Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.55 KB, 60 trang )

Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Tính tất yếu
Từ một nước nghèo đói thiếu lương thực vào những thập niên 1980 trở về trước
đến nay Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Điều
này có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước. Xuất khẩu gạo đã đem lại nguồn thu ngoại tệ hàng năm cho Chính
phủ, đảm bảo cán cân thanh toán, tạo điều kiện để nhập khẩu thêm máy móc thiết bị
phục vụ cho sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại.
Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm là Công ty thuộc Bộ Thương Mại cũng tham
gia vào hoạt động xuất khẩu gạo đóng góp vào hoạt động xuất khẩu chung của cả
nước. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty những năm gần đây liên tục tăng.Tuy
nhiên kim ngạch còn rất nhỏ, thị trường còn hạn hẹp ở một số nước truyền thống,
nhiều hợp đồng thực hiện mà không có lãi hoặc lãi rất nhỏ. Vì vậy điều cấp thiết là
phải nghiên cứu tìm hiểu thị trường để đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo
một cách hữu hiệu.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu tạp phẩm TOCONTAP, một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh xuất nhập khẩu từ rất sớm, chúng ta có thể thấy được những tồn tại, hạn
chế chung của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cả nước từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những lý luận chung về xuất khẩu, quá trình hình
thành phát triển và hoạt động thương mại của Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm
trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty xuất nhập khẩu
Tạp phẩm và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
1


Chuyên đề thực tập
Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, nhận xét, tổng hợp số liệu
thực tế.
Kết cấu
Tên đề tài: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Tạp phẩm.
Ngoài lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo bài viết bao gồm 3 chương:
Chương I : Lý luận chung về xuất khẩu
Chương II : Thực trạng xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp
phẩm
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Tạp phẩm
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy: PGS.TS Nguyễn
Như Bình cùng các cô chú tại phòng XNK7 Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tạp
phầm đã giúp em hoàn thành bài viết này.
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
2
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
1.1. Khái niệm xuất khẩu
Sản xuất ngày càng phát triển đồng thời nhu cầu về sản phẩm của con người
cũng đa dạng hơn nhưng một quốc gia không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu
đó. Do đó các quốc gia tiến hành trao đổi hàng hoá với nhau và một trong những hoạt
động trao đổi đó ngày nay gọi là xuất khẩu.
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ của một quốc gia cho các nước
còn lại trên thế giới trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của
hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá ( cả tài sản hữu hình lẫn
vô hình )
Dưới giác độ kinh doanh thì xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ. Dưới

giác độ phi kinh doanh như như làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì đó là
việc lưu chuyển hàng hoá qua biên giới một quốc gia.
Chủ thể tham gia xuất khẩu
Bao gồm các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, và Chính phủ
Đối tượng xuất khẩu
Bao gồm tất cả hàng hóa mà có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường
nước ngoài, mang lại lợi ích cho chủ thể xuất khẩu, gồm cả hàng hoá hữu hình và vô
hình.
Thị trường xuất khẩu
Là thị trường nước ngoài có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mà nước đó xuất khẩu
1.2. Vai trò của xuất khẩu
1.2..1. Xuất khẩu giúp cho đất nước có nguồn vốn để phát triển
Đối với những nước chưa phát triển, công nghệ còn lạc hậu thì một trong
những nội dung quan trọng là phát triển đất nước đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo
đói. Để thực hiện được điều này thì chúng ta cần có ngoại tệ để nhập khẩu máy móc,
công nghệ và nguyên vật liệu nhằm phát triển kinh tế.
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
3
Chuyên đề thực tập
Nguồn vốn để nhập khẩu có rất nhiều, có thể là nguồn vay nợ nước ngoài,
nhận viện trợ từ các nước phát triển, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài FDI… Tuy nhiên những nguồn vốn này bị thụ động, phụ
thuộc vào nước ngoài. Vốn ODA thường có lãi suất thấp nhưng gắn liền vào đó là
các ràng buộc vế chính trị với nước cung cấp ODA, nguồn vốn vay nợ nước ngoài
thường ít không thể vay nhiều một khi việc sử dụng vốn của chính phủ chưa thực sự
hiệu quả. Chính vì thế nguồn vốn quan trọng nhất không thể không kể đến là nguồn
vốn do xuất khẩu. Một khi kim ngạch nhập khẩu cao cũng đồng nghĩa với việc sẽ thu
được nguồn ngoại tệ lớn để nhập khẩu hàng hoá.
1.2.2. Xuất khẩu giúp thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy sản xuất trong nước

Cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng đã và
đang thay đổi mạnh mẽ. Vì thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều tất yếu đối với đất
nước đang trong công cuộc công nhiệp hoá hiện đại hoá hiện nay. Và để làm được
điều này thì xuất khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành sản xuất khác đi kèm phát triển.
Chẳng hạn khi xuất khẩu gạo đòi hỏi phải có cơ sở chế biến lúa gạo sau thu hoạch từ
đó kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo máy móc.
- Xuất khẩu gạo cũng tạo điều kiện để phát triển những ngành công nghiệp phụ
trợ. Chẳng hạn muốn sản xuất và xuất khẩu gạo thì cần phải có phân bón, thuốc trừ
sâu…Tạo điều kiện để phát triển ngành hoá học.
- Xuất khẩu cũng tạo tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng
lực sản xuất trong nước thông qua việc tiếp thu công nghệ, máy móc, kỹ thuật tiên
tiến từ nước ngoài.
- Khi tham gia vào xuất khẩu các doanh nghiệp bị cạnh tranh gay gắt hơn do đó
đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình để nâng cao chất lượng sản phẩm,
giảm chi phí hạ giá thành …Bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại, nâng cao năng
lực sản xuất.
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
4
Chuyên đề thực tập
1.2.3. Xuất khẩu giúp giải quyết công ăn việc làm, nâng cao chất lượng đời
sống cho nhân dân
Khi xuất khẩu phát triển thì lượng hàng hóa bán được sẽ tăng lên từ đó sẽ thúc
đẩy sản xuất mở rộng quy mô số lượng việc làm sẽ nhiều hơn trước. Đồng thời thu
nhập của người lao động cũng tăn lên. Khi tỷ lệ thất nghiệp giảm thu nhập bình quân
của người lao động tăng lên thì tệ nạn xã hội cũng giảm rõ rệt và mặt bằng dân trí
được nâng lên.
1.2.4. Xuất khẩu để mở rộng và tăng cường các quan hệ kinh tế đối ngoại từ
đó nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế
Các quốc gia trong quá trình xuất khẩu hàng hoá ra thị trường thế giới không

