Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

tình hình nghiên cứu về cá chình trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.88 KB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của thầy
giáo hướng dẫn
Trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đoàn Quốc Khánh đã tạo điều kiện giúp
đỡ, dìu dắt và hưỡng dẫn em trong suốt quá trình làm và hoàn thành đề tài nghiên cứu
này.
Tiếp theo em xin chân thành cảm ơn KS. Trịnh Văn Châm – Công ty cổ phần giống thủy
sản Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian thực hiện đề tài
tại trại giống thủy sản Thiệu Hóa.
Tiếp đến em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty cổ phần giống thủy sản Thanh
Hóa và các cô chú cán bộ, công nhân trại giống thủy sản Thiệu Hóa đã tạo điều kiện giúp
đỡ em hoàn thành tốt đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân của em đã
động viên và tạo điều kiện về mặt tinh thần cho em.
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Trại giống thuỷ sản Thiệu Hoá thuộc công ty cổ phần giống thuỷ sản Thanh Hoá,
trại được xây dựng trên địa bàn xã Thiệu Chính huyện Thiệu Hoá tỉnh Thanh Hóa.
Thiệu Hóa là huyện có một vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm các huyện
đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa và có ranh giới giáp với nhiều huyện:
Phía Đông: giáp Thành phố Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa.
Phía Tây: giáp huyện Triệu Sơn và Thọ Xuân.
Phía Nam: Giáp huyện Đông Sơn và Triệu Sơn.
Phía Bắc: giáp huyện Yên Định.
Trung tâm huyện là Thị trấn Vạn Hà
* Điều kiện địa hình, đất đai
Thiệu Hóa có địa hình tương đối bằng phẳng, không quá phức tạp, đại đa số các
xã đều là đồng bằng, ít hoặc không có đồi núi. Tổng thể địa hình nghiêng dần từ Bắc


xuống Nam. Địa hình thuộc dạng đồng bằng do chênh lệch cao của các vùng canh tác
không lớn khoảng 0,4-0,5m, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh tập
trung có diện tích tương đối lớn.
* Tài nguyên đất

Tổng quỹ đất toàn huyện quản lý sử dụng là 17.547,52 ha, trong đó đã sử dụng
14.842,83 ha bằng 84,6% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích đất chưa sử dụng
là 2.704,69 ha, bằng 15,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích sông suối chiếm
1.702.87 ha bằng 10% diện tích đất tự nhiên.
- Đất nông nghiệp: 11.045,06 ha chiếm 62,94% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp: 130,70 ha chiếm 0,75% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chuyên dùng 2.644,28 ha chiếm 15,4 % diện tích đất tự nhiên.
- Đất ở: 968,73 ha chiếm 5,6% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 2.704,69 ha chiếm 15,4% diện tích đất tự nhiên.
Diện tích đất tự nhiên của huyện được phân ra gồm các loại đất sau:
- Nhóm đất sám: 52,84 ha
- Nhóm đất phù sa biến đổi 14.068 ha.
- Nhóm đất tầng máng 119 ha.
Tóm lại đất đai của huyện Thiệu Hóa chủ yếu là nhóm đất phù sa có đặc tính lý hóa tốt,
phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng.
* Tài nguyên nước
- Nước mặt khá dồi dào được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi và lượng nước
mưa tại chỗ. Loại nước này chủ yếu dùng cho việc tưới cho cây trồng nông nghiệp và
sinh hoạt hàng ngày, Chất lượng nước mặt của huyện Thiệu Hóa là tốt, chưa bị ô nhiễm.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá phong phú. Theo tài liệu dự báo và phục
vụ khí tượng thủy văn, đất Thiệu Hóa thuộc trầm tích hệ thứ 4 có bề dầy trung bình 60m,
có nơi 100m, có 3 lớp nước có áp chưa trong cuộn sỏi của trầm tích Plextoxen rất phong
phú. Lưu lượng hố khoan tới 22-23 l/s, có độ khoáng hóa 1-2,2 g/l. Hiện nay nhân dân
đang sinh hoạt chủ yếu qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Chất lượng nước nhìn
trung không đồng đều về hàm lượng cacbonnát cao nhưng độ trong đáp ứng được yêu

cầu vệ sinh.

* Tài nguyên khoáng sản

Do chưa có điều kiện thăm dò, khảo sát nên chưa phát hiện đầy đủ các loại
khoáng sản tiềm năng trong lòng đất. Các mỏ đá có thể khai thác làm vật liệu xây dựng
được phân bố rải rác ở một số xã như Thiệu Dương, Thiệu Vũ, Thiệu Tiến, Thiệu Thành
nhưng trữ lượng nhỏ. Các sông Chu trữ lượng khoảng 500.000 tấn. Đây là bải cát có chất
lượng tốt trong xây dựng, đặc biệt là cát vàng dùng để đổ bêtông. Sét làm gạch có trữ
lượng lớn phân bố ở nhiều xã trong huyện.
* Điều kiện khí hậu thủy văn
- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8500-8600
0
C. Nhiệt độ thấp tuyệt
đối chưa dưới 2
0
C. Nhiệt độ cao tuyệt đối chưa quá 41,5
0
C. có 4 tháng nhiệt độ trung
bình dưới 20
0
C (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) và có 5 tháng nhiệt độ trung bình trên
25
0
C (từ tháng 5 đến tháng 9). Số giờ nắng bình quân hàng năm 1500-1800 giờ cao nhầt
là 2200 giờ, trong những tháng thấp nhất là 38-50 giờ.
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1500 - 1900mm, riêng vụ mùa chiếm
khoảng 86-88%, mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5-10). Những tháng mùa đông nhiệt
độ thường khô hanh, độ ẩm chỉ dưới 84%, còn các tháng 3,tháng 4, tháng 8 và tháng 9 có
độ ẩm trên 88%.

- Gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính phân bố theo mùa. Gió mùa đông
bắc về mùa đông và gió mùa đông nam về mùa hè có tốc độ trung bình 1,5-18m/s. Tốc độ
mạnh nhất trong bão đo được là 35-40m/s và trong gió mùa đông bắc không quá 25m/s.
Khí hậu thời tiết của huyện trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa có các đặc
điểm: Nền nhiệt độ cao, mùa đông không lạnh lắm, sương muối ít xảy ra vào tháng 1,
tháng 2, mùa hè nóng vừa phải, mưa vừa phải, gió bão chịu ảnh hưởng tương đối mạnh.

* Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện được xây dựng và hình thành tương
đối hợp lý, 100% số xã có đường ô tô tới trung tâm xã. Toàn huyện đã xây dựng được
70km đường nhựa và bê tông, hàng 100km đường giao thông nông thôn đã được giãi cấp
phối. Hệ thống đường liên xã liên thôn được xây dựng khá hoàn thiện, hình thành mạng
lưới khép kín trong toàn huyện. Đường sông bao gồm có Sông Mã, Sông Chu, Sông Cầu
Chày thuận tiện cho việc giao lưu với các vùng trong tỉnh.
Tuy nhiên hệ thống giao thông vận tải của huyện vẫn còn một số bất cập như:
Việc bảo dưỡng và tu sửa hàng năm các tuyến giao thông liên xã, liên huyện con có nhiều
khó khăn; mùa mưa lụt hệ thống giao thông đường thủy gây nhiều khó khăn trong việc đi
lại của nhân dân.
* Hệ thống điện
Hệ thống điện của huyện thuộc đường dây 35kv lộ 371 và một phần trên đường
dây 35kv lộ 372 trạm 110kv Núi Một. Các đường dây 10kv sau trung gian Thiệu Hưng
cấp điện riêng cho huyện Thiệu Hóa. Ngoài ra còn sử dụng điện từ trạm trung gian Quán
Lào 35/10 KV qua đường dây 971 và sau trạm 110 Núi Một qua đường dây 10kv 971 và
975.
Điện năng tiêu thụ năm 1996 của huyện là 10.431.176 Kwh/ năm, bình quân đầu
người trung bình đạt 52 kwh/người/năm. Năm 2004 tổng số điện năng tiêu thụ là
23.419.768 kwh/năm, bình quân đầu người đạt 121 kwh/người/năm tăng gấp 2,3 lần so
với năm 1996.
Có thể thấy phương thức cấp điện như hiện nay của toàn huyện là quá phức tạp và không
thống nhất quản lý.

* Bưu chính viễn thông
Hệ thống phục vụ bưu chính, thư từ và các dịch vụ bưu điện phát triển đến tận
các xã tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc của nhân dân. 100% số xã đã có máy điện
thoại, số xã có nhà bưu điện và nhà văn hóa là 29 xã, bình quân cứ 100 người dân có 1,16
máy điện thoại. Tại Thị trấn có bưu cục, các dịch vụ điện thoại thuê bao cố định cũng
phát triển, tạo điều kiện thông tin liên lạc trong và ngoài nước dễ dàng, số hộ được xem
truyền hình là 93,4%.
* Hệ thống cấp nước
Các công trình trọng điểm của huyện đã được đầu tư xây dựng nâng cấp và cải
tạo, xây dựng 2 trạm bơm tiêu Thiệu Thinh, Thiệu Châu - Thiệu Duy. Đầu tư kiên cố hóa
kênh mương, cứng hóa gần 300km kênh mương đưa tổng số lên 340 km kênh mương
được cứng hóa bằng 65% tổng số.
Nhà máy nước sạch Thị trấn Vạn Hà đã đưa vào khai thác sử dụng năm 2003
công suất 760 m
3
/ngày trong những năm tới cũng cố, cải tạo đưa công suất lên 1.500
m
3
/ngày. Hiện đang khởi công xây dựng nhà máy nước sạch xã Thiệu Trung. Hệ thống
thoát nước ở huyện lỵ đã hoàn thành tuyến thoát nước dọc theo quốc lộ 45.
1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
* Tình hình xã hội

- Về dân cư
Theo số liệu của huyện tổng số nhân khẩu năm 2004: 193.454 người tốc độ tăng
dân số tự nhiên là 0,64% (năm 1997 là 1,23%). Dân số nông thôn chiếm 96,4%, thành thị
chiếm 3,6%; sự phân bố dân cư khá đều đặn trên toàn huyện nằm dọc theo 2 bờ sông
Chu, hình thành 6 cụm kinh tế thuận tiện cho việc chỉ đạo của huyện.
Tổng số lao động năm 2004 là 97.083 người chiếm 49,64% dân số toàn huyện,
trong đó:


