Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

đề cương bài giảng chẩn đoán gia súc - học viện nông nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 75 trang )

TIẾT 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM BỆNH CHO GIA SÚC
1. Mục tiêu: Giúp cho sinh viên nắm được các phương pháp khám bệnh cho
gia súc. Từ đó có những kiến thức để áp dụng trong thực tiễn chẩn đoán bệnh
cho gia súc.
2. Nội dung:
- Các phương pháp khám cơ bản: Nhìn, sờ nắn, gõ, nghe.
- Các phương pháp khám chuyên biệt (đặc biệt):
+ Phương pháp trong phòng thí nghiệm.
+ Phương pháp chẩn đoán hình ảnh.
Để khám bệnh cho người cũng như cho gia súc, có rất nhiều các phương
pháp khác nhau. Các phương pháp khám bệnh cho gia súc chia làm 2 nhóm:
- Các phương pháp khám cơ bản (hay còn gọi là các phương pháp khám
thông thường), bao gồm: Nhìn, sờ nắn, gõ và nghe. Gọi là phương pháp cơ bản
vì nó được sử dụng để khám tất cả các loại bệnh súc và chỉ sau khi khám qua
các phương pháp trên người khám mới quyết định cần thiết các biện pháp tiếp
để chẩn đoán bệnh.
Phần lớn triệu chứng được phát hiện nhờ các phương pháp khám cơ bản.
Tuy nhiên khi mắc bệnh, con vật còn có những biểu hiện phi lâm sàng. Những
biểu hiện này chỉ có thể phát hiện được nhờ các xét nghiệm trong phòng thí
nghiệm bởi các phương pháp khám chuyên biệt (khám đặc biệt).
- Các phương pháp khám chuyên biệt:
+ Các phương pháp trong phòng thí nghiệm: Xét nghiệm phân, xét
nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch não tủy, Elisa, PCR.
+ Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: X- Quang, nội soi, siêu âm, chụp
cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ.
I. Các phương pháp khám cơ bản
I.1. Phương pháp quan sát (hay phương pháp nhìn - inspectio):
* Khái niệm
Là phương pháp quan sát để phát hiện những thay đổi về hình thái, màu
sắc, kích thước và trạng thái của các khí quan hay cơ thể bệnh súc.
Đây là phương pháp khám tuy đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất cao trong


chẩn đoán lâm sàng đặc biệt là đối với lĩnh vực thú y. Qua phương pháp này
người ta có thể biết được trạng thái gia súc, cách đi đứng, màu sắc lông, da,
niêm mạc và các triệu chứng khác của của con vật.
1
Khi quan sát khám bệnh, tùy theo mục đích và bộ phận cần khám bệnh mà
người khám cần phải chọn vị trí đứng, chỗ để bệnh súc sao cho việc quan sát thu
thập các triệu chứng được đầy đủ và chính xác. Đồng thời quan sát giúp ta đánh
giá được chất lượng đàn gia súc, sàng lọc được những
con có nghi vấn mắc bệnh.
* Nguyên tắc:
- Người khám nên chọn vị trí đứng ở phía trước
con vật; chếch 1 góc từ 30-45
0
so với trục của thân gia
súc.
- Quan sát từ phần đầu đến đuôi; từ bên trái sang bên phải; từ xa tới gần để
kiểm tra các chỉ tiêu như:
+ Trạng thái gia súc; dung thái gia súc; tình trạng dinh dưỡng, da, niêm
mạc và các triệu chứng bệnh, … Ví dụ: con vật béo hay gầy, con vật lanh lợi hay
ủ rũ, da xuất huyết.
+ Tư thế đi lại, đứng, nằm của con vật, … Ví dụ: con vật què, liệt.
+ Quan sát từ tổng thể đến bộ phận, kiểm tra hình thái cấu tạo, màu sắc, …
và những biến đổi bất thường của chúng ở từng cơ quan, tổ chức và bộ phận: :
đầu, cổ, ngực, vai, các khớp xương, bụng, thành bụng và 4 chân.
* Yêu cầu:
Việc quan sát tỉ mỉ, đúng nguyên tắc không những giúp cho người khám
bệnh có thể nhanh chóng phát hiện được cơ quan, bộ phận bị bệnh hoặc định
hướng được việc tiến hành các phương pháp khám tiếp theo mà còn góp phần
vào việc đánh giá chất lượng đàn gia súc, chọn lọc, phân loại và cách ly bệnh
súc …

1.2. Phương pháp sờ nắn (Palpatio)
* Khái niệm:
Đây là phương pháp dùng tác động cơ giới và cảm giác của các đầu ngón
tay để kiểm tra: ôn độ, ẩm độ, đàn tính của da, sự hoạt động và độ mẫn cảm
của các cơ quan, tổ chức trên cơ thể bệnh súc.
2
* Nguyên tắc:
- Sờ nắn từ nhẹ đến mạnh;
- Sờ nắn từ vùng lành rồi mới dần vào vùng bị
tổn thương.
Có hai phương pháp sờ nắn là: sờ nắn vùng nông
và sờ nắn vùng sâu.
+ Sờ nắn vùng nông để kiểm tra các cơ quan, tổ chức ở bề mặt cơ thể như:
da, lông, và vùng gần bề mặt da như: tổ chức dưới da, hạch lâm ba vùng nông,
dạ cỏ, thực quản, hầu …
+ Sờ nắn sâu để kiểm tra các cơ quan nằm sâu bên trong cơ thể như: thận,
bàng quang, niệu quản, khám thai, ruột, gan ….
* Các trạng thái:
- Dạng nóng, đau: do bị viêm.
- Dạng lạnh: nếu ở cục bộ thường là do tổ chức bị phù, còn toàn thân
thường là do bệnh súc bị trúng độc, bị các bệnh gây ức chế thần kinh trung ương
hoặc bệnh súc sắp bị chết, tiên lượng xấu.
- Ướt: do vã nhiều mồ hôi trong trường hợp gia súc lao động nặng nhọc
hoặc trời nóng bức.
- Khô: do bệnh súc đang bị sốt cao …
- Dạng cứng: như khi sờ vào gan, cơ .
- Dạng rất cứng như khi sờ vào xương …
- Dạng nhão bột: mềm như sờ tay vào túi (hồ) bột, sau khi thả tay ra sẽ để
lại vết lõm rất lâu do tổ chức bị thủy thũng hoặc bị hoại tử bã đậu …
- Dạng ba động: do tổ chức có chứa nhiều nước như khi sờ vào bàng quang

hoặc chứa nhiều máu, mủ như: bọc mủ, bọc máu, u lâm ba …
- Dạng khí thũng: khi ấn tay vào thấy cảm giác mềm kèm theo tiếng nổ lép
bép do tổ chức có chứa nhiều khí như: bọc ung khí thán, hoặc do phế quản, khí
quản bị rách làm cho khí lọt vào đọng lại ở tổ chức dưới da gây lên.
* Yêu cầu của phương pháp:
- Nắm vững nguyên tắc khi thực hiện thao tác.
- Nắm vững cấu tạo, tính chất, hình thái và vị trí giải phẫu của các khí quan
trong cơ thể.
3
1.3. Gõ (Percussio)
* Khái niệm:
Là phương pháp sử dụng ngón tay hay dụng cụ gõ để gõ vào các tổ chức,
khí quan trên cơ thể bệnh súc nhằm mục đích kiểm tra tình trạng của các khí
quan đó qua tính chất của âm thanh phát ra.
Ví dụ: Khi ta gõ vào vùng xoang trán, xoang mũi trong trạng thái sinh lý sẽ
thấy phát ra âm hộp, vang và trong. Nhưng khi xoang trán, xoang mũi bị viêm
tích mủ thì khi gõ vào sẽ thấy phát ra âm đục tuyệt đối.
* Nguyên tắc:
- Để bệnh súc ở yên tĩnh và có không gian vừa phải.
- Khi gõ chỉ gõ từ 2 - 3 nhịp và phải gõ đều tay.
Tùy thuộc vào gia súc to hay nhỏ mà có thể áp dụng các phương pháp gõ
như sau:
a) Phương pháp gõ trực tiếp
- Dụng cụ: đầu ngón tay.
- Phương pháp: Dùng ngón trỏ và ngón giữa của tay thuận gõ theo chiều
thẳng đứng (vuông góc) với bề mặt của tổ chức khí quan cần khám
- Nhược điểm: Lực gõ không lớn, âm phát ra nhỏ.
Thường áp dụng với gia súc nhỏ.
b) Phương pháp gõ gián tiếp
Là các phương pháp gõ qua một vật trung gian

