Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

nghiên cứu biện pháp tăng sinh khối rễ tơ cây đan sâm phục vụ ngành công nghiệp dược.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.78 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI - AMSTERDAM
QUẬN CẦU GIẤY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
**************
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ
LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015).
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TĂNG SINH KHỐI RỄ TƠ CÂY
ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA BUNGE) PHỤC VỤ
NGÀNH CÔNG NGHIỆP DƯỢC.
Lĩnh vực: Công nghệ sinh học
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
GV. Trần Thu Hương
Trường THPT Chuyên HN – Amsterdam.
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
TÁC GIẢ:
1. Đinh Thục Anh (Nhóm trưởng) - Lớp 11 Sinh –
THPT Chuyên HN – Amsterdam.
2. Nguyễn Minh Châu – Lớp 11 Sinh –
THPT Chuyên HN – Amsterdam.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
PHẦN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN 3
I.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
II.ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI 4
PHẦN 3. NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 4
I. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5


Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến sinh khối rễ tơ đan sâm dòng A5.14 5
Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng của dạng bình nuôi cấy đến sự tăng sinh khối rễ tơ 7
II. KẾT QUẢ 7
1. Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến sinh khối rễ tơ đan sâm dòng A5.14 7
2. Ảnh hưởng của trạng thái môi trường đến sự tăng sinh khối rễ tơ đan sâm 8
1.Ảnh hưởng của một số yếu tố elicitor đến sự tăng sinh khối rễ tơ và sự tổng hợp hoạt chất mục
tiêu 9
4. Ảnh hưởng của dạng bình nuôi cấy đến sự tăng sinh khối rễ tơ 11
III.HưỚNg phát triỂn 12
PHẦN 4. KẾT LUẬN 13
I.KẾT LUẬN 13
II.Ý NGHĨ CỦA ĐỀ TÀI 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
2
PHẦN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng song song với sự phát triển của đời sống hiện đại là sự xói mòn và
ô nhiễm môi trường do con người, đi kèm là sự xuất hiện của nhiều loại bệnh,
trong đó đáng quan ngại nhất là các căn bệnh nan y liên quan đến tim mạch.
Xưa có câu “Nhất vị đan sâm, cộng đồng tứ vật thang “. Nghĩa là một vị đan
bằng bốn vị: đơn quy, địa hoàng, xuyên khung, bạc thược – vốn là bài thuốc
huyết kinh điển của Đông y. Bên cạnh đó, các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng
cho thấy Đan Sâm đặc biệt tốt cho tim mạch.
Ở Việt Nam, cây Đan Sâm vẫn phải nhập gần như 100% từ Trung Quốc
nên giá trị của loài cây này trở nên lớn hơn và kèm theo rủi ro, sai phạm trong
quá trình sản xuất và vận chuyển như không kiểm soát được chất lượng sản
phẩm, sự nhiễm kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu, bị thay thế bằng các loại
thảo mộc khác trong thuốc thảo dược Trung Quốc. Nhưng để nuôi trồng và khai
thác trong tự nhiên phải mất tới hai, thêm vào đó còn chịu ảnh hưởng của thời
tiết, các loại dịch bệnh, sự ô nhiễm môi trường và việc quỹ đất dành cho việc
phát triển cây dược liệu ngày càng bị thi hẹp, cạnh tranh từ các ngành cây trồng