+ Lao động nông-lâm-ngư nghiệp: 70.868 người chiếm 72,9%
+ Lao động công nghiệp và xây dựng 13.500 người chiếm 13,9%.
+ Lao động khối dịch vụ 7.630 người chiếm 7,8%.
+ Lao động khác 5.085 người chiếm 5,4%.
- Về y tế
Mạng lưới y tế ngày càng được củng cố hoàn thiện, nâng cao trách nhiệm, thái
độ trong công tác khám chữa bệnh; thực hiện tốt chương trình xây dựng xã đạt chuẩn
quốc gia về y tế. các trạm y tế xã luôn làm tốt công tác dự phòng, các chương trình y tế
quốc gia, duy trì và năng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân, tăng cường kiểm tra giám sát các dịch bệnh có nguy cơ trên địa bàn. Duy trì công tác
tiêm chủng cho trẻ em uống vitamin đạt 100%. Tổ chức khám chữa bệnh cho các đối
tượng chính sách, tổ chức tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng kinh
doanh.
- Vế giáo dục
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục làm chuyển
biến hoạt động khuyến học, khuyến tài và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng.
Có thêm 8 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II.
* Tình hình kinh tế
Huyện Thiệu Hóa tăng cường đẩy mạnh thâm canh, chuyển dịch cơ cấu giống
cây trồng mùa vụ, nâng cao năng suất chất lượng và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện
tích giữ vững tổng sản lượng lương thực, tích cực tham gia chương trình trồng lúa cao
sản của tỉnh, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đảm bảo tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế,
nhân rộng mô hình trang trại chăn nuôi theo hướng an toàn, sinh học, tạo chuyển biến
mới trong công tác phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm, chủ động trong phòng trừ sâu
bệnh cho cây trồng.
Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề truyền thống phát
triển, xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp, dịch vụ thương mại và kêu gọi đầu tư và
thu hút các dự án đầu tư. Quan tâm tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển, mở
rộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Củng cố kinh tế hợp tác xã theo hướng đẩy mạnh kinh doanh, dịch vụ.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì12% trở lên. Tỷ trọng các ngành kinh tế: Nông
nghiệp: 43%; Công nghiệp – Xây dựng: 24%; Dịch vụ - Thương mại: 33%.
1.1.6. Các hoạt động chủ yếu của công ty
- Công ty cổ phần giống thuỷ sản Thanh Hoá với chức năng chính là sản xuất,
kinh doanh, nuôi trồng thuỷ hải sản như sản xuất các loài cá truyền thống ( các loại cá
Mè, cá Trôi, cá Trắm ) ngoài ra còn nuôi thương phẩm các loài cá có giá trị kinh tế cao
như cá Lăng Chấm, cá Chình, cá Dốc, cá Trắm ốc
- Với đàn cá bố mẹ 3000 kg hàng năm sản xuất trên 320 triệu cá bột, 50 triệu cá
giống các loại cung cấp được lượng lớn giống trong tỉnh và ngoài tỉnh.
- Công ty còn có chức năng giữ gen đàn cá bố mẹ, nghiên cứu sản xuất các
giống mới, nghiên cứu thực hiện các đề tài khoa học vế sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản và
hướng dẫn chuyển giao công nghệ cho các thành phần kinh tế khác.
- Sản xuất, chế biến, kinh doanh thức ăn, dịch vụ cung ứng các loại vật tư, ngư
cụ, thuốc phòng chữa bệnh các loại thuỷ hải sản.
Hàng năm công ty còn tiếp nhận một lượng lớn sinh viên về thực tập, tạo điều
kiện tốt nhất cho sinh viên học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra công ty còn đào tạo được đội
ngũ cán bộ kỹ thuật nắm vững quy trình công nghệ . Công ty cổ phần giống thuỷ sản
Thanh Hoá sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm thành công cho các đơn vị cá nhân có đủ điều
kiện để sản xuất nuôi trồng thuỷ hải sản. Việc nhân rộng các mô hình nuôi được triển
khai qua việc tổ chức đào tạo tập huấn cho người nuôi thông qua trung tâm khuyến nông
tỉnh. Mặt khác thông qua chương trình tham quan học hỏi, sự quảng bá của các phương
tiện thông tin, các tài liệu được ấn hành sẽ thu hút được sự tham gia mạnh mẽ của người
dân.
Kinh nghiệm, thành tựu khoa học và công nghệ trong 5 năm gần đây của công ty.
- Ứng dụng kết quả khoa học công nghệ cho đẻ nhân tạo và sản xuất giống cá
Dốc nước ngọt tại Thanh Hoá.
- Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất giống Rô Phi Hồng, Rô Phi Vằn đơn
tính đực theo công nghệ biến đổi giới tính và Rô Phi dòng GIFT.
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ hoàn thiện nuôi quy trình tăng sản cá

Chim Trắng nước ngọt năng suất 10 tấn/ha/năm tại Thanh Hóa.
1.1.7. Nhận định chung
1.1.7.1. Thuận lợi
Công ty cổ phần giống thủy sản Thanh Hóa có đầy đủ cán bộ kỹ thuật, công
nhân lao động thợ bậc cao có nhiều kinh nghiệm, sự nhiệt tình trong nghề nuôi trồng thủy
sản.
Công ty có 4 trại giống nước ngọt đóng ở 4 huyện thị và 2 trại giống nước mặn.
Cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, giao thông đi lại thuận tiện đã tạo điều kiện cho
công ty ngày càng phát triển hơn.
Cộng thêm được sự quan tâm của các phòng, các sở nông nghiệp và `trung tâm
khuyến nông khuyến ngư của tỉnh tạo thêm nhiều điều kiện tốt cho công ty phát triển về
nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với điều kiện trên hoàn toàn thích hợp cho việc phát triển
một đối tượng như cá Chình.
Cá Chình có thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, là đặc sản được tiêu thụ tại
nhiều nhà hàng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Cá thương phẩm chủ yếu
đánh bắt ngoài tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Điều đó chứng tỏ đầu ra
của sản phẩm nuôi là dễ dàng. Việc ứng dụng thành công nuôi thương phẩm cá Chình sẽ
đa dạng hóa đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và phát triển nghề nuôi cá nước ngọt
tạiThanh Hóa.
Thông qua việc xây dựng quy trình nuôi thương phẩm cá Chình thành công tại
Thanh Hóa từng bước tạo thêm nghề mới, tăng cơ hội làm việc cho người dân địa
phương. Mặt khác cùng với việc phát triển nghề nuôi cá Chình thương phẩm sẽ tạo thêm
việc làm, làm đa dạng hàng hóa sản phẩm thủy sản, đáp ứng nhu cầu thực phẩm dinh
dưỡng cao tại địa phương, thị trường trong nước, tạo nguyên liệu chế biến xuất khẩu.
1.1.7.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi công ty cũng còn gặp phải những khó khăn đang còn
tồn tại. Do điều kiện khí hậu thủy văn chiệu ảnh hưởng hai loại gió mùa như gió mùa
Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, nên nền nhiệt độ ở đây có tháng mưa nhiều, hay bị lũ
lụt, và có nhiệt độ trong tháng rất cao gây ảnh hưởng đến việc nuôi trông thủy sản và
công tác sản xuất giống.