chỉ xây dựng được uy tín của mình mà còn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước.
Ảnh hưởng của quốc gia trên trường quốc tế cũng nhờ đó mà nâng lên, tiếng nói của
quốc gia trong việc bàn bạc các vấn đề chung cũng từ đó mà có trọng lượng. Đồng
thời quan hệ kinh tế chính trị với bên ngoài cũng được mở rộng.
Hiện nay Việt Nam có quan hệ buôn bán với gần 200 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng qua các năm. Nhiều mặt
hàng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn như: gạo ( đứng thứ 2 thế giới ), hồ
tiêu cà phê ( thứ 3 thế giới ), thuỷ sản, dầu thô, dệt may…
1.3. Hình thức xuất khẩu
1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một quốc gia cho quốc
gia nước ngoài.
Ưu điểm: Hình thức xuất khẩu này giúp giảm chi phí trung gian, tiếp cận một
cách trực tiếp với thị trường, năm bắt và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thị trường.
Do vậy có sự phán ứng linh hoạt trước những biến động của thị trường.
Hạn chế: Hình thức này gặp phải nhiều rủi ro khi thị trường xuất khẩu biến
động. Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không bán được hàng hoặc khi giá cả trong nước
có sự biến động bất ngờ doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thiệt hại rất lớn.
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
5
Chuyên đề thực tập
Hình thức xuất khẩu này chủ yếu là thông qua việc mở các văn phòng đại diện
để bán sản phẩm, giới thiệu sản phẩm hoặc là đầu tư trực tiếp sang nước đó để tận
dụng các lợi thế đặc biệt của nước đó nhằm giảm chi phí nâng cao lợi nhuận. Do vậy
hình thức này mang lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng chứa đựng yếu tố rủi ro cao
nhất.
1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá dịch vụ của công ty ra thị
trường nước ngoài thông qua trung gian ( người thư 3 ). Hay nói cách khác xuất khẩu
gián tiếp là cách thức mà nhà sản xuất tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình ra

nước ngoài thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập đặt ngay tại quốc gia tiếp nhận
xuất khẩu.
Ưu điểm: Hình thức này giúp nhà xuất khẩu phân chia bớt rủi ro cho bên trung
gian. Do vậy lợi nhuận họ thu được sẽ đảm bảo hơn.
Hạn chế: Nhà xuất khẩu phải chia bớt một phần lợi nhuận cho trung gian nên
lợi nhuận của họ sẽ giảm. Hơn nữa nhà sản xuất sẽ nhận biết thông tin thị trường.
Thông tin từ người tiêu dùng sẽ đến chậm và điều này có thể gây thiệt hại rất lớn.
Nhà xuất khẩu sẽ không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
1.3.3. Hình thức gia công quốc tế
Gia công quốc tế là hoạt động bên đặt gia công giao hoặc bán toàn bộ nguyên
liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công. Sau một thời gian thoả thuận bên
nhận gia công sẽ nộp hoặc bán lại cho bên đặt gia công. Bên đặt gia công phải trả cho
bên gia công một khoản phí gọi là phí gia công. Đây là hình thức xuất khẩu phổ biến
ở Việt Nam.
Ưu điểm: Bên nhận gia công không phải lo đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.
Tạo thêm công ăn việc làm, tận dụng được số lao động dư thừa. Tiếp thu, học hỏi
được công nghệ, cách thức quản lý của các nước phát triển.
Hạn chế: Bên nhận gia công nhận gia công theo đơn đặt hàng vì vậy sẽ không
chủ động trong quá trình sản xuất và sẽ không nắm bắt được thông tin thị trường. Lợi
nhuận thu được không cao.
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
6
Chuyên đề thực tập
1.3.4. Hình thức tái xuất khẩu
Tái xuất khẩu là xuất khẩu trở lại nước ngoài những hàng hoá trước đây đã
nhập khẩu nhưng không gia công chế biến gì thêm. Hình thức xuất khẩu nhằm hưởng
lợi nhuận chênh lệch giữa giá nhập khẩu với giá xuất khẩu lại.
Ưu điểm: Hình thức xuất khẩu này yêu cầu vốn không lớn do không phải đầu
tư vào sản xuất. Chính vì thế mà nhà xuất khẩu có thể thay đổi mặt hàng xuất khẩu
một cách linh hoạt theo nhu cầu thị trường.

Nhược điểm: Chi phí vận chuyển của hình thức xuất khẩu này khá lớn. Rủi ro
của hoạt động xuất khẩu này cũng tương đối cao khi mua đi bán lại. Chẳng hạn khi
mua với giá cao nhưng khi bán lại gặp phải sự biến động của thị trường làm giá giảm
xuống.
1.3.5. Hình thức chuyển khẩu
Chuyển khẩu là hàng hoá được chuyển từ một nước sang một nước thứ ba
thông qua một nước khác.
Ưu điểm: Hình thức xuất khẩu này gặp ít rủi rovì nhà xuất khẩu chỉ phải
chuyển hàng hoá sang nước thứ hai. Nước thứ haichỉ như một người trung gian.
Hạn chế: Lợi nhuận của nhà xuất khẩu thu được thấp do thực hiện các dịch vụ
như vận tải, quá cảnh, lưu kho, lưu bãi.
1.3.6. Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là hành vi bán hàng hoá cho người nước ngoài trên lãnh địa
của nước mình.
Ưu điểm: Hình thức này gặp ít rủi ro về pháp luật, chính trị, vận chuyển so với
các hình thức xuất khẩu khác. Vì chúng ta bán hàng hoá ngay trên lãnh địa của nước
mình. Do vậy mội trường kinh doanh rất thân thuộc. Hình thức này còn tiết kiệm
được chi phí vận chuyển, đóng gói nên lợi nhuận có thể lớn.
Hạn chế: Số lượng bán được không cao.
Mỗi một hình thức xuất khẩu lại có những ưu và nhược điểm riêng. Do vậy
tuỳ vào loại hàng hóa, khả năng của nhà xuất khẩu mà lựa chọn loại hình thức xuất
khẩu cho phù hợp để mang lại lợi nhuận cao nhất.
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
7
Chuyên đề thực tập
1.4. Nội dung của hoạt động xuất khẩu
Một doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu cần tiến hành các bước
sau:
Bước 1: Tiến hành nghiên cứu tiếp cận thị trường.
Mỗi một quốc gia có một môi trường khác nhau do vậy trước khi quyết định

