SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong việc giảng dạy Tiếng
Anh tại trường Trung cấp Công nghiệp Hà Nội”
Người thực hiện: Bùi Thị Nhãn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Trung cấp Công nghiệp Hà Nội
Năm học: 2014 - 2015
HÀ NỘI - 2014
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
A. Đặt vấn đề
Ngày nay, khi đất nước ta đang ngày càng hội nhập nền kinh tế thế giới thì không
thể không kể đến vị trí của sự nghiệp giáo dục ở các đơn vị trường học. Để đánh giá
một nước phát triển, trước tiên người ta nhìn nhận về mặt dân trí của nước đó. Do đó,
nước Việt Nam ta luôn đặt “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Và khi gia nhập nền
kinh tế thế giới như vậy, một trong số các môn học trong các Nhà trường cần quan tâm
hơn đó là Tiếng anh. Tiếng anh được coi như là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ và
mỗi người có động cơ, mục đích riêng của mình để nghiên cứu, để say mê ngôn ngữ
đó, lĩnh hội và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Nhưng cũng có những em học sinh,
học tiếng anh không vì mục đích nào cả mà học để đối phó với các môn học ở trường.
Đối với cấp học trung cấp chuyên nghiệp, đôi khi các em học sinh xem nhẹ việc
học môn tiếng anh, nhưng khi ra ngoài hòa nhập vào môi trường lao động, các máy
móc, thiết bị và những công cụ làm việc mà các em sử dụng hàng ngày, đơn giản là
chiếc máy vi tính khiến các em gặp khó khăn rất nhiều khi không có vốn tiếng anh cơ
bản. Việc các công ty tại Việt Nam sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đang thu hút số
lượng lớn người lao động ở Việt Nam và nguồn kỹ thuật viên đến từ các Trường Trung
cấp chuyên nghiệp là tương đối lớn. Nếu các em có vốn tiếng anh cơ bản, các em sẽ có
nhiều thuận lợi hơn trong công việc như vị trí tốt, mức lương cao…đó là những điều
cần thiết cho cuộc sống tương lai và là mơ ước của các em học sinh trung cấp chuyên
nghiệp khi tốt nghiệp và hòa nhập vào môi trường lao động.
Càng ngày nền giáo dục ở Việt Nam không ngừng đổi mới và đã có nhiều thay đổi
lớn, đặc biệt về các phương pháp giáo dục. Thay vì một nền giáo dục rập khuân máy
móc như trước đây, nền giáo dục ngày nay còn tạo điều kiện cho các em có tính sáng
tạo, tinh thần tự học hỏi và trau dồi kiến thức để có cái nhìn toàn diện hơn.Đối với học
sinh Trung cấp chuyên nghiệp, học phải đi đôi với hành vì ở cấp độ trung cấp học sinh
có lực học yếu hơn so với các cấp học chuyên nghiệp khác như cao đẳng, đại học,
chính vì vậy các em cần có cái nhìn thực tế và nhiều giáo cụ trực quan và phương pháp
thực tế để thu hút các em hơn. Do đó, việc dạy Tiếng anh ở trường Trung cấp chuyên
nghiệp đang ngày càng đòi hỏi cao hơn ở giáo viên về trình độ cũng như phương pháp
giảng dạy.
Có nhiều phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh được sử dụng hiện nay, nhưng
chung quy lại chúng ta cần rèn cho học sinh bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết
và thực hành ngôn ngữ ngay trên lớp. Thực tế hiện nay, môn Tiếng Anh ở các trường
Trung cấp chuyên nghiệp chưa thực sự được học sinh quan tâm và hứng thú. Vậy, làm
thế nào để thu hút được học sinh đối với môn học này? Điều này đòi hỏi giáo viên cần
có nhưng phương pháp giảng dạy gây hứng thú đối với học sinh.
