Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá và bước đầu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê vối kinh doanh tại dak lak

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.16 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN VĂN SANH





NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG THANG DINH DƯỠNG KHOÁNG
TRÊN LÁ VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM BÓN PHÂN THEO
CHẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG CHO CÀ PHÊ VỐI KINH
DOANH TẠI DAK LAK




Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 62 62 01 01




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP









HÀ NỘI - 2009

Công trình được hoàn thành tại:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





Người hướng dẫn khoa học:
1. GS TS. Hoàng Minh Tấn
2. PGS TS. Vũ Quang Sáng




Phản biện 1: GS TS. Bùi Đình Dinh
Hội Khoa học đất
Phản biện 2: PGS TS. Vũ Mạnh Hải
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 3: TS. Hoàng Thanh Tiệm
Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên






Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại:
Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Vào hồi 8 giờ 30 ngày 15 tháng 5 năm 2009.









Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Thư viện Trường Đại họ
c Tây Nguyên



ii


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Văn Sanh và CTV(1991), "Trạng thái dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê vối

(Coffea canephora robusta) đầu mùa mưa 1990 ở vùng xung quanh Thị xã
Buôn Ma Thuột có năng suất > 3 tấn nhân/ha", Tạp chí Khoa học Kỹ thuật,
Trường Đại học Tây Nguyên 3/1991, trang 25 - 29.
2. Nguyễn Văn Sanh (1997), "Chẩn đoán và xây dựng công thức phân bón cho cà phê
vối kinh doanh tại Dak Lak", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 20 năm
thành lập Trường Đại học Tây Nguyên, trang 52 - 58.
3. Nguyễn Văn Sanh (2000), "Ứng dụng chế phẩm sinh học WEHG
để cải tạo bồi
dưỡng và nâng cao năng suất cà phê tại Dak Lak", Tập san Khoa học Kỹ thuật
Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, số 3/2000, Kỷ
niệm 45 năm thành lập Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, trang 121-
123
4. Nguyễn Văn Sanh, Hoàng Minh Tấn (2004), "So sánh hiệu lực của các loại phân
bón: phân khoáng, phân phức hợp, phân sinh học đến năng suất cà phê vối kinh
doanh tại Dak Lak", Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệ
p, Trường Đại học
Nông nghiệp I - Hà Nội, tập II, số 3/2004, trang 181 - 184.
5. Nguyễn Văn Sanh và CTV (2006), "Đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón cho cà
phê vối Dak Lak", Tạp chí Khoa học đất, số 26/2006, Số đặc biệt chào mừng
Đại hội lần thứ 4 Hội Khoa học Đất Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà
Nội, trang 51 - 57.
6. Nguyễn Văn Sanh (2007),"Xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá cho cà phê
vối kinh doanh tại Dak Lak" Tạp chí Khoa học, Trường
Đại học Tây Nguyên,
số 1/2007, trang 104 - 109.









1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cà phê cung cấp loại thức uống nóng được nhân loại ưa thích, ngày nay hầu như
không có nhân dân của một Quốc gia nào là không dùng cà phê. Nhu cầu tiêu thụ ngày một
tăng nên cây cà phê được xác định là cây mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Ở Dak Lak, sau ngày giải phóng chỉ có vài ngàn ha nhưng đến nay (2007)
diện tích cà phê đã ổn định đến 169.345 ha với sản lượng hàng năm đạt kho
ảng 330.000 tấn
nhân, kim ngạch xuất khẩu cà phê trên 300 triệu USD, chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu của
tỉnh. Nhờ cà phê mà đời sống của người dân trồng cà phê từng bước được đổi mới. Song
không phải thế mà không chấp nhận thực tế: quy luật thị trường chi phối cũng làm cho
người trồng cà phê ít vốn lao đao khốn khổ. Rõ ràng vốn ít, đầu tư thấp, năng suất thấp, thu
nhập kém là
điều không tránh khỏi, nhưng cũng phải thừa nhận rằng trên cùng một loại đất
với cùng một giống năng suất cà phê phụ thuộc rất lớn vào phân bón và năng lực tay nghề
của người quản lý chăm sóc. Hơn nữa, khi cà phê đạt được năng suất cao thì dinh dưỡng bị
mất đi thông qua sản phẩm càng lớn, cân bằng dinh dưỡng trong cây trở nên không phù hợp,
cần phải nghiên cứu nhu cầ
u dinh dưỡng của cây theo từng giai đoạn để đáp ứng yêu cầu
năng suất cao, độ phì đất không giảm sút mà còn mang lại hiệu quả kinh tế nữa. Để làm
được điều đó thì phải kiểm soát và phát hiện sớm những việc thừa, thiếu các nguyên tố dinh
dưỡng trong lá trước khi chúng thể hiện ra triệu chứng bên ngoài nên Sylvain đã nhấn
mạnh: 'vấn đề chẩn đoán dinh dưỡng trên lá cà phê là cơ sở
khoa học để đưa ra công thức

phân bón hợp lý'. Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành:"Nghiên cứu
xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá và bước đầu thử nghiệm bón phân theo chẩn
đoán dinh dưỡng cho cà phê vối kinh doanh tại Dak Lak”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thực trạng sử dụng phân bón cho cà phê vối kinh doanh của người dân
Dak Lak phân tích các mối quan hệ của hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong
đất, trong lá với năng suất cà phê để
xây dựng một thang dinh dưỡng các nguyên tố khoáng
(N, P, K) trong lá cà phê vối kinh doanh trước khi bón phân, làm cơ sở cho việc điều chỉnh lượng
phân bón theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá đối với cà phê vối kinh doanh ở Dak Lak.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về sự tương quan
của các nguyên tố khoáng N, P, K, Ca, Mg trong đất, trong lá với năng suất cà phê vối và là
cơ sở khoa họ
c cho phép thông qua phân tích lá để xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên
lá và đánh giá thực trạng dinh dưỡng của vườn cà phê;

2
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc giảng dạy
và nghiên cứu khoa học theo hướng bón phân dựa theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá;
+ Thang hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng khoáng N, P, K trong lá cà phê vối
kinh doanh tại Dak Lak là cơ sở cho việc nghiên cứu để đề xuất một biện pháp bón phân
tiên tiến cho cà phê vối, đó là phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá. Biện
pháp này cho phép đánh giá tình hình dinh dưỡng của cây theo từng giai đoạn, khi
ến người
sản xuất có thể bón phân đúng lúc và sát với yêu cầu của cây, vừa sử dụng tiết kiệm phân bón
mà không gây ô nhiễm môi trường, vừa nâng cao năng suất mà giảm chi phí sản xuất khiến
cho giá thành sản phẩm hạ thấp có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường thế giới.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu này chỉ giới hạn trên phạm vi cà phê vối kinh doanh ở độ tuổi 10 - 15

trồng trên đấ
t nâu đỏ basalt của Dak Lak;
- Đây là đề tài rất phức tạp và chưa được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam, nên
nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu hướng tới việc đưa ra một thang dinh dưỡng của các
nguyên tố khoáng N, P, K trong lá cà phê trước khi bón phân vào đầu mùa mưa để làm cơ
sở cho các nghiên cứu ứng dụng theo hướng này nên chưa đưa ra được các ứng dụng cụ thể
của thang dinh dưỡng này. Vì vậy, cần có các nghiên cứu tiếp tụ
c theo hướng này để có thể
hoàn chỉnh được phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá cho cây cà phê;
- Việc thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng trên lá theo DRIS (Diagnosis and
Recommendation Integrated Systems) để bón phân cho cà phê cũng chỉ bước đầu thực hiện ở
công ty cà phê Thắng Lợi, Êa Pok đại diện cho các vùng trồng cà phê vối của Dak Lak.
5. Những đóng góp mới của luận án
+ Đã xây dựng được thang dinh dưỡng các nguyên tố khoáng trong lá cà phê vối Dak
Lak vào đầu mùa mưa một cách hoàn chỉnh từ rất thi
ếu, thiếu, trung bình, tối ưu, thừa, làm
tiền đề cho việc bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá;
+ Lần đầu tiên ở Việt Nam đã sử dụng phương pháp DRIS (N/P, P/K, N/K) để chẩn
đoán dinh dưỡng, đề xuất và kiểm nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê;
+ Bước đầu đã thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng trong lá để điều chỉnh lượng phân
bón theo DRIS cho 2 công ty cà phê Thắng Lợi và Êa Pok đạt kết quả tốt.
6. Bố c
ục của luận án
Luận án gồm 123 trang (không kể tài liệu tham khảo, phụ lục). Mở đầu 4 trang;
Chương 1: Tổng quan tài liệu 34 trang; Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp
nghiên cứu 11 trang; Chương 3: Kết quả và thảo luận 75 trang; Kết luận và đề nghị 3 trang.
Luận án có 24 bảng biểu số liệu, 17 hình vẽ đồ thị, 8 hình ảnh và tham khảo 99 tài liệu trong
& ngoài nước.

3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Vai trò cây cà phê đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Thập niên 90 của thế kỷ XX cà phê Việt Nam phát triển với tốc độ chóng mặt cả về diện
tích lẫn sản lượng. Thu hút khoảng 300.000 hộ gia đình với trên 600.000 lao động thường
xuyên, vào mùa thu hoạch số lao động cần huy động lên tới 800.000 người chiếm 1,83% tổng
lao động của cả nước và 2,93% tổng lao động nông nghiệp. Những nă
m gần đây kim ngạch
xuất khẩu cà phê đạt hơn 2 tỷ USD (2008) góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.

