Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Phân tích thực trạng phân công và hợp tác lao động tại công ty cổ phần Đức Mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 32 trang )

Đề tài: Phân tích cơ sở khoa học của quá trình phân công và hợp
tác lao động? Các nhà quản trị đã vận dụng những nội dung này
để tổ chức quản lý quản lý lao động ở doanh nghiệp như thế nào?
Chứng minh hiệu quả của nó ở doanh nghiệp thương mại cụ thể.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Lời mở đầu
I, Cơ sở lý luận.
1.1.Phân công lao động
1.1.1. Khái niệm phân công lao động
1.1.2. Phân loại phân công lao động trong doanh nghiệp
1.1.3. Nội dung của phân công lao động trong doanh nghiệp
1.1.4. Yêu cầu của phân công lao động
1.2. Hợp tác lao động
1.2.1. Khái niệm hợp tác lao động
1.2.2. Ý nghĩa của hợp tác trong lao động
1.2.3. Phân loại hợp tác lao động
1.3.Cơ sở khoa học của quá trình phân công và hợp tác lao động
1.3.1. Ý nghĩa của tâm lí học với phân công và hợp tác lao động
1.3.2. Giới hạn tâm lí của phân công và hợp tác lao động.
1.4.Mối liên hệ giữa phân công lao động và hợp tác lao động
II. Phân tích thực trạng phân công và hợp tác lao động tại Công ty Cổ Phần
Đức Mạnh.
2.1.Giới thiệu chung về công ty.
2.2. Đôi nét về đặc điểm lĩnh vực đầu tư, phát triển, kinh doanh và dịch vụ bất
động sản chuyên nghiệp.
2.3.Phân công lao động tại Công ty cổ phần Đức Mạnh.
2.3.1. Phân công lao động theo chức năng
2.3.1.1. Lao động gián tiếp
2.3.1.2. Lao động trực tiếp
2.3.2. Phân công lao động theo công nghệ
2.3.2.1. Bộ phận kỹ thuật dự án


2.3.2.2. Bộ phận phòng công nghệ thông tin
2.3.2.3. Bộ phận định mức vật tư thi công
2.3.3. Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc
2.3.3.1. Nhóm lao động chưa qua đào tạo
2.3.3.2. Nhóm lao động đã qua đào tạo
2.3.3.3. Nhóm lao động chuyên gia
2.4.Hợp tác lao động tại Công ty cổ phần Đức Mạnh.
2.4.1. Hợp tác theo công việc:
2.4.1.1. Hợp tác trong hệ thống các đơn vị trực thuộc
2.4.1.2. Hợp tác giữa các bộ phận chuyên môn hóa
2.4.1.3. Hợp tác trong một bộ phận cụ thể
2.4.2. Hợp tác theo thời gian
2.5. Phân tích thế mạnh và hạn chế trong việc phân công và hợp tác lao động
tại công ty.
2.5.1. Thế mạnh và nguyên nhân
2.5.1.1. Thế mạnh
2.5.1.2. Nguyên nhân
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.5.2.1. Hạn chế
2.5.2.2. Nguyên nhân
III. Một vài đóng góp nhằm hoàn thiện quá trình phân công và hợp tác lao
động tại công ty cổ phần Đức Mạnh.
3.1 Một số giải pháp chung.
3.2 Một số giải pháp riêng.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì vấn đề phân công và hợp tác lao
động là một trong những công việc cực kỳ quan trọng trong quá trình quản lý, điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay

gắt hiện nay thì đây là mục tiêu và là yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh
nghiệp. Việc phân công và hợp tác lao động phù hợp góp phần không nhỏ trong
việc tăng năng xuất lao động và đem đến hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Vì vậy, trong những năm gần đây, công tác phân công và hợp tác lao động ngày
càng được quan tâm nhiều hơn, không chỉ trong doanh nghiệp hoạt động sản xuất
kinh doanh mà còn trong mọi tổ chức thương mại và phi thương mại.

Xuất phát từ thực tế trên, nhóm 11 quyết định tìm hiểu về hoạt động phân công
và hợp tác lao động tại Công ty Cổ phần Đức Mạnh.
I. Cơ sở lý luận:
1.1. Phân công lao động:
1.1.1. Khái niệm phân công lao động:

Phân công lao động là việc phân chia quá trình lao động hoàn chỉnh thành
nhiều phần việc và giao cho mỗi bộ phận, mỗi một người lao động trong doanh
nghiệp thực hiện các phần việc đó để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Cụ thể
là phân chia các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp thực hiện một hay một
số các chức năng nhiệm vụ, các phần công việc khác nhau trong quá trình lao động
hoàn chỉnh.
Trong một doanh nghiệp, tổ chức, quá trình lao động hoàn chỉnh là toàn bộ quá
trình lao động nhằm mục đích biến chuyển các yếu tố đầu vào thành sản phẩm,
dịch vụ… đầu ra.
Phân chia lao động hoản chỉnh được hiểu là việc phân chia các bộ phận, các cá
nhân trong doanh nghiệp thực hiện một hay môt số chức năng, nhiệm vụ hay các
phần công việc trong quá trình lao động hoàn chỉnh. Chính sự phối hợp giữa các cá
nhân, các bộ phận thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, các phần công việc khác
nhau đó giúp doanh nghiệp thực hiện được quá trình lao động hoàn chỉnh, hoàn
thành mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong doanh
nghiệp, kết quả lao động của mỗi người lao động chỉ là một bộ phận trong thành

quả lao động chung của tập thể người lao động.
Trong mỗi thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chức
năng, nhiệm vụ cũng như các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là có sự thay
đổi cho phù hợp với chiến lược hoạt động và điều kiện thực tế của doanh nghiệp,
của thị trường. Chính vì vậy mà phân chia lao động hoàn chỉnh cần có sự điều
chỉnh sao cho thích hợp.
1.1.2. Phân loại phân công lao động trong doanh nghiệp:
Trong doanh nghiệp có 3 hình thức phân công lao động: phân công lao động
theo chức năng; phân công lao động theo công nghệ và phân công lao động theo
mức độ phức tạp của công việc:

