Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Định hướng sử dụng mạng xã hội đúng mục đích cho học sinh trường THCS Nguyễn trường Tộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537 KB, 26 trang )

ủy Ban Nhân Dân QUậN ĐốNG ĐA
TRƯờNG TRUNG HọC CƠ Sở NGUYễN TRƯờNG Tộ
Đề TàI NGHIÊN CứU KHOA HọC
Định hớng sử dụng mạng xã hội đúng mục đích
cho học sinh trờng TRUNG HọC CƠ Sở Nguyễn Trờng Tộ, quận Đống
Đa, Thành phố Hà Nội
Lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi
Ngời hớng dẫn khoa học
ThS Nguyễn Thị Chi Mai
1
Hµ néi - 2014
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hoá, “một thế giới
phẳng”, kỉ nguyên của kĩ thuật số, khoa học và công nghệ phát triển như vũ
bão. Trong thế giới ấy, con người đã, đang và sẽ nỗ lực không ngừng để phát
minh, sáng chế những công cụ nhằm phục vụ, đáp ứng nhu cầu vô tận của
nhân loại. Trong đó, internet và đặc biệt các mạng xã hội (MXH) ngày càng
phát triển với sức lan tỏa chóng mặt trên phạm vi toàn thế giới. Mạng xã hội
thực sự trở thành một hiện tượng, một trào lưu văn hóa đầy ma lực trên toàn
cầu, trong đó có Việt Nam.
Theo số liệu vừa được tạp chí Search Engine Journal công bố (8/2014),
72% số người trên thế giới sử dụng Internet đang hoạt động trên các trang
mạng xã hội.
Còn tại Việt Nam - một quốc gia đang hội nhập và phát triển mạnh mẽ,
các mạng xã hội được biết đến và sử dụng phổ biến nhất hiện nay lần lượt là:
Facebook, Google + ,Twitter, Instagram, Zingme, … bên cạnh hàng trăm
mạng và diễn đàn xã hội khác.
Có được sự phát triển như vũ bão ấy là bởi tính tiện ích của mạng xã
hội. Mạng xã hội cho phép người dùng theo dõi tin tức, thể hiện suy nghĩ,
cảm xúc của bản thân, giao lưu kết bạn với mọi người trên khắp thế giới, giải


trí…Đây quả thật là một công cụ giải trí hấp dẫn, mà chưa một loại hình nào
có thể sánh bằng. Trải qua gần một thập kỉ phát triển (từ năm 2004 đến nay)
mạng xã hội đã bộc lộ không ít mặt tiêu cực nhưng nếu sử dụng đúng mục
đích, có chừng mực thì mạng xã hội thực sự là một công cụ hữu hiệu cho
những công dân hiện đại ưa chuộng công nghệ.
2
Trong khi mạng internet ngày càng phát triển nhanh chóng, việc tiếp
cận với mạng xã hội ngày càng trở nên dễ dàng và sức hút của mạng xã hội
cũng ngày càng rộng hơn thì giới trẻ Việt Nam hôm nay, đặc biệt là học sinh
khối THCS vẫn chưa trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về tính hai mặt trong
sử dụng mạng xã hội; sử dụng mạng xã hội tràn lan không xác định đúng đắn
mục đích, dẫn tới hàng loạt vấn đề về hành vi, trạng thái và cả những áp lực
cùng với những diễn biến phức tạp trong đời sống con người, và học sinh
trường THCS Nguyễn Trường Tộ cũng không phải là ngoại lệ.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Định hướng sử dụng mạng xã
hội đúng mục đích cho học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ, quận
Đống Đa, Thành phố Hà Nội” dưới góc độ Khoa học xã hội và hành vi để có
những kiến giải mang tính khoa học, đưa ra những lời khuyên hữu ích cho
học sinh là điều rất cần thiết công tác giáo dục và đào tạo.
Do lần đầu tiên tiếp cận với lĩnh vực nghiên cứu tâm lý – hành vi nên
chúng tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc ứng dụng vào thực hiện
đề tài. Chúng tôi xin được trân thành cám ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu
nhà trường, cô giáo chủ nhiệm lớp 9A11 và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình
của Thạc sĩ Nguyễn Thị Chi Mai (Giáo viên Ngữ văn – Trường THCS
Nguyễn Trường Tộ, ĐĐ, HN). Ngoài ra chúng tôi cũng xin được cám ơn ý
kiến đóng góp của các bạn học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Quận
Đống Đa, Hà Nội) trong quá trình thực hiện đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh THCS nói
chung và học sinh THCS Nguyễn Trường Tộ (Quận Đống Đa, Hà Nội) nói

