Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Đề xuất chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê cho đối tượng sử dụng và cung cấp thông tin thống kê xây dựng kế hoạch giải pháp và tổ chức thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.93 KB, 33 trang )






BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ

BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHUYÊN ĐỀ:

ĐỀ XUẤT CHƢƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT THỐNG KÊ CHO ĐỐI TƢỢNG SỬ DỤNG VÀ CUNG CẤP
THÔNG TIN THỐNG KÊ; XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, GIẢI PHÁP
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN



THUỘC ĐỀ TÀI :

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THỐNG KÊ



Ngƣời thực hiện: ThS. Nguyễn Đình Khuyến
Chủ nhiệm đề tài: CN. Ngô Thị Kim Dung
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Thống kê





Hà Nội, tháng 10/2012





1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê đã
có nhiều cố gắng và đạt đƣợc một số kết quả khả quan nhƣ: nhận thức về vai
trò, vị trí của phổ biến, giáo dục pháp luật đối với việc hình thành ý thức pháp
luật của cán bộ công chức cũng nhƣ của nhân dân đƣợc khẳng định; cơ sở pháp
lý cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã và đang từng bƣớc đƣợc hình
thành tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Thống kê một cách nề nếp; việc phổ
biến pháp luật thống kê cho cán bộ công chức trong Ngành cũng nhƣ nhân dân
đã bƣớc đầu đi vào nề nếp, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nội dung
thiết thực; đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê
trong Ngành đƣợc quan tâm, tăng cƣờng và tại cơ quan Tổng cục Thống kê đã
thành lập Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua Khen thƣởng trực thuộc cơ
quan Tổng cục Thống kê.
Tuy nhiên, so với yêu cầu về thực hiện “quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật”
vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định, ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả
phổ biến giáo dục pháp luật thống kê và “nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
của cán bộ, công chức ngành Thống kê và nhân dân”.

Chuyên đề “Đề xuất Chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê
cho đối tƣợng sử dụng và cung cấp thông tin thống kê; xây dựng kế hoạch, giải
pháp và tổ chức thực hiện” là một chuyên đề của đề tài “Nghiên cứu xây dựng
Chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê”. Trên cơ sở đánh giá
những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, tồn tại của công tác tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật thống kê, chuyên đề sẽ tập trung đề xuất Chƣơng
trình phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê cho đối tƣợng sử dụng và cung cấp
thông tin thống kê; xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện trong
thời gian tới.
Nội dung nghiên cứu cụ thể bao gồm:
- Phƣơng pháp xây dựng chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật;

2

- Đề xuất Chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê cho đối
tƣợng sử dụng và cung cấp thông tin thống kê giai đoạn 2012-2020 (bao gồm
kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện).
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành chuyên đề không tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả chuyên đề rất mong đƣợc sự góp ý kiến của bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn./.


3

NỘI DUNG
I. Phƣơng pháp xây dựng Chƣơng trình phổ biến giáo dục pháp luật
thống kê
1. Khái niệm về xây dựng chương trình
Xây dựng chƣơng trình là một hoạt động rất thƣờng xuyên trong cuộc
sống, trong công việc và là một trong các chức năng cơ bản của quản lý,

nhằm xây dựng nên giải pháp, chiến lƣợc, những công việc/hoạt động sẽ thực
hiện trong tƣơng lai cho chính mình hoặc cho các Chƣơng trình/Dự án mà
mình tham gia điều hành theo một cách thức, trình tự, tiến độ nhất định nhằm
đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.
"Xây dựng chương trình là quá trình phân tích, đánh giá thực trạng tìm
ra các bước đi tối ưu nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra dựa trên cơ sở tính
toán một cách đầy đủ và khoa học về các điều kiện, các phương tiện, các
nguồn lực hiện có hoặc sẽ có trong tương lai". Lập chƣơng trình còn là quá
trình tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi: Chúng ta đang ở đâu? Mục tiêu cần
đạt là gì? Chúng ta đến đích bằng cách nào? Nên làm cái gì, làm nhƣ thế nào
thì có thể đạt đƣợc mục tiêu một cách thuận lợi nhất? Làm khi nào là tốt nhất?
Cần có những điều kiện gì? Những yếu tố nào? Bao nhiêu? Ai làm? Làm ở
đâu?
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có thể chia chƣơng trình thành nhiều
loại khác nhau. Chẳng hạn:
Căn cứ theo thời gian thì chương trình gồm:
- Chƣơng trình dài hạn: thƣờng đƣợc xây dựng cho 10-15 năm.
- Chƣơng trình trung hạn: thƣờng là 3-9 năm, phổ biến là 5 năm.
- Chƣơng trình ngắn hạn: dƣới 3 năm, thƣờng là 1 năm.
Căn cứ theo cấp độ thì chương trình gồm:

4

- Chƣơng trình vĩ mô: đó là chƣơng trình hoạch định cho thời kỳ dài,
mang tính chiến lƣợc và tập trung cao, do các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao
xây dựng.
- Chƣơng trình vi mô: là chƣơng trình mang tính chiến thuật, dùng để
triển khai chƣơng trình vĩ mô, chiến lƣợc, giải pháp của các cấp lãnh đạo và
thƣờng do các nhà quản lý điều hành của đơn vị, tổ chức xây dựng.
Căn cứ theo phạm vi thì chương trình gồm:

