Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Góp một vài sáng kiến giúp học sinh lớp 6 trường thcs hiến sơn-huyện đô lương học tốt phân môn tập đọc nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 26 trang )

GÓP MỘT VÀI SÁNG KIẾN GIÚP HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS
HIẾN SƠN - HUYỆN ĐÔ LƯƠNG HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống mỗi con người. Âm
nhạc đem đến cho chúng ta những khoái cảm thẩm mỹ, những rung động cảm xúc, sự
hoà hợp cộng đồng và phát huy óc tưởng tượng, sáng tạo Âm nhạc có mặt ở khắp
mọi nơi: trong lao động, trong học tập và cả trong vui chơi nữa. Vì vậy, để hướng tới
mục đích cuối cùng của mục tiêu và nhiệm vụ môn Âm nhạc ở trường THCS là tạo
nên một“ Trình độ văn hoá Âm nhạc nhất định ” bao gồm sự hiểu biết, năng lực thực
hành tối thiểu và năng lực cảm thụ Âm nhạc của học sinh đòi hỏi người giáo viên Âm
nhạc phải có sự đầu tư thời gian thích đáng để tìm tòi, nghiên cứu nhằm tìm ra
phương pháp tối ưu trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho các em.
Với phương châm “Học vui - Vui học”, chương trình Âm nhạc ở trường THCS
có nhiều nội dung đa dạng, phong phú với ba phân môn: Học hát, Nhạc lí–Tập đọc
nhạc(TĐN) và Âm nhạc thường thức, qua đó mang lại cho các em nhiều niềm vui và
sự hứng thú đối với môn học. Âm nhạc không chỉ là một môn học mang giá trị động
viên, cổ vũ tinh thần mà còn góp phần giáo dục, hình thành nhân cách học sinh. Việc
học môn Âm nhạc giúp cho học sinh tích hợp các môn học khác một cách có hiệu quả
hơn. Nhận thấy vai trò quan trọng của Âm nhạc nói chung cũng như phân môn TĐN
nói riêng tôi thấy để hiểu được Âm nhạc thì học sinh phải biết và hiểu TĐN. Qua
những bài TĐN đồng thời cũng giáo dục nhạc cảm và giúp các em phát huy khả năng
sáng tạo Âm nhạc của mình. Chính vì vậy, tôi luôn nghĩ cần tìm giải pháp phù hợp
giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc nhạc cũng như giúp các em
hoàn thiện đầy đủ những phẩm chất: Đức - Trí - Thể - Mỹ.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong chương trình dạy học bậc THCS, phân môn TĐN không thể đạt được mục
tiêu như ở trường Âm nhạc chuyên nghiệp là “đọc thông, viết thạo” bản nhạc, vì thời
lượng học quá ít và đối tượng học sinh là đại trà. Đối với phân môn này, giáo viên cần


cho học sinh biết rằng: Tập đọc nhạc không phải như “Tập đọc chữ”, tập đọc nhạc sẽ
không thể đọc“như nói” mà phải đọc“như hát”. Tập đọc nhạc chính là cho các em làm
quen với chữ “nhạc”. Dạy TĐN ở trường THCS với mục tiêu bước đầu tập luyện
“giải mã” các kí hiệu ghi chép nhạc và học các bài TĐN để cho các em có ý thức hát
1
đúng cao độ, trường độ, nhịp điệu, từ đó giúp học sinh hát lời ca chính xác hơn. Với
mục đích và yêu cầu đó giáo dục văn hoá Âm nhạc ở trường THCS, chúng ta phải tổ
chức như thế nào để cho các em tiếp thu nhanh và nhẹ nhàng bài đọc nhạc, nắm được
kỹ năng đọc nhạc kết hợp với gõ phách để từ đó tạo nên sự hứng thú, sự yêu thích đối
với môn học. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 6, các em còn rất bỡ ngỡ và cũng dễ
dàng uốn nắn, hình thành kĩ năng ngay từ đầu cho các em là rất quan trọng. Đó là vấn
đề mà tôi luôn luôn suy nghĩ khi thực hiên giáo án lên lớp và trong thực tế, bản thân
luôn tự tìm tòi, rút kinh nghiệm để nhằm tìm cho mình một phương pháp tối ưu trong
hoạt động giảng dạy.
Bản thân là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, tôi nhận thấy đại đa số các em
rất thích ca hát nhưng lại khó khăn trong việc đọc nhạc. Qua thực tế giảng dạy tôi
nhận thấy rằng để một bài tập đọc nhạc học sinh đọc tốt cao độ, trường độ và thực
hiện tốt các ký hiệu âm nhạc của bài thì người giáo viên cần có một phương pháp
truyền đạt, hướng dẫn phù hợp, đơn giản nhưng lại dễ hiểu và mang lại hiệu quả nhất.
Ngoài ra, người giáo viên cần tổ chức tiết học một cách hợp lý, tạo hứng thú để các
em thích thú mỗi khi được học bài TĐN mới. Đối với các em lớp 6 việc đọc nhạc đem
lại cho các em năng lực cảm thụ âm nhạc tốt hơn đồng thời giúp các em nắm vững
nhạc lí cơ bản làm nền tảng để học tập môn Âm nhạc. Hơn nữa, cùng với khả năng
của học sinh và phương pháp dạy học mới: Học sinh chuyển từ thụ động sang chủ
động, tích cực, sáng tạo tôi nhận thấy trình độ âm nhạc phổ thông của các em dần
được nâng cao rõ rệt. Trên cơ sở chỉ mang tính thực nghiệm, tôi xin mạnh dạn trình
bày một vài sáng kiến mà tôi đã vận dụng có hiệu quả trong hoạt động giảng dạy phân
môn TĐN - Âm nhạc 6. Hy vọng rằng đây sẽ là những ý kiến bổ ích để cho các đồng
nghiệp có thể tham khảo trong hoạt động giảng dạy của mình. Đề tài tôi chọn: Góp
một vài sáng kiến giúp học sinh lớp 6 Trường THCS Hiến Sơn - Đô Lương học tốt