riêng.
- Tìm hiểu ưu điểm cũng như hạn chế của các trang mạng xã hội từ đó
đề xuất một số giải pháp định hướng giúp học sinh sử dụng các mạng xã hội
hiệu quả, đúng mục đích.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những kiến thức cơ bản về mạng xã
hội và thực tiễn sử dụng mạng xã hội của học sinh THCS Nguyễn Trường Tộ,
Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu.
+ Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối 8 và 9 trường THCS Nguyễn
Trường Tộ - Quận Đống Đa – Hà Nội
+ Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu, khảo sát một
số loại mạng xã hội học sinh THCS thường sử dụng về: mức độ sử dụng,
phương pháp sử dụng mạng xã hội, mục đích sử dụng; đưa ra một số dự báo
và giải pháp định hướng sử dụng mạng xã hội đúng mục đích cho học sinh
THCS Nguyễn Trường Tộ.
+ Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Thời gian khảo sát là trong Học kỳ I,
năm học 2014 – 2015; địa bàn khảo sát là trường THCS Nguyễn Trường Tộ -
Quận Đống Đa – Hà Nội
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: các quan điểm, đường lối, chính sách của Nhà
nước về vấn đề văn hóa - xã hội - giáo dục đào tạo.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Khảo sát điển hình, phỏng vấn,
chụp hình; Phát phiếu điều tra XHH; Hỏi ý kiến chuyên gia; Tổng hợp, phân
tích, thống kê và xử lý số liệu.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận
+ Bổ sung thêm lí luận cho công tác nghiên cứu về tâm lí - hành vi của

con người nói chung và công tác giáo dục nói riêng.
4
+ Nội dung đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các môn
học giáo dục công dân, ngữ văn, lịch sử… góp phần định hướng sử dụng
mạng xã hội theo đúng mục đích cho giáo viên và học sinh.
- Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có thể được sử dụng là những chỉ dẫn thực tế cho các giáo viên
và học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ, Quận Đống Đa, Hà Nội nói
riêng và các trường THCS nói chung trong việc định hướng và sử dụng mạng
xã hội hiệu quả và đúng mục đích.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục TLTK, phần Nội dung của
đề tài gồm 4 mục chính:
1. Nhận thức chung về mạng xã hội
2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh trường trường
THCS Nguyễn Trường Tộ (Quận Đống Đa – Hà Nội)
3. Nhận xét, đánh giá về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh
trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Quận Đống Đa – Hà Nội)
4. Giải pháp định hướng sử dụng mạng xã hội đúng mục đích cho
học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Quận Đống Đa – Hà Nội)
5
B. NỘI DUNG
1. Nhận thức chung về mạng xã hội
Sự ra đời ồ ạt của các mạng xã hội (Social Network) thời gian gần đây ở
Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đã tạo ra một làn sóng mới kích thích sự
phát triển của kênh truyền thông cộng đồng. Vậy mạng xã hội là gì?
1.1. Khái niệm mạng xã hội
Mạng xã hội ảo hay thường được gọi tắt là Mạng xã hội (Social
Network) là một dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên eternet lại
với nhau với nhiều mục đích (chia sẻ những sở thích cá nhân, nơi ở, đặc điểm

học vấn…) mà không cần phân biệt thời gian và không gian. Những người
tham gia vào mạng xã hội còn gọi là cư dân mạng.
1.2. Lịch sử mạng xã hội
6
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của
trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện
của SixDegrees năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích.
Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng
triệu thành viên ghi danh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con
dao hai lưỡi: Server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình
cho rất nhiều thành viên.
Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (Embedded
video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các
thành viên cũ của Friendster hầu hết chuyển qua MySpace và trong vòng một
năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn
cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu
USD.
Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ
thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho
phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như
các thành viên khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành
công vược bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp
không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang
này mỗi ngày.
1.3. Phân loại mạng xã hội và tính năng
1.3.1. Phân loại mạng xã hội
Hiện nay trên thế giới có hàng trăm mạng xã hội, có thể kể đến những
cái tên điển hình như MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường
Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các
đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng

kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn
Quốc, Mixi tại Nhật Bản…
7
Riêng ở Việt Nam, đã có 20 trong số 28 trang mạng xã hội lớn nhất thế
giới hình thành và phát triển. Điều này được phản ánh rõ qua báo cáo của
Cimigo: “trong những nước châu Á, Việt Nam là nước có tốc độ người dùng
Internet tăng nhanh nhất trong năm 2000 – 2010.”
Một số mạng xã hội có mặt ở Việt Nam như:
Facebook, Zing me, Go.vn, youtube, clip.vn, Viadeo, Flickr, Picasa,
Opera, Blog +, Blogspot, wordpress, wiki linkedin, vatgia, chodientu.vn,
Zing, VTC, trochoiviet.com, nhac.vui.vn, Độ, yeucahat, Nhacso: Zing chat,
Yola.vn, diadiem.com, thodia.vn…
8
Các trang mạng xã hội được phân loại thành 3 nhóm
- Mạng lưới cá nhân: Đây là loại lâu đời nhất của mạng lưới trong các
trò chơi kỹ thuật số. Mạng xã hội này tồn tại để giúp bạn kết nối với mối quan
hệ hiện có bằng cách chia sẻ những khoảnh khắc quan trọng với bạn bè.
Ví dụ: Facebook, Foursquare, Snapchat, Instagram, Path, Google+,
Zingme…
- Mạng chia sẻ nội dung: Mạng lưới chia sẻ nội dung giúp thiết lập
nhiều mối quan hệ mới và thắt chặt các mối quan hệ đã có.
Ví dụ: Twitter, Instagram, Google+, Pinterest, Zingme
- Diễn đàn: Các diễn đàn thường được sử dụng với mục đích học hỏi và
chia sẻ kinh nghiệm.
Ví dụ: LinkedIn, Flickr, Meetup, violet.vn, diendan.hocmai.vn
Đáng chú ý, trong số những trang website hiện đang có mặt tại Việt
Nam này, theo truyền thông Vinalink (6/2011), hoạt động mạnh mẽ hơn cả là
Youtube đứng nhất với hơn 70%, vị trí thứ hai thuộc về Facebook, thứ ba là
Zing me.
9

