Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TRUYỀN TẢI GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI THÀNH HÀ NỘI THÔNG QUA NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.88 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN – TÂY HỒ - HÀ NỘI
**************
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ
LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015).
Tên đề tài: TRUYỀN TẢI GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG NỘI THÀNH HÀ NỘI THÔNG QUA NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH
Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
- NSƯT Nguyễn Hữu Phần
- Đơn vị công tác Hội Điện ảnh
Việt Nam
TÁC GIẢ:
1.Nguyễn Thị Bằng Thi Lớp: 11D3
Trường: THPT Chu Văn An
2. Trần Thu Thảo Lớp: 11 Văn
Trường: THPT Chu Văn An
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
1
MỤC LỤC
Phần I: Lí do chọn đề tài………………………………………….……… 2
Phần II: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và điểm mới………………………3
Phần III: Quá trình nghiên cứu và kết quả…………………………………4
Phần IV: Kết luận………………………………………………………….24
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………25
PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chương trình giáo dục đã được cải tiến, điều kiện sống, học tập của học sinh
ngày một nâng cao, nhưng nhiều vấn đề tiêu cực như bạo lực, tệ nạn xã hội vẫn gia
tăng, xâm nhập vào trường học. Nguyên nhân cơ bản là do Giới trẻ đang sống
không đúng với Giá trị sống bao gồm các giá trị Hoà Bình, Tôn trọng, Yêu


thương, Trách nhiệm, nhiệm, Hạnh phúc, Trung thực, Khoan dung, Hợp tác,
Khiêm tốn, Giản dị, Đoàn kết, Bình an.
Nhà trường, Tổ chức Đoàn thanh niên, Gia đình, Tập thể học sinh cũng đã có
nhiều hoạt động giáo dục tri thức văn hóa, xã hội, giáo dục đạo đức, ý thức công
dân cho giới trẻ, đồng thời không ngừng mở rộng, sáng tạo các hình thức giáo dục
mới mẻ, phù hợp với tâm lý và có sức thu hút giới trẻ theo nội dung Giáo dục Giá
trị sống.
Tận dụng thế mạnh của nghệ thuật nói chung và Nghệ thuật Điện ảnh nói riêng
để bổ sung, tạo tác động vào nhận thức, thẩm mỹ với mục tiêu xây dựng Giá trị
sống cho thanh niên học sinh THPT là một trong những hình thức giáo dục hiệu
quả, bởi vì Nghệ thuật Điện ảnh có khả năng tác động vào cảm xúc, thẩm mỹ (vô
thức) để tạo thành nhận thức (ý thức), làm thay đổi hành vi, phẩm chất cho con
người. Nghệ thuật Điện Ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp giữa sáng
tạo bằng ngôn ngữ Nghe - Nhìn và hệ thống công nghệ hiện đại nên có tính đại
chúng, tính quốc tế được thanh niên học sinh THPT yêu thích, có nhu cầu tương
đối lớn.
Đề án “Truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT Hà Nội thông qua nghệ
thuật Điện ảnh” là kết quả nghiên cứu nhận thức của giới trẻ và khả năng thông
qua Nghệ thuật Điện ảnh truyền tải Giá trị sống cho thanh niên học sinh THPT
bằng các hoạt động ngoại khóa nâng cao sự hiểu biết, cách cảm thụ đúng đắn, có
ích qua sản phẩm điện ảnh, tạo ra những thay đổi cần thiết về thói quen xem phim
thuần giải trí, không có hiệu quả giáo dục đang diễn ra trong đời sống của giới trẻ
hiện nay, tạo ra khả năng lựa chọn đúng, cách thức xem phim có được những tác
động tích cực, gắn bó với nhiệm vụ giáo dục Giá trị sống, nhân cách, đạo đức.
Vì điều kiện chưa cho phép nên đề tài nghiên cứu có giới hạn là Học sinh
THPT nội thành Hà Nội và các khảo sát, … được thực hiện tại trường THPT Chu
Văn An và một số trường trong quận Ba Đình – Hà Nội, thực nghiệm tại trường
THPT Chu Văn An, Hà Nội.
PHẦN II: TỔNG QUAN VẪN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI
1. Nghiên cứu thực trạng nhận thức, hành động của thanh niên học sinh nội

thành Hà Nội với các tiêu chí giáo dục Giá trị sống.
a. Xã hội phát triển – Hội nhập đã có nhiều thành tựu về Kinh tế, Văn hóa, Xã
hội, Giáo dục, nhưng cũng xuất hiện nhiều vấn đề tiêu cực (mặt trái của cơ chế thị
trường)
b. Ảnh hưởng tiêu cực của xã hội và nhà trường, sự yếu kém về nhân cách,
đạo đức của học sinh và những tiêu chí Giá trị sống.
c. Vấn đề giảng dậy Giá trị sống trong Nhà trường hiên nay. Sự cần thiết phải
bổ xung các hình thức giáo dục để truyền tải Giá trị sống cho học sinh.

2. Những đặc điểm của Nghệ thuật Điện ảnh. Nhu cầu và thực tế tiếp cận Nghệ
thuật Điện ảnh của giới trẻ.
a. Những đặc điểm, khả năng tiếp cận của NT Điện ảnh với xã hội và thanh
niên học sinh.
b. Nhu cầu của học sinh THPT - Những tác động tích cực, tiêu cực của hoạt
động Điện ảnh ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Hoạt động phát hành,
phổ biến phim trong sự phát triển của kinh tế thị trường hiện nay.
c. Nâng cao khả năng cảm thụ Nghệ thuật Điện ảnh cho học sinh THPT để
truyền tải Giá trị sống (hướng dẫn cách lựa chọn phim, cách nhận thức đúng đắn
với tác phẩm điện ảnh).
3. Nghiên cứu thực nghiệm về truyền tải, nâng cao giá trị sống của học sính
trường THPT Chu Văn An thông qua nghệ thuật điện ảnh
a. Phương pháp nghiên cứu
b. Kết quả nghiên cứu
4. Tính mới:
Sử dụng các thế mạnh của nghệ thuật điện ảnh để truyền tải thông điệp giáo
dục Giá trị sống là một hình thức giáo dục bổ sung tối ưu nhất hiện nay trong việc
giáo dục phẩm chất đạo đức cho thanh niên học sinh THPT nội thành Hà Nội.
5. Tính sáng tạo:
- Lần đầu tiên thực hiện việc đo giá trị sống của học sinh THPT tại Việt Nam
- Sử dụng câu lạc bộ điện ảnh để nghiên cứu thực nghiệm, giải quyết bài toán về