phân môn Tập đọc nhạc
II. Mục đích, nhiệm vụ:
Đề tài hướng cho chúng ta đi đến một số mục đích, nhiệm vụ sau:
- Khơi dậy cho các em lòng say mê học tập phân môn Tập đọc nhạc
- Hướng cho học sinh là những người cảm thụ nhạc thông minh.
- Phát triển trí nhớ và tri thức nghe nhạc.
- Phát triển thị hiếu âm nhạc thông qua nghe có sáng tạo.
- Củng cố kiến thức tập đọc nhạc nhanh và hiệu quả hơn
- Góp phần bồi dưỡng trí tưởng tượng, óc sáng tạo một cách tinh tế hơn
- Giờ học sẽ trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn và thoải mái hơn.
2
III. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tôi áp dụng ở đây là một số sáng kiến giúp học sinh lớp 6 trường THCS
Hiến Sơn – Đô Lương học tốt phân môn TĐN – Âm nhạc 6
IV. Đối tượng nghiên cứu:
Một số sáng kiến dạy TĐN giúp học sinh các lớp 6A, 6B, 6C ở trường THCS Hiến
Sơn – Đô Lương từng bước đọc, viết thuần thục các bài TĐN.
3
B. NỘI DUNG:
I. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS HIẾN
SƠN – HUYỆN ĐÔ LƯƠNG
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của BGH nhà trường
- Có phòng học chức năng riêng dành cho bộ môn Âm nhạc
- Phần lớn các em yêu thích và có ý thức tự giác học tập
2. Khó khăn:
- Phòng học dành cho bộ môn còn sơ sài, trang thiết bị phục vụ môn học rất hạn
chế. Tranh các bài Tập đọc nhạc ở lớp 6 không có.
- Trường có đàn phím điện tử nhưng đã bị hư hỏng nên không có để phục vụ việc
dạy học.

- Là trường thuộc vùng khó của huyện nhà nên các em không có điều kiện được
tiếp xúc nhiều với môn học ngoài giờ trên lớp.
- Một số học sinh có còn hạn chế về năng khiếu, các em thích học hát nhưng ngại
học TĐN.
- Một số em đọc được nhạc nhưng theo kiểu đọc vẹt không hiểu về nhịp, cao
độ,trường độ,
II. MỘT VÀI SÁNG KIẾN GIÚP HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS
HIẾN SƠN – HUYỆN ĐÔ LƯƠNG HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC
Học sinh lớp 6 là lứa tuổi ham tìm tòi, sáng tạo và rất trong sáng. Bước vào
chương trình Âm nhạc bậc THCS các em học sinh khối 6 được làm quen với phân
môn TĐN ở mức cao hơn bậc tiểu học. Do đó, người giáo viên phải dần hình thành
cho các em kĩ năng để làm chủ kiến thức làm nền tảng vững chắc cho hoạt động học
của mình.
Ở trường THCS phân môn TĐN trong chương trình Âm nhạc nói chung ở Lớp 6
nói riêng chủ yếu giúp học sinh áp dụng những lý thuyết đã học vào bài đọc nhạc; qua
đó học sinh biết đọc cao độ, ngân dài trường độ, gõ đúng phách, hát đúng nhịp, thực
hiện đúng các kí hiệu Và khi dạy, giáo viên phải thông qua tiếng đàn, giọng hát và
tác phẩm cùng những hiện tượng âm nhạc cụ thể để học sinh cảm nhận được âm
thanh. Muốn thực hiện được điều đó, giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp
mà cần phải có sự phối hợp giữa nhiều phương pháp. Sự phối hợp đó được giáo viên
lựa chọn khi áp dụng vào từng dạng bài và tuỳ vào đối tượng học sinh. Sau đây Tôi
4
xin đưa ra sáng kiến của mình đóng góp vào phương pháp dạy phân môn TĐN - Âm
nhạc 6.
1. Cách đặt câu hỏi gợi mở :
Thông thường khi dạy một bài TĐN, nội dung tìm hiểu bài giáo viên thường đưa
ra một số câu hỏi phù hợp để học sinh trả lời như: Bài TĐN được viết ở nhịp gì ?
Nhận xét về cao độ, trường độ? Các kí hiệu âm nhạc? tôi thấy rằng phần tìm hiểu
bài chỉ đơn thuần dặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Như vậy phần nào làm giảm tư duy