1.2 Những nghiên cứu đất trồng và phân bón cho cà phê
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng cà phê có thể trồng trên các loại đất phát triển trên
các loại đá mẹ khác nhau: Đá basalt, đá granit, đá vôi, đá phiến sét Bernhard Rothfos, B.
R. (1970)[79], Raju, T., Thomas, M. R., Ganesh, K. A. (1982)[96], Đoàn Triệu Nhạn
(1990)[38], Coste, R. (1992)[84] mang lại hiệu quả khác nhau. Tuy có thể tr
ồng trên các
loại đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất nâu đỏ basalt (Rhodic Ferralsols) (Trương
Hồng, 1999)[20]. Wrigley, G.(1988)[99] cho rằng cà phê ưa đất giàu mùn, giàu dinh dưỡng,
độ chua thấp, tổng lượng P
2
O
5
ít quan trọng nhưng lại là yếu tố cần thiết đặc biệt cho giai
đoạn ra hoa. Anonymous (1991) [73], Krishna Murthy Rao (1985) [92] cùng đưa ra một số
chỉ tiêu đất trồng cà phê như sau:
Tầng đất pH
KCl
Mùn% N% C/N P

2
O
5
% K
2
O%
> 70cm 4,5 - 5,5 > 2 0,15 - 0,20 12 0,10 - 0,15 0,10 - 0,15
Theo Nguyễn Sỹ Nghị (1982) [37] tiêu chuẩn của đất để trồng được cà phê cho năng
suất bình thường phải nằm trong giới hạn sau: N% = 0,15 - 0,20%, P
2
O
5
%= 0,08 - 0,10%,
K
2
O% = 0,10 - 0,15%, hàm lượng mùn tối thiểu là 2%. Theo Trương Hồng, Tôn Nữ Tuấn
Nam và CTV (1996)[19] tỷ lệ NPK 1:0,3:0,91 đạt năng suất cao nhất, nhưng Phan Kim
Hồng Phúc (2000) [42] cho rằng cây cà phê cần dùng lượng N và K gấp ba lần so với lượng
P. Vì vậy, phân hỗn hợp NPK phải được sản xuất theo tỷ lệ 1 : 0,3 : 1 là hợp lý hơn cả. Tôn
Nữ Tuấn Nam (1993)[32] tiến hành cân đối P trên nền NK (N
0
= 0, N
1
= 150, N
2
= 300 kg
N/ha; K
0
= 0, K
1

= 150, K
2
= 300 kg K
2
O/ha) kết quả cho thấy trên nền N
0
K
0
có bón lân tăng
từ 0 đến 200 kg P
2
O
5
/ha năng suất không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức,
thậm chí ở mức lân cao nhất 200 kg P
2
O
5
/ha còn làm giảm năng suất so với không bón và
bón 100 kg P
2
O
5
/ha. Khi nghiên cứu cân đối NPK với năng suất và phẩm chất cà phê vối
Dak Lak Trình Công Tư (2000) [67] cho rằng trên nền PK (P
1
= 100, P
2
= 150, P
3

= 200 kg
P
2
O
5
/ha; K
1
= 200, K
2
= 300, K
3
= 400 kg K
2
O/ha) bón N từ 200 đến 400 kg N/ha có làm

4
thay đổi năng suất cà phê khá rõ, tương quan giữa các nguyên tố cho thấy bón N cao trên
nền P và K cao mới làm tăng năng suất cà phê. Còn trên nền P và K thấp có bón tăng N
cũng không làm thay đổi năng suất cà phê.

1.3 Những nghiên cứu bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá
1.3.1 Trên thế giới
Trên thế giới phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá đã được áp
dụng từ lâu. Năm 1957, Chaverri ở Costa Rica (dẫn qua Đoàn Triệu Nhạn,1984 [39]) cho
rằng hàm lượng N thích hợp trong lá
đầu mùa mưa là 3,0%, vượt quá giới hạn này được
xem là thừa N. Hàm lượng P trong lá biến thiên từ 0,12 đến 0,14% là thích hợp. Về K từ 1,5
đến 2,5% được xem là mức độ thích hợp nhất cho cà phê ở Costa Rica. Về Ca, hàm lượng
thích hợp lớn hơn 1,5%. Loue, A. (1958)[93] đưa ra giá trị dinh dưỡng ở cặp lá thứ 3 như
sau: 1,5-1,8% thiếu N nghiêm trọng, từ 2,5-2,8% thiếu ít, từ 2,8-3,0% cần bón ít, từ

3,0-3,3% có thể thừa N. Forestier (1966) [88] đưa ra ngưỡng tối thích cho cà phê vối là
N = 3,05%, P = 0,13-0,14%, K = 1,8-2,0%, Mg = 0,35%, N/P >18 là có triệu ch
ứng thiếu P.
Năm 1967, Benac, R. [77] nghiên cứu nhu cầu các nguyên tố đa lượng trong cây cà phê ở
vùng Bamoun thuộc Cameroon giới hạn tối thích và cân đối cho cà phê Bamoun là: N = 2,8 -
3,3%, P = 0,12 - 0,15%, K = 1,5 - 2,5%, Mg = 0,30 - 0,36%, Ca = 1,4 - 1,6%, N/P = 12,6 - 16,5.
Beaufils, E.R. (1973)[78] đưa ra phương pháp DRIS (Diagnosis and Recommendation
Integrated Systems) hệ thống kết hợp chẩn đoán và đề xuất, sau đó hàng loạt các công trình dựa
theo phương pháp này được ra đời như của Jones, C.A.(1981)[91], Malavolta, E. (1990)[94],
Bataglia, O.C.; Santos, W.R.; Quaggio, J.A.(2001)[75], Bataglia, O.C.; Santos, W.R.; Quaggio,
J.A.(2004)[74].
1.3.2 Trong nước
Tình hình nghiên cứu cũng như kết quả đạt được còn nhiều bất cập, r
ời rạc và chưa
hệ thống. Đoàn Triệu Nhạn (1984)[39] khởi xướng việc chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê
vối Tây nguyên ông đưa ra giá trị ban đầu như sau: N = 2,7-3,0%, P = 0,11-0,13%, K = 2,0-
2,2%, Ca = 1,4-1,6%, Mg = 0,33-0,35%. Từ năm 1986-1990, Nguyễn Tri Chiêm (1994)[9]
đưa ra giá trị thích hợp là N = 2,8-3,5%, P = 0,11-0,15%, K = 1,6-1,8%, Ca = 1,2-1,6%,
Mg = 0,25-0,35%. Trương Hồng và cộng sự (2000)[22] nghiên cứu trên các vườn cà phê có
năng suất > 5 tấn nhân/ha và xác định phạm vi dinh dưỡng thích hợp như sau: N = 3,07-
3,21%, P = 0,121-0,127%, K = 1,82-2,02%, Ca = 0,80-0,90%, Mg = 0,45-0,53%.
Như vậy, nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá và
ứng dụng bón
phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện nay
nên nghiên cứu theo hướng này không những có ý nghĩa khoa học và thực tiễn mà còn là
động lực để thúc đẩy sản xuất cà phê Dak Lak phát triển.

5

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng
Cây cà phê vối Coffea canephora var. robusta ở độ tuổi 10 - 15 trồng trên đất nâu đỏ
basalt FRr (Rhodic Ferralsols) của Dak Lak.
2.2 Nội dung
+ Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng phân bón của nhân dân trồng cà phê ở Dak Lak;
+ Nghiên cứu chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá cho cà phê vối kinh doanh Dak
Lak;
+ Bước đầu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá cho cà phê vối
kinh doanh tại Dak Lak:
- Thử nghiệm 1: Nghiên cứu thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng trên lá để điều
chỉ
nh lượng phân bón cho cà phê vối kinh doanh ở Công ty cà phê Thắng Lợi, Dak Lak;
- Thử nghiệm 2: Hiệu quả của việc thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh
dưỡng kết hợp phân hữu cơ sinh học cho cà phê ở Công ty cà phê Êa Pok, Dak Lak.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra đánh giá tình hình sử dụng phân bón và năng suất cà phê vối
Dak Lak: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal);
+ Phương pháp tính hiệu quả đầu tư phân bón: FIE = GR - (TVC1+ TVCf)/TVCf;
VCR = VY/CF
+ Phương pháp l
ấy mẫu và phân tích đất, lá theo quy trình phổ biến hiện hành;
+ Phương pháp xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê theo giá trị trung
bình x = ∑ x
i
/ n và độ lệch chuẩn δ = ∑(x
-
x)
2

Rất thiếu: < x - 2δ,
Thiếu:x - 2δ → x - δ, n(n-1) Trung bình:x - δ → x + δ
Tối ưu: x + δ → x + 2δ, Thừa > x + 2δ;

+ Phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá theo DRIS (Diagnosis and
Recommendation Integrated Systems);
+ Phương pháp bố trí thí nghiệm: Cả 2 thử nghiệm đều bố trí theo khối ngẫu nhiên
đầy đủ (Randomized complete block design) gồm 4 công thức (1 công thức gồm 9 cây cà
phê), 3 lần nhắc, 12 ô cơ sở, tổng diện tích cho 1 thử nghiệm là 2700m
2
;
+ Phương pháp xử lý số liệu: Statgraphic và Microsoft Excel.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều tra đánh giá tình hình sử dụng phân bón cho cà phê vối Dak Lak
3.1.1 Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất cà phê vối Dak Lak
Kết quả điều tra 86 hộ trồng cà phê trên 3 huyện Krông Ana, Êa Kar, Buôn Đôn
(bảng 3.1) các hộ sử dụng phân bón rất tuỳ tiện, thiếu hiểu biết, nhiều hộ chỉ sử dụng phân

6
đơn nhưng không đủ 3 loại phân N, P, K có hộ vừa sử dụng phân đơn vừa sử dụng phân
phức hợp nhưng tỷ lệ NPK không thích hợp, đặc biệt có đến 78% số hộ bón phân phức hợp
NPK 16-16-8. Lượng phân đạm đầu tư thấp nhất là 48kg đến cao nhất 2102,2 kgN/ha, lượng
phân lân đầu tư thấp nhất 6 kg đến cao nhất 283,2 kg P
2
O
5
/ha, lượng phân kali đầu tư thấp

nhất 26,4 kg đến cao nhất 840 kg K
2
O/ha. Như vậy đầu tư lượng phân ở mức thấp thì quá
thiếu, ở mức cao lại vượt quá xa so với quy trình[28], cá biệt tổng lượng phân thương phẩm
cao nhất lên tới 5284 kg/ha. Trong 86 hộ điều tra chỉ có 22% số hộ bón phân cân đối, tỷ lệ
thích hợp, hiệu quả cao.
Bảng 3.1 Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất cà phê của 3 huyện Krông Ana,
Êa Kar, Buôn Đôn, tỉnh Dak Lak (2002-2003) (trích một số hộ đạ
i diện)
stt Họ và tên kg nguyên chất/ha Tỷ lệ phân hữu cơ Năng suất
N P
2
O
5
K
2
O NPK tấn/ha tấn nhân/ha
2. Nguyễn Văn Hòa 384 384 192 1. 1.0,5 20 6,0
5. Nguyễn Cảnh Hải 493 177 260 1. 0,35.0,53 15 5,7
11. Đặng Ngọc Nhân 460 460 230 1. 1.0,5 18 5,0
19. Nguyễn Thị Liên 328 128 343 1. 0,39.1,05 10 4,4
28. Y Mi Niê 416 252 216 1. 0,61.0,52 14 4,0
33. Hồ Đăng Khoa 390 294 100 1. 0,75.0,26 12 3,8
36. Đặng Văn Ngọc 304 120 360 1. 0,39.1,18 - 3,6
39. Bùi Quang Trung 753 753 376 1. 1.0,5 - 3,5
41. Lê Văn Tâm 350 230 340 1. 0,6.0,86 10 3,3
48. Hồ Thị Tuyền 285 240 120 1. 0,26.0,78 - 3,0
52. Đinh Sỹ Phu 228 228 114 1. 1.0,5 - 2,9
56. Đào Thị Nhung 345 125 450 1. 0,36.1,30 - 2,8
59. Lê Thị Hồng 200 200 100 1. 1.0,5 - 2,8