1.3.2. Các tính năng mạng xã hội
Để tạo nên đặc thù riêng của MXH: tính kết nối và chia sẻ mạnh mẽ,
MXH mang trong mình rất nhiều tính năng hữu ích như:
1. Chia sẻ video: youtube, clip.vn, Viadeo
2. Chia sẻ hình ảnh: Flickr, Picasa
3. Blog: Opera, Blog +, Blogspot, wordpress
4. Kiến thức: wiki
5. Công việc: linkedin
6. Cửa hàng: vatgia, chodientu.vn
7. Trò chơi: Zing, VTC, trochoiviet.com
8. Chia sẻ âm nhạc: nhac.vui.vn, Độ, yeucahat, Nhacso
9. Trò chuyện xã hội: Zing chat, Yola.vn
10. Bản đồ: diadiem.com, thodia.vn
1.4. Mục đích sử dụng mạng xã hội
Theo thống kê của trang web wearesocial.net (2012): Tỷ lệ người sử
dụng internet (hàng ngày) ở Việt Nam trong hai năm 2010 và 2011 đã vượt
qua tỷ lệ người nghe đài và đọc báo in – những phương tiện truyền thông phổ
biến , tồn tại lâu đời tại Việt Nam.
10
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra câu trả lời cho sự phát triển vượt bậc
này khi tìm hiểu mục đích sử dụng mạng xã hội của mọi người
Tham gia mạng xã hội, bạn có thể dễ dàng:
- Quản lí nhóm bạn bè mà ở đó các nhóm có thể là chung trường, cùng
sở thích hay cùng chung công việc hay đơn giản bạn tạo nhóm cho những
người hâm mộ bạn.
- Trao đổi chia sẽ hình ảnh, thông tin, kiến thức, kinh nghiệm cũng như
chia sẻ các tình huống ứng xử trong cuộc sống góp phần tạo ra một thư viện
thông tin hữu ích từ sự đóng góp của cộng đồng.
11
- Là phương tiện giải trí hữu ích giúp giảm stress sau những giờ học,

làm việc căng thẳng với nhiều game hay như: HappyFarm, FarmVille, pet
society, nông trại vui vẻ
- Là nơi bộc lộ những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá, cảm xúc của cá
nhân về con người, sự vật, sự việc nào đó.
- Cập nhật thông tin từ các thành viên về tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội… trong nước cũng như thế giới một cách nhanh chóng.
- Cơ hội để kể chuyện về doanh nghiệp và sản phẩm của bạn đồng thời
tăng độ nhận biết thương hiệu. Ngoài ra, mạng xã hội còn là không gian để
quảng bá sản phẩm, các nhà kinh doanh có thể tìm kiếm khách hàng hay đối
tác ngay trên mạng xã hội có thể tiếp xúc với khách hàng ở bất kì nơi nào.
Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn
bè, đối tác: dựa theo group (như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên
thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở
thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực
quan tâm: kinh doanh, mua bán
Mạng xã hội phá vỡ những ngăn cách về địa lý, ngôn ngữ, giới tính lẫn
quốc gia. Những gì bạn làm, bạn nghĩ, cả thế giới có thể chia sẻ với bạn chỉ
trong tích tắc. Mối quan hệ của bạn sẽ trở nên rộng rãi hơn, bạn có thể sẽ có
thêm nhiều bạn mới, không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kì nơi đâu. Và đây cũng
là lý do vì sao mạng vã hội trở thành một điều tất yếu mỗi ngày của hàng trăm
triệu thành viên khắp nơi trên Thế giới.
2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh trường THCS
Nguyễn Trường Tộ (Quận Đống Đa – Hà Nội)
2.1. Tình hình chung có liên quan
2.1.1. Tình hình sử dụng mạng xã hội của học sinh nói chung
Theo thống kê của trang web wearesocial.net (2012) :
12
- Số lượng người sử dụng mạng xã hội ở tại Việt Nam là: 26,3 triệu
người, tăng gấp 3 lần so với năm 2009.
- Mạng xã hội được nhiều người quan tâm nhất tại Việt Nam là

Facebook, chiếm 19 triệu người.
- Trung bình cứ 2 giây có một người dân Việt Nam đăng ký tài khoản
Facebook.
- Cũng theo trang này, độ tuổi sử dụng mạng xã hội Facebook từ 13 -
24, chiếm 71%; riêng độ tuổi từ 12 – 15 đã chiếm 11%( dân số)
Rõ ràng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trào lưu sử dụng mạng xã
hội đã tác động mạnh mẽ đến giới trẻ, trong đó có học sinh khối THCS.
Các bạn dù là “ăn - chơi - ngủ -học” đều gắn với mạng xã hội. Từ đó
dẫn đến thực trạng:

13
- “Nghiện” mạng xã hội: Rất nhiều bạn đã không thể cưỡng nổi sự mê
hoặc của mạng xã hội: vào mạng xã hội, từ một công cụ giải trí thường xuyên,
dần trở thành một thói quen khó từ bỏ, không ít người đã bị “nghiện” lúc nào
không hay, nhất là khi học sinh bước vào kì thi. Cứ hễ bật máy tính lên để
chuẩn bị làm việc là lại bị cuốn vào mạng xã hội, hết xem ảnh rồi lại vào bình
luận, hết kết bạn rồi lại giải trí . Mỗi mùa thi, các bạn học sinh ngồi ôm quyển
sách đọc được vài câu thì lại ghé qua mạng đến cả tiếng đồng hồ. Các bạn cứ
đọc sách là buồn ngủ mà vào mạng xã hội cả đêm lại thấy tỉnh táo như
thường.
Lướt những trang mạng xã hội của nhiều học sinh cấp 2, chúng ta không
khó tìm gặp những status (trạng thái) - những “tuyên ngôn” bản thân gây bất
ngờ như: “Một ngày không vào cứ thấy bứt rứt ; “Nhớ”quá!”. Rất nhiều học
sinh nếu ngày nào không vào mạng xã hội thì thấy “ngứa ngáy không chịu
được”, họ có thể thức thâu đêm để cập nhật status (tình trạng), comment (bình
luận), like ảnh hay các link, page… thử các ứng dụng, gia nhập các hội
nhóm…. ;
Nhiều bạn bây giờ bị cuốn sâu vào mạng xã hội mà quên đi cuộc sống
thật của mình, tìm thú vui qua những dòng bình luận, thích thú khi được nhiều
người “like” ; thậm chí còn có bạn “tin” rằng số lượng người thích sẽ chứng

tỏ đẳng cấp của bản thân (!) Vì vậy, các bạn tìm mọi cách để câu “like”, tăng
“like” : sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh (photoshop) để trở nên “đẹp” lung
linh, nói xấu người khác, … khiến bản thân trở nên lố bịch.
- Có những lời nói, ý kiến sai lệch chuẩn mực: Thực tế, phần lớn các
bạn học sinh sử dụng MXH như một công cụ để xả stress, thể hiện cái tôi có
phần phiến diện, ít va chạm xã hội hay để soi mói cuộc sống của người khác.
Thậm chí khi có bất bình, tức giận hay bức xúc với vấn đề gặp phải trong
cuộc sống như: cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Nhiều bạn ngay lập tức lên mạng xã
hội dùng những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa, hỗn xược để chửi bới, nhiếc
14
móc. Đứng trước một sự việc, nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn, chưa có
cái nhìn toàn diện đã vội vàng bình luận, đưa ra quan điểm cá nhân, có khi chỉ
hùa theo tâm lí số đông. Tư duy sai lầm khi cho rằng đây chỉ là thế giới ảo,
cho nên có thể nói gì, làm gì cũng được mà không phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật do những lời mình viết lên sau bàn phím, đã tạo ra một sự dễ dãi
trong cách hành xử với nhau trên mạng và có phần vượt quá giới hạn.
- Đăng tải, lan truyền những thông tin tiêu cực, lệch lạc: Lượng thông
tin trao đổi qua mạng xã hội là khổng lồ và không thể quản lí toàn bộ, thông
tin bổ ích cũng nhiều và thông tin tiêu cực cũng không phải ít và rất khó kiểm
soát. Khi các mạng xã hội được sử dụng để truyền tải những nội dung và quan
điểm lệch lạc, dễ dãi, thiếu trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, nó trở thành
một công cụ nguy hiểm : những lời lẽ thiếu văn hóa, những hình ảnh không
đúng mực, những tin đồn sai lệch, … tràn lan đang biến những trang mạng xã
hội thành cái bẫy. Thật đáng lo ngại khi có rất nhiều người mượn các diễn đàn
để đưa ra quan điểm, sở thích cá nhân, xúc phạm người khác, thậm chí còn lợi
dụng chúng để tung tin đồn, khích động người dân, bôi xấu chế độ.
Chính sự thiếu nhận thức và kiến thức sử dụng mạng xã hội một
cách đúng đắn đã dẫn đến biết bao hậu quả khôn lường, tác động xấu đến
tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lí, hành vi của thanh thiếu niên; làm hủy
hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

2.1.2. Tình hình nhà trường và học sinh trường THCS Nguyễn
Trường Tộ
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ ( số 20, ngõ 5, Láng Hạ, Đống Đa,
Hà Nội) được thành lập từ năm 1996 với nhiệm vụ giáo dục học sinh lứa tuổi
THCS (từ 11 đến 15 tuổi) nơi ươm mầm và nuôi dưỡng các tài năng.
Với tuổi đời còn trẻ nhưng THCS Nguyễn Trường Tộ trong nhiều năm
qua liên tục là đơn vị dẫn đầu quận Đống Đa về thành tích thi học sinh giỏi
cấp Quận, cấp Thành phố (chiếm gần 50% tổng số giải của toàn Quận).
15
Trường luôn có học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi thể dục thể thao, văn
nghệ, và các kỳ thi khác mang quy mô Quận, Thành phố, Quốc gia.
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ vinh dự nhận đươc nhiều bằng khen
của các cấp:
+ Được Chủ Tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba (năm học
2007 – 2008).
+ Hai lần được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen (năm học 2002
-2003; 2010 – 2011).
+ Từ khi thành lập(1996) liên tục được công nhận là Tập thể Lao động
xuất sắc cấp Thành phố.
+ Nhiều năm liền được UBND Quận tặng bằng khen đơn vị xuất sắc
trong phong trào bồi dưỡng HSG.
Nhưng có lẽ bằng khen lớn nhất đối với ngôi trường trẻ tuổi này chính
là lòng tin yêu của quý phụ huynh xa gần trong khắp thành phố đã dành cho
hơn 2000 học sinh 48 lớp học cùng hơn 100 giáo viên nhà trường.
Để có và giữ vững những thành tích đó, các thế hệ thầy và trò nhà
trường luôn cố gắng không ngừng, không chỉ đầu tư sâu về chuyên môn mà
còn liên tục đầu tư về cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy học tiên tiến, hiện
đại.
Học sinh THCS Nguyễn Trường Tộ luôn nhận được sự quan tâm của
gia đình, thầy cô. Bản thân các bạn còn là những cá nhân năng động, sáng tạo,