hạn chế thời gian của học sinh THPT nội thành Hà Nội trong việc bổ sung kĩ năng
sống.
PHẦN III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
1. Cơ sở lý luận.
a. Những khái niệm cơ bản được sử dụng trong đề tài nghiên cứu:
Giá trị: Từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý có định nghĩa: “Giá trị là cái được
xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất và tinh thần” (Tr.725 – NXB
Văn hóa Thông tin Hà Nội, 1998). Như vậy một vật thể hoặc phi vật thể có giá trị
khi được mọi người thừa nhận, tôn vinh là có ích, có ý nghĩa, có tính chất quý giá.
Cái có giá trị có thể là vật chất như hàng hóa, vật dụng quý hiếm, cũng có thể là
những giá trị tinh thần như lý tưởng, lẽ sống, lòng yêu thương, sự tôn trọng, đạo
đức, cách cư xử v.v… Giá trị cũng có thể là giá trị riêng của từng người, hay giá
trị chung của cộng đồng, tập thể, xã hội, dân tộc… hoặc của cả nhân loại…
Nhìn chung, theo quan điểm của các nhà khoa học, các ngành khoa học và một
số từ điển đã định nghĩa khái niệm giá trị như trên và phân tích một số đặc
điểm của giá trị như sau:
- Mức độ của một vật đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn được khát vọng của
con người. Giá trị là cái được chủ thể đánh giá, thừa nhận trên cơ sở mối quan
hệ với sự vật đó.
- Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội, với phí tổn cần thiết để
tạo ra cái có giá trị đó.
- Giá trị mang tính khách quan - nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi
của giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Giá trị được hiểu theo hai góc độ: vật chất và tinh thần. Giá trị vật chất
là giá trị đo được bằng tiền bạc dưới góc độ kinh tế, còn giá trị tinh thần tạo
cho con người khoái cảm, hứng thú, sảng khoái.
Mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi… của chủ thể
trong mối quan hệ với sự vật mang giá trị. Giá trị là một phạm trù lịch sử vì
giá trị thay đổi theo thời gian, theo sự biến động của xã hội, phụ thuộc vào tính

dân tộc, tôn giáo và cộng đồng.
Giá trị sống: Khái niệm giá trị, Giá trị sống không có sự đối lập hay khác biệt về
bản chất. Giá trị sống (theo Living Values) là tất cả những cái gì có ích lợi, đáng
ham chuộng, quý giá, quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống, khiến mỗi người
mong muốn lĩnh hội, thể hiện ra để cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và góp phần
cải thiện cuộc sống chung. (theo Diane TillMan –Những giá trị sống tuổi trẻ -
NXB trẻ 2010)
Giá trị sống cũng có nguồn gốc hình thành, biến đổi, duy trì… theo những quy
luật xã hội như giá trị nói chung. Nhưng trong giáo dục hay sự đánh giá Giá trị
sống người ta chủ yếu hướng vào bình diện cá nhân.
Giá trị sống chủ yếu hướng vào những giá trị tinh thần (không đề cập giá trị tiền
bạc, giàu sang, sức khỏe…) và chú ý vào các bình diện:
- Những giá trị phẩm chất nhân cách, đạo đức bản thân. (khoan dung, khiêm tốn,
giản dị, trung thực, yêu thương, hạnh phúc).
- Những giá trị quan hệ liên nhân cách, quan hệ với nhóm, với cộng đồng… (tôn
trọng, hợp tác, đoàn kết, trách nhiệm).
- Đồng thời cũng quan tâm đến một số giá trị chung (Hoà bình, tự do…).
Theo PGS.TS Mạc Văn Trang, có thể hình dung các Giá trị sống được cấu trúc
thành ba vòng tròn: Bên trong cùng (vòng một) là những giá trị phát triển phẩm
chất cá nhân; Vòng tròn hai là những giá trị phát triển quan hệ liên nhân cách;
Vòng ngoài cùng (vòng ba) là những giá trị xã hội, nhân loại rộng lớn. (tất nhiên
cần hiểu một cách tương đối, vì tất cả các Giá trị sống đều hòa trộn vào nhau,
tương tác lẫn nhau, tồn tại trong từng con người cụ thể với tư cách là chủ thể biểu
hiện các Giá trị sống. Giá trị sống là “linh hồn” bên trong, kỹ năng sống là năng
lực biểu hiện giá trị sống ra hành vi bên ngoài. Cho nên giáo dục giá trị sống và
kỹ năng sống không thể tách rời nhau.

o Giới trẻ là cách gọi một bộ phận người được phân biệt bằng độ tuổi. Nhiều
tài liệu xác định giới trẻ là những người có độ tuổi từ 10 đến 29 tuổi, có những tài
12

.
3
liệu lại quy ước giới trẻ có độ tuổi từ 15 đến 25 (gọi là tuổi thanh thiếu niên.
Trong đề án này, chúng tôi muốn lựa chọn khái niệm Giới trẻ là lứa tuổi 15
đến 18 - đối tượng của đề tài nghiên cứu là thanh niên học sinh THPT Hà Nội, là
giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất trong quá trình sống của đời người, là giai đoạn
thể hiện năng lực thu lượm kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội, hình thành nhân
cách, đạo đức, định hướng tương lai, đồng thời là giai đoạn thể hiện sự tò mò, thích
khám phá, năng động, sáng tạo, đồng thời cũng rất ham vui, sành điệu, chịu chơi,
dễ sa ngã…
o Giáo dục Giá trị sống. Chương trình Giáo dục Giá trị sống của ngành
giáo dục (và trong xã hội) luôn đặt cho mình các mục tiêu:
- Giúp mỗi cá nhân suy nghĩ về những giá trị khác nhau, những tác động thực tế
khi họ tự nói về mình (với chính họ, với người khác, với cộng đồng và rộng hơn
nữa là với thế giới).
- Cung cấp những nguyên tắc hướng dẫn và các công cụ giúp cho sự phát triển
của mỗi con người đi tới hoàn thiện toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc và
tinh thần.
- Thúc đẩy cá nhân lựa chọn những giá trị cá nhân, xã hội, đạo đức và tinh thần
cho chính mình và biết được những phương pháp thực tế để phát triển và đào sâu
những giá trị này.
Mỗi học sinh khi đã quan tâm đến Giá trị sống đều có khả năng học tập,
sáng tạo một cách tích cực mỗi khi có cơ hội học tập; Và đặc biệt nếu mỗi học
sinh được lớn lên trong bầu không khí lấy giá trị sống làm nền tảng thì họ sẽ có
năng lực học tập và có những lựa chọn mang ý thức xã hội.
Vì vậy, giáo dục, nâng cao nhận thức về Giá trị sống để hoàn thiện nhân
cách, đạo đức cho giới trẻ, thúc đẩy quá trình tích lũy tri thức, rèn luyện bản
thân trong giai đoạn trưởng thành là một nhu cầu tất yếu của mục tiêu đào tạo,
mục tiêu giáo dục nhân cách của sự nghiệp giáo dục nước ta, đáp ứng đúng
Mục tiêu giáo dục của Đảng, Nhà nước ta.

