Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập phần Lịch sử Việt Nam lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.06 KB, 28 trang )

Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môn lịch sử có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ
thành những con người phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, phát
triển năng lực cá nhân, hình thành nhân cách. Do đặc trưng của môn Lịch sử,
các loại tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa có ý nghĩa quan trọng trong
việc khôi phục, tái hiện hình ảnh, tạo biểu tượng lịch sử. Một trong những tài
liệu đó là văn học.
Ai cũng biết, thơ văn có tính chất” mềm mại” hơn kiến thức lịch sử nên sử
dụng thơ văn, nhất là thơ ca trong dạy học lịch sử có nhiều ưu thế, cụ thể như:
- Thơ văn vốn được học sinh tiếp xúc thường xuyên và rất gần gũi.
- Hiện nay, với chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới
phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm đồng thời với phong trào xây
dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc dùng thơ văn vào dạy học
lịch sử cũng là một ưu thế góp phần nâng cao tính tích cực của học sinh, tạo cho
các em ý thức tự học, tích cực sưu tầm tư liệu, xây dựng mối liên hệ kiến thức
giữa các bộ môn.
- Dựa vào thơ văn, giáo viên có thể minh họa, kiểm tra kiến thức lịch sử
của học sinh, giúp học sinh có những kĩ năng: tái hiện, suy luận, liên hệ
- Văn học, nhất là thơ ca thường được xây dựng trên lối văn vần, học
sinh sẽ dễ nhớ và nhớ lâu hơn kiến thức lịch sử mà học sinh vốn cho rằng rất khô
cứng và khó nhớ. Cụ thể như để giúp cán bộ học tập lịch sử nước nhà, Bác Hồ
của chúng ta đã soạn “ Lịch sử nước ta” bằng thể thơ lục bát. Mỗi ngày, các
đồng chí ở quanh Bác phải học thuộc mười câu. Cứ sáng dậy, còn nằm trong
chăn, Bác đã bảo từng người đọc. Ai thuộc sẽ được “đi tàu bay” nghĩa là được
mọi người hoan hô, rất vui. Đến nay, diễn ca lịch sử có nhiều đồng chí vẫn còn
thuộc. Đó là một minh chứng cho chúng ta thấy được ưu thế của việc sử dụng
thơ văn vào dạy- học lịch sử.
Với những ưu thế đó, trong quá trình dạy học, nếu giáo viên biết kết hợp


giữa việc thuyết trình với việc dẫn dắt, sử dụng những câu thơ văn có liên quan
sẽ tạo cho bài giảng thêm phần sinh động, hấp dẫn, gây sự hứng thú học tập cho
học sinh, góp phần nâng cao ý thức tự học cho các em (như tự sưu tầm và tìm
hiểu kiến thức lịch sử thông qua một số tư liệu văn học…) đồng thời giúp cho
nhận thức của học sinh đối với kiến thức lịch sử sẽ dễ dàng hơn, nhớ lâu hơn.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 1
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
Tuy nhiên , qua một số tiết dự giờ của đồng nghiệp, ở những bài
cần thiết sử dụng tư liệu văn học thì giáo viên chưa thật sự chú ý. Giáo viên ít
vận dụng hoặc vận dụng một cách hời hợt, chưa có chiều sâu nên hiệu quả chưa
cao, tiết học đó chưa thực sự gây được hứng thú với học sinh. Từ thực trạng trên
cùng với một số năm giảng dạy lịch sử khối 10, cùng là những bài học đó, so
sánh giữa năm chưa áp dụng với năm áp dụng đề tài này, tôi thấy hiệu quả khác
hẳn. Với những lí do trên, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụng kiến thức
văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập phần Lịch sử Việt Nam lớp
10” để chia sẻ cùng quý đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu đề tài này không nằm ngoài mục đích góp phần nâng cao hứng thú
học tập phần Lịch sử Việt Nam lớp 10.
3. Giới hạn đề tài:
Việc vận dụng kiến thức thơ văn vào giảng dạy lịch sử có thể thực hiện ở
nhiều khối lớp, cấp học. Song trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, tôi
chỉ xin được giới hạn ở một số bài Lịch sử 10. Hi vọng giới hạn này không làm
ảnh hưởng đến chất lượng của sáng kiến.
4. Phương pháp tiến hành:
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp như:
- Phương pháp thống kê- phân loại;
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp so sánh ,đối chiếu;

- Phương pháp tổng hợp, đánh giá.
5. Tính mới của đề tài:
Có thể nhiều giáo viên đã từng áp dụng phương pháp này nhưng chỉ là
theo ngẫu hứng khi giảng bài, chưa có sự chuẩn bị một cách kĩ lưỡng, có hệ
thống, do vậy, hiệu quả chưa cao. Với đề tài này, việc chuẩn bị chu đáo những
kiến thức văn học sẽ giúp giáo viên chủ động hơn khi giảng bài và góp phần
giúp học sinh hiểu bài một cách thấu đáo. Qua đó, những kiến thức lịch sử
trong sách giáo khoa được làm sáng tỏ hơn với những bài thơ, đoạn văn, câu
chuyện sinh động, giàu hình ảnh, làm cho bài giảng thêm phong phú, gây được
nhiều hứng thú với học sinh, vì vậy, chất lượng bài giảng cũng được nâng cao.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 2
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học
ở trường phổ thông nói chung, môn Lịch sử nói riêng. Bộ môn lịch sử ở trường
phổ thông cung cấp cho học sinh những tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới. Vì vậy, kiến thức
lịch sử liên quan đến rất nhiều các tri thức về cả khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội. Chính những kiến thức được đề cập đến các môn học đó bổ sung cho
nhau, làm rõ hơn kiến thức mà học sinh học được trong mỗi môn học. Có như
vậy, học sinh mới nắm vững kiến thức và việc giáo dục tư tưởng thông qua môn
học mới có kết quả Đối với học sinh, dạy học liên môn và tính kế thừa trong
việc học tập các khóa trình lịch sử làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã
hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời
sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử. Điều này, khắc phục được tình
trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh. Nắm được mối liên hệ kiến
thức giữa các môn học, tính hệ thống của các tri thức lịch sử sẽ giúp các em có
khả năng phân tích các sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật chi phối sự phát triển

