Thảo luận: Kinh tế vi mô
Kinh tế học vi mô là bộ môn nghiên cứu và phân tích các hành vi kinh tế
của các tác nhân trong nền kinh tế. Trong đó, cung – cầu là một trong những nội
dung quan trọng nhất của kinh tế học. Thông qua mô hình cung cầu giúp chúng
ta phân tích hành vi của nhà sản xuất và người tiêu dùng tác động qua lại nhau
trên thị trường, sự tương tác đó còn giúp ta xác định giá và sản lượng của hàng
hóa được mua bán trên thị trường.
Việt Nam đang chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới. Mô hình cung cầu có tác động rất mạnh mẽ trong việc thay đổi tình
hình kinh tế của nước ta. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, tập
đoàn Kinh Đô đã góp phần đưa ngành chế biến lương thực thực phẩm của nước
ta lên một tầm cao mới. Trong đó, chúng ta không thể không kể đến sản phẩm
BÁNH TRUNG THU KINH ĐÔ.
Vì vậy mà nhóm 4 chọn bánh trung thu Kinh Đô làm đề tài để phân tích
đánh giá, để cung cấp cho sinh viên khối nghành kinh tế nói chung và sinh viên
khoa kinh doanh thương mại về thị trường bánh trung thu trên cả nước.
Sở dĩ nhóm lựa chọn đề tài này là vì bánh trung thu là sản phẩm không hề
xa lạ với chúng ta, đặc biệt, như cái tên của nó, vào mỗi dịp trung thu thì lại
càng không thể thiếu vắng loại bánh này trong mỗi một gia đình. Bánh trung thu
không chỉ là một loại thực phẩm để thưởng thức mà còn là món quà tinh thần
thể hiện nét đẹp văn hóa của con người. Trong chính dịp trung thu, loại bánh
này được cung cấp ra thị trường với một số lượng khổng lồ và cũng tiêu thụ một
cách rất nhanh chóng, nó có một sự thay đổi rõ rệt giữa cung và cầu so với các
khoảng thời gian trước hay sau đó.
Diễn đàn Sinh viên Thương mại – THUONGMAI.ORG
Thảo luận: Kinh tế vi mô
!"
1. Thị trường.
Là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để
xác định giá cả và sản lượng của hàng hóa hay dịch vụ.
2. Cung
Là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng
bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định và giả định là các
yếu tố khác là không đổi.
3. Cầu
Là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mu among muốn và có khả
năng mua tại các mức giá khác nhau tỏng một thời gian nhất định và các yếu tố
khác không đổi.
4. Mối quan hệ giữa cung cầu và giá cả thị trường.
Cung cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cầu xác định cung và ngược
lại cung xác định cầu.
Cung cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng tới giá
cả: khi cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị; khi cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ
hơn giá trị và ngược lại. Nhìn chung, trong cơ chế thị trường không có sự nhất
trí giữa cung và cầu thì giá cả có tác động điều tiết cung và cầu trở về xu hướng
cân bằng nhau.
Diễn đàn Sinh viên Thương mại – THUONGMAI.ORG
Thảo luận: Kinh tế vi mô
#: $$%&'()(*+,(%(-+.$(/0$
12
)(*(%(-0$*345
67(-0$345
Nhu cầu bánh trung thu ngày một tăng:
- Bánh trung thu được xem là loại cao lương, có vị ngọt, hình tròn,
thường được tặng cho các em nhỏ và dùng để cúng tổ tiên trong dịp
Tết Trung Thu hằng năm.
- Nhưng trong thời kỳ kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ này,
bánh trung thu ngày càng được người lớn quan tâm, để dùng làm quà
biếu, nhằm xây dựng các mối quan hệ làm ăn.
- Những chiếc bánh đẹp, có giá thành cao dùng làm quà để mở rộng mối
quan hệ, hoặc thể hiện đẳng cấp còn những bánh có giá trung bình chủ
yếu dành cho những người có thu nhập trung bình và thấp.