Nếu phát triển đề tài nghiên cứu và thực nghiệm dựa theo những chỉ dẫn, yêu
cầu của chương trình Giáo dục giá trị sống đã và đang được quốc tế hóa, lại mang
được theo những bản sắc của dân tộc Việt Nam, chắc chắn hoạt động giáo dục sẽ
đạt các kết quả to lớn, sẽ hướng đến sự tôn trọng nhân cách của mỗi người và mọi
người.
b. Cơ sở lý luận được sử dụng trong đề tài.;
Mục tiêu giáo dục phổ thông và mô hình phát triển nhân cách được thể hiện trong
các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước dưới đây: Điều 23 luật giáo dục
của nước CHXHCN VN đã khẳng định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp
học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, và các kỹ năng
cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách
và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc
sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Mô hình phát triển nhân cách toàn diện con người Việt Nam thời kỳ Công
nghiệp hóa - Hiện đại hóa là: “Phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH, HĐH
thì mô hình nhân cách đó là một nhân cách phát triển toàn diện. Một nhân cách
gắn bó nhịp nhàng, hài hòa giữa 3 mặt: nội tâm thống nhất, lành mạnh, ổn định,
tích cực ; quan hệ với người khác một cách nhân ái hữu nghị hợp tác; quan hệ
với công việc và sự nghiệp một cách say mê và nhiệt tình, thích ứng và sáng tạo,
hiệu quả và thành đạt”.
- Có thể thêm vào một mục tiêu nữa trong việc giáo dục nhân cách là: Mối quan
hệ giữa mỗi người, mỗi cộng đồng với môi trường sống, sự bình ổn, an toàn cuả
trái đất. Con người cần phải tôn trọng, bảo vệ, tạo sự cân bằng hài hòa cho môi
trường sống của toàn nhân loại.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
a. Môi trường xã hội và giới trẻ ngày nay.
Từ gần 30 năm nay, chủ trương Đổi mới – Phát triền – Hội nhập quốc tế và xây
dựng nền kinh tế, xã hội theo cơ chế thị trưởng định hướng XHCN… đã làm cho
đời sống, sinh hoạt của người dân VN ngày càng được nâng cao. Đáng tiếc, một bộ
phận giới trẻ, yếu tố quan trọng quyết định tương lai của đất nước, đang trong giai

đoạn nhận thức, hình thành nhân cách, đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan chưa
chưa ổn định, bền vững, đã chịu ảnh hưởng không nhỏ với những tiêu cực xã hội,
chạy theo lối sống hưởng thụ mà họ cho là hợp thời, sành điệu, bỏ qua những giá
trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người đang diễn ra ở nhiều nơi, từ thành
phố đến nông thôn. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng
tải các bài viết phản ánh về thực trạng này: Nhiều thanh thiếu niên, học sinh bị lôi
kéo, tạo thành bè cánh, sư dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. ngay trong
trường học hoặc nơi cư trú. Đó là sự tàn nhẫn, vô tâm, lệch lạc… Mức độ và tính
chất của các vụ, các đối tượng phạm pháp ngày càng tạn bạo hơn, tạo ra sự bất an
cho đời sống xã hội…
Xin được trích một vài số liệu thống kê về tội phạm vị thành niên ở Thủ đô Hà Nội
qua những vụ án hình sự, trong đó có cả những vụ trọng án (Theo
thống kê hàng năm của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà nội )
Năm 2012 tại Hà nội công an đã bắt giữ 416 tội phạm vị thành niên, trong đó:
• Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 53% (223 vụ).
• Phạm tội ít nghiêm trọng là 47% (193 vụ)
Trong số 73/416 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 14 đến chưa đủ 16 tuổi có
- 53 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 72,6% .
- 20 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 27,4%
Trong số 343/416 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 16 đến chưa đủ 18 tuổi, có:
- 191 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 56%
- 151 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 44%
Những số liệu trên và những thông tin trên báo chí về những hành vi tàn bạo,
những vụ án hình sự, mới chỉ là tảng băng nổi, trong thực tế có thể còn nhiều hơn
nữa, thậm chí còn có những yếu tố tiềm ẩn rất đáng lo ngại.
Thực trạng trên đây thực sự đã rung những hồi chuông báo động, làm cho các
cơ quan bảo vệ luật pháp, giáo dục và mỗi người dân đau đầu. Vấn đề giáo dục
Giá trị sống, giá trị đạo đức trong xã hội và cho giới trẻ (độ tuổi từ 15 đến 18)
đang trở thành một đòi hỏi cấp thiết đối với các nhà trường, thầy cô giáo, phụ
huynh học sinh và toàn xã hội.

b. Giáo dục giá trị sống trong các nhà trường Trung học phổ thông hiện nay.
Từ nhiều năm nay, trong hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục giá trị
sống đã được triển khai đồng bộ ở tất cả các ngành học, cấp học, tạo môi trường
giúp cho thanh niên học sinh được “lớn lên trong bầu không khí lấy giá trị làm
nền tảng”;
Giáo dục Giá trị sống là nền tảng để hướng thượng, hướng thiện con người,
định hướng cho ta đến với những giá trị tốt đẹp, rời xa những thói xấu đề tự hoàn
thiện bản thân, góp phần xây dựng môi trường sống xung quanh trở nên tốt đẹp
hơn. Nếu những điều trên đây được nhà trường thực hiện có hiệu quả chắc chắn
trong môi trường giáo dục, tập thể, cá nhân học sinh và cộng đồng xã hội sẽ giảm
thiểu, tiến tới xóa bỏ nạn bạo lực học đường, vi phạm pháp luật và các vụ án hình
sự mà thanh niên học sinh là đối tượng gây án. Hơn thế nữa, nếu tiến hành chương
trình giáo dục Giá trị sống đúng cách và có tác động thực sự, sâu sắc với học sinh,
ta sẽ tạo ra được bầu không khí bình ổn, xây dựng được những trường học thân
thiện, đổi mới thật sự.
Thực tế Giáo dục Giá trị sống trong nhà trường hiện nay: Nhà trường luôn
quan tâm đến giáo dục tri thức KHTN, KHXH, Luật pháp, Giáo dục Công dân,
Sinh hoạt đoàn TNCS… là những nội dung mang tính chính khóa, ngoại khóa của
chương trình giáo dục PTTH. Môn học Đạo đức (cấp Tiểu học) hay Giáo dục công
dân (cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) luôn nằm trong chương trình
giảng dậy của thầy cô giáo với đối tượng là học sinh.
Tuy nhiên số giờ dạy, cách thức truyền đạt giá trị sống trong nhà trường còn
chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Phân phối chương trình và các hình thức giáo dục Giá trị sống trong
nhà trường THPT
TT
Các hoạt động
trong Nhà trường
Số tiết
trong 1

năm học
Tỷ lệ % kiến
thức GD
GTS
Hình thức giáo dục
A Một số môn học
chính khóa
Số tiết/
trong 1
năm học
Tỷ lệ kiến
thức đạo đức
Giá trị sống
1 Giáo dục công dân 45 90% Lý thuyết.
2 Sinh hoat lớp. 45 60% Lý thuyết kết hợp với
các nội dung khác
3 Văn Học 210 30% Lý thuyết – kết hợp
với môn học
4 Lịch sử 90 25% Lý thuyết – kết hợp
với môn học
5 Địa lý 45 25% Lý thuyết – kết hợp
với môn học
6 Toán 210 10% Kiến thức vê các tấm
gương nhà khoa học
7 Vật Lý 90 10% Kiến thức vê các tấm
gương nhà khoa học
8 Hóa học 90 10% Kiến thức vê các tấm
gương nhà khoa học
9 Ngoại ngữ 195 25% Kiến thức xã hội, con
người ở nước ngoài