- Chƣơng trình tổng thể: là chƣơng trình xây dựng cho một quy mô lớn,
phạm vi vấn đề rộng, thƣờng mang tính chiến lƣợc. Ví dụ: Chƣơng trình phát
triển mạng lƣới y tế cơ sở tỉnh Bình Định đến năm 2015.
- Chƣơng trình bộ phận: là chƣơng trình xây dựng cho quy mô nhỏ và
những lĩnh vực cụ thể.
Căn cứ theo phương pháp xây dựng thì chương trình gồm:
- Xây dựng chƣơng trình theo mục tiêu: là xây dựng chƣơng trình từ trên
xuống (Top down) hay quá trình chuyển các chƣơng trình vĩ mô thành chƣơng
trình hoạt động của cơ sở: đó là quá trình thực hiện hoá các chủ trƣơng, chính
sách, chƣơng trình hành động vĩ mô của Nhà nƣớc, Dự án/Chƣơng trình trong
lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ thông qua các hoạt động cụ thể tại cơ sở. Quá trình
thực hiện hoá này cũng có thể đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu và đƣợc phân bổ
từ trên xuống dƣới, từ trung ƣơng xuống tỉnh, tỉnh xuống huyện, huyện xuống
xã. Dựa trên các chỉ tiêu đƣợc phân bổ, các đơn vị sẽ xây dựng chƣơng trình
hoạt động của mình nhằm đạt đƣợc các chỉ tiêu đó. Nhƣ vậy, phƣơng pháp lập
chƣơng trình này không dựa vào nhu cầu và chỉ do một nhóm ngƣời không trực
tiếp thực hiện xây dựng nên tính hiệu quả của những chƣơng trình nàythƣờng
không cao. Ví dụ: Chƣơng trình (số lƣợng) đào tạo cho cán bộ y tế các tuyến
thuộc Dự án Quỹ toàn cầu PCSR, Kế họach giảm mắc, giảm chết (tỷ lệ) so với
năm trƣớc thuộc Chƣơng trình Quốc gia PCSR
- Xây dựng chƣơng trình theo nhu cầu: là lập chƣơng trình từ dƣới lên
(Bottom up) hay lập chƣơng trình dựa trên lựa chọn ƣu tiên của cơ sở: là
phƣơng pháp lập chƣơng trình dựa trên thực tế tại cơ sở, đƣợc xây dựng không

5

chỉ bởi những ngƣời lãnh đạo mà còn có sự tham gia của những ngƣời trực tiếp
thực hiện (nhân viên ytế) và cả cộng đồng. Lợi ích của việc lập chƣơng trình
này là xác định đƣợc các vấn đề cần giải quyết một cách cụ thể, thiết thực hơn
phƣơng pháp trên, ngoài ra còn trao trách nhiệm và quyền chủ động giải quyết

cho tuyến dƣới, cấp dƣới, huy động đƣợc nguồn lực và sáng kiến của cán bộ,
nhân dân. Ví dụ: Chƣơng trình bảo vệ hóa chất bằng phun, tẩm cho ngƣời dân
sống trong vùng sốt rét lƣu hành thuộc Chƣơng trình Quốc gia PCSR.
Tuy nhiên, một chƣơng trình hoàn hảo có tính khả thi cao cần phải kết hợp cả
Phƣơng pháp lập chƣơng trình theo mục tiêu (Top down) và Phƣơng pháp lập
chƣơng trình theo nhu cầu (Bottom up).
- Xây dựng chƣơng trình theo khung logic (LFA: Logic Frame
Approach): là phƣơng pháp lập chƣơng trình dựa trên mối liên hệ lôgíc của
nguyên nhân - hậu quả, phƣơng tiện - mục đích, trong đó các yếu tố đầu vào
đƣợc sử dụng cho các hoạt động để tạo ra các kết quả (đầu ra) thực hiện đƣợc
mục tiêu đề ra. Phƣơng pháp này bắt đầu bằng cách phân tích các nguyên nhân,
hậu quả và tác động tiêu cực, từ đó xây dựng nên “Cây vấn đề”. Sau đó
lập “Cây mục tiêu” từ “Cây vấn đề” phân tích các giải pháp hoạt động tích
cực để tạo nên các hiệu quả và kết quả mong muốn.
2. Nội dung chính của một bản chương trình
Mở đầu: Điểm qua tình hình năm trƣớc (nếu là chƣơng trình năm), những
thành quả đã đạt đƣợc, những tồn tại vƣớng mắc, triển vọng chung của cả
nƣớc, khu vực, của tỉnh hoạch địa phƣơng về kinh tế - xã hội, các chủ trƣơng
của Nhà nƣớc, Bộ, UBND tỉnh, của Ngành trong giai đoạn (năm) tới. Từ đó
nêu lên “Tầm nhìn” và “Mục đích của chƣơng trình”.
Phân tích tình hình: Phân tích một cách hệ thống các mặt có liên quan
đến mục đích của chƣơng trình. Đối với mỗi mặt, cần phân tích rõ các điểm
mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ đồng thời nêu cả các giải pháp và hoạt
động cần tiến hành. Cuối phần này cần nhấn mạnh những vấn đề chủ chốt cần
đƣợc giải quyết cũng nhƣ những nguyên nhân chính của các vấn đề đó (Dựa

6

vào cây vấn đề để viết phần phân tích tình hình nhƣng không cần đƣa cây vấn
đề vào văn bản chƣơng trình).

