ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA MẠNG MÁY TÍNH và TRUYỀN THÔNG
-------o0o-------
Báo cáo đề tài:
ỨNG DỤNG
PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO
KHOA HỌC TRONG TIN HỌC
Bộ môn: Phương pháp luận sáng tạo khoa học
GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
SV thực hiện: Đinh Xuân Thắng
Lớp: MMT-TT01
MSSV:06520422
Khóa: 2006
Tp. Hồ Chí Minh - Tháng 01 Năm 2010
LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cám ơn thầy Hoàng Kiếm đã truyền đạt cho chúng em
những kiến thức quý báu trong môn Phương pháp luận sáng tạo khoa học để chúng
em hoàn thành đề tài này.
Chúng em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô trong trường ĐH Công
Nghệ Thông Tin đã tận tình giúp đỡ chúng em trong thời gian học vừa qua.
Do kiến thức có hạn, nên bài làm của chúng em không tránh khỏi thiếu sót. Chúng em
rất mong nhận được sự đóng góp quí báu của các thầy cô.
TpHCM, ngày 4 tháng 1 năm 2010
Lớp MMT-TT01
Sinh viên thực hiện
Đinh Xuân Thắng
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Lời nói đầu
-Trong mọi lĩnh vực, từ việc nghiên cứu cho đến thực thi những vấn đề liên quan,
chúng ta đều cần phải biết tư duy và sáng tạo. Hoạt động ấy nhằm giúp chúng ta dễ
dàng
Nội dung của bài báo cáo bao gồm các phần chính sau:
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................. 2
Giới thiệu phương pháp luận sáng tạo khoa học .......................................... 5
Phương pháp luận sáng tạo trong tin học ..................................................... 7
Các nguyên tắc và thủ thuật trong tin học .................................................... 7
Nguyên tắc phân nhỏ: ................................................................................................................................................ 7
Nguyên tắc tách khỏi .................................................................................................................................................. 8
Nguyên tắc phản (bất )đối xứng ................................................................................................................................ 9
Nguyên tắc kết hợp .................................................................................................................................................... 9
Nguyên tắc vạn năng ............................................................................................................................................... 11
Nguyên tắc chứa trong ............................................................................................................................................. 11
Nguyên tắc thực hiện sơ bộ ..................................................................................................................................... 12
Nguyên tắc dự phòng ............................................................................................................................................... 13
Nguyên tắc cầu (tròn)hóa ........................................................................................................................................ 14
Nguyên tắc linh động ............................................................................................................................................... 14
Nguyên tắc quan hệ phản hồi .................................................................................................................................. 15
Nguyên tắc sử dụng trung gian ................................................................................................................................ 16
Nguyên tắc tự phục vụ ............................................................................................................................................. 17
Nguyên tắc rẻ thay cho đắt ..................................................................................................................................... 17
Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa. ............................................................................................................................. 19
Nguyên tắc chuyển hướng theo chiều khác ............................................................................................................. 19
Nguyên tắc tác động theo chu kỳ ............................................................................................................................. 20
Nguyên tắc sao chép(Copy) ...................................................................................................................................... 21
Nguyên tắc thay đổi màu sắc ................................................................................................................................... 21
Ứng dụng các nguyên tắc phương pháp luận sáng tạo vào ứng dụng cụ thể
....................................................................................................................... 22
nguyên tắc phân nhỏ .................................................................................................................................... 23
Nguyên tắc kết hợp ........................................................................................................................................ 23
Nguyên tắc vạn năng. ..................................................................................................................................... 23
Nguyên tắc chứa trong ................................................................................................................................... 23
Nguyên tắc thực hiện sơ bộ ........................................................................................................................... 24
Nguyên tắc dự phòng ..................................................................................................................................... 24
Nguyên tắc linh động ..................................................................................................................................... 24
Nguyên tắc tác động theo chu kỳ ................................................................................................................... 25
Nguyên tắc sao chép. .................................................................................................................................... 25
Nguyên tắc thay đổi màu sắc ......................................................................................................................... 25
Giới thiệu phương pháp luận sáng tạo khoa học
PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO LÀ GÌ ?