10 Sinh vật 45 10% Kiến thức về môi
trường
11 Thể dục - Thể thao 45 15% Rèn luyện thể chất
B Các sinh hoạt
ngoại khóa

Số lần
trong 1
năm học
Tỷ lệ % kiến
thức GD
GTS
Hình thức giáo dục
1 Sinh hoạt đoàn
TNCS HCM
10 kỳ 50% Giáo dục lý tưởng và
nhiệm vụ xã
2 Tham quan thực tế 2-4 35% Tìm hiểu đời sống xã
hội và con
3 CLB Mỹ thuật 8 20% Hiểu biết về cái
4 CLB Âm nhạc 8 20% Hiểu biết về cái
5 Tổ chức lễ hội, văn
nghệ
2 30% Tính tập thể đoàn kết,
cái
6 Tổ chức thi đấu
TDTT
2 30% Tính kiên trì, đoà kết,
ý chí rèn luyện, tinh
thần thể

7 Sinh hoạt CLB
chuyên đề.
(CLB đọc sách,
CLB khoa học, kỹ
thuật, công nghệ
thông tin…)
4 40% Xây dựng những chủ
đề cụ thể để trao đổi,
suy ngẫm.
Nhận xét:
1- Số giờ dạy/ tiết học dành cho nội dung Giáo dục Đạo đức - Giá trị sống còn quá
thấp so với các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
2- Hình thức giảng dậy ở bộ môn và lồng ghép trong các môn khoa học hoàn toàn là
Lý thuyết (thầy cô giảng – Học trò nghe, ghi chép)
3- Các hoạt động ngoại khóa có khả năng giáo dục Đạo đức - Giá trị sống (như Đọc
sách, Tổ chức biểu diễn ca múa nhạc, thể dục thể thao = giáo dục nhân cách, tính
tập thể, tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau…) còn quá ít và chưa có
chương trình, kế hoạch, mục tiêu cụ thể.
Học sinh THPT cần có cơ hội tham gia các hoạt động liên quan đến các loại hình
Nghệ thuật (trong chương trình chính khóa và các hoạt động ngoại khóa) như: học
Văn học, CLB đọc sách, sinh hoạt Âm nhạc, Hội họa, Sân khấu, TDTT, các đợt hội
diễn, thi đấu… thường mang lại những hiệu quả giáo dục Đạo đức - Giá trị sống
hữu ích. Tạo điều kiện tương tác trực tiếp trong các mối quan hệ tập thể, bạn bè,
chi đoàn, lớp, khối lớp và với các tầng lớp xã hội. TNHS có sự được va vấp, trải
nghiệm, cảm nhận và biết vận dụng những bài học về Giá trị sống đã được truyền
dậy, là bước đi cao nhất của việc giáo dục Giá trị sống.
Như vậy, việc tạo môi trường có giá trị để TNHS có thể tự trải nghiệm, tự
cảm nhận và phát biểu ý kiến cá nhân là bước đi cao nhất của việc giáo dục Giá
trị sống.
II. Truyền tải thông tin giá trị sống cho thanh niên học sinh THPT thông qua

Nghệ thuật Điện ảnh.
1. Nghệ thuật và Nghệ thuật điện ảnh.
a. Nghệ thuật:
Là những hoạt động sáng tạo khác nhau của loài người và những thành quả
được tạo ra trong quá trình sáng tạo đó. Nghệ thuật là "một lĩnh vực đặc biệt của
tâm thức con người” nhằm đưa tới cho nhân loại những hình tượng của hiện thực
cuộc sống với góc nhìn mỹ học mang tính cá thể của chủ thể sáng tạo nghệ thuật.
Nghệ thuật có chức năng chủ yếu là tác động, tạo cảm xúc đồng thời đưa
đến các đối tượng thưởng thức nghệ thuật: Nhận thức – Thẩm mỹ và Giáo dục.
Như vậy có thể nói Tác phẩm Nghệ thuật có những đóng góp tích cực vào
nhu cầu giáo dục và tự giáo dục của con người bằng con đường riêng của Nghệ
thuật.
2. Nghệ thuật Điện ảnh.
Là loại hình nghệ thuật thứ bảy của Nhân loại, Nghệ thuật Điện ảnh tạo ra
những sản phẩm sáng tạo của các nghệ sỹ điện ảnh nhằm tái hiện hiện thực cuộc
sống bằng ngôn ngữ Hình ảnh, Âm thanh và hệ thống công nghệ hiện đại.
Ngay từ khi ra đời (năm 1895) và suốt hơn một thế kỷ phát triển, Điện ảnh đã
khảng định được những đặc điểm ưu việt của nó (là một nghệ thuật tổng hợp, nghệ
thuật Thính - Thị giác, được thực hiện và giao tiếp với khán giả/đối tượng thưởng
thức nghệ thuật bằng hệ thống công nghệ hiện đại) dễ tạo cảm xúc, hình thành ấn
tượng trong tâm thức người xem.
Trong quá trình phát triển (về mặt kỹ thuật) Điện ảnh liên tục phát triển bằng sự
cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm (từ phim nhựa
đen trắng không tiếng, phim Nhựa đen trắng có tiếng, phim Nhựa mầu, Âm thanh
lập thể, Ấm thanh vòm, phim Video, phim Kỹ thuật số, v.v…). Điện ảnh cũng đã
có nhiều thay đổi trong việc tiếp cận với khán giả qua hệ thống chiếu phim (máy
chiếu phim nhựa hình thức chiếu ở rạp, bãi, phòng chiếu, chiếu phim trên sóng
truyền hình và gần đây được truyền tải trên mạng Internet…).
Nghệ thuật Điện ảnh đặc biệt có sức thu hút rất lớn với giới trẻ, thanh niên học
sinh vì Điện ảnh đáp ứng, phù hợp với những đặc điểm của giới trẻ là tuổi sôi

động, thích cái mới, cái đẹp (hình ảnh đẹp, diễn viên đẹp…); thích cách tiếp cận
đơn giản (xem dễ hơn đọc - cụ thể dễ hơn tưởng tượng)… Do đó, thanh niên học
sinh trở thành lực lượng khán giả đông đảo nhất của NTĐA từ trước đến nay.
Theo số liệu của Phòng Phát hành, phổ biến phim – Cục Điện ảnh – Bộ VH-TT-
DL số lượng khán giả trẻ (từ 13 đến 25 tuổi) luôn chiếm từ 60 đến 75% trong tổng
số người xem phim tại các rạp chiếu bóng.
2, Phương thức tác động và khả năng giáo dục của nghệ thuật Điện ảnh.
Điện ảnh tạo ra những sản phẩm nghệ thuật (bộ phim) đem đến cho đối tượng
thưởng thức, tiếp nhận (khán giả điện ảnh) những hình tượng cuộc sống, con người
với những quan niệm, triết lý nhân văn về đời sống nhưng không thể hiện các mục
tiêu truyền bá hiện thực và tư tưởng bằng những lý thuyết, số liệu, bài học.
Điện ảnh đưa đến cho đối tượng thưởng thức những góc nhìn giàu chất sáng
tạo, cá biệt, độc đáo của các nghệ sỹ với hiện thực và thu hút sự quan tâm với đối
tượng thưởng thức bằng tính thẩm mỹ. Cái đẹp (tính chất mỹ học) tác động vào đối
tượng thông qua con đường cảm xúc vô thức để tạo thành ấn tượng và nhận thức
(có ý thức) sâu sắc trong lòng khán giả. Những giá trị nhân văn, nhân ái, những đòi
hỏi về trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội… từ đó được hình thành
một cách tự nhiên trong tâm hồn, nhận thức của khán giả (đối tượng thưởng thức
nghệ thuật Điện ảnh) chính là khả năng giáo dục của nghệ thuật Điện ảnh
Nghệ thuật luôn tác động đến tình cảm, thẩm mỹ của đối tượng hưởng thụ, theo
con đường mềm mại, hấp dẫn. Giáo dục bằng Nghệ thuật luôn đem lại sự thoải
mái, hứng thú cho đối tượng thưởng thức, tạo cho họ ấn tượng sâu sắc hơn
nhiều so với việc giảng dậy bằng lý thuyết trừu tượng, khô cứng.
Chúng tôi xin được trích dẫn dưới đây ý kiến của các nhà khoa học (tâm lý
học) nước ngoài về khả năng ghi nhớ của học sinh và việc đưa học sinh tiếp cận
với thực tế cuộc sống:
Theo kết quả nghiên cứu từ trường ĐH Inowa, các nhà nghiên cứu đã phát hiện
về khả năng của “bộ nhớ” con người:“Chúng ta không thể nhớ những gì mà
chúng ta nghe thấy tốt bằng những thứ mà chúng ta đã nhìn thấy hoặc chạm
tay vào”. (ý kiến của nhà nghiên cứu James Bigelow nguyên là sinh viên đại học