Ngoài ra Thanh Hóa nói riêng miền Bắc nói chung còn có một mùa đông kéo dài
dẫn đến cá sẽ bỏ ăn hoặc ăn ít trong những ngày nhiệt độ thấp làm cho tốc độ sinh trưởng
của cá chậm lại.
Ngoài điều kiện về khí hậu công ty còn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với
các thành phần tư nhân khác về giá thành cũng như chất lượng con giống.
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung
Công ty cổ phần giống thuỷ sản Thanh Hoá với chức năng chính là sản xuất, kinh
doanh, nuôi trồng thuỷ hải sản như sản xuất giống các loài cá truyền thống (các loại cá
Mè, cá Trôi, cá Trắm ). Mỗi loài cá trên có đặc điểm riêng biệt nhưng quy trình sản xuất
giống đều trải qua các bước cơ bản sau:
Nuôi vỗ cá bố mẹ



Hình 1.1: Quy trình sản xuất nhân tạo
Kéo bắt cá, thăm trứng và sẹ, cân trọng lượng
Mang vào bể đẻ (Thả riêng đực và cái)
Pha
kích dục
tố
Tiêm kích dục tố và thả vào bể đẻ
Khoảng 8 - 10 tiếng sau tiêm
Cá đẻ trứng
Bắt cá ra ao nuôi vỗ trở lại
Ấp trứng bể vòng
1 ngày sau
Trứng bắt đầu nở
2 ngày sau
Cá bột (trứng đã nở hoàn toàn)

2 ngày sau
Ra aoCải tạo ao
Ương cá bột lên cá hương
Quản lý,
chăm sóc
Thức ăn,
Phân bón
1.2.2. Phương pháp tiến hành
-Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, sát với nội dung phục vụ sản xuất.
- Hỏi cán bộ thủy sản , lắng nghe ý kiến cán bộ trong trại.
- Tham khảo tài liệu chuyên môn
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ
Bảng 1.1: Kết quả nuôi vỗ một số loài cá
Đối tượng Cá cái Cá đực Tổng
Số
lượng
(con)
Khối
lượng
(kg)
Số lượng
(con)
Khối
lượng
(kg)
Số lượng
(con)
Khối
lượng

(kg)
Chép 232 177 87 59 319 236
Trắm Cỏ 98 256 70 178 168 434
Chép V
1
131 176 122 175 253 351
Trôi Ấn Độ 133 120 104 117 237 237
Trôi Mrigan 382 247 137 90 519 337
Mè Trắng 247 196 196 148 443 344
Mè Hoa 19 60 13 32 32 92
Trôi Trường
Giang
155 62
Rô Phi 656 835,22
Chim Trắng 52 127
- Trong suốt quá trình nuôi đã đảm bảo được các yếu tố môi trường phù hợp với sự sinh
trưởng và phát triển của cá. Cá sinh trưởng , phát triển tốt không có hiện tượng cá bị bệnh
- Quá trình chăm sóc đảm bảo theo đúng kỹ thuật, sau thời gian nuôi cá có tỷ lệ sống
cao 85% và tỷ lệ thành thục cao.
- Tỷ lệ cá phát dục 65 - 80%
1.2.3.2. Kỹ thuật cho cá đẻ và ấp trứng
Bảng 1.2: Kết quả cho đẻ một số loài cá
Đối
tượng
SL cá sinh sản Kích
dục tố
Kết quả sinh sản Cá
bột
(vạn/c
on)

Nhiệt
độ(
0
C)

đực
(con
)
Cá cái LRHa
(ống)
+
DOM
(viên)
Cá đẻ Không đẻ
SL
(con
)
KL
(kg)
SL
(con)
KL
(kg)
SL
(con)
KL
(kg)
Trắm Cỏ
9 9 34.9 16 +34 4 15.
5

5 19.4 32
17
7 7 25.2 11 +22 4 16.
6
3 9.6 28
24
5 5 18.8 11 +22 4 14.
8
1 4 56
25
Chép V
1
15 15 24,1 13 + 16 13 20 2 4,1 144 14

Trắng
13 13 13,3 8 + 20 7 7 6 6,3 9 18
Mè Hoa 4 4 19,3 11 + 22 2 10,2 2 9,1 5,4 18
Trôi
Mrigan
21 21 30 7 + 14 15 21 6 9 38 28
Chép 17 17 21,7 8 + 16 10 11 7 10,7 114 15
Kết quả trên cho thấy: Một số loài cá đẻ còn kém là do chất lượng cá bố mẹ không
được tốt, chất lượng nước còn kém, lượng thuốc tiêm cho cá chưa hợp lý, nhiệt độ môi
trường thấp nên kết quả đạt được chưa cao.
1.2.3.3. Ương nuôi cá bột thành cá hương
Bảng 1.3: Kết quả ương từ cá bột lên cá hương của một số loài cá
Đối tượng Cá bột (vạn) Nhiệt độ
trung bình
(
0

C)
Thời gian
ương (ngày)
Tỷ lệ cá lên
hương (%)
Ghi chú
Trắm Cỏ 32 22 20 50 Cá không
đồng đều
14 20 20 0 Cải tạo ao
không tốt
16 24 20 55 Cá không
đồng đều
Chép V
1
24 25 20 70 Cá đồng
đều
Mè Trắng
12 25 20 50 Cá không
đồng đều
Mè Hoa 9 24 20 50 Cá không
đồng đều
Trôi
Mrigan
5 27 20 55 Cá không
đồng đều
Chép 20 25 20 0 Cải tạo ao
không tốt
- Nhận xét:
+ Kết quả ương từ cá bột lên cá hương đạt hiệu quả không cao do số lượng và
chất lượng thức ăn không phù hợp.