khác dẫn đến số lượng thành phẩm thu được không đáp ứng đủ nhu cầu.
Với nhiều khó khăn như đã nêu trên, việc đưa kĩ thuật công nghệ sinh học
như nuôi cấy rễ bất định, rễ tơ… vào sản xuất, thu nhận các hợp chất có hoạt
tính cao đã và đang được nghiên cứu, thử nghiệm rộng rãi trên thế Các nhà khoa
học Việt Nam nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nhân giống vô tính cây sâm
Ngọc Linh, rút ngắn thời gian trồng mà vẫn có đầy đủ lượng hoạt chất saponin ở
thân, củ, rễ… như cây thu hoạch trong tự nhiên.Vậy tại sao chúng ta không thay
cho các phương pháp truyền thống nhiều rủi ro bằng cácg áp dụng kỹ thuật công
nghệ sinh học vào sản xuất các hợp chất thứ cấp chất lượng cao? Dù đòi hỏi chi
phí ban đầu và đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao nhưng đây chính là chìa khóa
mở ra cánh cửa của nền công nghiệp dược liệu sạch trong tương lai. Phương
pháp nuôi cấy rễ tơ với những ưu điểm vượt bậc hứa hẹn là một hướng đi đầy
triển vọng. Vậy làm thế nào để tăng sinh khối rễ tơ đan sâm trong nuôi cấy intro
để thu được những hợp chất có hoạt tính dược liệu cao ?
Với những lý do trên, chúng em đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu biện
pháp tăng sinh khối rễ tơ cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) phục vụ
ngành công nghiệp dược.”
PHẦN 2. TỔNG QUAN
I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Đan Sâm
Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) là một cây thuốc quý trong y học cổ
truyền. Hơn 80 hợp chất khác nhau đã được xác định trong đan sâm, 50 trong số
đó là chất hòa tan trong nước, 30 chất còn lại là chất tan trong lipit. Các thành
phần tan trong lipit là các hợp chất diterpene thuộc nhóm “tanshinones”, trong
đó hai hợp chất quan trọng là tanshinone IIA và cryptotanshinone. Các thành
phần hòa tan trong nước gồm nhiều axit polyphenolic bao gồm axit salvianolic,
aldehyde và protocatechuic acid, và danshensu (axit salvianic A). Hợp chất
đáng chú ý khác là beta- sitosterol, axit ursolic, baicalin, Vitamin E. Hoạt tính
dược lý của cây đan sâm gồm có: hoạt động chống vi khuẩn hoạt động hỗ trợ,
bảo vệ tim mạch, hoạt tính kháng viêm, cảm ứng quá trình apoptosis và hoạt

động chống ung thư, hoạt tính bảo vệ thần kinh, hoạt động chống oxi hóa, bảo
vệ chống lại chứng thiếu máu cục bộ ở não và tim và sự tưới máu lại. Nhu cầu
dược liệu đan sâm trong hai thập kỷ gần đây gia tăng nhanh chóng, từ 4.500 tấn/
năm vào năm 1998 thì nay con số đã lên tới 15.000 tấn/năm. Tại Việt Nam,
dược liệu cây đan sâm phải nhập 100% từ Trung Quốc.
2. Cơ sở lý thuyết
Agrobacterium rhizogenes (tên cũ Phytomonas rhizogenes) được định danh
lần đầu tiên cách đâu hơn 70 năm, là vi khuẩn đất, hỉnh que gram âm, thuộc chi
Agrobacterium, tác nhân gây bệnh ở thực vật – hội chứng tạo rễ tơ .
Rễ tơ được tạo ra do sự chuyển gen sử dụng hệ thống vector tự nhiên từ tác
nhân bệnh - Agrobacterium rhizogenes vào tế bào thực vật. Rễ tơ đặc trưng bởi
sự phát triển nhanh, không hướng đất, không phụ thuộc vào chất điều hòa tăng
trưởng ngoại sinh, và bền vững về mặt di truyền. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình tạo rễ tơ: độ tuổi cây, loại mô, loại cây, chủng vi sinh vật, thời gian đồng
nuôi cấy, thời gian ngâm mẫu.
II. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng sinh khối rễ tơ cây đan sâm.
- Tạo cơ sở khoa học đánh giá tính dược liệu của rễ cây đan sâm - Sử dụng
nguyên vật liệu dễ kiếm, giá thành không cao để phục vụ mục đích nghiên cứu
và làm thí nghiệm.
PHẦN 3. NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
I. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nhân nuôi rễ tơ
Rễ tơ được nuôi cấy trên các nền môi trường (MS, B5) với các trạng thái
môi trường khác nhau (đặc, lỏng, bán lỏng và phân lớp) có bổ sung chất điều
tiết sinh trưởng hoặc các yếu tố elicitor khác nhau để khảo sát khả năng tăng
trưởng và sự tích lũy hoạt chất mục tiêu trong rễ tơ đan sâm.
Môi trường đặc là môi trường chứa 0,7 % agar, môi trường bán lỏng
chứa 0,35 % agar. Môi trường phân lớp là môi trường có pha đặc (25 ml) ở dưới