của học sinh bởi vì bài TĐN nào giáo viên cũng chỉ đặt ra các câu hỏi tương tự để học
sinh trả lời. Như thế khi được hướng dẫn một lần là học sinh có thể nhớ và áp dụng
cho cả quá trình học. Ở đây tôi xin đưa ra sáng kiến của mình để tránh được những
hạn chế trên từ đó tạo cho các em sự hứng khởi, các em được tự mình khám phá và
giải mã từng kí hiệu âm nhạc đồng thời giáo viên kết hợp tiết kiệm được thời gian mà
hiệu quả mang lại rất cao
Trong phần tìm hiểu cao độ tôi đã thực hiên như sau:
VD : Khi dạy bài TĐN số 2 - Lớp 6 (Mùa xuân trong rừng)
Tôi treo bảng phụ bài TĐN và treo dòng nhạc kẻ sẵn lên bảng
5
Giáo viên thực hiện : Tìm hiểu bài
- Tìm hiểu cao độ: Tôi chỉ lần lượt vào Bảng phụ bài TĐN yêu cầu học sinh đọc tên
các nốt theo thứ tự từ thấp đến cao. Sau khi học sinh xác định xong vị trí nốt nào tôi
điền vào nốt đó vào dòng nhạc kẻ sẵn. Cụ thể:
Tôi chỉ vào nốt nhạc thấp nhất tương ứng với từ "lừng" => HS : là nốt Đô (C) .
Tương tự giáo viên hỏi học sinh trả lời
Nốt nhạc tương ứng với từ " vang" => HS là nốt Rê (D)
Nốt nhạc tương ứng với từ " chim" => HS là nốt Mi (E)
Nốt nhạc tương ứng với từ " Ríu rít" => HS là nốt Pha (F)
Nốt nhạc tương ứng với từ " Rừng"=> HS là nốt Xon (G)
Nốt nhạc tương ứng với từ " Trong"=>HS là nốt La (A)
Nốt nhạc tương ứng với từ " Reo"=>HS là nốt Xi (H)
Nốt nhạc tương ứng với từ "Tiếng gió "=>HS là nốt Đô2 (C2)
Như vậy sau khi học sinh vừa tìm hiểu xong cao độ bài TĐN ta được gam C dur như
sau:
C D E F G A H (C)
Tác dụng: Qua tìm hiểu cao độ như trên giáo viên vừa giải quyết được việc học sinh
ghi nhớ vị trí cao độ trên khuông vừa phát huy tính tập trung tích cực của các em đối
với môn học. Thông qua đó giáo viên kết hợp tiến hành luyện gam C dur vừa tìm
được cho các em.

Đối với phần tìm hiểu Trường độ cụ thể bài TĐN số 2- lớp 6 (Mùa xuân trong rừng )
tôi đã thực hiện như sau:
Tôi chỉ vào ô nhịp cuối cùng sau mỗi câu nhạc và các ô nhịp khác để học sinh so sánh
và rút ra kết luận
Với các ô nhịp có từ " rừng, lừng, bừng, vui" => HS trả lời là hình nốt trắng ( )
Với các ô nhịp còn lại => HS trả lời là hình nốt đen ( )
=>Với cách gợi mở này các em thích thú học và nhận biết hình nốt nhanh hơn
6
* Tác dụng: Qua cách đặt câu hỏi gợi mở như trên tôi thấy rằng kết quả học tập của
các em rất tốt, tránh được sự khô cứng như chúng ta thường thấy khi dạy một bài
TĐN. Đồng thời tạo cho học sinh tính tích cực trong giờ học. Giáo viên kết hợp luyện
gam cho các em một cách nhẹ nhàng và tinh tế hơn, tiết kiệm thời gian giúp các em
nhanh nhạy nhận biết và ghi nhớ cao độ cũng như trường độ của bài TĐN.
2. Cách luyện tập cao độ để giải quyết những quãng khó trong bài TĐN:
Luyện tập cao độ giúp học sinh phát triển giọng, đọc cao độ đúng tầm cữ, xử lý tốt
các quãng khó cũng như những chỗ luyến láy khó đọc từ đó áp dụng tốt vào bài TĐN.
Với cách thực hiện này tôi đã giúp học sinh đọc được các quãng khó trong bài TĐN
như sau:
Ví dụ: Bài TĐN số 4- Lớp 6 ( Nhạc Mô-da)
Lần thứ nhất Tôi cho học sinh luyện gam đã chuẩn bị trong bảng phụ
Lần thứ hai Tôi chỉ lên bảng phụ những quãng khó đọc để học sinh tập luyện nhiều
lần. Những quãng khó bài TĐN số 4
Tôi đã tập luyện cho các em theo hình thức:
7
Tác dụng: Việc thực hiện giải quyết quãng khó kết hợp với luyện cao độ giúp học
sinh đọc tốt và áp dụng vào bài TĐN nhanh hơn qua đó sẽ giảm bớt thời gian trong
quá trình dạy Tập đọc từng câu
3. Một vài cách luyện tiết tấu kích thích quá trình học tập của học sinh:
Hầu hết những bài TĐN được viết dựa trên một âm hình tiết tấu chung, cho nên khi
đọc bài TĐN giáo viên hướng dẫn học sinh tìm âm hình tiết tấu chung để tiến hành