Là một giáo viên, chắc hẳn với bất kỳ một thầy cô yêu nghề, mến trường nào đều
cảm thấy khó chịu và bất lực mỗi khi nhìn xuống lớp thấy học sinh của mình uể oải,
mệt mỏi và nặng nề, không tập chung vào bài giảng của mình. Có thể từ nhiều lí do
khách quan như thời tiết, khí hậu hay chính bài giảng thiếu sinh động, nhàm chán, giáo
viên giảng không hay, hay chính do nhưng tiết dạy gần giờ tan học với cơn đói cồn
cào…Với mục đích nhằm tạo không khí thoải mái, vui vẻ và bớt phần căng thẳng trong
giờ học, giúp cho học sinh có những phút giây thư giãn vui vẻ, trò chơi ngôn ngữ như
một phương pháp có thể giải quyết hiệu quả cả hai vấn đề: học mà chơi, chơi mà học
và giúp kết quả giờ học đạt được mục đích của giáo viên là truyền đạt đầy đủ nội dung
bài học và học sinh tiếp thu một cách đầy đủ nhưng thoải mái và vui vẻ thay vì những
bài ca muôn thuở và những hình phạt đe dọa. Ngoài ra, sử dụng trò chơi ngôn ngữ còn
giúp các em có thể mở rộng vốn từ vựng, củng cố hệ thống ngữ pháp và rèn luyện kỹ
năng phản xạ nhạy bén trong giao tiếp và xử lý tình huống cho học sinh. Các em có thể
tự do nói Tiếng Anh thay vì phải nghĩ và nói theo những bài tập, những cấu trúc rập
khuân mà giáo trình hay giáo viên đưa ra. Điều đó khiến các em bị động và nhàm chán
trong việc sử dụng ngôn ngữ và các em rụt rè hơn, ít sử dụng tiếng anh hơn. Nhận thấy
việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong các giờ học tiếng anh sẽ đem lại cho học sinh
hứng thú học tập, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm “Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong
việc dạy ngoại ngữ ở trường Trung cấp Công nghiệp Hà Nội”
B. Giải quyết vấn đề
Một thực tế hiện nay cho thấy rất rõ là việc dạy và học tiếng anh ở các trường
Trung cấp chưa thực sự được học sinh quan tâm và hứng thú. Hầu hết các em chưa
nắm được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh tại trường và chưa biết làm thế nào
để có thể nắm được vốn tri thức đồ sộ đó một cách khoa học và có hiệu quả. Hơn thế,
môn Tiếng Anh còn là môn học tương khó và dễ gây nhàm chán khi học sinh không
tập chung và mất gốc. Vốn từ vựng và ngữ pháp dễ các em không nắm được thì càng
học các em càng thấy nhàm chán vì không thể tiếp thu thêm được.
Chính vì nắm bắt được thực tế này, qua quá trình giảng dạy đúc rút kinh nghiệm và
tham khảo một số tài liệu, tôi xin trình bày kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ ở
trường Trung cấp chuyên nghiệp nói chung và trường Trung cấp Công nghiệp Hà Nội
nói riêng nhằm giúp học sinh có hứng thú, say mê với môn học này giúp các em có
một kết quả học tập được nâng lên tầm cao mới phù hợp với xu thế phát triển của xã
hội và của thế giới.
Trò chơi ngôn ngữ để ứng dụng trong việc giảng dạy tiếng anh rất đa dạng và sử
dụng với nhiều mục đích cần đạt được khác nhau của từng giáo viên, từng giờ học.
Trước hết, tôi xin đưa ra một số trò chơi:
1. “Find word” – “ Ghép chữ cái”
- Kiến thức cần đạt được: học sinh có thể nhớ từ mới vừa học
- Công cụ: Gói chữ cái giáo viên chuẩn bị
- Hình thức: chia lớp thành 4 nhóm
- Cách chơi:
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm hai bàn và ngồi quay lại với nhau
+ Giáo viên đưa mỗi nhóm 1 gói bao gồm các chữ cái tách rời
+ Giáo viên xóa hết từ mới trên bảng và ra giải thích trò chơi
+ Giáo viên đọc to 1 từ mới
+ Các các viên trong nhóm nhanh tay tìm trong gói chữ cái các chữ cái phù hợp để
sắp xếp thành từ mới giáo viên vừa đọc. Nhóm nào xong trước, giơ hết tay lên trước và
giáo viên đánh số thứ tự. Giáo viên đi quanh 1 vòng kiểm tra nhóm đã giơ tay. Nếu
đúng nhóm đó là nhóm chiến thắng và yêu cầu 1 thành viên trong nhóm lên bảng viết
lại cho các nhóm khác cùng nhìn kết quả. Nhóm chiến thắng được 4 sao, các nhóm còn
lại mỗi nhóm giảm đi 1 sao.
+ Kết thúc trò chơi giáo viên cho phép nhóm nhiều ngôi sao nhất sẽ có quyền đưa ra
một hình thức phạt đối với nhóm ít sao nhất như hát, mua, thể hiện động tác các con
vật…
- Kỹ năng học sinh nhận được sau trò chơi là phản xạ nhanh nhạy và có kỹ năng
làm việc theo nhóm. Tăng khả năng nhớ từ mới và giúp các em tiếp nhận từ mới một
cách tự nhiên, đầy hứng thú hơn.