của lịch sử. Phương pháp này đòi hỏi sự nỗ lực lớn của người thầy và học sinh.
Sử dụng tư liệu văn học trong giảng dạy lịch sử là biểu hiện của phương pháp
dạy học liên môn.
Từ trước đến nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới,
tài liệu văn học có vai trò to lớn đối với việc dạy, học lịch sử ở trường phổ thông
trong đó có khối lớp 10. Trước hết, các tác phẩm văn học với những hình tượng
cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người đọc, phản ánh chân
thực bức tranh hiện thực của mỗi thời đại cùng với những quy luật của đời sống
xã hội. Giữa văn học và khoa học nói chung, lịch sử nói riêng có mối liên hệ
khăng khít. Trong khi sáng tác một tiểu thuyết lịch sử, nhà văn phải nghiên cứu
các tư liệu lịch sử. Không ít tác phẩm văn học tự nó là một tư liệu lịch sử: Hịch
tướng sỹ( Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô( Nguyễn Trãi), Tuyên ngôn độc
lập( Hồ Chí Minh). Không ít các nhà văn, nhà thơ đồng thời là nhà Sử học mà
Bác Hồ là một ví dụ tiêu biểu. Bác đã từng dạy ta rằng:
“Dân ta phải biết sử
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Cách diễn đạt của Người thật gần gũi, dễ hiểu và dễ đi vào lòng người.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 3
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
Thứ hai, các tư liệu văn học góp phần làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn,
nâng cao hứng thú học tập của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục
của bài học, giúp học sinh nhớ lâu hơn những kiến thức đã học.
2. Cơ sở thực tiễn( thực trạng của vấn đề)
Có thế khẳng định rằng, tác dụng của môn Lịch sử không chỉ cung cấp
kiến thức về quá khứ mà còn có tác dụng giáo dục về tình cảm, phẩm chất, đạo
đức, quan điểm chính trị( giáo dục) , về nhận thức tư tưởng và khả năng hành
động( phát triển). Tuy nhiên trong những năm qua, do những nguyên nhân khách
quan và chủ quan, chất lượng học tập lịch sử ngày càng sa sút, đến mức báo
động. Nhiều năm nay, số lượng học sinh thi khối C ngày càng ít, cứ sau mỗi lần

thi Đại học nhiều phương tiện thông tin đại chúng, nhiều tờ báo từ trung ương
đến địa phương liên tục thay nhau đưa ra những thông tin … buồn!Học sinh thi
môn lịch sử có đến vài trăm em bị điểm 0, điểm 0.5 … Vậy làm thế nào để nâng
cao chất lượng bộ môn lịch sử ? Đó là điều trăn trở không chỉ của giáo viên dạy
lịch sử mà còn của cả xã hội. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập
một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa
rèn luyện kĩ năng tư duy, liên hệ kiến thức bộ môn lịch sử với các bộ môn khác.
Học sinh vô tình cô lập nội dung của các môn học , chưa có sự liên kết kiến thức
giữa các môn học với nhau vì vậy mà chưa phát triển tư duy lô ggic và tư duy hệ
thống. Các em cho rằng kiến thức lịch sử chỉ toàn là sự kiện, ngày tháng rất khó
nhớ, mau quên, có nhiều em rất “sợ” học lịch sử. Một nguyên nhân quan trọng
dẫn đến thực trạng này phải kể đến phương pháp dạy học của giáo viên. Nếu
giáo viên lịch sử chỉ nói lại những gì viết trong SGK thì tiết học sẽ trở nên hết
sức nhàm chán, đơn điệu, buồn tẻ, khô cứng, và vì vậy mà càng làm cho học sinh
thấy thiếu hứng thú khi đến giờ học Lịch sử. Do vậy, để làm tiết học trở nên
phong phú, sôi động hơn, học sinh hứng thú hơn, hăng hái phát biểu hơn , nói
tóm lại làm nâng cao được hiệu quả của tiết dạy, giáo viên cần kết hợp các
phương pháp , biết sử dụng các kiến thức của các môn học khác để minh họa cho
bài giảng mà môn học gần gũi với lịch sử nhiều là văn học.
Tuy nhiên, một số giáo viên, khi soạn những tiết dạy cần thiết sử dụng tư
liệu văn học thì phần lớn ngại tìm tòi. Mặc dù có quan hệ họ hàng rất gần gũi với
giáo viên dạy văn, nhưng giáo viên Lịch sử lại chưa thật sự biết khai thác mối
quan hệ này, cứ nghĩ rằng những kiến thức văn học học sinh đã biết, không cần
nhắc lại. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giờ dạy. Hơn nữa, qua
tìm hiểu từ thực tế, tôi nhận thấy một số giáo viên ở chuyên ngành lịch sử có
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 4
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
gợi, có hướng cho học sinh những kiến thức văn học liên quan, song chưa
thường xuyên và cũng chưa thực sự có chiều sâu. Chẳng hạn như khi giảng về

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cô giáo có nhắc đến Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của
Nguyễn Trãi, rồi chuyển nhanh sang phần khác, một phần vì bài 19 quá dài,
phần nữa là do giáo viên nghĩ, chỉ cần nhắc thế là đủ, kiến thức này các em đã
được học trong chương trình văn học rồi, không cần nhắc lại nữa. . Như vậy, các
em sẽ rất khó hình dung, khó nhớ về cuộc khởi nghĩa với những nét tiêu biểu.
Đúng là những kiến thức văn học này các em được học rồi nhưng tại sao chúng
ta lại không khai thác vốn kiến thức đã biết của các em để làm phong phú hơn
tiết học, tạo điều kiện khuyến khích các em thể hiện hiểu biết văn học để làm rõ
hơn các sự kiện lịch sử, có điều kiện để liên hệ kiến thức giữa hai môn học, để
các em nhớ bài nhanh hơn.
Cụ thể:
Khi giảng về nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn một
phần quan trọng là do xuất phát từ tư tưởng “ nhân nghĩa”, “ lấy dân làm gốc”
của Lê Lợi, Nguyễn Trãi , giáo viên có thể cho học sinh chứng minh điều này
bằng cách đọc một số câu trong Bình Ngô đại cáo? Học sinh trả lời bằng việc
huy động kiến thức văn học được học trong chương trình lớp 10:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Hay:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Hoặc trình bày về những chiến thắng liên tiếp của quân và dân ta và
ngược lại là sự thất bại thảm hại của kẻ thù, giáo viên tương tự yêu cầu học sinh
chứng minh điều này bằng cách đọc một số đoạn trong tác phẩm này( xin được
trình bày ở phần sau). Như vậy, học sinh sẽ tham gia xây dựng bài hăng hái hơn,
làm tiết học trở nên sôi nổi hơn, kiến thức lịch sử sẽ trở nên dễ tiếp thu hơn, dễ
nhớ hơn và nhớ lâu hơn.Từ đó, hiệu quả bài giảng, mục đích giáo dục sẽ được
nâng cao.
Xuất phát từ thực trạng trên, với mong muốn được góp một phần nhỏ bé
của mình vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử, tôi xin được tổng kết