luyện tiết tấu cho các em. Tuy nhiên, để việc luyện tiết tấu trở nên hấp dẫn hơn Tôi
thay đổi cách gõ từng chuỗi âm thanh bằng nhiều cách khác nhau. Đây là một vài
cách gõ tiết tấu tôi đã thực hiện đối với một số bài TĐN – Âm nhạc 6
Cách 1: Đọc, gõ tiết tấu theo hình thức đánh trống:
Ví dụ 1: Bài TĐN số 2- Âm nhạc 6
8
Hình tiết tấu chung:
Tiết tấu chính:
Tùng tùng tùng tùng tùng tùng cắc.
Tôi chia lớp thành hai dãy bàn:
+ Dãy bàn trong: Đọc tùng, cắc
+ Dãy bàn ngoài: Thực hiện đánh tay không, tùng đánh ở mặt trống, cắc đánh
bên thành trống
+ Sau đó đổi ngược lại hình thức trên cho hai dãy bàn.
Ví dụ 2: Bài TĐN số 3 – Âm nhạc 6:
Hình tiết tấu chung:
9
Rinh rinh tùng rinh rinh tùng rinh rinh rinh rinh tùng.
Tôi chia lớp thành hai nhóm:
+ Nhóm học sinh Nam : Đọc tùng
+ Nhóm học sinh Nữ: Đọc rinh rinh
+ Sau đó đổi ngược lại hình thức trên cho hai nhóm
Cách 2: Đọc, gõ tiết tấu theo số tự nhiên:
Ví dụ: Bài TĐN số 5 – Âm nhạc 6:
10
Hình tiết tấu chung:
1 2 1 1 2 1 1 2 1 2 1 2 1

Tôi cho cả lớp cùng thực hiện tay gõ, miệng đọc
Cách 3: Đọc, gõ tiết tấu theo âm thanh kim đồng hồ:

Ví dụ: Bài TĐN số 6 – Âm nhạc 6:
:
Hình tiết tấu chung:
Tích tích tích tích tắc tắc.
11
Tôi chia lớp thành hai nhóm:
+ Nhóm 1: Đọc tiếng kêu tích tắc của đồng hồ
+ Nhóm 2 : Gõ tiết tấu
+ Sau đó đổi ngược lại
Cách 4: Đọc, gõ tiết tấu theo âm hình nốt:
Ví dụ: Bài TĐN số 8 - Âm nhạc 6:
Hình tiết tấu chung :

Đơn đen đen đen đen đen đen đen lặng (đơn)

12
Tôi đã thực hiện luyện tiết tấu cho các em như sau :
Chia lớp làm hai nhóm : Nhóm 1 : Gõ tiết tấu bằng thước
Nhóm 2 : Đọc hình nốt, sau đổi ngược lại
Ở mỗi bài TĐN có hình tiết tấu khác nhau giáo viên có thể cho học sinh lựa chọn
cách luyện tiết tấu phù hợp nhất sau khi đã làm quen với các cách luyện tiết tấu như
trên
* Tác dụng: Với hình thức luyện tiết tấu như trên học sinh sẽ hứng thú, tự tin, kích
thích sự tìm tòi ham học hỏi ở các em, từ đó giúp các em chú ý học hỗ trợ các em nắm
chắc nhịp khi đọc bài TĐN.
4. Luyện tai nghe thông qua trò chơi:
* Quy trình thực hiện trò chơi:
Với một trò chơi mới, giáo viên tổ chức theo quy trình:
Bước 1: Giới thiệu trò chơi: Tên trò chơi
Bước 2: Phổ biến luật chơi, thời gian tiến hành và kết thúc cuộc chơi

Bước 3: Đánh giá nhận xét về kết quả thực hiện, thưởng hoặc phạt
Bước 4: Tác dụng trò chơi.
* Đối với tiết dạy Tập đọc nhạc và ôn tập Tập đọc nhạc trong chương trình Âm nhạc
lớp 6 tôi sử dụng một số trò chơi sau:
4.1. Tên trò chơi: NGHE THẤU ĐOÁN TÀI
( Áp dụng khi ôn bài TĐN số 7 ở tiết 24 hoặc tiết 25 môn Âm nhạc 6)
- Giáo viên chuẩn bị: Chép bài Tập đọc nhạc số 7 thiếu một số nốt (từ 5 đến 8 nốt bất
kì vào bảng phụ)
- Giáo viên phổ biến luật chơi:
+ Chia lớp thành 2 nhóm học sinh, lần lượt từng học sinh của mỗi nhóm lên bảng điền
nốt nhạc còn thiếu của bài TĐN giáo viên đã chuẩn bị sẵn (Hình thức: Tiếp sức, mỗi
học sinh của mỗi nhóm chỉ được điền một nốt nhạc, hai bảng phụ treo hai góc lớp để
tránh học sinh nhìn nhau)
+ Dưới lớp học sinh gấp hết sách vở vào cặp và La theo giai điệu bài TĐN cùng với
tiếng đàn
- Thời gian: Trong khoảng thời gian bằng 3 lần đàn bài Tập đọc nhạc, học sinh phải
tìm được và điền vào những nốt nhạc thiếu.
13
Ví dụ: Bài TĐN số 7: Chơi đu
La la la la la la la la .
La la la la la la la la .
La la la la la la la la .
La la la la la la la la .
- Người chơi: Học sinh trong lớp
- Kết quả : Nhóm nào xong trước và chính xác nhất sẽ chiến thắng
* Trò chơi này áp dụng với hầu hết các bài Tập đọc nhạc trong sách giáo khoa Âm
nhạc lớp 6.
- Tác dụng: Qua trò chơi này rèn luyện cho các em trí nhớ âm nhạc tốt, phản xạ
nhanh hơn. Đồng thời tạo cho các em tinh thần tập thể, tạo sự thích thú, sảng khoái
sau mỗi tiết học.