+ Chất lượng nước không đạt yêu cầu, công tác cải tạo ao không đạt tiêu chuẩn.
+ Nhiệt độ thấp nên cá không phát triển
+ Cá thả không đồng đều nên không đạt kết quả cao
1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.3.1. Kết luận
Hiện nay đang có rất nhiều phương pháp hiện đại được ứng dụng vào việc sản xuất giống
và chọn giống như : gây đột biến, tạo đa bội thể, sử dụng hóa chất MT, lai khác loài, hiệu
ứng Hertwig, mẫu sinh nhân tạo, phương pháp di truyền…Và tất cả đều có chung một
mục đích là tạo ra những giống có khả năng đáp ứng như cầu thị trường. Phương pháp
cho cá đẻ nhân tạo, tuy đã đi vào truyền thống và ra đời từ khá lâu nhưng nó vẫn được sử
dụng phổ biến vì không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và dễ ứng dụng rộng hơn so với các
biện pháp khác.
Sản xuất cá giống là một trong những khâu quan trọng của sản xuất cá thịt. Muốn con
giống mang những phẩm chất tốt thì bắt đầu từ khâu đầu tiên phải thực hiện nghiêm
ngoặc và đúng quy trình kỹ thuật. Thực hiện tốt từ khâu tuyển chọn cá bố mẹ, ương nuôi
cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn, cho đẻ đúng kỹ thuật, ương nuôi cá bột lên cá giống đúng quy
trình thì chất lượng con giống mang lại không thể không tốt.
Môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Tạo một môi
trường đảm bảo các yếu tố như: nhiệt độ, hàm lượng oxy, pH … là tạo những tiền đề đi
đầu cho sự phát triển tốt của một cơ thể cá. Đối với các lớp động vật gắn liền với thủy
vực như cá thì nguồn nước là yếu tố đầu tiên rất quan trọng, nhiều cơ sở phải tốn rất
nhiều tiền và công sức vào vấn đề bệnh tật và chất lượng cũng như số lượng cá giống của
cơ sở mình. Lý do chính đó là do nguồn nước bị ô nhiễm từ nhiều khía cạnh.
1.3.2. Đề nghị
Với tình hình sản xuất cá giống hiện nay, có rất nhiều cơ sở mọc lên, kéo theo đó là chất
lượng của cá giống giảm xuống. Làm thế nào để đảm bảo lượng cá giống vẫn cung cấp
đủ nhu cầu thị trường nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng là một vấn đề nan giải đã và
đang cần những nhà sản xuất cá giống quan tâm. Vì vậy tôi có một số kiến nghị như sau:
Tiếp tục thực hiện quá trình nghiên cứu cho cá đẻ bằng phương pháp nhân tạo bằng
cách vuốt trứng.

Quan tâm hơn về các yếu tố môi trường nước cũng như chất lượng nước có trong
trại, đầu tư thêm hóa chất, thuốc, cũng như các dụng cụ phục vụ trong quá trinh sản xuất
nhân tạo như : vượt vớt trứng, dụng cụ dựng trứng, lưới kéo…
Xây dựng thêm các bể đẻ và ấp trứng, đầu tư thêm thức ăn và nhân công để
chăm sóc và quản lý cá tốt hơn.
PHẦN 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài:
“Tìm hiểu quy trình nuôi thương phẩm cá Chình Hoa ( Anguilla marmorata )
tại công ty cổ phần giống thủy sản Thanh Hóa”
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1.1. Đặt vấn đề
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nuớc ta trong các năm qua đã đóng một vai trò
quan trọng trong việc nâng cao mức sống và chất lượng bữa ăn hàng ngày của người dân,
đã góp phần quan trọng nâng cao kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Trước nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với các loài cá có chất
lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, nên người sản xuất các vùng đã đầu tư phát
triển nuôi một số loài thủy đặc sản như cá Lóc, cá Trê, cá Bống tượng, cá Lăng, cá Chiên,
cá Tra, cá Ba sa….đã thu được những kết quả rất khả quan, một số đối tượng có sản
lượng xuất khẩu lớn như cá (Tra, Ba sa, Rô phi…).
Các loài cá chình trong giống Anguilla là những đối tượng có giá trị dinh dưỡng
cao, thịt thơm ngon được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng và có giá trị cao trên thị
trường. Chính vì vậy nhiều nước đã đầu tư nghiên cứu và phát triển nuôi cá Chình rất
mạnh như: Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc. Đặc biệt, Đài Loan nghề nuôi cá Chình
mới được du nhập vào từ Nhật Bản vào từ những năm 60 của thế kỷ XX nhưng đến nay
đã trở thành nước có sản lượng cá Chình nuôi lớn nhất trên thế giới (42.489 tấn/năm
1987). Theo thống kê của FAO tổng sản lượng cá Chình năm 2000 là 222,547 tấn với giá
trị là 1,3 tỷ USD (FAO, 2000). Hiện nay, Trung Quốc cũng đang đầu tư rất mạnh để nuôi
đối tượng này.
Cá có khả năng thích ứng rộng với độ mặn. Chúng có thể sống cả ở nước mặn,

lợ, ngọt. Cá Chình có thể được nuôi trong những ao nhỏ và vừa nên các hộ dân có thể tận
dụng những ao, đìa xung quanh nhà hoặc từ mô hình “Cải tạo vườn tạp” để phát triển
nuôi loài cá này. Gần đây cá Chình được xem là đối tượng nuôi dễ, mang lại hiệu quả, ít
rủi ro.
Cá Chình là loài đặc sản quý của nước ta, là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế
cao trong tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Những năm qua do nhu cầu trong nước và xuất
khẩu tăng cao nguồn lợi cá Chình bị đánh bắt quá mức bằng nhiều hình thức mang tính
chất huỷ diệt làm cho sản lượng khai thác cá Chình ngày càng giảm sút. Nghề nuôi cá
Chình ở Việt Nam nói chung và các tỉnh miền Trung nói riêng có thể nói mới chỉ là bước
khởi đầu. Nuôi cá chình trong nhân dân hiện nay hoàn toàn là tự phát, việc nghiên cứu
nuôi thương phẩm ở nước ta chưa được quan tâm nghiên cứu. Trước đòi hỏi của thực
tiễn, nhằm đa dạng hoá giống loài cá nước ngọt nuôi tại Thanh Hóa cùng với sự đồng ý
của bộ môn nuôi trồng thủy sản – Khoa chăn nuôi thú y - trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên và sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của Th.s Đoàn Quốc Khánh, em tiến
hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu quy trình nuôi thương phẩm cá Chình Hoa ( Anguilla
marmorata ) tại công ty cổ phần giống thủy sản Thanh Hóa”
2.1.2. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc đề tài
- Làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học
- Nắm được quy trình nuôi thương phẩm cá Chình trong ao đất
- Rèn luyện tay nghề, nâng cao kinh nghiệm của bản thân
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Đặc điểm phân loại
Phân loại: Cá Chình
Lớp: Osteichthyes
Phân lớp: Acfinnpterygill
Bộ: Anguilifomes
Phân bộ: Anguilloidei
Họ: Anguilldae
Giống: Anguilla