* Dụng cụ: ngón tay, búa gõ (60-70g, 120-160g), phiến gõ
- Gõ qua ngón tay: Dùng ngón giữa và ngón trỏ tay trái đặt sát lên bề mặt
tổ chức khí quan cần khám của gia súc, ngón giữa và ngón trỏ của tay phải gõ
lên vuông góc với hai ngón tay trái. Phương pháp này thường áp dụng để khám
cho các loài gia súc nhỏ: dê, cừu, chó, mèo…
- Gõ bằng búa qua bản gõ:
Búa gõ có kích thước và khối lượng khác nhau tùy theo vóc dáng của gia
súc.
+ Đối với gia súc nhỏ: thường dùng loại búa có khối lượng nhẹ từ 60 – 75
gram;
4
+ Đối với gia súc lớn: dùng loại búa nặng từ 120 – 160 gram.
Bản gõ được làm cùng vật liệu với búa gõ, có thể bằng gỗ, sừng, nhựa hay
kim loại.
Bản gõ có thể là hình vuông, hình bầu dục, hình chữ nhật… sao cho thuận
tiện, dễ thao tác, áp sát được vào thân con vật.
* Chú ý khi gõ:
- Vị trí để gia súc: Nơi yên tĩnh, không có tạp âm bên ngoài để
tránh làm lẫn tạp với âm gõ. Nên để gia súc ở phòng có diện tích phù hợp
và đóng kín cửa.
- Phương pháp gõ: Tay trái cầm bản gõ (phiến gõ) đặt sát lên bề
mặt khí qua, tổ chức của gia súc cần khám. Tay phải cầm búa gõ, gõ rứt
khóat từng tiếng một. Lực gõ mạnh hay nhẹ phụ thuộc vào tổ chức cần gõ
to hay bé, ở nông hay sâu.
+ Khi gõ mạnh, các chấn động có thể lan trên bề mặt cơ thể từ 4 –
6cm, sâu đến 7cm;
+ Khi gõ nhẹ, các trấn động có thể lan trên bề mặt cơ thể từ 2 –
3cm và sâu 4cm.
c) Những âm gõ:
- Âm trong: âm hưởng vang, dài và to thường gặp trong trường hợp sinh lý:

như khi gõ vào xoang trán, xoang mũi.
- Âm đục: trầm, ngắn và nhỏ:
+ Sinh lý như khi gõ vào cơ, vùng gan, vùng tim.
+ Bệnh lý: khi gõ vào xoang trán, xoang mũi bị viêm tích mủ, thùy phổi bị
nhục hóa…
- Âm trống: âm hưởng to và trầm: thường gặp trong trường hợp bệnh lý
như: bệnh chướng hơi dạ cỏ cấp tính ở loài nhai lại hoặc chướng hơi ở manh
tràng ngựa.
+ Âm bùng hơi: âm hưởng nhỏ và trầm như khi gõ vào vùng dạ cỏ trâu, bò.
* Yêu cầu:
- Phải nắm chắc vị trí giải phẫu của các khí quan trong cơ thể.
- Phải nắm vững tính chất của âm phát ra ở từng khí quan ở trạng thái sinh
lý bình thường.
5
1.4. Nghe (Ausaltatio)
* Khái niệm:
Là phương pháp sử dụng tai nghe trực tiếp hoặc ống nghe để kiểm tra tình
trạng hoạt động của các khí quan trong cơ thể qua việc kiểm tra âm thanh, tính
chất của âm, chu kỳ xuất hiệncủa âm … phát ra khi các khí quan đó hoạt động.
Ví dụ:
- Nghe tiếng tim, tính chất của tiếng tim, tần số của tim để kiểm tra tình
trạng hoạt động của tim.
- Khám dạ cỏ bằng phương pháp nghe nhu động dạ cỏ.
* Nguyên tắc:
- Để bệnh súc ở nơi yên tĩnh và có không gian vừa
phải.
- Sử dụng ống nghe đúng cách.
- Khi nghe thì không được sờ nắn, xoa bóp hoặc để
các vật khác va chạm, cọ vào bệnh súc.
* Các phương pháp nghe:

- Nghe trực tiếp: là dùng trực tiếp tai, áp sát vào cơ thể gia súc để nghe,
người nghe có thể dùng một miếng vải hoặc miếng khăn sạch phủ lên vùng cần
nghe trên cơ thể gia súc để giữ vệ sinh.
+ Ưu điểm: dễ nhận biết và phân biệt được các âm khác nhau.
+ Nhược điểm: khó thực hiện vì phụ thuộc vào trạng thái của con vật, nếu
con vật hung dữ rất khó lại gần và chạm vào cơ thể con vật.
- Nghe gián tiếp: là phương pháp nghe qua ống nghe. Hiện nay thường
dùng ống nghe hai loa có độ phóng đại âm thanh lớn.
+ Ưu điểm: dễ làm, sử dụng thuận lợi.
+ Nhược điểm: dễ lẫn tạp âm, tính chất âm thay đổi.
II. Phương pháp khám chuyên biệt (đặc biệt)
Trong nhiều trường hợp, các phương pháp khám cơ bản không thể đưa ra
những kết luận chẩn đoán chính xác hoặc cần phải có thêm căn cứ để kết luận về
bệnh thì việc sử dụng các biện khám đặc biệt là cần thiết.
Các phương pháp khám đặc biệt bao gồm:
6
II.1. Các phương pháp trong phòng thí nghiệm:
- Xét nghiệm máu:
Ví dụ: Xét nghiệm số lượng hồng cầu, tỷ khối hồng cầu trong chương
thiếu máu.
- Xét nghiệm phân:
Ví dụ: Xét nghiệm máu trong phân trong bệnh viêm ruột xuất huyết.
- Xét nghiệm nước tiểu:
Ví dụ: Xét nghiệm protein niệu và hồng cầu niệu trong bệnh viêm thận
cấp.
- Xét nghiệm sữa: ví dụ: Xét nghiệm tế bào trong sữa.
- Xét nghiệm dịch não tủy: Trong trường hợp cần thiết, cần chọc dịch não
tủy để làm xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh có mặt trong dịch não tủy.
- Xét nghiệm bằng phản ứng Elisa: Thực hiện phản ứng Elisa là để định
lượng kháng nguyên hay kháng thể.

- Xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR: để xác định sự có mặt của virus, vi khuẩn
trong các mẫu bệnh phẩm của gia súc.
II.2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh:
- X- Quang:
Là phương pháp dùng tia Rownghen để khám xét
các khí quan bên trong cơ thể (khám phổi, khám dạ
dày).
- Siêu âm:
Ưu điểm của siêu âm là phương pháp thăm dò
không chảy máu; không độc hại cho cơ thể; sử dụng dễ
dàng và cho kết quả nhanh chóng.
- Sinh thiết:
Là phương pháp lấy bệnh phẩm tổ chức trên cơ
thể động vật còn sống để tiến hành các biện pháp xét
nghiệm, cung cấp thêm cơ sở cho chẩn đoán.
- Nội soi:
Nội soi là một kỹ thuật y học hiện đại, được
ứng dụng trong việc khám bệnh, chẩn đoán bệnh và
điều trị bệnh.
7
Với kỹ thuật nội soi, người ta có thể quay phim, chụp hình bên trong các
khí quan, lấy dị vật, sinh thiết và thậm chí là thực hiện phẫu thuật nội soi. Nội
soi hiện nay được sử dụng để chẩn đoán các khí quan rỗng (ruột, dạ dày, thực
quản, tai mũi, họng, …).
- Chụp cắt lớp (CT):
Chụp CT (Computed Tomography - chụp cắt
lớp vi tính - có sự trợ giúp của máy tính) là kỹ
thuật dùng nhiều tia X-quang quét lên một vùng
theo từng lát cắt ngang trục của cơ thể. Phối hợp
với xử lý bằng máy vi tính để tạo được một hình

ảnh 2 chiều theo mặt phẳng cắt ngang trục cơ thể
hoặc phối hợp nhiều lát cắt sẽ tái tạo được hình ảnh
theo mặt phẳng khác hay hình ảnh 3 chiều của bộ phận cần chụp.
- Chụp cộng hưởng từ:
Chụp cộng hưởng từ, hay đầy đủ là chụp
cộng hưởng từ hạt nhân, là một phương pháp thu
hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể sống và
quan sát lượng nước bên trong các cấu trúc của các
cơ quan. Ảnh cộng hưởng từ hạt nhân dựa trên một
hiện tượng vật lý là hiện tượng cộng hưởng từ hạt
nhân.
Tiết 2: KHÁM DUNG THÁI GIA SÚC
1. Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về khám tổng thể gia súc,
từ đó dùng làm cơ sở giúp cho việc chẩn đoán bệnh.
2. Nội dung: khám thể cốt, khám trạng thái dinh dưỡng, khám tư thế gia súc
và khám thể trạng gia súc.
1.1. Khám thể cốt gia súc.
Phương pháp: nhìn, khi cần thiết người ta có thể đo, trên thực tế gia súc
có 2 loại thể cốt:
- Gia súc có thể cốt tốt: Thân hình cứng rắn, cân đối, 4 chân to đều, các
khớp chắc tròn, bắp thịt đầy, xương sườn to và cong đều, khe sườn hẹp, lồng
ngực to và cân đối, dung tích bụng lớn. Đối với gia súc có thể cốt tốt thường ít
mắc bệnh.
- Gia súc có thể cốt kém: Cơ nhão và lỏng, lồng ngực lép, thân dài bé, đối
8
với gia súc có thể cốt kém thường hay bị bệnh, điều trị khó lành bệnh và tiên
lượng xấu.
1.2. Trạng thái dinh dưỡng.
Trạng thái dinh dưỡng phản ánh tình trạng cơ thể. trên thực tế thường gặp
3 trạng thái dinh dưỡng:

- Gia súc có trạng thái dinh dưỡng tốt: Thân
tròn, da bóng, lông dài và mượt, cơ tròn và lẳn.
Những gia súc có trạng thái dinh dưỡng tốt thường ít
mắc bệnh, vì cơ thể có sức đề kháng cao.
- Gia súc có trạng thái dinh dưỡng kém: Da
khô, lông xù, xương nhô, ngực lép. Những gia súc có trạng thái dinh dưỡng kém
thường dễ mắc bệnh vì cơ thể có sức đề kháng kém.
Dinh dưỡng kém lâu ngày thường do ăn thiếu, rối
loạn tiêu hóa, bệnh mãn tính, thường thấy ở gia súc là
bệnh ký sinh trùng.
- Giữa dinh dưỡng tốt và dinh dưỡng kém là dinh
dưỡng trung bình.
1.3. Tư thế gia súc.
* Muốn biết các tư thế bệnh lý, chúng ta cần biết các tư thế bình thường
của gia súc:
- Trâu bò sau lúc ăn no thường nằm, 4 chân chụm lại
dưới bụng, miệng liếm lông hay nhai lại, người đến gần
có khi đứng dậy khi không.
- Dê cừu thường ăn thành bầy đàn, ăn xong thường
nằm, khi có người đến gần thì vùng dậy.
- Ngựa thường đứng chân sau thay nhau co nghỉ,
lúc nằm 4 chân duỗi thẳng người đến gần thì dậy.
- Lợn nghe tiếng đổ thức ăn vào máng thì chạy
đến, ăn no thì nằm.
* Các tư thế của gia súc trong trạng thái bệnh lý: Khi gia súc mắc bệnh sẽ
có tư thế thay đổi. Sự thay đổi này tùy thuộc trạng thái bệnh lý. Trên thực tế
thường gặp các trạng thái bệnh lý sau:
- Đứng co cứng: Bệnh uốn ván, viêm màng
9
bụng, những bệnh gây trở ngại hô hấp nặng, một số bệnh thần kinh gia súc đứng

co cứng.
Gia súc bị uốn ván thân thẳng, 4 chân dạng ra đi lại khó khăn, đuôi cong
ngược, đầu thẳng và cứng đờ. Những triệu chứng này đặc biệt điển hình ở ngựa.
+ Viêm họng, viêm màng phổi: Bệnh súc ít đi lại, thở khó, đầu vươn cao,
thân hình như co cứng.
+ Các bệnh hệ thần kinh: Não thủy thũng, trúng độc thức ăn, bệnh súc
phản xạ chậm chạp như ngơ ngác. Những ca cấp tính bệnh súc như bất động
+ Viêm âm đạo nặng: Bệnh súc ít đi lại, nếu cưỡng bức thì đi hai chân sau
dạng rộng, đuôi cong vểnh ngược.
Chú ý: Những ngựa già ít đi lại đứng dậy nằm xuống khó khăn.
- Đứng không vững: Đau bụng ở ngựa, xoắn tử cung ở trâu bò, lồng ruột,
bệnh súc chuệnh choạng thường vã mồ hôi, ngã lăn ra.
- Vận động cưỡng bức: Do bệnh thần kinh thường có những dạng sau.
+ Vận động vòng tròn:
Bệnh súc quay theo vòng tròn to dần hay nhỏ dần lại. Có lúc bệnh súc
quay theo đường tròn to dần rồi nhỏ dần lại cuối cùng quay tròn tại một điểm.
Do tổn thương ở tiểu não, đại não, những bệnh làm tăng áp lực trong sọ
não: Như ấu sán não cừu, khối u trong sọ.
+ Vận động theo chiều kim đồng hồ:
Bệnh súc quay tròn quanh một chân, do thần kinh tiền đình bị liệt, tổn
thương ở tiểu não.
+ Chạy về phía trước: Đầu ngửng cao hoặc cúi
xuống, có lúc ngã lăn ra, do tổn thương ở trung khu vận
động ở đại não.
+ Vận động giật lùi: Đầu hướng về phía sau, triệu
chứng này thấy khi gia súc bị cắt tiểu não, cơ cổ co thắt.
+ Lăn lộn: Triệu chứng này thường thấy ở gia súc nhỏ và gia cầm. Con
vật ngã lăn và lăn quay. Do tổn thương thần kinh ở tiền đình hoặc ở tiểu não.
+ Nằm nghiêng đầu về một phía: Là triệu chứng rất điển hình của bệnh
bại liệt sau khi đẻ ở bò sữa hay trúng độc xêtôn huyết.