63. Đào Song 143 75 128 1. 0,52.0,89 - 2,5
68. Nguyễn Thị Hiên 230 230 280 1. 0,98.1,19 - 2,2
72. Trần Thị Hường 138 30 240 1. 0,22.1,74 - 2,2
74. Nguyễn Thị Loan 207 75 240 1. 0,38.1,16 - 2,0
76. Huỳnh Đức 123 104 146 1. 0,84.1,19 - 1,8
79. Nguyễn Văn Lự 206 122 61 1. 0,59.0,03 - 1,7
86. Lê Vĩnh Lâm 164 122 256 1. 0,74.1,56 - 1,1
3.1.2 Thực trạng bón phân theo tỷ lệ N:P:K và năng suất cà phê vối Dak Lak
Theo số liệu ở bảng 3.1 người dân trồng cà phê ở Dak Lak bón phân tùy tiện không
tuân thủ theo quy trình nên chúng tôi tìm thấy không có hộ nào bón phân theo tỷ lệ NPK thích
hợp mà các nhà khoa học đã khuyến cáo, cũng không thấy có tỷ lệ NPK nào chiếm đại đa số
mà hoàn toàn bón phân một cách tùy tiện nên tỷ lệ NPK được phân bố
rãi rác theo các tỷ lệ
1: 0,74 : 1,56; 1: 0,21 : 0,73; 1: 0,36 : 0,53; 1: 0,81 : 0,41; 1: 0,59 : 0,99 và 1: 1 : 0,50 trong đó
bón phân theo tỷ lệ 1: 0,74 : 1,56 đạt năng suất thấp nhất 1,1 tấn nhân/ha nhưng bón phân theo

7
tỷ lệ 1: 1 : 0,50 đạt năng suất cao nhất 6 tấn nhân/ha. Song nếu chỉ bón phân khoáng với mức
đầu tư thấp không kết hợp phân hữu cơ nhưng theo tỷ lệ 1: 0,3 : 1 thì vẫn đạt được năng suất
từ 2,9 - 4,4 tấn nhân/ha điều đó cho thấy đầu tư cân đối tỷ lệ NPK có tầm quan trọng trong
việc đáp ứng yêu cầu của cây cà phê tạo ra năng suất và hạ giá thành sản ph
ẩm.
3.1.3 Phân hữu cơ và năng suất cà phê vối Dak Lak
Theo số liệu ở bảng 3.1 cho thấy:
+ Ở huyện Krông Ana nông dân bón lượng phân vô cơ rất cao và tỷ lệ NPK cũng
không thích hợp nhưng năng suất đạt khá cao từ 3,2 - 6,0 tấn nhân/ha là do 100 % các hộ
trồng cà phê của huyện Krông Ana có bón phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ từ 10 - 20
tấn phân hữu cơ/ha. Trong đó để đạt năng suất 6,0 tấn nhân/ha các hộ
đã bón kết hợp với
phân hữu cơ từ 17 - 20 tấn/ha, để đạt được năng suất 5,0 - 5,7 tấn nhân/ha thì các hộ đã bón

kết hợp với phân hữu cơ từ 13 - 19 tấn /ha, để đạt được năng suất từ 3,2 - 4,6 tấn nhân/ha
các hộ đã bón kết hợp với phân hữu cơ từ 10 - 20 tấn. Đáng chú ý nhất là khả năng tiết kiệm
phân vô cơ khá lớn như h
ộ Nguyễn Văn Hòa để đạt được 6,0 tấn nhân/ha hộ này đã bón
2400 kg phân NPK + 20 tấn phân hữu cơ, trong khi hộ Đặng Ngọc Nhân để đạt được năng
suất 5,0 tấn nhân/ha hộ này đã bón 2875 kg phân NPK + 18 tấn phân hữu cơ.
+ Ở huyện Êa Kar năng suất cà phê thấp nhưng chênh lệch nhau khá lớn, năng suất
thấp nhất chỉ có 1,1 tấn nhân/ha nhưng cao nhất lên tới 5,7 tấn nhân/ha. Sở dĩ có tình trạng
này là do lượ
ng phân vô cơ đầu tư chênh nhau quá lớn và chỉ có 2/30 hộ được điều tra là có
bón kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ. Hộ Bùi Quang Trung bón lượng phân hóa học cao
nhất đến 4705 kg phân NPK nhưng không có kết hợp với phân hữu cơ nên năng suất cũng
chỉ đạt 3,5 tấn nhân/ha. Trong khi để đạt được năng suất 3,3 tấn nhân/ha hộ Lê Văn Tâm chỉ
cần bón 2700 kg phân NPK kết hợp với 10 tấn phân hữu cơ
. Rõ ràng khi bón phân cho cà
phê có kết hợp với phân hữu cơ đã tiết kiệm khá lớn lượng phân hóa học và tăng hiệu quả
của phân hóa học khá cao. Vai trò của phân hữu cơ chưa được nông dân huyện Êa Kar coi
trọng đúng mức nên số hộ bón kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ rất ít.
+ Ở huyện Buôn Đôn lượng phân hóa học được bón cho cà phê tương đối thấp so với
2 huyện trên và tỷ lệ NPK c
ũng chưa thích hợp nên năng suất chỉ đạt được từ 1,3 - 4,1 tấn
nhân/ha. Phần lớn các hộ trồng cà phê huyện Buôn Đôn bón phân không có kết hợp phân
hóa học với phân hữu cơ, chỉ có 6 hộ bón kết hợp phân hữu cơ với số lượng thấp đều < 5,5
tấn phân hữu cơ/ha nhưng vẫn đạt được năng suất khá cao từ 2,9 - 4,1 tấn nhân/ha, các hộ
còn lại không bón kết hợp vớ
i phân hữu cơ chỉ đạt được năng suất từ 1,3 - 3,3 tấn nhân/ha.
Nếu bón cùng tỷ lệ NPK 1 : 1 : 0,5 nhưng năng suất chênh nhau khá lớn giữa có và không
có kết hợp bón phân hữu cơ như hộ Đinh Sĩ Phu bón theo tỷ lệ 1 : 1 : 0,5 không kết hợp
phân hữu cơ thì đạt được năng suất 2,9 tấn nhân/ha nhưng hộ Đinh Viết Hải cũng bón theo
tỷ lệ 1 : 1 : 0,5 có kết hợp 4,4 tấn phân hữu c

ơ thì đạt được năng suất 4,1 tấn nhân/ha. Cùng

8
bón lượng phân NPK như nhau nhưng có kết hợp phân hữu cơ thì năng suất chênh nhau khá
rõ chứng tỏ sự kết hợp này đã tiết kiệm được phân hóa học khá lớn.
Như vậy có thể thấy có 37/86 hộ điều tra là có bón phân hữu cơ từ 3,3- 20 tấn phân
hữu cơ/ha và đạt được năng suất từ 2,9 - 6,0 tấn nhân/ha. Nhưng điều đáng chú ý là mức
bón phân hữu cơ đã góp phần t
ạo ra năng suất khác biệt giữa các vườn cà phê khá lớn. Kết
quả của điều tra cho thấy có 5/37 hộ bón phân hữu cơ với mức < 5 tấn phân hữu cơ/ha thì
năng suất đạt được từ 2,9 - 4,1 tấn nhân/ha, có 3/37 hộ bón phân hữu cơ với mức từ 5 - 10
tấn phân hữu cơ thì năng suất đạt được từ 3,4 - 4,0 tấn nhân/ha, nhưng nếu bón với mức
> 10 tấn phân hữu cơ
thì năng suất đạt được từ 3,0 - 6,0 tấn nhân/ha có đến 29/37 hộ. Vì
vậy, vai trò của phân hữu cơ thể hiện khá rõ nên bón phân hữu cơ luôn là yêu cầu bắt buộc
trong canh tác cà phê, hơn nữa vùng nhiệt đới quá trình khoáng hóa xảy ra mạnh có thể >
2% nên lượng hữu cơ bị mất đi rất lớn cần phải thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất.
3.1.4 Tỷ lệ lượng phân vô cơ và năng suấ
t cà phê vối Dak Lak
Bảng 3.2 Tỷ lệ lượng phân bón vô cơ và năng suất cà phê vối Dak Lak (2003)
Phân bón và năng suất cà phê huyện Krông Ana
Chỉ tiêu < 100 kg 100 - 300 301 - 500 501 - 700 701 - 900 >900kg/ha
Phân Đạm
Phân Lân
Phân Kali
0
16,67/3,6-4,1
0
3,33/ 3,2
56,67/3,2-6,0

6,67/ 3,8-4,6
26,67/3,0- 6,0
3,33/ 4,0
76,67/3,0-6,0
0
6,67/ 4,6-5, 7
16,66/4,1-5,0
33,33/3,8-6,0
13,33/3,8-6,0
0
36,67/3,6-5,0
3,33/5,0
0
Phân bón và năng suất cà phê huyện Êa Kar
Chỉ tiêu < 100 kg 100 - 300 301 - 500 501 - 700 701 - 900 >900kg/ha
Phân Đạm
Phân Lân
Phân Kali
0
10,00/2,0-5,7
3,33/4,0
6,66/2,2- 3,1
16,67/1,4-4,4
10,00/2,2-3,1
30,00/1,1-3,3
23,33/1,3-3,5
46,67/1,1-3,3
16,67/1,4-2,8
16,67/1,1-3,1
13,33/2,0-4,4