Loài: Anguilla marmorata

Vài nét về loại cá Chình Hoa (Anguilla marmorata Q&G): Cá Chình Hoa (A. marmorta)
là loài phân bố rộng nhất trên Thế Giới, cả ở biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và
tập trung ở các vùng biển nhiệt đới, Cá Chình Hoa là loài có kích thước lớn nhất trong
các loài của giống Anguilla, chiều dài của chúng có thể đạt 200cm và nặng 27kg/con
(Atsushi Usui,1991), chính vì vậy mà người ta gọi chúng là loài cá Chình khổng lồ (giant
eel). Cá Chình Hoa ưa sống ở những sông suối, nơi có dòng chảy nhẹ và nguồn nước
trong sạch (Isao Matsui,1979).
2.2.1.2. Điều kiện môi trường sống.
Do đặc điểm di cư sinh sản Chình sống phần lớn ở nước ngọt nhưng ra biển đẻ,
nên ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau cá đòi hỏi về môi trường sống cũng khác nhau.
Cá Chình ở giai đoạn ấu thể (elver) sống trong môi trường nước mặn và lợ sau đó di
chuyển dần vào các thủy vực nước ngọt. Cá Chình trong giai đoạn trưởng thành hầu hết
sống trong môi trường nước ngọt. Có thể nói cá Chình là một loài rộng muối và chúng có
khả năng thích ứng rất tốt với sự thay đổi nồng độ muối đột ngột nhờ tác dụng của cơ
quan cân bằng áp suất thẩm thấu. Trong thực tế cá Chình đã được nuôi thử nghiệm trong
môi trường nước biển chúng phát triển tốt nhưng chất lượng thịt không ngon và gặp
nhiều khó khăn trong khâu quản lý, cũng như các ảnh hưởng bất lợi khác do môi trường
không ổn định (Atsushi Usui, 1991).
Cá Chình chỉ có thể sinh trưởng và phát triển bình thường khi nhiệt độ nằm trong
khoảng từ 13 - 30
0
C. Nhiệt độ cực thuận cho sự phát triển của cá Chình trong khoảng 25 -
27
0
C, nhiệt độ tối thiểu là 1 - 2
0
C (tuy nhiên cần phải hạ thấp từ từ). Ngưỡng nhiệt độ tối
đa mà cá Chình có thể chịu đựng được là 38

0
C .
Khác với một số loài cá nuôi khác, yêu cầu về giá trị pH của môi trường nước đối với
cá chình khá cao, và thường lớn hơn 8. Trong điều kiện nuôi chúng có thể sống khi pH
cực đại là 9,6 và cực tiểu nhỏ hơn 7,0. Tuy nhiên, ở những giá trị này của pH cá phát
triển không tốt và thường dễ bị mắc bệnh (Zhong Lin, 1991).
Các nghiên cứu về khả năng chịu đựng của cá Chình đối với hàm lượng oxy hòa tan
là rất khác nhau. Theo Wantanabe (1989) ngưỡng cực đại và cực tiểu của cá chình
là 0,43mg/l và 11,2mg/l. Theo Inaba (1959) giá trị này là 0,06mg/l và 22,39mg/l. Theo
Ikemoto giá trị cực tiểu và cực đại là 0,74mg/l và 9,81mg/l, phụ thuộc vào nhiệt độ nước.
Nhìn chung, cá Chình thích sống ở các thủy vực nước chảy, độ trong và hàm lượng oxy
hòa tan lớn.
Cá Chình rất nhạy cảm với khí CO
2
tự do khi hàm lượng CO
2
tăng cao cá Chình không
thể thực hiện quá trình trao đổi dưỡng khí, và đây là lý do làm cho chúng phải trồi lên
mặt nước (Isao Matsui, 1979).
2.2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Các kết quả cho thấy các loài cá Chình trong giống Anguilla là những loài cá dữ ăn
động vật. Thành phần thức ăn của chúng bao gồm những loài trong các nhóm ngành động
vật như giun ít tơ, than mềm, giáp xác, cá, lưỡng cư và một số loài động vật trên cạn khác
(Isao Matsui, 1979).
Cá Chình sống ở các môi trường khác nhau chúng sử dụng thức ăn khác nhau. Cá
Chình sống ở trong các ao, hồ ăn cá, côn trùng và giáp xác là chính. Cá Chình sống ở
vùng nhiệt đới và ở biển thành phần thức ăn chủ yếu là giun đốt và cua, tôm, tép. Cá sống
ở các vùng biển chúng ăn cả bọn động vật da gai. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau
thành phần thức ăn của cá Chình không giống nhau. Cá Chình con khi mới đi vào vùng
cửa sông trong ruột và dạ dày của chúng có chứa một lượng đáng kể mùn bã hữu cơ. Ở