Các mục tiêu, kết quả mong muốn và các hoạt động
Mục tiêu chung: là những ý tƣởng về mục đích của chƣơng trình đƣợc
trình bày dƣới dạng phát biểu mang tính tổng thể, bao trùm tình trạng mong
muốn đạt đƣợc. Mục tiêu có thể xác định bằng cách viết lại vấn đề thành dạng
câu khẳng định ở trạng thái tích cực
Mục tiêu cụ thể: là những mục tiêu chi tiết của mục tiêu chung là từng
tình trạng cụ thể có liên hệ với nhau và với mục tiêu chung một cách hợp lý.
Mục tiêu cụ thể nên phát triểm những ý chính về chiến lƣợc thực hiện và
những chỉ số đánh giá.
Tổ chức thực hiện: Nêu rõ tổ chức, phân công thực hiện chƣơng trình,
các hoạt động lớn, những yêu cầu về nhân lực, phƣơng tiện và kinh phí.
Giám sát và đánh giá: Nêu các chỉ số và công cụ, phƣơng pháp, phân
công cấp giám sát và đánh giá.
3. Các nguyên tắc trong xây dựng chương trình
- Tính mục tiêu: Trên cơ sở xác định đúng và rõ mục tiêu cần đạt, ngƣời
quản lý ở các cấp khác nhau sẽ có khả năng lựa chọn các giải pháp, phƣơng
pháp thực hiện cũng nhƣ các điều kiện hỗ trợ một cách phù hợp và xác định vị
thế ƣu tiên cho từng mục tiêu (trong những chƣơng trình/chƣơng trình có nhiều
mục tiêu). Tính mục tiêu trong lập chƣơng trình giúp đảm bảo đƣợc hiệu quả
hoạt động, tránh lãng phí hoặc sử dụng nguồn lực không phù hợp, làm cơ sở
cho theo dõi, giám sát và đánh giá.
- Tính khoa học: Mọi sản phẩm của quá trình lập chƣơng trình (các văn
bản, chƣơng trình hoạt động ) chỉ có hiệu quả nếu nó đạt đến những mức độ
nhất định về căn cứ khoa học. Tính khoa học chính là yếu tố đảm bảo chất
lƣợng và độ tin cậy của các chƣơng trình đƣợc thảo ra.
Tuy nhiên, bản thân tính khoa học trong quá trình hoạch định lại phụ thuộc vào
2 yếu tố:

7


* Trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan;
* Trình độ ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào quản lý nói
chung và nghiệp vụ hoạch định nói riêng.
- Tính cân đối: Tính cân đối là một nguyên tắc xuyên suốt quá trình lập
chƣơng trình để đảm bảo chƣơng trình đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Cân đối ở
đây không chỉ cân đối giữa nhu cầu và khả năng trong lập chƣơng trình mà còn
là sự cân đối giữa các yếu tố, các bộ phận, các lĩnh vực và quá trình trong hệ
thống tổ chức để đảm bảo thuận lợi nhất cho việc thực hiện mục tiêu đã lựa
chọn. Việc điều chỉnh thay đổi các chỉ tiêu chƣơng trình chỉ áp dụng trong
trƣờng hợp đặc biệt, cần thiết và phải tiến hành đồng bộ. Vì sự thay đổi một chỉ
tiêu nào đó sẽ dẫn đến sự thay đổi của một loạt các chỉ tiêu khác có liên quan
kể cả mục tiêu tổng thể.
- Tính chấp nhận: Chƣơng trình đƣợc lập ra phải đƣợc sự chấp nhận của
không chỉ chính quyền, các cấp lãnh đạo, những ngƣời lập chƣơng trình mà cả
những ngƣời trực tiếp thực hiện và đối tƣợng can thiệp (cộng đồng). Chấp nhận
ở đây bao gồm cả chấp nhận về chính trị, văn hoá, đạo đức v.v giúp đảm bảo
các chƣơng trình thảo ra là hiệu quả, khả thi và phù hợp với tình hình thực tế
của địa phƣơng.
- Tính pháp lệnh: Nội dung nguyên tắc này yêu cầu khi văn bản chƣơng
trình đã đƣợc cấp trên thông qua thì nó phải đƣợc tôn trọng thực hiện theo tinh
thần pháp lý. Những nhiệm vụ chƣơng trình cụ thể đều phải đƣợc giao cho
những cá nhân, khoa/phòng, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện với sự ràng
buộc cao nhất, kể cả sự ràng buộc vật chất. Các vi phạm kỷ luật chƣơng trình
hoặc không đạt đƣợc các mục tiêu chƣơng trình đều phải đƣợc xử lý theo quy
định.
4. Các bước xây dựng chương trình
Bước 1: Thu thập thông tin để đánh giá thực trạng, xác định vấn đế sức
khỏe.
Thu thập thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý và lập
chƣơng trình. Ngay từ bƣớc đầu tiên này, chúng ta cần thu thập thông tin để


8

đánh giá tình hình hiện tại, giúp trả lời câu hỏi "Chúng ta đang ở đâu? Những
vấn đề khó khăn và tồn tại?". Để có thể trả lời đƣợc câu hỏi đó chính xác, ta
cần phải xác định rõ những thông tin cần thu thập, biết các phƣơng pháp và các
nguồn thu thập thông tin để đảm bảo thu thập đúng và đủ các thông tin cần
thiết. Bên cạnh đó, ta phải biết phân tích thông tin để có thể biết đƣợc cái đã
đạt đƣợc, cái chƣa đạt đƣợc, những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề tồn tại
cần đƣợc giải quyết.
Bước 2: Xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên
Sau khi thu thập thông tin cần thiết và phân tích tình hình, chúng ta có thể
phát hiện ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên chúng ta không thể tiến
hành giải quyết tất cả những vấn đề đƣợc phát hiện ngay lập tức và cùng một
lúc đƣợc. Vậy để sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, chúng ta phải xem xét
vấn đề nào cần giải quyết trƣớc, vấn đề nào cần giải quyết sau bằng cách áp
dụng các phƣơng pháp khoa học để xác định ƣu tiên.
Bước 3: Phân tích vấn đề
Phân tích vấn đề là một bƣớc rất quan trọng tiếp theo các bƣớc trên. Mục
tiêu của phân tích vấn đề là tìm ra các nguyên nhân gốc rễ, nguyên nhân trực
tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân có thể can thiệp đƣợc, nguyên nhân
không thể can thiệp đƣợc để căn cứ vào đó chúng ta có thể có các giải pháp
thích hợp.
Bước 4: Xây dựng mục tiêu
Sau khi đã phân tích vấn đề sức khoẻ, giai đoạn tiếp theo của chúng ta là
phải xác định đƣợc những vấn đề đó có thể giảm đi hoặc giải quyết đƣợc đến
chừng mực nào. Ngay cả để giải quyết những vấn đề một cách triệt để cũng
phải có những mục tiêu cho từng giai đoạn, giải quyết theo từng nấc để đạt tới
đích cuối cùng. Ví dụ những mục tiêu dài hạn nhƣ loại trừ một số bệnh lây nhƣ
bệnh sởi hay giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đều phải ấn định một số mục tiêu giữa

