Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

THANH TOÁN QUỐC TẾ (TTQT) CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.18 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ (TTQT) CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM).............................................................3
1. Khái niệm TTQT...........................................................................................3
2. Đặc điểm của Thanh toán quốc tế.................................................................3
3. Vai trò của TTQT với hoạt động của các NHTM.........................................3
4. Các phương thức TTQT chủ yếu của các NHTM.........................................4
a. Phương thức chuyển tiền...........................................................................4
b. Phương thức nhờ thu.................................................................................4
(1) Nhờ thu phiếu trơn...............................................................................5
(2) Nhờ thu kèm chứng từ.........................................................................5
c. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C).......................................................6
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN CỦA CÁC NHTM VIỆT
NAM......................................................................................................................6
1. Phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây..................................................6
2. Tồn tại những bất cập ...................................................................................7
a. Trong bản thân các NHTM.......................................................................7
(1) Tốc độ chu chuyển thanh toán còn chậm, xảy ra khiếu kiện..............7
(2) Các qui trình, thể lệ, nghiệp vụ trong TTQT chưa chấp hành nghiêm
chỉnh và khả năng kiểm soát của ngân hàng chưa cao..............................8
(3) Các ngân hàng còn gặp khó khăn trong việc triển khai mảng nghiệp
vụ thanh toán quốc tế tại các thị trường xuất khẩu mới............................9
(4) Đối với hàng nhập khẩu, còn thiếu ngoại tệ để thanh toán làm giảm
lòng tin đối với các đối tác nước ngoài...................................................10
b. Từ phía DN..............................................................................................10
(1) Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết trong
hoạt động xuất nhập khẩu........................................................................10
(2) Doanh nghiệp Vịêt Nam chưa có những hiểu biết cần thiết về luật
pháp trong kinh doanh quốc tế................................................................10
c. Từ phía nhà nước....................................................................................11
(1) Chính sách thương mại chưa ổn định................................................11


(2) Các thủ tục hành chính trong hoạt động XNK còn rườm rà .............12
(3) Một số văn bản của ngân hàng nhà nước quy định chưa cụ thể........12
III. CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI CÁC
NHTM VIỆT NAM.............................................................................................12
1. Về phía NHTM............................................................................................12
a. Phát triển quan hệ hợp tác với các NH đại lý nước ngoài.......................12
b. Phát triển nguồn nhân lực........................................................................13
c. Tích cực huy động ngoại tệ phục vụ TTQT. ...........................................14
d. Phát huy hiệu quả của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng......................15
e. Nâng cao chất lượng sản phẩm và quảng bá dịch vụ...............................15
f. Hiện đại hóa công nghệ hoạt động TTQT của ngân hàng theo mặt bằng
trình độ quốc tế. ..........................................................................................16
g. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng.............................................17
h. Nâng cao năng lực TTQT ở các chi nhánh.............................................18
2. Về phía doanh nghiệp..................................................................................18
3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước......................................................19
4. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan........................20
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................21
1. Giáo trình:....................................................................................................21
2. Website:.......................................................................................................21
3. Tài liệu khác:...............................................................................................21
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ (TTQT)
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM)
1. Khái niệm TTQT
TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và hưởng quyền lợi về tiền tệ
phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá
nhân nước này với tổ chức, các nhân nước khác, hay hiữa một quốc gia với một
tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ các ngân hàng của các nước có liên quan.
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu
cũng trực tiếp thanh toán tiền hàng với nhau, mà phải thông qua các NHTM,

thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán. Ngày nay, hoạt động thương mại
quốc tế luôn cần đến sự hỗ trợ, tham gia của NHTM để đảm bảo an toàn và
quyền lợi cảu cả bên mua và bán.
2. Đặc điểm của Thanh toán quốc tế
• Thanh toán liên quan tới đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và
thời gian thanh toán
• Thanh toán quốc tế phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối ngoại
• Gặp nhiều rủi ro do có sự biến động về tiền tệ
3. Vai trò của TTQT với hoạt động của các NHTM
 TTQT là hoạt động trực tiếp tạo ra một khoản lợi nhuận lớn của ngân hàng
từ việc thu phí các dịch vụ như: chuyển tiền, phí thanh toán L/C, phí bảo
lãnh,… Thực tế cho thấy, đối với các NHTM hiện đại, thu nhập từ phí dịch
vụ có xu hướng ngày một tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng thu
nhập của ngân hàng. Đây cũng chính là mục tiêu mà các NHTM luôn vươn
tới.
 TTQT tạo môi trường ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến
 NHTM có thể tăng cường khả năng thu hút vốn ngoại tệ từ việc thực hiện
thanh toán thu tiền về cho khách hàng đến việc quản lý nguồn ngoại tệ tạm
thời nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, từ đó đáp ứng được
nhu cầu vay và thanh toán bằng ngoại tệ của khách hàng.
 TTQT phát triển góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng
trong cơ chế thị trường, đồng thời giúp cho hoạt động ngân hàng vượt ra
khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với cộng đồng ngân hàng thế giới
 Mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài
 Thanh toán quốc tế được coi là một trong những đòn bẩy làm cho hoạt động
thương mại quốc tế ở các NHTM ngày càng phát triển mạnh mẽ
Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến.
Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế
bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn
4. Các phương thức TTQT chủ yếu của các NHTM

a. Phương thức chuyển tiền
Chuyển tiền là phương thức TTQT, trong đó một khách hàng của ngân
hàng yêu cầu ngân hàng cảu mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác
ở một địa điểm nhất định trong một thời gian nhất định bằng phương tiện
chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Thực hiện bằng hai cách:
- Chuyển tiền bằng điện
- Chuyển tiền bằng thư
Trong đó, chuyển tiền bằng điện nhanh hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí
chuyển tiền bằng điện cao hơn.
b. Phương thức nhờ thu
Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó, người bán sau khi hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác
cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ
bên mua để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện
và điều khoản khác.
(1) Nhờ thu phiếu trơn
Quy trình nhờ thu trơn
(3)
(6)
(2) (7) (5) (4)
(1)
Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ hàng
hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân hàng), đồng thời uỷ thác
cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại
quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.
(2) Nhờ thu kèm chứng từ
Quy trình nhờ thu kèm chứng từ
(4)
(8)

(3) (9) (7) (6) (5)
(1)
(2)
Người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu,
không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá,
gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu
có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.
NH gửi nhờ
thu
NH thu hộ
Người uỷ
thác
Người trả tiền
NH gửi nhờ
thu
NH thu hộ
Người uỷ
thác
Người trả tiền
c. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
(3)
(8)
(9)
(11) (12) (2) (7) (6) (4)
(1)
(5)
Tín dụng chứng từ là một thoả thuận bất kì, cho dù được mô tả hoặc gọi
tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của ngân
hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN CỦA CÁC NHTM VIỆT
NAM
1. Phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây
Từ năm 1991, Nhà nước cho phép các NH có thể mở rộng hoạt động của
mình sang lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại. Các ngân hàng bước vào lĩnh
vực này và tìm mọi cách để kéo khách hàng về phía mình như chế độ cho vay tài
trợ XK với thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng, chi phí thấp. Nhiều NHTM
có doanh số hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu lớn như: Eximbank,
Techcombank, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Đông Á,…Hơn nữa, trong thời kì
hội nhập, việc đổi mới tư duy về kinh tế đối ngoại đã thúc đẩy hoạt động xuất
nhập khẩu đạt được những thành tựu to lớn. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng
tăng (tổng kim ngạch xuất khẩu), vì vậy khuyến khích được các thành phần kinh
tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu cũng được mở rộng từ
các thị trường chủ yếu như Trung Quốc và một số nước châu Á sang các thị
trường mới EU, Mỹ,...
NH thông
báo
NH phát hành
Người mở
(Nhà NK)
Người hưởng
(Nhà XK)
Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển đòi hỏi sự phát triển của hoạt động
thanh toán quốc tế của các ngân hàng. Dưới đây là một ví dụ chứng minh sự
phát triển của hoạt động TTQT tại NHTM
Doanh số thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng Vietinbank
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh số TT XNK
(triệu USD)
3.416 4.434 5.651 6.790 7.695 11.270 12.489 15.960