ưa khám phá, tìm hiểu.
2.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh trường THCS
Nguyễn Trường Tộ
Trong khoảng 5 năm lại đây, việc sử dụng - tiếp thu các trang thông
tin mạng xã hội là điều khá phổ biến đối với học sinh trường THCS Nguyễn
Trường Tộ .
16
Thông qua việc khảo sát 1022 học sinh khối lớp 8 và 9 đã cho thấy:
- 95 % các bạn học sinh đã có điện thoại di động, trong đó có hơn 82%
là điện thoại có chức năng truy cập internet.
- 70% các bạn hiện đang dùng mạng xã hội.
- 85% học sinh sử dụng mạng xã hội từ cấp II, còn 15% từ cấp I. Điều
này chứng tỏ một bộ phận học sinh trường THCS NTT đã được tiếp xúc với
mạng xã hội từ rất sớm.
- Lượng thời gian truy cập mạng xã hội thuộc vào mức trung bình với
số giờ là 3 - 5h /tuần.
- Số bạn bè quen biết thực sự ngoài đời ( nghĩa là không phải bạn "ảo" )
là 60%
- 60% sử dụng Facebook
- 20% sử dụng Instagram
- 10% sử dụng Twitter
- 5% sử dụng các mạng xã hội khác
Ngoài ra nhiều học sinh vẫn sử dụng các mạng xã hội khác như :
Tumblr , MySpace, Zing Me, Weibo…,
Trên các mạng xã hội còn có nhiều trang do học sinh trường THCS
Nguyễn Trường Tộ lập hữu ích để bàn về học tập, giao lưu với học sinh của
các trường khác, thậm chí là trao đổi với bạn bè quốc tế, hay có những trang
như "Tộ Confession " để giãi bày các bí mật tuổi học trò .
Tuy nhiên gần đây, trên diễn đàn của trường đã xuất hiện tình trạng một
số cá nhân sử dụng mạng xã hội để công kích học sinh khác. Từ mâu thuẫn cá

nhân phát sinh thành của một nhóm người hay thâm chí là một lớp, nhiều lớp
với nhau. Cũng như từng có một trường hợp ở trường, chỉ vì bình luận không
hay về buổi trực tuần của một lớp cũng có thể tạo nên " cuộc chiến " trên
mạng xã hội.
17
Đáng quan tâm là tình trạng các bạn sử dụng mạng tùy tiện mọi nơi,
mọi lúc, ngay cả trong giờ học, trong giờ kiểm tra. Không ít ban còn lợi dụng
mạng xã hội, quay cóp bài… bỏ mặc những quy định của trường, những lời
khuyên của cha mẹ , thầy cô về việc sử dụng mạng xã hội. Cứ như vậy nhiều
bạn không dứt nổi mạng . Tất cả những hiện tượng đó đã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chất lượng học tập. Theo một khảo sát của học sinh THCS Nguyễn
Trường Tộ về việc sử dụng mạng xã hội, bạn T lớp 9A5 chia sẻ: “Mình biết
dùng Facebook từ khi chưa có máy tính, thấy bạn bè chơi nên cũng vào cho
biết, rồi giờ nghiện hẳn, không vào là cứ bứt rứt không yên. Mình mê
Facebook tới mức chỉ muốn được ngồi lì trước máy tính để tán gẫu, xem, đọc
rồi like những page mình thích”. Cũng một trường hợp tương tự, bạn H lớp
8A2 cho biết: “Cứ hễ bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc gì đó thì mình lại
bị cuốn vào Facebook, hết xem ảnh của mấy đứa bạn lại qua comment đi
comment lại. Mỗi mùa thi, ngồi ôm quyển sách đọc được năm ba câu thì ghé
qua Facebook đến cả tiếng đồng hồ. Khổ nỗi, cứ đọc sách là buồn ngủ mà
vào Facebook cả đêm lại thấy tỉnh táo như thường” ( cười ).
Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến
kì quặc, tuỳ tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ
thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
3. Nhận xét, đánh giá về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh
trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Quận Đống Đa – Hà Nội)
3.1. Một số mặt tích cực trong sử dụng mạng xã hội của học sinh
trường THCS Nguyễn Trường Tộ
- Trinh sát: Mạng xã hội giống như đôi tai và đôi mắt điện tử của bạn.
+ Liên lạc nhanh , miễn phí: Học sinh THCS Nguyễn Trường Tộ hầu