xuất khẩu một mặt hàng gì nhà xuất khẩu cần tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thị
trường về các mặt: Tìm hiểu thông tin về người tiêu dùng, thị hiếu của họ, tập tục
thói quen tiêu dùng của khách hàng, môi trường luật pháp …Tìm hiểu các đối thủ
cạnh tranh để lựa chọn thị trường xuất khẩu cho phù hợp
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập và xử lý thông tin nhằm giúp người
xuất khẩu ra các quyết định đúng đắn và có lợi nhất. Đồng thời hoạch định chính
sách quảng cáo, marketing cho phù hợp.
Trong quá trình thu thậpvà xử lý thông tin nhà xuất khẩu cần đạt được những
kết quả sau:
- Phải nắm vững thị trường nước ngoài như: dung lượng thị trường, tập quán và
thị hiếu tiêu dùng, các kênh tiêu thụ, sự biến động về giá cả, hệ thống pháp luật…
- Nhận biết được vị trí của hàng xuất khẩu trên thị trường nước ngoài cũng như
nhu cầu của khách hàng về loại hàng hoá đó.
- Lựa chọn thị trường xuất khấu: Sau khi tìm hiểu thông tin về môi trường
kinh doanh ở nước ngoài thì đưa ra quyết định thị trường xuất khẩu
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu và tiếp cận thị trường như: đài, báo,
internet, các cơ quan xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm, quan sát thực tê…
Kết quả cuối cùng của bước này là đưa ra quyết định về mặt hàng xuất khẩu và
thị trường xuất khẩu.
Bước 2: Lập phương án kinh doanh
Sau khi lựa chọn được mặt hàng và thị trường xuất khẩu nhà xuất khẩu cần lập
ra kế hoạch kinh doanh, những khó khăn, thách thức khi xuất khẩu mặt hàng đó và
đưa ra phương án giải quyết sơ bộ.
Bước 3: Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
8
Chuyên đề thực tập
Sau khi lựa chọn được đối tác thì nhà xuất khẩu phải giao dịch đàm phán với
đối tác về: thời gian xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu, hình thứcvận chuyển, phương
thức thanh toán để đi đến ký kết hợp đồng.

Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà nhà xuất khẩu có thể lựa chọn một trong
các hình thức đàm phán sau đây để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh
nghiệp mình.
- Đàm phán qua thư tín
- Đàm phán qua điện thoại
- Đàm phán trực tiếp
Thông thường với những đối tác mà đã có quan hệ làm ăn lâu dài, tin cậy lẫn
nhau hợp đồng có giá trị không lớn thì có thể đàm phán qua thư tín. Vơí những hợp
đồng có giá trị lớn thì nên đàm phán trực tiếp.
Bước 4: Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Hai bên tiến hành các thủ tục để tiến hành xuất khẩu. Tuỳ theo điều kiện của
hợp đồng mà bên xuất khẩu có thể phải làm các thủ tục như: Chuẩn bị nguồn hàng,
kiểm tra chất lượng hàng hoá, xin giấy phép xuất khẩu, thuê tàu vận chuyển, mua bảo
hiểm, làm các thủ tục nhập khẩu, giao hàng, làm các thủ tục thanh toán.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có xảy ra tranh chấp thì các bên sẽ tiến
hành khiếu nại theo điều khoản đã ký trong hợp đồng.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ yếu sau:
1.5.1. Yếu tố kinh tế
Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập
khẩu. Muốn xuất khẩu được hàng hoá thì cần phải có người tiêu dùng hay sức mua
mà sức mua lại chịu ảnh hưởng bởi các thông số kinh tế như: thu nhập, chi phí sinh
hoạt va kết cấu tiết kiệm của một quốc gia. Một yếu tố cơ bản phản ánh kích thước
của thị trường tiềm năng đó là dân số. Điều quan trọng nhất là so sánh tốc độ tăng
dân số với tốc độ tăng trưởng GDP để xem xét, dự đoán khả năng mở rộng thị trường
của quốc gia đó
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
9
Chuyên đề thực tập
Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của một quốc gia mà hoạt động xuất nhập