Phân công lao động theo chức năng: lao động trong tổ chức, doanh nghiệp được
chia làm 2 loại là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp:
Lao động trực tiếp là những người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất
kinh doanh, quá trình cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp như: nhân viên bán
hàng, nhân viên thu ngân, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên sản xuất…
Lao động gián tiếp là những người không tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Ví dụ như lao động quản lý, nhân viên
y tế, nhân viên phục vụ đời sống văn hóa…
Phân công lao động theo công nghệ là hình thức phân công lao động tách riêng
các loại công việc khác nhau tùy thuộc theo yêu cầu công nghệ để thực hiện các
loại công việc đó. Căn cứ vào tính hiện đại và phức tạp của mỗi công việc, quá
trình lao động hoàn chỉnh được thực hiện bởi công nghệ sẽ được phân chia thành
các phần việc khác nhau.
Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc: là hình thức phân chia
lao động trong đó doanh nghiệp tách riêng các công việc khác nhau tùy theo tính
chất phức tạp của công việc. Mức độ phức tạp của công việc được phản ánh qua
một số tiêu thức như: trình độ công nghệ, thao tác kỹ thuật thực hiện công việc, vị
trí của công việc trong hệ thống doanh nghiệp. Ứng với những mức độ phức tạp
khác nhau của công việc thì đòi hỏi người lao động phải có trình độ, kỹ năng,

phẩm chất tương ứng để thực hiện tốt. Phân theo mức độ phức tạp của công việc,
lao động trong doanh nghiệp sẽ bao gồm 3 dạng lao động: lao động chưa qua đào
tạo, lao động đã qua đào tạo và lao động chuyên gia.
1.1.3. Nội dung của phân công lao động trong doanh nghiệp:
Phân công lao động hợp lý có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả
trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao năng suất lao
động. Phân công lao động trong doanh nghiệp gồm 3 nội dung cơ bản sau:
a. Tổ chức và định mức lao động:
Xây dựng danh mục các công việc trong quá trình lao động hoàn chỉnh của
doanh nghiệp: Danh mục công việc của doanh nghiệp trong quá trình lao động
hoàn chỉnh được phân chia theo 3 cách đó là chức năng, công nghệ và mức độ
phức tạp:
- Theo chức năng: Danh sách chức năng của các doanh nghiệp được xác định cơ
bản phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đó đã đăng ký. Căn cứ
các chức năng mà doanh nghiệp đảm nhận, doanh nghiệp sẽ xây dựng các bộ phận,
phòng ban để có thể thực hiện chức năng đó. Ví dụ như đối với doanh nghiệp
thương mại dịch vụ gồm có các bộ phận kinh doanh, bộ phận kho hàng, bộ phận
dịch vụ thương mại…
- Theo công nghệ: đối với cách phân công lao động theo công nghệ thì việc xây
dựng danh mục các công việc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố máy móc thiết bị
công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng. Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của
công nghệ mà hoạt động lao động được tách thành những công việc riêng biệt hình
thành cơ cấu danh mục công việc của doanh nghiệp.
- Theo mức độ phức tạp của công việc: Việc xây dựng hệ thống chức danh công
việc của một doanh nghiệp xuất phát từ việc xây dựng các định mức lao động chi
tiết cho từng khâu nghiệp vụ cụ thể. Quy trình chi tiết chỉ rõ để hoàn thành từng
khâu nghiệp vụ gồm bao nhiêu công việc cụ thể và cách thức tiến hành từng khâu.
Căn cứ vào đó, người quản lý sẽ phân tích mức độ phức tạp của các khâu công việc
và bố trí cán bộ thực hiện một cách phù hợp hiệu quả.
b. Xác định các yêu cầu của công việc và tiêu chuẩn của lao động thực hiện công

việc:
Trong doanh nghiệp, các yêu cầu công việc được thể hiện trong bản mô tả công
việc, các tiêu chuẩn của lao động thực hiện công việc được thể hiện trong bản tiêu
chuẩn công việc. Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc là hai sản phẩm
của quá trình phân tích công việc.
Khi xác định yêu cầu công việc, doanh nghiệp sẽ chỉ ra các phần công việc cụ
thể bao gồm các tiêu chuẩn về trình độ, các tiêu chuẩn về kỹ năng, các tiêu chuẩn
về phẩm chất phụ thuộc vào tính chất, mức độ phức tạp của từng công việc. Công
việc nào có tính chất phức tạp càng cao thì yêu cầu đặt ra đối với người lao động
thực hiện công việc đó càng lớn.
c. Tiến hành phân công lao động:
Tiến hành phân công lao động theo đúng yêu cầu của công việc, áp dụng những
biện pháp đảm bảo có hiệu quả.
- Theo yêu cầu công việc
- Phù hợp với tiêu chuẩn
Thực hiện phân công lao động theo đúng yêu cầu của công việc và cần đảm bảo
những nguyên tắc của quá trình bố trí nhân lực gồm: nguyên tắc theo quy hoạch,
nguyên tắc logic hiệu suất, nguyên tắc lấy sở trường làm chính, nguyên tắc dân chủ
tập trung.
Bên cạnh đó, việc phân công lao động trong doanh nghiệp cũng cần căn cứ vào
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để xem xét tới nhu cầu cần bao nhiêu
người lao động với yêu cầu như thế nào trong thời gian tới. Sau đó xem xét từ thực
trạng nhân lực hiện tại của doanh nghiệp hiện tại: có bao nhiêu người lao động, bộ
phận nào đang dư thừa lao động, bộ phận nào đang thiếu lao động, người lao động
có sở trường, sở đoản gì… Từ đó doanh nghiệp sắp xếp người lao động vào các bộ
phận phù hợp và thực hiện phân công lao động môt cách hợp lý và có hiệu quả.
1.1.4. Yêu cầu của phân công lao động:
Một là, đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của phân công lao động
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, kinh doanh và với những yêu cầu cụ
thể của quy trình công nghệ.

