Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

một số kinh nghiệm về “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường trung học cơ sở bàu năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 27 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua, với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc gọi tắt
là UNICEF. Mơ hình “Trường học thân thiện” đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo
nghiên cứu triển khai và triển khai ở các cấp học qua một số dự án: dự án “Phát
triển trẻ thơ của Vụ Giáo dục Mầm non, dự án “Giáo dục Tiểu học bạn hữu trẻ em”
của Vụ Giáo dục Tiểu học và Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc và dự án “
Giáo dục sống khỏe mạnh, kĩ năng sống cho trẻ em và trẻ chưa thành niên trong và
ngòai nhà trường” của Vụ Công tác học sinh, sinh viên phát triển thành dự án
“Thúc đẩy sự phát triển và tham gia của thanh thiếu niên” với sự phối hợp của Vụ
Công tác học sinh, sinh viên với Vụ Giáo dục Trung học. Đây là mơ hình có nhiều
nét mới đối với nền giáo dục Việt Nam. Tạo cho học sinh “Mỗi ngày đến trường là
một niềm vui”.
Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực” là tạo nên một mơi trường giáo dục an tồn, bình
đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền Bảo vệ của
trẻ em, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà
trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần
dân chủ. Trong môi trường “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, học sinh
sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong
sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các
hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà
học. Như thế, mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui vẻ “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học
sinh. Trong mơi trường phát triển tồn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ
động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành,
biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập. Trong đó những
yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá và sáng tạo.
Sau nhiều năm tổ chức, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường đã đạt được một số thành tích đáng
1




kể. Tuy nhiên, cũng vẫn cịn những thiếu sót, những yêu cầu chưa làm được hoặc
làm được chưa kết quả chưa như mong muốn cần phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn
nữa trong những năm tiếp theo cho phù hợp với tình hình mới của đơn vị. Chính vì
vậy, tơi đã chọn đề tài: Một số kinh nghiệm về “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” ở trường Trung học cơ sở Bàu Năng
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Bản thân nghiên cứu của đề tài: Một số kinh nghiệm về “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Trung học cơ sở Bàu Năng là tìm ra
những giải pháp, những bài học kinh nghiệm, để làm sao nhằm đưa phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường Trung học cơ
sở Bàu Năng ngày càng đi vào hoạt động có nề nếp, có chất lượng và đạt hiễu quả
cao trong năm học 2010 – 2011 và những năm tiếp theo
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở
trường Trung học cơ sở Bàu Năng
4. Phạm vi nghiên cứu
Vì nghiên cứu một số biện pháp “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” địi hỏi phải mang tính tồn diện, sâu sắc, có chiều rộng và phải có nhiều
thời gian. Hơn nữa việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” ở trường Trung học cơ sở Bàu Năng trong những năm qua - Từ năm
học 2008-2009 đến năm học 2009-2010 đã đạt những thành tích bước đầu đáng kể
nhưng bước sang năm học 2010 - 2011 nhà trường chuyển về cơ sở hòan tòan mới
về cơ sở vật chất nhưng chưa đầy đủ
Do điều kiện và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên trong đề tài này, tôi
chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu một số biện pháp trong việc tổ chức thực hiện
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Trung
học cơ sở Bàu Năng
5. Phương pháp nghiên cứu


2


Trong quá trình nghiên cứu những biện pháp “Xây dựng Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” nói chung và trường Trung học cơ sở Bàu Năng nói riêng,
chúng tơi đã thực hiện các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp đọc tài liệu: Tài liệu giúp rất nhiều trong việc nghiên cứu
và tìm ra biện pháp, do vậy tơi chỉ sử dụng phương pháp này ở phạm vi tìm ra một
số kinh nghiệm để vận dụng.
Đọc tài liệu để rút ra cơ sở lí luận của giải pháp, rút ra những nội dung cần
thiết để phục vụ công việc nghiên cứu
5.2. Phương pháp quan sát: Trong q trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng
các giác quan để thu thập các số liệu, dữ liệu để nghiên cứu.
5.3. Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp thu thập thơng tin qua trị
chuyện, trao đổi trực tiếp với đối tượng cần nghiên cứu.
Trao đổi với đồng nghiệp, trao đổi với học sinh và lực lượng các địan thể
trong nhà trường
5.4. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Sau khi đọc tài liệu thu
thập được các dữ liệu, quan sát, đàm thoại tôi đã tiến hành phân tích, so sánh để rút
ra những kết luận và tổng hợp viết thành “Sáng kiến kinh nghiệm”.
6. Giả thuyết khoa học
Để có một “Ngơi trường thân thiện” thực sự nếu như chỉ chú trọng đưa vào
các hoạt động vui chơi các trị chơi dân gian, tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử
hay các hoạt động ngoại khố khác thì khơng đủ. Vì đó cũng chỉ là những hoạt
động bổ trợ cho nhiệm vụ chính là học tập của các em. Điều các em cần là môi
trường học tập thân thiện, phương pháp học tập và phương pháp giảng dạy thân
thiện, các mối quan hệ thân thiện và những sự phục vụ thân thiện của nhà trường.
Có như vậy các em mới thấy thật sự thoải mái và yêu mến trường như nhà của
mình. Mỗi khi xa trường một ngày các em chỉ mong chóng trở lại trường. Học sinh

sẽ gắn bó với trường học và mỗi ngày đến trường mới thực sự là một ngày vui của
các em. Đối giáo giáo viên có điều kiện trau dồi, cập nhật tri thức khoa học, trình
3