Đây là một số hình ảnh khi tôi thực hiện trò chơi này ở lớp học 6A Trường THCS
Hiến Sơn – Đô Lương năm học 2013-2014.
14
Học sinh dưới lớp ngồi La theo giai điệu bài TĐN số 7
Thành tích của hai nhóm khi đã kết thúc trò chơi
15
4.2.Tên trò chơi: AI NHANH HƠN
( Áp dụng khi ôn bài TĐN số 6 ở tiết 21 hoặc tiết 25 môn Âm nhạc 6)
- Giáo viên chuẩn bị: Chép 3 khuông nhạc bài TĐN số 6 nhưng không có hình nốt
vào bảng phụ, 1 đồng hồ bấm giờ, 3 bút lông viết bảng 3 màu: xanh, đỏ, tím
- Giáo viên phổ biến luật chơi:
+ Chia lớp thành 4 nhóm.
- Nhóm 1: Gồm 1 trọng tài có 1 đồng hồ bấm giờ,1 thư kí
- Nhóm 2 bút xanh, nhóm 3 bút đỏ, nhóm 4 bút tím: Mỗi nhóm thảo luận cử 1 đại
diện chép lại bài TĐN số 6.(Yêu cầu dưới lớp học sinh La theo cao độ bài TĐN số 6
mỗi câu 2 lần. Mỗi nhóm có quyền thay thế đại diện lên chép nhạc tối đa 1 lần) Bảng
phụ giáo viên bố trí hai góc lớp và chính giữa bảng để tránh học sinh dưới lớp nhắc
bài và học sinh của đại diện đội chơi nhìn theo nhau để chép.
- Giáo viên điều khiển chung, sau thời gian 1 phút trọng tài bấm giờ nhắc để giáo
viên bắt nhịp cho dưới lớp La theo cao độ từng câu để đại diện mỗi đội chép vào bảng
phụ. Mỗi câu đọc La 2 lần sẽ mất khoảng 2 phút. Phần chép cao độ dành 8 phút. Sau
đó 5 phút để đại diện hoàn thiện lời ca và kí hiệu âm nhạc có trong bài.
- Sau khi hết thời gian chép phần cao độ nhóm có thể thay đại diện lên hoàn chỉnh
lời ca bài TĐN.
- Tiến hành chơi: Giáo viên điều khiển trọng tài bấm giờ 1,2,3 bắt đầu. Học sinh thực
hiện
- Người chơi: Nhóm học sinh
- Kết quả : Đội xanh, đỏ xong trước, độ tím chép lời ca sai hai từ trọng tài bấm giờ,
thư kí ghi nhận xét của các đội lẫn nhau và đọc lại cho lớp nghe.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, có thể linh động lấy điểm kiểm tra 15 phút

VD : Khuông nhạc Bài TĐN số 6 giáo viên chuẩn bị sẵn
16
* Trò chơi này áp dụng với các bài Tập đọc nhạc có tiết tấu đơn giản trong sách giáo
khoa Âm nhạc lớp 6 như: TĐN số 1, số 2,số 4, số 6, số 7, số 9, tuy nhiên tuỳ khả năng
của mỗi lớp để giáo viên chọn bài phù hợp.
- Tác dụng : Giúp học sinh củng cố luật nhịp, phách và rèn luyện trí nhớ âm nhạc. Từ
đó giúp học sinh tự sáng tác đoạn nhạc theo các hình nốt đa dạng ở mức cao hơn.
4.3. Tên trò chơi: NHỮNG NỐT NHẠC VUI
( Áp dụng tiết ôn tập cuối năm cho phân môn TĐN - Âm nhạc 6)
- Giáo viên chuẩn bị:
+ Làm hai hộp chất liệu bìa hoặc tôn có đường kính 30cm và 50cm, tâm giữa làm
bằng một ống nhựa dài 50cm để làm trục quay.
+ Dưới hộp có giá đỡ, hộp dưới đựng câu hỏi ứng với tên 7 nốt nhạc và ô may mắn,
hộp trên dán giấy viết tên 7 nốt nhạc : Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Xi và ô may mắn.
+ Một mũi tên cố định ở trục quay chỉ vị trí các nốt nhạc.
+ Mỗi câu hỏi và đáp án đi kèm có thể thực hiện trên máy chiếu.
+ Khi nhóm học sinh đã chọn nốt nhạc rồi giáo viên kéo hộp câu hỏi phía dưới lấy câu
hỏi cho học sinh đọc, trả lời và loại luôn câu hỏi đó, ô may mắn không có câu hỏi mà
yêu cầu học sinh hát tặng lớp một bài theo yêu cầu của thăm ghi
Giáo viên chuẩn bị phần câu hỏi:
Câu hỏi Nốt Đô ( gồm 4 câu)
+ Câu hỏi 1: Bài TĐN số 7 “Chơi đu” sáng tác của nhạc sỹ nào? Đọc bài TĐN đó.
( Đáp án: Mộng Lân)
+ Câu hỏi 2: Bài TĐN số 4 là sáng tác của nhạc sỹ thiên tài nào? Đọc bài TĐN đó.
(Đáp án: Mô-da)
+ Câu hỏi 3: Bài TĐN số 6 “ Trời đã sáng rồi” là dân ca của nước nào? Em hãy kể tên
một số bài hát, TĐN của nước ngoài trong chương trình Âm nhạc 6. ( Đáp án: Nước
Pháp, TĐN số 4, Hành khúc tới trường, Hô la hê - hô la hô)
+ Câu hỏi 4: Em hãy đọc bài TĐN số 8?
Câu hỏi Nốt Rê ( gồm 4 câu)