chừng cần thiết để đạt mục tiêu cuối cùng. Xác định mục tiêu không chỉ cần
thiết cho việc lập chƣơng trình mà còn giúp đánh giá việc thực hiện chƣơng
trình. Để có đƣợc một mục tiêu tốt thì trƣớc hết mục tiêu đó phải đƣợc xây

9

dựng dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng và tin cậy. Mục tiêu đó cũng phải đảm
bảo đầy đủ các tiêu chuẩn nhƣ có đối tƣợng, hoạt động rõ ràng, cụ thể, có thời
gian, địa điểm, phải phù hợp, khả thi và đo lƣờng đƣợc.
Bước 5: Lựa chọn giải pháp
Sau khi biết đƣợc các nguyên nhân gốc rễ và xác định đƣợc mục tiêu cần
đạt tới, chúng ta cần phải tìm cách giải quyết các nguyên nhân đó. Cách giải
quyết các vấn đề đó đƣợc gọi là các giải pháp và đƣợc thực hiện thông qua các
phƣơng pháp thực hiện cụ thể. Để thực hiện đƣợc một giải pháp thì có thể có
một hoặc nhiều phƣơng pháp thực hiện khác nhau. Sau khi lựa chọn các giải
pháp và phƣơng pháp thực hiện, chúng ta phải tiến hành phân tích khó khăn,
thuận lợi của các phƣơng pháp thực hiện lựa chọn để lƣờng trƣớc những khó
khăn và tận dụng đƣợc những thuận lợi, xây dựng đƣợc chƣơng trình hành
động phù hợp nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.
Bước 6: Xây dựng chương trình hành động
Sau khi quyết định lựa chọn những giải pháp/phƣơng pháp thực hiện cụ
thể, chúng ta cần xây dựng chƣơng trình hành động để đạt đƣợc các mục tiêu ,
giải quyết đƣợc các nguyên nhân gốc rễ đã tìm ra. Trƣớc khi lập chƣơng trình
cần lƣu ý xem xét, cân bằng giữa khả năng và nhu cầu, dự tính xem những
nguồn lực hiện có và những nguồn lực có thể huy động đƣợc (nhân lực, vật
lực, tài lực, thời gian v.v ), những khó khăn, thuận lợi hiện tại và tƣơng lai để
xây dựng đƣợc chƣơng trình hành động phù hợp.

10



II. Đề xuất Chƣơng trình phổ biến giáo dục pháp luật thống kê cho
đối tƣợng sử dụng và cung cấp thông tin thống kê giai đoạn 2012-2020
Giai đoạn 2012-2020 là giai đoạn ngành Thống kê có những đổi mới vƣợt
bậc theo Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê. Trong giai
đoạn này, ngành Thống kê sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Thống kê năm
2003. Do vậy để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực trạng của ngành
Thống kê, trong nội dung này tác giả sẽ tập trung vào các nội dung sau:
1. Đề xuất chương trình phổ biến, giáo dục pháp dục pháp luật thống
kê cho đối tượng sử dụng và cung cấp thông tin thống kê giai đoạn 2012-
2020 (Phụ lục 1 gửi kèm theo).
2. Đề xuất kế hoạch phổ biến, tập huấn Đề án đổi mới đồng bộ các hệ
thống chỉ tiêu thống kê, Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ
tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã và Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (Phụ lục 2 gửi kèm theo)
3. Đề xuất kế hoạch phổ biến, giáo dục và triển khai Luật Thống
kê sửa đổi, bổ sung (Phụ lục 3 gửi kèm theo).

11

KẾT LUẬN

Chuyên đề “Đề xuất chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp dục pháp luật
thống kê cho đối tƣợng sử dụng và cung cấp thông tin thống kê; Xây dựng kế
hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện” đã quán triệt đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa,
mục đích và tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong
lĩnh vực thống kê, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp
hành pháp luật của cán bộ, công chức trong ngành Thống kê và các đối tƣợng
có trách nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm hiệu lực thực thi của các văn bản quy

phạm pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật
trong lĩnh vực thống kê thông qua việc đề xuất chƣơng trình phổ biến, giáo dục
pháp luật cũng nhƣ kế hoạch thực hiện.
Chuyên đề cũng đã chỉ ra: yêu cầu đối cũng nhƣ các hình thức phổ biến
giáo dục pháp luật thống kê; kế hoạch triển khai; trách nhiệm của các đối
tƣợng có liên quan; nội dung pháp luật cần phổ biến
Dƣới góc độ là một chuyên đề nghiên cứu khoa học, quá trình nghiên cứu
không tránh khỏi có những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc góp ý của quý bạn
đọc.
Trân trọng cảm ơn./.