độ nghiệp vụ, nâng cao tay nghề chuyên môn để áp dụng phương pháp dạy học tích
cực. Nếu khơng thực hiện được phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực” sẽ khơng khắc phục những khó khăn, yếu kém, thiếu sót của nhà
trường, khơng thể huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục và không tạo được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, hiệu
quả cao nhằm thực hiện tốt giáo dục toàn diện cho học sinh.

4


B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên
- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về
việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn 2008 – 2013.
- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển khai
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các
trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.
- Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày
9/8/2008 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; Trung
ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân hiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013.
- Kế hoạch số 1924/KH-SGDĐT ngày 26 tháng 9 năm 2008 công văn số
840/PGD-ĐT ngày 14 tháng 09 năm 2010 của Phòng GD & ĐT huyện Dương

Minh Châu hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các trường tiểu học năm học 2010 – 2011 và giai
đoạn 2008 – 2013.
- Ngun Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh đã phát biểu trong lễ Khai giảng năm
học 2008-2009 tại trường THPT A Hải Hậu – Nam Định ngày 4/09/2008 “…Tiếp
tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học
và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích
cực” để sớm khắc phục những tồn tại, nâng cao chất lượng giáo dục tòan diên…”
1.2. Các quan niệm về trường học thân thiên, học sinh tích cực
- “Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. Bản thân
khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm
bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vơ
cảm trong quan hệ giữa người với người thì đâu cịn gì mà “thân” với “thiện”.
5


“Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối
với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử.
- “Trường học thân thiện” đương nhiên phải “thân thiện” với địa phương - địa
bàn hoạt động của nhà trường; phải “thân thiện” trong tập thể sư phạm với nhau;
giữa tập thể sư phạm với học sinh; “Trường học thân thiện” phải đảm bảo cơ sở vật
chất phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý người thụ hưởng.
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải là trường học có chất lượng giáo
dục tồn diện và hiệu quả giáo dục khơng ngừng được nâng cao. Đội ngũ thầy, cô
giáo phải thân thiện trong dạy học, không ngừng trau dồi, cập nhật tri thức khoa
học, trình độ nghiệp vụ, nâng cao tay nghề chun mơn để áp dụng phương pháp
dạy học tích cực, khơi gợi tình cảm hứng thú, chủ động tìm tòi sáng tạo trong học
tập cho học sinh. Phải thực sự quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn
liền với thực tiễn, làm cho cho mỗi giờ học, mỗi ngày học là một nguồn hứng thú

mới đối với các em, trường học là nơi lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Thầy cô giáo phải
thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công
bằng, khách quan, không chạy theo thành tích, phải thân thiện với mọi loại trình độ
học sinh, dạy sát đối tượng, phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi và ân cần dìu dắt
học sinh học lực yếu kém, không để em nào bị đối xử bất công, bị bỏ rơi ra ngoài
trách nhiệm của nhà trường, dẫn đến tự ty, chán học.
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải là trường học có mơi trường
sống lành mạnh, an toàn, mọi thành viên phải ứng xử thân thiện với nhau và với
môi trường sống, xây dựng trường xanh - sạch - đẹp. Phải đi đến bài trừ mọi thái
độ, hành vi không thân thiện, từ thái độ ứng xử thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm, đến kỳ thị,
đố kỵ, cơng kích, bắt nạt, quấy rối đến hành vi bạo lực trong đời sống học đường,
để góp phần bài trừ bạo lực trong đời sống xã hội theo truyền thống tương thân,
tương ái, thương người như thể thương thân của cha ông ta. Trường học thân thiện
phải là trường học có CSVC cần thiết phục vụ những nhu cầu thiết yếu như: có đủ
ánh sáng, đủ nước sạch, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập, dụng cụ phịng
cháy, chữa cháy, có phương án chủ động phịng chống thiên tai, có phương tiện
6


phục vụ hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí. Các thành viên của trường
học phải cùng lên án và bài trừ mọi tệ nạn xã hội, bảo đảm an tồn giao thơng.
-“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng là trường học tạo lập sự bình
đẳng giới, giáo dục sự hiểu biết cần thiết về giới tính trên tinh thần nhân văn, xây
dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tơn trọng bình đẳng nam nữ. Trường học
thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn
luyện thói quen rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khoẻ, biết sống khoẻ mạnh,an
toàn
-“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là nơi các em được tự tin vào mình,
được thầy cơ giáo, bạn bè chia sẻ những trở ngại, khó khăn trong học tập, trong
cuộc sống. Như nội dung của nguyên tắc giáo dục đã nêu, các thầy, cô giáo luôn đề