một số kinh nghiệm mà mình đúc rút được trong quá trình giảng dạy một số bài
lịch sử Việt Nam 10 cần thiết sử dụng tư liệu văn học bằng sáng kiến : “Vận
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 5
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập phần Lịch sử Việt Nam
lớp 10” để chia sẻ với các quý thầy cô.
3. Các bước tiến hành
3.1. Chuẩn bị:
3.1.1. Giáo viên:
- Đối tượng, phạm vi vận dụng của đề tài là một số bài trong chương trình lịch
sử Việt Nam lớp 10. Vì vậy, trước hết, giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình
này xem bài nào, mục nào cần thiết sử dụng tư liệu văn học Đây là một thao
thác quan trọng, góp phần xác định đúng mức độ vận dụng của đối tượng là học
sinh lớp 10.
- Tiến hành sưu tầm tư liệu thơ văn theo mục đích yêu cầu từng mục, từng bài
giảng và tính chất của từng sự kiện, hiện tượng lịch sử thuộc phạm vi nghiên cứu
của đề tài:
+ Giáo viên phải hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc với những tư liệu mình đã
lựa chọn;
+ Các kiến thức thơ văn khai thác, vận dụng cần phải có nguồn gốc xuất
xứ chính xác, rõ ràng.
+ Việc sử dụng các tài loại tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường
THPT phải đảm bảo 2 tiêu chuẩn cơ bản: giá trị giáo dưỡng- giáo dục và giá trị
văn học. Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, những
nhân vật lịch sử của thời đại đang học, phải miêu tả được bối cảnh của xã hội cụ
thể, phải phục vụ nội dung, yêu cầu của từng bài học, phải phù hợp với trình độ
nhận thức của học sinh, không làm loãng nội dung bài lịch sử, phân tán sự chú ý
của học sinh vào những vấn đề đang học.
+ Phải loại bỏ những truyện kiếm hiệp, tiểu thuyết xuyên tạc lịch sử, có

ảnh hưởng xấu đến việc hình thành tri thức lịch sử, giáo dục tư tưởng, tình cảm
cho học sinh. Cần lưu ý, không phải trong một bài thơ liên quan có thể khai thác
hết cả bài mà nên lựa chọn những đoạn thơ sát nhất, “đắt” nhất để sử dụng.
- Phân loại tư liệu văn học liên quan theo từng bài, từng mục.
- Vận dụng kiến thức văn học vào từng bài lịch sử cụ thể.
- Sau khi khai thác, vận dụng kiến thức văn học đó vào những tiết dạy của
mình, tôi thấy kết quả khả quan hơn nhiều so với khi chưa áp dụng. Vì vậy, tôi
mạnh dạn trao đổi với các đồng nghiệp cùng thực hiện. Bản thân tôi trực tiếp dự
giờ để có điều kiện kiểm chứng, so sánh và rút kinh nghiệm.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 6
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
3.1.2. Học sinh:
Sau mỗi tiết dạy, giáo viên dành khoảng vài 3 đến 5 phút để củng cố, dặn
dò học sinh chuẩn bị bài mới. Chúng ta không nên dặn dò một cách chung chung
mà cần yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung một cách cụ thể, học sinh sẽ dễ dàng
tiếp thu kiến thức. Đối với những bài cần thiết sử dụng tư liệu văn học, bên cạnh
việc hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu SGK Lịch sử trước khi đến lớp, giáo viên
cần định hướng cụ thể cho các em nội dung văn học nào cần thiết sử dụng cho
bài học tiếp theo để các em sưu tầm( có thể nguồn tư liệu văn học này trong
chương trình văn học 10 mà các em đang học sẽ rất thuận lợi, hay từ những kiến
thức các em đã được học hoặc tài liệu tham khảo khác) . Điều đó sẽ khơi dậy
tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh, các em sẽ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn
cho bài mới tạo điều kiện cho việc dạy của giáo viên cũng như việc học của học
sinh. Con đường hình thành tri thức trong đầu học sinh là như vậy, như nhà văn
Lỗ Tấn khẳng đinh: “ Kỳ thực ra trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi
rồi thành đường đó thôi”.
3.2. Những lưu ý khi khai thác, vận dụng thơ văn trong dạy học lịch sử
- Trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên thường sử
dụng các loại tài liệu văn học chủ yếu sau: Văn học dân gian; tiểu thuyết lịch sử,

tác phẩm văn học ra đời vào thời kì xảy ra sự kiện lịch sử tiểu thuyết lịch sử; Hồi
kí cách mạng
- Không nên ôm đồm, quá tải trong việc vận dụng kiến thức thơ văn.
- Luôn luôn đảm bảo tính vừa sức của học sinh (đối tượng vận dụng là học
sinh lớp 10).
- Khi có những từ khó hiểu, giáo viên phải giải thích cặn kẽ giúp học sinh
hiểu một cách chính xác, tránh gây hiểu lầm.
3.3. Các phương pháp vận dụng thơ văn vào dạy học lịch sử
- Thứ nhất, đưa vào bài giảng một đoạn thơ, văn ngắn nhằm minh họa
những sự kiện lịch sử đang học, làm cho nội dung bài học được phong phú và
giờ học thêm sinh động;
- Thứ hai, dùng một đoạn trích, kể một câu chuyện để cụ thể hóa sự kiện,
nêu ra một kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự
kiện lịch sử.
3.4. Thể nghiệm đề tài: ở một số bài sau( lịch sử Việt Nam 10)
Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 7
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
Như chúng ta đã biết, ca dao là một nguồn tư liệu phong phú và bổ ích đối
với sử học. Đọc ca dao mà có thể biết, hiểu thêm lịch sử. Ca dao có thể hỗ trợ
đắc lực cho việc dạy và học lịch sử nếu người dạy và học lịch sử có thái độ đúng
và phương pháp sử dụng đúng đối với nguồn tư liệu quý giá này. Có lẽ, đối với
mỗi người dân Việt Nam, câu ca dao sau đây đã không còn xa lạ:
“Ai về Phú Thọ cùng ta
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười”
Trích “Ca dao lịch sử”,Phạm Hồng Việt sưu tầm
Mục 1: Quốc gia Văn Lang- Âu Lạc:
Nhằm giúp học sinh có thể dễ dàng biết, hiểu và tiếp thu nhanh nhất lịch
sử dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc thuyết trình