khẩu phát triển mạnh hay không. Những quốc gia mà nền kinh tế chỉ đáp ứng đủ nhu
cầu của người dân để tồn tại thì cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của các công ty sẽ ít.
Còn những quốc gia thường xuất khẩu nguyên liệu thô có nền kinh tế đang công
nghiệp hoá sẽ tạo điều kiện, triển vọng mở ra nhiều thời cơ cho các công ty kinh
doanh xuất khẩu. Do đó những nhà xuất khẩu nào có thể dự đoán được tình hình thị
trường quốc tế sẽ giúp họ giảm được những chi phí không đáng có và vượt ra được
những biến động kinh tế.
Một quốc gia có có nền sản xuất phát triển, sử dụng công nghệ hiện đại sẽ tạo
ra những mặt hàng có chất lượng tốt, giá thành thấp có khả năng cạnh tranh trên thị
trường thế giới.
1.5.2. Môi trường văn hoá xã hội
Môi trường văn hoá xã hội là yếu tố quan trọng khi xuất khẩu hàng hoá vào
bất cứ thị trường nào bởi ở mỗi nước thị hiếu, thói quen tiêu dùng, phong tục tập
quán, sở thích… đều khác khau đòi hỏi đặc tính sản phẩm, cách thức quảng cáo,
marketing, phương thức thâm nhập thị trường phải phù hợp.
1.5.3. Môi trường chính trị
Môi trường này có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn mặt hàng và thị
trường xuất khẩu. Nếu nhà xuất khẩu xuất khẩu hàng hoá sang một nước có môi
trường chính trị ổn định thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi xuất khẩu sang thị trường
mà chính trị đầy biến động. Khi chính trị biến động thì doanh nghiệp xuất khẩu sang
thị trường đó sẽ gặp rất nhiều những rủi ro về vận chuyển, thanh toán…
1.5.4. Môi trường pháp luật
Các nhà xuất khẩu thường lựa chọn những thị trường xuất khẩu mà có hệ
thống pháp luật ổn định rõ ràng minh bạch. Môi trường pháp luật ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu bao gồm luật và các qui định về các lĩnh vực như:
- Luật thuế
- Luật thương mại
- Luật chống bán phá giá
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
10

Chuyên đề thực tập
- Luật doanh nghiệp
- Quyền sở hữu tài sản
- Luật chống độc quyền
- Luật sở hữu trí tuệ
1.5.5. Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước
Nhà nước đưa ra các định hướng và công cụ quản lý xuất khẩu nhằm khuyến
khích hoặc hạn chế xuất khẩu. Nhà xuất khẩu cần phải nghiên cứu yếu tố này vì nó
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu cần biết mặt hàng
nào được ưu tiên mặt hàng nào không được ưu tiên, những mặt hàng nào nằm trong
định hướng xuất khẩu sẽ được chính phủ tạo điều kiện thuận lợi hơn hay những mặt
hàng nào mà chính phủ đang coi là thị trường cần phát triển cần mở rộng thì sẽ có
những ưu đãi đặc biệt thông qua các công cụ quản lý xuất khẩu của nhà nước. Những
công cụ quản lý xuất nhập khẩu mà các nước thường sử dụng là:
Thuế quan
Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh
Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá nhập
khẩu, theo đó người mua trong nước phải trả cho hàng hoá nhập khẩu một khoản lớn
hơn mức mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được. Khi một quốc gia muốn hạn chế
nhập khẩu thì mức thuế quan nhập khẩu sẽ cao và hàng hoá nhập khẩu sẽ có khả năng
cạnh tranh kém hơn vì giá thành cao.
Thuế quan xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu.
Khi một quốc gia muốn hạn chế xuất khẩu một mặt hàng nào đó thì sẽ đánh thuế xuất
khẩu cao đối với mặt hàng đó làm cho hàng hóa đó kém khả năng cạnh tranh hơn.
Hạn ngạch
Hạn ngạch hay hạn chế số lượng là quy định của Nhà nước về số lượng cao
nhất của một hàng hoá hay một nhóm hàng hoá được phép xuất hoặc nhập từ một thị
trường trong một khoảng thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
11

Chuyên đề thực tập
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo đó,
một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt số lượng hàng
xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện nếu không họ sẽ áp dụng các biện
pháp trả đũa kiên quyết.
Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Đây là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao
bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối
với động và thực vật tươi sống, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái đối với
máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ ( không có chất phế thải độc hại, tiếng ồn
không quá mức cho phép …)
Trợ cấp xuất khẩu
Bên cạnh các công cụ nhằm hạn chế xuất khẩu còn có những công cụ dùng để
nâng đỡ hoạt động xuất khẩu. Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trợ cấp trực
tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước. Bên cạnh đó
chính phủ còn có thể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với các bạn hàng nước
ngoài để họ có điều kiện mua các sản phẩm do nước mình sản xuất ra, và để xuất
khẩu sang bên ngoài.
1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất
nhập khẩu
- Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu: Là đại lượng so sánh giữa khoản thu ngoại tệ
do xuất khẩu mang lại với số chi phí bản tệ phải bỏ ra để có được số ngoại tệ đó.
Hxk =
Trong đó:
Hxk: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
DTxk: Khoản thu ngoại tệ do xuất khẩu
Cxk: Chi phí bản tệ bỏ ra
- Lợi nhuận: Là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện kết quả kinh doanh
P = DT- CP

Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
12
Chuyên đề thực tập
Trong đó:
P : Lợi nhuận
DT: Doanh thu
CP: Chi phí
- Hệ số sinh lời của vốn: Tổng số tiền lợi nhuận được phản ánh trên các
báo cáo thu nhập cho ta kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hkd = =
- Thời gian hoàn vốn: Là chỉ số kết quả kinh tế đơn giản và được sử dụng
tương đối phổ biến trong đánh giá các hoạt động kinh doanh
Tp =
Trong đó:
Tp: Thời gian hoàn vốn
C : Chi phí bỏ ra
DT: doanh thu
- Điểm hoà vốn: Là điểm tại đó mức doanh thu đủ để trang trải mọi phí tổn
hay nói cách khác điểm hoà vốn là điểm mà tại đó với một mức sản phẩm hoặc dịch
vụ bán ra với một đơn giá cố định thì tổng doanh số thu được cân bằng với tổng chi
phí. Tại đó doanh nghiệp chưa có lãi mà cũng không bị lỗ.
1.7.Thực trạng xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam
1.7.1. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu gạo
- Tính thời vụ trong sản xuất và buôn bán : Do sản xuất lúa gạo có tính thời
vụ vì vậy xuất khẩu lúa gạo cũng mang tính thời vụ. Xuất khẩu gạo là một quá trình
từ sản xuất, chế biến, thu mua, dự trữ … phụ thuộc vào các mùa vụ nên việc xuất
khẩu cũng phần lớn bị ảnh hưởng và theo thời vụ. Để khắc phục tình trạng này các
doanh nghiệp chủ động thu mua tạm trữ để chuẩn bị cho xuất khẩu.
- Gạo là lương thực chủ yếu ở các nước đang phát triển và phần lớn được
tiêu thụ tại chỗ do đó tỷ lệ gạo xuất khẩu thường chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 5% sản