Tốc độ 30% 27% 20% 13% 46% 11% 28%
( nguồn: báo cáo thường niên Vietin Bank , năm 2007, 2008, 2009, 2010)
2. Tồn tại những bất cập
a. Trong bản thân các NHTM
(1) Tốc độ chu chuyển thanh toán còn chậm, xảy ra khiếu kiện
Chúng ta có thể nhận thấy hệ thống đại lý của các ngân hàng thương mại
Việt Nam ở nước ngoài còn chưa phát triển nếu so sánh với Tập đoàn HSBC của
Anh có khoảng 8.000 văn phòng tại 88 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngân hàng VCB Agribank VietinBank BIDV Eximbank Seabank
Số lượng đại lí 1400 931 850 800 600 200
(nguồn:www.VCB.com ;www.agribank.com ;www.vietinbank.com ;www.BIDV.com;
www.Eximbank.com; www.Seabank.com)
Hơn nữa, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng làm cho số lượng ngân hàng
đại lý và ngân hàng có quan hệ tài khoản của các ngân hàng thương mại Việt
Nam giảm xuống. Đồng thời nhiều ngân hàng trong nước đã rút tiền về hoặc cắt
giảm nhiều tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng nước ngoài do lãi
suất thấp và uy tín của các ngân hàng nước ngoài bị giảm sút.
Thời gian xử lí giao dịch thanh toán còn chậm do phụ thuộc nhiều vào
thao tác của con người; hệ thống máy tính, đường truyền thông phát triển không
theo kịp khối lượng giao dịch, gây nên sự tắc nghẽn đường truyền, lỗi hệ thống.
Do vậy mà việc thanh toán của các DN sẽ mất thời gian hơn, chậm trễ hơn, chịu
lãi suất cao hơn, rủi ro cao hơn.
(2) Các qui trình, thể lệ, nghiệp vụ trong TTQT chưa chấp hành nghiêm
chỉnh và khả năng kiểm soát của ngân hàng chưa cao
Theo thống kê của sở giao dịch của Agribank, năm 2006 có khoảng 18%
bộ chứng từ của nhà xuất khẩu nước ngoài xuất trình theo L/C do các chi nhánh
của sở GD này có sự khác biệt, mà các lỗi chứng từ đối với hàng nhập khẩu của
sở GD xuất hiện chủ yếu ở khâu tiếp cận và kiểm tra chứng từ. Dưới đây là ví dụ
về sai sót trong việc xử lí chứng từ:
 Ngân hàng Techcombank nhận được bộ chứng từ nhờ thu với chỉ dẫn là

D/P 30 days after sight (giao chứng từ trên cơ sở thanh toán 30 ngày sau ngày
nhận được chứng từ). Khi nhìn thấy cụm từ “30 days after sight”, cán bộ thực
hiện đã không đọc kỹ “D/P”, cho rằng đây là bộ chứng từ trả chậm 30 ngày,
nên đã xử lý như chứng từ D/A, nghĩa là chỉ yêu cầu khách hàng chấp nhận hối
phiếu trả chậm và trả chứng từ. Đến thời hạn 30 ngày phải thanh toán, nhà
nhập khẩu từ chối thanh toán vì hàng không đúng chất lượng quy định. Khi
làm điện thông báo từ chối gửi tới ngân hàng gửi chứng từ nhờ thu,
Techcombank đã nhận được điện phản hồi yêu cầu thanh toán vì đó là chứng
từ D/P. Do không thực hiện đúng chỉ dẫn nhờ thu, NH đã bị rủi ro khi phải
trích tiền của ngân hàng để thanh toán thay cho nhà nhập khẩu. Việc đòi lại
tiền từ nhà nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn, tốn thời gian và chi phí.
 Doanh nghiệp xuất khẩu thảm đay xuất trình bộ chứng từ L/C xuất sang
thị trường Bỉ, trị giá USD 50.000, trong đó có một điều khoản của L/C qui
định: "chứng nhận của người hưởng rằng: bộ chứng từ không thể thương lượng
được gửi cho người mua sau 15 ngày kể từ ngày B/L" nhưng trong chứng từ
này của khách hàng xuất khẩu lại ghi:" bộ chứng từ không thể thương lượng

×