- Hầu hết mỗi chiếc bánh được bán với giá khoảng 1 đô la (gần 20 ngàn
VNĐ), có nhân đậu xanh và được gói bằng loại ni lông rẻ tiền. Nhưng
thỉnh thoảng những chiếc bánh được gói cầu kỳ và làm bằng những
Diễn đàn Sinh viên Thương mại – THUONGMAI.ORG
Thảo luận: Kinh tế vi mô
nguyên liệu đắt tiền như yến, tôm, có thể có giá bán lẻ lên đến gần 2 triệu
đồng (101USD).
Loại bánh:
- Với bánh trung thu, bánh nướng được ưa thích hơn so với bánh dẻo.
+ 98% lựa chọn mua bánh nướng.
+ 71% lựa chọn mua bánh dẻo.
- Trong đó, người Hà Nội thích bánh nướng nhất (100%).
- Loại bánh thường mua là bánh mặn, bánh chay tuy mới xuất hiện những
năm gần đây có sức mua hạn chế nhưng đã bắt đầu chiếm được cảm tình
của người Hà Nội, có đến 20% người mua bánh này trong dịp Tết Trung
Thu năm ngoái trong khi Hồ Chí Minh chỉ có 5%.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu:
- Thu nhập người tiêu dùng : Theo con số của Bộ Công thương, năm 2011
nhiều chỉ số vĩ mô của Việt Nam đang tốt lên đáng kể, với tổng GDP ước
khoảng 119 tỷ USD. GDP đầu người đạt 1.300 USD/người/năm.Nhu cầu
các loại bánh ngon, chất lượng tăng lên,các loại bánh kém chất lượng bị
đẩy lùi.
- Số lượng người tiêu dùng : Dân số trung bình cả nước năm 2011 ước
tính 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010.Dân số tăng dẫn đến
nhu cầu bánh sẽ ngày càng tăng.
- Kỳ vọng về thu nhập: Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đang có tín
hiệu khả quan hơn năm trước, thu nhập của người tiêu dùng vẫn có xu
hướng đi lên đặc biệt CP liên tục có các điều chỉnh về mức lương tối
thiểu. Do vậy, yếu tố này cũng có tác động nhất định đến cầu.
- Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho
các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để
treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh
Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa.Vì vậy Bánh
trung thu không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Diễn đàn Sinh viên Thương mại – THUONGMAI.ORG
Thảo luận: Kinh tế vi mô
#67+,(0$8345
Đối với các doanh nghiệp (DN) ngành bánh kẹo, mùa Trung thu và
những tháng cuối năm là thời điểm “tăng tốc” để đạt kế hoạch kinh doanh. Vì
thế, dù còn đến gần hai tháng nữa mới đến Trung thu nhưng các DN đã bắt đầu
ồ ạt tung hàng.
Năm nay, Kinh Đô (KDC) dự kiến đưa ra thị trường 2.100 tấn bánh, bằng
với sản lượng đã đạt vào cuối mùa Trung thu 2011. Vinabico dự kiến đóng góp
cho thị trường khoảng 200 tấn sản phẩm. Bibica cũng công bố sẽ sản xuất 525
tấn bánh, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thương hiệu khác như: Đồng Khánh, Thành Long, Đại Phát, Hỷ Lâm
Môn, Brodard tuy không tiết lộ con số chính xác nhưng đều khẳng định sẽ sản
xuất số lượng không kém năm ngoái.
Điều đáng nói là tuy kinh tế đang rất khó khăn nhưng các doanh nghiệp
vẫn “đánh mạnh” vào phân khúc sản phẩm đắt tiền. Cụ thể, Kinh Đô có bộ sưu
tập Trăng vàng với các dòng sản phẩm hoàn toàn mới như Trăng vàng kim
cương, bạch kim, hoàng kim, hồng ngọc với thành phần nguyên liệu thượng
Diễn đàn Sinh viên Thương mại – THUONGMAI.ORG
Thảo luận: Kinh tế vi mô
hạng như: sò điệp Nhật xốt rượu, cua huỳnh đế, tôm càng bách hoa, gà quay tứ
quý.
Trong đó, hộp bánh Trăng vàng kim cương có giá lên đến 2,2 triệu đồng.