và pha lỏng (25 ml) ở trên.
Môi trường nuôi cấy được điểu chỉnh pH = 5,8 trước khi hấp khử trùng ở
nhiệt độ 121
0
C trong 20 phút, 1,1 atm. Điều kiện nuôi cấy in vitro: 14h sáng,
cường độ ánh sáng 2000-2500 lux, nhiệt độ 25 ± 2
0
C
 Phương pháp xác định khối lượng rễ khô
Rễ tơ sau khi thu sinh khối được sấy ở nhiệt độ 45
0
C đến khối lượng
không đổi để xác khối lượng rễ khô (Ge và cs., 2005).
 Phương pháp phân tích hoạt chất mục tiêu
Các hoạt chất mục tiêu (Crytotanshinone, Tanshinone I, Tanshinone IIA)
được phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC).
 Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu
Các thí nghiệm nhân được bố trí nhắc lại 3 lần mỗi công thức, mồi lần
10-20 mẫu tùy từng thí nghiệm. Các chỉ tiêu được theo dõi và đo đếm sau 4
tuần.
Số liệu được xử lý thống kê theo chương trình Excel và IRRISTAT 5.0.
2. Nội dung nghiên cứu
Nôi dụng 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường nuôi cấy
đến sự tăng sinh khối và hàm lượng hoạt chất mục tiêu.
Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến sinh khối rễ tơ đan
sâm dòng A5.14
CTTN Môi trường nền
CT1 MS
CT2 B5
Thành phần của môi trường MS và B5 theo như bảng sau:

Bảng 1. Thành phần môi trường MS và B5
Thành phần Môi trường
Murashige và Skoog (MS) Gamborg (B5)
Khoáng đa lượng
NH
4
NO
3
1650 -
NH
4
SO
4
- 134
CaCl
2
.2H
2
O 332,2 150
MgSO
4
.7H
2
O 370 250
KNO
3
1900 2500
KH
2
PO

4
170 -
NaH
2
PO
4
- 130,5
Khoáng vi lượng
H
3
PO
3
6,2 3,0
CoCl
2
.6H
2
O 0,025 0,025
CuSO
4
.5H
2
O 0,025 0,025
Na
2
EDTA 37,3 37,3
FeSO
4
.7H
2

O 27,8 27,8
MnSO
4
.H
2
O 16,9 10,0
KI 0,83 0,75
Na
2
MoO
4
.2H
2
O 0,25 0,25
ZnSO
4
.7H
2
O 8,6 2,0
Chất hữu cơ
Myo-inositol 100 100
Glycine 2,0 -
Acid nicotinic 0,5 1,0
B1 0,5 0,1
B6 0,1 10,0
Nội dung 2. Nghiên cứu sản xuất sinh khối rễ tơ trong một số hệ thống nuôi
cấy khác nhau
Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của trạng thái môi trường đến sự tăng sinh khối rễ tơ
đan sâm
CTTN Trạng thái môi trường

CT1 Đặc
CT2 Bán Lỏng
CT3 Lỏng, tĩnh
CT4 Phân lớp
Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của một số yếu tố elicitor đến sự tăng sinh khối rễ tơ
và sự tổng hợp hoạt chất mục tiêu
Công thức Elicitor
CT1 Đối chứng (B5)
CT2 B5 + 100 mg/l YE + 50 g/l Sorbitol
CT3 B5 + 100 mg/l YE + 0.1 mM Salicylic acid
CT4 B5 + 100 mg/l YE + 0.1 mM Methyl Jasmonate
CT5 B5 + 100 mg/l YE + 0.1 mM ABA
Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng của dạng bình nuôi cấy đến sự tăng sinh khối rễ tơ
Công thức Dạng bình nuôi cấy
CT1 Bình trụ
CT2 Bình tam giác
CT3 Bình chữ nhật
CT4 Túi nilon
II. KẾT QUẢ
1. Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến sinh khối rễ tơ đan sâm dòng
A5.14
Trong số các dòng rễ tơ đã được cảm ứng thành công, dòng rễ tơ A5.14
có sự tăng sinh khối nhanh, ổn định trong môi trường nuôi cấy không bổ sung
chất điều tiết sinh trưởng nên được sử dụng làm vật liệu nuôi cấy trên hai môi
trường MS và B5 đặc. Tốc độ tăng trưởng của rễ tơ trên môi trường B5 cao hơn
so với trên môi trường MS (Hình 1A, B). Từ 0,57 gram rễ nuôi cấy trên môi
trường B5, sau 4 tuần, khối lượng rễ tăng 7,67 lần, đạt 4,34 gram khối lượng rễ
tươi và 0,373 gram khối lượng rễ khô. Trong khi đó, khối lượng rễ tăng trên
môi trường MS là 5,96 lần, đạt 3,25 gram khối lượng tươi và 0,297 gram khối
lượng khô từ 0,55 gram rễ ban đầu (Bảng 2).