2. “Prince and Princess” - “Cậu ấm – cô chiêu”
- Kiến thức cần đạt được: Các động từ
- Công cụ: không có
- Hình thức: Chia lớp thành 2 nhóm – 1 nhóm nam và 1 nhóm nữ
- Cách chơi:
+ Giáo viên giải thích trò chơi: Nhóm nam có tên là “Prince” và nhóm nữ có tên là
“Princess”. Trước tiên hai nhóm bốc thăm xem nhóm nào đưa ra chữ cái để tìm các
động từ bắt đầu bằng chữ cái đó. Ví dụ, Prince bốc thăm được chọn chữ trước. Prince
chọn “K”. Trò chơi bắt đầu.Nhóm Prince nói trước:
Prince: “Kiss”
Trọng tài – người dẫn chương trình – giáo viên: “ Prince kisses Princess”
Princess: “Kill”
Trọng tài – người dẫn chương trình – giáo viên: “ Princess kills Prince”
- Trong trường hợp một đội không đưa ra được động từ nào phù hợp nữa, đội còn
lại có quyền chọn chữ cái và tiếp tục.
- Trò chơi kết thúc qua 3 vòng chữ cái. Nhóm chiến thắng sẽ là nhóm thắng 2/3
vòng
- Kỹ năng học sinh nhận được sau trò chơi là phản xạ nhanh và ôn lại, củng cố các
động từ đã học.Ngoài ra, biết thêm nhiều các động từ mà các bạn khác, đội khác đưa
ra. Trò chơi mang lại nhiều tiếng cười và hứng thú đối với học sinh.
3. “Net works” – “Mạng lưới”
- Kiến thức cần đạt được: Học sinh củng cố được từ vựng bài trước hoặc bài mới
- Công cụ: Không có
- Hình thức: Cả lớp chia thành 2 nhóm
- Cách chơi:
+ Giáo viên chia bảng làm 2 phần
Ví dụ:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm cử thành viên lên bảng và liệt kê theo chủ đề với màu
phấn riêng của từng nhóm
- Sau 5 phút, giáo viên yêu cầu dừng và kiểm tra kết quả. Đếm kết quả cùng cả lớp
và chỉ ra đội thắng cuộc.
- Kết thúc trò chơi: học sinh hào hứng và biết thêm nhiều từ mới hơn về chủ để
đang tìm hiểu, nhanh nhẹn, nhạy bén và có tinh thần đồng đội cùng nhau bàn luận, thảo
luận.
4. “Miming” – “ Diễn tả”
- Kiến thức cần đạt được: Kỹ năng đoán từ theo hành động
- Công cụ: bức tranh, chữ cái…
- Hình thức: Chia lớp thành 2 nhóm
- Cách chơi:
+ Giáo viên giải thích trò chơi: Giáo viên đưa ra bức tranh về một số đồ vật, con
vật, nghề nghiệp, phố xá…. Và yêu cầu một học sinh lên diễn tả hành động theo bức tranh
đó. Hai đội đoán từ và giơ tay lên đọc kết quả.
+ Đội chiến chắng là đội đoán được nhiều nhất các bức tranh giáo viên đưa ra cho
học sinh làm hành động gợi ý
- Trò chơi giúp học sinh cảm thấy thú vị hơn đối với việc ôn lại các danh từ, các địa
danh, con vật, nghề nghiệp đã học. Củng cố tốt từ vựng cho học sinh
5. “Chain game” – “Chuỗi”
- Kiến thức cần đạt được: Ôn lại từ vựng và cấu trúc ngữ pháp bài trước
- Công cụ: Không có
- Hình thức: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 8 người
- Cách chơi:
+ Giáo viên yêu cầu các thành viên trong nhòm ngồi thành vòng tròn hoặc ngồi quay
mặt vào với nhau. Em đầu tiên trong nhóm lặp lại câu nói của giáo viên, em thứ hai lặp lại
câu nói của em thứ nhất và thêm 1 ý khác, em thứ ba lặp lại câu nói của em thứ 2 và thêm
một ý khác… cứ tiếp tục cho đến khi các em không thể thêm được ý vào câu nữa.
Ví dụ: HS1: In my city, there is a car.
HS2: In my city, there is a car and a bus.
HS3: ……
6. “Whisper” – “Thì thầm”
- Kiến thức cần đạt được: Kỹ năng nghe và kỹ năng truyền đạt
- Công cụ: Không có
Things for Tet
holiday
Firework
Flower
s
Sweets
…………
.