Inowa, nhà khoa học trẻ đứng đầu nhóm nghiên cứu tâm lý hoc). Điều này cũng
giống như câu tục ngữ của người Trung Quốc: “Tôi nghe và tôi quên, tôi nhìn và
tôi nhớ” hay của Việt Nam “Trăm nghe không bằng một thấy”. Ông Amy
Poremba, phó giáo sư tại Khoa Tâm lý học trường đại học Inowa là một trong
những nhà nghiên cứu về não và sự ghi nhớ đã viết trong một bài báo nghiên cứu
khoa học (được xuất bản trên tạp chí PLoS One) rằng: “Chúng ta có xu hướng
nghĩ rằng các bộ phận của não nối với nhau để tạo nên trí nhớ được tích hợp.
Nhưng những phát hiện của chúng tôi cho thấy não của con người có thể sử
dụng các con đường (pathway) riêng biệt để xử lý thông tin. Hơn thế, nghiên
cứu của chúng tôi cũng cho thấy não bộ có lẽ xử lý các thông tin thính giác
khác biệt so với các thông tin thị giác hay xúc giác, và các chiến lược luân phiên
thay thế nhau - ví dụ như tăng sự lặp lại về thần kinh - có thể là cần thiết khi cố
gắng cải thiện trí nhớ. Khi là giáo viên, chúng ta muốn làm cho sinh viên ghi
nhớ những gì chúng ta giảng. Nhưng nếu bạn thực sự muốn họ nhớ được, có lẽ
bạn cần có các hình ảnh và thí nghiệm thực hành bổ sung cho các thông tin
bằng lời giảng”.
Để nghiên cứu sâu hơn vào mối quan hệ của khán giả Việt Nam nói chung và
tầng lớp thanh niên học sinh với nghệ thuật Điện ảnh, chúng tôi xin được trình bầy
những vấn đề đã được tổng kết của các cơ sở nghiên cứu về Điện ảnh và những
khảo sát trong phạm vi nghiên cứu đề tài này.
3, Khán giả Việt Nam và mối quan hệ với nghệ thuật điện ảnh
a. Sự quan tâm đến Nghệ thuật điện ảnh của người Việt Nam,
Từ đầu thế kỷ XX (khi đất nước ta chưa có khả năng sáng tác, sản xuất phim
(tác phẩm ĐA) người ta đã xây dựng các rạp chiếu bóng, nhập khẩu phim từ nước
ngoài vào và phim Điện ảnh đã nhanh chóng tạo ra sự thu hút các đối tượng xã hội.
Sau ngày giải phóng miền nam (năm 1975), trong sự nghiệp khôi phục đất
nước và nhất là trong thời kỳ đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế (từ 1986 đến
nay) Điện ảnh Việt Nam vẫn có những đóng góp tích cực vào các nhiệm vụ phát
triển toàn diện của đất nước và con người Việt Nam.
b. Hoạt động điện ảnh và khán giả điện ảnh hiện nay.

Chủ trương “xã hội hóa” các hoạt động Điện ảnh, cho phép lập các hàng
phim tư nhân, các công ty phát hành phim trong nước, nước ngoài tại Việt Nam
được tự do sản xuất, xuất nhập khẩu, phát hành phim tại Việt Nam và Nhà nước
chỉ quản lý bằng Luật Điện ảnh và các bộ luật liên quan, thì số lượng phim được
sản xuất hàng năm đã tăng lên khá nhiều, nội dung phim cũng đa dạng, phong phú,
đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khán giả hơn. Hoạt động phát hành
phim và chiếu phim với sự tham gia của các công ty tư nhân, các nhà đầu tư nước
ngoài cũng đã tạo ra một thị trường sôi động, hấp dẫn, thu hút đông đảo khán giả
hơn…
Tuy nhiên, cũng chính từ chủ trương “mở cửa” này, hoạt động sáng tác, sản
xuất, nhập khẩu, phát hành phim cũng đã tạo ra xu hướng “Điện ảnh giải trí”,
“Điện ảnh thương mại” phát triển mạnh mẽ. Các tác phẩm điện ảnh có nội dung,
nghệ thuật và khả năng giáo dục xã hội sâu sắc chiếm tỷ lệ thấp trong số phim
chiếu rạp. Khán giả (đặc biệt là giới trẻ rất ít được giới thiệu, hướng dẫn về việc
lựa chọn phim, thiếu hụt sự hiểu biết, kiến thức cảm thụ nghệ thuật Điện ảnh)
nên dễ dàng coi Điện ảnh là một phương tiện giải trí, không quan tâm đến giá
trị nhận thức, giáo dục của ngành nghệ thuật quan trọng này.
Thực tế trên đây khiến các nhà quản lý Tư tưởng, quản lý Văn hóa - Nghệ
thuật, Đạo đức Xã hội, hệ thống Giáo dục và các Gia đình… có nhiều lo ngại.
Ngành Điện ảnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan (trong đó có cả các tổ chức
quốc tế) cũng đang có nhiều hoạt động để hướng tới một thị trường điện ảnh có vai
trò giáo dục xã hội tích cực hơn, trong đó việc nâng cao trình độ nhận thức, khả
năng lựa chọn phim, xây dựng thói quen thưởng thức nghệ thuật điện ảnh cho các
tầng lớp khán giả (đặc biệt là giới trẻ).
Lấy danh sách phim phát hành trong một tuần ở một rạp chiếu phim lớn nhất cuả
Hà Nội, để biết tỷ lệ phim giải trí, phim thương mại, phim nghệ thuật và số lượng
khán giả đến với mỗi loại phim này.
Phim chiếu trong tuần từ 3/11/2014 đến 10/11/2014
Tại rạp Vincom Center – Bà Triệu – của Công ty CGV Hàn Quốc.
TT Tên phim Phân loại Số vé bán Ghi chú