Hai là, phải xuất phát từ yêu cầu công nghệ trong sản xuất kinh doanh, để lựa
chọn con người, làm phương hướng phấn đấu, đào tạo, phát triển hoặc thuyên
chuyển người lao động đến vị trí phù hợp.
Ba là, đảm bảo sự phù hợp giữa công việc được phân công năng với đặc điểm
và khả năng của con người, phân công lao động phải nhằm mục đích phát triển
toàn diện con người, trên cơ sở không ngừng làm cho nội dung lao động phong
phú, hấp dẫn, phát huy tính sáng tạo trong lao động sản xuất kinh doanh.
1.2. Hợp tác lao động:

1.2.1. Khái niệm hợp tác lao động:
Hợp tác lao động là sự phối hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ trong quá
trình phân công lao động theo một chủ đích nhất định để tạo thành sản phẩm, dịch
vụ hoàn chỉnh phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được
mục tiêu của doanh nghiệp.
Hợp tác là một quy luật của tổ chức lao động. Nội dung của quy luật hợp tác lao
động đó là sự luân chuyển từ lao động cá nhân sang dạng lao động kết hợp nhiều
người trong cùng một quá trình hoặc trong những quá trình lao động khác nhau.
Hợp tác lao động trở thành sự cần thiết khách quan của sự phát triển của tổ chức
lao động, thúc đẩy phát triển sức sản xuất xã hội do phát huy sức mạnh tập thể xuất
phát từ hợp tác lao động.
1.2.2. Ý nghĩa của hợp tác trong lao động:
Ý nghĩa kinh tế của tổ chức lao động trên cơ sở hợp tác lao động là thay đổi có
tính chất cách mạng điều kiện vật chất của quá trình lao động ngay cả khi cở sở kỹ
thuật và phương pháp lao động thay đổi; đạt được những kết quả lao động khác
hẳn so với lao động riêng lẻ, đặc biệt đối với những loại lao động phức tạp, đòi hỏi
sự tham gia của nhiều người.
Ý nghĩa xã hội của hợp tác trong lao động là làm tăng tính tích cực do xuất hiện
tính kích thích lao động trong tập thể lao động; tăng cường mối quan hệ giữa người
với người trong quá trình lao động.
1.2.3. Phân loại hợp tác lao động:

Có 2 loại hợp tác lao động trong doanh nghiệp là hợp tác lao động theo
công việc và hợp tác lao động theo thời gian:
- Hợp tác lao động theo công việc: hợp tác giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh
dịch vụ được chuyên môn hóa; hợp tác giữa các bộ phận chuyên môn hóa trong
cùng một cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ; hợp tác giữa những người lao động
với nhau trong cùng một bộ phận sản xuất kinh doanh dịch vụ.
- Hợp tác lao động theo thời gian: là tổ chức các ca làm việc trong 24h. Bố trí ca
làm việc hợp lý là một nội dung của công tác tổ chức lao động trong các doanh
nghiệp. Thông thường, người lao động làm việc ban ngày có hiệu quả hơn là ca
đêm, nhưng đối với một số doanh nghiệp thương mại dịch vụ với những đặc điểm
riêng của mình thì ca tối và những ca làm việc trong ngày cuối tuần mới thực sự là
những ca làm việc mang lại doanh thu chính cho doanh nghiệp. Trong doanh
nghiệp thương mại dịch vụ thường có 3 ca làm việc được phân bố thời gian như
sau: ca 1 từ 7h- 12h; ca 2 từ 12h- 18h; ca 3 từ 18h- 22h.
1.3. Cơ sở khoa học của quá trình phân công và hợp tác lao động.
1.3.1. Ý nghĩa của tâm lí học với phân công và hợp tác lao động.
Phân công và hợp tác lao động trong doanh nghiệp là một trong những nội dung
quan trọng của tổ chức lao động khoa học. Xu hướng của phân công lao động hiện
nay ngày càng chuyên môn hóa hẹp người với sự ra đời của nhiều ngành sản xuất
mới với công nghệ hiện đại và phức tạp. Nguyên tắc của phân công và hợp tác lao
động hiện nay phải xét trên hai giác độ: con người phải phù hợp với máy móc thiết
bị, máy móc thiết bị phải phù hợp với con người. Xét trên lĩnh vực tâm lí học, tổ
chức quá trình lao động thể hiện trên hai mặt sau:
- Mặt phương pháp thực hiện công việc: quá trình lao động được thực hiện nhờ kĩ
năng, kỹ xảo và trình độ lành nghề đã đạt được của người lao động.
- Về mặt cá nhân: quá trình lao động phản ánh giá trị đời sống hoạt động của con
người, là phương tiện sống và tồn tại của người lao động.
* Trong giai đoạn phát triển ngày càng mạnh của khoa học và kỹ thuật hiện nay,
xu hướng của tổ chức lao động đang diễn ra theo chiều hướng:
- Hao phí thể lực ngày càng giảm do quá trình cơ khí hóa và tự động hóa diễn ra