- Hình thức: Chia lớp thành 2 đội
- Cách chơi:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh ngồi ngay ngắn sát nhau theo từng dãy bàn. Gọi hai học sinh
đầu tiên lên gần bàn giáo viên và thì thầm vào tai học sinh một từ hoặc một câu… Học sinh
nhanh chóng chạy về đội mình và thì thầm vào bạn bên cạnh, bạn bên cạnh thì thầm với bạn kế
tiếp cho tới bạn cuối cùng nhận được thông tin nhanh chóng chạy lên bảng và viết từ, câu đó ra.
Và lại tiếp tục từ khác. Đội nào nhanh và đúng là đội thắng cuộc.
- Đối với trò chơi này, giáo viên có thể rèn kỹ năng nghe, truyền tải, phát âm. Nếu học
sinh nghe không rõ hoặc phát âm sai, từ một từ gốc có thể thành nhiều từ khác âm gần như
từ gốc. Trò chơi tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái những vẫn đạt được mục đích ôn tập từ
vựng, luyện kỹ năng nghe và phát âm của học sinh.
Trong các trò chơi đã trình bày ở trên, mỗi trò chơi được sử dụng với nhiều mục
đích cần đạt được khác nhau của giáo viên như củng cố từ vựng, củng cố động từ, củng cố
ngữ pháp, củng cố cấu trúc… Tất cả đều hỗ trợ giáo viên truyền tải bài học của mình một
cách có hiệu quả và học sinh tiếp thu một cách tích cực và nhớ lâu hơn.
Trò chơi ngôn ngữ cũng là công cụ để thầy và trò gần gũi nhau hơn, thoải mái chia
sẻ và cho các em tự tin nói, tự tin phát biểu. Đó cũng là mục đích của một giáo viên dạy
ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phải nghe, phải nói, phải viết và phải đọc. Bốn kỹ năng đó chỉ có
được khi các trò chơi sinh động của giáo viên được hài hòa kết hợp vào bài giảng của
mình. Trong quá trình tham gia các trò chơi, học sinh hình thành cho mình thói quen kỷ
cương, trách nhiệm và sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất.
Để chứng minh cho kinh nghiệm này, tôi đã làm một bài trắc nghiệm với 4 lớp đã
và đang học học phần Tiếng Anh do tôi trực tiếp giảng dạy tại trường Trung cấp Công
nghiệp Hà Nội với tổng số gần 200 học sinh và thu được kết quả cụ thể như sau:
STT Các nội dung cần đánh giá Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác
1
Trò chơi giúp học sinh hứng
thú với bài học hơn
95% 5% 0%
2
Trò chơi giúp các em nắm được
nội dung bài và tiếp thu nhanh
hơn
85% 10% 5%
3
Trò chơi ngôn ngữ giúp các em
thân thiện, gần gũi và hòa đồng
nhau hơn
92% 5% 3%
4
Các em thích giờ học có trò
chơi ngôn ngữ
100% 0% 0%
5
Trò chơi ngôn ngữ chỉ là
phương tiện giải trí cho vui
2% 89% 9%
Qua quá trình điều tra, tôi có thể kết luận: Việc ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong việc giảng
dạy tiếng anh rất quan trọng và gây được hứng thú cho học sinh, làm cho giờ học đạt được kết
quả cao hơn so với việc thầy giảng trò ghi.Cụ thể, tôi tiến hành thực nghiệm gần đây nhất đối với
lớp K14 ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô và lớp DK13A6 ngành Điện công nghiệp và Dân dụng
của Trường Trung cấp Công nghiệp Hà Nội trong cùng một tiết dạy “Unit 3 – The world of
works”. Về lực học hai lớp này nganh nhau và kết quả thu được như sau:
+ Đối với lớp K14, tôi sử dụng trò chơi “Prince and Princess”, học sinh tham gia sôi
nổi để củng cố các động từ của tất cả các nghề nghiệp sử dụng trong bài học và học sinh
nắm được nội dung bài nhanh hơn.
+ Đối với lớp DK13A6, tôi không sử dụng trò chơi mà chỉ đưa ra từ mới, học sinh
chép từ mới, yêu cầu học sinh đứng lên đọc, và tìm các động từ chỉ hành động của từng
nghề nghiệp. Không khí trong lớp trầm lặng, căng thẳng và uể oải. Rất ít em xung phong
đọc bài và cuối tiết học kiểm tra lại nhiều em không nhớ từ mới đẫ học.