giáo viên có thể liên hệ đọc những vần thơ sau đây:
Hồng Bàng là tổ nước ta,
Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang.
Thiếu niên ta rất vẻ vang
Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời
Tuổi tuy chưa đến chín mười,
Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương.
An Dương Vương thế Hùng Vương,
Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân
Trích “ Lịch sử nước ta”, Hồ Chí Minh
Hay giáo viên có thể gợi mở, hướng cho học sinh tìm hiểu một số truyền
thuyết sau (sau khi loại bỏ những yếu tố huyền bí, giáo viên giúp học sinh tìm ra
cốt lõi sự kiện lịch sử được phản ánh trong các truyền thuyết này):
+ Truyện Âu cơ- Lạc Long Quân giúp học sinh hiểu rõ hơn về nguồn
gốc bản địa của các dân tộc sống trên lãnh thổ nước ta( các di tích về người tối
cổ tìm được ở VN đã xác nhận điều này.)
+ Truyện Bánh chưng, bánh dày; Trầu cau giúp học sinh hiểu thêm về đời
sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ, qua đó thấy được nguồn gốc của
những phong tục của dân tộc ta ngày nay: nấu bánh chưng ngày Tết, ăn trầu cau(
Miếng trầu là đầu câu chuyện…)
+ Giúp học sinh hiểu rõ hơn về cơ sở hình thành nhà nước Văn Lang- Âu
Lạc cũng như về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và công cuộc chinh phục
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 8
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
thiên nhiên của ông cha ta từ buổi đầu dựng nước : kể chuyện Sơn Tinh- Thủy
Tinh( trị thủy, chống lũ lụt), Thánh Gióng( cuộc đấu tranh của dân tộc ta chống
ngoại xâm( giặc Ân), nêu rõ thời kì này nhân dân ta biết sử dụng đồ sắt- áo giáp
sắt, roi sắt…( sự chuyển biến về kinh tế).
+ Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy( Chương trình Ngữ

văn 10 tập 1): Với các sự kiện, nhân vật, chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu
trưng, có thể xem câu chuyện này là một cách giải thích nguyên nhân mất nước
Âu Lạc – bắt đầu thời kì ngàn năm Bắc thuộc của đất nước ta( 179TCN-938);
qua đó, nhân dân muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù
và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ riêng- chung, cá nhân- cộng đồng.
Hoặc:
Cũng để nói về việc nước ta bị rơi vào tay nhà Triệu, giáo viên có thể đọc
đoạn thơ sau trong bài “Tâm sự” của nhà thơ Tố Hữu trong tập thơ “Ra trận”:
…Tôi kể ngày xưa truyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…
Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập
Mục 2: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc:
Nhằm khắc họa hình ảnh những anh hùng tài năng với nhân cách cao đẹp
và cuộc khởi nghĩa mà họ lãnh đạo trong thời kì này, qua đó, giáo dục học sinh
lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và biết ơn tổ tiên, có thể đọc những đoạn thơ
sau:
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nước Tàu cậy thế người đông
Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam
Quân Tàu nhiều kẻ tham lam,
Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi?
Hai Bà Trưng có đại tài,
Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian,
Ra tay khôi phục giang san,
Tiếng thơm dày tạc đá vàng nước ta…
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 9
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”

Trích “Lịch sử nước ta”, Hồ Chí Minh
Hay “Đại Nam quốc sử diễn ca” của tác giả Lê Ngô Cát có đoạn kể về cuộc
khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà rất nhiều người biết đến:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên…
- Khởi nghĩa Bà Triệu:
Tỉnh Thanh Hóa có một bà
Tên là Triệu Ẩu tuổi vừa đôi mươi
Tài năng dũng cảm hơn người,
Khởi binh cứu nước muôn đời lưu phương”
Trích “ Lịch sử nước ta”, Hồ Chí Minh
- Công lao của Ngô Quyền:
Ngô Quyền quê ở Đường Lâm
Cứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm”
Trích “Lịch sử nước ta” Hồ Chí Minh
Chú thích: “cát lầm ngàn năm” nghĩa là: Ngàn năm Bắc thuộc từ 179 TCN đến
938.
=> Ngô Quyền-người đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng Bạch
Đằng lịch sử - một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống
ngoại xâm của dân tộc Việt Nam kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến
phương Bắc vào năm 938, mở ra thời đại tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
Bài 17: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến( thế kỉ
X-XV)
Mục I: Buổi đầu của thời đại phong kiến độc lập
Giúp học sinh hiểu rõ hơn về vai trò của Đinh Bộ Lĩnh, trong hoàn cảnh
đất nước rối ren dẫn đến thập nhị sứ quân( loạn 12 sứ quân) sau khi Ngô Quyền

mất 944, ông đã có công dẹp loạn, thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh:
Đến hồi thập nhị sứ quân
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 10
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
Bốn phương loạn lạc muôn dân cơ hàn
Động Hoa Lư có Tiên Hoàng
Nổi lên gây dựng triều đang họ Đinh
Trích “ Lịch sử nước ta”, Hồ Chí Minh
- Giúp học sinh ghi nhớ sâu hơn vai trò của vị vua đầu thời Lí - Lí Công Uẩn:
Công Uẩn là kẻ phi thường
Dựng lên nhà Lí cầm quyền nước ta
Mở mang văn hóa nước nhà
Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân
Trích “Lịch sử nước ta”, Hồ Chí Minh
Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
Mục 1: Mở rộng và phát triển nông nghiệp:
Với chính sách trọng nông của nhà Lê sơ cùng với công sức của nhân dân,
mùa màng được tươi tốt, cuộc sống của người dân được ấm no. Điều này được
thể hiện qua những vần thơ trong dân gian:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.
Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X- XV
- Mục 1: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê:
Làm rõ người đã có công lãnh đạo quân dân ta đánh đuổi giặc Tống,
giành thắng lợi, bảo vệ nền độc lập của đất nước là Lê Hoàn:
Lê Đại Hành nối lên ngôi
Đánh tan quân Tống, đuổi lui Xiêm Thành
Trích “ Lịch sử nước ta”, Hồ Chí Minh
- Mục 2: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí,

Để giúp học sinh thấy được tài năng, đức độ, tình yêu quê hương đất nước cũng
như công lao to lớn của người anh hùng lãnh đạo quân dân ta đánh tan quân
Tống, giáo viên có thể đọc đoạn thơ sau:
Lí Thường Kiệt là hiền thần
Đuổi quân nhà Tống, quá quân Xiêm Thành
Tuổi già phỉ chí công danh
Mà lòng yêu nước trung thành không phai
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 11
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
Trích “Lịch sử nước ta”, Hồ Chí Minh
Khi giảng đến cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí, chúng ta cũng không thể
không nhắc đến bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
tương truyền là của Lí Thường Kiệt:
Sông núi nước nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Sau đó, cho học sinh rút ra ý nghĩa bài thơ: Bài thơ là lời khẳng định chủ
quyền của dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc, ý chí quyết
tâm đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi của quân dân Đại Việt, là lời cảnh cáo
đối với kẻ muốn xâm lược Đại Việt, có tác dụng khích lệ tinh thần chiến đấu của
quân sĩ)
- Mục II: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên ở thế kỉ
XIII:
+ Khi giảng về một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mông- Nguyên : do sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các
vua Trần cùng các tướng lĩnh nhà Trần. Để khắc học rõ nét hơn đức độ, tài năng
của các tướng lĩnh, giáo viên cùng học sinh tìm hiểu về một số danh tướng như
Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ thông qua những đoạn trích trong Đại Việt sử kí