nhanh chóng.
- Hao phí về trí lực ngày càng gia tăng do công nghệ và máy móc thiết bị, trình độ
quản lí này càng phát triển mạnh.
- Sự căng thẳng thần kinh ngày càng cao do sự tiếp xúc với tốc độ làm việc ngày
càng lớn và độ chính xác ngày càng cao.
* Tâm lí học lao động có vai trò to lớn đối với tổ chức lao động khoa học nói
chung và với phân công và hợp tác lao động nói riêng:
- Tâm lí học lao động đã chỉ ra những phát triển của khoa học kỹ thuật đã tác động
xấu đến con người là những gì và đưa ra các giải pháp khắc phục nó.
- tâm lí học đã chỉ ra các giới hạn tâm lí của con người trong lao động để giúp cho
tổ chức quá trình lao động đạt được những tối ưu tronh hoạt động.
- Tâm lí học lao động còn cho thấy những vấn đề kích thích lao động tạo nên động
lực thúc đẩy hành động con người.
- Chỉ ra những đòi hỏi về giá trị lao động, giá trị tinh thần của cuộc sống giúp cho
công tác tổ chức lao động và quản lí sản xuất đạt được hiệu quả cao.
- Chỉ ra tác động xấu của môi tường lao động, môi trường tập thể đến con người
để giúp cho hoàn thiện chúng, thỏa mãn những yêu cầu của người lao động.
- Chỉ ra cho tổ chức lao động thấy được các yếu tố tâm lí của sự phát triển năng
lực, kỹ năng, kỹ xảo lao động và chỉ ra các giải pháp sử dụng họ có hiệu quả hơn.
1.3.2. Giới hạn tâm lí của phân công và hợp tác lao động.
Quá trình phát triển của kỹ thuật một mặt đã nâng cao những đòi hỏi của hoạt
động của tư duy con người, nó thúc đẩy sự phát triển của các năng lực, trí tuệ, sự
sáng tạo của lao động, nó đã làm phong phú thêm nội dung lao động, chuyên môn
hóa sâu người lao động làm cho năng suất lao động cao. Theo các nhà nghiên cứu
tâm lí, sự chuyên môn hóa quá hẹp biểu hiện ở thời gian hao phí cho một thao tác
lao động quá ngắn, dẫn đến giảm năng lực lao động của con người. Về tâm lí, sự
đơn điệu đã tác động xấu đến người lao động ở các điểm sau:
- Tính đơn điệu sẽ dẫn đến sự mệt mỏi do các hoạt động cứ lặp đi lặp lại dẫn đến
sự nhàm chán, năng lực làm việc giảm, mệt mỏi tăng làm cho chất lượng sản phẩm
không cao.

- Tính đơn điệu làm giảm hứng thú lao động, làm mất đi sự kích thích sáng tạo
trong lao động. Con người làm việc như một cái máy,không cần đến suy nghĩ,
không cần sáng tạo.
- Sự đơn điệu làm căng thẳng thần kinh rất lớn. Sự đơn điệu dẫn đén nhàm chán,
mất sự hứng thú, do đó làm cho sự căng thẳng thần kinh cảm giác trong trạng thái
không có nghĩa.
- Con người làm việc trong điều kiện tính đơn điệu cao dẫ đến thái độ thù địch với
lao động làm cho động cơ lao động bị suy giảm, sự thỏa mãn với lao động bị tiêu
tan và dẫn đến giảm hạnh phúc của mỗi người. Sinh ra quan niệm về lao động là
“khổ sai” chứ không phải là “niềm hạnh phúc”.
Về sản xuất, tính đơn điệu đã làm xuất hiện hàng loạt điều bất lợi với người quản
lí. Những bất lợi đó thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sự chuyên môn hóa hẹp không thể khai thác để tăng năng suất lao động, tiếp tục
được nữa.
- Những công nhân đã phản ứng lại các nhà quản lí ngày càng mạnh. Do vậy các
nhà tâm lí học cho rằng chúng ta phải quan tâm đến người lao động, coi họ là yếu
tố tiềm năng để nâng cao năng suất lao động.
- Sử dụng quan hệ con người nhằm tạo ra sự đồng cảm giữa những người lao động
để nâng cao khả năng làm việc của họ.
- Tạo ra cảm giác về vai trò và vị trí cao trong lao động và từng bước xây dựng
con người lao động là người làm chủ quá trình lao động.
- Làm phong phú lao động để chống lại tính đơn điệu.
- Thực hiện cưng cố lợi ích và quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao
động.
* Công tác phân công và hợp tác lao động phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản
sau đây của người lao động:
- Phải đảm bảo tính độc lập trong hoạt động.
- Phải đảm bảo tính chủ động trong lao động.
- Phải đảm bảo tính sáng tạo trong lao động.
- Phải đảm bảo sự hứng thú với lao động.

- Phải đảm bảo sự thăng tiến đối với người lao động.