Ngoài biểu hiện trên còn thấy do thần do thần kinh ở tiền đình liệt hoặc
10
tổn thương ở một bên trung khu vận động.
1.4. Thể trạng gia súc.
- Thể trạng là khái niệm đặc tính chung của cơ thể, nó hàm nghĩa không
chỉ về mặt hình thái bên ngoài mà cả những tổ chức, chức phận của các khí
quan, mối liên hệ qua lại giữa những đặc tính đó.
- Thể trạng thường do di truyền cũng có thể thay đổi theo điều kiện sống.
- Thể trạng theo Pavlop là do các nhân tố thần kinh tạo thành.
- Trong lâm sàng thường chia thể trạng thành 4 loại hình.
+ Loại hình thô: Xương to, đầu nặng, da dày và xù xì, lông thô và cứng,
không đều, ăn nhiều nhưng hiệu suất làm việc kém.
+ Loại hình thon nhẹ: Xương bé, 4 chân nhỏ, da mỏng, lông ngắn và mịn,
gia súc loại hình này trao đổi chất mạnh, phản xạ với những kích thích bên ngoài
nhanh, rất mẫn cảm.
+ Loại hình chắc nịch: Thể vóc chắc, cơ rắn và lẳn, da bóng và mềm. Gia
súc loại này nhanh nhẹn, năng suất làm việc cao.
+ Loại hình bệu: Thịt nhiều, mỡ dày, thân hình thô, đi lại chậm chạp, sức
kháng bệnh kém, năng suất lao tác chậm.
- Định loại hình thể trạng có ý nghĩa trong việc giám định gia súc, chẩn
đoán và định tiên lượng bệnh.
Tiết 3: KHÁM NIÊM MẠC VÀ KHÁM HẠCH LÂM BA
1. Mục tiêu: Giúp cho sinh viên biết được các phương pháp khám niêm mạc
và hạch lâm ba. Từ đó có những kiến thức về sự thay đổi bệnh lý của niêm mạc,
hạch lâm ba khi gia súc mắc bệnh và sẽ là cơ sở cho chẩn đoán bệnh sau này.
2. Nội dung:
- Các phương pháp khám niêm mạc của từng loại gia súc và những thay đổi
bệnh lý.
- Các phương pháp khám hạch lâm ba của từng loại gia súc và những thay
đổi bệnh lý.

I. Khám niêm mạc
Chẩn đoán bệnh ở niêm mạc, tình trạng cơ thể: tình trạng tuần hoàn thành
11
phần của máu, tình trạng hô hấp. Những gia súc có màu như trâu, bò khám niêm
mạc càng có ý nghĩa.
Niêm mạc bên ngoài như niêm mạc mắt, mồm, niêm mạc âm hộ đều có
thể khám được.
Trong phần này chỉ trình bày khám niêm mạc mắt.
Kết mạc mắt bình thường:
- Trâu bò: Kết mạc mắt màu đỏ, ít ánh quang. Ngựa kết mạc mắt màu đỏ
thẫm.
- Lợn, dê, cừu kết mạc mắt rất dễ thay đổi nên lúc khám cần nhẹ nhàng,
tránh kích thích mạnh.
1.1. Phương pháp khám
- Ngựa khám mắt trái thì người khám đứng bên trái ngựa, Tay trái cầm
dây cương cố định ngựa. Ngón trỏ tay phải ấn vào da trùm khoang mắt trên,
ngón cái phanh phần da khoang mắt dưới để bộc lộ niêm mạc mắt, 3 ngón còn
lại để lên phần ngoài khoang mắt trên làm điểm tựa .
Nếu khám bên phải thì tư thế người khám đứng ngược lại so với khám
bên trái.
- Trâu, bò: Có thể khám niêm mạc mắt theo
cách trên. Còn cách hai tay cố định chặt hai sừng bẻ
cong đầu về một phía để bộc lộ niêm mạc. Hoặc một
tay cầm sừng, hoặc một tay bắt chặt mũi, bẻ cong đầu
lại, niêm mạc cũng bộc lộ khá rõ.
- Lợn, dê, cừu dùng ngón tay trỏ và ngón cái hoặc hai tay hai bên phanh
rộng mí mắt thì thấy niêm mạc.
1.2. Những thay đổi cần chú ý
(-) Niêm mạc nhợt nhạt: triệu chứng thiếu máu do thiêu máu toàn thân
hoặc chỉ phần đầu, lượng máu thiếu hoặc lượng huyết sắc tố Hemoglobin ít.

Tùy mức độ thiếu máu niêm mạc có màu hồng nhạt, màu vàng
(-) Niêm mạc nhợt nhạt mãn tính hoặc cả đàn gia súc: Do thức ăn,
chuồng trại kém, bệnh do ký sinh trùng. Những bệnh mãn
12
tính (viêm ruột, lao ), bệnh bạch huyết; ở ngựa còn thấy bệnh thiếu máu truyền
nhiễm.
(-) Niêm mạc nhợt nhạt cấp tính: Do mất máu
+ Do mất máu cấp: Vỡ mạch quản lớn, vỡ gan, vỡ lách, vỡ dạ dày ruột
+ Ở ngựa, xoắn ruột, lồng ruột, đau bụng kịch liệt, niêm mạc nhợt nhạt.
(-) Niêm mạc đỏ ửng: Mạch quản nhỏ ở niêm mạc xung huyết gây niêm
mạc đỏ ửng. Chú ý, lúc trời nóng, lao động nặng, quá hưng phấn, niêm mạc mắt
cũng đỏ ửng.
(-) Niêm mạc đỏ ửng cục bộ: Mạch máu nhỏ ở niêm mạc xung huyết,
căng to, có trường hợp nổi dõ như chùm dễ cây.
+ Do xung huyết não, viêm não, óc tụ máu, tĩnh mạch cổ bị chèn ép. Do
bệnh ở tim, phổi làm mạch quản tụ máu.
(-) Niêm mạc đỏ ửng lan tràn: Mạch quản nhỏ đầy máu và niêm mạc đỏ miên
man.
+ Do các bệnh truyền nhiễm: Bệnh nhiệt thán, tụ huyết trùng, dịch tả
lợn , viêm não tủy, bệnh ở phổi, tim, bệnh làm tăng thể tích xoang bụng ép cơ
hoành làm rối loạn nặng tuần hoàn và hô hấp, các trường hợp trúng độc.
(-) Niêm mạc đỏ ửng xuất huyết: Niêm mạc đỏ kèm theo những điểm xuất
huyết.
+ Do những bệnh truyền nhiễm cấp tính hay mãn tính gây xuất huyết,
thiếu máu nặng.
(-) Niêm mạc hoàng đản: Do trong máu tích nhiều sắc tố mật (bilirubin).
Hoàng đản nặng hay nhẹ tùy thuộc số lượng sắc tố mật và màu sắc của niêm
mạc. Niêm mạc trắng hoàng đản rõ. Ở ngựa lượng bilirubin trong máu tăng đến
1,5 mg% xuất hiệntriệu chứng hoàng đản ở kết mạc mắt. Nhưng nếu niêm mạc
bị viêm đỏ, thì lượng bilirubin trong máu tăng đến 6-8 mg%, hoàng đản có khi

không rõ.
Các nguyên nhân gây hoàng đản:
+ Những bệnh làm tắc ống mật: Sỏi ống mật, viêm ống dẫn mật, viêm tá
tràng, bệnh làm tắc ruột, sắc tố mật ngấm vào tổ chức, tụ lại dưới da gây viêm.
+ Những bệnh làm hồng huyết cầu vỡ quá nhiều, bilirubin tích lại nhiều
trong máu, dưới da.
13
Những bệnh có thể làm hồng huyết cầu vỡ nhiều: Trúng độc do chất độc
một số bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng đường máu.
+ Tổn thương ở gan: viêm gan, thoái hóa gan, gan có ổ mủ, xơ gan,
(-) Niêm mạc tím bầm: Niêm mạc màu tím có ánh xanh, ngoài kết mạc
mắt hiện tượng tím bầm còn nổi rõ ở niêm mạc miệng, niêm mạc mũi, gà ở mào,
lợn, trâu, bò ở gương mũi.
+ Màu tím bầm ở niêm mạc là do trong máu có nhiều khí CO
2