+ Câu hỏi 5: Bài TĐN số 8 “Lá thuyền ước mơ “ sử dụng mấy từ thuyền trong lời ca?
(Đáp án: sử dụng 4 từ thuyền)
+ Câu hỏi 6: Trong 10 bài TĐN đã học, bài TĐN nào không có số chỉ nhịp? Đọc bài
TĐN đó.(Đáp án: TĐN số 1)
17
+ Câu hỏi 7: Em hãy đọc bài TĐN số 10?
+ Câu hỏi 8: Bài TĐN số 9 có tên là gì? viết ở nhịp gì? do nhạc sỹ nào sáng tác? (Đáp
án: Ngày đầu tiên đi học viết ở nhịp ¾ do nhạc sỹ Nguyễn Ngọc Thiện sáng tác)
Câu hỏi Nốt Mi ( gồm 4 câu)
+ Câu hỏi 9: Vì sao chúng ta phải luyện tiết tấu trước khi học bài TĐN ? Nêu tác dụng
của việc luyện cao độ( Đáp án: Luyện tiết tấu giúp chúng ta đọc đúng phách, nhịp bài
TĐN. Luyện cao độ giúp chúng ta đọc bài TĐN không bị chênh, phô)
+ Câu hỏi 10: Các bài TĐN thang 5 âm Đô trưởng thiếu những âm nào so với các bài
TĐN thang 7 âm Đô trưởng?
+ Câu hỏi 11: Em hãy đọc bài TĐN số 3?
+ Câu hỏi 12: Trong 10 bài TĐN đã học, bài TĐN nào không có tên? Đọc bài TĐN
đó.(Đáp án: TĐN số 4)
Câu hỏi Nốt Pha ( gồm 4 câu)
+ Câu hỏi 13: Bài TĐN số 5 “Vào rừng hoa” sử dụng kí hiệu Âm nhạc nào để câu hát
nhắc lại hai lần?Đọc bài TĐN đó. (Đáp án: Vì sử dụng dấu nhắc lại)
+ Câu hỏi 14: Trong 10 bài TĐN đã học, bài TĐN nào chúng ta có thể đặt lời ca mới?
Vì sao? ( (Đáp án: Bài TĐN số 4 và số 6, vì đây là hai bài TĐN của nước ngoài)
+ Câu hỏi 15: Em hãy đọc bài TĐN số 9?
+ Câu hỏi 16: Trong 10 bài TĐN đã học, bài TĐN nào nói về Mùa gì trong năm? Đó
là mùa nào? Em hãy kể tên 3 bài hát nói về Mùa đó? ( Đáp án: TĐN số 2 – Mùa
Xuân, ba bài hát tuỳ các em kể)
Câu hỏi Nốt Son ( gồm 4 câu)
+ Câu hỏi 17: Em hãy đọc bài TĐN số 6?
+ Câu hỏi 18: Bài TĐN nào có các tiết nhạc lặp lại trong mỗi câu? Nội dung bài TĐN
đó? (Đáp án: TĐN số 6, nội dung báo hiệu trời sáng rồi thúc dục chúng ta thức dậy để

học tập và làm việc)
+ Câu hỏi 19: Bài TĐN số 3 nói về mấy loài chim? Em hãy kể tên các loài chim đó?
.(Đáp án: Ba loài chim Chim Hoạ mi, Chim Oanh và Chim Khuyên)
+ Câu hỏi 20: Bài TĐN số 9 là Đoạn trích của tác phẩm nào? Có nội dung gì? ( Đáp
án: Ngày đầu tiên đi học, Nói về những kỉ niệm tuổi thơ)
Câu hỏi Nốt La( gồm 4 câu)
+ Câu hỏi 21: Chủ đề bài TĐN số 2 là gì? Đọc bài TĐN đó. (Đáp án: Mùa xuân)
18
+ Câu hỏi 22: Những bài TĐN viết ở nhịp ¾ hình nốt có giá trị lớn nhất là gì? Kể tên
các bài TĐN viết ở nhịp ¾ trong 10 bài TĐN – Âm nhạc 6( Đáp án: Hình nốt có giá
trị lớn nhất trong nhịp ¾ là hình nốt Trắng chấm dôi, có 3 bài TĐN viết ở nhịp ¾ đó
là TĐN số 7, số 9, số 10)
+ Câu hỏi 23: Em hãy đọc bài TĐN số 7?
+ Câu hỏi 24: Các bài TĐN trong chương trình âm nhạc 6 đều viết ở giọng gì?( Đáp
án: Đô trưởng)
Câu hỏi Nốt Xi ( gồm 4 câu)
+ Câu hỏi 25: Em hãy kể tên các bài TĐN viết ở nhị 2/4 trong chương trình Âm nhạc
lớp 6?
+ Câu hỏi 26: Bài TĐN số 10 có nội dung gì? ( Đáp án: Miêu tả dòng sông với những
khung cảnh rất đẹp )
+ Câu hỏi 27: Em hãy đọc bài TĐN số 5?
+ Câu hỏi 28: Kể tên và tác giả các bài TĐN đã học trong chương trình Âm nhạc lớp
6?
Ô may mắn ( gồm 4 yêu cầu) (Quay vào ô này các bạn có nửa số điểm của phần quay
nốt nhạc vui rồi đó)
+ Yêu cầu thứ nhất: Em thích bài hát nào nhất trong chương trình Âm nhạc lớp 6?
Hãy trình bày bài hát đó?
+ Yêu cầu thứ hai: Em thấy bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ có hay không? Hãy trình
bày cho cả lớp cùng nghe lời một nhé?
+ Yêu cầu thứ ba: Thời đi học bạn có khóc nhè không nhỉ? Tên bài hát nào nói về kỉ

