong Hội và rộng hơn là đến tận gia đình học sinh. Từ đó
sự nghiệp giáo dục của trường được thông tin nhanh rộng, chính xác, làm tăng khả năng
đóng góp, hỗ trợ của từng gia đình học sinh cho sự nghiệp giáo dục chung của trường.
Hội vừa là cầu nối vừa là cánh tay đắc lực của nhà trường, là nhân tố không thể
thiếu trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Hội luôn gần gũi hỗ trợ về mọi phương diện: tinh
thần, vật chất.
Qua đó cho thấy Hội cha mẹ học sinh đóng vai trò tự nguyện rất tích cực trong việc
tham gia vào các hoạt động của nhà trường nói chung và của tổ chức Đội nói riêng.
b.2.2 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm (Phụ trách chi đội):
Trong quá trình chỉ đạo hoạt động Đội, bản thân tôi luôn chú ý đến thầy cô giáo là
giáo viên chủ nhiệm các lớp (đồng thời cũng là những người phụ trách chi đội). Việc triển
khai kế hoạch hoạt động Đội đến từng phụ trách chi đội hiểu, hướng dẫn cho ban chỉ huy
chi đội cùng toàn thể đội viên thực hiện là việc làm hết sức quan trọng.
Năm học 2009-2010 bản thân tôi đã rất quan tâm đến chất lượng hoạt động cuả
phụ trách chi đội đây là lực lượng quyết định sự thành công cuả phong trào hoạt động

trong nhà trường. Nhưng qua tình hình thực tế vẫn còn một số khuyết điểm dẫn đến hoạt
động chưa đem lại kết quả cao:
Có tập huấn nhưng chưa thường xuyên.
Do kinh phí khen thưởng phong trào còn hạn hẹp.
Một số phụ trách chi đội chưa thật sự quan tâm đến chất lượng cuả phong trào
công tác Đội trong nhà trường.
Lựa chọn các em chi đội trưởng còn mang tính hình thức.
Năm học 2010-2011 Tổng phụ trách đội triển khai các hoạt động Đội thật cụ thể,
chi tiết, nâng cao chất lượng, ý nghĩa tất cả các hoạt động dựa trên nền tảng mà liên đội đã
đạt được tổng phụ trách xây dựng chỉ tiêu ngay từ đầu năm học, thông qua chi bộ, ban
giám hiệu, các đoàn thể và tất cả phụ trách chi đội ở Đại hội Liên đội, họp định kỳ hàng
tháng. Tập huấn định kỳ hàng tháng cho phụ trách chi đội, Phụ trách chi đội lên kế hoạch
chi tiết cho từng hoạt động nêu những thuận lợi và khó khăn của chi đội mình để tổng phụ
trách kịp thời tham mưu chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn đưa phong trào hoạt động của chi
đội ngày càng đạt kết quả cao hơn. Tổng phụ trách tập huấn về nghiệp vụ, kỹ năng hoạt
động theo chủ đề của năm học và các chủ điểm hoạt động của từng tháng (trong năm học
cần đặt biệt chú ý đến việc triển khai chương trình rèn luyện đội viên). Tổng phụ trách
cần nâng cao trình độ cho các giáo viên phụ trách chi đội và chính bản thân mình. Đồng
thời với các hoạt động này, tổng phụ trách phải phối hợp chặt chẻ với các giáo viên phụ
trách chi đội để tổ chức các hoạt động tập trung của khối lớp hoặc toàn trường như các lễ
hội ở trường hoặc tổ chức các cuộc tham quan về nguồn, cắm trại, hội chợ dân gian, thăm
viếng chăm sóc bia tưởng niệm… Tổng phụ trách lên kế hoạch thu chi quỹ hoạt động
ngay từ đầu năm học dành quỹ chi khen thưởng cao hơn năm trước để nâng cao chất
lượng hoạt động ở từng chi đội.
Học sinh tham gia chăm sóc Bia tưởng niệm xã
Tổng phụ trách phải phối hợp chặt chẽ với phụ trách chi đội ngay từ đầu năm học
lựa chọn các em có khả năng làm Ban chỉ huy Liên đội và chi đội. Có thể nói đây là lực
lượng nồng cốt để tổng phụ trách triển khai việc tổ chức thực hiện các hoạt động của liên
đội trong năm và kết quả thành công hay thất bại phần lớn phụ thuộc vào lực lượng cán
bộ này.