giai đoạn con giống, thức ăn chủ yếu của chúng là động vật phù du, như Neomysis; Alona
… Ở giai đoạn trưởng thành thức ăn chủ yếu của chúng là cá, tôm, và các loài động vật
đáy (Isao Matsui,1979).
Cá Chình cũng có xu hướng ăn đồng loại, rình bắt những con có kích thước nhỏ hơn.
Cá Chình khi đạt kích thước dài hơn 20 cm không nhận thấy có sai khác nhiều về thành
phần các sinh vật là thức ăn, nhưng có sai khác nhiều về kích cỡ của loại thức ăn đó
(Atsushi Usui,1991)
Nhu cầu về dinh dưỡng cho cá cũng tương tự như đối với các loài động vật trên cạn
khác. Để sinh trưởng, phát triển và duy trì các hoạt động sinh lý bình thường khác cá cần
phải được cung cấp protein, muối khoáng, vitamin và các nguồn cung cấp năng lượng
khác nhau. Sự thiếu hụt của một hay một vài chất dinh dưỡng khác nhau sẽ dẫn đến tỷ lệ
tăng trưởng giảm, cá dễ bị bệnh và thậm chí có thể bị chết (Lovell R.,1980), (Cho C.Y.,
Cobey C.B., và Wantanabe T.C., 1980)
Potein
Nhu cầu protein của cá Chình cao hơn so với các loài động vật máu nóng khác
(từ 30 – 36% protein trở lên, trong khi đó ở gia cầm là 16 – 22%) (Lovell R., 1980). Các
loài cá khác nhau có nhu cầu về Protein cũng khác nhau. Thông thường các loài cá ăn
tạp, ăn thực vật có nhu cầu về protein thấp hơn so với cá dữ ,cá ăn động vật ( Cho , C
.Y .& Cowey, C. B., 1983).
Tất cả các loài cá Chình trong giống A.guilla là loài cá ăn động vật, chúng có tập tính
săn bắt mồi chủ động. Vì vậy, nhu cầu protein của cá Chình cao hơn so với nhưng loài cá
nước ngọt khác. Thức ăn sử dụng trong nuôi cá Chình ở các nước trên thế giới có hàm
lượng protein khác nhau. Tuy nhiên, hàm lượng protein trong thức ăn không dưới 45%
(Boetius I. và Boetius J. (1980).
Hàm lượng protein trong thức ăn nuôi cá Chình ở Mỹ khoảng 55% – 60% (Cho C.Y.,
Cobey C.B., và Wantanabe TC., 1985), thức ăn nuôi cá Chình ở Trung Quốc có hàm
lượng protein là 50% (Zong Lin, 1991) ; ở Nhật tỷ lệ này lớn hơn 52% (Ege V., 1939).
Hàm lượng protein trong thức ăn nuôi cá Chình ở Châu Âu từ 46 – 52%
Thức ăn cho nuôi cá Chình ở Đài Loan có hàm lượng protein ít nhất là 45% (Boetius
I. và Boetius J.1980). Kết quả từ thực tiễn sản xuất và các nghiên cứu khoa học đều

khẳng định thức ăn trong nuôi cá Chình phải lớn hơn 45% (Trang Web
www.vietlinh.com).
Bảng 2.1. Nhu cầu protein của một số loài cá khác nhau
Loài cá Gam protein/ kg Nguồn tham khảo
thức ăn khô
Cá hồi 400 - 460 Satia (1974); Zeitoun et al. (1976)
Cá Chép 310 - 380 Ogino & Saito (1970); Takeuchi et al .(1979)
Cá Rô phi 350 Mazid et al. (1979)
Cá Chình 450 Nose & Arai (1972)
Nguồn: Finfish Nutrition in Asia (1983). (Cho C.Y., Cobey C.B. và Wantannabe TC.,
1985). (*) Cá Chình bạc (Siver eel) khi thành thục sinh dục, chuẩn bị di cư ra biển sinh
sản cần có hàm lượng lipít vào khoảng 28% trọng lượng cơ thể.
Lipit
Khẩu phần lipit trong thức ăn có tác dụng như là nguồn cung cấp axit béo cần thiết để
xây dựng nên cấu trúc của cơ thể (EFA), và nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt
động của cá. Bên cạnh đó, chúng còn hoạt động như những chất vận chuyển cac vitamin
hòa tan trong mỡ (Cho C.Y., 1983).
Lipit đóng vai trò quan trọng như là một nguồn cung cấp năng lượng, đặc biệt đối với
các loài cá dữ, là những loài mà khả năng sử dụng carbonhydrate để cung cấp năng
lượng là rất thấp (Cho C.Y., 1983). Với vai trò là vật chất cần thiết cầu tạo nên cơ thể, và
là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động nên lipit được coi là chất dinh
dưỡng quan trọng thứ hai trong thức ăn của cá (De Silva, 2000).
Thức ăn trong nuôi cá Chình ở các nước khác nhau có hàm lượng lipit rất khác nhau.
Hàm lượng lipit trong thức ăn ở châu Âu từ 3 – 5%, ở Nhật là 4%, Trung Quốc là 5%
(Zong Lin 1991). Hàm lượng lipit trong thức ăn nuôi cá chình ở Đài Loan khác nhau khá
nhiều, từ 5,34% (Huang, 1974) đến 9,0% (Lai và ctv., 1980).( Bảng 3: thành phần vật
chất cơ bản trong một số loài cá)

Bảng 2.2. Thành phần vật chất cơ bản trong một số loài cá
Stt Loài cá Thành phần các chất (%)

Nước Protein Lipit Gluxit
1 Cá thu Nhật Bản 76 18 4 0,7
2 Cá thu Atka 77 17 5 0,2
3 Cá thu Thái Bình Dương 70 20 8,4 0,2
4 Cá mòi 75 17 6 0,8
5 Cá chình* 61 20 18 0,3
Nguồn: Eel Culture
(*) Cá chình bạc (silver eel) khi thành thục sinh dục, chuẩn bị di cư ra biển có hàm
lượng lipit vào khoảng 28% trong lượng cơ thể.
Vitamin
Vitamin là hợp phần của các vật chất hữu cơ, phân tử của chúng rất bé nhỏ. Trong cơ
thể sinh vật chúng được đòi hỏi như là những nguyên tố vi lượng. Vitamin cần thiết đảm
bảo cho cơ thể phát triển bình thường, sinh sản duy trì nòi giống, tăng cường sức khỏe và
duy trì các hoạt động trao đổi chất của cơ thể Michel B. New, 1987). Tuy nhiên, nhiều
sinh vật không có khả năng tự tổng được vitamin. Sự thiếu hụt bất cứ một loại vitamin
nào sẽ dẫn đến khả năng bị dịch bệnh. Hiện nay thức ăn sử dụng trong nuôi cá Chình
luôn được bổ sung một lượng vitamin cần thiết. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin trong thức
ăn ở mỗi khu vực là khác nhau, từ 1% đến 10%. Hàm lượng vitamin sử dụng trong thức
ăn nuôi cá Chình ở Nhật thay đổi tùy theo nhiệt độ môi trường nước khi nhiệt độ nước
thấp hơn 18
0
C lượng vitamin bổ sung là 5%, nhưng nhiệt độ trên 18
0
C lượng vitamin bổ
sung vào khoảng 10% ( Atsushi Usui, 1991; Zhong Lin, 1994).
2.2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển.
Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá Chình sống trong tự nhiên được xác định
là thấp hơn rất nhiều so với những loài cá khác. Các ấu trùng và ấu thể của cá Chình châu
Âu vào được đến các thủy vực nội địa mất khoảng 3 năm. Tốc độ tăng trưởng của chúng
được đo vào tháng 6 hàng năm cho thấy, ở năm thứ nhất chúng chỉ đạt chiều dài 25mm,