Ngay trong tiết học cuối cùng của lớp DK13A6 trước khi kết thúc học phần Tiếng
Anh, tôi có làm một bài phỏng vấn nhỏ đối với một số em học sinh, trong đó có em: Phan
Xuân Hưng với một số câu hỏi như sau:
Tôi: “Em có thích lớp học lồng ghép các trò chơi ngôn ngữ trong giờ học không?”
Học sinh: “Thưa cô, có ạ. Chúng em thấy tiết học nào cũng sôi động và không khí
trong lớp khiến các bạn thường ngủ gật trong các giờ của các môn khác tỉnh táo và háo hức
tham gia hơn cô ạ”
Tôi: “Em nghĩ gì nếu tiết học tiếng anh không lồng ghép các trò chơi ngôn ngữ?”
Học sinh: “Thưa cô, nếu không có các trò chơi ngôn ngữ thì giờ học kém hiệu quả, tẻ
nhạt, buồn ngủ và tinh thần các bạn trong lớp uể oải, lười phát biểu dẫn đến lớp học căng
thẳng hơn cô ạ”.
C. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong tiếng anh sẽ khơi dậy sự sáng tạo, hào hứng cho học
sinh trong giờ học và giúp cho học sinh giàu vốn từ vựng, củng cố ngữ pháp, các mẫu câu
thông dụng hàng ngày. Trò chơi ngôn ngữ vừa nhằm mục đích học bài, vừa giải trí, thư
giãn và tạo động cơ gây hứng thú đối với học sinh trong giờ học.
Để đạt kết quả cao, cần có phương pháp giáp dục phù hợp đối với từng đối tượng học
sinh. Đó là vấn đề lớn được đặt ra hiện nay đối với các nhà giáo dục, vấn đề đòi hỏi phải
có sự đầu tư về mặt thời gian, tính sáng tạo và ứng dụng phù hợp. Như chúng ta đã biết:
“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Vì vậy, trước mỗi giờ dạy, tôi thường
dành nhiều thời gian để đầu tư cho thiết kế các hoạt động trò chơi ngôn ngữ, và kết quả tôi
đã gây cho học sinh thích thú và yêu thích môn học Tiếng Anh. Chính thực tế này, tôi đã
mạnh dạn viết sáng kiến này với mong muốn nói lên được tính thiết thực trong giảng dạy
Tiếng Anh tại các trường Trung cấp chuyên nghiệp. Do giới hạn của bài viết, tôi chỉ xin
đưa ra một số trò chơi ngôn ngữ và hoạt động cụ thể để chứng minh cho tính thiết thực và
hiệu quả của trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy ngoại ngữ.
2. Kiến nghị
Trò chơi ngôn ngữ có một vai trò rất tích cực trong việc dạy tiếng anh tại các trường
Trung cấp chuyên nghiệp, nhưng để đạt được kết quả cao, giáo viên cần:
- Tìm tòi, sáng tạo các trò chơi phù hợp với từng bài học, từng mục đích muốn truyền
tải tới học sinh.
- Cần luôn sử dụng trò chơi trong mỗi tiết học nhưng với một mức độ phù hợp, tránh
tình trạng lạm dụng quá trở nên nhàm chán và mệt mỏi.
- Giáo viên phải là người quản trò tốt, nếu không trò chơi sẽ tốn nhiều thời gian và lộn
xộn không mang lại hiệu quả trong giờ học
Để nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh, tôi có một số kiến nghị như sau:
- Thường xuyên có những buổi giao lưu, chia sẻ chuyên môn để tiếp thu, học hỏi kinh
nghiệm, tạo điều kiện cho giáo viên giao lưu, để từ đó nâng cao trình độ , chuyên môn.
- Yêu cầu giáo viên và các tổ chuyên môn lập kế hoạch cụ thể theo từng kỳ học, nêu
lên thực trạng tình hình chất lượng của việc dạy và học, để từ đó có hướng góp ý giải
quyết đưa việc dạy học có chất lượng vào môi trường giáo dục trường ta.
Trên đây là một vài kinh nghiệm và những ý kiến cá nhân của bản thân tôi với mong
muốn góp một phần nhỏ bé của mình để nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn tiếng anh
trong trường Trung cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, những gì tôi nêu ra không tránh khỏi
những sai xót. Vậy, tôi mong các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo và các anh chị, các bạn
đồng nghiệp góp ý cho đề tài này hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Người viết
Bùi Thị Nhãn