Ban chỉ huy Liên đội ra mắt trước Đại hội
Tổng phụ trách đội phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho đội ngũ ban chỉ huy về
mọi công việc và kỹ năng hoạt động đội để làm sao cho các em có khả năng chủ động
triển khai, hướng dẫn đội viên của chi đội mình hoạt động.
Chính vì lẽ đó, Tổng phụ trách phải thường xuyên quan tâm và định kỳ huấn luyện
cho các em những công việc phải làm ở chi đội. Trong mọi công việc của Đội, lực lượng
ban chỉ huy phải “đi trước, làm trước” có đủ khả năng hướng dẫn các bạn thực hiện.
b.2.3 Phối hợp với đoàn thể địa phương:
Trong công tác Đội nhà trường, tổng phụ trách không thể tách rời các hoạt động ở
địa phương nhưng trong những năm học vừa qua do bản thân mới đảm nhận công việc
nên còn hạn chế trong việc phối hợp với địa phương quản lý học sinh trên địa bàn dân cư
trong cả năm học. Rút kinh nghiệm từ bản thân những mặt hạn chế dẫn đến kết quả hoạt
động đội trên địa bàn dân cư đạt chưa cao. Đầu năm học 2010-2011 Tổng phụ trách lên kế
hoạch hoạt động thống nhất với hội đồng đội địa phương khi tổ chức các hoạt động phối
hợp ở địa bàn dân cư trong cả năm học.
Để giúp cho hoạt động Đội trên địa bàn dân cư có hiệu quả, tổng phụ trách cùng
đoàn cơ sở tổ chức tập huấn cho các anh chị đoàn viên, thanh niên - phụ trách thiếu nhi ở
các ấp về kỹ năng hoạt động Đội và một số hình thức hoạt động cho các em khi về ấp sau
giờ học và các lần sinh hoạt ở ấp. Đồng thời lấy lực lượng thanh niên làm nồng cốt để tập
hợp các lực lượng xã hội (như phụ nữ, cán bộ văn hoá…) cùng tổ chức hoạt động cho các
em thiếu nhi. Tổng phụ trách cần có kế hoạch thống nhất với đoàn xã về chương trình
phối hợp hoạt động, đặc biệt là các hoạt động có qui mô toàn xã như: Đại hội cháu ngoan
Bác Hồ, hội trại, Trung thu, tuyên truyền về AIDS, an toàn giao thông, Hội thi Hoa
phượng đỏ các cấp …
Tham gia Hội thi Hoa phượng đỏ vòng huyện
Tham gia Hội thi nghi thức vòng huyện
Việc phối hợp này là rất cần thiết, giúp cho tổ chức đội có điều kiện hoạt động quy
mô lớn tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương.
b.2.4 Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ nhà trường:
Hội Chữ thập đỏ trong nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc rèn