niệm thời đi học?
+ Yêu cầu thứ tư: Đi học có phải là niềm vui của em không? Bài hát Niềm vui của em
do nhạc sỹ nào sáng tác?
- Tiến hành chơi: Giáo viên mời học sinh quay theo danh sách lớp (đây là hình thức
hái hoa dân chủ có thể áp dụng cho cả bộ môn Âm nhạc. Giáo viên có thể lấy điểm 15
phút hoặc học kì nếu đạt kết quả cao)
Lưu ý : Trò chơi này rất dài nên giáo viên có thể bố trí đổi tiết để thực hiện cả hai tiết
Ôn tập cuối năm ( Tiết 33-34)
- Tác dụng: Qua trò chơi này rèn luyện cho các em tính mạnh dạn, nhanh nhẹn, đồng
thời ôn tập, rèn luyện trí nhớ tổng hợp về phân môn TĐN.
Đây là một số hình ảnh khi Tôi thực hiện trò chơi này ở lớp học 6B Trường THCS
Hiến Sơn - Đô Lương năm học 2012-2013
19

Bạn Như Quỳnh đang quay chọn Nốt nhạc vui (hình 1) và trả lời câu hỏi (hình 2)
20
5. Hướng dẫn về nhà:
Để học sinh đọc tốt bài TĐN thì việc các em tìm hiểu bài trước khi đến lớp và xem
bài sau khi học xong là rất quan trọng. Và để cho các em thực hiện có hiệu quả với
nhiệm vụ này, giáo viên cần phải có một phương pháp hướng dẫn về nhà phù hợp.
Ví dụ : - Hướng dẫn trước khi học bài mới:
+ Yêu cầu học sinh nhận biết tên nốt nhạc
+ Yêu cầu học sinh nhận xét bài TĐN (nhịp, cao độ, trường độ, các kí hiệu đã
học thể hiện bằng kí hiệu )
+ Không cho học sinh chép trước nốt nhạc vào Sách giáo khoa.
- Hướng dẫn sau khi học xong bài trên lớp:
+ Về nhà đọc lại bài TĐN (ghép lời + gõ phách)
+ Chép bài TĐN vào vở chép nhạc
+ Thể hiện đúng cao độ, trường độ, tiết tấu và các kí hiệu có trong bài
+ Tập đặt lời mới với chủ đề tự chọn (Nếu bài TĐN đó không có lời ca hoặc

không trích từ ca khúc)
Các em có thể tự tạo nhóm để đọc nhạc - ghép lời giúp cho việc nhận biết tên nốt
nhạc được nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
21
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong năm học 2013-2014 tôi đã tiến hành dạy áp dụng các nội dung trên đối
với phân môn TĐN lớp 6 ở ba lớp 6A, 6B, 6C ở trường THCS Hiến Sơn - Đô Lương,
kết quả đạt được như sau:
- Đa số HS nắm vững bài TĐN và có nhiều phương pháp để đọc bài.
- Học sinh thích thú, hăng say học tập môn âm nhạc, đặc biệt là phân môn TĐN
- Các em dần hình thành ý thức tự giác làm việc, ý thức tinh thần tập thể nâng cao
- Các học sinh khá giỏi nhanh nhạy hơn trong các tiết học
- Qua mỗi bài học giúp các em nhớ lâu hơn những kiến thức nhạc lý có trong bài.
Đồng thời giúp các em mở rộng thêm một số kiến thức Âm nhạc, từ đó các em phát
huy khả năng sáng tạo của mình.
Cụ thể: Tôi lập bảng so sánh như sau:
Khảo sát chất lượng học tập phân môn TĐN năm học 2012-2013 của khối 6 có số
liệu:
Lớp Tổng số CĐ Tỉ lệ
%
Đ Tỉ lệ
%
6A 35 11 31,4 22 68,6
6B 36 15 41,7 21 58,3
6C 35 18 51,4 15 48,6
Ở học kì 1 năm học 2013 - 2014 chất lượng học tập phân môn TĐN
khối 6 đạt kết quả như sau:
Lớp Tổng số CĐ Tỉ lệ
%
Đ Tỉ lệ