cacboxyhemoglobin.
+ Do những bệnh gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp nặng: Viêm cơ tim,
viêm bao tim, bệnh ở van tim gây ứ máu ở tiểu tuần hoàn; các thể viêm phổi,
xung huyết phổi, khí thũng phổi, xẹp phổi hạn chế hoạt động hô hấp, bệnh
truyền nhiễm gây trúng độ nặng (nhiệt thán, dịch tả lợn ) và các bệnh gây đau
đớn kịch liệt.
(-) Dử mắt: Gồm những chất tiết như niêm dịch,
tương dịch, mủ đọng lại trong mí mắt.
+ Do viêm mắt và những bệnh có viêm niêm
mạc: Dịch tả lợn, dịch tả trâu bò, loét da quăn tai, thiếu
vitamin A, gia súc già, nhất là ngựa già hay có dử mắt.
+ Gia súc bị sốt cao, đau đớn kịch liệt, thường mắt khô.
(-) Niêm mạc mắt sưng: Thành niêm mạc sưng mọng dày ra, có khi lồi ra
ngoài.

+ Do niêm mạc viêm tụ máu, tổ chức thấm ướt. Trong các bệnh truyền
nhiễm có viêm niêm mạc, niêm mạc sưng.
II. Khám hạch lâm ba
Khám hạch lâm ba rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm,
nhất là trong bệnh lao hạch, bệnh tị thư, bệnh lê dạng trùng (piroplasmosia), thay
đổi hạch lâm ba rất đặc hiệu.
2.1. Phương pháp khám.
Nhìn, sờ nắn, chọc dò lúc cần.
- Trâu, bò: Hạch dưới hàm, hạch trước vai,
14
hạch trước đùi, hạch trên vú. Khi bị lao hạch cổ, hạch trên lỗ tai, hạch hầu nổi rõ
có thể sờ được.
- Ngựa: Hạch dưới hàm, hạch trước đùi. Khi có bệnh hạch bên tai, hạch
cổ, hạch trước vai nổi rõ.
- Lợn, chó, mèo: Hạch bẹn trong. Các hạch khác thường ở sâu khó sờ thấy
- Hạch dưới hàm ở trâu, bò nằm ở phía trong phần sau xương hàm dưới,
to bằng nhân quả đào, tròn và dẹp.
- Ở ngựa hạch dưới hàm hình bao dài, to bằng ngón tay trỏ, nằm dọc theo
mặt trong hai xương hàm dưới hai bên, sau gờ động mạch dưới hàm.
Khi khám hạch dưới hàm, người khám đứng bên trái hoặc bên phải gia
súc tùy theo cần khám hạch nào, một tay cầm dây cương hay dây thừng, tay còn
lại sờ hạch. Thế thuận lợi là ngưới khám đứng bên trái gia súc tay trái cầm dây
cương tay phải khám.
- Hạch trước vai: ở trên khớp bả vai một ít, mặt dưới chùm cơ vai. Dùng
cả 4 ngón tay ấn mạnh vào mặt trước chùm cơ bả vai, lần lui tới sờ tìm hạch.
Những gia súc béo thường khó khám.
- Hạch trước đùi to bằng hạt mít, nằm dưới phần trùng mặt trước cơ căng
mạc đùi. Lúc khám một tay để lên sống lưng làm điểm tựa, tay còn lại theo vị trí
trên lần tìm hạch.
- Hạch trên vú: ở bò sữa nằm dưới chân buồng vú về phía sau.

Cần cố định gia súc để khám nhất là ngựa hay đá về phía sau.
2.2. Những triệu chứng.
Những triệu chứng ở hạch cần chú ý:
- Hạch sưng cấp tính: Thể tích hạch to, nóng, đau và cứng, các thùy nổi
rõ mặt trơn và ít di động.
+ Hạch sưng trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính, do những bộ phận gần
hạch bị viêm (như viêm mũi, viêm thanh quản) làm hạch dưới hàm sưng.
+ Trâu, bò bị lê dạng trùng, hạch dưới hàm, hạch cổ, hạch trên vú
sưng rất rõ.
- Hạch hóa mủ: Thường do viêm cấp tính phát triển thành. Lúc dầu hạch
sưng, nóng, đau, sau đó phần giữa nhũn, phổng cao, bùng nhùng, lông rụng và
thường hạch vỡ hoặc lấy kim chọc thì có mủ chảy ra.
15
+ Ở ngựa hạch dưới hàm sưng to, hóa mủ, chung quanh hạch viêm thẩm
ướt là triệu chứng của bệnh viêm hạch lâm ba truyền nhiễm. Nếu mủ trong hạch
ít, tổ chức quanh hạch không viêm thường do lao hay tị thư.
+ Cũng có trường hợp hạch hóa mủ là do tổ chức đó bị viêm lâu ngày.
- Hạch tăng sinh và biến dạng: Do viêm mãn tính, tổ chức tăng sinh viêm
dính với tổ chức lành sung quanh làm thể tích hạch to không di động được. ấn
vào không đau, mặt hạch không đều.
+ Ở ngựa thấy triệu chứng trên trong bệnh tỵ thư, viêm xoang mũi mãn
tính.
+ Bò do lao hạch, xạ khuẩn. Các hạch trên toàn thân sưng to thường do
bệnh bạch huyết (leucosia).
+ Lợn: Hạch cổ, hạch sau hầu sưng cứng do lao.
Tiết 4: KHÁM LÔNG, DA VÀ ĐO THÂN NHIỆT
1. Mục tiêu: Giúp cho sinh viên nắm được các phương pháp lông, da và đo
thân nhiệt của gia súc khi mắc bệnh; đồng thời giúp cho sinh viên biết được
những thay đổi bệnh lý của lông và da cũng như thân nhiệt khi gia súc mắc
bệnh.

2. Nội dung:
- Các phương pháp khám lông, da và những biến đổi bệnh lý.
- Các phương pháp khám thân nhiệt và những thay đổi bệnh lý.
I. Khám lông và khám da
Quan sát trạng thái lông, ôn độ của da, độ ẩm của da, đàn tính của da, mùi
của da, màu sắc của da và những thay đổi bệnh lý khác.
1.1. Trạng thái lông
Gia súc khỏe lông bóng, đều mềm và bám chặt. Gia
cầm phát triển tốt lông bóng và đẹp.
- Thời gian thay lông: Trâu, bò, cừu, ngựa, chó một
năm thay lông hai lần vào mùa xuân và mùa thu, gia cầm
chỉ dụng từng đám thay từng bộ phận.
- Lông thô và khô, dài ngắn không đều: Do dinh dưỡng kém (thức ăn xấu,
chăn nuôi kém), bệnh mãn tính như tỵ thư, lao, ký sinh trùng, bệnh ở đường tiêu
hóa.
16
- Thay lông chậm: Do các bệnh mãn tính, rối loạn tiêu hóa, sau khi bị mắc các
bệnh nặng.
- Thay lông không đúng mùa, thay lốm đốm từng đám
là do bệnh ký sinh trùng ở da, nấm, và bệnh gây suy dinh
dưỡng, một số trường hợp trúng độc mãn tính, rối loạn thần
kinh.
1.2. Màu của da
Những gia súc không có màu như (cừu, lợn trắng ) và gia cầm, khám da
có thể biết tình trạng tuần hoàn và hô hấp của cơ thể.
- Da nhợt nhạt: Triệu chứng của thiếu máu, tùy mức độ thiếu máu da có
màu trắng xám, trắng phớt vàng, trắng nhợt.
- Da nhợt nhạt do mất máu cấp tính: vỡ gan, vỡ lách, vỡ dạ dày.
- Da nhợt nhạt mãn tính do: Suy dinh dưỡng, bệnh mãn tính, ký sinh
trùng, bệnh rối loạn trao đổi chất; còn có thể do suy tim, viêm thận.