Các giải pháp chống lại tính đơn điệu:
- Kết hợp nhiều thao tác có nội dung đơn giản kém xúc tích thành những thao tác
có những nội dung phong phú hơn, súc tích hơn.
- Thay đổi vị trí công nhân trong dây chuyền công nghệ theo chu kì hoặc không
theo chu kì.
- Thay đổi nhịp độ làm việc trong dây chuyền.
- Thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
- Sử dụng các phương pháp thẩm mỹ tác động vào sản xuất như: âm nhạc, màu
sắc.
- Sử dụng các khuyến khích vật chất và tinh thần thích đáng bao gồm: tiền lương,
tiền thưởng, các phúc lợi khác…
1.4. Mối liên hệ giữa phân công lao động và hợp tác lao động:
Phân công lao động và hợp tác lao động là hai mặt của một quá trình sử dụng
sức lao động. Phân công lao động phải tính đến khả năng có thể hợp tác được và
hợp tác lao động phải dựa trên cơ sở của sự phân công. Phân công lao động càng
sâu bao nhiêu thì hợp tác lao động càng tỷ mỷ và chặt chẽ bấy nhiêu.
- Yêu cầu chung của phân công lao động và hợp tác lao động:
Yêu cầu chung của sự phân công và hợp tác lao động là phải bảo đảm sử dụng hợp
lý, tiết kiệm sức lao động, phát huy được tính chủ động và sáng tạo của mỗi người,
tạo điều kiện duy trì và nâng cao khả năng làm việc lâu dài cũng như sự hứng thú
của người lao động, đồng thời vẫn bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn vật chất
kỹ thuật như: máy móc thiết bị, vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Khi phân công lao động và hợp tác lao động cần chi tiết hoá yêu cầu
chung trên thành các yêu cầu cụ thể trong từng doanh nghiệp.
- Các yêu cầu của phân công lao động và hợp tác lao động:
• Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của phân công lao động với trình
độ phát triển của kỹ thuật và công nghệ, với các yêu cầu khách quan của sản xuất.
• Đảm bảo mỗi người có đủ việc làm trên cơ sở mức lao động khoa học; công việc

phải phù hợp với năng lực, sở trường và đào tạo của mỗi người; nhằm mục đích
phát triển con người một cách toàn diện.
• Đảm bảo sử dụng một cách có hiệu quả nhất mọi nguồn lực trong doanh nghiệp
(vốn - vật tư - kỹ thuật và lào động).
Tuy nhiên, phân công và hợp tác lao động trong doanh nghiệp cũng cần
phải chú ý đến những giới hạn của nó. Các giới hạn đó thể hiện trên các mặt:
kỹ thuật - công nghệ, kinh tế, tâm - sinh lý lao động, xã hội, tổ chức.
* Ý nghĩa của phân công lao động và hợp tác lao động:

- Phân công lao động cho phép mỗi cá nhân và mỗi tập thể có điều kiện thực hiện
chuyên môn hoá sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng công tác, nâng cao năng
suất lao động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Nhờ có chuyên môn hoá mà
doanh nghiệp giảm được chi phí đào tạo; người lao động nhanh chóng tích lũy
được kinh nghiệm trong sản xuất, doanh nghiệp có điều kiện thiết kế và sử dụng
các máy móc thiết bị chuyên dùng,
- Hợp tác lao động trong doanh nghiệp nhằm phối hợp một cách tích cực và hài
hoà nhất mọi cố gắng của mỗi cá nhân và tập thể trong một điều kiện tổ chức -
kinh tế - kỹ thuật - xã hội xác định, nhằm sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vật chất
hiện có. Hiệu quả xã hội của sự hiệp tác là tăng khả năng làm việc của từng cá
nhân do có sự tiếp xúc xã hội mà nảy sinh sự thi đua giữa những người cùng sản
xuất và xuất hiện những động cơ mới, kích thích mới trong các mối quan hệ.
II. Phân tích thực trạng phân công và hợp tác lao động tại Công ty Cổ Phần
Đức Mạnh.
2.1. Giới thiệu chung về công ty.
Công ty Cổ phần Đức Mạnh (trước đây là Công ty TNHH Đức Mạnh) thành lập
từ ngày 27/07/2001. Công ty được thành lập từ việc chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp từ Công ty TNHH Đức Mạnh sang Công ty Cổ phần Đức Mạnh kể từ ngày
03/04/2007 theo Quyết định số 39/QĐ-CTĐM của Chủ tịch Hội đồng thành viên
Công ty TNHH Đức Mạnh ngày 30/3/2007.
* Văn phòng công ty:

- Văn phòng điều hành: 253 - 255 - 257 Hùng Vương, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
* Ngành nghề kinh doanh chính
- Kinh doanh địa ốc.
- Dịch vụ cho thuê văn phòng.
- Dịch vụ quảng cáo thương mại.
- Tư vấn, giám sát công trình dân dụng.
- Kinh doanh vận tải hàng.
- Kinh doanh ô tô, máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế, hàng nông, lâm xuất
khẩu.
- Xây dựng các công trình dân dụng, thuỷ lợi, thuỷ điện.
- Dịch vụ thương mại.
- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá.
- Kinh doanh khách sạn.
- Dịch vụ du lịch.
- Kinh doanh sắt thép phế liệu các loại.
- Kinh doanh kim loại màu.
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Điều
lệ Công ty và các qui định pháp lý hiện hành có liên quan.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY

ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ CHỦ TỊCH
HĐQT
TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM
SOÁT
TRỢ