-Nói một cách ngắn gọn, "PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" (Creativity
Methodologies) là bộ môn khoa học có mục đích xây dựng và trang bị cho mọi người
hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành tiên tiến về suy nghĩ để giải quyết
vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy.
-"PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" là phần ứng dụng của khoa học rộng lớn
hơn, mới hình thành và phát triển trong thời gian gần đây : KHOA HỌC SÁNG TẠO
(Creatology).
-Theo các nhà nghiên cứu sau nông nghiệp, công nghiệp và tin học. Làn sóng ứng với
Creatology (hay còn gọi là thời đại hậu tin học) chính là sự nhấn mạnh vai trò chủ thể
tư duy sáng tạo của loài người trong thế kỷ XXI.
-Mỗi người làm việc, không thể không suy nghĩ và đòi hỏi cải tiến công việc phải là
cơ sở cho mọi suy nghĩ của chúng ta. Nói cách khác, mỗi người chúng ta đều cần suy
nghĩ để sáng tạo. Tư duy sáng tạo là tài nguyên cơ bản nhất của mỗi con người.
Chúng ta cần sáng tạo vì chúng ta cảm thấy rằng, mọi việc cần được thực hiện theo
cách đơn giản hơn và tốt hơn. Dù chúng ta tài giỏi như thế nào, chúng ta vẫn luôn
mong muốn tốt hơn nữa.
-Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới (đổi mới), sáng chế, các ý tưởng
mới, các phương án lựa chọn mới. Sự sáng tạo thuộc về năng lực ra quyết định, thuộc
về sự kết hợp độc đáo hoặc liên tưởng, phát ra các ý tưởng đạt được kết quả mới và
ích lợi. Mọi người có thể dùng tính sáng tạo của mình để đặt vấn đề một cách bao
quát, phát triển các phương án lựa chọn, làm phong phú các khả năng và tưởng tượng
các hậu quả có thể nảy sinh. Tóm lại, bạn làm được gì mới, khác và có ích lợi, đấy là
sáng tạo. Sự sáng tạo nảy sinh ở mọi tầng lớp và mọi giai đoạn trong cuộc sống của
chúng ta.
-Ðối với một công ty hay tổ chức, tài nguyên quan trọng nhất chính là nguồn nhân
lực, tức là những người làm việc cho công ty, tổ chức. Họ gồm các thợ bảo trì, những
người bán hàng, các công nhân trong dây chuyền sản xuất, những người đánh máy...
và các cán bộ quản lý mọi cấp bậc. Nguồn nhân lực của công ty làm cho các tài
nguyên khác hoạt động, mang lại hiệu quả cao. Thiếu nhân sự tốt, một công ty, tổ
chức, dù được trang bị máy móc hoàn hảo nhất, được tài trợ tốt nhất, sẽ hoạt động
kém hiệu quả.
-Vì vậy, mỗi người trong mỗi cơ cấu tổ chức cần học phương pháp luận (các thủ thuật
cơ bản, các phương pháp, lý thuyết) về tư duy sáng tạo. Ðiều này làm cho cơ cấu tổ
chức của bạn mạnh lên rất nhiều. Trong mỗi cơ cấu tổ chức, càng nhiều người học
phương pháp luận về tư duy sáng tạo, tổ chức hoạt động càng có hiệu quả.
Phương pháp luận sáng tạo trong tin học
-Tin học là một ngành hiện đại, từ khi có tin học cuộc sống của con nguời ngày càng
được nâng cao, thế giới biến đổi nhanh “chóng mặt”. Ngành học đòi hỏi sự đầu tư tư
duy, chất xám, một sản phẩm tin học được đánh giá cao là sản phẩm có “hàm lượng”
tư duy và chất xám cao. Một công ty thuộc lĩnh vực tin học không cần phải có diện
tích to lớn, cơ sở hạ tầng hoành tráng, nguồn nhân lực đông đảo, mà cần chủ yếu là tư
duy và chất xám, cần sự sáng tạo ra cái mới, cái khác hữu dụng, tốt hơn sản phẩm cũ.