1 Khế ước quỷ (Mỹ) Kinh dị 658 Không tốt
2 Hương ga (VN) Xã hôi đen 385 Không tốt
3 John Wick (Mỹ) Hành động
Bạo lực
513 Không tốt
4 Bàn tay của quỷ (Mỹ) Kinh dị. 687 Không tốt
5 Những kẻ sống sót (Mỹ) Kinh dị 421 Không tốt
6 Cuồng nộ (Mỹ) Anh hùng
Ch/tranh
420 Tốt
7 Duyên vội (Mỹ) Hài- Tình
cảm.
401 Trung bình
8 Ác quỷ Dracula (Mỹ) Hành động
Ma quái
467 Không tốt
9 Cô gái mất tích (Mỹ) Tâm lý Hình
sự
550 Tốt, Nghệ
thuật.
10 Trò chơi gọi hồn (Mỹ) Kinh dị 732 Không tốt
11 Hải tặc (Hàn quốc) Hành động
Phiêu lưu
475 Trung bình
Nhận xét từ số liệu tổng hợp:
- Phân tích chất lượng 11 bộ phim:
o 2 phim (6) và (9) là phim có giá trị nội dung, nghệ thuật tốt - đáng xem (có ích
với người xem) chiếm 17 %
o 2 phim (7) và (11) là phim “vô thưởng vô phạt” không có hại nhưng cũng rất ít
giá trị nhận thứcm thẩm nỹ. chiếm 15 %

o 7 phim (1) (2) (3) (4) (5) (8) (10) là phim giải trí, thương mại hấp dẫn nhưng chỉ
có giá trị như chơi game cảm giác mạnh. chiếm 68 %
- Phân tích số lượng vé bán được với 11 bộ phim trên.
o Phim đông khán giả nhất: Trò chơi gọi hồn
o Phim ít khán giả nhất: Hương ga
Thực tế trên đây cho thấy tình trạng chọn lựa, phát hành phim trên hệ thống rạp ở Việt
Nam đang có xu hướng thiên về phim giải trí, phim có hiệu quả thương mại, tỷ lệ
phim nghệ thuật, phim có nội dung nhân văn, xã hội tương đối thấp… Điều này đã
khiến cho hệ thống rạp chiếu phim trở thành những địa chỉ vui chơi, thư giãn.
c. Sự quan tâm của Khán giả trẻ (thanh niên học sinh) với nghệ thuật Điện
ảnh.
• Nhu cầu thưởng thức Điện ảnh của Thanh niên học sinh PTTH Hà Nội.
Trong mọi giai đoạn phát triển về sáng tác, sản xuất, phát hành tác phẩm Điện
ảnh ở Việt Nam, giới trẻ nói chung và giới trẻ (thanh niên - học sinh PTTH) luôn là
lực lượng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số khán giả tiếp cận, hưởng thụ nghệ
thuật Điện ảnh. (nguyên nhân giới trẻ yêu thích điện ảnh đã được phân tích ở phần
trên)
Nhu cầu và thị hiếu xem phim của giới trẻ là những yếu tố thiết yếu cần xác
định để tìm hiểu về vai trò, tầm ảnh hưởng của phim ảnh đối với giới trẻ, từ đó
đánh giá sự tác động của nghệ thuật điện ảnh trong việc giáo dục giá trị sống cho
thanh niên học sinh.
Chúng tôi xin được trình bầy dưới đây những số liệu và kết quả khảo sát về giới
trẻ quan tâm và giao tiếp với Nghệ thuật Điện ảnh.
Những số liệu của Cục Điện ảnh - Bộ VHTTDL- Tổng Cty Phát hành phim và
Chiếu bóng VN, số liệu của những cơ sở chiếu phim lớn như Trung tâm chiếu
phim quôc gia – Megastar – Lotte… tai Hà Nội cho thấy số lượng khán giả trẻ từ
16 đến 25 tuổi thường xuyên chiếm 65 đến 80% trong tổng số khán giả mua vé vào
rạp.
Việc xem phim (tác phẩm Điện ảnh các thể loại như Phim Hoạt hình, Phim Tài
liệu, Phim truyện) trên các kênh sóng truyền hình của Đài THVN, theo số liệu điều

tra của Công ty TNS (một công ty điều tra số liệu truyền thông lớn của VN) số
lượng khán giả trẻ xem phim trên truyền hình chiếm tới 45% trong tổng lượng
khán giả truyền hình.
Những số liệu trên đây cho thấy phim ảnh (Nghệ thuật Điện ảnh) nhận được
sự quan tâm đông đảo của giới trẻ. Tuy nhiên chúng tôi vẫn thực hiện những cuộc
khảo sát để có thêm những số liệu thực tế của thanh niên học sinh (trong đó học
sinh PTTH Chu Văn An là đối tượng chính)
Nhu cầu xem phim (tại các rạp chiếu phim và trên màn hình TV, Internet, Đĩa
hình…) của thanh niên - học sinh trường PTTH Chu Văn An.
* Phiếu khảo sát về nhu cầu xem phim:
Bạn có thường xuyên xem phim (thưởng thức tác phẩm Điện ảnh) không?
i. Mỗi tháng xem mấy bộ phim ở rạp?
ii. Mỗi tháng xem mấy bộ phim trên truyền hình?
iii. Mỗi tháng xem mấy bộ phim trên mạng Internet?
Tổng kết khảo sát:
Tỷ lệ Thanh niên Học sinh (PTTH CVA) xem phim:
o Có nhu cầu xem phim (nói chung) 73%
o Đến rạp xem phim tháng 4 lần (5%) Tháng 3 lần (10%) Tháng 2 lần (13%)
Tháng 1 lần (69%) Không ra rạp xem phim (3%)
o Xem phim trên TV và mạng Internet? 70%
Kết luận:
Khán giả trẻ, tầng lớp thanh niên học sinh (với trường THPT Chu Văn An là
đại diện) vẫn quan tâm, yêu thích và thường xuyên có sự giao tiếp với Nghệ
thuật Điện ảnh bằng những cách thức khác nhau.
d. Thị hiếu thưởng thức nghệ thuật Điện ảnh của giới trẻ, Thanh niên học sinh
PTTH Hà Nội.
Số lượng khán giả, nhu cầu tiếp cận với các tác phẩm Điện ảnh của giới trẻ,
thanh niên học sinh PTTH ở Hà Nội đã được thể hiện qua các kết quả nghiên cứu
và khảo sát như trên. Tuy nhiên việc lựa chọn, yêu thích phim của giới trẻ cũng là
vấn đề cần được nghiên cứu để xác định tính tích cực và những hạn chế của vấn đề