Bảng 2. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh khối rễ tơ đan sâm
dòng A5.14 sau 4 tuần nuôi cấy
Môi
trường
Khối lượng rễ
ban đầu (gram)
Khối lượng rễ
tươi sau 4 tuần
(gram)
Khối lượng rễ
tăng
(lần)
Khối lượng rễ
khô
(gram)
MS 0,55 3,25 5,96 0,297
B5 0,57 4,34 7,67 0,373
2. Ảnh hưởng của trạng thái môi trường đến sự tăng sinh khối rễ tơ đan sâm
Trong bốn trạng thái môi trường thử nghiệm gồm đặc; bán lỏng; lỏng và
nuôi cấy phân lớp với 25 ml môi trường đặc ở dưới, 25 ml môi trường lỏng ở
trên, rễ tơ trên môi trường đặc cho tốc độ tăng trưởng cao nhất, theo sau là môi
trường bán lỏng; lỏng, tĩnh và phân lớp với khối lượng rễ tăng lần lượt là 7,67;
3,67; 3,08 và 2,83 lần so với khối lượng rễ ban đầu sau 4 tuần nuôi cấy (Bảng
3). Về mặt hình thái, rễ đan sâm trên môi trường đặc có màu vàng, trắng nhưng
lại có xu hướng hóa đen trên môi trường bán lỏng, lỏng và phân lớp (Hình 1B,
C, D, E).
Bảng 3. Ảnh hưởng của trạng thái môi trường đến sinh khối rễ tơ đan sâm
dòng A5.14 sau 4 tuần nuôi cấy
Trạng thái
môi trường

Khối lượng rễ
ban đầu
(gram)
Khối lượng rễ
tươi sau 4
tuần (gram)
Khối lượng rễ
tăng (lần)
Khối lượng rễ
khô (gram)
Đặc 0,57 4,34 7,67 0,373
Bán lỏng 0,69 2,53 3,67 0,14
Lỏng, tĩnh 0,73 2,25 3,08 0,11
Phân lớp 0,77 2,18 2,83 0,11
Hsia và cs. (2007) khảo sát ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đặc và lỏng,
lắc 100 vòng/phút đến sự tăng sinh khối rễ tơ đan sâm và nhận thấy rễ tơ nuôi
cấy trên môi trường lỏng, lắc cho khối lượng tươi cao gấp 3 lần và khối lượng
khô cao gấp 6 lần so với rễ tơ nuôi cấy trên môi trường đặc. Tuy nhiên trong
nghiên cứu này, môi trường đặc cho hiệu quả nuôi cấy rễ tơ đan sâm cao hơn so
với ba phương thức nuôi cấy còn lại có thể do nuôi cấy trong môi trường bán
lỏng; lỏng, tĩnh; rễ tơ đan sâm ngập chìm trong môi trường, kết quả tạo ra sự
nghèo thoáng khí, làm mẫu rễ bị chết, hoặc xảy ra hiện tượng trương nước làm
ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của rễ tơ đan sâm. Môi trường đặc là thích
hợp cho nhân nuôi sinh khối rễ tơ trong điều kiện hạn chế về trang thiết bị mà
vẫn đảm bảo sự tăng sinh khối rễ cao.
Hình 1. Rễ tơ đan sâm sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường MS đặc (A), B5
đặc (B), B5 bán lỏng (C), B5 lỏng (D), B5 phân lớp (E)
1. Ảnh hưởng của một số yếu tố elicitor đến sự tăng sinh khối rễ tơ và sự
tổng hợp hoạt chất mục tiêu
Thí nghiệm tiến hành trên các điều kiện tốt nhất thu được từ các thí nghiệm 1

và thí nghiệm 2 và được bổ sung các elicitor vào môi trường nuôi cấy sau 5 tuần
nuôi cấy. Sau 4 ngày bổ sung các elicitor thì thu được kết quả như trong bảng 4
và bảng 5.
Bảng 4. Ảnh hưởng của yếu tố elicitor đến sinh khối của rễ tơ đan sâm
Công thức
Khối lượng
rễ ban đầu
(g)
Khối lượng rễ
tươi sau 5 tuần +
4 ngày bổ sung
elicitor (g)
Khối rễ lượng
tăng (lần)
Khối lượng rễ
khô (g)
Đối chứng
(B5)
0.68 4.85 7.13 0.35
B5 + 100 mg/l 0.67 4.94 7.37 0.36
YE + 50 g/l
Sorbitol
B5 + 100 mg/l
YE + 0.1 mM
Salicylic acid
0.70 6,03 8,61 0.37
B5 + 100 mg/l
YE + 0.1 mM
Methyl
Jasmonate