Bibica thì tung ra 6 dòng bánh cao cấp như Đế Nguyệt, Thưởng Nguyệt, Minh
Nguyệt, Phúc Nguyệt, Kim Nguyệt, Dạ Nguyệt. Các dòng bánh này được sản
xuất bằng nguyên liệu đặc biệt như đậu xanh collagen, tảo spirulina, yến sào hạt
sen và giá bán cũng khá cao.
Chẳng hạn, hộp Đế Nguyệt là 1,2 triệu đồng. Tương tự, các dòng bánh
cao cấp của thương hiệu Đại Phát cũng có giá từ 1-1,3 triệu đồng/hộp; của Đồng
Khánh cũng gần cả triệu đồng/hộp
Ngoài ra còn có các cơ sở nhỏ tự sản xuất bánh cũng tăng lên lượng cung
nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng .
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung:
Năm nay, giá bánh Trung thu tăng từ 5 đến 15% so với năm 2011. Các
nhà sản xuất giải thích nguyên nhân tăng giá là do giá nguyên liệu tăng. Cụ thể
giá thịt lợn tăng khoảng 45% (từ 70.000 đ/kg lên xấp xỉ 100.000 đ/kg) giá đỗ
xanh đã tăng 40%, trứng muối tăng từ 23 nghìn đồng/chục lên 33 nghìn
đồng/chục
Các sản phẩm bình dân, giá từ 28 đến 50 nghìn đồng/chiếc vẫn chiếm tỷ
lệ lớn, được các gia đình mua nhiều. Những loại bánh cao cấp như bánh nhân gà
quay, hải sản, hạt dẻ có giá từ 40 nghìn đến 100 nghìn đồng/chiếc. Cao cấp
hơn là các loại bánh nhân vi cá, hải sâm, yến xào, một hộp giá từ 700 nghìn
đồng đến ba triệu đồng với bao bì, hình thức đẹp, có kèm trà hoặc rượu, thường
được các cơ quan, doanh nghiệp mua để biếu, tặng đối tác, khách hàng.
Số lượng các cơ sở nhỏ sản xuất bánh trung thu ngày càng nhiều như:
Công ty Hải Hà Hatobuki, Cty Bánhẹo Hà Nội, và bốn sơ sở thủ công ở làng
nghề Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm).
Diễn đàn Sinh viên Thương mại – THUONGMAI.ORG
Thảo luận: Kinh tế vi mô
Do thu nhập của người dân còn thấp nên các mặt hàng có mức giá trung
bình vẫn được ưa chuộng.Lượng cung của mặt hàng này vẫn được ưa chuộng
hơn cả.
Diễn đàn Sinh viên Thương mại – THUONGMAI.ORG
Thảo luận: Kinh tế vi mô
19:;+.$47<(=
Kinh nghiệm
“Thành công” là nhận định ngắn gọn nhất khi đề cập tới công việc xây
dựng thương hiệu bánh trung thu của Kinh Đô trong thời gian qua. Với bề dày
lịch sử có mặt trên thị trường Việt Nam, Kinh Đô có khả năng xác định và am
hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng. Hệ thống phân phối rộng khắp cũng là một
trong những đòn bẩy giúp công ty giới thiệu các sản phẩm mới.
Ngay từ đầu Kinh Đô đã xác định, nguồn cung cấp nguyên liệu chất
lượng và ổn định đặc biệt quan trọng. Vì thế, Kinh Đô đã xây dựng các quan hệ
bền vững với các nhà cung cấp thông qua chính sách đánh giá của công ty, để
có được nguyên liệu sạch, chất lượng cao.
Với Kinh Đô, chất lượng cao, giá cả hợp lý và khách hàng phải là trung
tâm.
Năng lực hoạt động
1) Vị trí đầu ngành được hỗ trợ bởi thương hiệu được xây dựng tốt.
Thương hiệu Kinh Đô được sử dụng từ khi công ty mới bắt đầu thành lập
và hiện nay là một thương hiệu được biết đến rộng rãi tại Việt Nam.
2) Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh.