ra những yêu cầu cao để học sinh phấn đấu rèn luyện, nhưng phải luôn bên cạnh
các em để giúp đỡ, động viên cho các em những lời khuyên chân thành, tin tưởng ở
các em, không bng trơi, thả lỏng hay để học sinh tự mị mẫm tìm kiếm hướng đi
cho cuộc đời mình.
-“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là trường học mà các thầy, cơ giáo
biết nghiêm khắc với bản thân mình và biết thơng cảm, u thương, dìu dắt học
sinh. Tuổi trẻ nào cũng có những sai lầm, vụng dại. Thầy, cơ giáo cần biết sẻ chia
và tha thứ, bằng tình yêu thương, sự cảm thông và cả sự nhạy cảm nữa để hiểu biết
các em, động viên các em, tạo điều kiện cho các em sửa chữa khuyết điểm. Sẽ là tối
kỵ khi nhà trường tỏ ra bất lực, khơng tìm ra biện pháp nào thích hợp giáo dục học
sinh để rồi đẩy các em ra ngoài xã hội với những quyết định đuổi học lạnh lùng,
làm cho các em mất phương hướng, mất niềm tin vào nhà trường, vào thầy cô giáo
và sa vào cạm bẫy xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực tiễn vấn đề nghiên cứu
Song song, với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh và cuộc vận động “Nói khộng với tiêu cực trong thi
7


cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói khơng với vi phạm đạo đức nhà giáo và
việc học sinh ngồi nhầm lớp”. Năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển
khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.Nhằm
tạo nên một môi trường giáo dục cả về vật chất và tinh thần an tồn, bình đẳng, gây
hứng thú cho học sinh trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở nỗ
lực của nhà trường, xã hội vì người học. Trường Trung học cơ sở Bàu Năng đã xây
dựng kế họach thực hiện phong trao thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Tập trung chủ yếu vào những vấn đề: Đảm bảo nhà trường có cây
xanh, bóng mát lớp học đủ ánh sáng, có nhà vệ sinh của giáo viên và học sinh riêng
biệt, sạch sẽ; tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng

giảng dạy đặc biệt đầu tư cho việc phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi và
học sinh giỏi nhất là cấp tỉnh; tổ chức ngày Hội văn hóa dân gian; chăm sóc bia ghi
cơng ở Cầu kênh K13.
Trong q trình tổ chức thực hiện những nội dung của phong trào “Trường
học thân thiện, học sinh tích cực” nhà trường đã tích cực tiến hành nhiều hoạt động
có hiệu quả xây dung mơi trường sư phạm an toàn, xanh, sạch, đẹp đảm bảo vẻ mỹ
quan, thầy, cơ giáo tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học theo hướng
tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học
sinh, làm cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động nhẹ nhàng, có hiệu quả
cao; rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh, thông qua việc giảng dạy ở một số
bộ môn và các họat động ngọai khóa tổ chức cho các em hiểu được “Chơi mà học,
học mà chơi”; Kết hợp với họat động địan đội tổ chức tham quan về nguồn, chăm
sóc bia ghi công nhằm tăng cường giáo dục đọa đức cho học sinh. Tuy nhiên, mơ
hình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vẫn cịn một số khơng nhỏ các lực
lượng tham gia xây dựng nhận thức chưa đầy đủ làm cho q trình thực hiện cịn
nhiều bất cập, chưa đi vào chiều sâu, chưa coi học sinh là chủ thể góp phần hình
thành nên mơi trường thân thiện. Chỉ có mơi trường thân thiên mới giúp cho học
sinh tiếp cận tri thức một cách tốt nhất, hình thành và phát triển nhân cách một cách
toàn diện.
2.2. Sự cần thiết của đề tài
8


Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
nhằm đáp ứng được các yêu cầu : Huy động và tập trung các nguồn lực để giải
quyết những thiếu sót, yếu kém về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường, tạo điều
kiện cho học sinh đến trườngan tồn, thân thiện, vui vẻ, tích cực tham gia một cách
chủ động, sáng tạo có hiệu quả các họat động trong nhà trường và xã hội; phát huy
sự chủ động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giáo
dục phù hợp với tình hình hội nhập quốc tế; huy động và tạo điều kiện tòan xã hội

trong việc giáo dục truyền thống cho học sinh; góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường và của địa phương
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của nhà trường hiện nay trong việc tiếp tục “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với nhiệm vụ của người cán bộ
quản lý nhà trường thì việc nghiên cứu đề tài: Một số kinh nghiệm về “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một quy luật tất yếu nhằm tìm ra các
giải pháp tổ chức thực hiện tốt hơn cho năm học 2010 – 2011 và những năm tiếp
theo.
3. Nội dung vấn đề
3.1.Vấn đề đặt ra
- Xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp và an tồn
- Tổ chức dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh giúp học sinh học tập tốt.
- Xây dựng và rèn được kỹ năng sống cho học sinh là nhiệm cấp bách hiện
nay của trường trung học cơ sở
- Tổ chức các họat động tập thể vui tươi, lành mạnh phục vụ tốt cho việc học
tập của học sinh
- Huy động học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di
tích lịch sử, văn hóa của địa phương .
3.2.Các giải pháp thực hiện