0.62 5.22 8.42 0.36
B5 + 100 mg/l
YE + 0.1 mM
ABA
0.64 5.54 8.66 0.38
Từ bảng kết quả cho thấy rễ trong môi trường có bổ sung elicitor cho sinh
khối lớn hơn so với rễ trong mẫu đối chứng. Tỉ lệ tăng sinh khối rễ tốt nhất thu
được ở công thức có bổ sung YE và ABA.
Bảng 5. Ảnh hưởng của yếu tố elicitor đến sự tích lũy hoạt chất mục tiêu
trong rễ tơ đan sâm
Công thức
Cryptotanshinone
(mg/g)
Tanshinone I
(mg/g)
Tanshinone IIA
(mg/g)
Đối chứng (B5) 0.12596 0.08199 0.11310
B5 + 100 mg/l YE + 50
g/l Sorbitol
0.22694 0.10596 0.14128
B5 + 100 mg/l YE + 0.1
mM Salicylic acid
0.16149 0.09814 0.10849
B5 + 100 mg/l YE + 0.1
mM Methyl Jasmonate
0.54866 0.23020 0.21253
B5 + 100 mg/l YE + 0.1
mM ABA
0.22100 0.09353 0.10303

Có thể thấy sự thay đổi rõ rệt về màu sắc rễ sau 4 ngày được bổ sung
elicitor, đây có thể là biểu hiện của động thái tích lũy hoạt chất mục tiêu trong
rễ tơ. Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học trên thế giới, việc sử dụng một
số elicitor sẽ làm tăng cường sự tích lũy các hoạt chất mục tiêu trong rễ tơ.
Bảng trên đã cho thấy rằng, khi sử dụng dịch chiết nấm men và Methyl
Jasmonate, sự tích lũy hàm lượng cryptotanshinone, tanshinone I, tanshinone
IIA trong rễ tăng lên lần lượt là 4,3; 2,8 và 1,9 lần so với mẫu đối chứng.
Hình 2. Rễ tơ đan sâm sau 5 tuần nuôi cấy và 4 ngày bổ sung các yếu tố
elicitor: (A): B5, (B): B5 + 100 mg/l YE + 50 g/l Sorbitol; (C): B5 + 100 mg/l
YE + 0.1 mM Salicylic acid; (D): B5 + 100 mg/l YE + 0.1 mM Methyl
Jasmonate; (E): B5 + 100 mg/l YE + 0.1 mM ABA
4. Ảnh hưởng của dạng bình nuôi cấy đến sự tăng sinh khối rễ tơ
Trên nền môi trường B5 tiến hành nuôi cấy rễ tươi trên các loại bình nuôi
cấy khác nhau nhằm nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của dạng bình, diện tích
bề mặt tiếp xúc và thể tích khí trong bình nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến sự
tăng sinh khối và tổng hợp các hoạt chất mục tiêu. Kết quả được trình bày trong
bảng 6.
Bảng 6. Ảnh hưởng của dạng bình nuôi đến sự tăng sinh khối rễ tơ
Loại bình
Khối lượng rễ
ban đầu (g)
Khối lượng
tươi sau 10
tuần nuôi cấy
(g)
Khối lượng rễ
tăng (lần)
Khối lượng rễ
khô (g)
Bình trụ 0.80 11.40 14.25 0.647