này.
Số lượng phim được trình chiếu tại các rạp, trên tivi, internet, đĩa hình ở nước ta
được xác định là rất lớn. Hầu hết các tác phẩm đỉnh cao, “bom tấn” của các nền
điện ảnh lớn trên thế giới (trong đó có gần như đầy đủ những bộ phim được nhận
giải thưởng lớn tại các liên hoan phim danh tiếng như Cane. Osca, Venise,
Berlin…) đã tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khán giả (và giới trẻ). Tuy nhiên, do việc
sản xuất, nhập khẩu, phát hành phim thiên về giá trị thương mại (ở các rạp và cá
các phương tiện truyền thông khác) nên khán giả (giới trẻ cũng bị phân tán, bị thu
hút vào dòng phim thuần giải trí (phim hành động, bạo lực, kinh dị, hài nhảm…)
làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức đúng đắn giá trị nội dung, nghệ thuật của
các tác phẩm điện ảnh, cũng có nghĩa là gây ảnh hưởng, làm suy giảm giá trị thẩm
mỹ và giáo dục vốn có của Nghệ thuật Điện ảnh.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 1000 thanh niên học sinh trường PTTH
Chu Văn An và một số trường khác trong thành phố để tìm hiểu thị hiếu của giới
trẻ với các dạng phim mà họ lựa chọn.
Khảo sát về sự lựa chọn các thể loại phim.
b. Bạn thường lựa chọn thể loại phim nào để xem? (hay bạn thích xem những thể
loại phim nào?)
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát.
TT Thể loại phim Xem ở rạp Xem bằng phương tiện khác
1 Phim hài 36% 22%
2 Phim Hành động 23% 25%
3 Phim Kinh dị 21% 20%
4 Phim Tâm lý Xã hội 13% 12%
5 Phim Khoa học 5% 17%
6 Phim Tài liệu 2% 5%
Nhận xét về kết luận khảo sát:
Từ khảo sát trên đây, chúng ta có thể thấy thể loại phim Hài, Hành động,
Kinh dị chiếm phần trăm lớn (lần lượt là 36% (22%); 23% (25%); 21% (20%). Các
thể loại phim Tâm lí, Khoa học, Tài liệu chiếm tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn (lần lượt

là 13% (12%), 5% (17%), 2% (5%)… Từ khảo sát này, ta thấy thị hiếu giới trẻ
hiện đang quan tâm nhiều đến các thể loại phim “thị trường”, phim “giải trí” (được
các nhà sản xuất, phát hành vì mục đích thương mại). Các bộ phim có chất lượng
nội dung, nghệ thuật cao, có tác dụng giáo dục giá trị sống, phẩm chất đạo đức còn
chưa được giới trẻ thanh niên học sinh quan tâm đúng mức.
Nguyên nhân của vấn đề này được giải thích như sau:
- Các bộ phim “thị trường” “giải trí” thường được các nhà sản xuất, kinh doanh
thực hiện các chiến dịch quảng cáo rầm gây sự tò mò với khán giả đặc biệt là giới
trẻ.
- Một số lượng đáng kể những bộ phim “thương mại” “giải trí” sử dụng những yếu
tố có khả năng câu khách như mặc dù sau khi xem những bộ phim này, khán giả
không có, không cần và không thể có được những, suy nghĩ về cuộc sống, con
người, hoặc những thông điệp hữu ích).
- Các thể loại phim Tâm lí xã hội, phim Khoa học, Tài liệu ít nhận được sự quan
tâm của giới trẻ phần nào đòi hỏi sự quan tâm, suy nghĩ trong và sau khi xem,
nhưng cũng lại có nhược điểm do cách diễn tả, truyền đạt nội dung, thông điệp còn
khô khan, cứng nhắc, ít hấp dẫn.
- Việc xem phim (nhất là xem ở các rạp chiếu phim) lâu nay đã trở thành một hoạt
động giải trí đơn thuần, một cách giảm áp lực trong cuộc sống, học tập… tạo thành
thói quen thích xem phim “vô thưởng vô phạt”
Với đề tài “Truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT nội thành Hà Nội thông
qua nghệ thuật điện ảnh” chúng tôi mong muốn được phối hợp với Nhà trường,
Đoàn TNCSHCM, Hội phụ huynh học sinh và các cơ quan đoàn thể trong ngoài
nước tìm kiếm những giải pháp hướng giới trẻ, thanh niên học sinh PTTH có
những nhận thức đúng đắn về nghệ thuật Điện ảnh, tận dụng những lợi thế trong
mối quan hệ, giao lưu với sản phẩm Điện ảnh… để tiếp nhận được những giá trị
đích thực, những tư tưởng nhân văn bổ sung vào các mục tiêu giáo dục, rèn luyện
về giá trí sống, nhân cách, đạo đức… cho thế hệ thanh niên đang chuẩn bị hành
trang vào đời.
III. Nghiên cứu thực nghiệm về giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT Chu

Văn An thông qua nghệ thuật điện ảnh.
1. Phương pháp nghiên cứu:
Tổ chức Câu lạc bộ điện ảnh để nghiên cứu thực tiễn gồm 40 thành viên chủ chốt
là học sinh trường THPT Chu Văn An.
Trong vòng 6 tháng, thực hiện nghiên cứu thực nghiệm trên 40 đối tượng theo
phương pháp:
+ Chiếu phim theo nội dung về chủ đề Khoan dung và Hoà bình (được sự kiểm
duyệt của Hội điện ảnh Việt Nam, phù hợp với lứa tuổi, độ dài thích hợp) mỗi 2
tuần.
+ Tổ chức các buổi thảo luận về nội dung, giá trị của phim, trao đổi 2 chiều với
thành viên (các thành viên tự làm phim ngắn, viết cảm nghĩ về những điều học
được từ phim ảnh) xen kẽ giữa các buổi chiếu phim.
+ Thực hiện đo sự thay đổi về nhận thức giá trị sống thông qua:
• Phương pháp khảo sát trắc nghiệm:
Tổ chức khảo sát 3 tháng 1 lần:
Lần 1 khảo sát trước khi hoạt động CLB
Lần 2 khảo sát sau 3 tháng hoạt động CLB
Lần 3 khảo sát sau 6 tháng hoạt động CLB
• Phương pháp nghiên cứu đối tượng:
Chọn 1 đối tượng có xu hướng bạo lực, không coi trọng giá trị sống. Nghiên cứu
đối tượng bằng cách quan sát, ghi nhận sự thay đổi hành vi của đối tượng trong
thời gian trên lớp; khảo sát, tìm hiểu ý kiến của đối tượng, bạn bè và người thân
xung quanh đối tượng để đo lường sự thay đổi về nhận thức và hành vi.
+ Nghiên cứu thực nghiệm trên hình thức CLB Điện ảnh giúp giải quyết bài toán
về thời gian hạn chế - vấn đề nan giải của học sinh Việt Nam.
2. Kết quả nghiên cứu
• Khảo sát trắc nghiệm
Đợt 1 (trước khi xem phim)
Một số tiêu chí Đồng tình Không đồng tình Tuỳ lúc
Hiểu giá trị sống là


35% (14/40) 65% (26/40)
Bao dung là một giá 37.5% (15/40) 62.5%(25/40)
trị sống
Bao dung cần thiết
trong cuộc sống
72.5% (29/40) 27.5% (11/40)
Bạn có thông cảm
với lỗi lầm người
khác
65%(26/40) 30%(12/40) 5%(2/40)
Bạn có tha thứ cho
lỗi lầm của người
khác
45%(18/40) 37.5%(15/40) 17.5%(7/40)
Bao dung là luôn
luôn tha thứ cho
người khác
47.5%(19/40) 52.5%(21/40)
Bao dung là khoan
dung
87.5%(35/40) 12.5%(5/40)
Bạn có chấp nhận
và tôn trọng những
gì đúng nhưng trái
với quan điểm bản
thân
37.5%(15/40) 42.5%(17/40) 20%(8/40)
Bạn có đồng tình với
lối sống thực dụng,

vị kỷ
27.5% (11/40) 57.5%(23/40) 15%(6/40)
Tôi có bao dung 72.5%(29/40) 12.5%(5/40) 15%(6/40)
Đợt 2: Sau khi xem 5 bộ phim về chủ đề bao dung và tổ chức 4 buổi thảo luận
5 bộ phim là: Alexander (Mỹ), Nhật kí tình yêu (Thái Lan), Lòng mẹ (Việt
Nam), Những đứa con của làng (Việt Nam), Tiên hắc ám (Mỹ)
Một số tiêu chí Đồng tình Không đồng tình Tuỳ lúc
Hiểu giá trị sống là