9


Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được xây
dựng về nhiều yếu tố. Đó là xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; dạy học
có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, giúp học sinh tự tin trong học
tập; rèn luyện kỹ năng sống; tổ chức vui chơi tập thể lành mạnh; đưa các trò chơi
dân gian vào nhà trường và học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị
các di tích lịch sử, văn hóa địa phương

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” tiến hành các giải pháp cơ bản sau:
3.2.1.Thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền và phát động phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Ngồi việc thành lập Ban chỉ đạo “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” theo Quyết định số 01/HT -THCSBN của Hiệu trưởng để tổ chức thực
hiện có hệ thống từ cán bộ quản lý đến giáo viên chủ nhiệm, các bộ phận và học
sinh. Nhà trường tổ chức xây dựng kế hoạch với 5 nội dung chung của “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực” và một số nội khác theo Kế hoạch số 840/PGD-ĐT
ngày 14 tháng 09 năm 2010 của Phòng GD & ĐT huyện Dương Minh Châu
hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” năm học 2010 – 2011 và giai đoạn 2008 – 2013.
Nhà trường tiến hành tuyên truyền giáo dục rộng rãi đến tất cả cán bộ, giáo
viên, công nhân viên trong Hội nghị Công chức được tổ chức ngày 28/ 08/2010. Ở
hội nghị này, các giáo viên chủ nhiệm còn được thảo luận về Tiêu chuẩn thi đua
lớp học thân thiện do Ban hoạt động ngòai giờ lên lớp đề ra.Tiếp sau đó tổ chức ký
giao ước thi đua giữa nhà trường với Ban chấp hành Cơng địan, giữa các tổ chun
mơn và các đồn thể có nội dung về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”.
Tiến hành tuyên truyền đến các bậc cha mẹ học sinh coi đây là một trong
khâu quan trọng của phong trào thi đua nên ngay trong ngày Đại hội Cha mẹ học
sinh 16/08/2010 nhà trường cũng lồng vào chương trình Đại hội thông qua kế
hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010- 2011 để
cha mẹ học tham gia đóng ý kiến xây dựng.
10


Đến ngày 05/09/2010 trong lễ khai giảng năm học mới 2010-2011. Nhà trường
thông qua kế hoạch phát động thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” và tổ chức ký kết giao ước thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học

sinh tích cực” giữa nhà trường với chính quyền địa phương và tổ chức phần hội vào
sau phần lễ khai giảng nhiều trò chơi dân gian, văn nghệ…. Đã tạo cho mỗi học
sinh nhiều suy nghĩ, mơ ước, hứa hẹn những điều hay, những điều mới lạ ở một
năm học mới.

Lễ ký kết xây dựng trường học thân thiện
giữa nhà trường và chính quyền địa phương.
3.2.2. Xây dựng môi trường thân thiện
3.2.2.1 .Xây dựng lớp học thân thiện
Học sinh cần được khuyến khích tự tạo ra mơi trường học tập trong lớp theo
sở thích của các em. Hãy để các em trang trí lớp học bằng tranh ảnh hay các vật
trang trí khác để lớp học thật gần gũi và ấm cúng như là góc học tập ở nhà của các
em để tạo thêm hứng thú học tập cho các em. Hãy để các em tự nêu ra khẩu hiệu
học tập và rèn luyện cho chính các em. Việc trang bị các phương tiện nghe nhìn
hiện đại phục vụ cho việc dạy và học là cần thiết vì nó hỗ trợ cho hoạt động dạy và
học nhưng nó khơng là yếu tố quyết định giúp tạo ra một môi trường học tập thân
thiện. Kiến trúc của toàn bộ trường học cũng cần được thiết kế phù hợp với lứa tuổi
và tâm sinh lý học sinh. Cảnh quan và môi trường trong trường cũng cần được quan
tâm khi thiết kế để tạo một môi trường thân thiện và an toàn cho học sinh khi ra
11


chơi và các hoạt động ngoài trời. Các cơ sở phục vụ cho học tập như thư viện,
phịng thí nghiệm, phòng căng-tin, nhà tập thể dục và chơi thể thao, các loại hình
câu lạc bộ theo sở thích cũng cần được đầu tư trang bị hiện đại, đầy đủ và phù hợp
để học sinh có thể thường xuyên đến vui chơi, học tập ngồi giờ. Một trường học
thân thiện khơng chỉ cần có hệ thống nhà vệ sinh hợp vệ sinh mà còn cần hệ thống
các nhà tắm và phòng để đồ dùng cá nhân và nơi thay quần áo an tồn, kín đáo và
tiện lợi cho học sinh sau khi học mơn thể dục và chơi thể thao ngồi giờ học.