luyện cho các em đội viên biết được một số phương pháp sơ cấp cứu, một số loại thuốc
thông dụng, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng, xử lý một số bệnh thông
thường, biết buộc garo, giúp đỡ các bạn học sinh nghèo
Trong năm học 2009-2010 công tác Hội Chữ thập nhà trường đã được sự quan tâm
của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường nhưng Hội chỉ hoạt động mang tính chất phong
trào nhà trường phân công giáo viên đảm nhận công việc bán chuyên trách phụ trách công
tác Hội Chữ thập đỏ nên những hoạt động còn mang tính hình thức chủ yếu là những hoạt
động phối kết hợp chưa có kế hoạch, chỉ tiêu, quỹ hoạt động.
Với điều kiện thuận lợi năm học 2010-2011 dưới sự chỉ đạo của Chi bộ nhà trường
đã tổ chức Đại Hội Chữ thập đỏ ngay từ đầu năm học bầu ra Chủ tịch, Phó Chủ tịch và
các hội viên. Tổng phụ trách đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ ngay từ đầu năm học xây
dựng kế hoạch hoạt động Hội Chữ thập đỏ chi tiết cụ thể cho từng tháng hoạt động dựa
trên kế hoạch của nhà trường và của phong trào công tác Đội triển khai đến từng hội viên
mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp được chọn là 1 hội viên các hội viên đều được triển khai kế
hoạch của hội giúp Hội hoạt động đạt kết quả cao. Do điều kiện thuận lợi trên các em học
sinh đã được hội trang bị một số kiến thức cần thiết phục vụ cho bản thân, tham gia một
số cuộc thi tìm hiểu về cây thuốc nam, vận động các bạn học sinh hổ trợ bạn nghèo:
phong trào hủ gạo tình thương, áo ấm mùa đông, áo trắng tặng bạn, quỹ vì bạn nghèo, tiếp
sức cùng bạn đến trường …
Có thể nói công việc và mối quan hệ của người Tổng phụ trách không chỉ có
những nội dung như đã nêu ở trên mà còn phải thấy mọi công việc của Tổng phụ trách khi
triển khai các hoạt động đội đều thể hiện mối quan hệ giữa người Tổng phụ trách với các
lực lượng như thầy, cô giáo, Chi bộ, Ban giám hiệu, phụ huynh học sinh, các anh chị phụ
trách địa phương, các đoàn thể, các đội viên, ban chỉ huy… Chính vì lẽ đó, Tổng phụ
trách càng tranh thủ sự ủng hộ và thống nhất được các hoạt động theo kế hoạch của mọi
đối tượng với mình là điều kiên quyết để hoạt động Đội ở Liên đội có hiệu quả hơn.
4. Kết quả đề tài:
Qua quá trình áp dụng đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác tham mưu phối hợp với
Chi bộ, Ban giám hiệu và các đoàn thể” trong phong trào công tác Đội đã đạt được kết
quả như sau:

Bảng so sánh kết quả hoạt động Đội
TT Nội dung hoạt động
Kết quả hoạt động
Đội năm học
2009-2010
Kết quả hoạt động
Đội năm học
2010-2011
1 Học sinh bỏ học 5/802 2/786
2 Hủ gạo tình thương 423 kg 514 kg
3 Áo trắng tặng bạn 30 cái 50 cái
4 Quỹ vì bạn nghèo 1530000 3430000
5 Quỹ Tết vì bạn nghèo 5103000 7500000
6 Tham gia thi vui Tết Trung thu ở
NVHTN tỉnh
Khuyến khích Hạng II
7 Ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt 500000 1382000
8 Hòm thư chia sẻ ước mơ Chưa thực hiện 20 thư
9 Quỹ xây dựng ngôi nhà nhân ái Chưa thực hiện 2357000
10 Thi nghi thức Đội vòng huyện Giải IV Giải II
Bảng so sánh kết quả học tập
Xếp loại học lực
Năm học
2009-2010
Tỉ lệ
Năm học
2010-2011
Tỉ lệ
Giỏi 106/802 13.2 115/758 15.2
Khá 230/802 28.7 229/758 30.2