TGĐ
PHÓ TGĐ
TÀI CHÍNH
PHÓ TGĐ
KỸ THUẬT
PHÓ TGĐ
KINH
DOANH
PHÓ TGĐ
MAKETING
CÔNG TY
GÓP VỐN
CÔNG TY
LIÊN
DOANH
PHÒNG TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KỸ THUẬT DỰÁN
PHÒNG PR & MAKETTING
PHÒNG HÀNH CHÍNH-NHÂN
SỰ
PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN
CTY MTDV KHÁCH SẠN
CTY MD&DV XUẤT NHẬP KHẨU
CTY THƯƠNG MẠI SIÊU THỊ ĐM
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XD
Bộ phận giúp việc TGĐ
theo QĐ ủy nhiệm

Hệ thống phòng ban chức năng
Hệ thống các đơn vị trực thuộc
1
4
2
3
Chú thích các mối quan
hệ
1: Chỉ đạo-tham mưu
2: Chỉ đạo-thừa hành
3: Nghiệp vụ-chức năng
4: Triển khai-giám sát

Công ty đang xây dựng một khối liên hợp – Vĩnh Trung Plaza theo tiêu chuẩn
quốc tế nằm ngay trung tâm Thành phố Đà Nẵng, một thành phố mang tính chiến
lược của Miền Trung Việt Nam. Vĩnh Trung Plaza là một điểm đến lý tưởng, một
công trình tổng hợp gồm: Tòa tháp căn hộ 18 tầng, Tòa tháp Văn phòng 12 tầng,
Trung tâm mua sắm lớn - Big C, Khách sạn 4 sao - tiêu chuẩn quốc tế và Khu vui
chơi, bán lẻ, giải trí theo tiêu chuẩn hiện đại, lịch lãm.
2.2. Đôi nét về lĩnh vực đầu tư, phát triển, kinh doanh và dịch vụ bất động sản
chuyên nghiệp và kinh doanh dịch vụ bất động sản.
- Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận.
- Kinh doanh dịch vụ bất động sản là các hoạt động hỗ trợ kinh doanh
Theo các chuyên gia, xu hướng phát triển mở rộng ít nhất kéo dài đến năm
2020, khi Việt Nam cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa, đi vào phát triển theo
chiều sâu.
2.3. Phân công lao động tại Công ty cổ phần Đức Mạnh.
2.3.1. Phân công lao động theo chức năng.

Phân công lao động theo chức năng tạo nên cơ cấu lao động chung trong toàn

doanh nghiệp. Phương pháp phân công này giúp mọi cá nhân và bộ phận làm việc
đúng phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, đồng thời thực hiện tốt các mối
liên hệ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phòng Kĩ thuật dự
án, phòng hành
chính nhân sự,
phòng kinh doanh
Phòng MKT-PR,
phòng công nghệ
thông tin, phòng
kĩ thuật dự án
Văn phòng đại
diện, phòng kế
toán- tài chính,
phòng kinh doanh
Văn phòng
đại diện,
phòng Kế
toán tài chính
Quá trình cung ứng dịch vụ hoàn chỉnh của công ty Đức Mạnh
Chiến lược DV Tiếp cận TT Cung ứng DV Sau DV
Lập
KH
Xác
Định
TT
Mục
tiêu
KH
MKT,

quảng
bá hình
ảnh
Tìm
Kiếm
KH
Trong
TT
Mục tiêu
Tiếp
xúc
KH

kết
Hợp
đồng
Dự
toán
Chi
phí
Xác
Định
KH
Về
Đội
Ngũ
NL
Chiết
khấu
Dịch

vụ
Bảo
dưỡng,
sửa
chữa,
nâng
cấp,
thay thế
Bảo
dưỡng,
sửa
chữa,
nâng
cấp,
thay thế
Mục tiêu doanh nghiệp
Phòng Kĩ thuật dự
án, phòng hành
chính nhân sự,
phòng kinh doanh
Phòng MKT-PR,
phòng công nghệ
thông tin, phòng kĩ
thuật dự án
Văn phòng đại diện,
phòng kế toán- tài
chính, phòng kinh
doanh
Văn phòng đại
diện, phòng Kế

toán tài chính
Quá trình cung ứng dịch vụ hoàn chỉnh của công ty Đức Mạnh
Chiến lược DV Tiếp cận TT Cung ứng DV Sau DV
Lập
KH
Xác
Định
TT
Mục
tiêu
KH
MKT,
quảng
bá hình
ảnh
Tìm
Kiếm KH
Trong TT
Mục tiêu
Tiếp
xúc
KH

kết
Hợp
đồng
Dự
toán
Chi
phí

Xác
Định
KH
Đội
Ngũ
NL
Chiết
khấu
Dịch
vụ
2.3.1.1. Lao động gián tiếp:
*Bộ phận quản lý chung:
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, có nhiệm
vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hoạt động; quyết định các
chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo
luận thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; bầu, bãi nhiệm Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty.