%
6A 31 1 3,2 30 96,8
6B 30 2 6,7 28 93,3
6C 31 2 6,5 29 93,5
22
D. KẾT LUẬN
Việc ứng dụng nhiều phương pháp mới trong dạy học đặc biệt là biết phối – kết
hợp các phương pháp đó trong phân môn TĐN - Âm nhạc 6 thực sự đã đem lại hiệu
quả rõ rệt. Học sinh rất hứng thú học tập và tiếp thu bài một cách chủ động, nhanh
chóng. Tính chuyên nghiệp trong các tiết học Âm nhạc dần khẳng định, từng bước
vượt ra khỏi việc dạy và học Âm nhạc một cách đơn điệu tẻ nhạt. Sự hiểu biết Âm
nhạc của học sinh được nâng cao rõ rệt, góp phần giáo dục thẩm mỹ Âm nhạc và định
hướng tốt cho việc cảm thụ và thưởng thức Âm nhạc của học sinh về sau này, hơn
nữa còn giúp phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Âm nhạc cho những học sinh có khả
năng góp phần thực hiện tốt các hoạt động Văn hóa – Văn nghệ tại trường. Nhưng để
đạt được điều đó thì mỗi giáo viên Âm nhạc cần tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn đặc biệt là khả năng vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp và có
nhiều sáng kiến mới vào giảng dạy có như thế chất lượng bộ môn Âm nhạc mới được
nâng cao đáp ứng yêu cầu về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.
Qua thực tế giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS Hiến Sơn- Đô Lương nhiều
năm nay, cùng với những kiến thức đã học và những ý kiến đóng góp của bạn bè đồng
nghiệp, bản thân tôi đã rất cố gắng để tìm ra những sáng kiến khi giảng dạy. Từ đó tôi
đã rút ra được một số kinh nghiệm sau đây:
1. Trước khi dạy một bài TĐN, giáo viên cần chuẩn bị các phương tiện liên quan
đến tiết học như: nhạc cụ, bảng phụ và một số câu hỏi về nhạc lý. Trong đó nhạc cụ là
phương tiện không thể thiếu trong mỗi bài học, nhằm giúp HS phát triển tai nghe qua
âm thanh trên đàn.
2. Đối với những tiết học có 2 nội dung trọng tâm (TĐN-ÂNTT) thì giáo viên cần
hướng vào đối tượng học sinh khá-Tb để phân chia thời gian hợp lý.
3. Trong các tiết học, giáo viên cần phải tránh tình trạng “dạy chay” để thu hút sự

chú ý của học sinh. Các em sẽ tham gia hoạt động học tập tích cực nếu giáo viên biết
cách phối kết hợp các phương tiện và phương pháp dạy học.
4. Học sinh là lứa tuổi hiếu động, do đó việc sử dụng trò chơi một cách hợp lý sẽ góp
phần mang lại hiệu quả bất ngờ trong mỗi tiết dạy.
5. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp mới giáo viên cần cho học sinh tự làm chủ, các
em tạo nhóm tự giải mã các vấn đề liên quan tới bài học, giáo viên đóng vai trò là
người chỉ huy, hướng dẫn.

23
E. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
- Đối với Sở GD&ĐT: Tiếp tục mở các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học tích
cực
- Đối với phòng GD&ĐT: Tổ chức các chuyên đề, dự giờ tư vấn cho giáo viên về
chuyên môn nghiệp vụ. Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất như đồ dùng dạy học:
Đàn Ooc-gan, tranh các bài TĐN
- Về phía nhà trường: Tạo mọi điều kiện, thời gian cho giáo viên bộ môn Âm nhạc
được tham gia học các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Cần đầu tư
phòng học dành riêng cho môn Âm nhạc để các em được vân động thoải mái mà
không ảnh hưởng tới các lớp khác.
Trên đây mới chỉ là cách nhìn nhận chủ quan của riêng cá nhân tôi trên một số đối
tượng học sinh nhất định, chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Kính mong được
chuyên môn, đồng nghiệp góp ý, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

24
MỤC LỤC
Nội dung Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lý luận

2. Cơ sở thực tiễn
II. Mục đích, nhiệm vụ
III. Phạm vi nghiên cứu
IV. Đối tượng nghiên cứu
B. NỘI DUNG
1
1
1
2
3
3
4
I. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG
THCS HIẾN SƠN – ĐÔ LƯƠNG
4
II. MỘT VÀI SÁNG KIẾN GIÚP HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS
HIẾN SƠN – ĐÔ LƯƠNG HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC
1. Cách đặt câu hỏi gợi mở:
2. Cách luyện tập cao độ để giải quyết những quãng khó trong bài TĐN
3. Một vài cách luyện tiết tấu kích thích quá trình học tập của học sinh
4. Luyện tai nghe thông qua trò chơi
4.1.Tên trò chơi: NGHE THẤU ĐOÁN TÀI
4.2. Tên trò chơi: AI NHANH HƠN
4.3. Tên trò chơi: NHỮNG NỐT NHẠC VUI
5. Hướng dẫn về nhà:
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
D. PHẦN KẾT LUẬN
E. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
4
5

6
7
13
13
16
17
21
22
23
24
25

×