lượng gạo được sản xuất hàng năm. Các nước đang phát triển chủ yếu là các nước
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
13
Chuyên đề thực tập
Châu Á và Châu Phi sản xuất và tiêu thụ lúa gạo nhiều nhất chiếm khoảng 85%
lượng gạo thế giới.
- Hoạt động xuất nhập khẩu gạo chủ yếu được thực hiện thường được thực
hiện giữa các Chính phủ các nước vì gạo là mặt hàng mang tính chiến lược của các
quốc gia thiếu hụt về lương thực. Lương thực luôn là mặt hàng mang tính chiến lược
của các quốc gia mà việc sản xuất lương thực không đảm bảo tiêu thụ trong nước.
Bởi vậy việc kinh doanh lương thực trên thế giới chủ yếu là giữa các Chính phủ với
nhau thông qua các hiệp định hoặc các hợp đồng có tính nguyên tắc dài hạn và được
định lượng cụ thể.
- Số lượng gạo tham gia xuất khẩu trên thế giới là không ổn định, phụ thuộc
nhiều vào các điều kiện thời tiết.
- Mặt hàng tiêu thu gạo ở các quốc gia khác nhau phụ thuộc vào thị hiếu
người tiêu dùng. Ở những quốc gia phát triển có thu nhập cao thì thường tiêu thụ
lượng gạo tính bình quân đầu người thấp và có xu hướng sử dụng gạo có chất lượng
cao. Trong khi các nước chậm phát triển thì có xu hướng sử dụng lượng gạo trên đầu
người càng lớn và chất lượng không cao.
Chủng loại gạo rất phong phú nhưng nói chung trên thị trường hiện nay có các
loại gao sau:
+ Gạo 5% tấm
+ Gạo 10% tấm
+ Gạo thơm
+ Gạo nếp
+ Gạo đồ
+ Gạo ngon hạt dài
1.7.2. Các hình thức xuất khẩu gạo chủ yếu mà Việt Nam sử dụng
Kinh doanh xuất nhập khẩu gạo trong điều kiện nền kinh tế đang tiến tới kinh

tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
có nhiều biến động đòi hỏi phải áp dụng những hình thức khác nhau nhằm mục tiêu
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
14
Chuyên đề thực tập
nâng cao khả năng cạnh tranh, hạn chế rủi ro và thu được lợi nhuận cao nhất. Hiện
nay xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu dưới các hình thức sau:
1.7.2.1. Xuất khẩu gạo trực tiếp
Xuất khẩu gạo trực tiếp là việc xuất khẩu gạo do chính doanh nghiệp sản xuất ra
hoặc do đặt mua từ các hộ nông dân,các cơ sở chế biến, các đơn vị kinh doanh khác ở
trong nước, sau đó chế biến và đóng bao … và trực tiếp ký kết hợp đồng, thực hiện
xuất bán ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng hóa của doanh nghiệp mình.
1.7.2.2. Xuất khẩu gạo uỷ thác
Hình thức xuất khẩu gạo uỷ thác, doanh nghiệp ngoại thương đóng vai trò
quan trọng là trung gian xuất khẩu làm thay các doanh nghiệp chế biến những thủ tục
xuất khẩu cần thiết, như thủ tục xuất khẩu, ký kết hợp đồng xuất khẩu… và được
hưởng phần trăm theo giá trị lô hàng xuất khẩu theo sự thoả thuận của hai bên. Hình
thức xuất khẩu gạo uỷ thác còn được thể hiện một doanh nghiệp ký kết được hợp
đồng xuất khẩu nhưng vì lý do nào đó cần phải uỷ thác cho doanh nghiệp khác trực
tiếp xuất khẩu và chỉ được hưởng phí uỷ thác theo khối lượng hàng xuất.
1.7.2.3. Xuất khẩu gạo theo nghị định thư giữa hai Chính phủ
Xuất khẩu gạo theo nghị định thư giữa hai Chính phủ là hình thức xuất khẩu
gạo được ký kết theo hiệp định thư giữa hai Chính phủ với mục đích trả nợ, ủng hộ
theo quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia…
Xuất khẩu gạo theo hình thức này có nhiều ưu đãi như khả năng thanh toán
chắc chắn ( Do Chính phủ trả cho Doanh nghiệp bằng tiền của ngân sách ) vì thường
được Chính phủ đứng ra bảo lãnh. Giá gạo được tính trên cơ sở hợp lý đảm bảo cho
các Doanh nghiệp có lợi nhuận.
1.7.3.Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo
1.7.3.1.Thực trạng sản xuất

Lúa luôn giữ vị trí trung tâm trong nghiệp và kinh tế nông thôn. Việt Nam có
hai vùng sản xuất lúa lớn là Đông bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
15
Chuyên đề thực tập
Đây là hai châu thổ có mật độ dân cư và trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp
thuộc loại cao nhất nước.
Về diện tích: Diện tích tự nhiên của cả nước là 329.314,04 km
2
, với khoảng
20-25% đất đai được sử dụng vào mục đích sản xuất nông ngiệp, trong đó có trên
một nửa được dùng cho sản xuất lúa. Tổng diện tích đất gieo trồng năm 2006 là
7324,4 nghìn ha, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ lệ cao nhất là 51,3%
tiếp đó là đồng bằng sông Hồng 19,6%. Mặc dù hai vùng này chỉ chiếm khoảng 15%
tổng diện tích tự nhiên nhưng đã sản xuất ra trên 2/3 sản lượng gạo của cả nước.
Về giống lúa: Việt Nam có khá nhiều giống lúa khác nhau, tuỳ thuộc vào
điều kiện của từng vùng sinh thái và từng mùa vụ. Các tỉnh phía Bắc sử dụng nhiều
giống lúa nhập từ Trung Quốc và lúa lai. Trong khi miền Nam lại trồng nhiều giống
lúa IR có nguồn gốc từ viện lúa Viện lúa Quốc tế. Theo điều tra của bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn năm 2000, cả nước mỗi vụ gieo trồng trên 200 giống lúa khác
nhau.
Về năng suất: Năng suất lúa của Việt Nam có mức tăng nhanh qua các năm
và đạt ở mức khá cao nhờ có giống tốt và hệ thống thuỷ lợi được cải thiện. Năm 2005
năng suất lúa bình quân cả nước đã đạt mức 4,9/tấn/ha/vụ. Năng suất vụ đông
xuân năm 2007 đạt khoảng 54 - 55 tạ/ha. Tại các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long, bình quân năng suất lúa thu hoạch năm 2008 ước
tính lên tới 6,5 tấn/ha, đặc biệt một số địa phương như huyện Gò
Công Đông của tỉnh Tiền Giang có năng suất lúa bình quân cao hơn
7 tấn/ha.
Về chế biến: Chế biến lúa được phân thành hai loại là chế biến tiêu dùng nội