Học tập theo phương pháp hợp tác.
* Một số hình ảnh học sinh Trường trung học cơ sở Bàu Năng trong
các phong trào “Xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp.”

Vườn thuốc nam

Trồng cây xung quanh sân trường

12


Vệ sinh sân trường

Quang cảnh sân trường xanh - sạch - đẹp

Vệ sinh lớp học

Đại biểu trồng cây lưu niệm

3.2.2.2.Xây dựng tập thể sư phạm thân thiện với nhau
Mỗi thành viên trong tập thể nhà trường phải nhận thức được xây dựng
trường Trung học cơ sở Bàu Năng thành tập thể đoàn kết, thống nhất hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ, trong đó phải lấy những nội dung cơ bản của phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” làm nòng cốt.

13


Lãnh đạo các cấp chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể sư phạm nhà trường.
Muốn thực hiện được điều đó, từng cán bộ quản lý phải thật sự gương mẫu

thân thiện với, cán bộ quản lý thân thiện với nhân viên, thân thiện giáo viên và học
sinh. Hình thành sự thân thiện giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, giáo viên bộ môn với giáo viên bộ môn
và giáo viên với nhân viên trong nhà trường.
3.2.2.3.Xây dựng tập thể học sinh thân thiện với nhau
Để xây dựng được tập thể học sinh thân thiện làm cho học sinh ngay trong
một lớp em này thân thiện với em kia lành mạnh, học sinh ở tổ này thân thiện với
học sinh tổ kia, cả lớp đều thân thiện với nhau, lớp này thân thiện với lớp khác,
khối khác, khối lớp lớn với khối lớp nhỏ thì nhà trường phải tổ chức thật tốt các
họat động tập thể vui tươi, lành mạnh: Cứ vào tháng 3 hàng năm nhà trường tổ
chức “Ngày hội văn hóa dân gian” kết hợp với thi “Ẩm thực”, “Gian hàng dân
gian” tổ chức thi các “Trò chơi dân gian”như trò nhảy bao bố, nhảy dây, đi cầu khỉ,
kéo co, bịt mắt bắt dê….

14


.

Trò chơi dân gian - đi cầu khỉ.

Tiết

mục văn nghệ.
- Tổ chức thi văn nghệ “Tiếng hát học sinh” chào mừng ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11 và các ngày cắm trại, tổ chức ngọai khóa “Về nguồn” hàng năm như
Thăm Căn cứ Trung ương cục Miền Nam, Địa đạo Củ Chi, Bến Nhà Rồng, Bảo
tàng Chứng tích chiến tranh…
Tóm lai, nhà trường phải xây dựng thật tốt môi trường thân thiện để tạo ra
một bầu khơng khí thân thiện, cởi mở, trong đó học sinh được lắng nghe, chia sẻ,

hịa nhập, tự tin và cảm thấy an toàn, hứng thú trong học tập và các họat động khác.
3.2.3. Nâng cao chất lượng dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm
lứa tuổi học sinh
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chính là sự cụ thể hóa của
yêu cầu “Dạy tốt – học tốt” trong giai đoạn hiện nay. Dạy tốt không chỉ là hoạt
động của các cá nhân giáo viên, mà còn là hoạt động của tập thể thầy cô, là sự tham
gia của gia đình, đồn thể vào q trình sư phạm, là tạo môi trường thân thiện cho
các em. Dạy tốt không chỉ là nói cho các em nghe, chỉ cho các em làm mà cịn tạo
điều kiện để các em nói, để các em tự đề xuất việc cần làm và tự làm. Dạy và học
tốt không chỉ là dạy qua sách vở, mà cịn qua thực hành, khơng chỉ hiểu biết mà
cịn làm, thực hành kỹ năng sống, tìm hiểu các di tích văn hóa, lịch sử. Dạy tốt, học
tốt khơng chỉ có thầy cơ là người dạy, mà chính các em, qua các hoạt động tích cực
trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà tự giúp nhau trưởng thành, tự
rèn luyện. Các em học sinh không là đối tượng cần được giáo dục mà thông qua
15


hoạt động tích cực của các em, các em chính là những người ni dưỡng và phổ
biến văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước. các em cũng là chủ thể
của quá trình giáo dục xã hội.
Xuất phát từ yêu cầu trên, nhà trường tiến hành xây dựng kế họach nâng cao
chất lượng giáo dục phục vụ cho từng năm học, tổ chức cho mỗi giáo viên đăng ký
một vấn đề về “Đổi mới phương pháp giảng dạy” tổ chuyên môn tập trung thực
hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên, động viên thầy, cô giáo đổi mới phương pháp giảng dạy phù
hợp với đối tượng học sinh; trong giảng dạy giúp đỡ học sinh yếu kem, học sinh có
hồn cảnh khó khăn vươn lên trung bình, khá.
Nâng cao chất lượng dạy và học có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Trường học thân thiện phải có mối quan
hệ tốt giữa lãnh đạo và giáo viên, giữa giáo viên và giáo viên, cũng như giữa học