55%(22/40) 45%(18/40)
Bao dung là một giá
trị sống
77.5%(31/40) 22.5%(9/40)
Bao dung cần thiết
trong cuộc sống
75%(30/40) 7.5%(3/40) 17.5%(7/40)
Bạn có thông cảm
với lỗi lầm người
khác
67.5%(27/40) 20%(8/40) 12.5%(5/40)
Bạn có tha thứ cho
lỗi lầm của người
khác
52.5%(21/40) 22.5%(9/40) 25%(10/40)
Bao dung là luôn
luôn tha thứ cho
người khác
40%(16/40) 60%(24/40)
Bao dung là khoan
dung

72.5%(29/40) 27.5%(11/40)
Bạn có chấp nhận
và tôn trọng những
gì đúng nhưng trái
với quan điểm bản
thân
47.5%(19/40) 25%(10/40) 27.5%(11/40)
Bạn có đồng tình với
lối sống thực dụng,
vị kỷ
20%(8/40) 57.5%(23/40) 22.5%(9/40)
Tôi có bao dung 67.5%(27/40) 32.5%(13/40)
Tôi sẽ bao dung 82.5%(33/40) 17.5%(7/40)
Tham gia CLB khiến
tôi có quan điểm mới
về bao dung
82.5%(33/40) 17.5%(7/40)
• Nghiên cứu đối tượng
Chọn đối tượng: Nguyễn Văn A
Kết quả nghiên cứu dựa trên sự quan sát, đánh giá của những người tiếp xúc
xung quanh đối tượng, của giáo viên, và của đối tượng.
- Trước khi tham gia CLB ĐA thử nghiệm: Có suy nghĩ và hành vi bạo lực với
bạn học, lời nói, hành vi thiếu lễ độ giáo viên, tham gia đánh nhau ở ngoài
phạm vi nhà trường (4 lần/tháng).
- Sau 3 tháng tham gia CLB ĐA thử nghiệm: Tần suất tham gia đánh nhau đã
giảm đi (2 lần/tháng), hòa đồng hơn với bạn bè, hành vi bạo lực giảm thiểu,
tuy nhiên đôi khi còn có hành vi, lời nói chưa đúng chuẩn mực của người học
sinh đối với giáo viên.
- Vẫn đang tiếp tục tiến hành quan sát, ghi chép để thu về kết quả sau 6 tháng.
• Nhận xét

- Nhìn chung, các thành viên đã có xu hướng thay đổi theo hướng tích cực về
nhận thức, quan điểm về giá trị sống nói chung và lòng bao dung nói riêng.
- Thực nghiệm giai đoạn đầu đã mang lại những kết quả tích cực trong việc
giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua phim ảnh.
- Thực nghiệm cho thấy việc truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT thông
qua nghệ thuật điện ảnh với hình thức CLB điện ảnh trong trường học là khả
thi và khả dụng.
IV. Hướng đi tiếp theo
- Tiếp tục triển khai hoạt động của CLB Điện ảnh với cách thức Định hướng, Trao
đổi trực tiếp, gián tiếp., trao đổi hai chiều.
- Thực hiện khảo sát đợt 3 (sau 6 tháng hoạt động câu lạc bộ) .
- Tiếp tục nghiên cứu quan sát sự thay đổi hành vi của đối tượng, ghi chép, tìm
hiểu ý kiến đối tượng, bạn bè, người thân xung quanh đối tượng để đo lường sự thay
đổi nhận thức và hành vi
PHẦN IV: KẾT LUẬN
1. Những giá trị thực tế của đề án:
- Tận dụng những yếu tố hiện có trong đời sống giới trẻ (thanh niên học
sinh) là lòng ham mê tìm hiểu nghệ thuật nói chung và nghệ thuật điện
ảnh nói riêng để thay đổi thói quen, hướng các bạn trẻ vào một hoạt
động mang tính nghệ thuật, sáng tạo, là một cách thức mới, hiệu quả,
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Gía trị sống, nhận thức về Nhân
cách, Đạo đức của giới trẻ hiện nay… là một phương thức sáng tạo, có
khả năng hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập rèn luyện của thanh niên
khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Những đặc điểm của việc giáo dục Gía trị sống, Nhân cách, Đạo đức
cho giới trẻ thông qua những thành tựu nghệ thuật (và Nghệ thuật Điện
ảnh) luôn mang lại kết quả tốt, bởi quá trình tiếp cận với tác phẩm nghệ
thuật đối tượng thưởng thức nghệ thuật có được những tác động từ “vô
thức” tới “ý thức” (nói cách khác là từ những cảm xúc, xúc động thẩm
mỹ, đến suy nghĩ, nhận thức và rút ra bài học cần thiết cho bản thân

mình)…
- Hình thức sinh hoạt điện ảnh, việc thành lập, sinh hoạt câu lạc bộ Điện
ảnh tạo ra một sự sôi động, có sức hấp dẫn, chắc chắn thu hút được
đông đảo Thanh niên học sinh tham gia và hình thành một sinh hoạt
ngoại khóa sôi động trong nhà trường (tiến tới có thể nhân rộng sang
các trường, cụm trường học của thành phố)
2. Mong muốn của nhóm tác giả đề án:
Để thực hiện được đề án “Truyền tải giá trị cho học sinh trung học phổ
thông nội thành Hà Nội thông qua nghệ thuật điện ảnh” nhóm tác giả rất
mong được Ban giám hiệu Nhà trường ủng hộ bằng sự cho phép, bằng chủ
trương và sự chỉ đạo cần thiết để đoàn thanh niên, các tập thể khối, lớp trong
toàn trường cùng tham gia, đồng thời hỗ trợ về cơ sở vật chất phục vụ các hoạt
động của Câu lạc bộ (như phòng hội họp, chiếu phim, máy chiếu, lịch sinh
hoạt, hay việc mời chuyên gia điện ảnh tham gia)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những giá trị sống cho tuổi trẻ (Living Values for Young Adults) - Diane
Tillman
2. Từ điển Tiếng Việt - Nguyễn Như Ý
3. Những vấn đề cơ bản cần trang bị cho giáo viên khi tiến hành giáo dục giá trị
sống cho học sinh THPT - TS. Nguyễn Tùng Lâm (Hội tâm lý Giáo dục học Hà
Nội)
4. />thuc-khi-ve-gia-233303.aspx
5. Tình hình tội phạm vị thành niên, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp - TS.
Ngô Hoàng Oanh (Giảng viên khoa đào tạo luật sư Học viện tư pháp)
6. />7. Lịch sử Điện ảnh Thế giới
8. Lịch sử Điện ảnh Việt Nam.
9. Tài liệu nghiên cứu Lý luận Điện ảnh, Phê bình phim (Đại học SK-ĐA)

×