12

PHỤ LỤC 1:
CHƢƠNG TRÌNH
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỐI TƢỢNG SỬ DỤNG VÀ
CUNG CẤP THÔNG TIN THỐNG KÊ GIAI ĐOẠN 2012-2020

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Quán triệt đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thống kê, tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công
chức trong ngành Thống kê và các đối tƣợng có trách nhiệm thực hiện nhằm
bảo đảm hiệu lực thực thi của các văn bản quy phạm pháp luật, góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực thống kê.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Phổ biến kịp thời, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết tới
cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Thống kê, bảo đảm từ 80% cán bộ,
công chức, viên chức trong ngành Thống kê trở lên đƣợc cập nhật các kiến

thức pháp luật phù hợp để áp dụng, triển khai tốt công việc chuyên môn theo
quy định.
b) Đƣa pháp luật về thống kê đến với tổ chức, cá nhân sản xuất thông tin
thống kê, cung cấp thông tin thống kê, sử dụng thông tin thống kê và đặc biệt
chú trọng tới các đối tƣợng có trách nhiệm thực hiện văn bản quy phạm pháp
luật về thống kê để bảo đảm tính thực thi của pháp luật, góp phần hạn chế và
ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thống kê.
c) Bổ sung đủ về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ làm công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê ở Trung ƣơng và địa phƣơng.
d) Xây dựng kế hoạch, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các Vụ, Văn
phòng, Thanh tra và các đơn vị khác trực thuộc Tổng cục Thống kê, giữa Bộ
Kế hoạch và Đầu tƣ (Tổng cục Thống kê) với các Bộ, cơ quan có liên quan và
giữa Cục Thống kê với các Sở ban, ngành có liên quan của địa phƣơng trong
chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê.

13

e) Xây dựng, bổ sung hệ thống tài liệu, thiết bị phục vụ công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật trong ngành Thống kê.
g) Đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả các hình thức phổ biến, giáo dục
pháp luật trong và ngoài ngành Thống kê.
II. YÊU CẦU
1. Kế thừa kết quả, bảo đảm tính liên tục và phát triển trong việc thực hiện
các nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền đã đƣợc thực hiện từ năm 2004
đến năm 2011.
2. Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo
đảm sự kết hợp hài hoà giữa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền
thống và những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới đang đƣợc áp dụng
có hiệu quả trong thực tiễn; lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp với từng đối
tƣợng, địa bàn. Chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đổi tƣợng thực

hiện điều tra thống kê và báo cáo thống kê định kỳ.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính đồng bộ,
toàn diện, phù hợp, hiệu quả. Chƣơng trình không chỉ cung cấp thông tin, phổ
biến, giáo dục pháp luật mà còn bao gồm cả vận động cán bộ, nhân dân chấp
hành pháp luật nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán
bộ, nhân dân, hạn chế vi phạm pháp luật.
4. Gắn giáo dục pháp luật với giáo dục, bồi dƣỡng, rèn luyện ý thức tự
nguyện, tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, vien
chức ngành Thống kê. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải đƣợc tiến
hành đồng bộ với việc tổ chức thực hiện pháp luật.
5. Đầu tƣ hợp lý, hiệu quả các phƣơng tiện, điều kiện phục vụ và các hình
thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Huy động các nguồn lực của cộng đồng và
sự hỗ trợ của các tổ chức nƣớc ngoài tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật.
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ NỘI DUNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ
THỐNG KÊ

14

1. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức trong
ngành Thống kê.
a) Đối với cán bộ, công chức của Tổng cục Thống kê.
- Phổ biến, quán triệt, học tập các quy định pháp luật về cán bộ, công
chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, phòng chống tội
phạm, hội nhập kinh tế quốc tế; Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của
cơ quan, đơn vị.
- Phổ biến các văn bản do Tổng cục Thống kê ban hành theo thẩm quyền
hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ để ban hành theo thẩm quyền và
kế hoạch triển khai thực hiện các văn bản này.
- Phổ biến, quán triệt, triển khai các Luật, Nghị định, Nghị quyết của

Chính phủ, Quyết định và Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về thống kê hoặc
có liên quan đến thống kê.
- Tổ chức giới thiệu các Luật Thống kê mới đƣợc Quốc hội ban hành.
Chú trọng tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật liên quan đến điều
tra thống kê, báo cáo thống kê và hệ thống thông tin thống kê
b) Đối với công chức, viên chức của Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ƣơng (Cục Thống kê) và Chi cục Thống kê cấp huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (Chi cục Thống kê).
- Phổ biến, quán triệt, học tập các quy định pháp luật về cán bộ, công
chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; Quy chế thực
hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
- Phổ biến, quán triệt gắn với việc triển khai kế hoạch thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về thống kê hoặc có liên quan đến thống kê mà địa
phƣơng có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại các văn bản đó.
2. Phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê cho đối tƣợng khác
a) Nội dung chung: Tập trung phổ biến sâu rộng các văn bản quy phạm
pháp luật về thống kê gắn liền với quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của ngƣời
dân; quy định về điều tra thống kê, báo cáo thống kê; hệ thống thông tin thống


15

b) Nội dung riêng cho một số đối tƣợng cụ thể.
- Đối với các đối phải thực hiện điều tra thống kê: Ngoài nội dung chung,
cần đặc biệt chú trọng đến việc phổ biến, giáo dục các quy định về quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm,
- Đối với các đối tƣợng thực hiện chế độ báo cáo thống kê: Ngoài nội
dung chung, cần chú trọng đến việc phổ biến các quy định về quyền, nghĩa vụ
và những nội dung trong chế độ báo cáo cho đối tƣợng này
c. Phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê cho sinh viên của Trƣờng cao