mà học sinh được học trong phần văn học lớp 10 sẽ giúp học sinh tiếp thu nhanh
hơn, nhớ nhanh hơn, thuộc bài nhanh hơn: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc
Tuấn hay Thái sư Trần Thủ Độ( Trích Đại Việt sử kí toàn thư) của Ngô Sĩ
Liên( trang 46-47, ngữ văn 10) hay thông qua đoạn trích trong Hịch tướng sĩ của
Trần Quốc Tuấn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt,
nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù;
dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa ta cũng
nguyện xin làm”
Hay cũng nói về triều Trần với những vị anh hùng tiêu biểu góp phần
quan trọng tạo nên “ hào khí Đông A”, tạo nên một triều đại thịnh trị trong lịch
sử phong kiến Việt Nam đã ba lần đánh bại quân xâm lược Mông- Nguyên với
chiến thắng lẫy lừng Bạch Đằng 1288 kết thúc cuộc kháng chiến, giáo viên có
thể đọc những vần thơ sau:
Ông Trần Hưng Đạo cầm đầu
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 12
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
Dùng mưu du kích đánh Tàu tan hoang
Mênh mông một dải Bạch Đằng
Nghìn thu soi rạng giống dòng quang vinh
Hai lần đại phá Nguyên binh
Làm cho Tàu phải thất kinh rụng rời
Quốc Toản là trẻ có tài
Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền
…Thật là một đấng anh hùng
Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo
Đời Trần văn giỏi, võ nhiều
Ngoài dân thịnh vượng trong triều hiền minh.
Trích “ Lịch sử nước ta”, Hồ Chí Minh
+ Nói về những chiến thắng tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến

chống Mông - Nguyên, Trần Quang Khải đã viết nên những vần thơ thể hiện rõ
niềm tự hào, lòng yêu nước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc:
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu
“Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải

Qua đó, giáo dục học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sự
biết ơn, noi gương các thế hệ cha anh, xác định được trách nhiệm của mình đối
với Tổ quốc.
- Mục III: Phong trào chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
Giáo viên có thể liên hệ với tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Cuối
năm 1427, sau chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết Đại cáo
bình Ngô nhằm công bố việc bình Ngô thắng lợi để ai nấy đều hay và cũng là để
tổng kết toàn diện về cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Đây áng
văn yêu nước lớn của thời đại, là bản tuyên ngôn về độc lập chủ quyền, bản cáo
trạng tội ác của kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
+ Làm sáng tỏ tội ác của giặc Minh – nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh
chống giặc Minh mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 13
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
+ Nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, xuất
phát từ tư tưởng “ Lấy dân làm gốc” của nghĩa quân. Giáo viên yêu cầu học sinh
chứng minh điều này bằng cách đọc ra những câu văn( đã ví dụ ở phần trên).
+ Giúp học sinh hình dung rõ hơn về những thắng lợi liên tiếp của ta và sự thất
bại thảm hại của kẻ thù, giáo viên có thể tự đọc hoặc yêu cầu học sinh đọc một

số đoạn trong tác phẩm này:
Ngày 18 trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày 20 trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày 25 bá tươc Lương Minh đại bại tử vong
Ngày 28 thượng thư Lí Khánh cùng kế tư vẫn…
Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước…
Và cuộc chiến tranh ấy kết thúc bằng chiến thắng hào hùng của dân tộc ta và sự
đầu hàng rút lui nhục nhã của kẻ thù:
Quân giặc các thành khốn đốn cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị bắt tù, thương hại vẫy đuôi cầu sống
Uy thần chẳng giết hại, lấy khoan hồng thể bụng hiếu
sinh,
Bọn tham chính Phương Chính, nội quan Mã Kỳ được cấp
năm trăm thuyền , đã vượt biển vẫn hồn bay phách lạc
Lũ tổng binh Vương Thông, tham chính Mã Anh, được
cấp cho mấy nghìn ngựa, đã về nước còn ngực đập chân run.
Chúng sợ chết thèm sống mà thực muốn cầu hòa,
Ta lấy toàn quân làm cốt cho dân được yên nghỉ.
Chẳng những mưu kế kì diệu,
Cũng là chưa thấy xưa nay.
Trích “ Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi
Qua đoạn trích, học sinh hiểu hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc, từ đó
thêm tự hào, yêu quê hương…
Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 14
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
Mục 1.II: Văn học
Để giúp học sinh nắm được thành tựu văn học thời kì này, giáo viên có

thể yêu cầu học sinh kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu thời kì này đồng
thời cho học sinh đọc thuộc lòng một bài thơ, 1 đoạn văn. Yêu cầu này không
khó với học sinh vì các em đã, đang được học trong chương trình văn học 10:
Nam Quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo…
Qua đó cho học sinh thấy được ở thời kì này văn học, đặc biệt là văn học chữ
Hán phát triển mạnh, đến nỗi Trần Nguyên Đán đã phải thốt lên:
Tướng võ quan hầu đều biết chữ
Thợ thuyền, thơ lại cũng hay thơ.
Thơ văn Lí- Trần
Đồng thời, học sinh sẽ rút ra được thơ văn thời kì này thể hiện lòng yêu
nước, niềm tự hào dân tộc…
Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ
quốc cuối thế kỉ XVIII
Mục 1: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước:
Để giúp học sinh hiểu rõ hơn hoàn cảnh bùng nổ phong trào Tây Sơn
cũng như công lao đầu tiên của phong trào đối với đất nước (thống nhất đất
nước) , Hồ Chí minh chỉ rõ:
Nguyễn Nam, Trịnh Bắc đánh nhau,
Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng
Dân gian có kẻ anh hùng
Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn
Đóng đô ở đất Tây Sơn
Đánh tan Trịnh Nguyễn, cứu dân đảo huyền
Mục II: Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:
Để giúp học sinh khắc sâu hơn vai trò của Nguyễn Huệ- Quang Trung
cũng như nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm Xiêm,
Thanh: sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ và sự đoàn kết một lòng của quân
dân ta, có thể đọc những vần thơ sau:
… Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
Mấy lần đánh đuổi quân Xiêm, giặc Tàu.