- Hội đồng quản trị: là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra gồm 04 thành viên với nhiệm kỳ 05 năm. Hội đồng quản trị nhân danh
Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và
nghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý khác
trong công ty.
- Ban kiểm soát: bao gồm 03 thành viên do đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm với
nhiệm kỳ 05 năm; Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong
hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành của Tổng giám đốc
và các Báo cáo tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị
và Tổng giám đốc.
- Ban Tổng giám đốc: bao gồm 06 người: 01 Tổng giám đốc và 04 Phó Tổng giám

đốc, 01 trợ lý. Tổng giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Tổng giám đốc giúp
việc Tổng giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc về các nội dung công việc được phân công và những công việc được
Tổng giám đốc ủy quyền.
*Bộ phận kế hoạch kinh doanh:
*Bộ phận hành chính nhân sự:
*Bộ phận kỹ thuật dự án:
*Bộ phận tài chính kế toán:
*Bộ phận văn phòng đại diện: Chức năng nhiệm vụ
- Lập kế hoạch, giao dịch, quan hệ khách hàng.
- Định biên: mỗi văn phòng đại diện gồm 5 người trong đó có 1 thư kí và
4 tư vấn viên.
* Ngoài ra còn có các lao động giản tiếp ở các bộ phận như: nhân viên y
tế, nhân viên tạp vụ, nhân viên bảo vệ…
2.3.1.2. Lao động trực tiếp:
* Bộ phận lao động trực tiếp của Công ty TM&DV Xuất nhập khẩu.
- Công nhân bốc xếp, nhân viên kho xưởng, bãi đỗ hàng, nhân viên bán hàng,
nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên thu mua hàng nhập, nhân viên thu
ngân….
*Bộ phận lao động trực tiếp của Công ty TMDV Khách sạn.
- Nhân viên lễ tân, nhân viên buồng phòng, nhân viên Sales, marketing, nhân viên
lữ hành, nhân viên phục vụ hồ bơi, bếp ăn và quầy bar, nhân viên điện nước…
*Bộ phận lao động trực tiếp của Công ty thương mại Siêu thị điện máy.
- Nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên lễ tân, nhân viên
thu ngân, nhân viên kho, …
*Bộ phận lao động trực tiếp của Ban quản lý các dự án xây dựng.
- Các lao động xây dựng tại các công trường, nhân viên thu mua nguyên vật liệu,
nhân viên kho bãi, nhân viên Sales, marketing, nhân viên thu ngân, nhân viên đo

đạc công trình, kỹ sư công trình, kỹ sưđiện, nhân viên thiết kế đồ họa, nhân viên
IT,…
2.3.2. Phân công lao động theo công nghệ:
2.3.2.1. Bộ phận kỹ thuật dự án:
Mức độ sử dụng công nghệ trong lao động của bộ phận này là tương đối nhiều.
bởi nhiệm vụ của bộ phận này ngoài việc tiến hành phác thảo các dự án, kế hoạch
dài hạn hay ngắn hạn dành cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai thì bộ phận
kỹ thuật dự án có giám sát các bản quyết toán, tính toán giá trị của các công trình,
ngoài ra còn phải làm việc với rất nhiều các thủ tục giấy tờ khác, chính vì thế nên
tình hình sử dụng công nghệ tại bộ phận này là phổ biến và việc phân công lao
động cũng dựa trên tình hình sử dụng công nghệ trong công việc. Bộ phận này
được xây dựng gồm 7 người (1 kĩ sư Trưởng bộ phận kĩ thuật dự án, 3 kĩ sư, 1 kiến
trúc sư, 1 kĩ sư trưởng bộ phận M&E, 1 thư kí bộ phận M&E).
2.3.2.2. Bộ phận phòng công nghệ thông tin:
Là bộ phận sử dụng hầu như toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị trong khi lao
động, là bộ phận kết nối các bộ phận khác trong công ty và điều hành hệ thống
máy móc công nghệ của toàn công ty hoạt động. Lượng lao động sử dụng trong bộ
phận này tương đối nhiều (10 người) trong đó có tới 7 nhân viên IT, 1 trưởng
phòng và 2 trưởng bộ phận.
2.3.2.3. Bộ phận định mức vật tư thi công:
Là bộ phận xác nhất khối lượng cũng như số lượng vật tư cần sử dụng, theo dõi
hoạt động xuất nhập vật tư cho các dự án và tổng hợp toàn công ty, lập báo cáo
thống kê vật tư theo định kì, chịu trách nhiệm bảo vệ kho vật tư của công ty, lưu
trữ các hồ sơ, chứng từ hóa đơn mua bán, nhượng xuất nhập thiết bị, đảm bảo tính
khoa học chính xác và kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan chức năng hay Ban
giám đốc.
Định biên cho bộ phận này là 3 người (1 nhân viên phụ trách vật tư dự án KTX,
1 phụ trách vật tư dự án khu Đại Địa Bảo, 1 phụ trách vật tư dự án khu B2 và Công
ty).
2.3.3 Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc:


2.3.3.1. Nhóm lao động chưa qua đào tạo
Đây là nhóm lao động đựợc thực hiện những công việc không yêu cầu nhiều
đến trình độ chuyên môn trong công việc. Đa số những lao động thực hiện trong
mức độ này là những người lao động trực tiếp bằng chân tay, ít sử dụng hay nói
cách khác là hầu như không phải sử dụng chất xám cho công việc mà họ thực hiện
mà chỉ sử dụng sức lao động phổ thông là chủ yếu.
Tại công ty Đức Mạnh nhóm lao động này bao gồm: nhân viên tạp vụ, nhân
viên an ninh, nhân viên phục vụ hồ bơi, nhân viên buồng phòng khách sạn, công
nhân bốc xếp, thợ xây, …
2.3.3.2. Nhóm lao động đã qua đào tạo:
Những lao động thực hiện các công việc dựa trên trình độ chuyên môn đã đựoc
đào tạo qua trường lớp nhất định, được đào tạo những kỹ năng cần thiết, phù hợp
với công việc mà họ đảm nhận. Họ không yêu cầu quá cao về trình độ, song cũng
cần có những hiểu biết để hoàn thành công việc. Những lao động trong nhóm này
là việc tại các phòng ban tổ chức của công ty ở mức độ chưa thực hiện chức năng
quản lý chuyên sâu. nhân viên phòng kế toán tài chính, hành chính nhân sự, vật tư
thiết bị

