Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

đề tài skkn mần non nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.72 KB, 17 trang )

( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
Đề tài
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DỰ GIỜ THĂM LỚP GIÁO VIÊN
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm qua bậc học mầm non đang thực hiện
đổi mới hình thức tổ chức hoạt động CSGD trẻ theo hướng tích
hợp chủ điểm. Đây là một trong những phương pháp giáo dục
hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát
triển toàn diện trẻ mầm non. Trước yêu cầu đó đòi hỏi đội ngũ
giáo viên trực tiếp đứng lớp phải thường xuyên nắm bắt những
yêu cầu mới, những kỹ năng phù hợp và nhất là có khả năng lựa
chọn nội dung tích hợp vào từng bài học từng hoạt động cụ thể
trong cùng một chủ điểm. Thực hiện chỉ đạo chung của ngành,
đối với CT 5tuổi 26 tuần phải từng bước vận dụng một cách linh
hoạt và phù hợp vào nội dung giáo dục theo hướng đổi mới.
Vai trò của người quản lý chỉ đạo chuyên môn ngoài việc
bồi dưỡng giáo viên nắm chắc lý luận để cải tiến nội dung và
phương pháp giáo dục, hoạt động dự giờ thăm lớp là một khâu
đột phá quan trọng tạo cơ hội thuận lợi để GV trực tiếp thể hiện
những ý tưởng những sáng tạo và phát huy tốt năng lực tự học.
Ngoài ra hoạt động dự giờ thăm lớp còn có vai trò quan trọng là
công việc thường xuyên và trọng tâm của người quản lý chuyên
môn.
( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
Trường MN 20/10 thuộc 2 Phường Hội phú và Phù Đổng
với 12 lớp nằm rải rác ở 18 tổ dân phố, trong đó có lớp cách
nhau hằng 5,6 cây số vì vậy việc dự giờ thăm lớp có nhiều khó
khăn. Tuy nhiên tôi vẫn thường xuyên có kế hoạch đến các lớp


để thăm lớp dự giờ trong từng tháng và học kỳ, có tháng dự
trên 20 tiết và sau mỗi lần dự đều có ghi chép để góp ý GV cụ
thể. Trước đây tôi cứ nghĩ rằng biện pháp để nâng cao chất
lượng chuyên môn và để nắm chắc tình hình hoạt động của các
lớp không có cách nào khác là hiệu phó phải dự giờ thăm lớp
thật nhiều, qua góp ý GV sẽ vững vàng hơn về phương pháp lên
lớp. Thực tế kết quả không được như mong muốn: Trong các
buổi sinh hoạt chuyên môn khi nhận xét tình hình giảng dạy của
từng lớp chưa có sự thảo luận sôi nổi của GV, chưa phát huy
hết khả năng sáng tạo của từng đối tượng và chưa đánh giá
đúng mức cố gắng để động viên đội ngũ.
Tôi luôn trăn trở, tìm hiểu nguyên nhân và nhận thấy rằng
qua nhiều năm làm công tác chỉ đạo chuyên môn đôi lúc hoạt
động dự giờ thăm lớp chưa đạt đúng với yêu cầu và mục đích
của nó. Mặt khác khâu đánh giá giờ dự chưa được người dự
giờ đánh giá một cách sâu sát, dễ hiểu để đem lại hiệu quả một
cách thiết thực và có lúc người dự lúng túng trong thao tác
đánh giá. Một thực tế khác số giờ dự trong 1 tháng của tôi
tương đối nhiều nhưng chưa có trọng tâm trọng điểm, chưa phù
hợp với từng thời gian nhất định. Xem kỹ lại sổ thăm lớp dự giờ
việc sắp xếp thời gian chưa khoa học có lúc chưa phù hợp với
năng lực của từng GV, có lớp dự 4 lần trong 1 tháng liền nhưng
( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
cả 4 lần đều là các môn học chứ chưa dự các hoạt động giáo
dục khác, hầu hết ở mỗi lớp tôi chỉ tập trung dự từ 1 đến 2 tiết
rất ít khi tôi dự trọn vẹn cả 1 buổi học.
Từ thực trạng của nhà trường và đề khắc phục những bất
cập trong công tác dự giờ tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này và
áp dụng một số biện pháp khá cụ thể, đảm bảo tính khoa học và