đẳng thống kê Bắc Ninh, Trƣờng trung cấp thống kê Đồng Nai.
- Thực hiện chƣơng trình phổ biến giáo dục pháp luật chung theo Chƣơng
trình phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết số
61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ và Quyết định số
37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ (ban hành kèm
theo Quyết định số 2412/QĐ-BGDĐT ngày 25/4/2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo).
- Phổ biến, giáo dục Luật Thống kê các văn bản hƣóng dẫn thực hiện; các
quy định về đạo đức nghề nghiệp.
IV. HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Đa dạng hoá các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong đó chú trọng
tập trung vào một số hình thức chính sau:
1.Tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo để phổ biến, quán triệt các
văn bản quy phạm pháp luật về thống kê, giới thiệu các văn bản luật, pháp lệnh
mới, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo từng chuyên đề và phù
hợp với từng đối tƣợng.
Thƣờng xuyên tổ chức các Hội thảo giới thiệu các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan trong lĩnh vực thống kê trong các lớp tập huấn Tổng
điều tra, điều tra Hội chợ triển lãm thƣờng niên về y, dƣợc, mỹ phẩm, trang
thiết bị thống kê nhằm cung cấp cho các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp
nắm bắt đầy đủ, chính xác các chủ trƣơng, chính sách và pháp luật của Việt
Nam về lĩnh vực thống kê.

16

2. Kết hợp với Viện Khoa học Thống kê lồng ghép vào Bản tin “Khoa học
thống kê” những thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật về thống kê" nhằm
giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Thống kê nắm bắt
kịp thời những nội dung cơ bản và chuyên sâu các văn bản quy phạm pháp luật
để phục vụ cho công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thống kê, đồng thời

để đƣa pháp luật về thống kê đến với các tầng lớp nhân dân trong xã hội, góp
phần hạn chế và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thống
kê, thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa cộng đồng với các cơ quan quản lý nhà
nƣớc về thống kê trong việc xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về thống kê.
3. Các văn bản quy phạm pháp luật về thống kê phải đƣợc in phát hành
đến Chi cục Thống kê, Cục Thống kê, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống
kê. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm in phát hành đến các đơn vị trực thuộc
mình và cá nhân có liên quan để thực hiện.
4. Tuỳ theo khả năng và yêu cầu của từng cơ quan, đơn vị, có thể tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật nói chung, pháp luật về thống kê nói riêng
để nâng cao nhận thức của các thành viên trong cơ quan, đơn vị mình.
5. Văn phòng Tổng cục Thống kê làm đầu mối, phối hợp với Vụ Pháp
chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thƣởng và các đơn vị có liên quan trong
cơ quan Tổng cục Thống kê cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh
vực thống kê và có liên quan thông qua trang thông tin điện tử của Tổng cục
Thống kê giúp các địa phƣơng, đơn vị khai thác, thực hiện.
6. Tổ chức các buổi tọa đàm, chƣơng trình giới thiệu về pháp luật thống
kê trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng: Truyền hình, đài phát thanh.
7. Tổ chức hình thức giải đáp pháp luật về thống kê trên các báo, tạp chí
đặc biệt là các báo, tạp chí và Bản tin của ngành Thống kê.
8. Tạp chí Con số và Sự kiện xây dựng và triển khai chuyên mục để giới
thiệu các văn bản quy phạm pháp luật mới về thống kê, các chuyên mục về
điều tra thống kê, báo cáo thống kê hoặc chuyên mục giải đáp pháp luật thống
kê, bạn đọc với pháp luật thống kê phù hợp với nội dung trang báo.

17

9. Xây dựng và đƣa chƣơng trình giáo dục pháp luật thống kê vào trong
Trƣờng cao đẳng thống kê Bắc Ninh và Trƣờng trung cấp thống kê Đồng Nai.

10. Biên soạn các cuốn sách "Hỏi và Đáp" để phổ biến sâu rộng về những
lĩnh vực đƣợc đông đảo ngƣời dân quan tâm, ví dụ "Hỏi và Đáp" về đề án đổi
mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê, Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê tỉnh, huyện, xã, Chế độ báo cáo thống kê áp
dụng đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
V. GIẢI PHÁP
1. Quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật:
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo
dục chính trị, tƣ tƣởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dƣới sự
lãnh đạo của đảng, chỉ đạo trực tiếp của ngƣời đứng đầu cơ quan quản lý về
thống kê, mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Thống kê phải xác
định rõ việc học tập, nghiên cứu để hiểu biết và nắm vững pháp luật, chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của mình.
2. Kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Thành lập và kiện toàn hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục
pháp luật của Tổng cục Thống kê (quý IV/2013);
b) Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật từ Trung ƣơng đến địa phƣơng là các cán bộ pháp chế, cán bộ, công
chức kiêm nghiệm làm công tác pháp chế.
Kiện toàn và phát huy vai trò của đội ngũ làm công tác phổ biến giáo dục
pháp luật từ Tổng cục Thống kê đến Cục Thống kê, định kỳ tổ chức các lớp bồi
dƣỡng, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm
động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức thƣờng xuyên
trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả, chất lƣợng công
việc.