sinh với học sinh. Trong trường học thân thiện, các tiết học do giáo viên và học
sinh chủ động, sáng tạo, tạo dựng môi trường hứng thú, vui tươi.
Nơi đây các em được trao đổi, thảo luận thoải mái chứ không phải nghe lời
giảng thao thao bất tuyệt, những lời đọc – chép đã có sẵn trong sách giáo khoa.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực sẽ khiến cho mối quan hệ
thầy – trò trong nhà trường bắt đầu có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người thầy
giáo khơng cịn ở nghĩa ngun thủy và đã bắt đầu dịch chuyển sang học sinh. Thầy
giáo không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức cho học trò tiếp nhận mà còn là sự
phản ánh trở lại của trị. Trong thời đại bùng nổ thơng tin, khi học sinh có nhiều
kênh tiếp nhận thơng tin thì trường học phải là kênh duy nhất truyền đạt kiến thức
một cách có hệ thống, trong đó, thầy giáo đóng vai trị là người hướng dẫn. Như
vậy để có “học sinh tích cực” thì thầy, cơ giáo phải có phương pháp giảng dạy tích
cực. Cần phải thừa nhận một thực tế là trong một lớp học, số “học sinh tích cực”
thường rơi vào những em có học lực và hạnh kiểm khá – giỏi. Việc đổi mới phương
pháp giảng dạy của giáo viên, vì thế, phải hướng tới mục tiêu lơi cuốn sự tham gia
của tất cả học sinh.
16


Trong thời gian tổ chức, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân hiện, học sinh tích cực” đội ngũ nhà giáo trưởng thành rất lớn cả về số lượng
lẫn chất lượng từ một chi bộ có 13 đảng viên năm 2008 đến nay đảng số của chi bộ
nâng lên 19 đảng viên trong đó có 17 đảng viên có trình độ đại học, 03 trung cấp
chính trị. Số giáo viên giỏi các cấp đều tăng năm học 2007-2008 có 5 giáo viên giỏi
vịng huyện nhưng đến năm học 2008-2009 có 03 giáo viên giỏi cấp tỉnh và 25 giáo
viên giỏi cấp huyện, năm học 2009-2010 có 07 giáo viên giỏi cấp tỉnh và 27 giáo
viên giỏi cấp huyện và năm học 2010-2011 có 04 giáo viên giỏi cấp tỉnh và 30 giáo
viên giỏi cấp huyện. Tình hình học tập của học sinh chất lượng tăng rõ rệt năm học
sau luôn cao hơn năm học trước cụ thể tỉ lệ học sinh xét tốt nghiệp cuối cấp hàng
năm đạt từ 98% trở lên năm học 2009-2010 là 98,9%, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm rất

đáng kể năm học 2008-2009 chi còn là 0,7 %, năm học 2009-2010 là 0,6 %. Đặc
biệt số học giỏi các cấp tăng lên rất nhiều từ một đơn vị khơng có học sinh giỏi
vòng tỉnh nhiều năm liền đến nay là đơn vị xếp thứ 2 so với các trường trong huyện
cụ thể: năm học 2008-2009 có 03 học sinh giỏi cấp huyện và khơng có học sinh
giỏi cấp tỉnh, năm học 2009-2010 có 16 học sinh giỏi cấp huyện và có 11 học sinh
giỏi cấp tỉnh, năm học 2010-2011 có 28 học sinh giỏi cấp huyện và học sinh giỏi
cấp tỉnh chưa tổ chức thi .

17


Lãnh đạo Sở Giáo dục, Huyện ủy, Phòng Giáo dục, BĐD CMHS cùng
các thầy cô giáo, các em học giỏi vòng tỉnh chụp ảnh lưu niệm.
Trong thời gian tổ chức, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân hiện, học sinh tích cực” tập thể sư phạm nhà trường được công nhận danh hiệu
thi đua: Năm học 2008-2009 và năm học 2009-2010 đều đạt danh hiệu Tập thể lao
động xuất sắc được Ủy ban nhân tỉnh cấp giấy chứng nhận và Bộ Giáo dục và Đào
tạo cấp Bằng khen và được Sở Giao dục và Đào tạo tặng giấy khen đơn vị xếp loại
xuất sắc về thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân hiện, học sinh
tích cực”.
3.2.4. Tăng cường việc rèn kỹ năng sống cho học sinh
Trên cơ sở Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN
ngày 9/8/2008 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch;
Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân hiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013 và các văn bản chỉ
đạo của các cấp về việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nhà
trường tiến hành các họat động chủ yếu:
- Tăng cường rèn luyện cho học sinh có kỹ năng ứng xử văn hóa; tự đấu tranh
để chống hình thành các băng nhóm tội phạm, phịng ngừa bạo lực và bảo đảm một
tập thể lành mạnh khơng có học sinh ảnh hướng các tệ nạn xã hội,

- Thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ
nhiệm, chào cờ đầu tuần,… để rèn kỹ năng ứng xử với các tình huống trong cuộc
sống và thói quen, kỹ năng làm việc theo nhóm cho học sinh.
- Thực hiện tốt việc giảng dạy môn thể dục, tổ chức Hội khỏe Phù Đổng, tổ
chức thi đấu thể dục thể thao xây dựng thói quen và ý thức bảo vệ sức khỏe; tập
huấn và luyện tập các kỹ năng phịng chống tai nạn giao thơng, đuối nước và các tệ
nạn khác.

18


Một tiết học chính khóa mơn Thể dục.

Giáo viên đang hướng dân

học sinh thảo luận nhóm.
Trong nhiều năm tổ chức thực hiện, nhà trường lấy Đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh làm nịng cốt, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngồi giờ
lên lớp như tổ chức được ngày Hội văn hóa dân gian, Hội thi tiếng hát giáo viên,
Hội thi tiếng hát học sinh chào mừng các ngày lễ lớn, tổ chức sinh họat các chủ
điểm trong năm học, tổ chức về nguồn, tham quan du lịch thơng qua đó hình thành
các kỹ năng sống cho học sinh được hoàn thiện hơn như rèn luyện các kỹ năng
quan hệ tốt trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè, rèn luyện kỹ năng mềm để ứng
dụng vào cuộc sống như thuyết trình, xây dựng hình ảnh bản thân, phương pháp
làm việc nhóm,… Như thế, từ phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” nhà trường đã xây dựng một môi trường sư phạm thực sự lành mạnh,
trong đó, học sinh biết bảo vệ danh dự của nhà trường, của tập thể lớp và chính bản
thân mình; biết bảo vệ đúng, phê phán cái sai.

19



Rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh trong tiết học

Phục vụ văn

nghệ sau Lễ Khai giảng.

3.2.5. Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc tơn tạo và phát
huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng
Nhận chăm sóc bảo vệ bia ghi công của quân và dân ta lập chiến công năm
1961 tai Cầu K13 gồm các hoạt động: Tìm hiểu, tuyên truyền, giới thiệu, tu bổ,
chăm sóc, vệ sinh cơng trình, tổ chức các hoạt động giáo dục tại khu vực bia ghi
công. Phân công cho giáo viên chủ nhiệm và cụ thể từng lớp để học sinh tham gia
tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị lịch sử địa phương. Hàng tuần tổ chức cho
các đội viên các chi đội thay phiên nhau chăm sóc và vệ sinh, tổ chức sửa sang, tu
bổ, sơn mới vào các ngày chủ điểm lớn trong năm và tặng 02 chiếc ghế đá đặt tại
Nghĩa trang liệt sĩ giáo dục Tân Biên để tưởng nhớ những người thầy, cô giáo đã
anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà.
Trong năm học này, tổ chức cho đoàn viên, đội viên thăm quan ở Động Kim
Quang khu Du lịch Núi Bà Đen, di tích sử Trung ương cục miền Nam ở trong tỉnh
Tây Ninh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu du
lịch văn hóa Suối Tiên. Thông qua những họat động tham quan, về nguồn nhằm
nâng cao lịng u q hương, đất nước, kính trọng các bậc tiền nhân đã có cơng
xây dựng đất nước. Giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta
trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

20



Học sinh chăm sóc Bia tưởng niệm ở Cầu K13.

3.2.6. Thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục trong phong trào “xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Cơng tác xã hội hóa giáo dục góp phần rất lớn cho nhà trường trong việc thực
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Đó là sự hỗ
trợ tích cực của các đồn thể, các nhà hảo tâm, đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học
sinh.
Để tăng cường các họat động xã hội hóa giáo dục. Đặc biệt là huy động các
lực lượng khác cùng tham gia xây dựng phong trào thi đua này, trong những năm
học qua nhà trường đã tích cực tham mưu với các đoàn thể trong và ngoài tỉnh, liên
hệ với các nhà doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tại xã Bàu Năng, cùng với Ban đại
diện Cha mẹ học sinh thực hiện công tác xã hội hóa nhằm để tăng cường cơ sở vật
chất, động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên và học sinh đạt thành tìch
xuất sắc trong học tập, những học sinh thuộc diện chính sách con liệt sĩ, con
thương, bịnh binh, người có cơng với cách mạng có hịan cảnh khó khăn không đến
21


lớp được phải bỏ học giữa chừng và học sinh thuộc diện gia đình nghèo ở địa
phương học giỏi. kết quả cụ thể:
-Năm học 2008-2009 tổng kinh phí xã hội hóa hỗ trợ cho nhà trường là
40.645.000 đồng
-Năm học 2009-2010 tổng kinh phí xã hội hóa hỗ trợ cho nhà trường là
93.876.000 đồng
-Năm học 2010-2011 tổng kinh phí xã hội hóa hỗ trợ cho nhà trường là
104.891.500 đồng
3. Kết quả so sánh của đề tài
Sau một năm tổ chức thực hiện đề tài này, bản thân đã tiến hành đánh giá

qua các phiếu khảo sát dành cho giáo viên và học sinh trên 5 nội dung cơ bản của
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Kết quả cụ thể như
sau:
• Đối với giáo viên 25 người
KẾT QUẢ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
RẤ
T