thực tiễn để đưa hoạt động dự giờ thăm lớp về đúng vị trí của
nó trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ và
nâng dần chất lượng chuyên môn trong nhà trường đáp ứng
yêu cầu chung của ngành.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Những biện pháp tôi đã tiến hành trong thời gian qua
1. Điều tra nắm chắc khả năng giảng dạy và những mặt
mạnh yếu của từng giáo viên:
Công việc này được tiến hành khá thuận lợi vì đội ngũ GV
của trường không thay đổi, tôi đã gắn bó và làm việc cùng chị
em trong 17 năm nên nắm bắt tương đối chắc trình độ cũng như
năng lực chuyên môn và ưu khuyết điểm trong giảng dạy của
từng cô giáo. Đồng thời trao đổi thêm với tổ trưởng chuyên
môn để có đánh giá khách quan chính xác năng lực của mỗi cá
nhân. Sau khai giảng công việc rất nhiều nhưng cần thiết phải
dự giờ theo kế hoạch đã đề ra, trọng tâm là dự đều các bộ môn
và các hoạt động giáo dục.
Tôi chia lịch xoay tròn để dự được tất cả 12 lớp không
trùng ngày không trùng giờ, thông báo ngày giờ để GV có sự
( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
chuẩn bị như tuần I tôi dự tổ 1 thứ hai; tổ 4 thứ ba; tổ 5 thứ
tư…Sang tuần II tôi lại dự tổ 1 thứ ba; tổ 4 thứ tư, tổ 5 thứ năm,
cứ xoay tròn như thế không chỉ dự được tất cả GV mà ở mỗi
lớp tôi đều dự được các hoạt động. Kết thúc đợt dự giờ này tôi
sơ bộ phân loại và nắm được đặc điểm của mỗi GV trong
trường. Ví dụ: Cô Bùi Dương có cố gắng sử dụng tích hợp tìm
hiểu một số loại quả khi cho trẻ LQVT nhưng chưa logic; Cô
Hường vẫn còn lúng túng các bước dạy LQCC; Trẻ ở lớp cô
Phương chơi Thỏ tìm chuồng rất hứng thú nhưng cô giáo chưa

phát huy tính tự lực của trẻ do vậy GV vất vả nhiều….
Từ kết quả phân loại trên làm cơ sở để xây dựng kế hoạch
dự giờ thăm lớp phù hợp với năng lực và đem lại tác dụng thật
sự giúp GV nắm vững phương pháp dạy đặc trưng cho từng bộ
môn từng hoạt động.
2. Xây dựng kế hoạch dự giờ thăm lớp
Trên cơ sở kế hoạch công tác năm học của nhà trường tôi
bàn bạc thống nhất với tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch
dự giờ thăm lớp trong năm học 2008 - 2009 chia ra 4 đợt.
* Đợt I ( tháng 9 và tháng 10 )
Yêu cầu chuyên môn trong tháng này là các lớp phải ổn
định khâu đưa trẻ vào nề nếp và trang trí lớp. Tôi lần lượt dự
xoay vòng 11 lớp, trong đó chú ý phải dự hoạt động Giáo dục vệ
sinh vì năm học này có một số yêu cầu cần đạt khi dạy trẻ thực
hiện vệ sinh cá nhân, đồng thời quan sát thật toàn diện cách
trang trí lớp của từng GV. Nhờ dự giờ có trọng tâm nên đã giúp
GV chấn chỉnh kịp thời các thao tác dạy trẻ rửa tay rửa mặt, căn
( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
cứ vào cơ sở vật chất mỗi lớp có khác nhau để giúp GV lựa
chọn cách trang trí lớp gọn gàng khoa học và thể hiện rõ chủ
điểm.
* Đợt II ( tháng 11 và tháng 12 ):
Thời gian này tôi tập trung đi sâu vào dự giờ theo kế
hoạch thực hện chuyên đề đã xây dựng đầu năm học, cũng với
cách bố trí lịch xoay vòng và thông báo đến từng GV. Trong
tuần đầu tiên một số môn học như LQMTXQ, GDAN, HĐTH các
GV thường phải trao đổi trước khi tiến hành dạy và đa số chỉ
đảm bảo các bước lên lớp chứ chưa có chú ý đến việc lồng
ghép tích hợp. Khi dự xong hết lượt tôi mới phát hiện GV thích