địa và chế biến xuất khẩu. Trong đó chế biến tiêu dùng nội địa được thực hiện trên
phạm vi cả nước với các trình độ công nghệ khác nhau từ xay xát thủ công đến xay
xát bằng máy với quy mô nhỏ là chủ yếu. Có tới 80% tổng sản lượng lúa của Việt
Nam được xay xát bằng máy móc nhỏ của tư nhân. Còn chế biến xuất khẩu được
thực hiện ở các vùng sản xuất lúa xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu của lúa chủ yếu là
gạo, các sản phẩm từ gạo cũng có nhưng số lượng không đáng kể. Hệ thống chế biến
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
16
Chuyên đề thực tập
gạo xuất khẩu tuy được cải thiện nâng cấp nhưng mức độ hoạt động thấp, chất lượng
chế biến chưa cao. Tỷ lệ gạo sau chế biến chỉ đạt 60-65% trong đó tỷ lệ gạo nguyên
hạt chỉ chiếm 42-48%
1.7.3.2. Thực trạng xuất khẩu gạo
Về giá thành
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2008 đã tăng
ở mức kỷ lục từ trước đến nay. Những ngày qua ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long đã xảy ra tình trạng tranh mua lúa giữa các thương lái khiến cho giá lúa được
đẩy lên liên tục, nhiều nơi thương lái sẵn sàng mua lúa non với giá cao, trả tiền trước
lấy lúa sau. Giá lúa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng và vào đầu tháng 3 năm
2008 giá lúa ở mức cao 4.200 – 4.300 đ/kg tùy địa phương và tùy độ ẩm. Giá gạo
nguyên liệu gạo lứt để làm ra gạo 5% tấm khoảng 5.700 đ/kg, gạo thành phẩm 5%
tấm khoảng 6.660 đ/kg, gạo 10% tấm 6.600 đ/kg, gạo 15% tấm 6.540 đ/kg, gạo 25%
tấm 6.360 đ/kg.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng dần cùng với xu hướng tăng của
chất lượng gạo và quan hệ cung cầu của thị trường lúa gạo thế giới. Đặc biệt vài năm
trở lại đây giá gạo Việt Nam tăng liên tục. Năm 2006 mặc dù lượng gạo giảm nhưng
giá gạo xuất khẩu trung bình lên đến 278USD/1 tấn tăng 12 USD so với năm 2005 và
tăng tới 56% so với năm 2003. Bên cạnh đó, gạo Việt Nam còn vượt gạo Thái Lan về
mức độ tăng giá. Nếu so với cùng kỳ năm trước, giá gạo Thái Lan tăng 71%-73% thì
giá gạo Việt Nam tăng 77%-82% . Theo thông tin từ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo

giá gạo xuất khẩu vào cuối tháng 2 năm 2008 như sau:
+ Gạo 5% tấm : 460-465 USD /tấn, FOB giá physical
+Gạo 25% tấm : 418 USD /tấn, FOB giá physical
Tuy giá gạo xuất gạo những ngày gần đây đã tăng rất cao khoảng 60USD/ tấn
nhưng so với giá gạo thế giới thì giá gạo của chúng ta vẫn ở mức thấp.
Tại Thái Lan giá gạo được bán như sau:
+ Gạo trắng 100% loại B: 480-490 USD /tấn, FOB giá physical
+ Gạo trắng 5% tấm :470-480 USD /tấn, FOB giá physical
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
17
Chuyên đề thực tập
+ Gạo đồ PB 100% :480-510 USD /tấn, FOB giá physical
Tại Ấn Độ:
+ Gạo Bassmaati : 850 USD /tấn, FOB giá physical
Để ổn định giá gạo xuất khẩu Thái Lan đang có dự định muốn hợp tác với
chúng ta. Theo thông tấn xã Việt Nam vụ ngoại thương Thái Lan dự kiến tổ chức
cuộc gặp giữa Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan và Hiệp hội thực phẩm Việt
Nam tại Bangcốc nhằm đi tới những thảo thuận cụ thể để thống nhất giá gạo xuất
khẩu trên thị trường quốc tế. Mục đích của các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đặt ra
trong cuộc gặp này là hai bên đưa ra hạn ngạch xuất khẩu của mình để đảm bảo sự
cạnh tranh lành mạnh và mang lại lợi ích cao nhất cho người nông dân ở mỗi nước
trước nhu cầu tiêu dùng và giá cả ngày càng tăng trên thị trường thế giới. Nếu cuộc
gặp này đạt được những kết quả tốt đẹp, giá gạo xuất khẩu sẽ ổn định hơn sau khi đột
ngột tăng. Ngoài ra giá gạo ổn định cũng sẽ góp phần tránh được việc bán phá giá và
tiến tới sự hợp tác trong việc nâng tiêu chuẩn gạo thương mại, thu hẹp khoảng cách
xuất khẩu gạo giữa hai nước.
Về xuất khẩu:
Nhờ đổi mới chính sách và thành tựu trong sản xuất mà lượng gạo xuất khẩu
của Việt Nam không ngừng gia tăng. Trong 15 năm gần đây tốc độ tăng trưởng của
sản xuất lúa gạo khá ổn định, tỷ lệ xuất khẩu trong tổng sản lượng gạo đã tăng từ