TỈ

TỐ

TỈ

KH

TỈ

T.BÌ

TỈ

TỐ

NỘI DUNG

LỆ

T


LỆ

Á

LỆ

NH

LỆ

12

40.0

12

48.0

01

4.0

13

52.0

10

40.0


2

8.0

15

60.0

9

36.0

1

4.0

21

84.0

4

16.0

T
1. Xây dựng trường, lớp
xanh, sạch, đẹp, an tồn
2. Dạy học có hiệu quả, phù
hợp với đặc điểm của lứa
tuổi học sinh ở mỗi địa

phương, giúp các em tự tin
trong học tập
3. Rèn luyện kỹ năng sống
cho học sinh
4. Tổ chức các họat động

22


tập thể vui tươi, lành mạnh
5. Học sinh tham gia tìm
hiểu, chăm sóc và phát huy
giá trị các di tích lịch sử,

20

80.0

4

16.0

1

4.0

văn hóa cách mạng ở địa
phương.
• Đối với học sinh 42 em ( Mỗi lớp 2 học sinh)
hiểu, chăm sóc và phát huy

giá trị các di tích lịch sử, văn
hóa

cách

mạng



40

95.2

2

4.8

địa

phương.

23


Nhận xét :
Kết quả khảo sát cho thấy phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” được giáo viên và học sinh đánh giá các tiêu chí đạt từ tốt trở lên là
trên 90% , khơng có trung bình
Qua các năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” trường trung học cơ sở đạt được một số kết quả như sau:

-Năm học 2008-2009 nhà trường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
công nhận và tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc.
-Năm học 2009-2010 nhà trường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
công nhận và tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc
-Năm 2010 nhà trường đã được Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Tây Ninh cấp
giấy chứng nhận: Trường đạt tiêu chuẩn “ Trường học thân thiện, học sinh tích
cực” loại Xuất sắc và tặng giấy khen: Đã có thành tích trong công tác thực hiện
phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’

24


C. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình thực hiện các giải pháp về “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”. tại trường Trung học cơ sở Bàu Năng đã đạt được nhiều kết quả
như trên. Bản thân rút ra một số vấn đề cần lưu ý:
- Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một
việc làm rất đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới,
nhưng đây là việc làm rất khó khăn, phức tạp, địi hỏi sự kiên trì của cán bộ quản
lý vì phong trào này có tính xã hội rộng rãi nên phải làm tốt cơng tác tun truyền,
tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền, các đồn thể, và phải thu hút đông
đảo giáo viên, học sinh tham gia.
- Phải thực hiện tốt khâu nhận thức của giáo viên về phong trào này để giáo
viên có sự tự giác trong thực hiện vì thay đổi một thói quen là rất khó. Một số giáo
viên ít chịu khó khi quan hệ giao tiếp với học sinh, ít thân thiện nên rất dễ tạo
ra khoảng cách giữa thầy và trò. Đồng thời với việc giải quyết nhận thức, phải tổ
chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm thực hiện và phải có sự đôn đốc, kiểm tra của
cán bộ quản lý, của tổ chun mơn, của các đồn thể.
- Phong trào có 5 yêu cầu và 5 nội dung liên quan đến nhiều hoạt động giáo

dục trong trường nên phải căn cứ điều kiện của từng trường để xác định nội dung
nào thực hiện trước, nội dung nào thực hiện sau; mức độ yêu cầu trong từng
năm như thế nào, … để tránh quá tải, làm ảnh hưởng đến các hoạt động giảng
dạy và giáo dục khác trong trường. Trường đạt chuẩn quốc gia, các trường tiên tiến
có thuận lợi hơn nên tiến độ xây dựng nhanh hơn, nhưng các trường còn gặp khó
khăn cũng có thể tham gia phong trào này với những nội dung và mức độ phù hợp.
Dù khó khăn đến đâu, trường nào cũng có thể tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ
năng sống cho học sinh; xây dựng quan hệ thầy trò trở nên thân thiện, tốt đẹp hơn.
- Làm việc gì phải chắc việc đó, có kiểm tra, đơn đốc, nhắc nhở, giúp đỡ để
hịan thành nhiệm vụ đề ra. Hết sức tránh những việc làm hình thức, ít tác dụng,
hiệu quả khơng cao.
25


×