dạy các tiết học LQVT, LQVCC, TDCK, LQVH và đã biết đưa nội
dung tích hợp vào trong từng bài dạy, có lẽ đây cũng là nguyên
nhân trong các đợt hội giảng GV rất ít đăng ký dạy LQMTXQ. Tôi
quyết tâm dự đủ các môn học ở mỗi GV, qua đó thấy được việc
nắm chắc phương pháp đặc trưng từng bộ môn của cô giáo
còn rất lúng túng. Trước tình hình thực tế đó buộc tôi phải chú ý
theo dõi và ghi chép thật chi tiết, sau khi dự cùng GV trao đổi
bàn bạc và đánh giá thông qua tổ chuyên môn.
Điều đáng mừng là GV mạnh dạn đăng ký dạy kiến tập
trường vì đây là hình thức đem lại hiệu quả nhanh nhất trong
việc nắm vững phương pháp dạy. Tôi chọn giáo viên giỏi có tác
phong lên lớp nhẹ nhàng trình độ chuyên môn khá vững vàng
để dạy môn LQMTXQ, số GV có năng khiếu như cô Bốn dạy
HĐTH cô Dưỡng dạy GDÂN. Tuy nhiên có trường hợp GV chưa
đạt chuẩn về đào tạo nhưng có năng lực giảng dạy rất tốt chẳng
( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
hạn như cô Võ Dương khả năng nắm bắt cái mới khá linh hoạt
và nhanh nhẹn, BGH chỉ cần đưa ra ý tưởng dạy trẻ học toán
qua chuyện kể sau đó thống nhất nội dung cơ bản và cô Võ
Dương tổ chức giờ học đạt hiệu quả cao.
* Đợt III ( tháng 2 và tháng 3 )
Bên cạnh lịch dự giờ theo chuyên đề trọng tâm dự giờ ở
giai đoạn này là nắm tình hình thực hiện chương trình, thời gian
biểu, tình hình chăm sóc giáo dục trẻ của từng GV, vì thế kế
hoạch đề ra phải dự các hoạt động và dự cả buổi học. Lịch dự
giờ khá nặng nhưng tôi vẫn quyết tâm hoàn thành, dự cả một
buổi nên GV cũng vất vả nhưng được sự góp ý chân tình cụ thể
của BGH chị em cũng phấn khởi sửa chữa sai sót nâng dần tay
nghề của bản thân.