Ông đà chí cả mưu cao
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 15
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng.
Cho nên Tàu dẫu làm hung
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà
Trích “ Lịch sử nước ta”, Hồ Chí Minh
+ Để làm rõ mục đích của cuộc kháng chiến chống quân Thanh, giáo viên
chỉ cần cho học sinh hiểu rõ lời hiểu dụ của Quang Trung khi quyết định tiến
quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh:
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để răng đen
Đánh cho nó trích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
(Bài Hiểu dụ của vua Quang Trung được coi như bản Tuyên ngôn độc
lập của dân tộc ta thế kỉ XVIII. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn: Khẳng định quyết
tâm đánh giặc để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ nền văn hóa truyền thống,
khẳng định chủ quyền dân tộc, quyết tâm tiêu diệt giặc làm nhụt ý chí xâm lược
của kẻ thù.).
+ Chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa là trận chiến có ý nghĩa quyết định đánh bại
hoàn toàn quân xâm lược, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân
Thanh. Khi giảng về chiến thắng này, giáo viên có thể liên hệ đoạn thơ sau của
nhà thơ Ngô Ngọc Du – người được vinh dự sống trong những giờ phút lịch sử
đó, đã ghi lại không khí, quang cảnh nhân dân vui mừng chào đón đoàn quân
chiến thắng trở về:
Mây tạnh mù tan trời lại sáng,
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chung vai sát cánh cùng nhau nói:

Cố đô vẫn thuộc núi sông ta
Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
Mục 2.II: Văn học
Để chứng minh thời kì này, thơ Nôm phát triển, giáo viên giới thiệu hoặc
gọi một số em( lấy tinh thần xung phong) giới thiệu về tác giả, tác phẩm mà em
đã được học trong chương trình văn học 10( Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm…),
hay một số truyện dân gian, tục ngữ , truyện Trạng : Thạch Sanh, Phạm Công
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 16
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
Cúc Hoa mà các em được đọc, được xem phim…. Qua những câu chuyện dân
gian ấy, các em sẽ rút ra được nội dung của văn học dân gian thời kì này phản
ánh điều gì: ước mơ của người dân lao động về một cuộc sống tự do, thanh
bình…
Bài 25: Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa dưới triều Nguyễn( Nửa đầu
thế kỉ XIX)
Mục 3: Tình hình văn hóa- giáo dục
Giáo viên gợi mở để học sinh liên hệ với những kiến thức văn học đang
được học trong chương trình văn học lớp 10, giáo viên có thể hỏi trong nền văn
học nước ta giữa thế kỉ XIX, ai được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm? Hãy kể
tên một số tác phẩm của Bà. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên có thể yêu cầu
chính em đó hoặc em khác đọc một bài thơ của Hồ Xuân Hương( Mời trầu, Bánh
trôi nước). Tiếp theo đối với Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, giáo viên có
thể làm tương tự. Sau đó, cho học sinh rút ra kết luận nội dung các tác phẩm:
Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến dưới triều Nguyễn, thân phận của người
phụ nữ trong xã hội cũ…Qua đó, giáo viên không chỉ giúp các em nắm được các
thành tựu văn học nửa đầu thế kỉ XIX mà còn hiểu thêm về hiện thực xã hội
phong kiến nước ta lúc đó như thế nào.
Trên cơ sở đó, nếu em nào trả lời tốt, giáo viên có thể thưởng điểm để
động viên, khuyến khích các em. Từ đó, các em sẽ có thêm động lực để học, để

tìm tòi, sẽ hăng hái hơn , tiết học sẽ trở nên, sôi động , nhẹ nhàng hơn, không
còn nặng nề nữa. Không những vậy, các em sẽ có sự hứng khởi hơn cho giờ học
tiếp theo.
Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của
nhân dân
- Mục 1: Tình hình xã hội và đời sống nhân dân
+ Để khắc họa rõ nét hơn về sự phân chia giai cấp trong xã hội phong
kiến, cụ thể là ở nửa đầu thế kỉ XIX, giáo viên có thể đọc câu ca dao sau:
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Tuy nhiên, nhân dân vẫn tin tưởng một ngày nào đó:
Bao giờ dân nổi can qua( dân nổi dậy đấu tranh)
Con vua thất thế phải ra ở chùa.
Trích “ Ca dao lịch sử”, Phạm Hồng Việt sưu tầm
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 17
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
+ Nói về sự áp bức bóc lột trắng trợn của vua quan triều Nguyễn ở nửa
đầu thế kỉ XIX, dân gian có câu:
Con ơi nhớ lấy câu này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Trích “ Ca dao lịch sử”, Phạm Hồng Việt sưu tầm
Và hậu quả của tình trạng đó là tình trạng đói khổ của nhân dân được thể
hiện qua những câu vè trong dân gian nửa đầu thế kỉ XIX:
Cơm thì chẳng có
Rau cháo cũng không…
Qụa kêu vang bốn phía
Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu

Cảnh hoang tàn đói rét
Hay cũng để nói về tình trạng này của nhân dân nửa đầu thế kỉ XIX, thời
vua Tự Đức trị vì( 1847-1883), trong dân gian đã lưu truyền những câu thơ:
Từ ngày Tự Đức lên ngôi
Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như ri. A
Trích “ Ca dao lịch sử”, Phạm Hồng Việt sưu tầm.
Qua đó, học sinh có thể so sánh với thời Lê sơ để thấy được cuộc sống
của người dân ở nửa đầu thế kỉ XIX khổ cực hơn nhiều so với thời kì trước( đặc
biệt thời Lê sơ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại tình hình nông nghiệp
và đời sống nhân dân dưới thời Lê sơ được biểu hiện qua câu thơ nào, học sinh
sẽ nhớ lại, sánh và thấy được sự khác nhau đó)
Với đó chính là nguyên nhân làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân
chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của
Ba Vành:
Trên trời có ông sao Tua
Ba làng Trà Lũ có vua Ba Vành.
Trích “Ca dao lịch sử”, Phạm Hồng Việt sưu tầm
Giáo viên giới thiệu và giải thích giúp HS hiểu rõ hơn về cuộc khởi nghĩa
tiêu biểu của Ba Vành : Dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX, khởi nghĩa
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 18
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
nông dân nổ ra liên tục. Riêng dưới triều Minh Mạng( 1820-1840), giai đoạn
được xem là cường thịnh nhất của triều Nguyễn, có đến 200 cuộc khởi nghĩa của
nông dân. Câu ca dao đã phản ánh về cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu do
Phan Bá Vành đứng đầu. Ông là người làng Minh giám huyện Vũ Tiên( Thái
Bình), nhà nghèo, sớm bất bình với giai cấp thống trị, đã hợp quân nổi dậy từ
năm 1821, hoạt động chủ yếu ở Giao Thủy( Nam Định). Những năm 1824-1825,
nạn đói diễn ra ở Hải Dương, Sơn Nam. Nhân có sao Chổi( sao Tua), cuộc khởi
nghĩa lan rộng ở Thái Bình, Nam Định. Ba làng Trà Lũ: tức là Trà Trung, Trà

Bắc, Trà Đoài thuộc huyện Xuân Trường( Nam Định).
4. Kết quả đạt được
Sau một số năm áp dụng đề tài ở một số lớp 10 mà tôi giảng dạy, sự
hứng thú đối với tiết học lịch sử của học sinh và tương ứng là kết quả các bài
kiểm tra đã có sự chuyển biến rõ rệt qua từng năm, đặc biệt là so với năm mà tôi
chưa áp dụng. Cụ thể như sau:
- Học kì II năm học 2006 -2007, khảo sát chất lượng học tập của học
sinh các lớp: 10A1, 10A3, 10A2, 10A4 khi chưa áp dụng đề tài với 181 học
sinh bằng cách cho học sinh làm bài kiểm tra chất lượng, kết quả như sau:
Lớp
Tổn
g số
học
Loại khá
giỏi
Loại trung
bình
Từ TB
trở lên
Loại yếu Loại kém
SL
bài
Tỉ lệ
%
SL
bài
Tỉ lệ
%
SL
bài