- Da đỏ ửng: Huyết quản nhỏ xung huyết, màu đỏ sẫm.
- Da đỏ ửng một vùng: Do viêm da, ký sinh trùng.
- Da đỏ ửng vùng rộng, nhiều chỗ: Các bệnh
truyền nhiễm cấp tính (bệnh đóng dấu lợn, nhiệt
thán ).
- Da đỏ ửng có lấm tấm xuất huyết, có khi từng
đám rộng trên cơ thể, thường do những bệnh truyền
nhiễm cấp tính trong cơ thể. (Ví dụ: bệnh dịch tả lợn,
sốt xuất huyết).
- Da tím bầm: Triệu chứng rối loạn tuần hoàn và hô hấp nặng là do trong
máu có nhiều khí CO
2
và cacboxyhemoglobin.
- Da hoàng đản: Do trong máu tích nhiều sắc tố mật (bilirubin). Hoàng
đản nặng hay nhẹ tùy thuộc số lượng sắc tố mật và màu sắc của da. Da trắng
hoàng đản rõ. (Ví dụ: bệnh ký sinh trùng đường máu, bệnh xoắn khuẩn).
Các nguyên nhân gây hoàng đản:
+ Những bệnh làm tắc ống mật: Sỏi ống mật, viêm ống dẫn mật, viêm tá
tràng, bệnh làm tắc ruột, sắc tố mật ngấm vào tổ chức, tụ lại dưới da gây viêm.
+ Những bệnh làm hồng huyết cầu vỡ quá nhiều, bilirubin tích lại nhiều
17
trong máu, dưới da.
+ Những bệnh có thể làm hồng huyết cầu vỡ nhiều: Trúng độc do chất
độc một số bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng đường máu.
+ Tổn thương ở gan: viêm gan, thoái hóa gan, gan có ổ mủ, xơ gan,
1.3. Nhiệt độ của da
- Sờ bằng mu bàn tay kiểm tra rất chính xác.
+ Trâu, bò: Sờ mũi, cuống sừng, mé ngực, 4 chân.
+ Ngựa: Sờ lỗ tai, cuối sống mũi, mé cổ, mé bụng, bốn chân.
+ Lợn: Sờ mũi, tai, 4 chân.

+ Gia cầm: Sờ mào, cẳng chân
+ Dê, cừu: Sờ mũi, cuống sừng, mé ngực, 4 chân.
- Dùng nhiệt kế bán dẫn đo nhiệt độ da chính xác hơn.
+ Nhiệt độ các vùng da trên cơ thể không đều nhau, vì phân bố mạch quản
khác nhau. Ở mé ngực ngựa nhiệt độ da là 35,2
0
C, ở chân là 13-15
0
C, ở bàn
chân là 11,5
0
C. Da vùng lông dày ấm hơn da vùng lông ít. Gia súc làm việc
hưng phấn da nóng hơn lúc đứng yên.
+ Nhiệt độ da cao do mạch quản căng rộng, lượng máu chạy qua nhiều.
Do sốt cao, đau đớn kịch liệt, quá hưng phấn. Trâu bò làm việc dưới trời nắng
gắt da rất nóng.
+ Một vùng da nhỏ nóng do viêm.
+ Da lạnh: Do lượng máu đến ít, các bệnh có triệu chứng thần kinh ức chế
(liệt sau khi đẻ, xêtôn huyết, các bệnh thần kinh).
+ Một vùng da lạnh do liệt thần kinh.
+ Da 4 chân lạnh do suy tim.
+ Da vùng nóng vùng lạnh, chỗ này nóng, chỗ kia lạnh, do các bệnh gây
đau đớn kịch liệt, thần kinh rối loạn như chứng đau bụng ngựa.
1.4. Mùi của da
Mùi của da do tầng mỡ, mồ hôi, tế bào thượng bì chóc ra phân giải tạo
thành.
- Da có mùi phân: Do chuồng trại thiếu vệ sinh.
- Da có mùi khai nước tiểu: Urê niệu, vỡ bàng quang.
18
- Da có mùi Chlorofor, xêtôn huyết.

- Da thối, tanh: Do hoại tử tại chỗ, bệnh bạch lỵ bê nghé, bệnh phó thương
hàn, bệnh đậu cừu.
1.5. Độ ẩm của da
Độ ẩm của da do hoạt động phân tiết của tuyến mồ hôi ở da quyết định.
Ngựa nhiều mồ hôi thứ đến là bò, chó mèo, gia cầm không có mồ hôi.
Lúc yên tĩnh da của gia súc như khô, nhưng nhìn kĩ vẫn có một lớp mồ
hôi mịn như sương. Làm việc nặng, trời nóng bức, hưng phấn gia súc ra nhiều
mồ hôi.
* Mồ hôi ra nhiều (vã mồ hôi – Hyperhidrosis).
- Mồ hôi ra nhiều trên toàn thân: Do các bệnh phổi gây khó thở, các bệnh
gây đau đớn kịch liệt, các bệnh gây co giật như uốn ván, các bệnh gây rối loạn
tuần hoàn. Còn do các bệnh sốt cao, say nắng, cảm nóng, lúc hạ sốt trong các
cơn sốt cao.
- Mồ hôi ra nhiều ở từng vùng do tổn thương thần kinh tủy sống hoặc khí
quan nội tạng bị vỡ.
Ví dụ: Vùng da dọc cung sườn vã mồ hôi thường do vỡ ruột.
* Mồ hôi lạnh và nhầy: Do choáng, trúng độc, vỡ dạ dày, sắp chết.
* Mồ hôi lẫn máu (Kaematydrosis): Do máu chảy vào tuyến mồ hôi,
trong các bệnh huyết ban, nhiệt thán, dịch tả lợn.
* Da khô (Anhidrosis): Do cơ thể mất nước trong các bệnh gây nôn mửa,
tiêu chảy nặng, sốt cao. Gia súc già do suy nhược, da khô.
Chú ý: Quan sát gương mũi loài nhai lại, lợn, chó luôn có lớp mồ hôi lấm
tấm, lau sạch lại xuất hiện. Nếu gương mũi khô là triệu chứng gia súc sốt.
1.6. Đàn tính của da
Khám bằng cách kéo dúm da lại rồi thả ra và quan sát.
- Da đàn tính tốt: Kéo dúm da lại rồi thả ra, da căng trả lại vị trí cũ ngay.
- Da đàn tính kém: Do già, suy dinh dưỡng, viêm, ký sinh trùng. Các
trường hợp da khô, đàn tính kém.
1.7. Da sưng dày
Chú ý: Da sưng dày ở diện rộng hay hẹp, có danh giới hay miên man.