Tại công ty Đức Mạnh nhóm lao động này bao gồm: nhân viên thiết kế đồ họa,
nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên phòng kế toán tài chính,
hành chính nhân sự, giám sát Housekeeping, nhân viên IT, Kỹ sư xây dựng dân
dụng và công nghiệp, nhân viên kỹ thuật bảo trì, nhân viên kinh doanh bất động
sản, vật tư thiết bị
2.3.3.3. Nhóm lao động chuyên gia:
Nhóm lao động này đòi hỏi trình độ chuyên môn ở mức độ cao cấp, có khả năng
quản lí và đinh hướng chiến lược cho công ty. Họ sử dụng nhiều chất xám cho
công việc của mình. Mức độ phức tạp dành cho những lao động này ở mức độ rất
cao. Thành phần của nhóm lao động này là trưởng phòng ban các bộ phận trong
công ty, hay thành viên của ban quản trị, ban giám đốc công ty, có quyền lãnh đạo

và đưa ra các quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.
Tại công ty Đức Mạnh nhóm lao động này bao gồm: Tổng giám đốc điều hành
và Phó tổng giám đốc các bộ phận Tài chính, kỹ thuật, kinh doanh, Marketing và
các Giám đốc ủy quyền.
2.4. Hợp tác lao động tại Công ty cổ phần Đức Mạnh.
2.4.1. Hợp tác theo công việc:
2.4.1.1. Hợp tác trong hệ thống các đơn vị trực thuộc:
Công ty cổ phần Đức Mạnh bao gồm hệ thống các đơn vị trực thuộc đều nằm
dưới sự quản lý chung của hệ thống Tổng giám đốc điều hành, Hội đồng quản trị,
Ban Phó Tổng giám đốc và các Giám đốc ủy quyền.
2.4.1.2. Hợp tác giữa các bộ phận chuyên môn hóa:
- Hợp tác cùng bộ phận kế hoạch kinh doanh.
- Hợp tác cùng bộ phận hành chính nhân sự.
- Phối hợp cùng bộ phận tổ chức công tác lao động, kiểm tra an toàn lao động.
- Hợp tác cùng bộ phận kỹ thật dự án.
- Hợp tác cùng bộ phận tài chính kế toán.
- Hợp tác cùng bộ phận văn phòng đại diện: Là bộ mặt của công ty, cung cấp công
việc tới các phòng ban trong công ty.
2.4.1.3. Hợp tác trong một bộ phận cụ thể:
Hợp tác trong một bộ phân cụ thể được thể hiện rõ nét qua việc định biên lao
động của mỗi bộ phận. Mỗi lao động trong từng bộ phận đều được gắn với một
công việc, chức danh cụ thể đã được chia nhỏ. Công việc của một cá nhân này sẽ
hỗ trợ công việc của cá nhân khác nhằm hoàn thành được nhiệm vụ của mỗi phòng
ban và hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.
Cụ thể như tại phòng hành chính nhân sự của công ty cổ phần Đức Mạnh, bộ
phận được định biên 6 người bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phụ trách nhân sự, 1 phụ
trách hành chính pháp lí, 1 văn thư tổng hợp, 2 quản lý hệ thống IT.
Nhân viên phụ trách nhân sự nói chung quản lý về các mảng như tuyển dụng,
đào tạo, đãi ngộ… Nhân viên phụ trách hành chính pháp lý sẽ giải quyết các thủ
tục về mặt pháp lý trong các công việc: ký kết hợp đồng lao động, giải quyết tranh

chấp lao động, các chính sách về bảo hiểm xã hội, đào tạo… nhằm hỗ trợ cho nhân
viên phụ trách nhân sự. Đồng thời nhân viên phụ trách nhân sự cũng cần trao đổi
cung cấp thông tin, thực hiện công việc quản lý của mình dựa theo chính sách
mang tính pháp lý mà nhân viên hành chính nhân sự cung cấp (thực hiện quản lý
lao động theo Nội quy lao động xây dựng dựa trên Luật lao động, giải quyết tranh
chấp, chính sách dựa trên những quy định của Nhà nước…). Nhân viên văn thư
là nhân viên phụ trách lưu trữ, soạn thảo các văn bản liên quan đến chức năng của
bộ phận…
2.4.2. Hợp tác theo thời gian:
Các nhân viên quản lý các cấp, nhân viên văn phòng làm việc theo giờ hành
chính: Các nhân viên làm việc trực tiếp như bộ phận nhà phòng, nhân viên trực làm
việc theo các ca: từ 7h-12h; ca 2 từ 12h-18h; ca 3 từ 18h-22h; ca 4 từ 22h-3h; ca 5
từ 3h-8h. (áp dụng cho dịch vụ khách sạn của công ty).
2.5.Thành quả đạt được 5 . Những cột mốc lịch sử:
- Ngày 30/10/2004, Công ty TNHH Đức Mạnh tổ chức khởi công xây dựng Khu Thương xá
Vĩnh Trung. Đây được xem là một khu phức hợp thương mại và dịch vu lớn nhất Thành
phc.tổ ng
h được công nhận là Hội viên chính thức của Phòng Thương mại và Công /
20

×