Khác với các đợt trước lần này tôi bố trí để dự hoạt động
vui chơi ở tất cả các thời điểm, vui chơi giữa 2 tiết học, vui chơi
60 phút. Dự xong mỗi cô giáo một buổi tôi phát hiện được
những thiếu sót thường gặp khi tổ chức cho trẻ vui chơi đó là:
Trẻ ít được chơi theo ý thích theo nhóm, chưa có cơ hội để tự
chọn đồ chơi chỗ chơi và cô giáo chưa phát huy khả năng tự tổ
chức chơi với nhau của trẻ. Mặc dù góp ý thật cụ thể nhưng đôi
chỗ còn lúng túng, tôi tổ chức ngay giờ dạy mẫu để chị em kiến
tập từ đó hình dung được những yêu cầu cần đạt khi tổ chức
cho trẻ vui chơi.
Có thể khẳng định việc đổi mới phương pháp nâng cao
chất lượng giờ dạy luôn gắn liền với hoạt động dự giờ thăm
lớp.
( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
* Đợt IV ( tháng 4 và tháng 5 )
Thực tế thời điểm này chỉ có 5 tuần để dự giờ và là lúc để
nhà trường đánh giá chất lượng giảng dạy & học tập của cô trò
một cách toàn diện. Theo yêu cầu tôi lên lịch dự giờ và được GV
ủng hộ đó là dự giờ có báo trước hoặc đột xuất ( không kể
những lần đột xuất trong từng tháng ) đối với tất cả các lớp để
nắm tình hình một cách toàn diện. Trong khi dự tôi chú ý nhiều
vào việc quan sát trẻ học tập vui chơi sinh hoạt như thế nào?
Tôi chăm chú từng nét mặt cử chỉ, lời nói của trẻ giúp cho
người dự nắm bắt được hoạt động nào trẻ hứng thú tham gia
tích cực, hoạt động nào trẻ hoạt động chưa hiệu quả, từ đó có
cơ sở đánh giá giờ dạy của GV chính xác hơn. Ghi chép và quan
sát cả hai hoạt động được tiến hành song song trong khi dự giờ
còn là cơ hội giúp người dự giờ có cơ hội học tập nhiều hơn.
Từ đây tôi có thể rút ra một điều khi dự giờ nên coi trọng

đúng mức việc quan sát trẻ học tập và tham gia hoạt động vì trẻ
chính là tấm gương phản chiếu rõ nhất hiệu quả giờ dạy.
3. Xây dựng lực lượng dự giờ
Trong các nhà trường không chỉ có Hiệu Trưởng, Phó Hiệu
Trưởng là những người quản lý theo dõi chuyên môn mà còn có
đội ngũ tổ trưởng tổ phó chuyên môn.
Thực tế trong quá trình dự giờ chúng ta thường gặp một
số khó khăn nhất định trong việc nắm bắt khả năng thực hiện
các hoạt động chuyên môn của từng giáo viên cũng như so
sánh trong việc đánh giá xếp loại các tiết dự của mình với
người cùng dự. Vì thế cần phải huy động những người thường
( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
xuyên trao đổi gắn bó với giáo viên đó chính là các Đ/c tổ
chuyên môn. Hơn nữa không phải môn học nào hoạt động nào
người quản lý cũng độc lập kiểm tra được mà rất cần phải có
sự đánh giá nhìn nhận của tổ chuyên môn. Trong kế hoạch dự
giờ của nhà trường trong năm học qua chúng tôi đã phân công
cụ thể từng Đ/c tổ trưởng và tổ phó chuyên môn
4. Những công việc cần tiến hành trước khi dự giờ
* Công tác chuẩn bị : Xấc định đây là một khâu rất quan
trọng nên trước khi
dự giờ tôi chuẩn bị những tài liệu như kế hoach giảng dạy, thời
khoá biểu, bài soạn gợi ý hay các yài liệu chuyên môn khác có
liên quan để nghiên cứu nắm thật chắc mục đích yêu cầu và
trọng tâm của từng môn học từng hoạt động sẽ dự. Ngoài ra khi
dự ìư cần chuẩn bị sổ thăm lớp dự giờ, phiếu đánh giá và tài
liệu.
* Trao đổi với giáo viên trước dự giờ: Khi đi dự giờ bất kỳ
GV nào tôi đều tranh thủ đến trước vài phút để trao đổi trước