23,33/2,2-4,4
20,00/2,6-4,4
16,67/2,5-5,7
23,33/2,0-5,7
13,33/2,2-4,4
10,00/2,2-4,4
Phân bón và năng suất cà phê huyện Buôn Đôn
Chỉ tiêu < 100 kg 100 - 300 301 - 500 501 - 700 701 - 900 >900kg/ha
Phân Đạm
Phân Lân
Phân Kali
0
36,66/1,7-4,0
20,00/1,4-3,3
36,66/1,3-4,1
30,00/1,3-4,1
70,00/1,7-4,1
40,00/1,5-3,0
26,67/1,8-3,0
10,00/1,5-3,4
16,67/2,9-3,0
6,67/ 1,8-3,0
0
6,67/2,5-3,0
0
0
0
0
0
Chú thích : 20,00/ 1,4 - 3,3:

- Tử số là phần trăm các hộ bón phân vô cơ ở mức đó (%)
- Mẫu số là năng suất biến động của hộ bón phân vô cơ ở mức đó (tấn nhân/ha)
Kết quả của bảng 3.2 cho thấy để đạt được năng suất từ 3,8 đến 6,0 tấn nhân/ha các
hộ trồng cà phê huyện Krông Ana đã bón lượng phân đạm từ 701 đến 900 kg chiếm
33,33%, để đạt năng suất từ 3,6 đến 5,0 tấn nhân/ha các hộ đã bón lượng phân đạm > 900
kg/ha chiếm 36,67%. Như vậy, có thể thấy để đạt được năng suất cao các hộ trồng cà phê
huyện Krông Ana đã đầu t
ư tổng lượng phân đạm khá cao chiếm tới 70,00%, song cũng có
tới 26,67% chỉ bón từ 301 đến 500 kg nhưng vẫn đạt được năng suất từ 3,0 - 6,0 tấn

9
nhân/ha. Đối với phân lân, tính mất cân đối thể hiện khá rõ bởi vì có tới 56,67% số hộ bón
lượng phân lân từ 101 - 300 kg để đạt được năng suất từ 3,2 đến 6,0 tấn nhân/ha, số hộ còn
lại bón theo các mức nhưng mức bón cao chiếm tỷ lệ ít, lượng bón từ 301 đến > 900 kg chỉ
chiếm 26,66%. Đối với phân kali các hộ đã bón từ 301 - 500 kg chiếm 76,67% để đạt được
năng suất từ 3,0 đến 6,0 tấn nhân/ha. Th
ực tế trên toàn huyện xu hướng bón phân ở mức cao
chiếm ưu thế nhưng năng suất không tương quan đồng thuận với lượng phân bón vào, điều
này làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, hiệu quả đầu tư thấp là điều hiển nhiên.
Ở huyện Êa Kar để đạt được năng suất từ 1,1 đến 3,3 tấn cà phê nhân/ha, lượng phân
đạm đã được bón từ 301 - 500 kg, chiếm 30,00%. Số hộ bón trên 700 kg chiếm 46,66% đạ
t
được năng suất từ 2,0 đến 5,7 tấn nhân/ha. Đối với phân lân, ở huyện Êa Kar không có mức
bón nào chiếm đại đa số mà rãi rác từ mức < 100 kg đến mức > 900 kg, trong đó đáng chú ý
nhất là mức bón từ 301 - 500 kg chiếm 23,33% để đạt được năng suất từ 1,3 - 3,5 tấn
nhân/ha. Đối với phân kali thì ngược lại có đến 46,67% các hộ bón từ 301 - 500 kg, mức
bón < 301 kg và mức > 900 kg rất ít chỉ chiếm 3,33% đến 10,00%.
Ở huyện Buôn Đôn,
để đạt được năng suất từ 1,3 - 4,1 tấn cà phê nhân/ha lượng phân
đạm đã được bón từ 100 - 500 kg, chiếm 76,66%, mức bón > 701 kg rất hiếm chỉ chiếm

6,67%, không có hộ nào bón với mức > 900 kg. N là nguyên tố đa lượng tối quan trọng nhưng
các hộ đã bón tương đối thấp, chứng tỏ khả năng đầu tư của các hộ trồng cà phê ở Buôn Đôn
phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của gia
đình rất lớn. Lượng phân lân đã bón từ < 100 - 300 kg
chiếm 66,66%, không có hộ nào bón trên 700 kg và từ 501 đến 700 kg cũng chỉ có 6,67% số
hộ bón. Mức bón thấp chiếm đại đa số. Lượng phân kali đã bón từ 100 - 300 kg chiếm
70,00%, mức bón < 100 kg chiếm 20%, trong khi mức 301 đến 500 kg chỉ có 10% số hộ bón.
Không có hộ nào bón mức trên 500 kg. Như vậy cho thấy hầu như 2/3 số hộ dân Buôn Đôn
bón phân tương đối thấp, nhưng hiệu quả đầu t
ư phân bón tương đối cao. Điều đó chứng tỏ
khi bón phân cho cà phê tạo sự cân đối giữa các nguyên tố đa lượng trong cây cà phê là rất
quan trọng. Cho nên bón phân ở mức thấp nhưng cân đối vẫn cho năng suất và hiệu quả kinh
tế cao.
3.1.5 Hiệu quả sử dụng phân bón cho cà phê vối Dak Lak
Hiệu quả đầu tư phân bón cao không phải do đầu tư cao hay thấp mà do đầu tư phân
bón cân đối đáp ứng được yêu cầ
u của cây tạo ra năng suất cao. Ở huyện Krông Ana, với
mức đầu tư phân bón từ 7.080.000 đ đến 10.371.000 đ, thu được lợi nhuận từ 20.590.000 đ đến
38.178.000 đ, đạt tỷ suất lợi nhuận đầu tư phân bón từ 1,65 đến 5,38 lần. Nhưng ở huyện Êa
Kar, mức đầu tư phân bón từ 2.267.000 đ đến 10.628.000 đ, chênh nhau quá lớn tạo ra năng
suất cách biệt nhưng không cao, lợi nhu
ận thấp nên tỷ suất lợi nhuận đầu tư phân bón chỉ đạt từ
0,87 đến 4,28 lần. Ở huyện Buôn Đôn, mức đầu tư phân bón chỉ bằng 1/2 so với 2 huyện trên
nhưng tỷ lệ NPK cân đối hơn nên tỷ suất lợi nhuận đầu tư phân bón đạt từ 2,13 đến 5,62 lần.

10
Bảng 3.3 Hiệu quả kinh tế của việc đầu tư phân bón cho cà phê Dak Lak
có năng suất > 3 tấn nhân/ha (2003)
Chỉ tiêu Huyện Krông Ana
Năng suất (tấn nhân/ha) 4,0 5,5 5,0 3,6 6,0

Phân chuồng ( tấn/ha)
N (kg/ha)
P
2
O
5
(kg/ha)
K
2
O (kg/ha)
Tổng thu (1000đ)
Tiền thu thêm do bón phân (1000đ)
Tổng chi (1000đ)
Tiền chi thêm cho mua phân (1000đ)
Lợi nhuận (1000đ)
VCR
15
501
137
305
38.000
9.500
15.353
4.494
22.647
2,11
18
436
320
208

52.250
23.750
17.708
5.561
34.542
4,27
19
486
320
296
47.500
19.000
19.691
6.242
27.809
3,04
12
441
160
209
34.200
5.700
13.610
3.463
20.590
1,65
20
384
284
240

57.000
28.500
18.822
5.300
38.178
5,38
Huyện Êa Kar
Năng suất (tấn nhân/ha) 3,33 4,00 4,44 5,71 4,40
Phân chuồng ( tấn/ha)
N (kg/ha)
P
2
O
5
(kg/ha)
K
2
O (kg/ha)
Tổng thu (1000đ)
Tiền thu thêm do bón phân (1000đ)
Tổng chi (1000đ)
Tiền chi thêm cho mua phân (1000đ)
Lợi nhuận (1000đ)
VCR
10
350
240
340
31.635
3.135

15.530
3.595
16.104
0,87
0
360
320
48
38.000
9.500
15.857
2.217
22.143
4,28
0
590
464
568
42.180
13.680
19.447
6.166
22.731
2,22
0
3385
23
428
54.245
25.745

35.937
20.265
18.308
1,27
0
360
32
840
41.800
13.680
17.947
3.749
23.853
3,65
Huyện Buôn Đôn
Năng suất (tấn nhân/ha) 3,1 3,6 3,4 3,2 4,1
Phân chuồng ( tấn/ha)
N (kg/ha)
P
2
O
5
(kg/ha)
K
2
O (kg/ha)
Tổng thu (1000đ)
Tiền thu thêm do bón phân (1000đ)
Tổng chi (1000đ)
Tiền chi thêm cho mua phân (1000đ)

Lợi nhuận (1000đ)
VCR
0
264
117
247
29.450
950
13.668
390
15.782
2,44
4,4
312
125
170
34.200
5.700
14.949
1.387
19.251
4,11
5,5
240
240
240
32.300
3.800
16.201
1.781

16.099
2,13
3,3
203
80
203
30.400
2.850
13.464
711
16.936
4,01
4,4
266
133
266
38.950
10.450
15.765
1.858
23.185
5,62
Như vậy, có thể thấy nông dân sản xuất cà phê của Dak Lak bón phân rất tùy tiện,
thiếu hiểu biết, mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy, người dân Dak Lak rất cần phương
pháp bón mới, rà soát lại lượng đầu tư năm trước mà xây dựng lượng phân cho phù hợp với
nhu cầu của cây, có thể kiểm soát được lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây, sau khi bón
phải theo dõi động thái dinh dưỡng hấp thu lên lá bảo đảm thoả mãn nhu c
ầu của cây chưa
nhưng không được lãng phí, bón đúng và sát với yêu cầu thực tế của cây. Đó chính là nội
dung của bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá.