như đã có điện thoại di động để có thể liên lạc với bố mẹ , bạn bè. Nhưng thay
vì gọi điện hay nhắn tin tốn kém lâu la, học sinh có thể gửi tin nhắn qua ứng
dụng của Facebook hay gửi ảnh qua Instagram.
18
+ Mở rộng các mối quan hệ: Hiện nay , trong lứa tuổi của học sinh
THCS nói chung và học sinh THCS Nguyễn Trường Tộ nói riêng, việc tìm
kiếm và làm quen với các bạn mới là không thể thiếu. Có nhiều người quen
nhau qua mạng xã hội có thể giúp đỡ nhau ngoài đời, hay có thể phát triển
thành tình bạn tốt đẹp…
- Chia sẻ:
Qua mạng xã hội, học sinh Nguyễn Trường Tộ có thể chia sẻ những cảm xúc,
tâm sự của bản thân với mọi người. Hay thậm chí, những điều khó nói trực
tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn khi trao đổi bằng tin nhắn trên trang mạng. Qua
mạng xã hội, bạn sẽ không còn đơn độc khi đối diện với những thời khắc đen
tối trong đời. Bạn trực tuyến đôi khi lại hỗ trợ nhiều hơn những người bạn
không kết nối trên mạng xã hội.
- Phát triển bản thân: Mạng xã hội có thể tăng tốc sự phát triển bản
thân của bạn.
+ Cập nhật thông tin, kiến thức mới : Đây là đặc điểm rất hữu dụng giúp
các bạn học sinh tìm kiếm những đơn vị kiến thức mới, hoặc những sự kiện
mới phục vụ cho học tập. Ngoài ra, hiện nay , mạng xã hội trở thành nơi để
thông báo các quyết định của lớp: đi thăm quan, đồng phục lớp, văn nghệ.
Thậm chí, các giáo viên trường THCS Nguyễn Trường Tộ đã sử dụng mạng
xã hội để giúp học sinh học tập.
+ Giúp thêm tự tin: Khi các em khoe hình trên mạng xã hội thì được bạn
bè và người quen khen ngợi. Ngoài ra, 28% học sinh Nguyễn Trường Tộ thấy
mạng xã hội giúp các em cởi mở hơn, 29% học sinh bớt rụt rè hơn.
- Giải trí.
Trên các mạng xã hội hiện nay, để thu hút sự chú ý cuả các em học sinh
độ tuổi học THCS, nhiều cá nhân hay nhóm đã lập nên những trang truyện

cười hay trò chơi. Nhờ đó mà các em có thể giải tỏa sau những ngày học tập
căng thẳng.
19
- Giữ lời.
+ Khi bạn công khai đăng mục tiêu cho bàn dân thiên hạ chiêm ngưỡng,
cái vòng xã hội này sẽ bắt bạn phải giữ lời: Chẳng hạn đăng trên Facebook về
mục tiêu có bụng 6 múi trong năm 2016 cho nên thỉnh thoảng bạn bè vẫn hỏi
đến và nhắc nhở.
+ Bạn cũng có thể sử dụng mạng xã hội để bắt bạn bè theo đuổi quyết
tâm của họ: Nếu một người bạn đang muốn giảm cân, tôi thách thức họ giảm
được 3 kg trong 1 tháng. Nói lời phải giữ lấy lời, khi sử dụng mạng xã hội
một cách danh dự, bạn đang cho bạn bè mình một sự khiêu khích có lợi.
+ Khi bạn cho cả thế giới biết quyết tâm của mình, bạn sẽ tăng khả năng
cháy đến tận cùng hơn. Mạng xã hội đang theo dõi bạn là một nguồn động
viên khổng lồ. Mạng xã hội giúp bạn rất dễ đăng những tuyên thệ “hoành
tráng”.
- Mua bán, trao đổi.
Đây không phải là một hình thức lạ lẫm với mọi người, những đối với
học sinh THCS thì điều đó còn khá ít. Tuy nhiên có nhiều học sinh vẫn có thể
mở các cửa hàng online bán quần áo, đồ dùng học tập để kiếm thêm tiền tiêu
vặt hàng tháng.
3.2. Một số mặt tiêu cực trong sử dụng mạng xã hội của học sinh
trường THCS Nguyễn Trường Tộ
Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội đã đem đến biết bao tiện ích
cho đời sống con người nhưng cũng hàm chứa nhiều “cạm bẫy ”, đặc biệt là
đối với lứa tuổi THCS.
Đó là những thông tin sai lệch, thậm chí độc hại. Trên diễn đàn của
trường đã xuất hiện tình trạng một số cá nhân sử dụng mạng xã hội để công
kích học sinh khác, lớp khác. Từ mâu thuẫn cá nhân phát sinh thành của một
nhóm người hay thâm chí là một lớp, nhiều lớp với nhau. Cũng như từng có