với GV nội dung của buổi dự ngày hôm đó, nhằm giúp GV tháo
gỡ khó khăn giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành giờ dạy. Nếu
những vấn đề đơn giản có thể thống nhất thì tôi giải quyết ngay,
ngược lại nếu cần phải trao đổi với tổ chuyên môn hoặc phải
nghiên cứu tài liệu có liên quan thì tôi hẹn vào buổi sinh hoạt
chuyên môn để cùng thảo luận và đi đến thống nhất. Từ cách
làm này đã tạo cho GV một tâm lý thoải mái tự tin, tháo gỡ khó
khăn trước và sau khi dạy giúp GV bớt lúng túng, nhiều GV
trước đây e ngại giờ đã mạnh dạn hơn lên, mối quan hệ giữa
( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
BGH và giáo viên ngày càng gần gũi thân thiết. Ngoài ra nhờ
thường xuyên trao đổi trò chuyện còn giúp BGH nắm bắt được
tâm lý của giáo viên có bị chi phối bởi hoàn cảnh khách quan
nào không
nắm bắt những tâm tư nguyện vọng, những khó khăn vướng
mắc trong công tác và trong cuộc sống của từng thành viên.
Chính vì thế được dự giờ GV cảm thấy tự tin mạnh dạn và tin
tưởng hơn trong chuyên môn.
5. Những công việc cần tiến hành trong quá trình dự giờ
* Khi vào lớp để dự giờ tuỳ theo tình hình của lớp và căn
cứ vào bố trí về chỗ ngồi của giờ dạy hay hoạt động, người dự
giờ cần lựa chọn thật nhanh vị trí ngồi để nghe được thấy được
và nhất là quan sát được tất cả hoạt động của cô và cháu. Cần
lưu ý nét mặt cử chỉ của người dự vui tươi nhẹ nhàng từ đó tạo
không khí thoải mái cởi mở, giáo viên có được tâm thế tự tin
thoải mái bước vào giảng dạy.
* Trong khi dự giờ nếu có nhiều người dự cần phải thật
nghiêm túc, hạn chế việc trao đổi lẫn nhau hoặc trao đổi giữa cô
và trẻ, hoặc có một số ít người khi đang dự nếu có tình huống

xảy ra vội tỏ thái độ không bằng lòng, điều này ảnh hưởng rất
nhiều đến hiệu quả giờ dạy.
* Qua nhiều năm làm công tác chỉ đạo chuyên môn tôi đã
có khá nhiều kinh nghiệm trong khi dự giờ, việc ghi chép cũng
cần quan tâm. Tôi ghi chép một cách chắt lọc chính xác chú ý
các thao tác của giáo viên dùng phương pháp tốc ký ghi rõ
những điều mắt thấy tai nghe vào sổ tay, tôi đánh dấu những ưu
( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
điểm hay nhược điểm vào cột nhận xét để dễ góp ý bài. Cách
ghi chép này giúp chúng ta có nhiều thông tin chi tiết khi đánh
giá và dộ chính xác rất cao, kể cả góp ý ngay sau khi dự hoặc
góp ý những ngày sau
6. Những công việc cần tiến hành sau khi dự giờ
* Kết thúc mỗi đợt dự giờ tôi chuẩn bị thật kỹ nội dung cần
góp ý cũng như hướng khắc phục để toàn trường cùng rút kinh
nghiệm, tổ chức cho chị em được dự giờ mẫu sau đó mỗi cá
nhân nêu lên nhận xét của mình một cách thoải mái, không khí
trao đổi cũng khá hào hứng.
Dự xong một tiết hay một buổi tôi tiến hành góp ý một
cách chi tiết cụ thể nhưng không vụn vặt, cố gắng phát hiện
những cố gắng hay sáng kiến của GV dù rất nhỏ để động viên
tạo cơ hội phát huy. Kết thúc một đợt tôi đều chuẩn bị kỹ nội
dung đánh giá trong toàn trường, cần lưu ý lúc này chỉ nêu
những ưu khuyết điểm chung của tổ chuyên môn những thắc
mắc của đa số GV và những vấn đề cần có sự tham khảo của
tập thể. Tôi không nêu những tồn tại cá biệt của từng giáo viên
vì những vấn đề này tôi đã góp ý riêng với chị em rồi, đây cũng
là cách làm tế nhị khéo léo vừa giữ uy tín cho chị em trước tập
thể và lòng tự trọng của mỗi cá nhân cũng không bị tổn thương.