11

3.2 Nghiên cứu chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá cà phê vối kinh doanh Dak Lak
Để tiến hành xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trong lá chúng tôi tiến hành trên 7
Công ty, Nông trường cà phê trong tỉnh Dak Lak.
3.2.1 Hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong đất của các vườn cà phê vối Dak Lak
Bảng 3.4 Tính chất hóa học đất của các Nông trường cà phê trong tỉnh Dak Lak (2003)
Nông trường pH
KCl
Mùn% N% P
2
O
5
% K
2
O% P
2
O
5
dt K
2
Odt Ca
2+
Mg
2+



mg/100g đ lđl/100g đ

Cty Êa Pok 5,40 3,07 0,19 0,24 0,06 6,06 12,20 2,77 1,72
Cty Êa Tul 4,10 3,89 0,20 0,26 0,06 6,16 15,25 2,83 1,98
Cty Tháng 10 4,55 3,21 0,20 0,17 0,08 8,80 9,38 4,13 1,17
Cty Thắng Lợi 4,10 4,85 0,23 0,24 0,09 13,12 20,50 2,10 3,20
Cty Krông Ana 4,20 4,10 0,19 0,19 0,09 8,20 14,30 1,60 1,40
NT Chư Pul 4,65 4,68 0,16 0,16 0,08 11,03 22,60 1,88 1,05
Cty Êa H’nin 4,09 3,76 0,16 0,25 0,07 9,42 7,42 2,47 2,56
Nhìn chung đất trồng cà phê của các nông trường đều chua pH
KCl
< 5, nhưng lượng
mùn khá giàu biến động từ 3,07 đến 4,85%, những nông trường thường xuyên bổ sung hữu
cơ hoặc tận dụng tàn dư hữu cơ đều có lượng mùn khá giàu. Độ mùn của đất và nhất là các
tính chất lý học của đất góp phần lớn nhất vào độ phì nhiêu đó (Lê Văn Căn, 1985)[7]. Bất
kỳ loại hữu cơ nào vùi vào đất cũng đều làm tăng các tính chất vật lý và hoá học đất,
đặc
biệt là các chất dễ tiêu giải phóng nhiều hơn. Nhờ đó mà các chất N%, P
2
O
5
dt, K
2
Odt lần lượt
đều đạt khá cao từ 0,16 - 0,23%, 6,06 - 13,12 mg/100g đất, 7,42 - 22,60mg/100g đất nếu so với
bản chất đất nâu đỏ basalt thì các chỉ tiêu này đều cải thiện rõ nét, nhưng lượng P
2
O
5
% và
K
2

O% thì không thay đổi mấy vẫn thể hiện bản chất của đất nâu đỏ P
2
O
5
>0,16%, K
2
O< 0,09%.
3.2.2 Hàm lượng các nguyên tố khoáng trong lá của các vườn cà phê vối Dak Lak
Bảng 3.5 Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng tích lũy trong lá cà phê vối Dak
Lak (% chất khô) (2003)
Nông trường N P K Ca Mg
Cty Êa Pok
Cty Êa Tul
Cty Tháng 10
Cty Thắng Lợi
Cty Krông Ana
NT Chư pul
Cty Êa H’nin
2,87
2,92
2,71
3,00
2,48
3,13
2,52
0,10
0,12
0,12
0,11
0,06

0,08
0,10
1,87
1,23
1,60
1,75
1,73
2,25
1,44
0,68
0,81
1,28
1,09
0,88
0,78
0,85
0,33
0,23
0,41
0,33
0,40
0,29
0,24
Dinh dưỡng khoáng tích luỹ trong lá giữa các nông trường không giống nhau (bảng
3.5). Hàm lượng N được tích luỹ cao ở nông trường có lượng mùn cao như Thắng Lợi, Chư
Pul (3,00 - 3,13% chất khô). Khi xét tương quan giữa đất và lá thì tương quan giữa mùn%

12
đất và N lá là tương đối chặt (r = 0,688). Hàm lượng P được hấp thu vào lá từ 0,06 đến
0,12% chất khô phụ thuộc vào lượng P

2
O
5
dt trong đất mức độ quan hệ giữa chúng là chặt
(r = 0,702). Đặc biệt hàm lượng K lá biến động từ 1,23% ở công ty Êa Tul đến 2,25% chất
khô ở nông trường Chư Pul, K lá bị chi phối mạnh bởi sự hiện diện của K
2
Odt trong đất
(r = 0,710). Hàm lượng Ca trong lá được tích luỹ cao khi Ca trong đất cao thể hiện rõ ở
công ty cà phê Tháng 10, nhưng trên tổng thể chung cho toàn tỉnh thì r = 0,455 quan hệ này
thể hiện không rõ. Mg lá thay đổi từ 0,23 đến 0,41% chất khô.
3.2.3 Tương quan giữa các nguyên tố khoáng trong đất, lá với năng suất cà phê vối
Dak Lak
Dựa vào hàm lượng các nguyên tố khoáng trong đất và trong lá cà phê chúng tôi lập
bảng tính hệ số tương quan với năng suất cà phê Dak Lak thể hiện ở (bảng 3.7 và bảng 3.8)
Bảng 3.7 Tương quan gi
ữa hàm lượng một số nguyên tố hóa học trong đất
với năng suất cà phê vối kinh doanh Dak Lak (n = 30)
NS
1*
: Năng suất cà phê vối Dak Lak ( tấn nhân/ha)
Tương quan giữa các nguyên tố hóa học trong đất với năng suất cà phê ở bảng 3.7
cho thấy: chỉ có hàm lượng N% trong đất là có tương quan với năng suất cà phê vối Dak
Lak nhưng chỉ ở mức trung bình (r = 0,57), các chỉ tiêu còn lại đều không thấy có tương
quan với năng suất cà phê, thậm chí còn cho thấy có quan hệ nghịch biến giữa lượng P
2
O
5

và K

2
O dễ tiêu với năng suất cà phê (r = - 0,28; r = - 0,099).
Bảng 3.8 Tương quan giữa hàm lượng một số nguyên tố hóa học trong lá
với năng suất cà phê vối kinh doanh Dak Lak (n = 30)
N% P% K% Ca% Mg% NS
1*
N% 1
P% 0,363887 1
K% 0,616886 0,530753 1
Ca% 0,013149 -0,03304 -0,05846 1
Mg% 0,31474 -0,04542 0,285819 -0,13655 1
NS
1*
0,822833 0,581583 0,77232 -0,05859 0,371459 1
NS
1*
: Năng suất cà phê vối Dak Lak ( tấn nhân/ha)
Tương quan giữa các nguyên tố hóa học trong lá với năng suất cà phê vối kinh doanh
Dak Lak (bảng 3.8) chi phối mạnh nhất là N ở mức hoàn toàn chặt (r = 0,82), K là yếu tố
N% đất P
2
O
5
dt đất K
2
Odt đấtCa
++
đất Mg
++
đất NS

1*
N% đất 1
P
2
O
5
dt đất -0,1745 1
K
2
Odt đất 0,197984 -0,15247 1
Ca
++
đất 0,184133 -0,26119 -0,01412 1
Mg
++
đất -0,24871 -0,35438 0,159202 -0,17713 1
NS
1*
0,572868 -0,28499 -0,09869 0,244298 0,196287 1

13
thứ hai góp phần chi phối năng suất cà phê vối ở mức chặt (r = 0,77), P một lần nữa cho
thấy quan hệ với năng suất cà phê vối kinh doanh Dak Lak không chặt (r = 0,58). Đặc biệt
quan hệ giữa Ca với P và K trong lá đều thể hiện nghịch biến (r = - 0,033; r = - 0,058) có sự
đối kháng giữa chúng với nhau nên nếu Ca được hút nhiều sẽ làm giảm sự hút P và K. Giữa
Ca và năng suất chúng tôi lại thấy có mối quan hệ nghịch biến như
ng không chặt
(r = - 0,059), nhưng Mg lại thể hiện mối quan hệ không chặt đối với năng suất (r = 0,37).
Như vậy thông qua phân tích các mối tương tác giữa đất, lá và năng suất cà phê cho
thấy mối quan hệ dinh dưỡng từ đất lên cây và tạo ra năng suất, song không thể phát hiện

được quan hệ dinh dưỡng nếu chỉ dựa vào phân tích đất. Trong đó quan hệ dinh dưỡng giữa
lá với năng suất thể hiện rõ hơ
n so với giữa đất với năng suất như sau:
Hệ số tương quan giữa N lá với năng suất r = 0,82, N đất với năng suất r = 0,57
Hệ số tương quan giữa P lá với năng suất r = 0,58, P
2
O
5
dt đất với năng suất r = - 0,28
Hệ số tương quan giữa K lá với năng suất r = 0,77, K
2
Odt đất với năng suất r = - 0,10
cho phép ta lựa chọn phương pháp bón phân thông qua phân tích lá, đánh giá tình hình cung cấp
chất dinh dưỡng của đất cho cây cũng như việc bón phân cho cây trên cả một vùng rộng lớn.
3.2.4 Xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê vối Dak Lak
Tổng hợp 525 mẫu lá cà phê được lấy trên 7 Nông Trường, số mẫu được lấy ở loại
hình vườn tốt có năng suất > 4,1- 6 tấn nhân/ha (5 x 7 = 35 mẫu), vườn trung bình có năng
suất 2,1 - 4 tấn nhân/ha (5 x 7 = 35 mẫ
u), vườn xấu có năng suất < 2 tấn nhân/ha (5 x 7 = 35
mẫu) được tiến hành trong 5 năm tính giá trị trung bình x và độ lệch chuẩn δ rồi thiết lập
thang dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê theo các mức: Rất thiếu: < x - 2δ, Thiếu: x -2δ →
x - δ, Trung bình: x - δ → x + δ, Tối ưu: x + δ → x + 2δ, Thừa > x + 2δ.
N P K
⎯x 2,82 0,10 1,65
δ 0,23 0,02 0,34
Từ đó thiết lập thang dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê vối Dak Lak vào đầ
u mùa
mưa hướng tới dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất từ 3 - 4 tấn nhân/ha (bảng 3.11)
Bảng 3.11 Thang dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê vối Dak Lak vào đầu mùa
mưa hướng tới dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất từ 3 - 4 tấn nhân/ha

(% chất khô) (2003)
Chỉ tiêu Rất thiếu Thiếu Trung bình Tối ưu Thừa
N < 2,36 2,36 – 2,59 2,60 - 3,04 3,05 - 3,28 > 3,28
P < 0,04 0,04 – 0,07 0,08 - 0,12 0,13 - 0,15 > 0,15
K < 0,96 0,96 – 1,30 1,31 - 1,98 1,99 - 2,33 > 2,33
Dùng mức thang dinh dưỡng này so với các mức dinh dưỡng trong lá mà các tác giả
trong nước đã công bố trước đây thì:
+ Đầy đủ các mức theo hệ thống bậc thang từ rất thiếu đến thừa theo hàm phân bố chuẩn
cho các chỉ tiêu N, P, K nên khi phân tích lá của bất kỳ lô thửa nào ta cũng có thể so với thang
chuẩn và biết được dinh dưỡng của vườn cây mà điều khiển bón phân cho hợp lý.