Tỉ lệ
%
SL
bài
Tỉ lệ
%
SL
bài
Tỉ lệ
%
10A1 45 25 55.5 16 35.6 41 91.1 4 8.9 0 0
10A2 46 25 54.3 18 39.1 43 93.3 3 6.5 0 0
10A3 43 22 51.1 16 37.2 38 88.3 5 11.7 0 0
10A4 47 23 48.9 18 38.3 41 87.2 6 12.8 0 0
Tổng 181 95 52.5 68 37.6 163 90.1 18 9.9 0 0
- Kết quả học kì II năm học 2009- 2010 sau áp dụng đề tài ở các lớp:
10A1, 10A2, 10A14, 10A15 với 163 học sinh bằng cách cho học sinh làm bài
kiểm tra chất lượng:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 19
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
Lớp
Tổn
g số
học
sinh
Loại khá
giỏi
Loại trung
bình

Từ TB
trở lên
Loại yếu Loại kém
SL
bài
Tỉ
lệ
%
SL
bài
Tỉ lệ
%
SL
bài
Tỉ lệ
%
SL
bài
Tỉ lệ
%
SL
bài
Tỉ lệ
%
10A1 40 30 75 10 25 40 100 0 0 0 0
10A2 38 23 60.5 14 36.8 37 97.3 1 2.7 0 0
10A14 43 25 58.1 15 34.9 40 93 3 7 0 0
10A15 42 22 52.3 18 42.9 40 95.2 2 4.8 0 0
Tổng 163 100 61.3 57 35 157 96.3 6 3.7 0 0
- Kết quả học kì II năm học 2011-2012 sau áp dụng đề tài ở các

lớp:10A1, 10A2, 10.4, 10.5 với 174 học sinh (bằng cách cho học sinh làm bài
kiểm tra chất lượng)
Lớp
Tổn
g số
học
Loại khá
giỏi
Loại trung
bình
Từ TB
trở lên
Loại yếu Loại kém
SL
bài
Tỉ lệ
%
SL
bài
Tỉ lệ
%
SL
bài
Tỉ lệ
%
SL
bài
Tỉ lệ
%
SL

bài
Tỉ lệ
%
10A1 47 30 63.8 17 36.2 47 100 0 0 0 0
10A2 45 29 64.5 14 31.1 43 95.6 2 4.4 0 0
10.4 40 24 60 15 37.5 39 97.5 1 2.5 0 0
10.5 42 23 54.8 17 40.5 40 95.3 2 4.7 0 0
Tổng 174 106 60.9 63 36.2 169 97.1 5 2.9 0 0
5. Bài học kinh nghiệm
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào công tác giảng
dạy của mình, tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm nho nhỏ: .
Trong dạy học, việc tích hợp kiến thức bộ môn này vào bài học của một
bộ môn khác đã và đang được thực hiện theo tinh thần đổi mới giáo dục một
cách có hiệu quả Chúng ta cần tăng cường sự hợp tác giữa giáo viên, cũng như
không để học sinh “quên”, lãng phí kiến thức không biết sử dụng chúng khi làm
bài, trong khi chúng rất “gần” nhau. Nhiều đơn vị bài học, học sinh học môn Sử,
đã biết kiến thức của môn Văn và ngược lại.
Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là không phải bài nào, mục nào cũng
cần thiết sử dụng tư liệu văn học mà tùy đặc điểm của từng bài, từng mục mà ta
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 20
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
liên hệ cho hợp lý, tránh tình trạng lan man, gây loãng bài giảng, nhiều khi phản
tác dụng. Đây cũng chỉ là một trong những biện pháp để làm phong phú hơn
phương pháp dạy- học, do vậy, không nên tuyết đối hóa mà cần phải biết kết hợp
các hình thức khác mới đem lại hiệu quả cao cho bài học.
Chúng ta không nên và không thể đồng nhất giữa văn học và lịch sử,
nhưng cũng không nên biệt lập và tách chúng ra quá xa. Linh hoạt trong cách
tích hợp, làm sao cho lượng kiến thức vừa đủ để học sinh tiếp thu, tránh nặng nề,
trùng lập, không biến giờ dạy văn thành dạy sử hoặc ngược lại, nhưng cũng

không thể xem nhẹ bỏ qua. Kiến thức văn học được vận dụng trong các tiết học
chủ yếu là để minh họa, cụ thể hóa một sự kiện lịch sử… để khắc sâu kiến thức
bài học cho học sinh.
Ngoài ra, trong dạy học, ngôn ngữ, cảm xúc của người thầy hết sức quan
trọng. Đối với những tiết cần thiết sử dụng tư liệu văn học, điều này càng trở
nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cho nên giáo viên cần phải đặc biệt chú ý trau
dồi và sử dụng lợi thế này. Nếu giáo viên mà đọc văn, thơ, kể chuyện mà bằng
giọng đều đều thì sẽ rất đơn điệu, buồn chán, không lôi cuốn được học sinh. Đó
là quy luật lây lan tâm lý, GV đọc hay kể đều đều, nhỏ, buồn, thiếu khí thế và sự
truyền cảm thì làm sao học sinh hào hứng học và tiếp thu bài tốt? Nhưng nếu GV
dạy, đọc, kể chuyện với bầu nhiệt huyết, truyền đạt những nội dung mới mẻ,
đem lại nhiều thông tin và cảm xúc thì học sinh cũng cảm nhận và lây lan cái
không khí hào hứng mà thầy cô đem lại, nhờ vậy tiếp thu bài có hiệu quả.
Để việc khai thác , vận dụng kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử một
cách có hiệu quả, tôi nghĩ, giáo viên dạy sử cũng như giáo viên dạy văn nên
dành thời gian tìm hiểu, trao đổi với nhau về nội dung tích hợp môn Văn trong
Sử và Sử trong văn. Cụ thể là thống kê những bài học, tiết học cần thiết tích hợp
hai bộ môn này. Từ đó, giáo viên của 2 bộ môn sẽ rất thuận lợi trong việc sưu
tầm, khai thác, vận dụng kiến thức liên môn. Đồng thời, đó cũng là cơ sở cho
giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu một cách hiệu quả hơn . Và cái
được hơn cả đó là quan hệ giữa các đồng nghiệp trong trường, cụ thể là giáo
viên tổ Văn và Sử ngày càng được củng cố, gắn bó.
Những ai quan tâm đến giáo dục nước nhà đều hiểu rằng để nền giáo dục
phát triển bền vững, bên cạnh các môn khoa học tự nhiên, các môn khoa học xã
hội nhân văn trong đó có môn Lịch sử cần được coi trọng. Như vậy, chúng ta cần
phải thay đổi quan niệm: Lịch sử chỉ là môn phụ. Có như vậy mới tạo ra tâm và
thế cho người dạy cũng như người học. Khi được đánh giá đúng mức, những
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 21
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”