9,5% trong năm 1990 lên 26,7% trong năm 1999. Từ 3.730 nghìn tấn vào năm 1998
lên 4.500 nghìn tấn vào năm 2007 và đạt được mức kỷ lục là 4.993 nghìn tấn vào
năm 2005.
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
18
Chuyên đề thực tập
Bảng 1: Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm.
Năm Sản lượng gạo (nghìn tấn)
Kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD)
1998 3.730 1.024
1999 4.508 1.025
2000 3.374 610
2001 3.535 545
2002 3.242 608
2003 3.900 693
2004 4.062 859
2005 4.993 1.330
2006 4.701 1.310
2007 4.500 1.400
Nguồn:Vinanet
Biểu đồ1: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
19
Chuyên đề thực tập

0
200
400
600

800
1000
1200
1400
1600
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Xuất khẩu gạo trong tháng 02/2008 đạt 226.595 tấn, trị giá 82,286 triệu USD.
Lũy kế xuất khẩu gạo từ ngày 01/01/2008 đến ngày 29/02/2008 đạt 313.682 tấn, trị
giá 113,349 triệu USD.Tính đến hết tháng 3/2008, các doanh nghiệp đã xuất khẩu
khoảng 800.000 tấn gạo thu về khoảng 310 triệu USD, chỉ tăng 20% về lượng nhưng
tăng tới 61% về giá trị. Dự tính năm 2008 khối lượng gạo xuất khẩu là 4,5 triệu tấn,
kim ngạch 1,7 tỷ USD.
Về thị trường:
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
20
Chuyên đề thực tập
Việt Nam xuất khẩu gạo trung bình khoảng 3.8 triệu tấn, cung cấp gạo cho
khoảng trên 120 quốc gia trên thế giới, thuộc tất cả các Châu lục khác nhau. Tuy
nhiên gạo xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là sang các nước Châu Á( 47,53%)
Châu Phi( 25,57%) Trung Đông( 11,35) Gần đây thị trường Châu Mỹ cũng đã được
chú trọng và khai thông, hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu nông

sản. Dự kiến thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam năm nay là Philippin,
Indonexia, Malaysia, Cuba sẽ chiếm khoảng 3 triệu tấn 1.5 triệu tấn còn lại sẽ xuất
khẩu sang các thị trường khác.
Bảng 2 : Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
Đơn vị:%
Các Châu lục Châu Á Châu Phi Trung Đông Châu Mỹ Châu Âu Châu Úc
47,53 25,57 11,35 9,68 5,32 0,55
(Nguồn: Vinanet)
Biểu đồ 2: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
21
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM
2.1. Tổng quan về Công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội, tên tiếng Anh là Viet Nam
National Sundrries Import and Export Join Stock Company tên giao dịch là
TOCONTAP, là công ty thuộc Bộ Thương Mại, được thành lập ngày 05/03/1956 với
tên khai sinh là “ Tổng công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm”. Ngày 23/03/1993 Bộ
Thương Mại ra quyết định số 284/TM-TCCB chính thức đổi tên Tổng công ty xuất
nhập khẩu tạp phẩm thành Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội. Năm 2005
công ty thực hiện cổ phần hoá và chuyển thành “Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp
phẩm”.
Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần.
Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh thương mại.
Ngành nghề kinh doanh: Xuất nhập khẩu.
Trong nửa thế kỷ xây dựng và phát triển của mình từ những đòi hỏi thực tế
khách quan, mà cơ cấu tổ chức của công ty đã nhiều lần thay đổi. Năm 1964, Toàn bộ
các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty được tách ra để thành lập Công ty

Artexport. Năm 1977, bộ phận xuất nhập khẩu hàng dệt may tách thành Công ty
Textinmex. Năm 1985, tách mặt hàng dụng cụ kim khí và cầm tay thành công ty
Mecanimex.
Năm 1987, bộ phận da, giả da và giày dép được tách ra để thành lập Công ty
xuất nhập khẩu da giày Leaprodemxim. Từ năm 1975, đất nước thống nhất, nhiều cán
bộ cốt cán của công ty đã vào miền Nam để thành lập chi nhánh Tocontap Thành phố
Hồ Chí Minh. Năm 1990, Chi nhánh Tocontap TP. Hồ Chí Minh đã tách hẳn ra thành
công ty độc lập trực thuộc Bộ Thương mại và mang tên Tocontap Saigon.
Các kho tàng, bến bãi của công ty trong quá trình hoạt động cũng được chuyển
giao cho công ty giao nhận kho vận ngoại thương. Ngày 23/3/1993 Bộ Thương mại
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
22
Chuyên đề thực tập
đã ra Quyết định đổi tên Tổng công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm thành Công ty xuất
nhập khẩu Tạp phẩm. Đến năm 2005 Công ty tiến hành cổ phần hoá và có tên là
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, dù gặp nhiều biến động về tổ
chức, kinh tế, xã hội, Tocontap đã liên tục phấn đấu từng bước trưởng thành, đến nay
đã là một trong những Công ty có bề dầy lịch sử buôn bán quốc tế lâu năm nhất nước
ta với các mốc lịch sử sau:
Thời kỳ 1956-1960: Đây là thời kỳ đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc kháng
chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, nền kinh tế còn yếu kém, chủ yếu là nông
nghiệp lạc hậu, nền công nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng, kinh doanh xuất
nhập khẩu còn nhiều bỡ ngỡ nên kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty chưa cao.
Kim ngạch bình quân mỗi năm đạt 28.7 triệu Rup/USD, trong đó xuất khẩu là 10.7
triệu Rup/USD, nhập khẩu là 18 triệu Rup/USD. Kim ngạch xuất khẩu của Tổng
Công ty thời kỳ này chiếm 20.8% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn miền Bắc.
Thời kỳ 1961-1965: Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm đạt 57.9
triệu Rup, trong đó xuất khẩu là 29.5 triệu Rụp, nhập khẩu là 28.4 triệu Rup. Kim
ngạch xuất khẩu bình quân chiếm 28.8% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn miền