14
+ Mức tối ưu hợp lý hơn so với giá trị thích hợp mà các tác giả khác đã đưa ra như
Đoàn Triệu Nhạn (1984)[39] chỉ đưa ra mức đủ chứ không phải mức tối ưu, Nguyễn Tri
Chiêm (1994)[9] thì đưa ra mức thích hợp quá rộng như N = 2,8 - 3,5%, P = 0,11 - 0,15%,
K lại rất thấp từ 1,6 - 1,8% nếu so với thang dinh dưỡng mà chúng tôi thiết lập thì mức N
thích hợp biến động từ mức trung bình đến mức thừa (mứ
c N trung bình = 2,82%, mức N
tối ưu = 3,05 - 3,28%, mức N thừa > 3,28%) nên rất khó điều khiển bón phân.
+ Mức độ tối ưu của thang dinh dưỡng này so với mức dinh dưỡng thích hợp để đạt
được năng suất > 5 tấn nhân/ha của Trương Hồng thì phù hợp chỉ có K là hơi cao một ít.
3.2.5 Vận dụng DRIS để chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê vối Dak Lak
Bảng 3.12 Tỷ lệ các nguyên tố hóa học trong lá và năng suất cà phê vối kinh
doanh Dak Lak
STT
N/P N/K P/K K/Ca K/Mg NS
1 21,4 1,3 0,06 5,44 4,54 4,5
2 26,0 1,6 0,06 1,55 5,05 4,2
3 31,4 1,8 0,06 2,82 7,88 4,0
4 24,0 1,6 0,06 1,90 7,11 3,5

5 26,1 1,6 0,06 1,82 4,16 3,4
6 37,0 1,7 0,05 7,04 3,83 3,2
7 24,7 1,4 0,06 1,41 7,81 3,2
8 27,6 1,7 0,06 2,45 6,56 3,0
9 43,6 1,7 0,04 4,61 3,89 3,0
10 24,2 1,7 0,07 2,18 6,22 2,9
11 24,0 1,2 0,05 4,13 4,44 2,8
12 22,5 1,5 0,06 1,34 8,38 2,8
13 26,1 1,5 0,06 1,55 6,79 2,8
14 35,5 1,8 0,05 1,19 2,96 2,6
15 24,1 1,6 0,07 2,05 9,89 2,6
16 25,1 2,1 0,08 1,40 3,19 2,4
17 34,5 2,5 0,07 0,93 2,07 2,3
18 20,6 2,3 0,11 1,47 6,00 2,0
19 17,4 1,6 0,09 2,68 6,25 2,0
20 41,3 1,8 0,04 1,38 5,00 1,9
21 25,4 1,6 0,06 1,26 10,40 1,8
22 33,0 1,6 0,05 2,46 3,93 1,8
23 39,9 2,2 0,05 3,46 2,46 1,7
24 37,9 1,8 0,05 1,91 7,63 1,7
25 28,4 1,6 0,06 4,71 7,62 1,6
26 56,6 1,8 0,03 0,93 3,39 1,6
27 36,0 1,7 0,05 1,15 9,00 1,6
28 41,0 2,6 0,06 0,77 9,33 1,5
29 44,5 1,8 0,04 3,22 9,06 1,5
30 24,3 2,4 0.10 1,29 5,32 1,4
NS: Năng suất cà phê vối Dak Lak (tấn nhân/ha)

15
Trong quá trình vận dụng DRIS vào hầu hết các loại cây trồng từ cây cao su của

Beaufils đến cây cà phê của Jones, C.A.(1981)[91]; Malavolta, E.(1990)[94]; Bataglia,O. C.;
Santos, W. R.; Quaggio, J. A. 2001 [75]; Bataglia,O. C.; Santos, W. R.; Quaggio, J. A. 2004
[74], các nhà nghiên cứu không đánh giá việc thừa, thiếu dinh dưỡng dựa trên 1 nguyên tố mà
dựa trên sự cân bằng của nhiều nguyên tố, để thấy rõ mỗi mức của nguyên tố này lại có mức
cân đối của các nguyên tố khác. Trên cơ sở các tỷ lệ tối thích N/P, N/K, P/K theo năng suất thiết
lập sơ đồ DRIS để
chẩn đoán dinh dưỡng và bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê
vối Dak Lak (Vũ Hữu Yêm, 2004)[71] (bảng 3.12).



P

N

P/K
27.8
N/P






0.08
N/K



24.6



1.69



0.07








1.50





21.4


K
K

0.06





1.31








0.05





1.12




18.2

0.04











0.93





N/K

15.0


P/K

N


N/P P
Hình 3.2 Sơ đồ DRIS chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê vối kinh doanh Dak Lak
qua phân tích lá
Sơ đồ DRIS được thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, P/K mà điểm giao nhau trên
từng trục tương ứng là 21,4 (N/P); 1,31 (N/K); 0,06 (P/K); ứng với giá trị trung bình của tập
hợp phụ có năng suất cao nhất:
Đối với N/P là từ 18,2 - 24,6 cân đối N và P , từ 24,6 - 27,8 thì N P ,
> 27,8 thì thừa N , thiếu P , < 15,0 thì thiếu N , thừa P
Đối với N/K là từ 1,12 - 1,50 cân đối N và K , từ 1,50 - 1,69 thì N K

>1,69 thừa N , thiếu K , < 0,93 thiếu N , th
ừa K

16
Đối với P/K là từ 0,05 - 0,07cân đối P và K , từ 0,07 - 0,08 thì P K
> 0,08 thiếu P , thừa K , < 0,04 thừa P , thiếu K
(Mũi tên cân bằng, mũi tên khuynh hướng thừa, thiếu, mũi tên thừa, thiếu)
3.3 Bước đầu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá cho cà phê
vối kinh doanh tại Dak Lak
3.3.1 Nghiên cứu thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng trên lá để điều chỉnh lượng
phân bón cho cà phê vối kinh doanh ở Công ty cà phê Thắng Lợi
3.3.1.1 Tính chất hoá học đất trước thử nghiệm ở công ty cà phê Th
ắng Lợi
Bảng 3.13 Tính chất hóa học của đất trước thử nghiệm ở Công ty cà phê Thắng
Lợi (2003)
Nông trường pH
KCl
Mùn% N% P
2
O
5
% K
2
O% P
2
O
5
dt K
2
Odt Ca

2+
Mg
2+

mg/100g đ lđl/100g đ
Cty Thắng Lợi 5,58 3,72 0,18 0,30 0,06 12,6 10,76 1,80 2,85
4,26 3,18 0,16 0,29 0,04 8,7 10,75 2,82 2,27
4,31 4,00 0,18 0,26 0,04 6,4 12,75 3,24 2,54
4,19 3,94 0,21 0,28 0,05 8,5 13,00 3,24 2,12
4,40 3,40 0,20 0,25 0,06 9,3 11,20 2,43 2,67
Trung bình 4,55 3,65 0,19 0,28 0,05 9,1 11,69 2,71 2,49
Số liệu của bảng 3.13 cho thấy đất trồng cà phê của công ty cà phê Thắng Lợi đều
không nằm ngoài quy luật chung của đất nâu đỏ basalt là luôn có phản ứng chua
pH
KCl
= 4,55. Hàm lượng P
2
O
5
% = 0,28% ở mức giàu, nhưng P
2
O
5
dễ tiêu biến động từ 6,4
đến 12,6 mg/100g đất, trung bình 9,1mg/100g đất không phải ở mức nghèo như nhận định
của các nhà nghiên cứu trước đây. Hàm lượng mùn và N tương đối khá so với yêu cầu của
đất trồng cà phê, mùn = 3,65%, N = 0,19%. Hàm lượng kali tổng số không thay đổi mấy
K
2
O% = 0,05%, nhưng kali dễ tiêu tích luỹ nhiều hơn so với bản chất của đất nâu đỏ trung bình

K
2
Odt = 11,69 mg/100g đất.
3.3.1.2 Thực trạng dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê trước thử nghiệm
Qua bảng 3.14 cho thấy mặc dù dinh dưỡng trong đất khá giàu nhưng khả năng hút
lên lá cũng thay đổi, hầu hết các chỉ tiêu đều không đạt ngưỡng tối ưu để cây cà phê cho
năng suất cao. Hàm lượng N = 2,93%, song hàm lượng mùn% trong đất quan hệ với N trong
lá có mối tương quan khá chặt r = 0,683. Hàm lượng kali được hấp thu vào lá cũng chỉ ở
mức trung bình K = 1,73%, tuy giai đoạn này cây chưa cầ
n kali cao nhưng mức tồn tại trong
đất thấp (K
2
Odt = 11,69 mg/100g đất), quan hệ giữa K
2
O đất có ảnh hưởng đến sự tích lũy
K lá (r = 0,641). P trong lá trước thử nghiệm chỉ đạt mức trung bình P = 0,11%, Tôn Nữ
Tuấn Nam (1993)[32] khi nghiên cứu tổ hợp NPK cho thấy mức lân cao 200 kg P
2
O
5
/ha
chẳng những không làm tăng năng suất mà còn có ảnh hưởng ngược lại. Đặc biệt là P
2
O
5
dt
trong đất có quan hệ chặt đến sự tích lũy P trong lá (r = 0,628). Ca và Mg theo thang dinh
dưỡng của chúng tôi thiết lập thì ngưỡng thích hợp là 1,3 - 1,7% và 0,46 - 0,60% nhưng kết