18


c) Xây dựng, đào tạo, bồi dƣỡng, cung cấp tài liệu pháp luật và các điều
kiện hỗ trợ cần thiết khác để nâng cao chất lƣợng đội ngũ báo cáo viên, tuyên
truyền viên đủ về số lƣợng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực
chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn.
d) Phát huy vai trò của các luật gia, cán bộ công đoàn, cán bộ đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật.
3. Đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các hình thức, biện pháp phổ
biến, giáo dục pháp luật
Tuỳ từng đối tƣợng phổ biến, giáo dục pháp luật, điều kiện cụ thể của đơn
vị, việc phổ biến, giáo dục pháp luật đƣợc thực hiện bằng các hình thức, biện
pháp chủ yếu sau đây:
a) Tăng cƣờng giới thiệu các quy định pháp luật thông qua hình thức
tuyên truyền miệng;
b) Phát huy hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các
phƣơng tiện thông tin đại chúng;
c) Đa dạng hoá các loại tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,
bao gồm: Bản tin, sách, tờ gấp, băng, đĩa hình, đĩa tiếng, lịch, pa nô, áp
phích chú trọng tài liệu song ngữ dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, ngƣời
nƣớc ngoài ở Việt Nam;
d) Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức thi tìm hiểu pháp luật, giao lƣu,
sinh hoạt văn hoá, văn nghệ có lồng ghép nội dung pháp luật;
g) Xây dựng các trang thông tin điện tử (website) cung cấp văn bản pháp
luật miễn phí;
h) Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua
hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống
kê;
i) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc xây
dựng quy chế của cơ quan, điều lệ của các tổ chức đoàn thể xã hội.


19

4. Đầu tƣ kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật
- Ƣu tiên kinh phí để đầu tƣ và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng
dụng khoa học kỹ thuật để đầu tƣ trang bị máy tính, máy chiếu, máy quay
phim, máy ảnh, máy ghi âm để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật
- Huy động sự tham gia, đóng góp tự nguyện của các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật trong lĩnh vực thống kê.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê
a) Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thƣởng có trách nhiệm là
đầu mối phối hợp với các đơn vị khác để triển khai thực hiện kế hoạch phổ
biến, giáo dục pháp luật thống kê trong toàn Ngành.
- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị khác xây dựng kế hoạch phổ biến,
giáo dục pháp luật về thống kê cụ thể từng năm để trình Tổng cục trƣởng Tổng
cục Thống kê phê duyệt làm cơ sở cho các địa phƣơng, đơn vị triển khai thực
hiện.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra việc triển khai thực hiện
kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê trong toàn Ngành.
- Xây dựng phƣơng án thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến
giáo dục pháp luật của Tổng cục Thống kê.
- Đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức thực
hiện việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc hoạt động trong
lĩnh vực thống kê.
- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
thống kê; đề xuất khen thƣởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê theo quy định.


20

b) Các Vụ, Văn phòng, Thanh tra có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp
chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thƣởng trong việc phổ biến các văn bản
quy phạm pháp luật về thống kê.
Văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị nào đƣợc Lãnh đạo Tổng cục phân
công chủ trì soạn thảo để trình Bộ trƣởng ban hành theo thẩm quyền hoặc để
Bộ trƣởng trình Chính phủ hoặc Quốc hội, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội ban
hành thì đơn vị đó chủ động phối hợp với Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi
đua - Khen thƣởng thực hiện việc phổ biến văn bản sau khi đã đƣợc cấp có
thẩm quyền ký, ban hành.
c) Vụ Kế hoạch tài chính: Trên cơ sở kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp
luật đã đƣợc phê duyệt, Vụ Kế hoạch tài chính có trách nhiệm xây dựng dự
toán, cân đối kinh phí trong dự toán hàng năm của Tổng cục Thống kê để bố trí
ngân sách bảo đảm cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Tổng cục
Thống kê. Đồng thời nghiên cứu, tìm kiếm nguồn viện trợ của các Tổ chức
quốc tế khác để hỗ trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê;
hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện việc quản lý và sử dụng kinh phí phổ biến,
giáo dục pháp luật theo đúng quy định.
2. Trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thống kê.
- Thủ trƣởng các đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm triển khai thực hiện
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đơn vị mình theo chƣơng trình phổ
biến, giáo dục pháp luật về thống kê giai đoạn 2012-2020 và kế hoạch hàng
năm của Tổng cục Thống kê.
- Bố trí đủ ngân sách và cán bộ làm công tác pháp chế đảm trách công tác
phổ biến giáo dục pháp luật nhằm bảo đảm cho công chức, viên chức của đơn
vị nắm vững và hiểu đƣợc các quy định về chuyên môn kỹ thuật thống kê, các
chế độ, chính sách trong lĩnh vực thống kê hoặc liên quan đến thống kê mà họ
đƣợc hƣởng hoặc họ phải thực hiện.

- Định kỳ hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết hoạt động và có báo cáo
Tổng cục Thống kê (Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thƣởng)

21

trƣớc ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm về kết quả thực hiện công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Trách nhiệm của Cục trƣởng Cục Thống kê
- Căn cứ vào chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê giai
đoạn 2012 - 2020 và kế hoạch hàng năm do Tổng cục Thống kê ban hành để
xây dựng kế hoạch, dự toán chi hàng năm của Cục Thống kê để báo cáo Tổng
cục Thống kê (Vụ Kế hoạch tài chính) bảo đảm kinh phí từ nguồn ngân sách
hàng năm để thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo
chế độ tài chính hiện hành, trong đó có chế độ hỗ trợ cho đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên pháp luật và những ngƣời làm công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật. Đồng thời bố trí đủ cán bộ làm công tác pháp chế tổ
chức thực hiện tốt kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê trong
phạm vi địa phƣơng.
- Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công chức, viên
chức thống kê trong phạm vi địa phƣơng; đảm bảo cho công chức, viên chức
thống kê của địa phƣơng nắm vững và hiểu đƣợc các quy định về chuyên môn
kỹ thuật thống kê, các chế độ, chính sách trong lĩnh vực thống kê mà họ đƣợc
hƣởng hoặc họ phải thực hiện.
- Định kỳ hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết hoạt động và có báo cáo
Tổng cục Thống kê (Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thƣởng)
trƣớc ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm về kết quả thực hiện công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn.
VII. KINH PHÍ
1. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm bố trí ngân sách riêng bảo đảm cho
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.

Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nƣớc
bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật đƣợc thực hiện theo Thông
tƣ số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn việc quản
lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật và
các văn bản khác có liên quan.

22

2. Các chƣơng trình, dự án ƣu tiên kinh phí để thực hiện chƣơng trình phổ
biến, giáo dục pháp luật về thống kê giai đoạn 2012-2020. Tăng cƣờng việc
huy động kinh phí từ các nguồn viện trợ của các tổ chức cá nhân trong nƣớc và
ngoài nƣớc, của các dự án, đề án và các nguồn kinh phí khác phục vụ cho công
tác phổ biến giáo dục pháp luật.
Khi xây dựng các dự án, đề án của Tổng cục Thống kê cần bổ sung các
hoạt động và bố trí kinh phí riêng cho việc xây dựng thể chế và triển khai công
tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tƣợng thụ hƣởng và
có liên quan.
VIII. KIỂM TRA, SƠ KẾT, TỔNG KẾT
1. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Tổng cục
Thống kê thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra nắm tình hình triển khai chƣơng
trình, kế hoạch, kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập, nảy sinh để điều chỉnh
phù hợp.
2. Tiến hành sơ kết chƣơng trình phổ biến giáo dục pháp luật về thống kê
vào năm 2013 và tổng kết vào năm 2020 đồng thời có đề xuất phƣơng án khen
thƣởng, kỷ luật hàng năm phù hợp theo quy định của pháp luật./.


23

PHỤ LỤC 2:

KẾ HOẠCH
Phổ biến, tập huấn Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê,
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh,
huyện, xã và Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp
nhà nƣớc, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn để thực hiện một số văn bản của Nhà
nƣớc về phƣơng pháp chế độ thống kê nhằm góp phần thực hiện thành công Đề
án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê (ban hành kèm theo Quyết
định số 312/QĐ-TTg ngày 02/3/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ), bao gồm:
- Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
- Thông tƣ số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10/01/2011 của Bộ trƣởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tƣ quy định nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
Danh mục và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã;
- 77/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010
về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp
nhà nƣớc, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và Thông
tƣ số 04/2011/TT-BKHĐT ngày 31/3/2011 của Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tƣ về việc ban hành biểu mẫu báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp
nhà nƣớc, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Cục Thống kê tham mƣu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ƣơng tổ chức hội nghị phổ biến đến lãnh đạo địa phƣơng nội
dung Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê, Hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã và
Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh
nghiệp và dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (gọi tắt là Hội nghị cho

lãnh đạo địa phƣơng) với các nội dung chủ yếu nhƣ sau:
a. Nội dung: Quán triệt các văn bản của Nhà nƣớc về Hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia; Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã; Chế độ báo
cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp và dự án
có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến Lãnh đạo Đảng, chính quyền tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là cấp tỉnh) và huyện, quận, thị xã,

24

thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện). Nội dung hội nghị nhấn mạnh
việc phân công các Sở, ban, ngành chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp các chỉ
tiêu thống kê mà trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã giao cho
Sở, ban, ngành chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp. Cục Thống kê có trách
nhiệm tham mƣu cho Lãnh đạo UBND cấp tỉnh ban hành văn bản phân công
này.
b. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự
- Thời gian: 0,5 ngày
- Địa điểm: Hội trƣờng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng
hoặc hội trƣờng Cục Thống kê
- Thành phần tham dự:
+ Đại diện cấp tỉnh ủy: 01 đại biểu.
+ Đại diện Lãnh đạo UBND cấp tỉnh: 01 đại biểu.
+ Đại diện Lãnh đạo HĐND cấp tỉnh: 01 đại biểu.
+ Đại diện Lãnh đạo các Sở, ban, ngành cấp tỉnh: 01 đại biểu/cơ quan.
+ Đại diện cấp huyện ủy: 01 đại biểu/cơ quan.
+ Đại diện Lãnh đạo UBND cấp huyện: 01 đại biểu/cơ quan.
+ Đại diện Lãnh đạo HĐND cấp huyện: 01 đại biểu/cơ quan.
c. Giảng viên: Lãnh đạo Cục Thống kê cấp tỉnh
d. Tài liệu
- Tài liệu phổ biến: Tổng cục Thống kê biên soạn, in và gửi về Cục

Thống kê phát 01bộ/đại biểu tham dự.
- Tài liệu phát kèm: Tổng cục Thống kê in và gửi về Cục Thống kê phát
01bộ/đại biểu tham dự bao gồm 02 loại tài liệu sau:
+ Hệ thống chỉ tiêu thống kê tỉnh, huyện, xã.
+ Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh
nghiệp và dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

2. Cục Thống kê tổ chức các hội nghị
2.1. Hội nghị tập huấn cho ngƣời làm công tác thống kê về Hệ thống
chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã
và Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nƣớc,
doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (gọi tắt là Hội
nghị cho ngƣời làm công tác thống kê) với các nội dung chủ yếu nhƣ sau:
a. Nội dung: Quán triệt các văn bản của Nhà nƣớc về Hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia; Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã; Chế độ báo
cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp và dự án

×