Trung bình 331/802 41.3 317/758 41.8
Yếu 132/802 16.4 96/758 12.7
Kém 3/802 0.4 1/758 0.1
Trung bình trở lên 667/802 83.2 661/758 87.2
Bảng so sánh kết quả hạnh kiểm
Xếp loại hạnh kiểm
Năm học
2009-2010
Tỉ lệ
Năm học
2010-2011
Tỉ lệ
Tốt 476/802 59.4 496/758 65.5
Khá 219/802 27.3 211/758 27.8
Trung bình 95/802 11.8 41/758 5.4
Yếu 12/802 1.5 10/758 1.3
Kém 0 0 0 0
Trung bình trở lên 790/802 98.5 748/758 98.7
III. KẾT LUẬN:
1. Bài học kinh nghiệm:
Từ thực trạng những kinh nghiệm tham mưu phối hợp với Chi bộ, Ban giám hiệu
và các đoàn thể trường trung học cơ sở Bàu Năng cho thấy trong quá trình thực hiện đã
mang lại kết quả tốt cho quá trình dạy học thực hiện đạt được mục tiêu giáo dục của nhà
trường.
Qua thực tiễn cho thấy Tổng phụ trách đội phải xác lập tốt mối quan hệ với các lực
lượng như thầy, cô giáo, Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh, các anh
chị phụ trách địa phương, các đoàn thể, phụ trách chi đội, Hội Chữ thập đỏ nhà trường,
các đội viên, Ban chỉ huy. Tạo nên sức mạnh tổng hợp để giáo dục học sinh một cách toàn
diện. Người Tổng phụ trách đội phải luôn chủ động, nhạy bén, linh hoạt có như vậy mới
mang lại hiệu quả giáo dục cao trong nhà trường. Giáo viên phụ trách cần xác định rõ vai

trò của mình và tích luỹ những kinh nghiệm trong công tác tham mưu và phối hợp nhằm
mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất cho nhà trường.
2. Hướng phổ biến áp dụng đề tài:
Bản thân tôi sẽ tiếp tục áp dụng đề tài này vào công tác của mình và phổ biến với
các đơn vị bạn trong toàn huyện để các thầy cô Tổng phụ trách sẽ tham khảo những kinh
nghiệm để áp dụng tại đơn vị mình mang lại kết quả giáo dục cao cho nhà trường.
Đề tài dù sát thực, khả thi đến mấy cũng xuất phát từ kinh nghiệm bản thân nên
không tránh khỏi sự hạn hẹp trong cách suy nghĩ, cách nhìn nhận … chính vì thế tôi mong
được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chúng ta có thể hỗ trợ cho nhau biết được
những kinh nghiệm, phương pháp mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong công tác giáo dục
của nhà trường.
3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài:
Tiếp tục nghiên cứu tìm ra những kinh nghiệm tham mưu và phối hợp với Chi bộ,
Chi đoàn và Ban giám hiệu, đoàn thể nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà
trường hiện nay.
Người thực hiện
Ngô Gia Kỷ
Tài liệu tham khảo
1. Sơ lược lịch sử Đội TNTPHCM.
2. Tài liệu tập huấn phụ trách Đội
TNTPHCM.
Tài liệu tham khảo
1. Sơ lược lịch sử Đội TNTPHCM.
2. Tài liệu tập huấn phụ trách Đội
TNTPHCM.
MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọ đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1

3. Đối tượng nghiên cứu 1-2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Giả thuyết khoa học 2
II. NỘI DUNG
1. Cơ Sở lý luận của đề tài 3
2. Cơ sở thực tiễn 4
3. Nội dung vấn đề 4-16
4. Kết quả đề tài 17-18
III. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm 19
2. Hướng phổ biến áp dụng đề tài 19
3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài 19
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. Hội đồng khoa học trường THCS Bàu Năng:
Nhận xét:



Xếp loại:
T/M Hội đồng khoa học
Chủ tịch

2. Hội đồng khoa học Phòng Giáo Dục & đào tạo Dương Minh Châu:
Nhận xét:



Xếp loại:
T/M Hội đồng khoa học
Chủ tịch


3. Hội đồng khoa học Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh:
Nhận xét:



Xếp loại:
T/M Hội đồng khoa học
Chủ tịch

×