17

quả phân tích lá trước thử nghiệm cho thấy cả 2 nguyên tố này đều ở mức thiếu hụt nghiêm
trọng. Mg trong đất có ảnh hưởng rõ nét đến sự tích lũy Mg trong lá (r = 0,794).
Khi xem xét cân đối của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê trước thử
nghiệm tại công ty cà phê Thắng Lợi theo DRIS cho thấy N/P = 26,6 nghĩa là nguyên tố N
đang có khuynh hướng thừa, nguyên tố P đang có khuynh hướng thiếu, N/K = 1,69 nghĩa là
nguyên tố N đang ở mức thừa, nguyên tố K đang ở m
ức thiếu. Ta đọc được biểu thức N
P K . Đây là một trong những nhận định khá xác đáng theo DRIS làm cơ sở cho việc thử
nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê Thắng Lợi.
Bảng 3.14 Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá cà phê trước thử nghiệm
ở Công ty cà phê Thắng Lợi (% chất khô) (2003)
Chỉ tiêu N P K Ca Mg
2,80
2,65
3,04
3,04
3,10
0,11
0,11
0,10
0,10
0,11
1,54
1,85
1,98
1,38
1,89
0,44
0,25
0,26

0,40
0,30
0,60
0,10
0,14
0,10
0,40
Trung bình 2,93 0,11 1,73 0,33 0,27
3.3.1.3 Xây dựng công thức phân bón thử nghiệm
+ Căn cứ vào thực trạng dinh dưỡng của vườn cây;
+ Căn cứ vào lượng phân đang sử dụng;
+ Căn cứ vào hệ số sử dụng phân bón;
+ Căn cứ quan hệ của các yếu tố được hấp thu lên lá và tồn tại trong đất;
+ Căn cứ vào năng suất thu được của các năm trước từ 2,5 - 3 tấn nhân/ha và khả
năng sinh tr
ưởng của vườn cây.
+ Căn cứ vào chỉ số DRIS
Chúng tôi xây dựng công thức thử nghiệm như sau:
- Công thức 1: 300 kg N + 200 kg P
2
O
5
+ 100 kg K
2
O/ha (ĐC)
- Công thức 2: 276 kg N + 83 kg P
2
O
5
+ 270 kg K

2
O/ha
- Công thức 3: 276 kg N + 166 kg P
2
O
5
+ 270 kg K
2
O/ha
- Công thức 4: 300 kg N + 90 kg P
2
O
5
+ 300 kg K
2
O/ha
3.3.1.4 Động thái dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê sau bón phân
Kết quả động thái dinh dưỡng khoáng trên lá sau bón phân cho thấy nếu công thức
phân bón cân đối với tỷ lệ hợp lý thì dinh dưỡng khoáng trong lá tiến tới mức tốí ưu để tạo
năng suất cao như công thức 2, mức độ cân đối dinh dưỡng được thể hiện trong thử nghiệm
khá rõ N = 3,20%, P = 0,13%, K = 2,20%, Ca = 0,40% và Mg = 0,50%. Ở công thức 1 đối
chứng, do tập quán bón phân nên cân đối dinh dưỡng không được thiết lập gây cản trở
trong
việc hút dinh dưỡng của cây, nên sau bón phân đợt 3 kali trong lá vẫn ở mức thiếu hụt
K = 1,82%. Tuy nhiên, với năng suất các năm trước không quá 3 tấn nhân/ha nên ở công
thức 4 tăng gấp 3 lần lượng kali cũng không cho hiệu quả kinh tế bởi năng suất không cao
hơn công thức có lượng phân thấp hơn nhiều.

18
Sau bón phân đợt cuối chúng tôi đánh giá các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá

theo chỉ số DRIS của các công thức phân bón như sau:
Công thức đối chứng không có sự điều chỉnh vẫn bón theo công ty thì dinh dưỡng sau
khi bón phân vẫn ở trạng thái mất cân bằng, công thức 4 tuy có điều chỉnh nhưng ở mức cao kết
Bảng 3.16 Dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê sau bón phân ở Công ty cà phê
Thắng Lợi (% chất khô) (2003)
Chỉ tiêu
Đợt bón phân
N P K Ca Mg
Trước bón phân 2,93 0,11 1,73 0,33 0,27
Sau bón phân đợt 1 CT1
CT2
CT3
CT4
3,13
3,09
3,00
3,24
0,11
0,10
0,11
0,10
1,89
1,96
1,94
2,15
0,40
0,46
0,30
0,44
0,60

0,40
0,29
0,30
Sau bón phân đợt 2 CT1
CT2
CT3
CT4
3,10
3,20
3,09
3,20
0,12
0,12
0,13
0,14
2,02
2,12
2,10
2,14
0,42
0,43
0,36
0,40
0,54
0,47
0,33
0,30
Sau bón phân đợt 3 CT1
CT2
CT3

CT4
3,12
3,20
2,92
3,10
0,13
0,13
0,12
0,12
1,82
2,20
2,10
2,26
0,34
0,40
0,30
0,39
0,40
0,50
0,40
0,40
CT 1: N P K
CT 2: N P K
CT 3: N P K
CT 4: N P K
quả sau bón phân dinh dưỡng trong lá đang có khuynh hướng mất cân bằng, công thức 2 được
điều chỉnh theo DRIS nên dinh dưỡng trong lá sau bón phân rất cân bằng. Như vậy rõ ràng sau
khi điều chỉnh lượng phân cho cân đối theo chỉ số DRIS nên dinh dưỡng tích lũy trong lá được
cân đối sau bón phân đó là cơ sở của việc tạo ra năng suất khác biệt so với công thức đối chứng.
3.3.1.6 Năng suất cà phê của thử nghiệ

m ở Công ty cà phê Thắng Lợi
Bảng 3.17 Năng suất cà phê ở Công ty cà phê Thắng Lợi (tấn nhân/ha)
Nghiệm thức
Nông trường CT1 CT2 CT3 CT4
I 2,91 3,47 2,72 3,23
Thắng Lợi II 2,92 3,56 2,70 3,13
III 2,84 3,32 2,68 3,30
Trung bình 2,89 3,45 2,70 3,22
LSD
0,05
= 0,147
Số liệu của bảng 3.17 cho thấy công thức 1 bón với lượng phân đạm và lân cao
(300 kg N + 200 kg P
2
O
5
+ 100 kg K
2
O) nhưng không cân đối gây cản trở việc hút dinh
dưỡng lên lá nên năng suất chỉ đạt 2,89 tấn nhân/ha. Trong khi công thức 2 được xây dựng

19
theo chỉ số DRIS chẩn đoán dinh dưỡng hàm lượng kali trong đất và lá đang ở mức thiếu
cần bổ sung và giảm lượng phân lân (276 kg N + 83 kg P
2
O
5
+ 270 kg K
2
O) cho cân đối với

tỷ lệ mà các nhà khoa học đã khuyến cáo thì tính cân đối đã phát huy tốt nên dinh dưỡng
tích luỹ trên lá tối ưu tạo năng suất cao 3,45 tấn nhân/ha (tăng 19,4%). Sự tăng lên này hoàn
toàn có ý nghĩa về mặt thống kê với mức xác suất P < 0,05. Công thức 3 do giảm nhẹ lượng
phân đạm mà tăng gấp đôi lượng phân lân nên không tạo ra sự cân đối giữa các nguyên tố
đa lượng, năng suất thấp hơn so v
ới đối chứng. Công thức 4 đạt năng suất 3,22 tấn nhân/ha
nhưng lượng phân qúa cao tăng gấp 3 lần kali so với đối chứng, hiệu quả đầu tư phân bón
thấp hơn so với CT2. Như vậy, qua kết quả này có thể thấy tính cân đối dinh dưỡng là yếu
tố quyết định năng suất và đặc biệt là hiệu quả kinh tế.
3.3.1.7 Hiệu quả kinh tế của thử nghiệm ở
công ty cà phê Thắng Lợi
Bảng 3.18 Hiệu quả kinh tế của việc bón phân cho cà phê ở Công ty cà phê
Thắng Lợi (2003)
Công thức Tổng giá trị
(1000 đ)
Chi phí phân
bón (1000đ)
Chi phí khác
(1000đ)
Lợi nhuận
(1000đ)
Hiệu quả đầu tư
phân bón (lần)
CT 1 27.455 3.760 9.795 13.900 3,69
CT 2 32.775 3.558 10.453 18.764 5,27
CT 3 25.650 4.164 9.572 11.914 2,86
CT 4 30.590 3.897 10.183 16.510 4,23
Công thức 1(ĐC) bón phân theo quy trình của công ty cà phê Thắng Lợi thì tổng giá
trị là 27.455.000 đồng, chi phí phân bón là 3.760.000 đồng, lợi nhuận thu về 13.900.000
đồng và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,69 lần.

Ở công thức 2 chi phí cho phân bón ít nhất 3.558.000 đồng, nhưng lợi nhuận cao nhất
18.764.000 đồng và hiệu quả đầu tư phân bón cao nhất (5,27 lần) là nhờ chẩn đoán và xây
dựng công thức phân bón phù hợp đã tạo ra năng suất cao, hiệu quả đầu tư phân bón lớn.

công thức 3 tăng lượng phân lân gấp đôi so với công thức chẩn đoán nhưng năng
suất đạt thấp nhất, tổng giá trị 25.650.000 đồng, chi phí cho phân bón là 4.164.000 đồng, lợi
nhuận thu được 11.914.000 đồng và hiệu quả đầu tư phân bón thấp nhất (2,86 lần).
Ở công thức 4 chi phí cho phân bón 3.897.000 đồng, thu được lợi nhuận 16.510.000
đồng và hiệu quả đầu tư phân bón là 4,23 lần.
3.3.2 Hiệu quả của việc thử nghiệm bón phân theo ch
ẩn đoán dinh dưỡng kết hợp
phân hữu cơ sinh học cho cà phê ở Công ty cà phê Êa Pok
3.3.2.1 Tính chất hóa học đất trước thử nghiệm ở công ty cà phê Êa Pok
Đất trồng cà phê của Công ty cà phê Êa Pok có sự khác biệt về mức độ tồn tại dinh
dưỡng. Mặc dù, cùng là đất nâu đỏ basalt trồng cà phê nhưng mức độ tác động không giống
nhau nên đất ít chua hơn so với một số nông trường khác, pH
KCl
= 5,40 (bảng 3.19). Nhưng

20
khi xét về hàm lượng mùn cho thấy lượng mùn thấp nhất so với các nông trường khác trong
tỉnh. Đây là điều đáng lo ngại vì mùn chính là kho dự trữ dinh dưỡng và là nơi cung cấp chất
dinh dưỡng cần thiết cho cây cà phê. Đồng thời mùn còn điều tiết các quá trình cung cấp
nước, nhiệt độ cũng như các chất kháng thể cho cây cà phê rất lớn. Nguyên nhân là do
việc bổ sung phân hữu cơ cho đất không được chú trọng đúng mức ngay từ
đầu mà chỉ nặng
về bổ sung phân hóa học. Lượng P
2
O
5