20
một trường hợp năm 2012, chỉ vì bình luận không hay về buổi trực tuần của
một lớp cũng có thể tạo nên "cuộc chiến" trên mạng xã hội.
Đặc biệt là chứng “nghiện mạng xã hội”. Các bạn bỏ cả nửa thời gian
mỗi ngày để tán gẫu, trò chuyện, cứ vài phút lại lướt mạng một cách vô thức.
Không vào được mạng, các bạn thấy bứt rứt, khó chịu, không yên. Các bạn
quên ăn, mất ngủ vì nó. Các bạn tìm mọi lý lẽ, mọi cách yêu cầu bố mẹ mua
điện thoại, laptop cũng chỉ vì muốn được mạng ở khắp mọi nơi. Có những
con nghiện, đến mức ăn gì, uống gì, nghĩ gì, làm gì cũng đưa lên đó, thậm chí,
đang học trong lớp cũng lén vào mạng, mua cái áo mới cũng chụp hình lên để
mọi người cùng “chém gió”, đang ăn cũng phải viết mấy status để cập nhật,
vừa tắm xong cũng vào đó than “Lạnh quá!”, đang chạy thoát hiểm cũng vào
mạng. Các bạn đã tiêu phí thời gian, sức khoẻ của mình vào mạng xã hội để
rồi sao lãng học hành, công việc. Nhiều bạn mê mạng mà quên đọc sách, bỏ
bê bài vở, kết quả học tập sa sút. Mỗi mùa thi, ngồi ôm quyển sách đọc được
năm ba câu thì ghé qua Facebook đến cả tiếng đồng hồ. Khổ nỗi, cứ đọc sách
là buồn ngủ mà vào Facebook cả đêm lại thấy tỉnh táo như thường. Những
bạn đó không biết rằng họ đang bị tha hoá, bị đánh giá thấp trong mắt người
khác, ngay cả bạn bè trong nhóm của họ cũng thấy khó chịu vì những nội
dung ngớ ngẩn, nhàm chán, vô nghĩa lí mà họ đưa lên đó.
Nhiều phụ huynh chưa khỏi lo lắng vì nạn nghiện game, nghiện chát,…
thì giờ lại lo lắng vì nạn nghiện mạng xã hội. Trò lên “mạng”, thầy lo lắng,
cha mẹ phiền lòng. Mạng xã hội đúng là con dao hai lưỡi.
Không chỉ làm mất tập trung cho việc học tập, các bạn học sinh còn có
nguy cơ bị lây nhiễm những thói hư, tật xấu bởi các mối quan hệ trên mạng xã
hội, vì ở độ tuổi này các bạn chưa có nhận thức chín chắn nên dễ bị lôi kéo và
ảnh hưởng bởi những tác động xấu từ thế giới “ảo”. Không ít bạn sử dụng lời
lẽ thiếu văn hóa thậm chí văng tục, chửi bậy nhau trên Facebook; chia sẻ
những hình ảnh, thông tin thiếu lành mạnh hoặc thành lập những hội nhóm vô
21

bổ: “Hội phát cuồng vì trai xinh, gái đẹp trường…”; “Hội phát cuồng vì sự
cute của couple…”; “Hội phát hãi vì sự xinh đẹp giả tạo của….”. Trên
Facebook của nhiều bạn THCS Nguyễn Trường Tộ, xuất hiện câu cửa miệng
kỳ quặc kiểu như: “GATO” (ghen ăn tức ở), “Đậu xanh rau má”, tự kỷ…
“ném đá” chỗ này rồi “chém gió” chỗ kia.
Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến
kì quặc, tuỳ tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ
thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Vậy mới thấy, tính năng chia sẻ, kết nối thông tin của Facebook quả
như một “con dao hai lưỡi”, thông tin bổ ích cũng có nhiều song thông tin
tiêu cực thật khó để kiểm soát. Trong khi tuổi trẻ hồn nhiên, trong sáng, ham
hiểu biết, tò mò, muốn khẳng định nhưng chưa đủ kinh nghiệm, tri thức để
phân biệt đúng, sai, có khi chỉ hùa theo “tâm lí đám đông”.
Vậy làm thế nào để ngăn chặn những hệ lụy đáng tiếc mà mạng xã hội
có thể gây ra cho học sinh nói chung và học sinh trường THCS Nguyễn
Trường Tộ nói riêng
4. Giải pháp định hướng sử dụng mạng xã hội đúng mục đích cho
học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Quận Đống Đa – Hà Nội)
Xuất phát từ thực trạng của việc sử dụng mạng xã hội tràn lan, mục đích
sử dụng không rõ ràng, dẫn tới những hậu quả khôn lường cho mọi người, đặc
biệt là đối với đối tượng học sinh THCS lượng kiến thức chưa nhiều, vốn
sống chưa lớn, bộ lọc thông tin chưa tốt.
Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã dựa trên việc tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi,
dựa trên việc khảo sát thông tin sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh
trường THCS Nguyễn Trường Tộ - quận Đống Đa - Hà Nội, chúng tôi đã
mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giúp cho các bạn học sinh sử dụng
mạng xã hội một cách hữu ích nhất, thông minh nhất, đúng mục đích nhất, để
22
từ đó trả mạng xã hội về đúng vị trí của nó - một công cụ phục vụ đời sống
của con người.