19
Có thể do thủy thũng, khí thũng, huyết thũng, lâm ba ngoại thấm, ổ mủ,
do xạ khuẩn (actinomyces), do viêm.
* Khí thũng: Khí tích lại dưới da làm da phồng lên, dùng tay ấn lạo xạo.
- Do thực quản, khí quản rách, khí chui vào tầng dưới da, loại khí thũng
này không có triệu chứng viêm.
- Do viêm hoại tử tổ chức dưới da (ung khí thán, viêm tại chỗ), nhiễm
trùng nặng lên men tập trung hơi dưới da. đặc điểm chỗ da khí thũng có viêm,
chọ dò có nước lẫn khí mùi hôi chảy ra. Trâu bò vỡ vai, ngựa phạm yên thường
dẫn đến khí thũng.
* Thủy thũng: Nước tụ lại dưới da, giữa các tổ chức, ngấm vào tổ chức,
da dày lên, to lên.
- Nếu nước tích lại trong các xoang, xoang bụng, xoang ngực, xoang bao
tim, thì gọi là tích nước.
- Ba nguyên nhân cơ bản sau đây: áp lực lên thành huyết quản tăng, thành
phần nước vốn không ra ngoài thành mạch được, chui qua thành mạch, chui ra
ngoài, tích nước ở tổ chức, áp lực keo trong mạch quản thấm ra ngoài, qua các tổ
chức, và tính thẩm lậu qua thành mạch tăng.
- Trong thực tế thường gặp các loại thủy thũng sau:
+ Thủy thũng do tim: tim suy do viêm cơ, viêm bao tim, tuần hoàn trở
ngại, máu ứ huyết ở các mạch quản xa gây thủy thũng, nhất là các bộ phận xa
tim như: 4 chân, dưới bùng, dưới ngực.
+ Thủy thũng do suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng do ăn uống, chăn nuôi
kém, ký sinh trùng, các bệnh mãn tính, máu loãng dẫn tới thủy thũng, nhất là
dưới cằm, vùng dưới bụng và 4 chân.
+ Thủy thũng do thận; các bệnh ở hệ thần kinh, các nguyên nhân khác làm
thần kinh bị tê liệt và phần tổ chức dưới nó bị thủy thũng. Nếu chức năng thần
kinh được hồi phục thì thủy thũng tiêu.
+ Thủy thũng do viêm. Dịch thủy thũng do viêm tụ lại gây thủy thũng, có
triệu chứng viêm: đỏ, nóng, đau.

+ Thủy thũng trong bệnh nhiệt thán, viêm bao tim do ngoại vật, viêm hầu
thuộc loại thủy thũng do viêm.
1.8. Da nổi mẩn (Eruptio)
Là những đám đỏ nổi trên da, thường thấy trong các bệnh truyền nhiễm
20
một số trường hợp trúng độc.
Có mấy loại sau:
- Phát ban (Maculae): Là những chấm đỏ do tụ máu hay chảy máu, có khi
thành đám dùng tay ấn mạnh thì mất, lấy tay ra thì suất hiện. Trong bệnh đóng
dấu lợn mảng đỏ tròn trên da hình bầu dục, hình vuông: ở lợn khi dịch tả mảng
đỏ này ấn tay không mất.
- Nốt sần (papylae): Hình tròn đỏ, to bằng hạt
gạo thấy trong bệnh cúm ở ngựa, ở trâu bò bị dịch tả.
- Nổi mẩn đay (Urticaria): Những nốt to bằng
hạt đậu có khi to bằng nắm tay, nổi lên từng đám ở
mặt da, gia súc rất ngứa. Do dị ứng hay trúng độc thức ăn.
- Mụn nước (Vesicula): Do tương dịch thẩm suất tụ lại dưới da, tạo thành
những mụn nước nhỏ bằng hạt đậu. Mụn nước trong bệnh lở mồm long móng
trâu, bò, sài sốt chó con.
- Những nốt loét: Do mụn mủ vỡ ra, nốt hoại tử tạo thành. Nốt loét trong
da thường có trong bệnh tỵ thư ở ngựa, viêm hạch lâm ba, lao. Viêm miệng,
viêm niêm mạc mũi, vết thương không điều trị tốt có thể tạo thành nốt loét.
- Sẹo do loét, vết thương sau khi lành.
II. Đo thân nhiệt
Thân nhiệt cao hay thấp được coi là triệu chứng bệnh quan trọng. Có thể
căn cứ vào thân nhiệt để chẩn đoán là bệnh cấp tính hay mãn tính, bệnh nặng
hay bệnh nhẹ. Dựa vào thân nhiệt có thể chẩn đoán: Phổi khí thũng, phổi xung
huyết không sốt, viêm phổi htì sốt. Dựa vào thân nhiệt hàng ngày để theo dõi kết
quả điều trị và tiên lượng. Bớt sốt từ từ thường do điều trị đúng và tiên lượng
tốt. Nếu đang sốt cao thân nhiệt đột ngột tụt xuống là triệu chứng xấu.

2.1. Thân nhiệt
- Động vật có vú, gia cầm thân nhiệt ổn định ngay cả khi điều kiện môi
trường sống thay đổi.
- Chăn nuôi giống nhau, thân nhiệt gia súc non cao hơn gia súc trưởng
thành, gia súc già. ở con cái cao hơn con đực. Trong một ngày đêm thân nhiệt
thấp lúc sáng sớm (1-5 giờ), cao nhất vào buổi chiều (16-18 giờ). Mùa hè, trâu
bò làm việc dưới trời nắng gắt thân nhiệt có thể cao hơn bình thường từ 1,0-
1,8
0
C. Thân nhiệt dao động trong vòng 1
0
C nằm trong phạm vi sinh lý; nếu vượt
21
quá 1
0
C, kéo dài sẽ ảnh hưởng các hoạt động của cơ thể.
- Cách đo thân nhiệt: Dùng nhiệt kế có khắc độ “C” theo cột thủy ngân.
Bảng: Thân nhiệt bình thường
Trước
khi dùng
vẩy mạnh
cho thủy
ngân đến
vạch cuối
cùng.
- Đo
thân nhiệt ở
trực tràng,
con cái khi
cần có thể đo

ở âm đạo.
Thân nhiệt
đo ở trực
tràng thấp
hơn nhiệt
độ của máu
0,5-1,0
0
C, ở âm đạo thấp hơn ở trực tràng 0,2-0,5
0
C, nhưng lúc có chửa lại cao
hơn 0,5
0
C.
- Trong một ngày đo thân nhiệt vào buổi sáng lúc 7-9 giờ, buổi chiều lúc
16-18 giờ
+ Đo thân nhiệt trên trâu, bò, không cần cố
định gia súc. Một người giữ dây thừng hoặc cột lại,
người đứng sau gia súc tay
trái nâng đuôi lên, tay phải
đưa nhẹ nhiệt kế vào trực
tràng hơi hướng về phía
dưới. Nhiệt kế lưu lại trong trực tràng trong 5 phút.
+ Lợn, chó, mèo, dê, cừu để đứng hoặc cho nằm, gia cầm giữ nằm để đo.
22
Loài gia súc Thân nhiệt (
0
C)

Trâu

Ngựa
Cừu, dê
Lợn
Chó
Mèo
Thỏ

Vịt
Chuột lang
Ngỗng
Ngan
La, lừu
Lạc đà
37,5-39,5
37,0-38,5
37,5-38,5
38,5-40,0
38,0-40,0
37,5-39,0
38,0-39,5
38,5-39,5
40,0-42,0
41,0-43,0
38,5-38,7
40,0-41,0
41,0-43,0
37,5-38,5
36,0-38,6
+ Đo thân nhiệt ngựa: Cần thận trọng vì ngựa rất mẫn cảm và đá về phía
sau.