53mm ở năm thứ 2, và 75mm ở năm thứ 3 (Knights B. White E., 1998). Cá Chình sau khi
đạt trọng lượng 300 gam/con thì tốc độ tăng trưởng giảm đi một cách rõ rệt (ít nhất là
10% so với giai đoạn từ (70 – 100 gam)(Zhong Lin, 1991).
Cá Chình đực thường phát triển chậm hơn cá chình cái rất nhiều. Sự khác biệt này
thể hiện rõ khi cá đạt kích cỡ từ 30 cm trở lên. Đối với cá chình Nhật (A. japonica) vào
giai đoạn thành thục cá Chình đực có trọng lượng 70 gam/con, dài 35 cm. Trong khi đó
cá Chình cái nặng 300 – 350 gam/con, dài 57 – 60 cm và cá Chình cái lớn hơn cá Chình
đực gấp khoảng 4 lần. Chính vì vậy mà trong nuôi cá Chình người sản xuất phải thường
xuyên lọc phân cỡ cho cá để có biện pháp nuôi phù hợp với mỗi giai đoạn (bổ sung
hormon giới tính cái, tăng cường chất lượng thức ăn, ), (Atsushi Usui, 1991).
Cá Chình nuôi trong điều kiện nhân tạo thường có tốc độ tăng trưởng khác nhau tùy
theo điều kiện môi trường, mật độ nuôi, và chất lượng thức ăn. Tốc độ tăng trưởng của
cá Chình nuôi ở Nhật sau 18 tháng tăng trọng từ 160 – 180 gam/con (9 - 10g/con/tháng)
(Atsushi Usui, 1991), (tuy nhiên thời gian tăng trưởng thực tế chỉ khoảng 10 tháng do
nhiệt độ môi trường xuống quá thấp, cá không bắt mồi). Khi nuôi trong điều kiện đảm
bảo ổn định nhiệt độ (nhà kính), cá Chình Nhật có trọng lượng ban đầu là 20gram/con,
sau một năm có thể đạt kích cỡ 150 – 200g/con. Trong khi đó cũng với mức tăng trọng đó
cá được nuôi ở Trung Quốc và Đài Loan chỉ cần thời gian là 8 – 10 tháng (18 –
25g/con/tháng) (Chen T.P., 1976).
2.2.1.5. Đặc điểm sinh sản
Các loài cá Chình trong giống Anguilla là những loài cá nước ấm, tuổi thành thục
sinh dục của cá Chình có liên hệ rất lớn đến nhiệt độ của môi trường và điều kiện dinh
dưỡng. Cá Chình ở các hồ vùng phía Bắc nghèo dinh dưỡng chỉ có thể thành thục sinh
dục trong phạm vi từ 10 – 20 tuổi, ngược lại cá sống ở các thủy vực có nhiệt độ cao và
giàu dinh dưỡng thì chỉ cần 2 – 4 năm tuổi cá đã thành thục sinh dục (Vollestad, 1992).
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, kích thước của cá Chình đực và cá Chình cái
có sự sai khác khá lớn. Cá Chình cái phát triển nhanh hơn nhiều so với cá Chình đực, và
cá Chình cái sống trong nước ngọt lâu hơn trước khi quay trở lại biển để đẻ (Moriarty,
1986; Naismith & Knights, 1988; Baras và etv, 1996).
Thông thường cá Chình cái thành thục sinh dục khi kích thước cơ thể đạt từ 40 –

80cm và sau 7 – 8 năm tuổi. Các chỉ tiêu đó đối với cá chình đực là < 40cm và tuổi trung
bình là 6 tuổi (White & Knights, 1997). Cá cái khi chín muồi sinh dục có tỷ lệ mỡ trong
cơ thể rất lớn, chiếm khoảng 20,35% trọng lượng cơ thể, để cung cấp năng lượng cho sự
di cư ra bãi đẻ (Larsson và evt., 1990) (Knights B.White E., 1998).
Vào mùa thu, những cá Chình thành thục sinh dục tập trung lại từ các sông, hồ nơi
mà chúng sống và bắt đầu sự di cư trở lại biển để đẻ trứng. Tuyến sinh dục của cá chình
bố mẹ chỉ phát triển chín muồi dần dần trong suốt quá trình di cư trở lại biển (Mc Cleave
và Kleckner, 1982).
Mùa vụ đẻ trứng của cá Chình ở khu vực Châu Á bắt đầu vào mùa xuân và kết thúc
vào giữa hè (Isao Matsui,1979). Cả hai quá trình đẻ trứng và nở của cá chình phải thực
hiện ở vùng biển có độ sâu 400 – 500m, nhiệt độ nước 16 – 17
o
c , và độ mặn trên 35‰
(Atsushi Usui,1991). Cá cái đẻ một lần trong năm . Một cá cái có thể đẻ từ 7-13 triệu
trứng. Trứng của cá Chình thuộc loại trứng trôi nổi, có đường kính gần 1mm. Cá bột khi
mới nở ra bơi lên tầng trên từ từ cho đến khi cách mặt nước 30 cm thì chúng dừng lại và
sống ở đó (Isao Matsui,1979).
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cá chình trên thế giới
* Nguồn gốc và vòng đời của cá Chình
Có nhiều loài cá trong bộ cá Chình sống trong nước biển và có loài sống trong nước
ngọt. Tuy vậy, chỉ có một số ít loài trong giống Anguilla có đời sống một phần ở nước
ngọt và một phần ở biển (Vương Dĩ Khang,1963).

×