Tôi chú trọng nêu lên những sáng kiến của chị em trong quá
trình dự giờ để tất cả cùng học hỏi lẫn nhau, không khí các buổi
sinh hoạt chuyên môn thật sự cởi mở và đoàn kết.
Các biện pháp tiến hành sau khi dự giờ như góp ý trực
tiếp, góp ý trong tổ chuyên môn, tổ chức kiến tập cùng nhau
( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
đúc rút kinh nghiệm đã có tác dụng tốt trong hoạt động dự giờ
thăm lớp của BGH. Một biện pháp cần được BGH lưu ý sau mỗi
lần dự giờ thăm lớp đó là giúp GV có được hướng khắc phục,
vừa nêu khuyết điểm vừa đưa ra những giải pháp gợi ý để GV
vận dung vào lớp mình một cách phù hợp. Thí dụ: tôi sưu tầm
các mẫu tranh ảnh, tranh chuyện, cách sắp xếp để có những
tranh trang trí đẹp mắt hợp lứa tuổi MN; giới thiệu các câu
chuyện bài thơ câu đố hoặc một số hình thức vào bài và kết
thúc giờ học nhẹ nhàng mà hiệu quả. Cách làm này tuy có vất vả
nhưng đã giúp cho GV có cơ sở để vận dụng nội dung tích hợp
nhẹ nhàng hợp lý.
* Góp ý vào số dự giờ thăm lớp
Khi dự giờ tôi dành riêng cuốn sổ cá nhân để ghi chép tỉ
mỉ hoạt động của cô của trẻ, sử dụng các ký hiệu để lưu ý
những vấn đề cần thiết. Trong sổ ghi này một bên tường thuật
tiết dạy một bên tôi ghi thêm hướng giải quyết đối với vấn đề
nảy sinh. Nhờ đó tôi không bỏ sót bất kỳ sáng kiến nào của GV
trong quá trình dự giờ.
Giáo viên cũng ghi chép cẩn thận vào sổ dự giờ của mình
mỗi khi được góp ý, phần bài học kinh nghiệm giáo viên sẽ ghi
lại những biện pháp cũng như hướng khắc phục để nâng cao
hiệu quả giờ dạy. Trong những lần dự giờ sau tôi đều xem lại số
ghi chép của mình và của giáo viên để đối chiếu và đánh giá

mức độ sửa chữa của GV với những vấn đề đã được góp ý.
III/ KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
Sau khi áp dụng những biện pháp nêu trên, hoạt động dự
giờ thăm lớp của tôi đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực:
+ Qua điều tra đầu năm học giúp BGH nắm vững tình hình
giảng dạy, năng lực chuyên môn của đội ngũ.
+ Thường xuyên dự giờ thăm lớp và được góp ý kịp thời là
biện pháp nhanh nhất giúp GV có hướng khắc phục những sai
sót, những lệch lạc trong chuyên môn, từ đó tạo cơ hội để chị
em phát huy khả năng sáng tạo và biết vận dụng linh hoạt
phương pháp hiện đại vào chương trình một cách hiệu quả
nhất.
+ Trình độ chuyên môn của đội ngũ được nâng lên rõ nét,
không còn GV yếu kém, các lớp đều xếp loại khá giỏi. Nhiều chị
em phấn đấu để trở thành giáo viên giỏi cấp trường và cấp cơ
sở, chất lượng giáo dục trong toàn trường năm sau thường cao
hơn năm trước.
+ Chất lượng chuyên môn trong nhà trường được nâng
lên rõ rệt theo chiều hướng tăng dần trong từng năm học.
+ Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hầu hết chị em đã
tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến sôi nổi chân tình, không khí
lúc nào cũng vui tươi lạc quan và đoàn kết giúp chị em rút được
nhiều kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm trong toàn trường.
+ Sau dự giờ được góp ý trên tinh thần thoải mái, dân chủ
tạo cho chị em có một tinh thần mạnh dạn tự tin khi có BGH đến
dự giờ. Từ đó xây dựng tốt mối quan hệ đồng nghiệp chan hòa
cộng đồng trách nhiệm.
( Word Reader - Unregistered )