Các sản phẩm tin học không cần đầu tư nhiều thiết bị cho sản phẩm, thay vào đó đầu
tư về chất xám càng nhiều thì sản phẩm càng được người dùng đón tiếp, sử dụng trên
thị trường.
Các nguyên tắc và thủ thuật trong tin học
Nguyên tắc phân nhỏ:
Nội dung:
-Chia đối tượng thành các phần độc lập
-Làm đối tượng trở nên tháo lắp được
-Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng
Ví dụ:
-Chúng ta có thể chia thành nhiều module nhỏ hơn trong một ứng dụng phát
triển phần mềm
-Trong khi thiết kế một phần mềm lớn,tốt nhất là nên chia nhỏ ra thành nhiều
module để giảm độ phức tạp.
-Lưu trữ dữ liệu trên nhiều ổ đĩa khác nhau,cho chúng ta có nhiều lợi thế ví
dụ như:
Dữ liệu có thể quá lớn,được lưu trữ trong một đĩa có thể lưu trữ trong nhiều
đĩa
Khi lưu trữ dữ liệu trong nhiều đĩa thì khả năng truy vấn dữ liệu được thực
hiện nhanh hơn
-Trong lập trình chúng ta cũng chia nhỏ chức năng ra thành các hàm,mỗi
hàm đảm nhiệm một chức năng.Do đó chúng ta có thể dễ dàng sửa lỗi ,tìm lỗi
,chương trình có cái nhìn chi tiết hơn
Function a(....)
{
}
Function b(...)
{
}
Nguyên tắc tách khỏi
Nội dung:
-Tách phần gây phiền phức hay ngược lại ,tách phần duy nhất cần thiết ra
khỏi đối tượng
Ví dụ:
-Trong phần âm thanh,chúng ta có thể tách những phần không cần thiết ra
khỏi ,chúng ta sẽ có âm thanh mà chúng ta cần.ví dụ như âm thanh đó bao
gồm nhiều âm thanh tạp ,chúng ta có thể loại bỏ những phần không cần
thiết...
-Trong lập trình chúng ta cũng thấy các lập trình viên hay sử dụng phương
pháp này.Khi thuộc tính của đối tượng phức tạp hay chúng ta muốn tách
thuộc tính đó của đối tượng ra để dễ xử lý
Nguyên tắc phản (bất )đối xứng
Nội dung:
-Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng –phản đối
xứng (nói chung làm giảm bậc đối xứng của đối tượng)
-Nếu đối tượng phản đối xứng,tăng mức độ phản đối xứng(giảm bậc đối
xứng)
Ví dụ:
-Trong tìm kiếm nhị phân, thì tìm kiếm nhị phân đơn giản không hiệu hiệu
quả bằng các phương pháp tìm kiếm nhị phân khác vì tìm kiếm nhị phân đơn
giản bắt đầu tìm kiếm ở giữa.Trong khi đó chúng ta có thể tìm hiệu quả hơn
bằng cách tìm kiếm tại một điểm hiệu quả hơn.
Nguyên tắc kết hợp
Nội dung:
-Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt
động kế cận
-Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận
Ví dụ:
-Có thể thấy ứng dụng về nguyên tắc kết hợp rõ nét nhất là multi-tasking
trong hệ điều hành hay các multi-thread trong các ứng dụng
-Trong lập trình,từ một đối tượng chúng ta có thể tách các chức năng của
chúng thành các hàm khác nhau bằng phương pháp phân nhỏ.Sau đó,có thể kết hợp
các chức năng này lại với nhau theo từng trường hợp cụ thể.Ví dụ như khi chúng ta
chia nhỏ các chức năng ra thành các hàm khác nhau.Sau đó,trong một hàm nào đó
chúng ta có thể kết hợp hai chức năng này lại với nhau
Function a(....)
{
......
}
Function b(....)
{
.....
}
Function c(.....)//kết hợp chức năng của Funciton b và Function c
{
Function a(....)
.........
Function b(....)
.........