Bắc.
Thời kỳ 1966-1975: Thời kỳ giặc Mỹ đã bắt đầu đánh phá miền Bắc, hoạt
động xuất nhập khẩu cũng chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng Công ty đã quyết tâm giữ
vững và đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này
bình quân mỗi năm đạt 84.9 triệu Rup/USD, trong đó xuất khẩu là 16.5 triệu
Rup/USD, nhập khẩu là 68.4 triệu Rup/USD. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty bình
quân chiếm 33.5% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn miền Bắc.
Thời kỳ 1976-1980: Thời kỳ đất nước vươn dậy sau chiến tranh, khắc phục
hậu quả của bom đạm và từng bước đi lên. Năm 1976-1977: Kim ngạch xuất nhập
khẩu bình quân mỗi năm đạt 217.5 triệu Rup/USD. Trong đó xuất khẩu đạt 75.7 triệu
Rup/USD và nhập khẩu là 141.3 triệu Rup/USD. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty
bình quân chiếm 27.8 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là thời điểm
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
23
Chuyên đề thực tập
đỉnh cao về kim ngạch của TOCONTAP thì đến năm 1978 toàn bộ bộ phận dệt may
tách thành Công ty TEXTIMEX. Những năm 1978-1980 kim ngạch xuất nhập khẩu
bình quân mỗi năm đạt 39.8 triệu Rup.
Thời kỳ 1981-1985: Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm đạt 64.3
triệu Rup/USD. Trong đó xuất khẩu là 27 triệu Rup/USD, nhập khẩu là 37.3 triệu
Rup/USD.
Thời kỳ 1986-1990: Kim ngạch ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm
đạt 69.1 triệu Rup/USD. Trong đó xuất khẩu là 33.1 triệu Rup/USD, nhập khẩu là 36
triệu Rup/USD.
Thời kỳ 1991-1995: Bắt đầu thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển hướng sang
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự chỉ đạo của Nhà nước
Công ty tiếp tục chia tách và cùng với đó là những mặt hàng và những thị trường chủ
yếu được bàn giao, hàng loạt cán bộ lãnh đạo có khả năng và kim ngạch ra đi để xây
dựng lực lượng nòng cốt của Công ty mới. Đồng thời kinh tế thị trường cạnh tranh
gay gắt với nhiều Công ty thuộc nhiều thành phần kinh tế được thành lập cùng kinh

doanh trong cùng lĩnh vực, ngành nghề nên kim ngạch của Công ty bị thu hẹp lại.
Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm đạt 16.7 triệu USSD, trong đó xuất
khẩu là 11.1 triệu USD, nhập khẩu là 5.6 triệu USD.
Thời kỳ 1996-2000: Công ty đã vượt qua giai đoạn bỡ ngỡ của kinh tế thị
trường, Công ty đã cố gắng tim mọi biện pháp để mở rộng thị trường, mở rộng mặt
hàng kinh doanh nên kết quả khả quan hơn hẳn 5 năm trước. Kim ngạch xuất nhập
khẩu bình quân mỗi năm đạt 21.72 triệu USD. Trong đó xuất khẩu là 4.56 triệu USD,
nhập khẩu là 17.16 triệu USD.
Thời kỳ 2001- nay: Đây là thời kỳ có xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Hoạt động của công ty trong cơ chế thị trường đã được hình thành, cơ chế khoán bắt
đầu áp dụng từ năm 1998 đã phát huy tác dụng, tình trạng làm ăn theo cơ chế bao cấp
đã dần chấm dứt, cán bộ Công ty tự giác làm việc, luôn lấy hiệu quả và chữ tín của
Công ty làm mục tiêu cho hoạt động của mình. Trong giai đoạn này kim ngạch xuất
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
24
Chuyên đề thực tập
khẩu liên tục tăng trưởng, bình quân mỗi năm đạt 32.3 triệu USD, trong đó xuất khẩu
đạt 10.2 triệu USD, nhập khẩu đạt 22.1 triệu USD.
Trải qua hơn 50 năm hoạt động kinh doanh, TOCONTAP HANOI đã thiết lập
quan hệ kinh tế và kinh doanh quốc tế với trên 70 nước và vùng lãnh thổ, là một
trong những công ty có chiều dài lịch sử phong phú và kinh nghiệm dồi dào trong
lĩnh vực kinh doanh quốc tế ở Việt Nam
- Phạm vi kinh doanh hiện tại của Công ty là xuất nhập khẩu tổng hợp tất cả
các hàng hoá không thuộc danh mục cấm của Nhà nước Việt Nam. Hiện nay Công ty
giao dịch buôn bán những nhóm mặt hàng chính sau:
- Kinh doanh hàng nông sản, lâm sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, tạp phẩm,
công nghệ phẩm, sản phẩm dệt, may, da giầy (Trừ loại lâm sản Nhà nước cấm)
- Kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, hoá chất
(Trừ hoá chất Nhà nước cấm), kim khí điện máy, phương tiện vận tải.
- Kinh doanh khách sạn và dịch vụ khách sạn, đại lý bán buôn, bán lẻ hàng hoá

(Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke,vũ trường )
- Tổ chức gia công chế biến, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các tổ chức
trong và ngoài nước.
- Kinh doanh đồ uống, rượu bia, nước giải khát ( Không bao gồm kinh doanh
quán bar)
- Kinh doanh máy móc, vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc, thiết bị ngành in.
- Mua bán sắt thép phế liệu, phá dỡ tàu biển cũ làm phế liệu để tiêu thụ trong
nước.
- Kinh doanh phân bón, máy móc, vật tư phục vụ nông nghiệp ( Không bao
gồm thuốc bảo vệ thực vật)
- Kinh doanh các dụng cụ, thiết bị máy móc trong ngành dịch vụ.
- Kinh doanh các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
- Kinh doanh gỗ ép định hình.
- Các lĩnh vực khác… khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Lê Thị Hoa Lớp: Kinh tế quốc tế46
25

×