Bình tam giác 0.83 13.12 15.90 0.757
Bình chữ nhật 1.55 15.05 9.70 0.837
Túi nilon 0.85 12.95 14.7 0.703
AB
C D EBA
Kết quả từ bảng số liệu cho thấy với các loại bình nuôi khác nhau (cùng
thể tích) thì sự phát triển tăng sinh khối rễ tơ là khác nhau. Biểu hiện tốt nhất là
nuôi trong dạng bình tam giác, với thể tích môi trường B5 sử dụng là 100ml sau
10 tuần nuôi cấy khối lượng rễ tươi tăng gần 16 lần so với khối lượng ban đầu.
Sự khác nhau này có thể được giải thích do khả năng thu nhận ánh sáng của rễ
trong bình tam giác là lớn nhất và diện tích bề mặt rễ tiếp xúc với môi trường ở
bình tam giác là thích hợp cho sự phát triển sinh khối của rễ tơ.
Hình 3. Rễ tơ đan sâm sau 10 tuần nuôi cấy trong bình trụ (A), bình tam
giác (B), túi nilon (C) và bình chữ nhật (D)
III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN
- Phân tích hoạt chất thứ cấp trong rễ thu được.
- Hoàn thiện quy trình nhân nuôi sinh khối rễ tơ cây đan sâm (Salvia
miltiorrhiza Bunge).
- Phát triển các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ rễ tơ cây đan
sâm (Chè nhúng, chè tan, nước tăng lực, viên nén, viên nang…)
PHẦN 4. KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN
- Môi trường thích hợp sử dụng nhân nuôi sinh khối rễ tơ in vitro đan sâm
là môi trường B5 bổ sung 3% sucrose.
- Tìm ra được phương thức nuôi cấy phù hợp cho việc nhân nuôi sinh khối
rễ tơ in vitro đan sâm là phương thức nuôi cấy trên môi trường rắn.
- Elicitor phù hợp nhất cho sự tăng sinh khối rễ tơ in vitro đan sâm là dịch
chiết nấm men (YE) bổ sung ABA.
- Elicitor phù hợp nhất cho sự tích lũy hoạt chất là dịch chiết nấm men
(YE) bổ sung Methyl Jasmonate.

- Loại bình nhân nuôi sinh khối thích hợp là bình tam giác.
II. Ý NGHĨ CỦA ĐỀ TÀI
- Về sức khỏe con ngýời: Cung cấp nguồn dýợc liệu sạch, chất lýợng cao
phục vụ cho việc phòng và ðiều trị một số bệnh tim mạch hoặc bệnh ung
thý.
- Về mặt kinh tế: Khắc phục khó khãn khi nhân nuôi bằng phýõng pháp
truyền thống; biện pháp này cho nãng suất cao, thu nhận sản phẩm dễ
dàng, rút ngắn thời gian nuôi trồng, giảm chi phí sản xuất
- Về môi trýờng: Chủ ðộng tạo ra nguồn ðan sâm sạch, chất lýợng cao,
qua ðó làm giảm nguy cõ khai thác quá mức nguồn ðan sâm trong tự
nhiên
- Về mặt nghiên cứu khoa học: Làm tiền ðề cho quy trình sản xuất các
hoạt chất thứ cấp phục vụ công nghiệp dýợc liệu ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài Liệu Tiếng Việt :
1. Lê Xuân Thao (2012) Nghiên cứu tạo rễ tơ khoai lang chuyển gen cry3
kháng sâu non bọ hà (cylas formicarius).
2. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Phạm Kim Ngọc, Trần Vãn
Minh, Nguyễn Thị Phương Thảo (2009). Cõ sở công nghệ sinh học tế bào . Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam .548 trang
3. Tạp chí Dược liệu, tập 18, số 1/2013
4. Tạp chí Dược liệu, tập 17, số 6/2012
Tài Liệu Tiếng Anh :
1. Chan K., Chui S. H., Wong D. Y., Ha W. Y., Chan C. L., Wong R. N.
(2004) Protective effects of Danshensu from the aqueous extract of Salvia
miltiorrhiza (Danshen) against homocysteine-induced endothelial dysfunction.
Life Sciences 75: 3157-71.
2. Chen H., Chen F., Zhang Y. L., Song J. Y. (1999) Production of
lithospermic axit B and rosmarinic axit in hairy root cultures of Salvia
miltiorrhiza. J. Ind. Microbiol. Biotec. 22:133-138.

3. Kai G., Xu H., Zhou C., Liao P., Xiao J., Luo X., You L., Zhang L.
(2011) Metabolic engineering tanshinone biosynthetic pathway in Salvia
miltiorrhiza hairy root cultures . Metab Eng. 13(3): 139-27
4. Hsia C. N., Lin J. F., Chen U. C., Tsao C. Y., Chan H.S. (2007)
Establishment Hairy Root Culture System of Salvia militorrhiza (P-20)
International Symposium on Ecological and Environmental Biosafety of
Transgenic Plants December 7-8. ARI, Taichung, Taiwan
5. Yan Q., Hu Z., Tan R. X., Wu J. (2005) Efficient production and
recovery of diterpenoid tanshinones in Salvia miltiorrhiza hairy root cultures
with in situ adsorption, elicitation and semi-continuous operation. J. Biotec.
119: 416-424.

×