www.word-reader.com
+ Riêng bản thân tôi quá trình dự giờ lên lớp theo kế
hoạch đã giúp tôi nắm bắt được nhiều kiến thức ở nhiều bộ
môn khác nhau, nâng cao được nghiệp vụ quản lý chuyên môn
của bản thân và góp phần tăng thêm uy tín của người quản lý
đối với giáo viên.
Với các biện pháp khi tiến hành hoạt động dự giờ thăm
lớp, GV đã có khả năng nghiên cứu để vận dụng sáng tạo
phương pháp giảng dạy và vận dụng linh hoạt đổi mới hình
thức tổ chức hoạt động CSGD trẻ theo hướng tích hợp chủ
điểm vào CT 26 tuần phù hợp đạt hiệu quả cao.
Qua những việc làm đạt kết quả tốt, chúng toi tạm rút ra
những kinh nghiệm nhỏ như sau:
+ Tiến hành điều tra khảo sát đầu năm học để nắm được
tình hình chuyên môn của đội ngũ, từ đó có cơ sở xây dựng kế
hoạch và biện pháp cụ thể.
+ Trong quá trình dự giờ người quản lý cần tận dụng mọi
điều kiện để góp ý GV một cách chính xác chi tiết. Việc góp ý
phải được tiến hành ngay sau khi dự xong trên tinh thần dân
chủ thoải mái, tế nhị và khéo léo.
+ BGH thường xuyên nghiên cứu, học hỏi để nắm vững
chương trình và yêu cầu chỉ đạo về chuyên môn của ngành.
Nắm bắt kịp thời những nội dung và phương pháp dạy hiện đại
giúp GV cập nhật thường xuyên vào quá trình giảng dạy chăm
sóc giáo dục trẻ. Công việc này còn có tác dụng rất lớn giúp cho
BGH vững vàng tự tin khi góp ý GV tháo gỡ những vướng mắc
( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
trong chuyên môn kịp thời, bên cạnh đó có thêm tư liệu cung
cấp cho GV nhiều ý tưởng hay để chị em vận dụng vào giảng

dạy. Điều đó sẽ nâng cao uy tín của BGH, chị em tin tưởng và
lắng nghe những ý kiển đóng góp của BGH.
+ Trong quá trình dự giờ chúng tôi luôn coi trọng việc tự
học tự bồi dưỡng của từng GV là chủ yếu. Tôn trọng những cố
gắng những sáng kiến dù rất nhỏ của cá nhân nhưng không yêu
cầu rập khuôn máy móc, tùy vào tình hình cụ thể của mỗi lớp để
chị em có sự lựa chọn hợp lý. Những vấn đề mang tính chỉ đạo
thống nhất từ ngành đến trường thì đòi hỏi chị em phải nghiêm
túc thực hiện.
Trong nhiều năm qua nhờ tổ chức có hiệu quả hoạt động
dự giờ thăm lớp trường MN 20/10 đã bồi dưỡng được đội ngũ
giáo viên có trình độ đồng đều về chuyên môn. Sự chuyển biến
về trình độ nghiệp vụ của giáo viên đã dẫn đến sự chuyển biến
về chất lượng giáo dục, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ
chuyên môn.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã
trao đổi học hỏi và áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
được giao. Mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của
chị em đồng nghiệp.
Pleiku, ngày 20 tháng 5 năm 2009
N g ư ờ i
viết
( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
Nguyễn Thị
Ngọc Lan
( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com

×