- Thứ nhất: Cần xác định rõ ràng, ngay từ đầu mục đích lên mạng xã
hội( để làm gì? Bao lâu? ) và cần giữ vững mục đích đó.
- Thứ hai: Cần tuân thủ nghiêm túc những quy định về việc sử dụng
điện thoại đúng nơi, đúng lúc của gia đình, của nhà trường.
- Thứ ba: Tôn trọng chính mình.
Bạn không nên tùy tiện đăng những tâm tư, suy nghĩ mang tính chất quá
riêng tư ; không nên có những từ ngữ, cách ứng xử thiếu văn hóa, đưa những
câu truyện nhảm nhí, tục tĩu hoặc những lời góp ý thiếu tính xây dựng lên
facebook hay các trang mạng xã hội khác bởi khi đó, hình ảnh bạn sẽ không
còn đẹp trong mắt mọi người. Cụ thể, có những người cả ngày bất lực trước
những lời ca thán của giáo viên, của cha mẹ, nhưng khi về đến nhà, chỉ cần
một vài phút ngắn ngủi, họ đã có thể trút bỏ cơn cuồng nộ của mình. Mạng xã
hội như thể một cái bao cát đối với họ, thích làm gì thì làm, thích viết gì thì
viết, thích chửi gì thì chửi. Trong những giây phút dại dột ấy, họ không để ý
đến việc những câu từ vô văn hóa của họ sẽ bị cộng đồng mạng phán xét, tẩy
chay. Thế giới ảo nhưng hâu quả thật. Vì vậy chớ mất bình tĩnh mà đâm dao
sau lưng, thay vào đó hãy cố gắng bày tỏ trực tiếp quan điểm của mình.
- Thứ tư: Không nên kết bạn với những người lạ.
Số lượng bạn bè khủng không phải là cách để gây ấn tượng tốt, nếu như
trong đó có nhiều người mà chúng ta không hề quen biết. Một người chỉ có
thể duy trì khoảng 50 mối quan hệ lâu bền và gắn bó. Cho nên thay vì hếch
mũi vì bạn có 4,000 bè trên mạng xã hội (nhờ kết bạn loạn xà ngầu), hãy kiêu
hãnh nếu bạn giữ liên lạc được với 50 người bạn chân thành. Thỉnh thoảng
nên mạnh dạn gỡ bỏ những người mà bạn không quen biết.
- Thứ năm: Hãy cho người khác quyền nhận cập nhật của bạn và cho
bạn quyền không nhận cập nhật của họ
23
Tiêu chí không kết bạn là 3 không: không thích - không quen - không
biết. Thử theo dõi trong vòng 30 ngày, người bạn mới có lịch sự gửi cho bạn
một thông điệp làm quen hay có những chia sẻ thú vị trên mạng không? Nếu

không, hãy nhớ đến nút Unfriend / Unsubsribe / Unfollow.
- Thứ sáu: Không lạm dụng nút ‘Like’
Like – chia sẻ nhưng cũng vô cảm. Like để chia sẻ với những người
cùng khổ, để đồng tình với người mà mình thích, với những bức ảnh đẹp,… là
chuyện bình thường. Nhưng, đối với những bức ảnh phản cảm như ảnh hành
hạ trẻ em mà Like thì là một việc không thể chấp nhận được. Cũng có những
người cứ bật Facebook lên là lại Like liên tục, chẳng cần đọc xem họ viết gì,
chỉ cần Like là được rồi. Có hay không khi những thứ mà mình Like lại là
những chủ đề nhạy cảm đang gây tranh cãi trong dư luận.
- Thứ bảy: Đừng coi mạng xã hội như một gia đình
Facebook hay Twiter chỉ đơn thuần là một trang mạng xã hội. Nó không
thể là gia đình của chúng ta, càng không thể thay thế cha mẹ ta, vì vậy, không
phải cái gì riêng tư cũng được phơi bày trên đó. Để những vấn đề riêng tư của
mình không trở thành chủ đề đàm tiếu của người khác, cần hạn chề một cách
tối đa những lời than vãn, những cảm xúc vui sướng nhất thời về bản thân,
không nên kể quá nhiều những câu truyện dài dòng vô nghĩa…Hãy nhớ,
mạng xã hội không thể chia sẻ với ta những vấn đề đó, mà trái lại, thay vì cho
ta những lời động viên thật lòng, nó sẽ biến ta thành trò hề cho thiên hạ.
- Thứ tám: Bắt đầu lọc danh sách bạn bè của bạn theo 4 nhóm sau.
+ Phải có: gia đình, người thân, bạn thân.
+ Nên có: tấm gương vĩ đại, cá tính độc đáo, bộ óc thông minh, tấm
lòng nhân ái, bạn thân phương xa
+ Không cần có người nổi tiếng không hữu ích với bạn, người lạ chỉ
thích huyên thuyên về chính họ
+ Tránh xa: người nhảm nhí thích gây sự chú ý, dân “miền đù”
24
Hãy chia sẻ thường xuyên với nhóm “phải có” và “nên có” và cắt giảm
không thương tiếc nhóm “không cần có” và “tránh xa”. Chỉ trong 7 ngày, bạn
sẽ thấy mình có thêm nhiều thời gian để làm giàu thêm tình yêu gia đình
và tình bạn.

- Thứ chín: Mạng xã hội (đặc biệt là Twitter) là cách hoàn hảo để mài
giũa giá trị nghệ thuật sử dụng từ ngữ của bạn.
Ghi một dòng mô tả ngắn đính kèm theo link, ảnh, video dẫn đến chi
tiết cụ thể cho những ai quan tâm. Nếu bạn không có thời gian tìm link và chỉ
có từ ngữ làm công cụ truyền thông duy nhất, hãy chia sẻ những câu chữ thực
sự trí tuệ. Sự hài hước thông minh vẫn đáng hoan nghênh hơn những tiếng
cười nhạt thếch.
25

×