Kinh Đô cung cấp các sản phẩm bánh kẹo đa dạng phục vụ nhiều đối
tượng người tiêu dùng. Công ty có các dòng sản phẩm nhắm đến một số khách
hàng mục tiêu chuyên biệt như trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng với các sản
phẩm dành cho hộ gia đình và các cở sở kinh doanh. Bên cạnh đó, thông qua
việc cung cấp các sản phẩm đa dạng đến người tiêu dùng với các kích cỡ bao bì
khác nhau, Công ty mang đến cho khách hàng tại thị trường Việt Nam các sản
phẩm bánh kẹo và đặc biệt là bánh trung thu tiện dụng có thể mang theo dễ
dàng.
3) Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp
Diễn đàn Sinh viên Thương mại – THUONGMAI.ORG
Thảo luận: Kinh tế vi mô
Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp của Kinh Đô là yếu tố thiết
yếu dẫn đến thành công trong hoạt động, cho phép Kinh Đô chiếm được số
lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến
lượng tiếp thị hiệu quả trên cả nước. Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm bán
hàng trên khắp đất nước đã hỗ trợ cho các nhà phân phối phục vụ tốt hơn các
cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời quảng bá sản phẩm của Kinh
Đô
Nhìn chung : lượng cung, lượng cầu và giá cả của măt hàng bánh trung
thu năm nay so với năm ngoái tăng cho thấy chất lượng cuộc sống của người
dân ngày càng tăng, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng ngày càng
cao. Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu bánh nổi tiếng, với tính canh
tranh cao về cả mâu mã, chất lượng và giá cả sản phẩm. Điều đó tạo điều kiện
cho người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp với thu nhập và
mục đích sử dụng của mình .
- Ưu điểm
+ Cầu tăng => cung tăng => doanh thu của nhà sản xuất tăng, đồng thời tạo
được công ăn việc làm cho nhiều công nhân.
+ cầu tăng cho thấy mức sống của người dân cao hơn trước.
- Nhược điểm:
Diễn đàn Sinh viên Thương mại – THUONGMAI.ORG
Thảo luận: Kinh tế vi mô
+ Cầu tăng mà cung không đáp ứng kịp sẽ dẫn đến khan hiếm hàng trên thị
trường, tạo điều kiện cho các nguồn hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc
xuất hiện. Sử dụng các sản phẩm này sẽ gây tác hại tới sức khỏe cho người tiêu
dùng.
Diễn đàn Sinh viên Thương mại – THUONGMAI.ORG
Thảo luận: Kinh tế vi mô
>?@+.A,BCAD+@+CA,<(=
1. Dự báo triển vọng, phương hướng, mục tiêu và quan điểm giải quyết
(thực hiện) vấn đề nghiên cứu:
a) Triển vọng:
Trung Thu đã, đang và sẽ mãi là 1 ngày lễ văn hóa lớn, chiếm 1 vị trí
quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Xã hội
càng phát triển, những giá trị truyền thống càng nên được gìn giữ và phát
huy….
Càng ngày các mặt hàng càng phong phú và đa dạng nhưng những hàng
hóa phục vụ dựa trên những giá trị lâu bền, đã ăn sâu vào nếp sống của người
tiêu dùng luôn có 1 chỗ đứng vững chắc. Mặt hàng bánh trung thu là một ví dụ.
Và bánh Trung thu Kinh Đô là nhãn hiệu bảo chứng cho 1 chất lượng đáng tin
cậy.
b) Phương hướng:
Nhìn chung bánh Trung thu là 1 mặt hàng nhiều tiềm năng, thu hút kể cả
người sx và đối tượng tiêu dùng dù chỉ trong thời gian ngắn. Càng ngày càng đa
dạng về mẫu mã, chất lượng cũng như chủng loại nên thị hiếu của người tiêu
dùng luôn được các hãng sx đào sâu…. Sức cạnh tranh ở thị trường này cũng
khá cao, đòi hỏi người sx phải không ngừng nâng cao và sáng tạo cho mặt hàng
cả về chất và nhu cầu, mục đích sử dụng.
c) Mục tiêu:
Qua tình hình phát triển, dựa trên số liệu cung-cầu của thị trường trong
các năm gần đây có thể dự đoán trong các năm tới mặt hàng bánh trung thu
Kinh Đô nói riêng và trên cả nước nói chung sẽ còn vượt xa về cả lượng cung
và cầu, để đáp ứng thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng.