Cho ngựa vào gióng cố định cẩn thận. Người đo đứng bên trái gia súc,
trước chân sau, mặt quay về phía sau gia súc. Tay trái cầm đuôi bắt quay về phía
sau và giữ lên trên xương khum. Tay phải cho nhiệt kế vào trực tràng, hơi
nghiêng về phía trên một tý, lần nhẹ nhiệt kế về phía trước. Nếu niêm mạc ruột
bị xây sước và chảy máu thì phải thụt thuốc tím ngay để sát trùng.
2.2. Sốt
Là phản ứng toàn thân đối với tác nhân gây bệnh mà đặc điểm chủ yếu là
cơ thể sốt. Quá trình đó là do tác động của vi khuẩn, độc tố của nó và những
chất độc khác hình thành trong quá trình bệnh. Những chất đó thường là protein
hay sản phẩm phân giải của nó.
Một số kích tố như: Adrenalin, parathyroxyn, một số thuốc như nước
muối, glucoza ưu trương đều có thể gây sốt.
Sốt là khi thân nhiệt cao vượt khỏi phạm vi sinh lý như: ngựa quá 39,5
0
C,
bò quá 39,5
0
C mà không có lý do sinh lý khác.
* Những rối loạn thường thấy khi gia súc sốt:
- Run: Cơ co giật, lúc đầu run nhẹ, sau run toàn thân, rõ nhất ở lợn.
- Rối loạn tiêu hóa: Gia súc bỏ ăn, sốt cao, cơ năng phân tiết vận động của
dạ dày đều giảm và thường gây táo bón. Loài nhai lại sốt dạ cỏ thường liệt, dạ lá
sách nghẽn.
- Hệ tim mạch: Sốt cao tim đập nhanh, mạch nẩy. Sốt kéo dài có thể gây
suy tim, huyết áp hạ, ứ máu toàn thân, sốt 1
0
C, mạch số tăng 8-10 lần. Nếu sốt
hạ mà tần số mạch không giảm là triệu chứng suy tim.
- Hô hấp: Sốt cao gia súc thở sâu, thở nhanh. Do máu nóng và những sản
vật toan tính kích thích trung khu hô hấp hưng phấn.

- Hệ tiết niệu: Lúc mới sốt, lượng nước tiểu tăng. Về sau, giai đoạn sốt
cao, lượng nước tiểu ít, tỷ trọng cao, độ nhớt lớn, có khi có albumin niệu.
- Những ca sốt nặng trong nước tiểu có cả cặn bệnh: tế bào thượng bì
thận, tế bào thượng bì bàng quang và trụ niệu.
- Hệ thần kinh: Gia súc sốt, ủ rũ, trạng thái ức chế.
23
- Máu: Sốt, số lượng bạch cầu và bạch cầu ái trung tăng, công thức bạch
cầu nghiêng tả.
* Các loại hình sốt:
- Theo mức độ sốt:
+ Sốt nhẹ: Thân nhiệt cao hơn bình thường 1
0
C.
+ Sốt trung bình: Cao hơn 2
0
C, thấy trong viêm họng, viêm phế quản.
+ Sốt cao: Cao hơn 3
0
C, thường thấy trong các bệnh truyền nhiễm cấp
tính (nhiệt thán, dịch tả lợn, đóng dấu lợn).
- Theo thời gian sốt:
+ Sốt cấp tính: Sốt trong hai tuần đến một tháng, thường thấy trong các
bệnh truyền nhiễm cấp tính.
+ Sốt á cấp tính: Sốt kéo dài trong vòng một tháng rưỡi, thường thấy trong
bệnh tỵ thư, huyết ban ở ngựa, viêm phế quản - phổi ở trâu, bò.
+ Sốt mãn tính: Sốt kéo dài có khi hàng năm. Thấy trong các bệnh truyền
nhiễm mãn tính như lao, tỵ thư, tiên mao trùng mãn tính.
+ Sốt đoản kỳ: Sốt vài giờ đến 1-2 ngày và thường phản ứng do huyết
thanh, lúc tiêm sinh hóa, thử malein ở ngựa.
- Theo tình ttạng nhiệt độ lên xuống trong thời gian sốt, có các loại hình

sốt:
+ Sốt liên miên: Đặc điểm là sốt cao nhiệt độ lên xuống trong ngày không
quá 1
0
C. Khi sốt thân nhiệt tăng nhanh, gia súc run, hạ sốt cũng nhanh, ra nhiều
mồ hôi.
+ Sốt lên xuống: Đặc điểm là thân nhiệt trong khi sốt lên xuống trong 1
ngày không quá 1-2
0
C. Lúc sốt cũng như khi hạ sốt, thân nhiệt lên xuống đều
chậm. Các bệnh bại huyết đều sốt theo loại hình này.
+ Sốt cách nhật: Trong thời kì sốt có thời gian không sốt. Kì không sốt có
khi một ngày, hai ngày, có bệnh hàng tháng mới sốt lại. Ví dụ: Sốt trong bệnh
tiên mao trùng ở trâu, bò.
+ Sốt hồi qui: Sốt trong vài ngày, khi sốt có thể theo thể sốt liên miên, sốt
lên xưống. Khi sốt gia súc run rẩy, khi hạ sốt ra nhiều mồ hôi. Sau thời gian sốt,
có thể 6-8 ngày lại sốt với tình trạng trên. Ngựa bị thiếu máu truyền nhiễm sốt
theo kiểu hồi quy.
24
- Sốt không theo một quy luật nào gọi là sốt bất định hình. Trong nhiều
bệnh truyền nhiễm cấp tính thường sốt theo loại này.
* Một cơn sốt thường có 3 giai đoạn:
- Kỳ thân nhiệt tăng: Thân nhiệt có thể tăng nhanh, có thể chậm, các cơ
huyết quản co thắt, da phân tiết giảm, con vật ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn, thở nhanh,
mạch nẩy, cơ run. Kỳ thân nhiệt tăng từ nửa giờ đến vài ngày.
- Kỳ sốt cao: sốt cao và thân nhiệt giữ như vậy theo loại hình sốt nào đó.
Trong kỳ sốt cao, vi huyết quản giãn, sinh và tản nhiệt đều tăng, da và niêm mạc
đỏ ửng. Kỳ sốt cao kéo dài vài giờ đến hàng tuần.
- Kỳ hạ sốt: Chất sinh nhiệt bị phân giải, sinh nhiệt giảm, bên cạnh đó do
máu nóng kích thích trung khu nhiệt, vi huyết quản giãn mạnh, tản nhiệt tăng,

mồ hôi ra nhiều, thân nhiệt hạ lại mức bình thường. Thân nhiệt hạ, tùy theo thể
bệnh có thể nhanh hoặc hạ từ từ, có thể hạ rồi lại sốt, rồi lại tiếp tục hạ đến mức
bình thường.
2.3. Thân nhiệt quá thấp
- Thân nhiệt thấp dưới mức bình thường khoảng 1
0
C thường gặp trong các
bệnh thần kinh ức chế nặng: Bò liệt sau khi đẻ, chứng xêtôn huyết, viêm não
tủy, một số trường hợp trúng độc, mất nhiều máu, thiếu máu nặng, suy nhược.
- Thân nhiệt hạ thấp 2- 3
0
C, có lúc đến 4
0
C ở ngựa vỡ dạ dày, vỡ ruột.
Thân nhiệt quá thấp, da ra mồ hôi lạnh, tim đập yếu, tần số hô hấp giảm. Thân
nhiệt còn 24
0
C, thường gia súc chết.
Tiết 5: KHÁM HỆ TIÊU HÓA
KIỂM TRA ĂN, UỐNG, NHAI, NUỐT, Ợ HƠI, NÔN, MỬA
1. Mục tiêu: Giúp cho sinh viên biết được các kiến thức chuyên sâu về
phương pháp khám hệ tiêu hóa ở gia súc và các trường hợp bệnh lý khi hệ tiêu
hóa bị bệnh.
2. Nội dung:
- Kiểm tra ăn và uống.
- Kiểm tra nhai và nhai lại.
- Kiểm tra sự ợ hơi và nôn mửa.
25

×