giáo viên lịch sử sẽ tâm huyết hơn, đầu tư nhiều hơn, sẽ không ngại mất thời
gian, công sức vào việc sưu tầm những tài liệu tham khảo khác ngoài sách giáo
khoa trong đó có tư liệu văn học. Và học sinh cũng sẽ hứng thú hơn với những
tiết học lịch sử mà trước đây đã từng bị quan niệm là môn phụ, từ đó, các em sẽ
tích cực tham gia học tập, cùng thầy cô sưu tầm những kiến thức học tập liên
quan khác. Đúng như GS Đinh Xuân Lâm đã nói "Một điều cần khẳng định là
có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng đáng lo ngại trong dạy và học Lịch sử
ở trường phổ thông. Nhưng chỉ có một khâu cần phải được ưu tiên giải quyết
ngay, nếu giải quyết được khâu này thì các khâu sau mới thông suốt được. Đó là
phải có quan niệm đúng về môn Lịch sử từ các cấp quản lý đến cha mẹ học sinh
và toàn xã hội”
Trong quá trình áp dụng đề tài này, tôi thấy có một số khó khăn như:
- Việc khai thác, sưu tầm tư liệu văn học phục vụ cho bài giảng lịch sử
mất khá nhiều thời gian, công sức đòi hỏi sự nỗ lực lớn của người thầy cũng như
học sinh.
- Trình độ giữa các học sinh trong mỗi lớp cũng như giữa các lớp với
nhau không đồng đều, do vậy giáo viên cần vận dụng sao cho phù hợp với từng
đối tượng để bài học đạt hiệu quả cao nhất.
- Có một số em còn lười học, ỷ lại, chưa tự giác khi được giao nội dung về
nhà nên khi cô giáo yêu cầu trả lời thì lúng túng, không trả lời được, gây mất
thời gian.
- Một số tư liệu các em sưu tầm được chưa phù hợp, chưa tiêu biểu để
phục vụ cho mục đích bài giảng, do vậy hiệu quả bài học chưa cao.
Để khắc phục điều này, giáo viên cần phải dặn dò, hướng dẫn một cách cụ
thể hơn nữa; động viên, khuyến khích các em bằng cách cho điểm thưởng…
III. KẾT LUẬN
Qua một số năm áp dụng đề tài này, tôi đã thu được một số kết quả khá
khả quan . Khi đến tiết học Lịch sử, đặc biệt là những tiết cần thiết sử dụng tư
liệu văn học, học sinh phấn chấn hẳn lên, chăm chú lắng nghe, hăng hái phát
biểu xây dựng bài nhiều hơn, tiết học trở nên sôi động hơn và tất nhiên, hiệu quả

giáo dục và giáo dưỡng được nâng lên Với phương pháp này, kiến thức lịch sử
dân tộc đối với các em đã không còn khô khan, không chỉ là những con số,ngày
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 22
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
tháng, sự kiện mà là những vần thơ, những đoạn văn, những câu chuyện thật hấp
dẫn. Và điều thú vị hơn nữa, không chỉ là các em yêu thích học tập lịch sử hơn,
chịu khó đọc sách và các tài liệu tham khảo nhiều hơn , kết quả học tập cao hơn
mà theo một số thầy cô dạy Văn, ý thức học và kết quả môn Văn cũng có chuyển
biến theo hướng tích cực.
Như vậy, với kết quả đã đạt được, tôi hi vọng rằng đề tài này sẽ được
đồng nghiệp đón nhận và áp dụng trên phạm vi toàn khối 10. Hơn nữa, theo tôi,
việc vận dụng kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử có thể được áp dụng rộng
rãi trên cả 3 khối lớp 10,11,12 chứ không chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ hẹp này.
Bởi đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực, góp phần nâng cao
chất lượng bộ môn lịch sử.
Thơ văn nói chung với ưu thế của nó: dễ thuộc, dễ đi vào lòng người… sẽ
là một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch sử,
thông qua đó góp phần giáo dục học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống
dân tộc và góp phần hình thành nhân cách- nhân cách con người Việt Nam. Đó
không phải là ý nghĩa và mục đích của việc học tập lịch sử sao? Vậy tại sao
chúng ta lại không tận dụng ưu thế này?
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng cùng với sự góp ý nhiệt tình của các
đồng nghiệp song do điều kiện khách quan và chủ quan nên chắc chắn đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý nhiều
hơn nữa của các quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Xoài, ngày 15 tháng 2 năm 2013
Người viết:
Nguyễn Thị Hải Yến

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học lịch sử (tập 1, 2, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Phan
Ngọc Liên chủ biên, 2007).
2. Kiến thức lịch sử 10( Phan Ngọc Liên chủ biên, NXB Đại học quốc gia TP Hồ
Chí Minh, 2006 ).
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 23
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
3.Ngữ văn 10( tập 1, NXB giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo, 2006).
4. Ngữ văn 10( tập 2, NXB giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo, 2006).
5. Ca dao lịch sử( NXB giáo dục, Phạm Hồng Việt sưu tầm, 2007).
6. Phương pháp dạy học lịch sử( NXB giáo dục, Phan Ngọc Liên và Trần Văn
Trị chủ biên, 2006)
7. Lịch sử nước ta ( Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, 2006).
9. Sách giáo khoa Lịch sử 10( NXB giáo dục, Phan Ngọc Liên chủ biên, 2006).
11. Đại cương lịch sử Việt Nam( NXB giáo dục, Trương Hữu Quýnh chủ biên,
2003).
12. Giảng văn chọn lọc Văn học Việt Nam( NXB Đại học quốc gia Hà Nội,
Trần Đình Sử tuyển chọn, 2006).
13. Một số tư liệu liên quan khác.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 24
Đề tài SKKN: “Vận dụng kiến thức văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10”
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2.Mục đích nghiên cứu đề tài 2
3. Giới hạn của đề tài 2
4. Phương pháp tiến hành 2


5. Tính mới của đề tài 2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1. Cơ sở lí luận 3
2. Cơ sở thực tiễn( thực trạng của vấn đề) 4
3. Các bước tiến hành 6
3.1. Chuẩn bị 6
3.1.1. Giáo viên 6
3.1.2. Học sinh 7
3.2. Một số lưu ý khi khai thác, vận dụng kiến thức thơ văn vào dạy học lịch sử.7
3.3. Các phương pháp sử dụng thơ văn vào dạy học lịch sử
7
3.4. Thể nghiệm đề tài (ở một số bài lịch sử Việt Nam 10 cụ thể.)
7
4. Kết quả đạt được 19
5. Bài học kinh nghiệm 20
III. KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
MỤC LỤC ………….25
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến - Trường THPT Đồng Xoài 25

×