2. Các đề xuất, kiến nghị hoặc giải pháp với vấn đề nghiên cứu:
Diễn đàn Sinh viên Thương mại – THUONGMAI.ORG
Thảo luận: Kinh tế vi mô
Từ thực trạng của mặt hàng bánh trung thu trên thị trường hiện nay có thể
thấy cần 1 hướng giải quyết cho vấn đề phân chia thị trường phục vụ: dựa theo
thu nhập, theo mục đích ăn hay biếu xén, theo khẩu vị….
Nhìn nhận khách quan thì đây là 1 hướng làm đa dạng mặt hàng và đưa
bánh trung thu tới gần người tiêu dùng hơn. Song mặt tiêu cực mà nó mang lại
là bào mòn dần giá trị đích thực của loại bánh truyền thống này. Khoảng cách
giàu nghèo trong xã hội hiện đại được thể hiện qua giá trị chiếc bánh với mức
giá chênh nhau hàng trăm lần giữa loại bánh cao cấp giá cả triệu , số lượng có
hạn và loại bánh vài chục nghìn cho dân thu nhập thấp. Ngày xưa bánh Trung
thu là thứ quà dành cho trẻ em vào dịp lễ Trăng tròn, là món ăn sum vầy trong
cả gia đình, biếu cha mẹ, ông bà thể hiện lòng thành kính, và cầu chúc sức khỏe,
bình an giữa những người thân… Nhưng tới xã hội hiện đại, giá trị đó dần “biến
thể” sang các mối quan hệ khác: trong làm ăn. Đôi khi những bậc cha mẹ mải
mê với “Trung thu cơ quan” mà quên mất hoặc vội vã với niềm vui của con trẻ
trong dịp này, bánh cho sếp hay đối tác còn giá trị hơn tấm bánh cho ông bà,
cha mẹ…
Người sx chỉ quan tâm tới số lượng tiêu thụ mà đôi khi bỏ qua chất lương
an toàn của sản phẩm.
Gía trị thật của chiếc bánh có khi không bằng 1 phần giá thi trường nhưng
nhãn mác, tên gọi, hình thức và sự bảo chứng của nhãn hiệu nổi tiếng lại làm
cho nó một cái giá trên trời, phục vụ những khách hàng đẳng cấp.
EF$%G8
- Người dân nên có hiểu biết nhất định về văn hóa, lúc đó họ sẽ tôn trọng
với những giá trị truyền thống hơn và lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh
kinh tế của mình.
- Chúng ta cũng cần sự tham gia đồng bộ của truyền thông và các cơ quan
có thẩm quyền để định hướng cho thị trường phát triển, vừa đáp ứng cung
– cầu của người dân và vừa giữ được giá trị truyền thống và bản sắc văn
hóa dân tộc.
Diễn đàn Sinh viên Thương mại – THUONGMAI.ORG
Thảo luận: Kinh tế vi mô
- Có nhiều doanh nghiệp cho cả vàng vào bánh, thể hiện sự đẳng cấp, chính
những thứ đó mới đẩy giá bánh lên cao. Đó là những thứ thiên về hình
thức, phản ánh sự sai lệch trong nhận thức, giá trị văn hóa. Chúng ta cần
định hướng lại quan niệm kinh tế và văn hóa để giữ được bản sắc dân tộc.
- Do sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường, bố mẹ có thể vẫn cho tiền, vẫn
mua sắm, nhưng không có thời gian gần gũi, động viên con trẻ trong
những ngày lễ đó. Vật chất cũng rất quan trọng, nhưng những ngày lễ như
thế này, chúng ta cần thương yêu con trẻ bằng hành động, bằng tình cảm,
đó cũng là cách để chúng ta bảo tồn, giữ gìn những nét văn hóa truyền
thống.
- Các nguy cơ nhiễm độc từ bánh trung thu phát sinh chủ yếu từ khâu chọn
nguyên liệu, chế biến, bảo quản bánh. Vì thế, người tiêu dùng nên sử
dụng bánh của các công ty có đăng ký tiêu chuẩn về chất lượng với cơ
quan y tế và được chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm
Diễn đàn Sinh viên Thương mại – THUONGMAI.ORG