= 0,24% khá giàu nhưng P
2
O
5
dt thì lại nghèo từ 5,00
- 6,70 mg/100g đất, trung bình là 6,06 mg/100g đất. Đất nâu đỏ chứa lượng cation kiềm và
kiềm thổ rất thấp nên lượng K
2
O% biến động từ 0,05 - 0,07%. Đặc biệt lượng K
2
O dễ tiêu
biến động từ 9,40 mg/100g đất đến cao nhất là 16,39 mg /100g đất
Bảng 3.19 Tính chất hóa học đất trước thử nghiệm của Công ty cà phê Êa Pok (2003)
Công ty cà phê pH
KCl
Mùn% N% P
2
O
5
% K
2
O% P
2
O
5
dt K
2
Odt Ca
2+
Mg

2+

mg/100g đ lđl/100g đ
Êa pok 5,30 3,35 0,20 0,20 0,06 6,70 16,37 2,58 2,69
5,35 3,07 0,18 0,25 0,06 6,38 12,22 2,89 1,73
5,40 2,79 0,19 0,25 0,06 6,12 11,37 3,01 1,75
5,50 3,10 0,17 0,30 0,05 5,00 9,40 2.40 1,56
5,45 3,02 0,19 0,21 0,06 6,20 11,64 2,97 0,85
Trung bình 5,40 3,07 0,19 0,24 0,06 6,06 12,20 2,77 1,72
3.3.2.2 Thực trạng dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê trước thử nghiệm
Bảng 3.20 Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê
trước thử nghiệm ở Công ty cà phê Êa Pok (% chất khô) (2003)
Công ty cà phê N P K Ca Mg
2,98 0,11 1,96 1,03 0,30
Êa Pok 2,38 0,10 1,86 0,67 0,46
2,89 0,10 1,82 0,65 0,37
2,33 0,08 1,77 0,28 0,23
3,77 0,11 1,94 0,77 0,28
Trung bình 2,87 0,10 1,87 0,68 0,33
Hàm lượng N trong đất tương đối khá nhưng hấp thu lên lá có sự khác biệt từ thấp
nhất là 2,33% đến cao nhất 3,77% (bảng 3.20). Giữa 2 mức này các tác giả nước ngoài cũng
như trong nước đều cho rằng khủng hoảng thiếu và thừa đang xảy ra khá rõ nét. Theo kết
quả thang dinh dưỡng khoáng cà phê vối Dak Lak mà chúng tôi thiết lập cho thấy nằm ở 2
giới hạn ấy được xem là giới hạn “khủng hoảng” vì nếu N > 3,28% và N < 2,59% đã
được
xem là giới hạn thừa và thiếu N trong lá vào đầu mùa mưa. Quan hệ giữa N đất và N lá
r = 0,577. Theo kết quả thang dinh dưỡng khoáng mà chúng tôi thiết lập thì lượng P trong lá
hầu hết đều ở mức trung bình, trong khi lượng P
2
O

5
dễ tiêu trong đất cũng chỉ ở mức nghèo
đến trung bình. Đồng thời khi xử lý thống kê mức độ phụ thuộc giữa 2 yếu tố P
2
O
5
dễ tiêu
trong đất và P trong lá có tương quan khá chặt (r = 0,881).

21
Về K biến động từ 1,72% đến cao nhất là 1,96% trung bình đạt 1,87%. Những kết
quả nghiên cứu hiện nay cho thấy kali đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cà phê. Theo
kết quả thang dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê vối Dak Lak mà chúng tôi thiết lập cho
thấy K từ 1,99 đến 2,33% là ngưỡng dinh dưỡng tối thích để cà phê đạt năng suất cao. Do
vậy, hàm lượng K trong lá cà phê Êa Pok ở mức trung bình chưa đạt ngưỡng dinh dưỡng tối
thích. Mức độ tồn tại K
2
O trong đất có ảnh hưởng đến sự tích lũy K trong lá (r = 0,613).
Khi xem xét cân đối của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê trước thử
nghiệm tại công ty cà phê Êa Pok theo chỉ số DRIS cho thấy N/P = 28,7 đang ở trạng thái
mất cân bằng nghĩa là nguyên tố N đang ở mức thừa, nguyên tố P đang ở mức thiếu,
N/K = 1,53 nghĩa là nguyên tố N đang ở khuynh hướng thừa, nguyên tố K đang ở khuynh
hướng thiếu. Như vậy biểu thứ
c đọc được ở lá cà phê Êa Pok là N P K . Đây là một
trong những nhận định khá xác đáng theo DRIS làm cơ sở cho việc thử nghiệm bón phân
theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê Êa Pok.
3.3.2.3 Xây dựng công thức phân bón thử nghiệm
Chúng tôi xây dựng công thức thử nghiệm như sau:
- Công thức CT1: 322 kg N + 144 kg P
2

O
5
+ 360 kg K
2
O/ha (ĐC)
- Công thức CT2: 300 kg N + 120 kg P
2
O
5
+ 300 kg K
2
O + 1200 kg phân hữu cơ sinh học
- Công thức CT3: 225 kg N + 90 kg P
2
O
5
+ 225 kg K
2
O + 1500 kg phân hữu cơ sinh học
- Công thức CT4: 150 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 150 kg K
2
O + 1700 kg phân hữu cơ sinh học
3.3.2.4 Động thái dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê sau bón phân
Bảng 3.22 Dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê sau bón phân ở Công ty cà phê
Êa Pok (% chất khô)
Chỉ tiêu

Đợt bón phân
N P K Ca Mg
Trước bón phân 2,87 0,10 1,87 0,68 0,33
Sau bón phân đợt 1 CT1
CT2
CT3
CT4
3,29
3,25
3,22
3,26
0,12
0,15
0,14
0,15
2,40
2,34
2,22
2,30
0,22
0,28
0,21
0,28
0,40
0,35
0,36
0,42
Sau bón phân đợt 2 CT1
CT2
CT3

CT4
3,01
3,34
3,20
3,12
0,12
0,15
0,14
0,15
2,29
2,49
2,36
2,46
0,23
0,44
0,52
0,42
0,30
0,31
0,34
0,42
Sau bón phân đợt 3 CT1
CT2
CT3
CT4
3,09
3,36
3,18
3,35
0,14

0,15
0,14
0,16
2,03
2,34
2,27
2,23
0,31
0,45
0,48
0,52
0,30
0,26
0,32
0,34
Công thức từ CT2 đến CT4 tuy giảm lượng phân khoáng khá nhiều nhưng nhờ có bổ
sung phân hữu cơ sinh học từ 1200 - 1700 kg/ha đã tạo nên sự kết hợp hữu cơ - khoáng góp

22
phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây cà phê (bảng 3.22). Vì vậy, mức độ tích lũy ở các
nghiệm thức này đều vượt nghiệm thức CT1

không có kết hợp hữu cơ - khoáng. Trong khi
N, P, K của CT1 là 3,09% ; 0,14% ; 2,03%, thì các nghiệm thức CT2 đến CT4 biến động từ
3,18 → 3,36%; 0,14 → 0,16%; 2,23 → 2,34%. Qua đó chứng tỏ sự kết hợp hữu cơ - khoáng
có vai trò vô cùng đặc biệt đến khả năng cung cấp dinh dưỡng lên cây, đồng thời có ý nghĩa
lớn là giảm thiểu đáng kể lượng phân khoáng.
Sau bón phân đợt cuối chúng tôi đánh giá các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá
theo chỉ số DRIS để ki
ểm soát lượng dinh dưỡng trong cây như sau:

CT 1: N P K
CT 2: N P K
CT 3: N P K
CT 4: N P K
Công thức 1 bón phân như công ty đang áp dụng thì dinh dưỡng tích lũy trong lá sau
bón phân vẫn ở trạng thái khuynh hướng mất cân bằng. Các công thức còn lại được điều
chỉnh theo chỉ số DRIS thì dinh dưỡng sau bón phân tiến tới trạng thái cân bằng. Như vậy rõ
ràng sau khi điều chỉnh lượng phân theo chỉ số DRIS có thể kiểm soát dinh dưỡng tích lũy
trong lá cân đối đó là cơ s
ở của việc tạo ra năng suất khác biệt so với công thức đối chứng.
3.3.2.6 Năng suất cà phê của thử nghiệm ở Công ty cà phê Êa Pok
Bảng 3.23 Năng suất cà phê ở công ty cà phê Êa Pok (tấn nhân/ha)
Nghiệm thức
Công ty cà phê Êa Pok CT1 CT2 CT3 CT4
I 1,90 2,92 2,13 2,72
Êapok II 1,81 2,81 2,29 2,42
III 1,86 2,84 1,98 2,74
Trung bình 1,86 2,86 2,13 2,62
LSD
0,05
= 0,310
Công thức CT1 mặc dù đầu tư phân khoáng khá cao theo quy trình của Công ty cà
phê Êa Pok, song năng suất thu được chỉ đạt 1,86 tấn nhân/ha thấp nhất trong toàn thí
nghiệm (bảng 3.23). Điều đó cho thấy đầu tư phân khoáng cao không có nghĩa là cung cấp
nhiều dinh dưỡng cho cây. Ngược lại ở công thức CT2 giảm lượng phân khoáng nhưng có
bổ sung phân hữu cơ sinh học1200 kg/ha đã tạo nên sự kết hợp hữu cơ - khoáng nên dinh
dưỡng cung cấp cho cây khá thuận lợ
i, năng suất đạt được 2,86 tấn nhân/ha, nếu so với CT1
thì sự khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất P < 0,05%. Ở
công thức CT3 có năng suất là 2,13 tấn nhân/ha cũng có bổ sung phân hữu cơ sinh học1500

kg nên cũng tạo ra sự khác biệt khá rõ nét so với không bón phân hữu cơ sinh học CT1.
Năng suất của công thức CT4 là 2,62 tấn nhân/ha so với CT1 và CT3 thì sự khác biệt này
hoàn toàn có ý nghĩa, nhưng so với CT2 thì giữa 2 công thức này không có sự
khác biệt.

×